Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các đề kiểm tra văn bản lớp 10 học kì I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.69 KB, 13 trang )

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện ADV và MC-TT
BÀI SỐ 1 :
Tôi là Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà. Ngày xưa sau khi thua trận An Dương
Vương, cha tôi tức lắm, lấy lòng oán hận, căm thù và tìm mọi cách trả thù. Cha tôi
xin hòa bằng cách ngỏ ý cầu hồn với Mỵ Châu – con gái vua An Dương Vương.
Dụng ý của cha tôi là sẽ dùng tôi làm mật thám trong việc đánh chiếm nước Nam để
rửa hận ngày xưa. Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và
bằng lòng nhận lời cầu hôn của tôi. Cha tôi lấy làm mừng biết bao.
Cưới nàng về, vợ chồng hay tâm sự. Thế là một hôm, trong lúc hàn huyên, tôi cố
tình dò hỏi Mỵ Châu kể lại cho mình nghe chuyện xây thành Cổ-Loa và chiếc nỏ
thần. Chuyện là thế này:
Thời cha nàng – vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn
giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế.Trong lúc đó,
một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - gọi là thần Kim Quy- và dạy ông cách
xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn
địch. Kì lạ thay, mũi tên bắn đến đâu là chết cả trăm, cả vạn tên địch, nhờ đó mà
năm xưa dân phương Nam có thể thắng được giặc phương Bắc.
Tôi tò mò và hứng thú đòi vợ cho xem nỏ thần, xem xong, tôi hí hửng đem chuyện
về kể cho cha nghe. Cha dặn dò tôi nhất định phải lấy được chiếc nỏ thần và tráo
vào đó chiếc khác.
Một hôm, nhân lúc nàng Mỵ Châu sơ ý, tôi lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một
chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua cha An Dương Vương về phương Bắc thăm cha
mẹ.
Lúc ra đi, tôi căn dặn vợ:
- Trong lúc ta vắng nhà, nếu có chiến tranh nàng hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi
chạy giặc, nàng đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Ta sẽ theo vết lông ngỗng
đi tìm nàng.
Về tới nhà, tôi liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay,
cha tôi lập tức kéo quân sang đánh nước Nam. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương
không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào
xông tới trước mặc dù các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ,


nhà vua bèn ôm Mỵ Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mỵ Châu ngồi
sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rắc xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết
lông ngỗng rượt theo đến đó.
Đến núi Mộ Dạ cụt đường, vua An Dương Vương định tự tử thì thần Kim Quy
hiện lên bảo:
- Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy!
An Dương Vương quay lại, thấy Mỵ Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm
chém chết con gái. Sau đó, nhà vua phi ngựa nhảy xuống biển tự tử.
BÀI SỐ 2 :
Tôi là Trọng Thủy, con trai của vua Triệu Đà ở phương Bắc. Sau khi An Dương
Vương, vua nước Âu Lạc xây xong Loa Thành được một thời gian thì cha tôi kéo
quân sang đánh chiếm. Vì An Dương vương có nỏ thần Kim Quy, bắn một phát chết
hàng vạn người nên quân lính của cha tôi bại trận, bỏ chạy về Trâu Sơn, không dám
đánh nhau nữa. Biết không thể thắng, cha tôi bèn cầu hòa, chờ dịp khác.
Không bao lâu, cha tôi xin An Dương vương gả con gái yêu là Mị Châu cho con
trai mình. Tưởng cha tôi thực tâm hòa hiếu, An Dương Vương vui lòng nhận lời và
còn cho tôi ở rể trong Loa Thành. Trước khi sang Âu Lạc, cha tôi đã dặn dò rất kĩ
và trao cho tôi nhiệm vụ là phải do thám bằng được bí mật của nỏ thần.
Lúc đầu, để thuận lợi cho công việc, tôi phải vờ tỏ vẻ yêu mến Mị Châu, nhưng
dần dần, trước nhan sắc tuyệt trần và tính tình hiền dịu của nàng, tôi đã say mê từ
khi nào chẳng biết. Chúng tỏi sống hòa hợp, hạnh phúc bên nhau. Tuy vậy, tôi vẫn
không quên việc trọng đại mà cha tôi giao phó.
Vào một đêm trăng đẹp, tôi dâng rượu quý, cố chuốc cho An Dương Vương uống
thật say. Khi mọi người đã ngủ, tôi tỉ tê hỏi Mị Châu về chỗ cất giấu nỏ thần và ngỏ
ỷ muốn được xem tận mắt. Nàng vui vẻ dẫn tôi đi và còn chỉ cho tôi biết nỏ thần
thiêng là ở cái lẫy làm bằng vuốt Rùa Vàng. Tôi ngầm làm một cái lẫy giả giống hệt,
thay thế vào đó.
Lấy được lẫy thần, tôi viện cớ về thăm cha ít lâu. Lúc chia tay. tôi nói với Mị
Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Nay ta
trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta muốn

tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu rơi lệ, ngậm ngùi đáp: “Thiếp phận nữ nhi,
nếu gặp cảnh biệt lỉ thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có chiếc áo gấm lông ngỗng thường
mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy
sẽ có thể cứu được nhau”.
Tôi về nước dâng lẫy thần cho cha. Cha tôi mừng lắm, lập tức cất binh sang đánh
chiếm Âu Lạc. Đoàn quân đông mấy chục vạn người ầm ẩm tiến sát Loa Thành mà
không thấy An Dương vương chống trà. Lúc cha tôi dẫn đầu đạo quân nhằm cửa
thành xông tới thì An Dương Vương mới sai mang nỏ thần ra bắn. Thấy nỏ không
còn hiệu nghiệm, ông bèn đặt Mị Châu lên lưng ngựa rồi bỏ chạy về phương Nam.
Tôi cùng một số bỉnh lính cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi. Tới bờ biển thì không
thấy bóng dáng An Dương Vương đâu cả, chỉ có xác Mị Châu nằm bên vũng máu,
đầu lìa khỏi cổ. Đau đớn khôn cùng, tôi mang xác nàng về táng ở Loa Thành. Ngày
ngày, tôi phủ phục bên mộ nàng mà than khóc, thương tiếc không nguôi. Tôi tự
trách và giận mình ghê gớm. Vì tôi lừa dối nàng mà nàng vô tình mắc tội tiếp tay
cho kè thù, dẫn đến thảm họa nhà tan, nước mất. Tội lỗi của tôi là không thể tha
thứ. Tòi chỉ có thể lấy cái chết để đền tội mà thôi! Bất chợt, tôi nghĩ đến cái giếng
trong Loa Thành, nơi tôi và nàng cách đây chưa lâu thường cùng nhau soi bóng.
Đóng vai nhân vật Tấm kể lại chuyện Tấm Cám
Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì
ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khỉ tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua
đời.
Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn
trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong
khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu
hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.
Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đổng mò tép, Đứa nào bắt được đầy
giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!". Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố
gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.
Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thiu, tôi lội xuống ruộng,
xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc mặt trời đã lên cao, giỏ

của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến
gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”.
Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.
Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi: “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một
tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi
nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để
trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.
Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm
ấm vang bên tai tôi: “ Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt
hiện ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đẩu đuôi câu chuyện, Bụt
ân cẩn bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt
nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi
đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi
lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy:
Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá
bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy.
Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai
Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi
về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi:
-Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn
đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn cỏ thật xa. ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi
bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng
gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có
một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước.
Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt ghe,

Bụt bảo : “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi
tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con
nằm”.
Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất
tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném
cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ
vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như tời Bụt dặn.
Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi
xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kỉnh thành như nước chảy. Mẹ
con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội.
Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hấm hứ nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một
đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi
đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”.
Nói xong, hai mẹ con Cám đi xem hội. Tôi ngồi nhặt một hồi lâu mà chỉ được chút
ít, sốt ruột nghĩ nhặt thế này thì biết bao giờ cho xong ? Biết dì ghẻ độc ác không
muốn cho đi xem hội, tôi tủi thân, bật khóc nức nở. Bụt lại hiện ra hỏi: “Ví sao con
khóc?”. Tôi chỉ vào cái thúng đựng thóc trộn lẫn gạo rồi kể sự tình. Bụt bảo tôi
mang thúng ra đặt giữa sân rồi sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Tôi sợ chim ăn
mất thì Bụt dạy:
-Con cứ bảo chúng nó thế này: “Rặt rặt xuống nhặt cho tao. Ăn mất hạt nào thì
tao đánh chết”. Chúng sẽ không ăn của con đâu!
Thoáng chốc, đàn chim sẻ đã nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không mất một hạt.
Nhưng khi chúng đã bay đi rồi, tôi chợt nghĩ mình làm gì có quần áo đẹp mà đi xem
hội ?! Tủi thân tủi phận, tôi lại rơi nước mắt. Bụt bảo tôi hãy đào bốn chiếc lọ đựng
xương bống ở dưới chân giường lên, sẽ có đủ. Tôi làm đúng theo lời Bụt, quả nhiên
điều kì lạ đã xảy ra: Lọ thứ nhất có một bộ áo mớ ba và một cái váy lụa, một yếm
lụa đào và chiếc khăn nhiễu. Lọ thứ hai có một đôi hài thêu, đỉ vừa như ỉn. Lọ thứ
ba có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt xuống đất thì nó hí vang, to bằng con ngựa
thật. Lọ cuối cùng có một bộ yên cương xỉnh xắn.
Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt rồi tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo đẹp vào

và cưỡi lên lưng ngựa. Ngựa phỉ rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Lúc
ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên.
Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển
người.
Kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ
cắm ngà xuống đất và kêu rống lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem.
Họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên,
ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xỉnh quá! Người đi hài này hẳn
phải là một trang tuyệt sắc!".
Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố ai đi vừa thì sẽ cưới làm
hoàng hậu. Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hàỉ
nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Lúc tôi bước ra thử, nhìn
thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm!
Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”.
Tôi là người thử cuối cùng. Chân tôi đặt vào hài vừa như ỉn. Tôi mở khăn lấy
chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng
báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung. Tôi bước lên kiệu trước
vẻ mặt ngơ ngác và hằn học của mẹ con Cám.
Tôi được sống sung sướng, hạnh phúc bên nhà vua trẻ. Đến ngày giỗ cha, tôi xin
phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người
ghen ghét nhưng cố giấu. Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha. Tôi vừa
leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần
áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết,
nay cho em gái thay thế.
Hổn tôi biến thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển; Cám
giặt áo cho vua, đem ra phơi ở bờ rào, tôi hót: “Phơi áo chổng tao, thì phơỉ bằng
sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!”. Rồi tôi bay thẳng vào cung, đậu ở cửa sổ.
Nhà vua đang ủ ê, buồn bã, chắc là nhớ thương người vợ bạc mệnh. Thấy tôi cứ
quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào
tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Một chiếc lổng được

làm bằng vàng cho tôi ở. Nhà vua suốt ngày quấn quýt bên tôi, chẳng hỏi han gì đến
Cám.
Nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rổi vứt lông ra vườn. Thấy
mất vàng anh, vua hỏi thì Cám đặt điều nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim
nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì.
Ngày hôm sau, từ đám lông chim mọc lên ha.ỉ cây xoan dào thật đẹp. Khi nhà vua đi
dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy
sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng
mát.
Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ. Nhân một hôm gió bão, dì ghẻ xúi nó sai thợ
chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Hổn tôi nhập vào
khung cửi nên mỗi lần Cám ngồi vào dệt, khung cửi lại phát ra tiếng kêu đầy đe
dọa:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra!
Cám hoảng hổn mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ
thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá
xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Hổn tôi náu
trong quả thị vàng thơm ấy.
Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn
ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm:
-Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Trái thị liền rụng xuống. Bà lão vui mừng mang về cất vào buồng, thỉnh thoảng lại
đem ra ngắm nghía. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thi bước ra,
dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm dẻo canh ngon cho bà lão.
Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão
quay lại Tôi đang lúi húi làm việc nhà như mọi khỉ thì bà lão bước vào, ôm chầm lấy
tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, bà lão coi tôi như con gái. Tôi giúp bà gói bánh, nấu
nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Ít lâu sau, một hôm có người đàn ông trè tuổi ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy
miếng trầu cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi
đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà
lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay,
bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi về cung.
Mẹ con Cám thấy vậy thì hết sức sợ hãi. Cám hỏi tôi làm thế nào để trẻ đẹp được
như thế, tôi bảo muốn đẹp thì tôi sẽ giúp. Tôi sai quân hầu nấu một nổi nước sôi, rồi
bảo Cám đứng xuống hố. Cám bằng lòng. Lính đổ nước sôi vào hố, Cám chết nhăn
răng. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Tôi được sống yên ổn
hạnh phúc bên nhà vua. Tình cảm vợ chồng lại càng thắm thiết, mặn nồng hơn
trước.
Đóng vai Cám kể lại chuyện Tấm Cám
Tôi là Cám,sau đây tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời
mình.Cha tôi mất khi tôi còn bé,tôi sống cùng vs mẹ và 1 ng chị cùng cha khác mẹ
tên là Tấm.Nghe mẹ kể lại tôi ms biết chị ấy mồ côi mẹ từ nhỏ.Cuộc sống gia đình
3ng chúng tôi xảy ra
rất nhiều chuyện từ đó.
Là con đẻ nên tôi rất được mẹ cưng chiều và yêu thương,tôi được sống trong chăn
êm nệm ấm Còn Tấm,chị ta xinh đẹp,ngoan hiền và chăm làm nên tôi cảm thấy rất
ghanh tị vs chj ấy.Thế nên tôi và mẹ luôn kiếm việc cho chị ta làm,nào là bắt cua bắt
ốc,xay lúa gạo, chị cứ làm lụng hết việc này đến việc khác như thế.Cho đến 1 ngày
mẹ tôi giao cho 2 chị e,mỗi đứa 1 chiếc giỏ và ns rằng ai ra đồng bắt đc tôm tép nhìu
hơn thì sẽ được mẹ thưởng cho chiếc yếm đỏ.Chiếc yếm đẹp lắm,tôi quyết có đc
nó Ra tới đồng,Tấm hùi hục mò tôm bắt tép,vì đã wen vs những công việc trên đồng
cạn dưới đồng sâu thế này nên chỉ 1 loáng là chị ấy đã bắt được 1 giỏ đầy tép vs
tôm.Còn phần tôi,tôi nghĩ không việc j phải vội,còn khối thời gian nên cứ dạo sang
mấy đồng kia hái hóa vs bắt bướm. Thế rồi đến chiều chiếc giỏ của tôi vẫn trống
hoác. Lúc ra về,thấy Tấm hs hửng ra mặt"chắc chị ta nghĩ chiếc yếm đỏ là của chị
ta rồi"-tôi thầm nghĩ. Nhưng tôi sao có thể để lọt mất phần thưởng xinh đẹp đó
được.Tôi bống nãy ra 1 ý,ns vs Tấm rằng: "Chi Tấm ơi chị Tấm!,đầu chị lấm chị

hụp cho sâu kẻo về dì mắng".Vốn hiền lành và thật thà từ nhỏ,chị ta tin ngay lời tôi
ns mà làm theo Tôi mừng quá,vội lấy ngay giỏ tép của chị ta đổ vào giỏ mình rồi vội
chạy về nhà nhận lấy phần thưởng từ tay mẹ.Tấm bết mình bị lừa,không biết làm gì
hơn ngoài khóc.
Từ dạo ấy,tôi thấy chị Tấm đều đặn mỗi bữa cơm lại để dành phần cơm của mình
đem ra giếng sau nhà.Tò mò,tôi rình chị ta và piết đc sự việc.Hóa ra chị ta nhờ có
bụt mách mà đem về đc 1 con cá bống về nuôi để bầu bạn.Tất nhiên tôi mách lại vs
mẹ.thế là mẹ con tôi lập kế hoạch bắt giết bống làm thịt.Hôm sau,mẹ bảo Tấm chăn
trâu ở đồng xa chứ chăn đồng gần làng bắt mất trâu.Tấm thật thà nghe theo.ƒ nhà
tôi bắt chước Tấm gọi lừa bống ngoi lên mà kêu rằng:" Bống bống bang bang lên ăn
cơm vàng cơm bạc nhà ta,chớ ăn cơm hẩm cháo hóa nhà người" nge gọi,bống ngoi
lên,lập tức mẹ con tôi nhanh tay bắt lấy và giết thịt đem kho.Tấm về đến nhà,như
mọi khi,sau bữa ăn chị ta lại đem cơm ra cho bống như mọi khi,nhưng gọi mãi
không thấy bống đâu chỉ thấy 1 cục máu nổi lềnh bềnh trên mặt nc,chị ta bưng mặt
mà khóc.
Không lâu sau,vua mở hội ,ng dân trong vùng ai cũng háo hức,và mẹ con tôi cũng
k ngoại lệ. Tôi và mẹ tất bật lo sắm sửa nào quần áo đẹp nào giày dép xinh cho buổi
dạ hội Thấy Tấm cũng có vẻ hào hứng,tôi thầm nghĩ: ng như chị ta mà cũng muốn
đi sao".Thế là tôi và mẹ cho 1 đấu thóc vs 1 đấu gạo trộn lẫn vào vs nhau rồi bắt
Tấm nhặt cho bằng hết ms đc đi.Tôi hả hê lắm.chị ta có nhặt tới sáng mai cũng chưa
chắc đã xong.Nhưng hết lần này đến lần khác,chị ta lại đc bụt giúp đỡ.Tấm có quần
áo đẹp để đi dự hội,rồi cũng nhờ bụt mà chị ta đc trở thành hoàng hậu.Tôi tức
lắm.Nhưng không biết phải làm gì.
Rồi cũng đến ngày giỗ cha tôi,chị ta cũng về để cúng cha.Được cơ hội,tôi và mẹ lừa
Tấm trèo cây hái cau để thờ cha rồi ở dưới đẽo gốc cây.Tấm lộn cổ xuống ao
chết.Tôi được mẹ đứa vào cung thay chị Tấm.Nhưng những ngày sống trong cung
tôi cũng không được yên vì những thứ mà Tấm hóa thân.
Khi chết,Tấm biến thành chim vàng anh rồi bay vào cung vua.ngày nào cũng hót
véo von cho vua nghe.Lúc tôi gặt đồ cho vua thì chim bay lại gần mà rằng: Phơi áo
ck tao,phơi lao phơi sào,chớ phơi bờ rào rách ck tao."Tôi uất ức mách lại vs mẹ.Mẹ

và tôi giết thịt chim vàng anh rồi đem lông đổ ra sau vườn.Vua về biết vàng anh
chết thì buồn lắm nhưng cũng k ns j không lâu sau,chỗ lông chim mọc lên 2 cây
xoan đào rất đẹp,hàng ngày cây che bóng mát cho vua.Vua cho người mắc võng rồi
rất hay nằm hóng mát dưới gốc cây.Thấy vậy ,tôi bèn đốn cây rồi làm khung cửi.i
Nhưng hàng ngày,hễ khi tôi ngồi dệt vải thì lại nghe tiếng rủa của Tấm từ khung cửi
phát ra :" cót ca cót két,lấy tranh ck chị,chị khoét mắt ra" Sợ wa tôi vội cho người
đốt khung cửi rồi đem đổ tro xa thành.
Từ đống tro bên đg lại mọc lên 1 cây thj trên cây thị có duy 1 quả thị.Đó là
Tấm,Tấm đc bà hàng nc đưa về.Lâu sau vua phát hiện Tấm và đưa chị ta về lại
hoàng cung Thấy chị ta trở về mà có phần xinh đẹp hơn trước Vốn có lòng ganh tị
từ trước,tôi bèn hỏi Tấm cách nào mà trở nên đc xinh đẹp hơn.Nghĩ Tấm vẫn hiền
lành và thật thà như xưa.Tôi làm theo lời Tấm mà chết.Mẹ ở nhà nghe tin tôi chết
mà cũng lăn đùng ra chết theo.
Sau những chặng đường đó cái chết là hình phạt thích đáng cho những kẻ độc ác
như mẹ con tôi.Tôi cảm thấy mình thật tội lỗi và thấy hối hận vs những việc mình
đã làm ra.Mẹ con tôi thật quá ác độc và nhẫn tâm đối với một người ngoan hiền như
chị Tấm.Nếu đc sống lại,tôi sẽ xin lỗi chị Tấm sau những lỗi lầm mà mình đã gây
ra,và sống thật tốt vs chị vs mẹ Mong sao trên đời này sẽ không còn những người
độc ác như tôi và mẹ,để thế giới này có thể tốt đẹp hơn.Những kẻ ác như tôi sẽ luôn
bị trừng trị vs 1 kết cục thích đáng.
Phân tích bài thơ nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trưng Âm, xã Lí Học, huyện Vĩnh
Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới
triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng
700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của
kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa
trong xã hội đương thời.
Nhàn là bài thơ Nôm nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ là do
người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan

niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương
trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường.
Hai câu thơ đầu phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Quan Trạng về sống giữa chốn thôn quê nay đã giống như một “lão nông tri điền”,
hằng ngày làm bạn với những công cụ lao động như mai để đào đất, cuốc để xới đất,
cần câu để câu cá,.;., Cách dùng số từ tính đếm rành rọt cho thấy tất cả đã trở nên
gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của ông.
Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác đơn sơ của cái thời “tạc tỉnh canh
điền ” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn) xa xưa. Quan Trạng đang
áo mũ xênh xang, chức lớn, bổng lộc nhiều, ấy vậy mà bỗng dưng rũ bỏ tất cả để trở
về với đời sống “tự cung tự cấp” thì cũng đã là: một sự ngông ngạo trước thói đời
hám danh, hám lợi. Ngông ngạo mà không ngang tàng, cứ thuần hậu, nguyên thủy,
chân chất nông dân:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Hai chữ Thơ thẩn phản ánh một cách tài tình phong cách ung dung và tâm trạng
thảnh thơi của con người tự cho mình là đã xa lánh cõi trần tục đầy tham, sân, si;
trong lòng không còn vướng bận những âm mưu, toan tính bon chen. Niềm vui như
hiện lên trong từng bước đi thong thả, nhàn nhã. Niềm vui chi phối cả âm điệu bài
thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, thanh thản một cách lạ kì. Cụm từ dầu ai vui thú nào
còn nói lên lập trường kiên định của nhà thơ trước lối sống đã lựa chọn. Chữ ai vốn
là một đại từ phiếm chỉ, được tác giả sử dụng trong câu thơ này với một nghĩa rất
rộng, càng suy ngẫm càng thấy thú vị.
Nguyên Bỉnh Khiêm cáo quan, trở về quê nhà tức là trở về với thiên nhiên. Sống
hòa hợp với thiên nhiên có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục,
không còn bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vè,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Nhân cách thanh cao Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa.

Vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người. Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh
đời mà là tìm nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an nhiên, khác xa chốn quan
trường hiểm hóc vinh liền nhục. Nơi vắng vẻ là nơi không có chuyện cầu cạnh, bon
chen. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tươi xanh, mang lại sự thảnh thơi cho tâm hồn.
Chốn lao xao là chốn cửa quyền trống giong cờ mở, là đường hoạn lộ tấp nập ngựa
xe… Đến chốn lao xao là đến chốn chợ lợi đường danh huyên náo, nơi con người
chen chúc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật quyền lợi, để vinh thân phì gia.
Đây là nơi có nhiều nguy hiểm khôn tường.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả có trí tuệ vô cùng sáng suốt.
Sáng suốt trong sự chọn lựa: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, mặc cho: Người khôn,
người đến chốn lao xao. Sáng suốt trong cách nói đùa vui hóm hỉnh, ngược nghĩa:
dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại.
ƒ một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Như vậy là quan niệm dại, khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, triết
lí dân gian: ƒ hiền gặp lành; ở ác gặp ác.
Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao biết mấy:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Hai câu thơ tả cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã với
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhà thơ nói về chuyện sinh hoạt hằng ngày như
chuyện ăn, chuyện tắm,… tuy cực kì đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào cũng
sẵn, chẳng phải nhọc công tìm kiếm về mặt tinh thần, cuộc sống giản dị như thế cho
phép con người được tự do, tự tại, không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác,
không cần phải theo đuổi công danh, phú quý, không bị gò bó, ràng buộc vào bất cứ
khuôn phép nào.
Những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá… đều là cây nhà lá vườn, do
mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Quan
Trạng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm áo như bao người dân quê khác.

Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nắm vững lẽ biến
dịch, hiểu thấu quy luật của Tạo hóa và của xã hội. Theo ông, cái khôn của bậc
chính nhân quân tử là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống
ung dung hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết.
Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở
hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ
hết:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Quan Trạng khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống nhàn của mình. Cuộc
sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ khác thường. Trí tuệ
sáng suốt nhận ra rằng công danh, của cải, quyền quý chỉ tựa chiêm bao. Trí tuệ
nâng cao nhân cách, làm cho lập trường thêm kiên định để nhà thơ có đủ quyết tâm
từ bỏ chốn quan trường lao xao danh lợi, tìm đến nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong
sạch, thanh cao để di dưỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lương.
Nhàn là chủ đề rất phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư
tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Sống
nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh,
kéo dài tuổi thọ. Sống nhàn đem lại những thú vui lành mạnh cho con người, Biết
sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn.
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhằm mục đích trốn
tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn
tản của bản thân, ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà
ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu
tâm dưỡng tính. Nguyễn Bĩnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, lúc nào cũng
canh cánh nỗi niềm thương nước lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến
đương thời đã có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều yếu tố tích cực.
Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức
chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách caơ quý, vẻ đẹp trí tuệ

tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.
Phân tích bài Tỏ lòng
Nhắc đến Phạm Ngũ Lão,chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân ở tầng
lớp bình dân,ngồi đa sọt mà lo việc nước.Về sau,chàng trai làng PHù Ủng ấy đã trở
thành nhân vật lịch sử từng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-
Mông,giữ địa vị cao ở đời Trần.
Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không
nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử
giai đoạn thế kỷ X đến XV.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh
Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần
mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị
tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc
chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ.
Thuật có nghĩa là bầy tỏ , hoài là mang trong lòng .Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát
vọng , hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ
này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải.
Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động .Hoành sóc nghĩa
là cặp ngang ngọn giáo .Người trai càm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông
đất nước . Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san.Tất cả những chi
tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn.
Câu 2 là hình ảnh ba quân.Ngày xưa ,quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền
quân , trung quan ,hậu quan.Vì thế , câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh
của toàn dân tộc . Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu ,câu thơ có thể hiểu theo hai
cách.Khí thôn Ngưu là khí thế nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo
khoa),cũng có thể hiểu là nuốt cả con ngưu.Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế
mạnh mẽ của dân tộc . Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ
nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những
cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại.
Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau.Thời đại hào hùng tạo nên

những con người anh hùng , ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào
khí của thời đại.Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình , về
con người và thời đại của mình.Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả
thế hệ.
Đến đây bài thơ mới bầy tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình . Đó là lập công danh
nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến .Người xưa
quan niệm ,làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời .Chí làm trai
được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi .Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng
được đóng góp cho đất nước , xứng đáng là kẻ làm trai .Khát vọng thật đẹp và cao
cả.
Nhưng thật bất ngờ , câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn:
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Vũ Hầu là Gia Cát Lượng , quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà
Hán.Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước .
Đây là nỗi thẹn cao cả , cái thẹn làm nên nhân cách .Vì sao? Phạm Ngũ Lão là người
có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước , đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên – Mông.Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình vương nợ với đời , còn
phải thẹn lhi nghe thuyết Vũ Hầu . Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều
hơn cho đất nước.
Nếu hai câu đầu của bài thơ khắc hoạ chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp oai
phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì hai cau sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao
cả của người tráng sĩ.
Bài thơ súc tích , ít lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập
công danh không phải chỉ để vinh thân vì phì gia,mà vì đan tộc ;khi đã có công danh
, còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng.
Bài thơ súc tích , lời ít , chi tiết có sức gợi , tiêu biểu quy luật kết tinh nghệ thuật
của văn học trung đại
Phân tích bài Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của

dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chĩ được khẳng định trong lĩnh vực
chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương
đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.
Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp lá giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân
thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua
mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi
thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh bên lòng ông. Giông bão
cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài
đức vẹn toàn ấy.
Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn.
Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để
về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng
mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã
“bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và
kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu,
nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên,
yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
Bài thơ mở đầu bẵng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó:
Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường.
Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song
Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong
thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại
vốn có của tác giả.
Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của
mình. Rỗi là từ cổ, cổ nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời
Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung
dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.
Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng mát.
Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống
trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành

động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng
lội non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải
hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh
thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ
cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy.
Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây
buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và thấy vui
trước cảnh:
Hòe lục đùn đùn tản rợp giương .
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Chi vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây
trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe
sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy
những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang
đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn
bóng mát vào hồn thi sĩ.
Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến
cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn,
(dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng
đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ
thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh
vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Đời
người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương
nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải
chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước ?! Mùi hương thơm ngát của
sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu
vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và người có
những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.
ƒ bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu

thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng hỏi cầm ve lầu tịch dương.
Từ tượng thanh Lao xao đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn
nhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất
cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao
xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng đỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm
dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà
thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức
hẳn lên.
Cỏ cậy, hoa lá, con người đẩy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ
nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu cuộc
sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn tâm
niệm lấy dân làm gốc (dân vi bản, dân vi quý) cho nên trước thiên nhiên tươi xanh,
trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để
nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có,
no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm
khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân,
đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng
năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.
Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi
nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi
hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp
phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử –
hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu
thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất Chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để

tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây
là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc
trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiện niềm vui
sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn
Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.

×