Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay Tiếng Anh đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh
vực. Nó được coi là chìa khóa cho sự phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu. Nhu
cầu sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp là rất cần thiết và ngày càng được coi trọng.
Do vậy việc dạy Tiếng Anh đang là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm.
Tuy vậy trên thực tế, khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở các
trường THPT, đặc biệt là ở các các tỉnh miền núi như Bắc Giang là khá thấp. Mặc
dù được các thày cô giảng dạy nhiệt tình, bản thân đã qua nhiều năm học Tiếng
Anh ở cấp THCS, nhiều em vẫn còn khá lúng túng, thiếu tự tin khi giao tiếp bằng
Tiếng Anh. Vậy nguyên nhân ở đâu?
Nguyên nhân thứ nhất có lẽ nằm ở thực tế là các em học sinh không có cơ
hội giao tiếp với người nước ngoài khiến phản xạ nói Tiếng Anh của các em chưa
nhanh.
Nguyên nhân thứ hai là cách dạy ngoại ngữ hiện nay của chúng ta vẫn còn
quá thiên về dạy ngữ pháp mà chưa chú trọng đến sự tương tác trong giao tiếp giữa
học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Giáo viên vẫn là người quản lý
các hoạt động của giờ học chứ chưa hoàn toàn áp dụng được phương pháp lấy
người học làm trung tâm. Bên cạch đó, giáo viên chỉ có một cuốn sách giáo khoa,
một cuốn sách hướng dẫn và một số sách ngữ pháp, những tài liệu đó chưa đủ để
phát huy hiệu quả công việc giao tiếp trong một lớp học kĩ năng giao tiếp.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Phương pháp thiết kế bài tập bổ
trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng” làm nội dung nghiên cứu
của chuyên đề.
1
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ
cho kĩ năng nói phù hợp, đồng thời đề xuất một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng
nói. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các thày cô trong quá trình giảng
dạy.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về phương pháp
thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói và đưa ra một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ
năng nói điển hình.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí
luận (khai thác thông tin khoa học về phương pháp lí luận qua sách, tài liệu có liên
quan), phương pháp quan sát (trực tiếp tìm hiểu về tình hình dạy và học Tiếng Anh
qua những tiết dự giờ thăm lớp), phương pháp đàm thoại (trao đổi với học sinh,
giáo viên để tìm hiểu thông tin)
V. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất: Mở đầu. Bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của
đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và thiết kế của đề
tài.
Phần thứ hai: Nội dung.
Bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm một số quan điểm về kỹ năng
nói, các vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy nói và thực trạng của việc dạy và học
ngoại ngữ ở các trường THPT tỉnh Bắc Giang.
2
Chương 2: Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số
dạng bài tập ứng dụng.
Chương 3: Thiết kế mẫu các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói theo bài học.
Phần thứ ba: Kết luận: Tóm tắt đề tài, chỉ ra một số hạn chế của đề tài, đồng
thời đề xuất một số hướng nghiên cứu thêm.
3
Phần thứ hai
NỘI DUNG
Chương I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.1. Cở sở lý luận:
I.1.1. Kỹ năng nói là gì?
Nói là một quá trình tương tác có liên quan đến việc sản sinh, tiếp nhận và
xử lý thông tin. Hình thức và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh, gồm những
người tham gia, kinh nghiệm của họ, môi trường giao tiếp và mục đích nói.
(Brown, 1994)
Trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, và viết), kỹ năng nói được coi là cách
ngắn gọn và hiệu quả nhất để mọi người giao tiếp với nhau. Do đó kỹ năng nói
được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ.
I.1.2. Bản chất của việc dạy kỹ năng nói:
Kỹ năng nói là kỹ năng sản sinh (productive skills).Trong bài học kỹ năng
nói, học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối
cùng phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt ý tưởng của mình theo nội dung chủ
đề nhất định một cách tự do. Như vậy việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền
đề cho việc luyện tập. Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng học sinh phải vận dụng
được ngữ liệu đó để nói.
Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao, các hoạt động luyện tập cần phải thú vị,
hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Bên cạnh
đó cũng cần thiết kế các hoạt động có tính thách thức hoặc tạo khí thế thi đua giữa
4
các cá nhân, các cặp hay nhóm học sinh bằng cách khuyến khích động viên cho
điểm, có phần thưởng cho những bài nói hay.
I.1.3. Đặc điểm của bài luyện nói hiệu quả:
Richard (1985) đề cập đến hai tiêu chí để đánh giá sự thành công của bài
luyện nói : độ chính xác và sự lưu loát. Độ chính xác ở đây bao gồm việc sử dụng
từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm đúng. Trong khi đó sự lưu loát được hiểu là khả năng
duy trì lời nói trôi chảy một cách tự nhiên. Sau mỗi hoạt động giao tiếp, người học
phải đạt được kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm ở một mức độ nhất định
cũng như đạt được sự lưu loát cần thiết. Cũng như Nunan (1989), Richard (1985)
xem độ chính xác và sự lưu loát là hai yếu tố độc lập trong hoạt động nói.
Trong khi đó, theo Penny Ur (1996), có bốn tính năng mô tả sự thành công
của bài luyện nói. Đó là sự có mặt, sự tham gia, động lực và trình độ ngôn ngữ của
người học. Yếu tố đầu tiên là sự có mặt của người học. Trong giờ học, nếu học sinh
được nói nhiều, điều đó có nghĩa là họ đang thống trị quá trình học tập. Rõ ràng
yếu tố này cũng là một trong những đặc điểm của phương pháp giảng dạy giao tiếp
(CLT) : ‘Người học làm trung tâm của quá trình học tập’. Giáo viên chỉ đóng vai
trò là người hỗ trợ và giám sát viên trong khi học sinh được khuyến khích để nói
phần lớn thời gian trong các hoạt động nói. Yếu tố thứ hai là sự tham gia của người
học. Một hoạt động nói thành công phải tạo cơ hội cho các học sinh đều được nói
và đóng góp vào vấn đề thảo luận một cách bình đẳng. Bên cạnh đó, động lực nói
cao cũng là một trong những đặc điểm làm cho hoạt động nói thành công. Bằng
cách sử dụng các bài tập mang tính khích lệ, giáo viên lôi cuốn học sinh vào hoạt
động giao tiếp, khiến các em quan tâm đến chủ đề và hăng hái nói vì có ý muốn nói
ra. Đặc điểm cuối cùng của một bài luyện nói hiệu quả là mức độ chính xác ngôn
ngữ có thể chấp nhận được. Nếu ngôn ngữ quá dễ dàng thì học sinh sẽ không tích
cực tham gia. Ngược lại nếu ngôn ngữ quá khó thì học sinh sẽ dễ chán và có thể bỏ
5
học. Với một chủ đề tập trung, học sinh có thể hiểu được nhau ở một mức độ chính
xác về ngôn ngữ vừa phải, không cần đạt mức chính xác cao. Rõ ràng với quan
điểm này, Ur (1996) có xu hướng phát triển kỹ năng thực hành giao tiếp trôi chảy
lưu loát hơn là thực hành giao tiếp chính xác.
I.1.4. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói và giải pháp:
I.1.4.1. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói:
Vấn đề đầu tiên là tâm lý ức chế của học sinh. Khác với hoạt động nghe, đọc,
viết, hoạt động nói đòi hỏi phải thể hiện khả năng giao tiếp với người nghe. Đôi khi
học sinh có thể cảm thấy khó nói được điều gì bằng ngoại ngữ trong lớp học vì bản
chất nhút nhát hoặc vì tâm lý ngại mắc lỗi, sợ bị chúng bạn chê cười, sợ bị mất mặt.
Vấn đề thứ hai là không có gì để nói. Ngay cả khi học sinh không ngại ngần
khi nói, chúng ta vẫn nghe các em trình bày rằng các em không thể nghĩ ra điều gì
để nói. Điều này thường là do thiếu động cơ nói.
Vấn đề thứ ba là không có cơ hội nói. Nói cách khác đó chính là sự tham gia
không đồng đều của các thành viên trong lớp. Trong một nhóm càng lớn thì
khoảng thời gian dành cho mỗi cá nhân càng hạn chế. Thực tế là với một lớp đông,
một số học sinh ít có hoặc không có cơ hội nói do một số nhỏ học sinh nói nhiều
chiếm gần hết thời gian.
Vấn đề thứ tư là sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Thực vậy, học sinh thường có xu
hướng dùng tiếng mẹ đẻ vì cảm thấy phát biểu dễ dàng hơn và tự nhiên hơn khi nói
tiếng mẹ đẻ so với ngoại ngữ.
I.1.4.2. Một số giải pháp cho vấn đề:
Giải pháp thứ nhất : dùng cách luyện nói theo nhóm. Cách này làm tăng thời
lượng học sinh nói tại lớp, đồng thời giảm sự ức chế về tâm lý đối với người học
khi họ không phải nói trước cả tập thể lớp đông.
6
Thứ hai, nên chọn ngữ liệu dễ. Ngữ liệu cần để tiến hành thảo luận nên ở
mức độ dễ. Lúc đó, học sinh sẽ thấy dễ dàng nhớ lại và sản sinh ngôn ngữ, từ đó
nói được trôi chảy. Nếu bài học có ngữ liệu mới hoặc khó, giáo viên nên dạy trước
khi bắt đầu luyện nói.
Thứ ba, chọn bài luyện cẩn thận để tạo hứng thú. Giáo viên nên chọn hình
thức luyện mà học sinh quan tâm, thích thú tham gia thảo luận. Với giải pháp này,
giáo viên đã tạo động cơ cao cho hoạt động luyện nói.
Thứ tư, cần nêu lời hướng dẫn hoặc kỹ năng thảo luận thật rõ ràng. Giáo viên
cần nói rõ học sinh phải làm gì và phân vai rõ ràng cụ thể cho học sinh. Điều này
giúp học sinh tránh được tình huống không biết phải làm gì hoặc không có gì để
nói.
Thứ năm, cần có cách sửa lỗi phù hợp. Trong các dạng luyện nói có kiểm
soát, giáo viên thường sửa lỗi để đạt mức chính xác. Tuy nhiên ở giai đoạn nói tự
do, giáo viên không nên làm như vậy vì mục tiêu lúc này là đạt mức độ lưu loát.
Vậy tùy theo giai đoạn luyện nói mà giáo viên có cách sửa lỗi phù hợp. Khi sửa lỗi,
không nên công khai tên của học sinh mắc lỗi, tránh làm học sinh cảm thấy xấu hổ
dẫn đến tâm lý ức chế khi nói.
I.2. Cở sở thực tiễn: Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ ở các
trường THPT tỉnh Bắc Giang
I.2.1. Sách giáo khoa
Hiện nay có ba loại sách giáo khoa Tiếng Anh đang được sử dụng tại các
trường THPT tỉnh Bắc Giang. Thứ nhất là sách giáo khoa Tiếng Anh nâng cao
được dùng cho những lớp chọn khối D ở một số trường THPT, lớp chuyên và cận
chuyên ở trường THPT Chuyên. Thứ hai là sách giáo khoa Tiếng Anh cơ bản dùng
cho các lớp thường ở các trường THPT và các lớp xa chuyên ở THPT Chuyên. Cả
7
hai loại sách đều được thiết kế khá phù hợp với trình độ của học sinh, gồm 16 bài
học ứng với 16 chủ đề khác nhau. Mỗi bài học đều tập trung phát triển bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, và viết. Các kỹ năng có yêu cầu và mục đích cụ thể nhưng không
tách rời nhau và đều hướng về chủ đề của bài học. Ngoài ra còn một bộ sách giáo
khoa thí điểm đang được triển khai ở một số trường trọng điểm. Bộ sách này gồm
10 bài học với 10 chủ điểm, mỗi bài học được chia làm 8 phần với mục đích phát
triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đất nước,
con người, văn hóa, xã hội của những nước nói Tiếng Anh trong khu vực và thế
giới nói chung và Việt nam nói riêng, sách giáo khoa cũng cung cấp cho học sinh
những cấu trúc câu giao tiếp cơ bản, giúp các em vận dụng vào cuộc sống. Nhìn
chung nội dung chương trình sách giáo khoa hay, cập nhật, song mức độ khó cao
hơn đặc biệt là bộ sách giáo khoa thí điểm đòi hỏi học sinh đã đạt được một mức độ
kiến thức nhất định mới đáp ứng được yêu cầu.
I.2.2. Đối tượng học sinh
Hầu hết các em học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều
đã được học Tiếng Anh ở cấp THCS. Việc tiếp cận với ngoại ngữ sớm giúp các em
nhanh chóng thích nghi với môi trường và giáo trình mới. Tuy vậy trình độ ngoại
ngữ của các em ở đa số các lớp học không đồng đều. .Đặc điểm chung của học sinh
Việt Nam là còn rụt rè trong giao tiếp, ngại ngùng khi nói Tiếng Anh. Điều này đã
tạo ra những khó khăn trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
I.2.3. Môi trường dạy và học ngoại ngữ
Do vai trò của Tiếng Anh ngày càng quan trọng trong xã hội nên những năm
gần đây các cấp lãnh đạo, các ban ngành của tỉnh và Sở GD-ĐT đặc biệt quan tâm
đến công tác dạy và học ngoại ngữ ở các trường. Nhiều kinh phí được đầu tư cho
8
cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy. Đến nay đa số các trường THPT đều
trang bị khá đầy đủ về máy chiếu (projector), máy tính, và một số trang thiết bị
khác. Bên cạnh đó thư viện của các trường cũng có nhiều đầu sách tiếng nước
ngoài về các lĩnh vực khác nhau giúp giáo viên và học sinh có tư liệu phục vụ cho
học tập. Song song với việc trang bị cơ sở vật chất, Sở GD-ĐT cũng chú trọng đào
tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại ngữ. Hàng năm đều có những lớp học bồi dưỡng
thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
Bên cạnh những thuận lợi, việc học và dạy ngoại ngữ ở tỉnh Bắc Giang vẫn
còn một số bất cập. Thứ nhất, các em học sinh học trong môi trường không có yếu
tố người nước ngoài nên cơ hội thực hành giao tiếp thực tế là không có. Thứ hai,
mặc dù Sở GD-ĐT Bắc Giang rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên ngoại
ngữ, số giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn còn khá nhiều. Điều này cũng gây không ít
khó khăn trong quá trình dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là trong việc dạy và học kĩ
năng nói tiếng Anh.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHO KỸ NĂNG
NÓI VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ỨNG DỤNG
9
II.1. Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói:
Phương pháp giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ coi trọng việc lấy người học
làm trung tâm với mục đích tăng cường khả năng giao tiếp của người học. Bởi vậy
khi thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói, giáo viên cần coi trọng việc thu hút
sự tham gia tích cực của học sinh vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành
khẩu ngữ trong và ngoài lớp học, xây dựng cho họ cách học độc lập sáng tạo, có
tính tự giác và hiệu quả.
II.1.1. Một số yếu tố cần quan tâm khi thiết kế các bài tập bổ trợ
cho kỹ năng nói:
Jocelyn Howard và Jae Major (Christchurch College of Education) cho rằng
có bốn yếu tố cần quan tâm khi thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói.
Yếu tố đầu tiên, cũng là yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm chính là người
học. Thực vậy, muốn thiết kế được những bài tập phù hợp, thú vị, có tính khuyến
khích và đáp ứng được nhu cầu của người học thì giáo viên cần hiểu rõ về sở thích,
nhu cầu, kinh nghiệm sống cũng như mục đích học Tiếng Anh của người học.
Yếu tố thứ hai là chương trình sách giáo khoa. Dù ở bất cứ cấp độ nào, một
chương trình bao giờ cũng vạch ra mục tiêu cần đạt được đối với người học và
khóa học. Do vậy khi thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói, giáo viên cần bám sát
với chương trình sách giáo khoa để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó nguồn tài liệu và cơ sở vật chất cũng là một yếu tố cần xem xét.
Rõ ràng giáo viên cần nhận thức một cách thực tế về điều họ có thể đạt được trong
giới hạn cho phép của nguồn tài liệu cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Sự tiếp cận
với những trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy in, đài đĩa, máy ảnh kỹ thuật
số, bảng thông minh, máy chiếu đa năng,… sẽ làm tăng khả năng sáng tạo cho giáo
viên trong quá trình thiết kế bài tập.
10
Yếu tố thứ tư là sự tự tin và năng lực cá nhân của giáo viên. Yếu tố này sẽ
quyết định lòng nhiệt tình, sự sẵn sàng bắt tay vào công việc thiết kế. Yếu tố này bị
ảnh hưởng bởi kinh nghiệm dạy học, sức sáng tạo cũng như hiểu biết tổng quát của
giáo viên về những nguyên tắc thiết kế bài tập nói. Trên thực tế, hầu hết giáo viên
chọn cách thiết kế bài tập bổ trợ dựa trên sự thay đổi, bổ sung chương trình sách
giáo khoa. Theo Harmer (2001), giáo viên nên theo các gợi ý sau để thiết kế:
1. Thêm các hoạt động vào những hoạt động đã được gợi ý từ trước.
2. Bỏ những hoạt động không phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh.
3. Thay thế bài tập sẵn có bằng các bài tập bổ trợ lấy từ nguồn đáng tin cậy
như báo chí, bản tin, v.v
4. Thay đổi cách tổ chức hoạt động (ví dụ như theo cặp, nhóm nhỏ hay cả
lớp)
II.1.2. Những nguyên tắc về thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng
nói:
Đưa ra một số nguyên tắc làm nền tảng, cơ sở cho việc thiết kế các bài tập bổ
trợ cho kỹ năng nói, Jocelyn Howard và Jae Major (Christchurch College of
Education) cho rằng đây là một ‘khuôn khổ hữu ích’ giúp giáo viên định hướng khi
thiết kế bài tập của mình, không phải là các nguyên tắc áp dụng máy móc, cứng
nhắc và không phải tất cả các nguyên tắc đều phù hợp và áp dụng với tất cả các loại
hình bài tập. Tuy vậy nhìn chung những nguyên tắc này được đưa ra phục vụ cho
công việc thiết kế được thực hiện chặt chẽ, mạch lạc hơn.
Nguyên tắc 1: Các bài tập bổ trợ nên được đưa vào bối cảnh sử dụng. Trước
tiên, các bài tập bổ trợ nên bám sát chương trình sách giáo khoa mà chúng ta đang
sử dụng (Nunan,1998, pp.1-2). Điều đó có nghĩa là chúng ta cần đặt mục tiêu cần
đạt của chương trình sách giáo khoa lên hàng đầu trong suốt quá trình thiết kế bài
11
tập. Ngoài ra, các bài tập bổ trợ cũng cần đặt vào bối cảnh cụ thể dựa trên kinh
nghiệm thực tế của người học. Thực vậy, những bài tập được thiết kế nên phù hợp
với vốn hiểu biết của học sinh, ngôn ngữ và văn hóa của họ. Có như vậy chúng ta
mới thu hút được sự quan tâm, hứng thú của học sinh.
Nguyên tắc 2: Các bài tập bổ trợ kỹ năng nói nên thúc đẩy sự tương tác và
có khả năng sản sinh về mặt ngôn ngữ. Hall (1995) cho rằng hầu hết những người
học cách giao tiếp bằng thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ đều có xu hướng dành rất
nhiều thời gian cho những tình huống buộc họ sử dụng ngôn ngữ theo một số mục
đích giao tiếp thực tế (p.9). Nói cách khác, những bài tập bổ trợ nên cung cấp
những tình huống mà học sinh cần để giao tiếp với nhau thường xuyên theo cách
mà họ sẽ gặp ở ngoài lớp học. Hall phác thảo ba điều kiện mà ông tin rằng cần thiết
để thúc đẩy giao tiếp thực tế. Đó là nhu cầu cần ‘có điều gì muốn giao tiếp’, ‘có ai
để giao tiếp’ và ‘có hứng thú với kết quả của việc giao tiếp’.
Nguyên tắc 3: Các bài tập bổ trợ nên khuyến khích học sinh phát triển kỹ
năng và chiến lược học nói. Giáo viên không thể dạy học sinh tất cả ngôn ngữ cần
học trong khoảng thời gian ngắn trên lớp học. Do vậy cùng với việc dạy kỹ năng
ngôn ngữ mới, chúng ta cần thiết kế hệ thống bài tập bổ trợ để dạy học sinh cách
học nói, cách tận dụng cơ hội học ngôn ngữ ở ngoài lớp học. Hall (1995) nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc giúp cho học sinh có được sự tự tin để luôn cố gắng
tìm ra giải pháp khi gặp những khó khăn ban đầu trong giao tiếp. Thêm vào đó, các
bài tập bổ trợ có thể cung cấp cho học sinh cơ hội quý báu trong việc tự đánh giá sự
phát triển ngôn ngữ của mình. Nguyên tắc 4: Bài tập bổ trợ cần chú trọng cả về
hình thức và chức năng ngôn ngữ. Hình thức ngôn ngữ ở đây được hiểu là cấu trúc
ngữ pháp, chức năng ngôn ngữ là chức năng giao tiếp trong thực tế. Điều đó có
nghĩa là chúng ta phải thiết kế các dạng bài tập vừa rèn luyện cho học sinh cách sử
12
dụng cấu trúc ngữ pháp đúng, vừa luyện tập cho các em biết cách vận dụng ngôn
ngữ đó trong giao tiếp một cách linh hoạt.
Nguyên tắc 5: Bài tập bổ trợ nên tạo cơ hội cho việc sử dụng ngôn ngữ hợp
nhất. Khi thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói, chúng ta thường có xu hướng tập
trung vào kỹ năng nói mà thôi. Bell & Gower (1998) chỉ ra rằng : ‘Chí ít chúng ta
nghe và nói cùng nhau, đọc và viết cùng nhau’. Kỹ năng nghe và nói thường được
phát triển song song, kỹ năng này củng cố thêm cho kỹ năng kia và ngược lại. Vì
vậy khi thiết kết bài tập chúng ta nên tận dụng mối liên hệ tự nhiên giữa nghe và
nói để phát triển toàn diện kỹ năng cho học sinh.
Nguyên tắc 6: Bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói phải được thiết kế xác thực và
đáng tin cậy. Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng ngữ liệu đáng tin cậy
trong lớp học ngôn ngữ. Mục đích thực sự của những tranh cãi đó là để đưa ra định
nghĩa một cách chính xác điều gì quyết định ngữ liệu là đáng tin cậy hay không.
Khi nói đến tính xác thực, đáng tin của ngữ liệu, người ta thường nghĩ đến những
tài liệu viết như báo, tạp chí. Theo Harmer (1998); Hedge (2000) và Nunan (1988,
1991), đã đến lúc người học ngoại ngữ cần được tiếp xúc thường xuyên với ngôn
ngữ thật, ngôn ngữ không được viết sẵn. Như Nunan chỉ ra: “Những bài viết
chuyên sử dụng cho lớp học ngôn ngữ đôi khi đã bóp méo ngôn ngữ theo một cách
nào đó”. Học sinh cần được nghe, thấy và học nói theo cách mà người bản xứ vẫn
giao tiếp với nhau một cách tự nhiên, chứ không phải là ngôn ngữ ‘sách vở’.
Nguyên tắc 7: Các bài tập bổ trợ cần liên kết với nhau chặt chẽ nhằm phát
triển kỹ năng nói, sự hiểu biết và ngôn ngữ cho học sinh. Một sai lầm mà giáo viên
khi thiết kế bài tập có thể mắc phải là thiết kế một mớ hỗn độn các bài tập, hoạt
động nói không ăn khớp với nhau. Vì vậy việc xác định mục tiêu rõ ràng ngay từ
đầu quá trình thiết kế sẽ giúp giáo viên có được hệ thống các bài tập có tính liên kết
chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu cụ thể khi cho học sinh cơ hội thực hành.
13
Nguyên tắc 8: Các bài tập cần được thiết kế hấp dẫn, lôi cuốn. Tiêu chuẩn
để đánh giá một tài liệu dạy ngôn ngữ hay một cuốn sách thường liên quan đến ‘cái
nhìn’ và ‘sự cảm nhận’ về sản phẩm (theo Harmer,1998 ; Nunan, 1991). Khi thiết
kế bài tập chúng ta nên xem xét các khía cạnh sau :
+) Vẻ bề ngoài. Đối với lớp học ngôn ngữ cũng như đối với các lĩnh vực
khác của cuộc sống, ấn tượng ban đầu đều quan trọng như nhau. Vì vậy các bài tập
nên được thiết kế phù hợp, vừa mắt. Giáo viên cần chú ý các yếu tố về vẻ bề ngoài
như mật độ bài tập trên một trang giấy, cỡ chữ, sự sắp xếp, bố cục các phần, trình
bày tranh ảnh,…
+) Sự thân thiện với người sử dụng. Các bài tập được thiết kế cần hấp dẫn về
tính tiện lợi của nó đối với người sử dụng. Ví dụ nếu thiết kế một bài tập điền từ,
chúng ta cần quan tâm liệu đã đủ chỗ trống cho học sinh viết thông tin vào đó
chưa ?
+) Tính bền lâu. Nếu bài tập cần được sử dụng hơn một lần hoặc có thể được
sử dụng bởi nhiều học sinh khác nhau, ta cần xem xét đến việc làm thế nào để tận
dụng chúng lâu dài.
Nguyên tắc 9: Thiết kế bài tập cần chú ý lời dẫn phù hợp. Một bài tập hay có
thể không đạt được mục đích sư phạm nếu nó không có lời hướng dẫn rõ ràng phù
hợp. Lời hướng dẫn khó hiểu, rắc rối sẽ khiến học sinh không xác định được yêu
cầu của bài tập, từ đó sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn. Do vậy để lời
hướng dẫn hiệu quả, chúng ta cần viết bằng ngôn ngữ cô đọng, xúc tích và dễ hiểu.
Nguyên tắc 10: Các bài tập nên được thiết kế sinh động. Prabhu (Cook,
1998) đề xuất rằng việc thiết kế hệ thống bài tập nên tạo cho cả giáo viên lẫn học
sinh cơ hội để chọn lựa. Ông gợi ý rằng người thiết kế có thể linh động về nội dung
bằng cách cung cấp một loạt các dạng bài tập nói khác nhau để giúp giáo viên và
học sinh có thể chọn lựa khi sử dụng.
14
Tóm lại, việc thiết kế các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói không phải là một
công việc đơn giản cho giáo viên. Người giáo viên cần cân nhắc những yếu tố ảnh
hưởng cũng như những nguyên tắc về thiết kế để có thể tạo ra hệ thống các bài tập
bổ trợ cho kỹ năng nói phù hợp.
II.1.3. Các bước thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói:
Việc thiết kế hệ thống bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói là một quá trình phức
tạp. Nó yêu cầu người thiết kế phải tuân theo các bước một cách nghiêm túc như
việc phân tích nhu cầu, sự lựa chọn nội dung,… Mỗi giáo viên đều có quan điểm
riêng về vấn đề này. Theo Richard (1984) và Nunan (1988) thì phân tích nhu cầu
cần được ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là các bước cơ bản mà tôi sẽ sử dụng trong
việc thiết kế bài tập :
+ Phân tích nhu cầu
+ Xác định mục tiêu
+ Lựa chọn và sắp xếp nội dung.
II.2. Một số dạng bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói:
Lesson 1: Completing the dialogues (Hoàn thành hội thoại)
Dạng bài tập này được thiết kế linh hoạt cho các chủ đề khác nhau từ dễ đến
khó. Mục đích của dạng bài tập này là giúp học sinh tập làm quen với việc thực
hiện một cuộc hội thoại. Khi làm bài tập dạng này, học sinh học được cách tạo ra
một hội thoại thành công (có phần chào hỏi, kết thúc, sử dụng các từ nối, câu cảm
thán để hội thoại sinh động)
Một vài bài tập mẫu:
Sample 1: Work in groups. Complete the dialogues using the sentences in the
box. Then practice the dialogues.
15
Do you know Steve Johnson?
You guys talk to each other.
Hi, I am Susan. It’s nice to meet you.
How do you do?
I have been working for Computer Installation for four
years in the Hardware Division.
Tom: Hello, I’m Tom Baker.
Susan: (1) ____________________________.
Tom: Same here. (2) ______________________. He and I sell computers.
Susan: No, (Shake hands) (3) ___________ That sounds like interesting
work.
Steve: Yes, it is. (4) ________________
Susan: Do you sell personal or business computers?
Steve: Mostly personal. You wouldn’t believe how much the industry has
changed in the last year!
Susan: Yes, I see.
Tom: (5) _________________ I have to go. Bye.
Susan: Bye.
Steve: Bye.
Cách tiến hành:
- Dạng bài tập này được thiết kế đơn giản, thường được áp dụng ở giai đoạn đầu
của bài luyện nói hoặc cho đối tượng học sinh trung bình.
- Giáo viên giải thích nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh đọc qua các thông tin, giải
thích từ mới (ví dụ: installation (n): sự lắp đặt)
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 3, cùng thảo luận để chọn các câu điền vào
chỗ trống.
16
-Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra đáp án, sau đó cho học sinh thực hành hội thoại
vừa mới hoàn thành.
Suggested answers:
(1) Hi, I am Susan. It’s nice to meet you.
(2) Do you know Steve Johnson?
(3) How do you do?
(4) I have been working for Computer Installation for four years in the
Hardware Division.
(5) You guys talk to each other.
Sample 2: Alan and Smith are talking about their last experiences. Write the
questions for the answers in their conversation.
Alan: (1) ________________________________________________?
Smith: No, not many countries. I’ve only been to Italy and Spain.
Alan; (2) _________________________________________________________?
Smith: Italy? Not long ago. I went there last year.
Alan : (3) _________________________________________________________?
Smith: No, not on business. I went for a holiday.
Alan: (4) __________________________________________________________?
Smith: My elder brother. He had been to Italy before, so he acted as my tour guide
and took me to many famour places.
Alan: (5) __________________________________________________________?
Smith: Yes, vey much. I fact, I enjoyed every moment I was there.
Alan:(6) __________________________________________________________?
Smith: Well, everything there. But perhaps what I liked most was its weather, a lot
of sunshine, blue sky, cool breeze,…
Alan:(7) __________________________________________________________?
17
Smith: Yes, sure. I’m saving so that next summer I’ll be able to go there again.
Cách tiến hành:
- Bài tập này thường áp dụng cho đối tượng học sinh khá, giỏi.
- Giáo viên cho cho sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài, nắm rõ tình huống của hội
thoại (nói về kinh nghiệm trong quá khứ)
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, tìm thông tin chính trong câu trả lời để xác
định nội dung và loại câu hỏi.
- Sau khi kiểm tra và đưa ra đáp án, yêu cầu học sinh thực hành hội thoại theo cặp.
Suggested answers:
(1) Have you been to many countries, Smith?
(2) When did you go to Italy?
(3) Did you go there on business?
(4) Who did you go with?
(5) Did you enjoy your time there?
(6) What did you like most?
(7) Would you like to go there again?
Lesson 2: Rearranging words or sentences (Sắp xếp từ hoặc câu)
Dạng bài tập này được sử dụng khá phổ biến trong luyện nói và đã đem lại
hiệu quả nhất định trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.
Một vài bài tập mẫu:
Sample 1: Rearrange the following words to make sentences:
1. Why not/ a drink/ come/ for / round?
2. Would/ like/ join/ you/ lunch/ for/ us/ to?
3. Fancy/ for/ a/ out/ meal/ going?
4. I thought/ would/ you/ try/ some of/ like to/ local cuisine/ our.
5. There’s/ nice/ a really/ the corner/ just round/ place.
18
6. What/ going out/ about/ a meal/ for?
7. Why/ join/ for/ a drink/ us/ not?
Cách tiến hành:
- Bài tập này rèn luyện cho học sinh khả năng sắp xếp từ theo trật tự đúng để tạo
thành câu gợi ý, vì vậy để làm được bài tập này, học sinh cần nắm vững các cấu
trúc câu gợi ý.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để sắp xếp từ thành câu.
- Giáo viên đi quanh lớp, giúp đỡ học sinh nếu gặp khó khăn.
- Gọi một số học sinh đưa ra đáp án, yêu cầu các học sinh khác nhận xét.
Suggested answers:
1. Why not come round for a drink?
2. Would you like to join us for lunch?
3. Fancy going out for a meal?
4. I thought you would like to try some of our local cuisine.
5. There’s a really nice place just round the norner.
6. What about going out for a meal?
7. Why not join us for a drink?
Sample 2: Rearrange the following sentences to make conversations:
Conversation 1:
A. I have tickets to the soccer match on Friday night. Would you like to go?
B. Thanks. I’d love to. What time does it start?
C. Ok. Let’s meet at the gate.
D. That’s sounds fine. See you there.
E. At 8.00
F. Uh, I’d like to, but I have to work late.
G. Oh, that’s OK. Lte’s just meet at the stadium before the match, around 7.30.
H. That sounds great. So do you want to have dinner at 6.00?
1. _____ 2. ______ 3. _____ 4. _____ 5. _____ 6. _____ 7. _____ 8. ______.
19
Conversation 2:
A. Lucky you. How long were you there?
B. About a week
C. Not really. It was cloudy most of the time. But we went surfing every day.
D. It was excellent! I went to Hawaii with my cousin. We had a great time.
E. Fantastics! Was the weather OK?
F. So, what was the best thing about the trip?
G. Hi. How was your vacation?
H. Well, something incredible happended. You won’t believe it.
1. ____ 2. _____ 3. _____ 4. _____ 5. _____ 6. _____ 7. _____ 8. ______.
Cách tiến hành:
- Dạng bài tập này rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic để sắp xếp các câu
tạo thành một hội thoại hợp lý.
-Giáo viên giải thích nhiệm vụ, cho học sinh đọc qua các thông tin.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, giáo viên đi quanh lớp để bao quát và giúp
đỡ các cặp gặp khó khăn.
- Sau khi học sinh đã sắp xếp hoàn chỉnh hội thoại, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh thực hành hội thoại theo cặp ngay tại lớp.
Suggested answers:
Conversation 1:
1.A 2.B 3.E 4.H 5.F 6.G 7.C 8.D
Conversation 2:
1.G 2.D 3.A 4.B 5.E 6.C 7.F 8.H
Lesson 3 : Multiple-choice exercises (Bài tập chọn đáp án)
Dạng bài tập này được sử dụng rộng rãi, dặc biệt là trong việc ôn luyện thi
tốt nghiệp và đại học hiện nay. Nó đòi hỏi người học phải có kiến thức rộng về kỹ
năng giao tiếp.
20
Bài tập mẫu:
Choose the phrase or sentence A, B, C or D that best completes the conversation:
1. A: You’re a great dancer. I wish I could do half as well as you.
B: ____________ I’m an awful dancer!
A. You’re too kind B. That’s a nice compliment!
C. You’ve got to be kidding D. Oh, thank you very much.
2. A: Congratulations! You did great.
B: ____________________
A. It’s nice of you to say so . B. It’s my pleasure.
C. You’re welcome. D. That’s okay.
3. A: ____________________
B: Oh, thank you. I just got it yesterday.
A. When have you got this beautiful dress?
B. You’ve just bought this beautiful dress, haven’t you?
C. How a beautiful dress you’re wearing!
D. That’s a beautiful dress you have on!
4. A: This dish is really nice!
B: ____________ It’s called Yakitori, and it’s made with chicken livers.
A. It’s my pleasure. B. I’m glad you like it.
C. I guess you’re right. C. Sure, I’ll be glad to.
5. A: Your new hair style is wuite attractive.
B: __________ I think it makes me look 10 years older!
A. Thanks a lot. B. I’m sorry I don’t like it.
C. I hate it. D. That’s a nice compliment.
Cách tiến hành:
21
-Giáo viên giúp học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài, cho học sinh đọc qua các
thông tin.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, giáo viên đi quanh lớp để bao quát và giúp
đỡ các cặp gặp khó khăn.
- Gọi một vài học sinh nêu ra đáp án và gọi các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hành theo cặp hội thoại ngay tại lớp.
Suggested answers:
1.C 2. A 3. D 4. B 5. C
Lesson 4: Matching (lắp ghép)
Dạng bài tập này được sử dụng linh hoạt, có hiệu quả trong dạy nói với mục
đích giúp học sinh nhận biết cách sử dụng các mẫu câu giao tiếp.
Một số bài tập mẫu :
Sample 1: Match the phrases with the pictures
1. Turn right
2. Turn left
3. Go along the street
4. Walk across the street
5. Go over the bridge
6. Go upstairs
7. Go downstairs
A B C
22
D E F G
Cách tiến hành:
- Bài tập này dùng khi dạy nói về cách hỏi và chỉ đường.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận theo cặp để ghép tranh với
cụm từ chỉ đường.
- Sau khi học sinh đã ghép tranh và cụm từ, giáo viên có thể dùng những bức tranh
này cho học sinh luyện tập về các cấu trúc chỉ đường.
Suggested answers:
1. G 2. F 3. B 4. A 5. D 6. E 7. C
Sample 2: Match the statements in A with the responses in B:
A B
1. Wasn’t that action movie on TV
interesting? How come you didn’t like
it?
a. I thought it was very boring. There
was too much talking and too little
action.
2. I suppose you agree that Jane’s play is
a success.
b. Neither can I. I thought I’d made
some stupid mistakes. Whew! How
sweet the A smells!
3. I love Western movies. c. You mean that it suits people who are
hard of hearing? I can’t stand raucous
comedies.
4. I can’t believe it! I got a beautiful A
on my English test!
d. They’re my favorites, too. There’s a
good Clint Eastwood movie on after the
news on Channel 5.
Cách tiến hành:
23
- Bài tập này luyện cho học sinh cách diễn đạt sở thích.
- Giáo viên nêu rõ yêu cầu của đề bài, cho học sinh đọc kỹ thông tin ở 2 cột.
- Học sinh làm việc theo cặp (hoặc theo nhóm nhỏ) thảo luận và ghép câu nói ở cột
A với câu trả lời tương ứng ở cột B.
- Kiểm tra một số nhóm, cặp và cho học sinh thực hành đọc lại theo cặp.
Suggested answers: 1.a 2.c 3. d 4. b
Lesson 5: Information gap (lấp khoảng trống thông tin):
“Đây là hoạt động có lợi cho việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ở THPT.
Hoạt động này có thể được dựa trên một tình huống cụ thể nào đó. Học sinh có thể
hỏi và đáp theo cặp hoặc theo nhóm xung quanh những thông tin đã cho. Để học
sinh giao tiếp có hiệu quả, hoạt động này cần được thiết kế cẩn thận trước khi nó
được đưa vào sử dụng trong lớp học”. (theo Hoàng Văn Vân- Đổi mới phương
pháp dạy Tiếng Anh ở THPT Việt Nam.)
Một vài bài tập mẫu:
Sample 1: Work in pairs. Ask and answer questions to complete the information
about the following cities:
Card for student A:
Mexico City Tokyo
* Founded: 1325
* Area: ____________________sq.km
* Population: 9,815,795
* Founded: _____________
* Area: 2,180 sq. km
* Population: 7,966,196
Sydney Toronto
*Founded: ______________
* Area: ____________________ sq km
* Population: 3,738,500
* Founded: 1793
* Area: 5,867 sq.km
* Population: ___________________
Card for student B:
24
Mexico City Tokyo
* Founded: _______________
* Area: 1,547 sq.km
* Population: 9,815,795
* Founded: the 12
th
century
* Area: _____________ sq. km
* Population: 7,966,196
Sydney Toronto
*Founded: 1788
* Area: 1,580 sq km
* Population: ________________
* Founded: ______________
* Area: 5,867 sq.km
* Population: 4,263,757
Cách tiến hành:
- Bài tập này luyện cho học sinh cách hỏi và trả lời các thông tin về một số thành
phố trên thế giới.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin, hướng dẫn học sinh đọc những
số lớn.
- Với những học sinh trung binh, yếu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đặt
câu hỏi cụ thể.
Ví dụ: Mexico City- Founded: 1325
A: When was Mexico City founded?
B: It was founded in 1325
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, không nhìn vào thông tin của bạn, hỏi và trả
lời để hoàn tất thông tin về các thành phố ở trong thẻ của mình.
- Giáo viên đi quanh lớp và giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. Với đống tượng học
sinh khá, giỏi, sau khi học sinh kết thúc quá trình hỏi đáp, giáo viên có thể yêu cầu
một vài em nói lại thông tin và gọi học sinh khác nhận xét.
Sample 2: Work in groups of three. Ask your friends to complete the following
table:
Partner 1 Partner 2
1. Type of competition you like
25