Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CON ĐƯỜNG ĐI TỚI THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 26 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học 2014 - 2015
BÁO CÁO KHOA HỌC
MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI THÀNH CÔNG
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TÁC GIẢ
HD1 1. Lê Quang Vinh -
Lớp 12A1
- Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền 2. Lê Quốc Anh -
Lớp 12A1
- Đơn vị công tác: THPT Xuân Đỉnh
Hà Nội, tháng 10, năm 2015
1
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN 4
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6
1. Mục đích nghiên cứu 6
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Giả thuyết khoa học 7
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1. Đối tượng nghiên cứu 8
2. Phạm vi nghiên cứu 8
3. Phương pháp nghiên cứu 9
V. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1. Khái niệm và diễn giải 10
2. Đặc điểm đời sống của giới trẻ trong xã hội hiện đại 10
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
1. Thực trạng định hướng nghề trong giới trẻ hiện đại 12


2. Hậu quả 18
3. Nguyên nhân của sự định hướng muộn trong giới trẻ hiện đại 19
4. Giải pháp 22
4.1. Câu lạc bộ hướng nghiệp 22
4.1.1. Mục đích 22
4.1.2. Thông tin về câu lạc bộ 22
4.1.3. Nội dung sinh hoạt 23
4.2. Sơ đồ tỉ lệ thành công 29
VII. BÀN LUẬN 33
VIII. KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 36
2
I. TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Từ xưa các cụ đã có câu “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” để chỉ
rằng muốn tồn tại, muốn hạnh phúc con người ta phải lao động, nhưng chính lao
động lại làm cho con người trở nên giỏi giang hơn, sáng tạo hơn, phong cách
hơn và thánh thiện hơn. Chỉ có ai đã từng đói mới biết thế nào là đói, chỉ có ai
đã từng biết cái vất vả của lao động mới biết thương những người lao động hơn.
Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta rằng: “…….Cho nên, phương thức lao động
ngày nay không chỉ là chỉ tần tảo một nắng hai sương như trước đây, mà là lao
động sáng tạo để tạo nên năng suất lao động cao, và chỉ khi có năng suất lao
động cao con người ta mới có thời gian dành riêng cho mình và cho gia đình
một cách thỏa mái. Lịch sử phát triển xã hội loài người lại chứng tỏ rằng năng
suất lao động quyết định sự phát triển của xã hội, năng suất lao động cao hơn là
cơ sở để chế độ cộng sản nguyên thủy chuyển sang tư bản và từ chủ nghĩa tư
bản sang chủ nghĩa xã hội”.
Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng tìm được một công việc
phù hợp với bản thân để lao động và đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội. Bên
cạnh đó vấn đề học ra trường nhưng không kiếm được việc làm rất nan giải và

nạn thất nghiệp khá phổ biến ở nước ta, số lượng người làm trái ngành trái nghề
còn tương đối lớn dẫn tới hiệu quả công việc giảm, không đáp ứng được nhu
cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, với mong muốn khắc phục tình trạng này
trong tương lai bằng sự định hướng rõ ràng đối với người lao động; trước hết là
cho các bạn ở trường trung học – lớp lao động trẻ kế cận của đất nước, giúp các
bạn có cái nhìn xa hơn trong tương lai về công việc và ngành nghề của mình,
nhóm tác giả đã quyết định bắt tay nghiên cứu đề tài “xu hướng chọn nghề và
giải pháp định hướng tương lai cho học sinh trung học”.
Đề tài đã tiến hành cuộc khảo sát ý kiến với các bạn học sinh (trước mắt
là các bạn ở trường THPT Xuân Đỉnh) để tìm hiểu và nghiên cứu về xu hướng
lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các bạn. Ngoài ra tìm hiểu về động lực nghề
nghiệp, sự tự tin và sự ủng hộ lựa chọn nghề nghiệp của gia đình và nhà trường.
Từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét về những nghành nghề được các bạn
lựa chọn phổ biến; khả năng phù hợp và đáp ứng nhu cầu việc làm của xã hội
trong tương lai.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, việc chọn lựa nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, quyết định
tương lai và túi tiền của bản thân, mỗi con người, gia đình và ảnh hưởng tới sự
3
phát triển chung của xã hội và cộng đồng. Một công việc phù hợp với bản thân
sẽ mang lại nguồn cảm hứng trong công tác lao động khiến năng suất và hiệu
quả công việc cao hơn mà từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mặc dù vậy, không phải ai trong số chúng ta cũng sẽ có được việc làm ổn
định khi bước vào cuộc sống. Người lao động hiện nay đang vô cùng hoang
mang khi cứ mỗi năm có khoảng gần một triệu người thất nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và vẫn đang tiếp tục gia
tăng với tốc độ chóng mặt. Có thể thấy nhiều ngành kinh tế bị quá tải việc làm,
dư thừa lượng lớn nguồn lao động nhưng một số ngành thì thiếu nguồn lao động
trầm trọng, đặc biệt các ngành đòi hỏi trình độ và kĩ thuật cao.
Đặc biệt hơn, sau khi ra trường, hàng loạt sinh viên, tiến sĩ mặc dù có

trình độ học vấn cao nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu công việc của
xã hội. Từ đó dần hình thành hiện tượng làm trái ngành, trái nghề đang ngày
càng phổ biến và làm giảm đi chất lượng công việc. Việc thất nghiệp, làm trái
ngành, trái nghề không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cá nhân mỗi người mà còn
là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Vì vậy, đối với các bạn học sinh hiện nay – lớp lao động trẻ kế cận của
đất nước thì việc định hướng một cách rõ ràng nghề nghiệp là vô cùng quan
trọng, giúp giải quyết phần nào những hiện tượng trên, đem lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc; đồng thời củng cố nền kinh tế đất nước, giúp Việt Nam vươn lên
trong thời điểm hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay. Điều này đã thôi thúc
nhóm tác giả bắt tay vào nghiên cứu đề tài “xu hướng chọn nghề và giải pháp
định hướng tương lai cho học sinh trung học”.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu hướng tới mục đích:
+ Làm rõ thực trạng chọn nghề trong tương lai của các bạn học sinh
THPT trên địa bàn khu vực Bắc Từ Liêm. Thông qua đó chỉ ra những điều bất
cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng chọn nghề
của họ.
+ Chỉ ra nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh
+ Đưa ra các giải pháp, ý kiến để nhằm cung cấp thêm thông tin về nghề
nghiệp cho học sinh; khơi gợi thêm niềm tin và tạo thói quen cập nhật thông tin
4
nghề nghiệp cho các bạn. Mang lại cái nhìn khách quan, thực tế, xác định
nghiêm túc về chính tương lai nghề nghiệp của bản thân mỗi cá nhân học sinh.
+ Bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng định hướng nghề nghiệp của mỗi học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới nghề nghiệp và sự định
hướng nghề nghiệp trong giới học sinh trung học hiện nay

- Tiến hành khảo sát ý kiến đối với các bạn học sinh tại các trường trung học
(trước mắt là trường THPT Xuân Đỉnh)
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng về sự định hướng nghề nghiệp
của học sinh trung học qua số liệu khảo sát.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị tạo thêm niềm tin vào nghề nghiệp và
cung cấp thông tin nghề nghiệp cho học sinh trung học.
3. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết khoa học
* Cơ sở lý thuyết:
Lao động, làm việc và nghề nghiệp là một vấn đề được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề này, các tác
giả thường hay đặt mục tiêu về định hướng nghề nghiệp, về những dự định
việc làm nghề nghiệp nói chung và hiện trạng lao động - việc làm - nghề
nghiệp xã hội của giới trẻ nói riêng.
• Định nghĩa nghề nghiệp là gì?
+ Theo kinh tế học: Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm
ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng nhu cầu cảu xã hội.
+ Theo xã hội học: Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định,
cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát
triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã
hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính
nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế,
chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các
hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và
các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời…
• Định nghĩa sự định hướng?
+ Định hướng là hướng dẫn ai đó đi con đường đúng đắn có thể dẫn đến
thành công.
• Thế nào là định hướng nghề nghiệp?
5

+ Định hướng nghề nghiệp là định hướng ai đó hoặc chính mình đi theo một
nghề nghiệp nào đó. Quá trình này đòi hỏi một thời gian dài không phải một
sớm một chiều có thể đưa ra định hướng ngay được.
Trên bình diện định hướng việc làm nghề nghiệp ở thanh niên, nhiều
tác giả đặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh lớp 12 sắp kết thúc
trường THPT. Các tác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh nhiều
giá trị khác của xã hội mà thanh niên cần hướng tới, hay những yếu tố khác
như làm việc, cơ quan, khu vực làm việc,
Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi khi thực hiện trên địa bàn khu vực Bắc
Từ Liêm muốn tìm ra những điểm mới trong nhận thức, xu thế của các bạn
học sinh THPT mới vào trường, đặc biệt là học sinh lớp 10 trước sự thay đổi
của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu tố khác như: khoa học kĩ thuật,
thông tin đại chúng đã tác động đến nhận thức của học sinh như thế nào? Từ
đó, đưa ra những thay đổi trong tư duy, nhận thức của học sinh THPT đối với
xã hội và suy nghĩ của họ về công việc của mình trong tương lai.
Một số cơ sở mà đề tài dựa theo:
+ Dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội và địa phương về nghề nghiệp, sản
phẩm, nguồn lao động,…
+ Dựa vào sở thích, khả năng bản thân, sở trường, sở đoảng và tình yêu
công việc,…
+ Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện của gia đình
* Giả thuyết khoa học
Khi bắt đầu thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết:
Trong xã hội hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh trung
học là khá mơ hồ và chưa có con đường đúng đắn, phù hợp. Điều nay được thể
hiện ở sự lung túng trong một số câu hỏi thường gặp như: chọn khối thi đại học
gì?, Học trường đại học nào phù hợp?, Sau khi ra trường sẽ làm công việc gì?,
Mong muốn tính chất công việc tương lai ra sao?,…
Có rất nhiều những nguyên nhân tác động đến sự định hướng nghề
nghiệp của giới trẻ như: bản thân mỗi bạn học sinh, tác động từ gia đình, sự

giáo dục ở trường học và nhu cầu việc làm của xã hội, Tuy nhiên, đề tài của
nhóm tác giả tập trung phân tích nguyên nhân chủ quan (tâm lí của bản thân
học sinh). Bởi lẽ bản thân học sinh chính là người quyết định nhiều nhất và
ảnh hưởng tới công việc tương lai.
6
Giới trẻ hiện nay đang dần hướng tới một cuộc sống hưởng thụ đầy đủ
hơn vì vậy họ bỏ ngoài tai những lời khuyên về tương lai và “Cứ sống hôm nay ,
mặc kệ ngày mai”. Những điều mà chiếm phần lớn thời gian của các bạn học
sinh hiện nay lại là mạng xã hội, tình yêu đôi lứa, game, học hành,… Đây chỉ là
những thú vui, việc làm phục vụ cho hiện tại mà họ không biết rằng chúng
chưa chắc đã có ích cho công việc tương lai của họ. Thực sự, giới trẻ hiện nay
chưa có một mục tiêu và con đường đúng đắn cho sự nghiệp của mình.
Một số trường hợp, các bạn quá tự ti về bản thân mình dẫn đến sợ hãi,
không dám sáng tạo, tìm tòi trong quá trình sống và học tập. Đây là một
trong những lí do dẫn tới sự định hướng muộn về nghề nghiệp của giới trẻ.
Họ cảm thấy yếu đuối và chỉ phụ thuộc cuộc sống của mình vào bố mẹ, thầy
cô. Những người này thường cho rằng với những bài tập trên lớp còn không
thể làm được, vậy bản thân sao dám ước mơ đến nghề nghiệp tương lai! Lại
một lần nữa, tương lai của họ bị đặt dấu chấm hết ở thời điểm hiện tại.
Một số trường hợp khác, các bạn quá tự tin về bản thân mình. Những
người này thường cho rằng họ vô cùng giỏi giang, có thể vượt qua nhiều rào
cản trong cuộc sống và tin tưởng sẽ có một công việc ổn định trong tương lai.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức hiện tại cộng với kinh nghiệm sống, họ chưa
thể khẳng định mình sẽ không gặp khó khăn nào. Lượng kiến thức về nghề
nghiệp hạn chế, xu hướng ngành nghề trong tương lai mù mờ nhưng họ vẫn
“chắc nịch” tư tưởng “sẽ ổn thôi!”. Đây là một trong những lí do dẫn tới sự
thất bại trong công việc tương lai và cản trở sự định hướng của họ về nghề
nghiệp.
Ngoài ra còn có những bạn ỷ lại vào những mối quan hệ của gia đình,
những công việc được người thân “chào mời” sẵn mà không để ý tới nhu cầu

công việc của xã hội trong tương lai. Không chỉ cản trở rất nhiều tính sáng
tạo, ý chí phấn đấu của mỗi người mà điều này còn làm gia tăng thêm nạn
thất nghiệp, làm trái ngành, trái nghề ở nước ta. Bởi lẽ với công việc của
người thân, chưa chắc công việc đó đã phù hợp với khả năng và sở trường
của bạn. Điều này dẫn tới sự thất bại nhanh chóng trong công việc là làm
năng suất lao động không cao.
Trên cơ sở xác định được đúng nguyên nhân sẽ có biện pháp tác động
phù hợp với đối tượng, sẽ tạo được môi trường lành mạnh cho giới trẻ hoạt
động tích cực để học tập và rèn luyện thì ắt sẽ các bạn sẽ có cho mình một công
việc mơ ước và phù hợp để hướng tới và phấn đấu.
7
Tóm lại, việc nắm bắt thông tin về nghề nghiệp của xã hội đối với học
sinh là vô cùng hạn chế. Việc đó dẫn tới hàng loạt những hệ quả và đưa các
bạn học sinh vào con đường định hướng không đúng đắn và thiếu cơ sở. Bởi
vậy, nhóm tác giả muốn bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng định hướng ở học sinh,
cung cấp thông tin nghề nghiệp bằng một số giải pháp có tính khả thi cao.
8
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các bạn học sinh trung học phổ thông (trước mắt là trường THPT Xuân Đỉnh)
Trong đó:
* Giới tính:
+ Đối với học sinh nam: Việc lựa chọn nghề nghiệp rộng hơn, bao gồm nhiều
ngành nghề và sự lựa chọn đa dạng.
+ Đối với học sinh nữ: Việc lựa chọn nghề nghiệp bị hạn chế hơn so với nam,
không thể làm các công việc nặng nhọc, áp lực quá cao hay đòi hỏi kĩ thuật quá
cao, công việc ít có tính cơ động và nguy hiểm .
* Khối lớp:
+ Khối 10-11: Đối tượng học sinh mới bước chân vào cánh cổng trường cấp 3,
vẫn còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc đổi mới phương pháp học tập ở

cấp giáo dục này đồng thời họ chưa có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn và
chuẩn xác về công việc trong tương lai.
+ Khối 12: Đối tượng học sinh có sự định hướng nghề nghiệp muộn bởi họ sắp
ra trường. Đây là những bạn học sinh còn khá mơ hồ về việc chọn khối thi,
trường thi đại học để phục vụ cho kĩ năng nghề nghiệp sau này của mình.
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
• Giới hạn nội dung nghiên cứu: Việc nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp và
giải pháp giải quyết là một công việc vô cùng khó khăn, cần thực hiện trên quy
mô rộng lớn để tăng thêm tính chân thực và hiệu quả của đề tài. Trong khuôn
khổ nghiên cứu của nhóm học sinh trung học phổ thông, nhóm tác giả giới hạn
nghiên cứu trên góc độ xã hội học; nêu lên thực trạng định hướng nghề nghiệp
của các bạn học sinh trong thời đại hiện nay (nhất là học sinh trung học), đồng
thời nghiên cứu, mạnh dạn đưa ra ý kiến, góp ý về giải pháp để khắc phục tình
trạng định hướng muộn ở học sinh, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp và
làm trái ngành, trái nghề trong tương lai.
• Giới hạn về địa bàn: nghiên cứu được thực hiện qua việc khảo sát các trường
trung học trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội (trước mắt là
trường THPT Xuân Đỉnh).
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu
liên quan vấn đề nghiên cứu để:
+ Tìm hiểu ngành nghề mà xã hội cần trong hiện tại và trong tương lai
9
+ Tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề ở nước ta trong những năm
gần đây
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra xã hội bằng bảng hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục)
Phiếu khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu là mẫu câu hỏi theo dạng đánh

dấu vào những ô trống cho là phù hợp với bản thân và điền vào chỗ trống.
+ Phương pháp phỏng vấn: Nhóm đã phỏng vấn trực tiếp, lấy và ghi nhận ý kiến
của trên 50 người lao động đang có công việc ổn định với mức lương trên 10
triệu đồng/tháng
+ Phương pháp thống kê toán học: số liệu thu được qua kết quả trả lời trong
phiếu khảo sát của 241 bạn học sinh trong trường trung học phổ thông Xuân
Đỉnh được nhóm nghiên cứu tổng hợp và thống kê bằng máy tính thường.
+ Phương pháp phân tích số liệu: số liệu thu được sau khi thống kê được nhóm
nghiên cứu phân tích để thấy được ý kiến của học sinh về sự định hướng nghề
nghiệp trong tương lai; thấy được sự nhiệt tình ủng hộ từ phía gia đình và nhà
trường; thực trạng của nạn thất nghiệp, làm trái ngành trái nghề; nguyên nhân
của sự định hướng muộn và hậu quả của nó.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, nhóm đã thu nhận kết quả qua
cuộc điều tra khảo sát các bạn học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh như
sau:
1. Thực trạng định hướng nghề trong giới trẻ hiện đại:
Suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp của học sinh
Số liệu Tỉ lệ
Đã định hướng 188/241 78%
Chưa định hướng 53/241 22%
* Nhận xét:
- Hầu hết các bạn học sinh đã có suy nghĩ về sự định hướng nghề nghiệp trong
tương lai
- Vẫn còn 27% học sinh chưa thực sự quan tâm về nghề nghiệp trong tương lai
của mình
10
- Sự định hướng của học sinh chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ, chưa đi tới những
hành động cụ thể như: tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp, tìm hiểu năng lực
của bản thân, tìm hiểu mức độ cần thiết của xã hội về nghề nghiệp, tìm hiểu về

hoàn cảnh gia đình,
2. Kế thừa nghề nghiệp truyền thống của gia đình
Theo nghề nghiệp gia đình
Số liệu Tỉ lệ
Không theo nghề nghiệp gia đình 224/241 92.9%
Có theo nghề nghiệp gia đình 17/241 7.1%
*Nhận xét:
- 91% các bạn không lựa chọn nghề nghiệp của gia đình (các nghề nghiệp
truyền thống, gia truyền của gia đình) và đi theo con đường nghề nghiệp mới.
- Việc lựa chọn một công việc mới sẽ làm thay đổi môi trường lao động.
Bên cạnh việc chưa nắm rõ thông tin về nghề nghiệp mà mình mong muốn, các
bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mất phướng hướng bởi kinh nghiệm công việc của
gia đình chưa chắc đã phù hợp và áp dụng đúng với công việc mà các bạn lựa
chọn.
- Số ít các bạn lựa chọn theo nghề nghiệp của gia đình nhưng khá thờ ơ
với việc tìm hiểu thông tin nghề nghiệp đó. Các bạn thường chủ quan, ỉ nại vào
kinh nghiệm của gia đình sẵn có, làm việc máy móc và không sáng tạo. Đây là
một trong những tác hại làm họ không nắm được nhu cầu của xã hội về sản
phẩm mà mình làm ra và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
3. Quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Việc định hướng nghề nghiệp của học sinh
Số liệu Tỉ lệ
Do bản thân tự quyết định 201/241 83.4%
11
Do gia đình quyết định 40/241 16.6%
* Nhận xét:
- Đa số các bạn đều tự quyết định công việc, nghề nghiệp trong tương lai
của mình. Một số bạn đã tham khảo ý kiến của gia đình nhưng phần đông còn
lại thì bỏ qua yếu tố này. Việc thiếu sự tìm hiểu thông tin nghề nghiệp và thiếu
sự định hướng từ gia đình sẽ làm các bạn mất phương hướng trong nghề nghiệp

và dẫn tới những thất bại khó lường trong tương lai.
- Số ít các bạn bị gia đình áp đặt nghề nghiệp (12 bạn) đều cảm thấy công
việc đó không phù hợp với sở trường và khả năng của bản thân. Các bạn đều
cảm thấy bị gò bó và khó sáng tạo trong công việc sắp tới mà gia đình lựa chọn.
Điều này sẽ làm giảm đi chất lượng sản phẩm mà họ lao động làm ra đồng thời
không đáp ứng được nhu cầu phong phú mà xã hội yêu cầu.
4. Mức độ trao đổi thông tin nghề nghiệp của học sinh và gia đình
Việc trao đổi về nghề nghiệp của học sinh với gia đình
Số liệu Tỉ lệ
Gia đình đồng ý 114/241 47.3%
Gia đình phản đối 48/241 19.9%
Chưa trao đổi 79/241 32.8%
* Nhận xét:
- Việc trao đổi thông tin nghề nghiệp giữa học sinh và gia đình vẫn khá hạn
chế
- Nhiều gia đình sau khi đã tìm hiểu kĩ khả năng, sở thích của con cái đều
đồng ý và ủng hộ với quyết định nghề nghiệp của con họ.
- Số ít gia đình phản đối nghề nghiệp mà con mình đã chọn vì một số nguyên
nhân: ảnh hưởng đến cuộc sống, lương ít, nguy hiểm,… mà không quan tâm
đến khả năng làm việc và sở thích của con mình. Đây là một sự áp đặt và làm
thui chột đi tài năng của các bạn học sinh, giảm tính sáng tạo và giảm mức
độ thành công trong công việc của họ.
- Còn khá nhiều bạn nhút nhát, tự ti, chưa dám trao đổi thông tin nghề
nghiệp mà mình mong muốn với gia đình. Nguyên nhân của việc này là họ
12
chưa thực sự quan tâm đến nghề nghiệp tương lai. Số ít đã có dự định nhưng
cảm thấy thiếu niềm tin và thiếu sự ủng hộ từ gia đình. Điều này khiến cho
việc định hướng nghề nghiệp của gia đình với học sinh sẽ khó khăn hơn rất
nhiều.
Nghề nghiệp mơ ước của học sinh trường THPT Xuân Đỉnh

( Theo khảo sát của 188/241 học sinh đã định hướng được nghề nghiêp
trong tương lai)
Nghề chọn Số lượng
Sáng tạo nghệ thuật 37
Truyền thống 6
Kinh doanh 40
Kế toán 10
Phiên dịch 12
Biên tập viên 8
Chính trị gia 10
Nhà báo 5
Luật sư 7
Công an, cảnh sát 19
Bác sĩ 18
Giảng viên, giáo viên 16
*Nhận xét:
- Các bạn đều cho rằng những công việc trên đây đều có mức thu nhập ổn
định và phù hợp với khả năng bản thân.
- Công việc được các bạn có học lực khá giỏi lựa chọn nhiều đó là nghề kinh
doanh và các nghề liên quan đến nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghề bác sĩ và giáo
viên cũng được các bạn khá chú trọng và quan tâm.
- Phần lớn các bạn có học lực khá giỏi lựa chọn đều là những công việc không
phải lao động chân tay nhiều mà huy động nhiều kiến thức cao cấp
và nâng cao trong khi làm việc.
*Nhận xét:
- Hầu hết các bạn học sinh đều có học lực khá và giỏi nên nghiệp các bạn lựa
chọn thiên về áp dụng kiến thức nâng cao và mức độ sáng tạo cao.
- Các bạn học sinh khá thì thiên về làm kinh doanh, phiên dịch, …
13
- Các bạn học sinh giỏi thì thiên về những nghề như giáo viên, bác sĩ, luật sư,

đây là những công việc phải huy động kiến thức cũng như sự sáng tạo ở mức
độ cao.
* Nhận xét:
- Hai nhóm nghề theo khả năng và nghề có cơ hội việc làm lớn được các bạn
quan tâm hơn cả.
- Các bạn lựa chọn nghề nghiệp theo khả năng bởi lẽ họ nghĩ rằng có thể cống
hiến sức lực và khẳng định bản thân, cá tính trong công việc
14
- Các bạn lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích vì họ nghĩ rằng có thể sáng tạo trong
công việc nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển của công việc và gắn bó với công việc
lâu dài hơn.
- Các bạn lựa chọn nghề có cơ hội việc làm lớn vì họ sẽ đáp ứng nhu cầu nhân lực
của xã hội, từ đó công việc sẽ ổn định và mang lại nguồn thu nhập cao hơn.
=> Hậu quả
+ Sự tác động tới bản thân: Định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp ta có được những
bước đi vững chắc, có được một tương lai với nghề nghiệp ổn định. Còn định hướng
nghề nghiệp muộn sẽ gây lãng phí thời gian tìm việc, lãng phí công sức và chất xám
với những công việc không phù hợp với trình độ đồng thời sau này cũng khó có thể
tìm việc làm thích hợp với năng lực của mình.
+ Sự tác động tới gia đình họ: Việc định hướng nghề nghiệp muộn khiến tương lai họ
sẽ khó kiếm được việc làm, nên sẽ phải dựa dẫm nhiều vào gia đình trong việc sinh
hoạt, Họ không thể tự mình kiếm tiền nhưng lại tiêu một lượng tiền không hề nhỏ
vì thế kinh tế gia đình họ sẽ không thể phát triền, tài chính sẽ gặp khó khăn.
+ Sự tác động tới nền kinh tế chung: Kinh tế gia đình không phát triển, nạn thất
nghiệp xảy ra phổ biến sẽ gây ra sự thụt lùi, kém phát triển của xã hội nói riêng và
của kinh tế nước nhà nói chung.
4. Giải pháp:
4.1. Câu lạc bộ hướng nghiệp:
4.1.1. Mục đích:
- Cung cấp thêm thông tin về nghề nghiệp cho các bạn

- Giúp các bạn học sinh có lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp thông qua sự tìm hiểu
kĩ càng từ nhu cầu xã hội tới điều kiện bản thân
- Củng cố niềm tin, cung cấp phương pháp tìm kiếm hiệu quả thông tin nghề nghiệp
- Kết hợp các bài trắc nghiệm có tính khoa học giúp xác định rõ hơn về năng lực bản
thân
- Tạo sự đoàn kết, thân thiện, các mối quan hệ thân thiết trong cộng đồng học sinh
thông qua quá trình tìm hiểu và hoạt động nhóm
- Trang bị phong phú, kết hợp hài hoà giữa kiến thức nghề nghiệp vào các trò chơi để
tạo sân chơi bổ ích, giải trí giúp các bạn giải toả áp lực học tập và áp lực cuộc sống
4.1.2. Thông tin về câu lạc bộ:
+ Số lượng:
* 2 buổi/tháng đối với đối tượng học sinh khối 12 (đối tượng định hướng muộn).
Trong đó 1 buổi sinh hoạt chung theo chủ đề của câu lạc bộ và 1 buổi sinh hoạt cá
nhân, sinh hoạt để tháo gỡ thắc mắc và đưa ra lời khuyên với những cá nhân gặp khó
khăn trong sự định hướng nghề hoặc áp lực từ gia đình.
* 1 buổi/tháng đối với đối tượng học sinh khối 10,11 (đối tượng định hướng kịp thời).
Các buổi sinh hoạt chung và theo chủ đề nghề nghiệp của câu lạc bộ.
15
+ Thời gian: 5 tháng (hoặc 1 học kì)
+ Địa điểm: Tại các trường trung học phổ thông (trước mắt là trường THPT Xuân
Đỉnh)
+ Thành viên: Các bạn học sinh
+ Hình thức hoạt động:
Sau một kì hoạt động (5 tháng hoặc 1 học kì), câu lạc bộ khai giảng một đợt
mới lặp lại những nội dung sinh hoạt (có sự cập nhật trong quá trình hoạt động) trò
chuyện, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các thành viên
4.1.3. Nội dung sinh hoạt:
Buổi 1: Làm quen, sở thích, khả năng
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
Chương trình khai giảng đợt sinh hoạt của câu lạc bộ

Các thành viên quản trị ra mắt, chào hỏi, thành viên giới thiệu về bản thân
Bước đầu tìm hiểu sự hiểu biết của các thành viên về khả năng bản thân thông qua
các câu hỏi nhỏ dưới dạng trò chơi phù hợp với sở thích của học sinh.
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
Bước đầu xác định tính cách, sở trường, sở đoảng của bản thân
Liệt kê về những nghề nghiệp thích hợp với sở trường của mình
Liệt kê những nghề nghiệp mà cho rằng mình không phù hợp hoặc không có khả
năng đáp ứng
Buổi 2: Tìm hiểu nghề phù hợp
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
Hoạt động theo hình thức trò chuyện giữa các bạn học sinh, nêu ra những sở trường,
sở đoảng của bản thân
Liệt kê những nghề nghiệp thích hợp thích hợp và không thích hợp với bản thân. Các
bạn còn lại nghe và đánh giá, nhận xét sự phù hợp đó.
Lồng ghép các nghề nghiệp, ngành nghề có liên quan vào trò chơi (trò chơi ô chữ, trò
chơi đoán chữ, )
Làm bài trắc nghiệm xác định nghề nghiệp JOHN HOLLAND
Tổng kết về những nghề nghiệp phù hợp với các bạn trong câu lạc bộ.
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
Tìm hiểu những thông tin có liên quan đến nghề nghiệp thông (dựa theo kết quả của
bài trắc nghiệm xác định nghề nghiệp JOHN HOLLAND)
Tìm hiểu những người nổi tiếng trong ngành nghề của mình
Buổi 3: Nguyên nhân thành công
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
1. Bàn luận về những người nổi tiếng, thành đạt trong ngành nghề của các bạn học
sinh đã tìm hiểu
2. Tìm hiểu lý do thành công, con đường học tập, cách họ xác định nghề nghiệp
16
3. Đưa ra một số những người nổi tiếng khác, lồng ghép vào các câu hỏi nhỏ và có
phần thưởng động viên

4. Làm bài trắc nghiệm “kỹ năng ra quyết định”
5. Tổng kết và đưa ra cách nhìn nhận công việc một cách khái quát; đặt mục tiêu
giống như những người thành công trong tương lai
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
6. Tìm hiểu kĩ về các thông tin liên quan đến nghề nghiệp (vị trí, vai trò của nghề
nghiệp trong xã hội, mức độ cần thiết của nghề nghiệp đối với xã hội, )
7. Hoạt động theo các nhóm học sinh có chung một nhóm nghề giống nhau, chuẩn
bị power point và phần thuyết trình trước câu lạc bộ về thông tin thu thập được.
Buổi 4: Tập là việc nhóm
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
1. Các nhóm trình bày bài thuyết trình của mình về nhóm nghề phù hợp với bản thân
bằng power point
2. Ban quản trị cùng các bạn lắng nghe và nhận xét
3. Trao phần thưởng động viên cho nhóm có sự tìm hiểu sâu sắc nhất
4. Làm bài trắc nghiệm về “nhà lãnh đạo giỏi”
5. Tổng kết kinh nghiệm thu thập thông tin của các nhóm và đưa ra giải pháp phù
hợp qua sự nhận xét của các nhóm với nhau. Chia sẻ cách thu thập, tìm hiểu
nhanh chóng và hiệu quả
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
2. Tiếp tục hoạt động theo nhóm đã phân, làm tập san về các thông tin nghề nghiệp
(mức lương, thời gian làm việc, các vị trí, chức vụ có trong công việc, tính chất
công việc, áp lực của công việc lên đời sống kinh tế và tinh thần, )
Buổi 5: Tập làm lãnh đạo
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
1. Các nhóm trao đổi tập san cho nhau về thông tin nghề nghiệp mà mình đã thu
thập
2. Các bạn tự đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân về những ngành nghề khác
xung quanh mình.
3. So sánh nhiều mặt về nghề nghiệp của mình đối với các ngành nghề khác
4. Ban quản trị lắng nghe, đưa ra nhận xét và tổng kết kết quả

5. Cá nhân từng bạn tự lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân (khả năng và
sở thích, sở trường của mình)
6. Trao phần thưởng động viên cho nhóm có sự tìm hiểu sâu sắc nhất
7. Làm bài trắc nghiệm “bạn có khuynh hướng lãnh đạo nào?”
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
1. Tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp mà xã hội cần trong tương lai.
2. Tìm hiểu các ngành nghề đang “hot” trong xã hội hiện nay
3. Tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp “hot” của xã hội trong tương lai
17
Buổi 6: Áp lực luôn quanh ta
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
− Các bạn báo cáo kết quả thu thập được qua quá trình tìm hiểu
− Đưa ra nhận xét về xu hướng chọn nghề và ngành nghề xã hội cần trong tương lai
− So sánh giữa nghề nghiệp phù hợp của bản thân với nhu cầu của xã hội
− Làm bài trắc nghiệm “bạn là ai trước áp lực cuộc sống?”
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
− Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của bản thân
− Trao đổi về công việc tương lai với bố mẹ, gia đình
− Tự đánh giá sơ bộ về mức độ phù hợp của gia đình trong việc lựa chọn nghề
nghiệp bản thân
Buổi 7: Những mối quan hệ trong cuộc sống
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
− Báo cáo kết quả tìm hiểu
− Ủng hộ, góp ý thêm đối với những bạn được gia đình đồng ý, ủng hộ với nghề
nghiệp mơ ước
− Lắng nghe, tháo gỡ, giúp đỡ nhiệt tình và đưa ra giải pháp đối với những bạn bị
gia đình phản đối công việc lựa chọn nghề nghiệp của mình
− Làm bài trắc nghiệm “khả năng tạo dựng quan hệ của bạn”
− +) Nội dung tìm hiểu cá nhân
− Tiếp tục tìm hiểu về ngành nghề mà mình lựa chọn

− Tìm hiểu thêm thông tin về các nghề liên quan
− Tiếp tục thuyết phục gia đình về lựa chọn nghề nghiệp (đối với những bạn bị gia
đình phản đối)
Buổi 8: Trò chuyện cùng người lao động
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
− Gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với một số người thành công trong công
việc của họ (các doanh nhân trong địa bàn)
− Chia sẻ thông tin nghề nghiệp, kinh nghiệm giao tiếp, làm việc giữa các thành
viên trong câu lạc bộ
− Tham gia trò chơi “nếu tôi có tiền” cùng các bạn trong câu lạc bộ
− Làm bài trắc nghiệm “đo lường sức mạnh của ý chí”
− Tổng kết toàn bộ thông tin về nghề nghiệp của các bạn học sinh
• +) Nội dung tìm hiểu cá nhân
− Làm bài báo cáo tổng hợp về nghề nghiệp mà mình theo đuổi
− Các nhóm được phân công cử ra đại diện tập thuyết trình trong buổi sinh hoạt tới
Buổi 9: Tổng kết kiến thức
+) Nội dung sinh hoạt tại câu lạc bộ
− Đại diện các nhóm báo cáo tổng hợp thông tin về nghề nghiệp của nhóm
− Ban quản trị cùng các bạn lắng nghe và nhận xét
18
− Trao phần thưởng động viên đối với những nhóm có tinh thần sáng tạo, hoạt động
tích cực và có hiệu quả
− Cung cấp thêm một số thông tin về nghề nghiệp bên lề cho các bạn
− Làm bài trắc nghiệm “bạn có thể trở thành triệu phú?”
− Hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng “sơ đồ tỉ lệ thành công”
+) Nội dung tìm hiểu cá nhân
− Tiếp tục cập nhật thông tin về nghề nghiệp và ngành nghề có liên quan
− Tích cực học tập và rèn luyện để đạt mục tiêu đã đặt ra đối với nghề nghiệp mà
mình đã lựa chọn
− Chuẩn bị một số tiết mục tham gia lễ bế giảng khoá định hướng nghề nghiệp

Buổi 10: Bế giảng khoá sinh hoạt
− Lễ bế giảng khoá định hướng nghề nghiệp
− Các tiết mục văn nghệ và trò chơi liên quan đến kiến thức nghề nghiệp
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thực hiện và đưa vào hoạt động mô hình câu lạc bộ
trên Internet, cụ thể là trên trang mạng xã hội Facebook.
19
4.1 Sơ đồ tỉ lệ thành công
4.1.1 Mục đích:
- Biến những điều kiện trừu tượng thành con số cụ thể để làm cơ sở phấn đấu
- Đối với những người có điểm số cao trong sơ đồ tỉ lệ, đây sẽ là bước đà tăng
thêm tự tin và quyết tâm vào nghề nghiệp mà họ đã chọn
- Đối với những người có điểm số thấp trong sơ đồ tỉ lệ, đây sẽ là động lực để họ
cố gắng, phấn đấu, trở thành mục tiêu và là “chất xúc tác” giúp họ vượt lên và
củng cố niềm tin vào nghề nghiệp mà họ đã chọn
4.1.2 Cơ sở của sơ đồ tỉ lệ thành công
- Dựa trên ý tưởng cụ thể hoá những điều kiện trừu tượng thành con số cụ thể
một cách logic hơn
- Dựa trên ý tưởng của sơ đồ tư duy, tạo cảm giác dễ nhìn, đơn giản hoá thành
phần tính toán
- Dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn 52 người lao động với công việc ổn định và
mức thu nhập khá và cao (từ 10 - 30triệu đồng/tháng) về mức độ hài lòng với
nghề nghiệp và cách họ xác định các yếu tố để đi tới thành công
Đặc điểm Tỉ lệ theo điều tra Tỉ lệ đã làm tròn
Khả năng định hướng
∼ 32%
30%
Tài sản ban đầu
∼ 9%
10%
Kỹ năng nghề nghiệp

∼ 47%
45%
May mắn
∼ 9%
10%
Yếu tố khác
∼ 3%
5%
4.1.3 Cách sử dụng sơ đồ tỉ lệ thành công
20
- Trên cơ sở tìm hiểu về bản thân và hoàn cảnh gia đình, bản thân mỗi học sinh sẽ tự
điền vào các ô trong sơ đồ theo % được quy định tối đa trong sơ đồ. Cụ thể như sau
Kỹ năng nghề nghiệp: tối đa 45 điểm
Khả năng định hướng: tối đa 30 điểm
Tài sản ban đầu: tối đa 10 điểm
May mắn: tối đa 10 điểm
Yếu tố khác: tối đa 5 điểm
Sau đó, cộng tổng các điểm thành phần để ra tỉ lệ thành công của công việc mà mình
đã lựa chọn ở thời điểm hiện tại.
- Giải thích:
* Kỹ năng nghề nghiệp: Bao gồm các kinh nghiệm trong lao động, trong giao tiếp,
cách tổ chức, làm việc nhóm,… các kiến thức phổ thông đáp ứng cho nghề nghiệp,
các kiến thức bổ trợ, nâng cao để thích ứng với yêu cầu cao của xã hội về nghề
nghiệp.
* Khả năng định hướng: Bao gồm khả năng xác định đối tượng công việc của bản
thân thông qua các câu hỏi như: Mình làm cái gì? Mình đang làm gì? Mình làm cho
ai? Sản phẩm làm ra phục vụ mục đích gì? Công cụ làm việc của mình là gì? Và
khả năng xác định nhu cầu về sản phẩm của xã hội.
* Tài sản ban đầu: Bao gồm tiền mặt (vốn) ban đầu và các cơ sở vật chất phục vụ cho
công việc trong tương lai mà bản thân có thể đáp ứng.

* Yếu tố khác: Các yếu tố liên quan đến xã hội như: nguồn nhân lực, tỉ giá tiền, thị
trường, cơ hội việc làm…
* May mắn: Sự may mắn trong công việc, khả năng xảy ra những thuận lợi trong
nghề nghiệp đem đến sự thành công và pháp triển.
21
Ví dụ:
Sau khi tìm hiểu về thông tin nghề nghiệp, hoàn cảnh ra đình và nhu cầu nghề
nghiệp của xã hội:
Dựa và kiến thức và kinh nghiệm hiện tại, bạn có thể đáp ứng được 50% kỹ
năng nghề nghiệp của bạn. Vậy điểm dành cho kỹ năng là 22,5 điểm
Dựa vào nhu cầu của xã hội và khả năng định hướng của bạn ở thời điểm hiện
tại là khoảng 70%. Vậy điểm dành cho phần khả năng định hướng là 21 điểm
Bạn cho rằng, tài sản ban đầu của bản thân và gia đình có thể đáp ứng được
khoảng 60% công việc tương lai. Vậy điểm dành cho tài sản ban đầu là 6 điểm
Thời điểm hiện tại, bạn đánh giá bản thân đang khá may mắn với công việc
mình làm và các yếu tố khác khá thuận lợi. Vậy điểm may mắn và yếu tố khác lần
lượt là 10 điểm và 5 điểm
Tổng: 22,5 + 21 + 6 + 10 + 5 = 64.5 (điểm)
Kết luận: Ở thời điểm hiện tại, với vốn kiến thức và điều kiện thực tế, tỉ lệ thành
công trong công việc của bạn là 64,5%.
Đối với các bạn học sinh, việc định hướng, xác định kiến thức liên quan đến
nghề nghiệp còn khá hạn chế và chưa rõ ràng. Vì vậy, nhóm tác giả sau khi đã tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn đã đưa ra bảng điều tra với những mức điểm
nhỏ hơn để các bạn học sinh dễ dàng tính điểm. Trước khi tham gia sinh hoạt câu lạc
bộ, nhóm đã cho các bạn làm bảng điều tra và thu được kết quả.
Bảng tham khảo điều tra:
A. Kỹ năng nghề nghiệp
Tiêu chí Giải thích Cách tính điểm Điểm
Kiến thức
phổ thông

Là kiến thức các môn học liên quan được
tích luỹ trong quá trình học tập để phục
vụ cho công việc trong tương lai (Đối với
công việc bác sĩ thì môn Sinh học là vô
cùng quan trọng; Nghề bán thuốc thì môn
Hoá học lại đặt lên hàng đầu).
Đánh giá đối với môn
học phục vụ trực tiếp
cho công việc:
Xuất sắc: 5 điểm
Giỏi: 4 điểm
Khá cứng: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm
Không biết gì: 0 điểm
Kiến thức
nghề
nghiệp
Là kiến thức chuyên môn của nghề
nghiệp, công việc, phục cho cho quá trình
làm việc và phát triển nghề nghiệp (Đối
với nghề Cảnh sát có bao nhiêu cấp bậc
quân hàm? Đối với bác sĩ tại bệnh viện, có
bao nhiêu khoa để xin việc?)
Xuất sắc: 5 điểm
Giỏi: 4 điểm
Khá cứng: 3 điểm
Bình thường: 2 điểm
Không biết gì: 0 điểm
Kiến thức
giao tiếp

Là kiến thức trong giao tiếp với đối tác,
với nhân viên và khách hàng (Biểu hiện ở
cách mà bạn lôi cuốn người nghe khi kể
một câu chuyện, số lượng bạn bè,…)
Xuất sắc: 10 điểm
Tốt: 8 điểm
Khá: 6 điểm
Bình thường: 4 điềm
22
Kém: 2 điểm
Yếu: 0 điểm
Kiến thức
làm việc
nhóm
Biểu hiện ở cách bạn tổ chức, phân chia
công việc trong tổ khi có một bài thực
hành chung; cách bạn làm việc và thái độ
khi làm việc nhóm; cách bạn tiếp thu ý
kiến của nhóm trưởng và sự mạnh dạn
đưa ra ý kiến của riêng mình…
Xuất sắc: 10 điểm
Tốt: 8 điểm
Khá: 6 điểm
Bình thường: 4 điềm
Kém: 2 điểm
Yếu: 0 điểm
Kiến thức
tổ chức
thời gian
Biểu hiện ở cách bạn sắp xếp lịch học bài,

thời gian chơi, làm việc nhà,… mà không
ảnh hưởng tới những hoạt động còn lại
và sức khoẻ
Hoàn hảo: 15 điểm
Tốt: 10 điểm
Tạm được: 7 điểm
Không ổn định: 4 điểm
Kém: 0 điểm
TỔNG ĐIỂM: điểm
B. Khả năng định hướng
Tiêu chí Giải thích Cách tính điểm Điểm
Xác định
mục tiêu
công việc
Có thể trả lời một số câu hỏi tự đặt ra để
xác định mục tiêu như:
- Bạn làm việc vì ai?
- Bạn sẽ làm công việc kiểu dạng gì?
- Bạn muốn lao động và tạo ra một sản
phẩm như thế nào?
- Sau khi vào nghề khoảng 3 năm, bạn
muốn công việc của mình phát triển ra
sao?
Cực kì rõ ràng: 15 điểm
Bình thường: 10 điểm
Hơi mơ hồ: 6 điểm
Chẳng biết gì: 0 điểm
Nhu cầu
xã hội
Là nhu cầu về sản phẩm, nguồn lao động

trong hiện tại về tương lai có ảnh hưởng
tới công việc tương lai của bạn (VD: Các
bạn trẻ rất thích ăn bánh su kem chiên
(nhu cầu) nên các cửa hàng bánh thi
nhau làm su kem chiên để đáp ứng,…)
Cực kì rõ ràng: 10 điểm
Bình thường: 7 điểm
Hơi mơ hồ: 4 điểm
Chẳng biết gì: 0 điểm
Nhu cầu
bản thân
Có thể trả lời một số câu hỏi tự đặt ra để
xác định nhu cầu bản thân như:
- Mức lương tối thiểu để phục vụ cho cuộc
sống là bao nhiêu?
- Thời gian làm việc ra sao?
- Áp lực công việc đối với bản thân thế
nào?
Cực kì rõ ràng: 5 điểm
Bình thường: 3 điểm
Hơi mơ hồ: 1 điểm
Chẳng biết gì: 0 điểm
TỔNG ĐIỂM: điểm
C. Tài sản, cơ sở vật chất ban đầu
Tiêu chí Giải thích Cách tính điểm Điểm
Bản thân Là lượng tài sản, cơ sở vật chất mà
bản thân có được để đầu tư vào nghề
nghiệp, công việc trong tương lai
Hoàn toàn đủ: 4 điểm
Thiếu khoản nhỏ: 3 điểm

Thiếu khá nhiều: 1 điểm
23
(vốn) Không có gì: 0 điểm
Gia đình,
người
thân
Là lượng tài sản, cơ sở vật chất mà gia
đình và người thân có thể giúp đỡ
trong khả năng, không lấy lãi để bạn
đầu tư vào nghề nghiệp, công việc
trong tương lai (vốn được cho)
Đủ để bù vào khoản thiếu
của bản thân: 3 điểm
Thiếu khoản nhỏ: 2 điểm
Thiếu khá nhiều: 1 điểm
Không có gì: 0 điểm
Sự vay
mượn
Là lượng tài sản, cơ sở vật chất mà
bạn có thể vay mượn từ ngân hàng
hoặc người thân trong khả năng có
thể trả lãi xuất theo kì hạn (vốn vay)
Hoàn toàn có khă năng chi
trả: 3 điểm
Thiếu khoản nhỏ: 2 điểm
Thiếu khá nhiều: 1 điểm
Không có gì: 0 điểm
TỔNG ĐIỂM: điểm
D. Sự may mắn may mắn
Tiêu chí Giải thích Cách tính điểm Điểm

Tài chính
Cảm nhận của bạn về sự may mắn đối
với tiền bạc, vốn, cơ sở vật chất,…
trong thời gian gần đây
Cực kì may mắn: 5 điểm
Khá may mắn: 3 điểm
Bình thường: 0 điểm
Khá xui xẻo: -2 điểm
Vô cùng xui xẻo: -5 điểm
Công việc
Cảm nhận của bạn về sự may mắn đối
với đối tác làm việc, cơ hội việc làm,…
trong thời gian gần đây
Cực kì may mắn: 5 điểm
Khá may mắn: 3 điểm
Bình thường: 0 điểm
Khá xui xẻo: -2 điểm
Vô cùng xui xẻo: -5 điểm
TỔNG ĐIỂM: điểm
E. Yếu tố khác
Tiêu chí Giải thích Cách tính điểm Điểm
Cơ hội
công việc
Là cơ hội việc làm xung quanh
bạn mà bản thân tìm kiếm được,
phù hợp với khả năng và sở thích,
điều kiện để bạn có thể đi làm
Rất nhiều: 3 điểm
Tương đối nhiều: 2 điểm
Bình thường: 0 điểm

Hiếm: -1 điểm
Vô cùng khó khăn: -2 điểm
Sự ủng hộ
Là sự góp ý nhiệt tình, ủng hộ từ
phía gia đình, bạn bè, người thân
đối với quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của bạn.
Sẵn sàng giúp đỡ: 2 điểm
Giúp đỡ một phần: 1 điểm
Không giúp đỡ: 0 điểm
Phản đối: -1 điểm
Phản đổi kịch liệt: -2 điểm
TỔNG ĐIỂM: điểm
* Chú ý:
24
- Sơ đồ tỉ lệ thành công chỉ mang tính chất làm mục tiêu và thúc đẩy động lực
của học sinh. Tỉ lệ của mức độ thành công trong hiện tại không thể đúng hoàn toàn
trong thực tế và tương lai
- Thành công trong nghề nghiệp của đối tượng làm sơ đồ tỉ lệ thành công là
nhờ sự rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, sự tiếp thu và cập nhật thông tin nghề nghiệp,
sự cố gắng tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong công việc. Việc làm sơ đồ tỉ lệ thành
công không làm tăng khả năng thành công trong công việc của họ
- Nên cập nhật thường xuyên các thông tin và chỉnh sửa lại bảng số liệu của sơ
đồ tỉ lệ thành công để nắm bắt rõ hơn về tình hình hiện tại của bản thân. Từ đó đưa ra
những mục tiêu mới cần cố gắng chinh phục
VIII. KẾT LUẬN
Để bước tới thành công là một công việc gian nan vất vả đòi hỏi nhiều thời
gian và có sự xác định ngay từ đầu. Nếu mỗi học sinh có một định hướng nghề
nghiệp cụ thể thì con đường đến ước mơ của họ sẽ là một đường thẳng nhanh hơn
rất rất nhiều so với đi tới hàng trăm, hàng vạn những ngã rẽ về tương lai mà

không biết đi đâu về đâu, điều đó thật sự rất nguy hiểm. Sự định hướng về nghề
nghiệp là công việc cần thiết hơn bao giờ hết, mang tính chất cấp thiết và cần
được quan tâm kịp thời, nhanh chóng từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà
trường và xã hội.
Thông qua quá trình khảo sát ý kiến của gần 150 bạn học sinh tại trường
THPT Xuân Đỉnh, nhóm tác giả đã tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu và thấy được những
xu hướng chọn nghề của các bạn trong tương lai; những nghề nghiệp được cho là
”hot” trong giới trẻ hiện nay; tâm lý về nghề nghiệp của học sinh; sự ủng hộ của gia
đình và nhà trường; công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp ở các trường
trung học và gia đình học sinh. Từ đó nhóm đã rút ra được những giải pháp phù
hợp để góp phần đẩy mạnh sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học
sinh, đồng thời tăng sự tự tin của bản thân học sinh và cung cấp thêm kiến thức
nghề nghiệp cho học sinh.
Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã tự
rút ra cho bản thân những bài học về nghề nghiệp, những kiến thức bổ ích về nghề
nghiệp mà mình đã lựa chọn trong quá trình tìm hiểu và khảo sát. Đứng dưới góc
nhìn của những học sinh trung học, nhóm nghiên cứu hoàn toàn hi vọng và tin tưởng
vào cộng đồng giới trẻ có thể cải thiện được tình trạng định hướng muộn và hết mình
đóng góp xây dựng đất nước.
25

×