Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tên Đề Tài“GốmViệt-Con đường đi tới tương lai”
LỜI MỞ ĐÂÙ
Thăng Long -Hà Nội là nơi hội tụ -nét đẹp trong dòng chảy di sản truyền
thống của lịch sử. Nhân kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội hàng
loạt công trình với quy mô lớn và ý nghĩa đã được thực hiện cách đây một
thời gian daì đang chuẩn bị được ra mắt người dân Việt Nam va khách du
lịch,quảng bá vơí các nước trong khu vực va trên thế giới. Trong cuộc hành
trình này phải kể đến những công trình mang tính lịch sử,những đề taì mang
tính truyền thống và nổi bật lên không thể thiếu là công trình mang hình ảnh
gốm Việt. Vơí những họa tiết tinh tế từ giai đoạn văn hóa Đông Sơn theo các
thời Lý-Trần-Lê-Nguyễn là những nét hoa văn phong phú ma giản dị của các
dân tộc anh em trên khắp daỉ đất Việt là những bức tranh nghệ thuật đương
đại đầy cảm hứng thi ca của các họa sĩ trong nước,của các hoạ sĩ nước ngoài
mang nặng tình bè bạn... Cùng vơí những ý tưởng thiết kế đa dạng giaù hình
ảnh biểu cảm,tôn vinh được nét đẹp văn hóa của lịch sử đất nước,con người
Việt Nam,thể hiện được tình cảm cuả bè bạn năm châu dành cho Thăng Long-
Hà Nôị nhân Đại lễ kỉ niệm,kèm theo đó là những chất liệu gốm sứ từ khắp
nơi trong va ngoài nước đang dồn về hội tụ tại Thăng Long-Hà Nội
Trên Trường Đoạn Gốm Sứ đó,chúng em những sinh viên Đại học Kinh
Tế Quốc Dân cũng muồn góp một phần sức lực nhỏ bé cuả mình để xây dựng
một đề tài mang tên
“.Gốm Viêt-Con đường đi tới tương lai ” hoà chung vào không khí chào
mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
.I Khái quát chung về gốm sứ Việt Nam
* Gốm sứ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
Không phải vô cớ mà tên những làng gốm nổi danh đã đi vaò ca dao và gắn
bó với mỗi người Việt Nam là quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái
nôi của nghề gốm thế giới, Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm gần một
vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian,gốm Việt Nam vẫn mang
trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt,không thể lẫn khi đặt cạnh những tác
phẩm gốm sứ Trung Hoa,Nhật Bản hay Châu Âu.Cũng vẫn là những nguyên
liệu thô sơ truyền thống là đất và nước,lửa nhưng nhờ tài hoa của người thợ
và tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu
tưởng chừng câm lặng ấy luôn có tiếng nói riêng, dù chúng được làm ở dạng
đất nung,sành nâu,sành xốp,sành trắng hay đồ sứ.
+Từ cuối văn hóa Hòa Bình đến đầu văn hóa Bắc Sơn (cách ngày
nay gần 1 vạn năm ), tổ tiên người Việt đã biết lấy thứ đất dày,thô,có pha cát
hoặc bã động vật ….để tự tay mình nặn những đồ đựng ,đồ đun nấu và sau khi
nung qua lửa chúng trở thành những vật dụng đơn giản ấy ,người Việt đã
ngày càng trở nên thuần thục trong việc tạo nên các sản phẩm gốm có độ tinh
xảo hơn, mang cả bản sắc của từng nền văn hóa riêng biệt như văn hóa Phùng
Nguyên, Đồng Đậu ,Gò Mun thuộc Bắc Bộ : Đông Sơn, Sa Huỳnh ở Trung
Bộ hay Cầu Sắt ở Nam Bộ
+Từ thế kỉ I đến thế kỉ IX Việt Nam rơi vào kì thống trị của phong
kiến phương Bắc ,nghề gốm của người Việt vừa tiếp tuc phát triển trên vốn
kinh nghiệm cổ truyền vừa tiếp thu những tinh hoa của nghề gốm Trung Hoa .
Những trung tâm gốm được hình thành và phát triển ở Thanh Hóa với gốm
đất trắng, ở Bắc Ninh với gốm nâu và ở cả vương quốc Chăm Pa với đồ đất
nung đã tạo nên sự đa dạng phong phú đặc biệt. Người Việt thời kì này cũng
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đã sáng tạo thêm chất liệu mới là sành xốp , sử dụng đất sét trắng không men
hoặc được phủ men ,đồ sành nâu và chủng loại gốm kiến trúc.
*Gốm sứ Việt và tâm hồn Việt
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV là kỉ nguyên của độc lập dân tộc ,nghề gốm Việt
Nam càng có điều kiện tiến những bước dài về kĩ thuật và nghệ thuật. Để
phục vụ đời sống của triều đình va nhân dân ,các loại đồ sành xốp tráng men
dược sản xuất đa dang, tinh xảo với các sản phẩm nổi tiếng như liễn, bát đĩa,
ấm chén bằng gốm hoa nâu , gốm hoa trắng ….đã được ra đời. Người ta đã
biết các loại lò cốc ,lò nằm khoét vào đồi núi, lò rồng để nâng nhiệt độ nung
cho sản phẩm lên tới 1200oC. Giai đoạn này cũng đã hình thành các vùng
gốm có tính tập trung và chuyên nghiệp hóa ở Thanh Hóa, Hải Dương, Ninh
Bình .Các sản phẩm gôms Việt Nam đã được xuất khẩu sang Trung
Quốc,....qua cửa khẩu Vân Đồn (Quảng Ninh)
*Gốm Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh xuất khẩu sang các
nước cũng là nhờ từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX các trung tâm sản xuất gốm nở
rộ và mang tính chuyên nghiệp cao hơn hẳn với những phong cách đa dang về
nguyên liệu ,kiểu dáng, họa tiết cũng như men phủ. Nổi tiếng nhất phải kể
đến:
.Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương) chuyên sản xuất các sản phẩm
sành xốp và sành trắng hoa lam , gốm men màu ,gốm tam sắc.
.Thổ Hà (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc) làm sành nâu sắc đỏ hoa men .
Phù Lãng (Bắc Ninh) làm từ tro bùn hoặc đá .Vân Đình (Hà Tây) làm đồ đất
nung.
+Đến thế kỉ XX bên cạnh các cơ sở gốm truyền thống một số cơ
sở gốm mới hình thành và trở nên nổi tiếng như gốm Móng Caí (Quảng
Ninh), gốm Cây May (Sài Gòn). Thế kỉ XX cũng đánh dấu sự ra đời của các
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sản phẩm sứ đầu tiên tại Hải Dương từ nguồn nguyên liệu đất sét trắng,cao
lanh....đã làm cho kho tàng nghệ thuâtj Việt Nam ngày càng phong phú hơn.
Có thể nói cùng với thơì gian các sản phẩm gốm Việt Nam càng
mang đậm tâm hồn Việt bởi sự sáng tạo vô cùng phong phú khi tạo nên sự đa
dang của gốm men maù trên men ,gốm men màu vẽ nét chim hoa văn ở Bình
Dương. Sản phẩm mỗi vùng đều có những nét đẹp rất riêng biệt ,không có sự
dập khuôn ,sao mâũ không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước Châu Âu , Châu
Á, đặc biệt Nhật Bản và Đông Nam Á, Tây Á đã nhập khẩu gốm Việt Nam
với số lượng lớn ngay từ thế kỉ XIV, XVI. Người chiêm ngưỡng có thể dễ
dàng nhận biết vẻ đẹp nhuần nhị, tinh tế của một sản phẩm gốm Bát Tràng, vẻ
khỏe khoắn, phá cách của gốm Phù Lãng Chính sự hòa quyện tuyệt vời giữa
đất, nước, lửa với tâm hồn người Việt đã tạo nên một nghề mang đầy tính
nghệ thuật được mọi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng.
*Quy mô hoạt động
Hiện nay Việt Nam có khoảng 1000 nhà sản xuất khắp ở Bắc, Trung, Nam
trong đó chủ yếu là do tư nhân tự quản lí. Khoảng 50 công ty trong số các
công ty lớn đáp ứng tiêu chuẩn của Châu Âu. Mỗi năm Việt Nam sản xuất
được khoảng 250 triệu sản phẩm, riêng các tỉnh phía Nam sản xuất khoảng
175 triệu sản phẩm.
Hà Nội hiện có 1270 làng nghề được phân bố trên 19 huyện, thị xã. Trong
đó có nhiều làng nghề “trăm tỷ” và riêng 256 làng nghề đã được công nhận là
làng nghề truyền thống (tính đến hết năm 2008) đã đạt giá trị sản xuất 4791 tỉ
đồng.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
*Vai trò của sản xuất và xuất khẩu gốm sứ:
+ Gốm sứ Việt Nam đã đóng 1 vai trò không nhỏ trong việc chuyển dịch
cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Sản xuất gốm sứ còn giúp giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân
dân. Ngày 3/2/2010 vừa qua chỉ riêng thành phố Hà Nội đã trao tặng danh
hiệu làng nghề truyền thống cho 16 làng nghề mới của năm 2009, nâng số
làng nghề được công nhận lên thanh 272 làng, hàng năm sẽ tạo ra thêm gần
13000 tỉ, đảm bảo việc làm cho gần 21000 lao động. Cùng với đó là 17 nghệ
nhân mới được phong tặng nâng tổng số nghệ nhân đã được phong tăng lên
116 nghệ nhân. Đây là điểm sáng để sáng tác thiết kế và trực tiếp làm ra các
sản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật và kinh tế cao. Bên cạnh đó đội ngũ nghệ
nhân này cũng luôn sẵn sàng truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ nguồn nhân
lực dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh cần cù sáng tạo để các làng nghề
truyền thống được bảo tồn khôi phục và phát triển. Mặt khác lực lượng lao
động của Việt Nam khá đông, lại chăm chỉ cần cù nên đã thu hút 1 lực lượng
lớn vào làm việc trong nghành này ,càng ngày càng nâng cao vị thế của sản
phẩm trên trường quốc tế .
+ Sản xuất gốm còn góp 1 phần lớn vào việc tăng ngoại tệ cho đất nước
Theo số liệu thống kê cuả Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim nghạch xuất
khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong tháng 1/2010 đạt 31,22 triệu
ÚSD chiếm 0,6% kim nghạch xuất khẩu cuả cả nước, tăng 60,12% so với
tháng cuối năm 2009 và tăng 1,16% so với cùng kì năm ngoái.
Tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang 20 thị trường trên
thế giới, trong đó thị trường Đức đạt kim nghạch cao nhất với 4,58 triêụ ÚSD
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1 số thị trường đạt kim nghạch ngày càng tăng cao như Đài Loan,
Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Oxtraylia
Năm 2009 chỉ tính riêng ơ Hà Nội giá trị sản xuất của các làng nghề đã đạt
khoảng 7000 tỉ đồng, chiếm khoảng 10% tôngr giá trị sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Đăt biệt 1 số làng nghề đạt doanh số cao
như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỉ đồng/năm.
+ Xuất khẩu gốm sứ đã mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
.Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn.
.Giai quyết được bài toán công nghệ nhập khẩu và chế tạo được các thiết bị
máy móc phục vụ cho sản xuất thay thế việc dùng chủ yếu sức lao động tay
chân đem lại năng suất lao động cao hơn.
.Du nhập được các nền văn hóa phong phú khác, thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác, đoàn kết, thân ái, tình hữu nghị
II.Tình hình sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ truyền thống
tại Việt Nam
1. Tình hình sản xuất- kinh doanh mặt hàng gốm sứ truyền
thống tại thị trường trong nước
a, Tình hình sản xuất mặt hàng gốm sứ truyền thống
Trong những năm gần đây, gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có sự phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Các trung tâm sản xuất chủ yếu của cả
nước như Bình Dương, Biên Hoà (Đồng Nai), Vĩnh Long... ở phía nam; Bát
Tràng (Hà Nội ), Phũ Lãng (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh)... ở phía
Bắc đều hoạt động khởi sắc. Các sản phẩm gốm sứ ngày càng phong phú về
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phong cách, chủng loại, mẫu mã với các hình thức trang trí đa dạng như các
loại chậu hoa, lọ hoa, bát, đĩa, ấm trà, tượng…, đáp ứng mọi yêu cầu của
khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Với đội ngũ hùng hậu và sự năng động trong nắm bắt nhu cầu của thị
trường, các nhà sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc gốm mỹ nghệ
Việt Nam vượt qua biên giới về không gian để chiếm lĩnh hàng loạt các thị
trường khó tính. Sản xuất và xuất khẩu gốm đạt những tăng trưởng đáng kể
với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và được người tiêu dùng ở Hồng
Kông, Nhật Bản, Singapore, các nước cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Australia
đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá thành của sản phẩm.
Với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cùng với những bí quyết sản xuất
lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày nay đang tạo ra những sản phẩm
gốm tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng trong
nước và quốc tế.Các sản phẩm gốm sứ hiện nay rất phong phú, gồm nhiều
chủng loại khác nhau. Từ các sản phẩm truyền thống như các loại bình, lọ, ấm
chén, bát đĩa..., hiện nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn
như các sản phẩm gốm sứ trang trí nội ngoại thất, tranh gốm nghệ thuật, đồ
trang sức, sứ kỹ thuật, sứ xây dựng....
*Những năm gần đây, gốm sứ Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị
trường không những trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. thế
nhưng trong cơn khủng hoảng kinh tế chưa khôi phục, các làng nghề gốm sứ
đang lâm vào tình trạng lao đao, thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường, sự cạnh tranh của gốm sứ Trung Quốc làm kim nghạch một số mặt
hàng gốm sứ giảm đáng kể.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thực tế đã cho thấy thực trạng sản xuất của các làng gốm truyền thống có
tác động không nhỏ tới tiêu dùng sản phẩm gốm sứ của người dân trong nước
cũng như xuất khẩu sản phẩm ra thị trường các nước.
Sau đây là một số yếu tố phản ánh tình hình sản xuất và kinh doanh gốm sứ
truyền thống tại các làng nghề
*Các yếu tố đầu vào
.Quy mô vốn đầu tư phát triển gốm trong nước
Có thể nhận thấy, sản xuất ở các làng nghề gốm sứ vẫn là sản xuất nhỏ lẻ,quy
mô vốn không nhiều. Có đến 70% số hộ gia đình chỉ có số vốn trên dưới 50
triệu.
Bảng 2-5: Quy mô vốn của các cơ sở sản xuất gốm sứ của các làng nghề
Quy mô vốn 2006 2007 2008 2009
Dưới 50 tr
50-300 tr
300 tr-1 tỷ
1-5 tỷ
Trên 5 tỷ
• Quy mô vốn đầu tư phát triển gốm từ nước ngoài
Thực tế đầu tư nước ngoài vào việc sản xuất gốm truyền thống không đáng
kể. Chủ yếu là sản xuất gốm dân dụng, xây dựng :các mặt hàng gốm sứ vệ
sinh, gạch ốp lát…
Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào các nghành gốm sứ
Ngành gốm 2006 2007 2008 2009
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Gốm truyền
thống
Gốm dân dụng
Gốm xây
dựng
Gốm nghệ
thuật
Các sản phẩm
khác
• Công nghệ sản xuất và phát triển sản phẩm
Việc áp dụng công nghệ sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm gốm
sứ truyền thống chưa thực sự được chú trọng. Trong khi đó, các doanh nghiệp
sản xuất gốm công nghiệp lại rất quan tâm đến việc này. Các sản phẩm gốm
cổ truyền thường rất ít tính độc đáo, chất lượng và mẫu mã hạn chế. Đây cũng
là một điểm yếu của gốm sứ truyền thống Việt Nam làm giảm tính cạnh tranh
với các sản phẩm của Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam vừa chính thức
ra mắt Viện Nghiên cứu Công nghệ gốm sứ Việt Nam tại Vĩnh Phúc với mục
tiêu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ Việt Nam. Viện sẽ
huy động nguồn lực của các thành viên trong Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt
Nam để tập trung nghiên cứu và hợp tác về khoa học, phát triển công nghệ,
phát triển sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ chuyên ngành vật liệu gốm
sứ; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt
động sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trong
lĩnh vực gốm sứ.Bên cạnh đó, Viện sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học và
công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gốm sứ trong nước, giảm
sự phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị và nguyên liệu hóa chất nhập khẩu của
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nước ngoài cũng như phát huy và sử dụng hiệu quả tiềm năng về nguyên liệu
gốm sứ và chất xám trong nước.
• Lao động cho sản xuất theo độ tuổi, tay nghề
+Theo độ tuổi: Tỉ lệ những người lao đông trong nghành gốm chủ yếu vẫn
năm trong khoảng từ 15-24 tuổi.
Lao động là một vấn đề quan trọng đối vối nghành gốm sứ Việt Nam đặc
biệt là gốm sứ cổ truyền. Hiện nay các làng gốm sứ ở Việt Nam đều sử dụng
lao động tại địa phương. Ở các làng gốm tương đối phát triển như Bát Tràng,
đã co thị trường tiêu thụ ổn định, phần lớn lực lượng lao động đã chuyển hẳn
từ nghề nông sang nghề thủ công. Điều này dẫn đến tỷ lệ lao động vị thành
niên ở các làng nghề khá cao, chiếm tới 10,25%. Một số trẻ em tham gia sản
xuất cùng gia đình, ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng học tập của các em và
đi chệch mục tiêu đào tạo. Bên cạnh đó , việc sử dụng lao động vị thành niên
cũng có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm này do xu hướng các
nước ngoài đang chú ý ngày càng nhiều đến các tiêu chuẩn xã hội.
+Theo tay nghề: Những bậc thợ cao thì dùng để thiết kế sản phẩm cao cấp
dùng cho xuất khâủ. Những bậc thợ thấp hơn thì tập trung sản xuất các sản
phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.Trên thực tế, vấn đề bất cập hiện
nay là sản phẩm có chất lượng cao phụ thuộc vào tay nghề của người thọ. Tuy
nhiên lao động có tay nghề lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động
khoảng 10%. Nhận thức được việc này, một số làng nghề đã chú ý đến đào
tạo nghề, nhưng hiệu quả chưa cao.
Còn đối với các doanh nghiệp, hàng năm, doanh thu từ gạch ốp lát mang
lại là trên 1 tỉ USD và tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động trên
cả nước. Các sản phẩm công nghiệp do có sự hỗ trợ của máy móc công nghệ
nên lao động thường có tay nghề không cao.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Nguyên, nhiên, vật liệu
+Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất
sét trắng. Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản
chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước
hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng
1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20
mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng
800 triệu tấn.
+Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản phẩm gốm sứ hiện nay là
điện, than, củi, gas. Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều
được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng
cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
lò thủ công truyền thống đốt than còn rất cao (Ví dụ, ở làng nghề Bát Tràng có
600 lò đốt than so với 320 lò gas). Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng lò
thủ công đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ có thể cạnh tranh
với hàng Trung Quốc.
Do lò thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề bức bách trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng
nghề tập trung nhiều cơ sở sản xuất. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong các làng nghề.
Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng
lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ.
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
*Các yếu tố đầu ra
• Thị trường hướng tới
+Đến nay, gốm sứ đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống văn hoá
và tiêu dùng của người Việt Nam, cũng như đã có một vị trí đáng kể tại nhiều
quốc gia trên trên giới.Sản phẩm gốm sứ phong phú, đa dạng được thị trường
trong nước chấp nhận nhưng thực sự chưa được đánh giá cao.
+Đối với sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước, sản phẩm của làng nghề
nói chung đa số được tiêu thụ trên tất cả các tỉnh thành đặc biệt hai thành phố
lớn là HàNội, T.P Hồ Chí Minh… Các sản phẩm được tiêu thụ trong nước
chủ yếu thông qua hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
+Bên cạnh đó, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất gốm ở các
làng nghề cũng có sự khác nhau. Ví dụ như ở Bát Tràng, phần lớn sản phẩm
tiêu thụ trong nước dựa trên cơ sở hợp đồng, một phần nhỏ được bán trực tiếp
tại cửa hàng và cho khách du lịch. Các làng nghề khác thường qua các nhà
bán buôn đến tay người tiêu dùng tại các chợ hoặc siêu thị.
Việc các sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định do một mặt các sản phẩm này
phần lớn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Ví dụ như bát đĩa, bình, lọ,
chum, vại…bên cạnh đó, những nhà sản xuất đã chú ý đến việc cải tiến sản
phẩm để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng không những chỉ ở trong nước
mà cả thị trường ngoài nước.
• Các hoạt động marketing, xúc tiến sản phẩm
Mặc dù có những thành tựu như vậy song việc tiêu thụ sản phẩm của gốm
sứ truyền thống còn bộc lộ nhiều hạn chế.
-Nếu sản xuất hoàn toàn theo nhu cầu thị trường thì sản phẩm mất tính
văn hóa truyền thống, mất nét đặc trưng
12