Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

bồi dưỡng kiến thức biển đảo môn lịch sử thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 71 trang )

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ
BIỂN, ĐẢO
BIỂN, ĐẢO
MÔN LỊCH SỬ
MÔN LỊCH SỬ
GV: Lê Hoàng Thám
GV: Lê Hoàng Thám
Giới thiệu tài liệu
Giới thiệu tài liệu
1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC GIÁO DỤC, TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC VỀ BIỂN,
ĐẢO VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẢO TRONG CÁC TRƯỜN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.
(Vụ giáo dục Trung học)
2. VỊ THẾ VÀ TIỀM NĂNG CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG
SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
(PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội)
3. BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
VÀ KHAI CHIẾM
(GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển)
4. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC
BIỂN ĐẢO
(Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới quốc gia)
(Tài liệu có ở website: ongdiacamau.com/tài nguyên/dành cho giáo viên)
Hướng dẫn tích hợp, lồng
ghép về biển đảo trong dạy học
lịch sử

VN có đường bờ biển dài trên 3.260 km, đứng thứ 27
trong số 156 quốc gia có biển. Đới bờ biển VN là vùng


kinh tế - sinh thái - nhân văn rộng lớn và khá đặc thù,
trải dài trên 13 vĩ độ, thuộc 28 tỉnh, thành phố. Vùng
biển có diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền, trong đó
có khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và được coi là "mặt
tiền" của cả nước để thông ra TBD, hoà nhập với 10
đường hàng hải đi tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ
và các thị trường rộng lớn trên thế giới.

Cũng như nhiều vùng biển khác, biển VN tạo cho đất
nước vị thế địa kinh tế quan trọng, không gian biển
chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và to lớn, bao
gồm cả biển quốc gia và biển quốc tế, cả biển và ven
biển nối với đất liền, cả vùng trời, mặt nước, lòng biển
và lòng đất dưới đáy biển.
1. BƯỚC ĐẦU KHAI CHIẾM BIỂN ĐÔNG
1. BƯỚC ĐẦU KHAI CHIẾM BIỂN ĐÔNG

Sự ra đời của 3 vương quốc cổ đại đầu tiên (Văn
Lang-Âu Lạc/ Lâm Ấp-Chămpa/ Phù Nam): Tự nhận
nguồn gốc biển và mối quan hệ gắn bó số mệnh đối
với biển của mỗi vương quốc.

Quá trình định hình xu thế thống nhất của dòng chảy
chủ đạo của lịch sử Việt Nam, trong đó năng lực khai
chiếm các vùng biển đảo trở thành thước đo sức
mạnh và vị thế của một vương triều hay một thời đại.

Biển Đông (Đông Hải)/ biển Giao Chỉ.

Biển Chămpa (Chapar; Capaa)/ biển Chiêm Thành.


Biển Đông (Đông Hải) và Bãi Cát Vàng trong “Hồng
Đức bản đồ”.
Văn Lang - Âu Lạc
-
Quá trình phát triển liên tục từ
Phùng Nguyên đến Đông Sơn
-
Sự ra đời của nước Văn Lang:
Tiền đề, thời điểm, phạm vi
-
Nước Âu Lạc: sự ra đời, phạm vi
Văn Lang - Âu Lạc
-
Quá trình phát triển liên tục từ
Phùng Nguyên đến Đông Sơn
-
Sự ra đời của nước Văn Lang:
Tiền đề, thời điểm, phạm vi
-
Nước Âu Lạc: sự ra đời, phạm vi
Lâm Ấp - Chăm Pa
-
Văn hóa Sa Huỳnh – Chămpa?
-
Người Sa Huỳnh cổ - chủ nhân
vương quốc Chămpa cổ?
-Nước Lâm Ấp – Nước Chămpa:
phạm vi, lãnh thổ, đặc điểm
Lâm Ấp - Chăm Pa

-
Văn hóa Sa Huỳnh – Chămpa?
-
Người Sa Huỳnh cổ - chủ nhân
vương quốc Chămpa cổ?
-Nước Lâm Ấp – Nước Chămpa:
phạm vi, lãnh thổ, đặc điểm
Phù Nam
-
Văn hóa Đồng Nai - Óc Eo
-
Vương quốc Phù Nam: Cư dân,
phạm vi, đặc điểm
-
Đề quốc Phù Nam: Phạm vi,
đặc điểm
Phù Nam
-
Văn hóa Đồng Nai - Óc Eo
-
Vương quốc Phù Nam: Cư dân,
phạm vi, đặc điểm
-
Đề quốc Phù Nam: Phạm vi,
đặc điểm
2. XÁC LẬP CHỦ QUYỀN THÔNG QUA HOẠT
2. XÁC LẬP CHỦ QUYỀN THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC ĐỘI HOÀNG SA, BẮC HẢI
ĐỘNG CỦA CÁC ĐỘI HOÀNG SA, BẮC HẢI


Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) phát triển
thương cảng Hội An, đẩy mạnh giao thương quốc tế,
mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra
đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát
Vàng và một phần Trường Sa Hải Chử

Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) chính thức xác
lập quyền quản lý về mặt nhà nước miền Đông Nam
Bộ, mở rộng ra miền Tây Nam Bộ, chiếm lĩnh toàn bộ
vùng biển đảo phía Nam, đánh đuổi quân Anh ra khỏi
Côn Lôn, sai Mạc Cửu đo vẽ Trường Sa Hải Chử, lập
ra đội Bắc Hải khai thác và quản lý các xứ Bắc Hải,
cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên
ĐỘI HOÀNG SA
ĐỘI HOÀNG SA

Thời điểm ra đời; quê hương của đội Hoàng Sa.

Chức năng và hoạt động của đội HS; đội HS kiêm
quản đội Bắc Hải và cùng nằm trong cơ cấu tổ chức
của các đội Trường Đà.

Quá trình chuyển dần và tích hợp vào đội Thủy quân.

Đội HS là tổ chức dân binh của Nhà nước đặc trách
công việc khai thác và bảo vệ Biển Đông từ tuyến
ngoài. Đây là một tổ chức độc đáo của các Nhà nước
Việt Nam thế kỷ XVII, XVII, đầu XIX, mà không có bất
cứ một quốc gia nào trong khu vực có được.


Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực chiếm hữu
thật sự hai quần đảo HS, TS từ khi chúng chưa có
chủ và đã thực thi chủ quyền dưới danh nghĩa Nhà
nước liên tục trong nhiều thế kỷ.
3. THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐẦY ĐỦ BẰNG HOẠT
3. THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐẦY ĐỦ BẰNG HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐỘI THỦY QUÂN
ĐỘNG CỦA ĐỘI THỦY QUÂN

Năm 1816 đội Thủy quân và đội HS phối hợp
thăm dò đường biển. Vua Gia Long khẳng định
một cách tuyệt đối chủ quyền ở HS. Chức
năng bảo vệ biển đảo bắt đầu đươc chuyển
sang cho đội Thủy quân. Đội Thủy quân vẫn
chủ yếu tuyển người từ quê hương đội HS.
Đánh giá của phương Tây về hoạt động chủ
quyền của vua Gia Long ở HS và TS.

Vua Minh Mệnh, đặc biệt trong những năm
1830 đã đẩy hoạt động chủ quyền ở HS và TS
lên đỉnh cao nhất của nó.
HỒI KÝ CỦA JEAN BAPTISTE CHAIGNEAU
HỒI KÝ CỦA JEAN BAPTISTE CHAIGNEAU
(1769-1825)
(1769-1825)
"Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay
mang danh hiệu Hoàng đế bao gồm xứ Nam
Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một
phần vương quốc của Cao Miên, một vài
đảo có người ở không xa bờ biển và quần

đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ, bãi
đá ngầm và mỏm đá không người ở. Chỉ
đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay mới
chiếm hữu được quần đảo này".
GIÁM MỤC IEAN LOUIS TABERD
GIÁM MỤC IEAN LOUIS TABERD
“Quần đảo Pracel hay Paracels là một khu vực chằng
chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát Những
người dân xứ Đàng Trong gọi khu vực đó là Cồn
Vàng. Mặc dù rằng hình như loại quần đảo này chỉ có
độc những tảng đá ngầm mà không có gì khác, và độ
sâu của biển hứa hẹn những điều bất tiện hơn là sự
thuận lợi, nhưng nhà vua Gia Long vẫn nghĩ rằng ông
ta đã tăng cường được quyền thống trị lãnh thổ của
mình bằng sự sáp nhập tội nghiệp đó. Vào năm 1816,
nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và
đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà
chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh
giành với ông ta”.
HOẠT ĐỘNG CHỦ QUYỀN Ở HS VÀ TS DƯỚI
HOẠT ĐỘNG CHỦ QUYỀN Ở HS VÀ TS DƯỚI
THỜI MINH MỆNH
THỜI MINH MỆNH

Các hình thức và biện pháp: Vãng thám kiểm tra, kiểm
soát, khai thác hoá vật và hải sản, tổ chức thu thuế và
cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ,
lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng
cây để cho người qua lại dễ nhận biết…


Lực lượng thực thi: Các đội Thuỷ quân, Biền binh, Vệ
giám thành, Binh đinh, Dân phu (Quảng Ngãi, Bình
Định…).

Tổ chức, quản lý thống nhất, giám sát chặt chẽ từ khi
chuẩn bị ra đi đến thời gian hoạt động trên biển, đảo, khi
trở về báo cáo tình hình, khai nộp hoá vật, hải vật. Nhà
nước cấp bằng xác nhận, thưởng phạt công minh.

Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường
Sa trong thời kỳ này là thật sự, hiển nhiên, đầy đủ, trọn
vẹn và không gặp phải sự tranh chấp của bất cứ quốc gia
nào. .
M. A DUBOIS DE JANCIGNY
M. A DUBOIS DE JANCIGNY
"Chúng tôi chỉ muốn nhận xét rằng đã từ 34 năm nay,
(từ 1816 đến 1850), quần đảo Paracels (mà những
người An Nam gọi là Cát Vàng), thật là một chốn mê
cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi
cát thật sự đã làm những người đi biển kinh hãi và chỉ
có thể kể đến trong số những địa điểm hoang vu cằn
cỗi nhất của địa cầu, quần đảo do đã bị các người xứ
Đàng Trong chiếm giữ. Chúng tôi không rõ họ đã có
đặt một cơ sở nào không (có thể với mục đích là bảo
vệ công việc đánh cá), nhưng chắc chắn rằng nhà vua
Gia Long đã chủ tâm đính thêm đoá hoa độc nhất vô
nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã
xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ
lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông
đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh

đất đó".
4. CHỦ QUYỀN Ở HS VÀ TS
4. CHỦ QUYỀN Ở HS VÀ TS
TRONG THỜI PHÁP THUỘC
TRONG THỜI PHÁP THUỘC

Phải tập trung lực lượng chống lại cuộc chiến tranh
xâm lược của Thực dân Pháp, triều đình Tự Đức
không có điều kiện cử đội Thủy quân ra Hoàng Sa,
Trường Sa như trước đây.

Khi Pháp chiếm được Việt Nam thì chủ quyền của
Việt Nam ở HS-TS cũng thuộc về Pháp.

Nam triều vẫn tranh thủ mọi cơ hội để khẳng định
chủ quyền của mình: Xuất bản các bộ sử, địa lý lịch
sử chính thức, bản đồ, tư liệu và tuyên bố của các
quan chức (Nguyễn Thông, Nguyễn Bá Trác, Thân
Trọng Huề…).
THƯ CỦA KHÂM SỨ TRUNG KỲ
THƯ CỦA KHÂM SỨ TRUNG KỲ
GỬI TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
GỬI TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
… Nhà nước được chúng ta bảo hộ đã
khẳng định từ lâu đời chủ quyền của họ
đối với quần đảo Hoàng Sa, và ngài Thân
Trọng Huề, nguyên là Thượng thư Bộ
Binh, qua đời năm 1925, trong một bức
thư đề ngày 3 tháng 3 năm ấy, đã viết:
“Những hòn đảo này luôn luôn thuộc

chủ quyền của nước An Nam, việc này
không có gì để bàn cãi cả” …
VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA PHÁP
VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA PHÁP
VÀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA VIỆT NAM
VÀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA VIỆT NAM

Thái độ của Pháp trong thời kỳ đầu.

Cuộc tranh chấp tranh biện: 1925 Toàn quyền Đông
Dương tuyên bố chủ quyền của Pháp ở Hoàng Sa.
Năm 1938 ghép vào tỉnh Thừa Thiên.

1930 Pháp tuyên bố chủ quyền ở TS. 1933 chiếm 7
đảo và ghép vào tỉnh Phước Tuy (thuộc Nam Kỳ).

Luật 49-733 4/6/1949 của Quốc hội CH Pháp trao lại
lãnh thổ Nam Kỳ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam.

Tháng 9/1951 tại Hội nghị San francisco Thủ tướng
Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu trịnh
trọng tuyên bố hai quần đảo HS, TS thuộc Việt Nam.
Các nước tham dự Hội nghị không phản đối.
5.THỰC TRẠNG CHIẾM ĐÓNG
5.THỰC TRẠNG CHIẾM ĐÓNG
VÀ TRANH BIỆN
VÀ TRANH BIỆN

1956 Hải quân VNCH tiếp quản Hoàng Sa, Trường Sa.


1956 Trung Quốc cho quân đổ bộ lên nhóm An Vĩnh ở phía đông
HS. 19-20/1/1974 TQ tấn công chiếm các đảo phía tây và toàn bộ
HS.

5-6/5/1975 VNDCCH tiếp quản TS từ quân đội VNCH. VN quản lý 9
đảo (Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông,
Trường Sa, Trường Sa Đông, Phan Vinh, An Bang) và 11 đá, 1 bãi
cạn. Yêu sách chủ quyền cả hai quần đảo HS và TS.

Từ 2/1988, TQ bắt đầu đưa quân đội xuống một số đảo ở TS và đến
nay đã chiếm 7 đá. Yêu sách chủ quyền toàn bộ biển Nam Hải.

1956 Đài Loan chiếm đảo lớn nhất (Ba Bình) và duy trì cho đến nay.
Yêu sách chủ quyền toàn bộ biển Nam Hải (như TQ)

1956 Philippines bắt đầu chiếm một số đảo ở TS. Đến nay quản lý 5
đảo, 2 đá, 2 bãi cạn. Yêu sách chủ quyền một bộ phận ở phía tây
TS.

1983 Malaysia nêu vấn đề chủ quyền và chiếm 3 đảo, 2 bãi cạn ở
TS. Yêu sách chủ quyền một bộ phận ở phía nam TS.

Brunei không chiếm đảo nào, nhưng cũng có yêu sách chủ quyền
một bộ phận ở phía nam TS.
6.KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUỒN TƯ LIỆU
6.KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUỒN TƯ LIỆU

Các nguồn tư liệu của VN, TQ, phương Tây và các
nước liên quan bao gồm tư liệu chính thức của nhà
nước và tư liệu trong dân gian; thư tịch cổ, bản đồ cổ;

các di tích, di vật, các tư liệu địa danh, văn hóa, văn
học dân gian… đều phản ánh một cách khách quan,
trung thực lịch sử chủ quyền của VN ở HS-TS.

Tư liệu được khai thác độc lập, sau khi tiến hành phê
phán, phân loại, được đặt trong các mối quan hệ với
tư liệu cùng loại và với các loại tư liệu khác. Lợi thế
của việc khai thác tư liệu một cách đồng bộ này là bản
thân tư liệu trong hệ thống có thể bổ sung cho nhau,
làm tăng thêm giá trị của nhau và của bộ sưu tập tư
liệu chung, cũng như có thể kiểm tra, kiểm chứng lẫn
nhau một cách dễ dàng.

Các nguồn tư liệu rất phong phú, đa dạng và khá
thống nhất. Chẳng hạn nguồn thư tịch cổ VN đều
không mâu thuẫn với bản đồ cổ, tư liệu ở các địa
phương VN và cả nguồn tư liệu phương Đông và
phương Tây. Tư liệu khẳng định TQ không hề có chủ
quyền ở HS, TS cũng rất rõ ràng, khẳng định lãnh thổ
truyền thống của TQ không vượt quá đảo Hải Nam,
hoàn toàn phù hợp với các nguồn tư liệu của VN cũng
như phương Tây.

Sức mạnh của bộ tư liệu chính là ở chỗ VN là nước
duy nhất trong khu vực chiếm hữu thật sự hai quần
đảo HS-TS từ khi chúng còn là vùng đất chưa có chủ
và đã thực thi chủ quyền dưới danh nghĩa Nhà nước
liên tục trong nhiều thế kỷ, mà không có một quốc gia
nào tranh chấp hay phản đối.


Tư liệu phản ánh các hình thức thực thi chủ quyền
của các nhà nước VN ở HS-TS như vãng thám kiểm
tra kiểm soát, khai thác các hoá vật và hải sản, tổ
chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ
bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây
để cho người qua lại dễ nhận biết Lực lượng ra làm
nhiệm vụ ở HS-TS không chỉ có các đội HS, BH, Thuỷ
quân mà còn cả binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến đi ra
HS-TS đều phải có quyết định của Nhà nước, nhiều
khi của chính nhà vua. Sau khi kết thúc công việc phải
chạy thuyền về kinh đô để báo cáo, khai nộp hoá vật,
hải vật. Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được
thưởng và cấp bằng xác nhận. Công việc ở HS-TS là
vô cùng gian nan nguy hiểm, có khi người ta phải làm
lễ truy điệu sống, làm đám tang trước để an ủi người
đi. Ý thức được đầy đủ nghĩa vụ cao cả với quê
hương đất nước, nhiều người thản nhiên đi vào cái
chết, tự giác coi đó là lẽ sống của chính mình.
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN

Châu bản triều Nguyễn là các bản tấu, sớ của triều
đình nhà Nguyễn tính từ năm 1802 cho đến năm
1945 đã được nhà vua “ngự phê”, “ngự lãm”.

Dấu tích ngự phê trên văn bản là dấu mực son bao
gồm 4 loại là Châu phê (vua cho ý kiến vào văn
bản); Châu điểm (vua chỉ điểm một chấm son xác
nhận đã ngự lãm hay đồng ý với nội dung văn bản);
Châu khuyên (là những dấu khuyên đỏ thể hiện sự

bằng lòng y cho) và Châu mạt hay Châu cải (là các
dấu son của vua quẹt vào những chỗ vua muốn xóa
bỏ hay không đồng ý với văn bản).
GIÁ TRỊ CỦA CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN
GIÁ TRỊ CỦA CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN

CBTN là nguồn tư liệu nguyên gốc và cao nhất của
nhà Nguyễn, được sản sinh ra trong quá trình hoạt
động của Nhà nước, phản ánh khách quan, trung thực
tư tưởng chính trị, chủ trương, chính sách của vương
triều trong các hoạt động đối nội và đối ngoại.

CBTN là nguồn tài liệu đặc biệt, độc bản, duy nhất và
vô cùng quý hiếm còn giữ lại đến ngày nay, nó không
chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn có giá trị nổi
bật toàn cầu.

Ngày 14 tháng 5 năm 2014, tại Quảng Châu (Trung
Quốc), tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận
CBTN là Di sản tư liệu, ký ức thế giới khu vực châu Á-
Thái Bình Dương.

Khảo sát 734 tập Châu bản triều Nguyễn còn
lại đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia I (18, Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu
Giấy, Hà Nội), chúng tôi đã tập hợp được số
lượng tương đối phong phú, đa dạng tư liệu
châu bản phản ánh hoạt động chủ quyền của
Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới các
triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.

NHẬN XÉT
NHẬN XÉT

CBTN là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất để khẳng
định một cách trực tiếp và mạnh mẽ về chủ quyền
của vương triều Nguyễn Việt Nam ở Hoàng Sa và
Trường Sa, mà không có một nước thứ hai nào
tham gia tranh chấp hiện nay có được nguồn tư liệu
như thế này.

Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã từng bước
khai chiếm khu vực Hoàng Sa, Trường Sa từ lúc
chúng còn là vùng đất chưa có chủ, xác lập và
thực thi chủ quyền một cách thật sự, trọn vẹn,
liên tục nhiều thế kỷ, trong điều kiện hòa bình,
mà tư liệu CBTN là minh chứng đắt giá nhất.

×