Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quản trị đa văn hóa phân tích 3 tầng cấu trúc văn hóa của COCA COLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.34 KB, 22 trang )

I GIỚI THIỆU VỀ COCA-COLA
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký
năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách
hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau
này, khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của
Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca
Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một
loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung
thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ
năm 1960.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và hạt côla, hai thành phần của
nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì
người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện
nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm
đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn
Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-
cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế
giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác
của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở
rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau
đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới.
Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở
hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi
giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người
Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt
tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế
giới.
Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ
USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36


triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối
sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và
đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD.
2. Văn hóa Coca-cola
1>Nhóm yếu tố giá trị
-Sáng kiến cá nhân:công ty đề cao sáng kiến các nhân của tất cả các thành
viên nhằm chủ động hoàn thành các mục tiêu cá nhân,phòng ban nhằm hường tới
hoàn thành mục tiêu chung của công ty.Công ty tạo điều kiện để các cá nhân phát
huy thế mạnh của mình.
-Tinh thần đồng đội:kết quả tập thể được đánh giá cao hơn kết quả cá nhân
.Công ty khuyến khích nhân viên hoàn thành mực tiêu của mình,bên cạnh đó có sự
quan tâm giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm,,trong phòng ban và trong công
ty hoàn thành các mục tiêu riêng của họ nhằm hoàn thành mục tiêu chung.
-Lợi ích khách hàng:công ty chủ trương hoạt động theo tôn chỉ “vượt xa với
kỳ vọng của khách hàng”.Mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các sản
phẩm,các dịch vụ với chất lượng tốt nhất.Mang đến cho các đối tác mức lợi nhuận
đảm bảo trong dự án kinh doanh của họ.
-Phát triển nhân lực:mỗi nhân viên có một tiềm năng nhất định để phát triển
nghề nghiệp thành công tại Cocacola Việt Nam.Công ty có một lộ trình đào tạo rõ
ràng,cụ thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó.
2>Nhóm các yếu tố chuẩn mực
-Sự liêm chính:tính trung thực,sự cởi mở và thẳng thắn là nền tảng cho sự lựa
chọn nhân viên ,nó bị ràng buộc bởi các quy định và được nuôi dưỡng trong một
môi trường thuận lợi.
-Tôn trọng và tin cậy:các cá nhân luôn tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau tạo
dựng niềm tin.
-Cam kết:có trách nhiệm và thực hiện những gì đã cam kết với cấp trên,với
đồng nghiệp với cấp dưới và với khách hàng.
3>Nhóm các yếu tố không khí và phong cách lãnh đạo
Chịu chi phối của bảy giá trị văn hóa của công ty,lãnh đạo của Coca-cola

Việt Nam theo phong cách dân chủ, gần gũi với cấp dưới và nhân viên.Các quyết
định quản trị cũng bị chi phối bới bảy giá trị văn hóa này.Ngoài ra do được điều
hành bởi Coca-cola Sabco là một đối tác đóng chai của tập đoàn Coca-cola nên
những quyết định mang tính chất cục bộ ngắn hạn.
4>Nhóm yếu tố hữu hình
-Quảng cáo và khuyến mại :có thể coi Coca-cola là công ty có đầu tư vào
quảng cáo mạnh tay nhất trên thế giới.Điều này đã được minh chứng thông qua
hàng loạt các hoạt động quảng cáo của Coca-cola trên toàn cầu và cũng chính là lý
do tại sao Coca-cola luôn là thương hiệu số một trên thế giới trong suốt 10 năm
qua.
Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị,Coca-cola bao giờ cũng được
bày bán ngang tầm mắt,ngay trước những hành lang,hoặc trong những nơi bắt mắt
để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện ra sản phẩm và mua chúng một cách
thuận tiện nhất.Theo công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt
Nam,Coca-cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la mỹ cho các quảng cáo
sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008.
Các quảng cáo của Coca-cola rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý
của mọi người,được thể hiện thông qua hàng loạt mẫu quảng cáo trên nhiều thị
trường khác nhau.
-Thương hiệu:thừa hưởng sự thành công của thương hiệu Coca-cola trên toàn
cầu và mức độ gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam,”Coca-cola” được xem như là
đại diện cho một loại nước giải khát có ga màu caramen ,cũng như Honda đại diện
cho các loại xe gắn máy.
-Slogan:slogan của Coca-cola không giữ nguyên mà thay đổi phù hợp với
từng thời kỳ kinh doanh.Ví dụ như “không thử sao biết”,”Xuân diệu kỳ bắt đầu từ
Coca-cola”
-Màu sắc:màu đại diện cho Coca-cola là màu đỏ-màu của nhiệt huyết,màu
chiến thắng
-Ngôn ngữ:trong hoạt động công ty sử dụng song song hai ngôn ngữ
chính:tiếng anh và tiếng việt.Tiếng anh để sứ dụng đồng bộ trong hệ thống thông

tin và dữ liệu chung của tập đoàn,tiếng việt thể hiện sự tôn trọng văn hóa của con
người và quốc gia sở tại.
3.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VĂN HOÁ CỦA COCA-COLA
3.1.Những quy trình và cấu trúc hữu hình của Coca-cola
• Công thức
Thương hiệu đồ uống hàng đầu thế giới Cola-Cola tròn 125 tuổi. Trong suốt thời
gian đó, công thức sản xuất và logo của hãng không hề thay đổi.
Hầu hết các sản phẩm trên thế giới đều phải liên tục cải tiến công nghệ sản xuất
nếu muốn giữ vững vị trí và phát triển đi lên. Coca-Cola là một trong số rất ít sản phẩm
đã luôn trung thành với công thức hoàn hảo ban đầu mà vẫn hấp dẫn khách hàng của
mình trong hơn một thế kỷ qua.
• Cách bài trí
Một yếu tố khác dẫn đến thành công của Coca Cola là hình thức trình bày sản
phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán
nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu
đỏ tươi và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc
hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng.
• Logo
Mẫu logo Coca-cola đầu tiên được thiết kế vào năm 1885 bởi người đồng
nghiệp của John Pemberton và thủ thư Frank Mason Robinson. Với ý tưởng 2 chữ
C trông sẽ rất đẹp trong quảng cáo, Robinson đã đưa ra cái tên Coca-Cola và dùng
kiểu chữ thảo của nó làm logo cho hãng.
Việc sử dụng nền chữ, mẫu Spencerian, được phát triển từ giữa thế kỷ 19 và
đã có ảnh hưởng lớn đến loại hình chữ viết tay trang trọng ở US trong suốt giai
đoạn đó. Sự phối hợp giữa màu trắng và màu đỏ trong mẫu logo Coca-Cola đã giữ
được sự giản dị và độc đáo để quyến rũ những tâm hồn trẻ trung. Ngay cả hình
dáng chai Coca-Cola cũng tượng trưng cho “Lòng nhiệt huyết tuổi trẻ châu Mỹ”.
Kể từ đó, nhiều thiết kế mẫu dáng cho Coca-cola đã được đưa ra trong suốt cả thập
kỷ qua. Nhưng phổ biến nhất trong những năm hoàng kim 1915 vẫn là kiểu dáng
chai cổ cong với cái tên “contour bottle”- “có eo”, và được biết nhiều nhất là kiểu

chai “hobble skirt”-“gờ nhấp nhô”. Dù có chi tiết thiết kế sai sót như cacao pod,
kiểu dáng cũng như logo Coca-Cola đã được rất ưa chuộng và thường được đánh
giá là mẫu thiết kế tuyệt vời nhất.
Mẫu thiết kế logo Coca-Cola lần đầu được quảng cáo trên tập san Atlanta vào
năm 1915 và cũng xuất hiện ở khoa dược Pemberton. Sau đó Raymond Loewy đã
kết hợp nó với sản phẩm Coca-Cola. Mẫu logo này đã được đăng ký và lưu hành
rộng rãi từ 1887 và từ đó nó đã trở thành thương hiệu đồng hành cùng công ty. . Kể
từ khi ra mắt logo của hãng trong chiến dịch quảng cáo lần đầu tiên năm 1900 đến
giờ, logo của Coca-Cola vẫn được giữ nguyên với kiểu chữ uốn lượn và gam màu
đỏ.
Cocacola qua những bàn tay designer
3.2.Những giá trị được tuyên bố
• Chiến lược
Tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng đối với Coca-Cola là nhận dạng thương
hiệu, trải nghiệm của người sử dụng, và tính bền vững.
+Tập trung vào các thị trường chủ chốt
Chiến lược của Coca cola không phải là đầu tư dàn trải mà tập trung vào các thị
trường chủ chốt. Mục tiêu của hãng là chiếm lĩnh những thị trường lớn chứ không phải
dàn trải thị trường của mình trên toàn thề giới. Theo Coca cola, hãy có chỗ đứng kiên
vững với các thị trường truyền thống rộng lớn trước đã, sau đó mở rộng sang các thị
trường nhỏ hơn. Vì thế, tại các thị trường truyền thống rộng lớn như Mỹ, Trung Quốc hay
Châu Âu, biểu tượng của Coca cola luôn vững vàng và lưu dấu ấn với hầu hết mọi người.
+ Chiến lược Marketing:
a Chiến lược quảng bá sản phẩm
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại
những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang
tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên

này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào.
Coca Cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các hợp đồng
quảng cáo lớn. Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của CocaCola, từ đó ấn
tượng luôn cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những thị trường lớn như Mỹ,
Châu Âu, các sản phẩm của CocaCola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước
ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội
trời chung - Pepsi.
 Ngay từ khi ra đời, con đường phát triển sản phẩm chủ yếu của CocaCola là tiếp thị và
quảng bá sản phẩm. Nhờ cách làm này mà CocaCola đã trở thành một trong những
thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
b Chiến lược PR
Coca-Cola đã có những nỗ lực lớn trong việc công khai các hợp đồng của mình
nhằm có được sự ủng hộ của công chúng và phát triển thế mạnh - từ bạn hàng và công
chúng nói chung - làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp không dễ dàng tiếp nhận đút lót từ
công ty đồ uống khổng lồ. Hãng từng tuyên bố công khai: Coca-Cola thà phải rút khỏi đất
nước đó còn hơn là đút lót khoản tiền lớn cho vị đứng đầu nhà nước.
Thực tế ở chỗ là nhằm làm tăng các cơ hội trong các thị trường đang phát triển ở
Trung và Ðông Âu và tại các nước đang phát triển, Coca-Cola cố gắng để được nhìn nhận
như một vị khách thật thà, lâu dài và trung thành. Hãng phải gây được ấn tượng đối với
chính phủ sở tại, khách hàng và cả những người cung cấp và công chúng nói chung rằng
họ tìm kiếm một mối quan hệ công bằng, cởi mở và lâu dài.
Và Coca-Cola ngày càng tiến xa hơn. Công ty đóng vai trò toàn diện tại hầu hết các
nước mà nó hoạt động, ủng hộ giáo dục, nghệ thuật và các dịch vụ xã hội dài hạn theo
cách chân chính. Coca-Cola hiểu rằng chìa khoá cho sự thành công chính là quyết tâm
của công ty trong việc thể hiện cho các đối tác kinh doanh rằng: cho dù truyền thống và
quốc tịch của họ là gì thì công ty vẫn đánh giá cao sự trung thực và hiểu biết ngôn ngữ
của đối tác và tôn trọng họ. Nhờ vậy, Coca-Cola luôn nhận được sự khâm phục của nước
chủ nhà.
Những hoạt động đánh bóng thương hiệu
• Coca-Cola về cộng đồng : công ty Coca-Cola đóng vai trò hàng đầu trong

các chương trình giáo dục và cộng đồng với rất nhiều hoạt động phong phú nhằm góp
phần nâng cao và cải thiện cuộc sống cho đồng bào ở các vùng nông thôn và thành thị
trên toàn quốc. Cho đến nay, Công ty đã đóng góp hơn 600.000 đô la Mỹ cho các chương
trình giáo dục và cộng đồng tại Việt Nam.
• Trung Tâm Học Tập Coca-Cola: chương trình Trung Tâm Học Tập Coca-
Cola phối hợp với Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản
đang trong giai đoạn tiến triển ở các trường học và cung văn hóa thanh niên tại Việt Nam.
Mục tiêu của Trung Tâm Học Tập là cung cấp cho các em học sinh trang thiết bị học tập
tiên tiến cùng với hệ thống mạng máy vi tính hiện đại và tài liệu học tập. Cho đến nay,
Công ty đã đầu tư 375.000 đô la Mỹ để thành lập và điều hành chương trình này. Hiện tại,
đã có 40 Trung Tâm Học Tập Coca-Cola được thành lập ở 33 tỉnh thành trên toàn quốc.
Trong năm 2002, tất cả 40 Trung Tâm Học Tập sẽ được nối kết với mạng thông tin nội bộ
Internet, cho phép các thành viên trong ban điều hành, đối tác của chương trình và các em
học sinh liên lạc và trao đổi thông tin qua mạng.
• Chương trình giáo dục về môi trường: công ty Coca-Cola cũng tài trợ cho
cuộc thi Hành Tinh Xanh Mãi Xanh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho 15 triệu
học sinh ở các trường phổ thông cơ sở và trung học trên toàn quốc. Cuộc thi được tổ chức
hàng năm với sự phối hợp giữa Trung Ương Đoàn Thanh Niên, nhằm mục đích khuyến
khích các em học sinh tìm hiểu các vấn đề về môi trường cũng như nâng cao ý thức về
bảo vệ môi trường tại trường học.
• Chương trình tham quan nhà máy: chương trình tham quan nhà máy sản
xuất nước giải khát Coca-Cola dành cho các em học sinh được thực hiện vào tháng 4 năm
2001 và trở thành mô hình công cụ học tập bổ ích cho các trường học ở Tp. Hồ Chí Minh
và các khu vực lân cận. Hơn 16.000 học sinh, giáo viên và sinh viên đã tham gia vào
chương trình tham quan nhà máy từ khi được phát động và chương trình này luôn luôn
nối kết với nhiều hoạt động kinh doanh và bán hàng của Công ty.
• Cứu Trợ Thiên Tai: công ty Coca-Cola tại Việt Nam là một trong những
công ty nước ngoài đầu tiên tham gia vào chương trình cứu trợ đồng bào bị lũ lụt vào năm
1999. Ngay sau khi biết thông tin về cơn bão lớn nhất của thế kỷ tàn phá các tỉnh miền
Trung, tất cả nhân viên Công ty Coca-Cola đã thể hiện tinh thần nhường cơm xẻ áo đóng

góp tiền, quà cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Tổng số quà cứu trợ bao gồm thực phẩm, quần
áo, tập sách và tiền mặt với tổng số tiền trị giá 350 triệu đồng đã được gởi đến đồng bào
bị lũ lụt.
 Công ty Coca-Cola đã đóng góp quà cứu trợ trị giá 1,2 tỉ đồng để cứu trợ bào bị lũ
lụt tại Việt Nam năm 2000. Số tiền này bao gồm quỹ Một Tỉ Đồng từ tấm lòng
nhường cơm xẻ áo của tất cả nhân viên Công ty, công với sự hỗ trợ của Công ty,
để xây dựng lại các phòng học bị thiệt hại trong cơn lũ vào năm trước tại các tỉnh
miền Trung và số tiền 200 triệu đồng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt các tỉnh miền đồng
bằng sông Cửu Long.
 Năm 2001, Công ty Coca-Cola đã giúp đỡ nhân dân các vùng ở miền Trung bị cơn
bão LingLing tàn phá bằng một loạt các đợt cứu trợ khẩn cấp với tổng giá trị trên
90 triệu đồng. Hàng cứu trợ gồm nước uống đóng chai và thực phẩm.
 Đầu năm 2002, đồng bào bị hạn hán tại hai tỉnh An Giang và Cần Thơ đã được
Công ty Coca-Cola trao tặng hơn 2.000 thùng nước uống đóng chai và quà cứu trợ
với tổng số tiền 150 triệu đồng.
 Vừa qua, Công ty Coca-Cola phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Chữ
Thập Đỏ TP tổ chức các đoàn cứu trợ đến các lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh ở miền Trung,
cũng như tỉnh Đồng Tháp, và An Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, trao tặng
5.000 thùng nước uống cùng gạo thực phẩm và tiền mặt cho đồng bào bị thiệt hại.
• Chương Trình Hỗ Trợ Việc Làm cho Phụ Nữ : chương trình Hỗ trợ Phương
tiện Kinh doanh do Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tại TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội cùng phối hợp phát động vào tháng 10 năm 2002 nhằm giúp cho phụ
nữ có hoàn cảnh khó khăn của hai thành phố có điều kiện kinh doanh để cải thiện thu
nhập và nâng cao mức sống. Đây là một chương trình mang ý nghĩa xã hội rất lớn mà
Công ty Coca-Cola cam kết thực hiện tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng chương trình xoá
đói giảm nghèo được chính phủ kêu gọi Trong giai đoạn một, 2.000 phụ nữ ở Thành Phồ
Hồ Chí Minh và Hà Nội đã nhận được xe đẩy làm phương tiện kinh doanh các sản phẩm
của Công ty Coca-Cola tại Việt Nam. Các bước tiếp theo trong chương trình hợp tác dài
hạn này giữa Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ bao gồm việc xây "Nhà Tình
Thương" giúp con em của các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có nơi sinh hoạt học tập, và

học bổng cho con em của phụ nữ nghèo.
• Kỷ Lục Guiness Bánh Chưng Việt Nam: công ty Coca-Cola đã tài trợ cho
làng nghề bánh chưng truyền thống Ước Lễ, Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây làm chiếc
bánh chưng khổng lồ chào mừng ngày Tết cổ truyền năm Nhâm Ngọ 2002, và giúp Việt
Nam đoạt được kỷ lục Guiness đầu tiên. Chiếc bánh kỷ lục có kích thước 2.25m
2
nặng 1,4
tấn, được làm từ 330 ký nếp đặc biệt, 100 ký đậu xanh, 100 thịt heo, 10 ký gia vị, do 50
người nấu. Sau khi được trưng bày trong ba ngày trong triễn lãm Tết, chiếc bánh đã được
chia thành 20.000 phần tặng cho các tổ chức từ thiện. Chứng Chỉ Kỷ lục Guiness đã được
chuyển giao cho Bộ Văn Hoá – Thông Tin Việt Nam.
+ Chiến lược nhân sự
Ở CocaCola cho thấy , không một hoạt động nào được thực hiện một cách riêng lẻ
mà có sự liên hệ chặt chẽ với nhau bởi vì quản trị nguồn nhân lực là một bộ phận chiến
lược quan trong. Quan trọng hơn cả quản trị nguồn nhân lực ngoài khả năng ảnh hưởng
đến văn hóa công ty, khả năng phát triển, năng suất của ngươì lao động mà nó còn có thể
giúp cho công ty đạt đựoc những mục tiêu hàng đầu trong việc cắt giảm chi phí, tạo giá trị
và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Để phát triển một đội ngũ quản trị viên quốc tế, công ty quản trị ngụồn nhân lực
phải giải quyết các vấn đề chủ chốt liên quan đến quản trị viên đa quốc gia( một quản trị
viên đa quốc gia là công dân của một quốc gia này nhưng đang làm việc trong một chi
nhánh của công ty nước ngoài) .Trong quá trình hoạt động, Coca Cola đã gặp những vấn
đề này và họ đã giải quuyết những khác biệt giữa những quốc gia bằng cách hình thành
một quan điểm chung về quản trị nguồn nhân lực, nhưng các công ty ở các quốc gia khác
nhau có thể diễn giải quan điểm quản trị nguồn nhân lực này theo các cách khác nhau tùy
thuộc vào môi trường hoạt động củ mỗi công ty tại mỗi quốc gia. Coca Cola cũng cố gắng
xây dựng một đội ngũ quản trị viên quốc tế thông qua các chương tình huấn luyện toàn
cầu, các chương trình này liên quan đến việc xác định và quản lý phát triển nhóm quản trị
viên chủ chốt , mà từ nhóm quản trị viên chủ chốt này người ta sẽ chọn ra những quản trị
viên cao cấp trong tương lai. Cuối cùng, và có lẽ quan trọng hơn cả, Coca Cola coi quản

trị nguồn nhân lực như mối liên kết sống còn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược với
lối suy nghĩ toàn cầu hóa và địa phương hóa quá trình thực hiện.
Việc phát triển đội ngũ lao động đa dạng và tài năng nhận được sự ưu tiên trong
kinh doanh phụ thuộc vào phần lớn vào yếu tố con người của Coca. Coca đã lập mục tiêu
là tạo lập một môi trường làm việc mà nơi đó thu hút, phát triển và giữ lại một đội ngũ
nhân viên đa dạng và tài năng. Coca khuyến khích mỗi cá nhân phát triển những chuyên
môn, sở trường của họ, giúp đỡ mọi người dùng tài năng của mình vào công việc kinh
doanh. Với gần 73000 người được tuyển dụng trong sản xuất, bán hàng, máy móc sản
xuất và những văn phòng kinh doanh. Gần 62500 người được tuyển dụng ở Bắc Mỹ,
10500 làm việc dưới sự điều hành của người châu Âu. Những công nhân làm ổn định toàn
thời gian chiếm gần 95% lực lượng lao động của Coca.
Quản trị biến đổi để cải thiện năng suất và hiệu quả, Coca tiếp tục tạo ra những
thay đổi có ý nghĩa đối với việc kinh doanh. Theo hầu hết các sáng kiến để cải tiến mẫu
mã năm 2007, Coca đã tung ra Cơ cấu điều hành toàn cầu (Global Operating Framework)
với tầm nhìn trở thành một công ty có dịch vụ khách hàng và bán nước uống tốt nhấtCoca
cũng đã đưa ra chương trình tái cấu trúc nhiều năm để giảm bớt lực lượng lao động một
lượng khoảng 3500 người.
Dù hoạt động ở đâu, nhiệm vụ tuân theo luật tuyển dụng và luật lao động. Coca
nhấn mạnh nghiêm cấm lao động trẻ em và lao động bị cưỡng ép trong hoạt động kinh
doanh và trong những nhà cung cấp. Khi tuyển dụng, thật tình cờ trên những bản tiểu sử
hài lòng nhận ra rằng nó bao gồm những ứng viên ở những độ tuổi khác nhau. Coca
không tin rằng có nguy cơ nghiêm trọng được đưa ra bởi các nước mà công ty đang điều
hành.
Đề cao sự quan tâm và phàn nàn: Nhân viên của chúng ta có thể đưa lên sự phàn
nàn hoặc quan tâm qua một con số của những kênh khác nhau. Triết lý thông thoáng của
công ty khuyến khích nhân viên nêu lên những sự quan tâm đối với bất kì cấp độ quản lý
nào, bao gồm cả Giám đốc điều hành. Quá trình xử lý những phàn nàn luôn sẵn sàng cho
tất cả những nhân viên bằng những hợp đồng thỏa thuận chung. Một đường dây nóng
chạy 24/24 độc lập cho phép nhân viên báo cáo những quan tâm của họ mà không cần nêu
danh tính, trong khi ở Mỹ, chương trình “Ombuds Office and Solutions” đưa ra những lời

khuyên bảo mật, và một phương tiên để giải quyết mâu thuẫn bằng sự hòa giải và sự phân
xử. Những kênh này được phổ biến rông rãi trong công ty và qua những lá thư hằng ngày
đến nhà của nhân viên. Những thông báo quan trọng và cách giải quyết của họ phải được
báo cáo đến nhà quản lý cấp cao và Hội đồng đánh giá của ban Giám đốc. Trong năm
2007, không có những thông báo xã hội, môi trường, kinh tế nào được đưa ra.
Bảo vệ sức khỏe nhân viên: Ngoài sức khỏe nghề nghiệp, công ty cũng hướng dẫn
chương trình đẩy mạnh phong cách sống khỏe. Cho những căn bệnh nguy hiểm cao-ung
thư, suy giảm tim mạch, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, và bệnh hen
suyễn- công ty đưa ra sự chỉ bào, ngăn ngừa, lời khuyên, cách chữa trị. Chương trình
giảm cân, điều chỉnh stress, chấm dứt hút thuốc cũng có sẵn, và phần phong cách sống
khỏe đã được thêm vào hổi đồng sức khỏe của công ty ở Bắc Mĩ trong suốt năm 2007.
+Chiến lược truyền thống của Coca
Coca Cola, chiến lược “chắc chân trên thị trường”
Hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải để rồi
không thu được gì trong cả năm. Đó là chiến lược mà CocaCola, hãng sản xuất nước ngọt
lớn nhất thế giới, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình.
+ Chiến lược cắt giảm chi phí
Việc sử dụng nguồn nước : Công ty Coca dang cố gắng thực hiện hoạt động duy trì
nguồn nước mà trong đó một lít nước cho mỗi sản phẩm công ty sản xuất và được gọi là
trung hòa nguồn nước. Cụ thể là Coca sẽ giảm việc sử dụng nước sản xuất ở tỉ lệ 10% vào
năm 2010 và giúp bảo vệ các đường phân nước ở mọi nơi mà Coca hoạt động.
Duy trì việc tái sinh rác thải trong đóng gói sản phẩm : Công ty đang tối đa hóa
việc sử dụng mới lại các nguồn tài nguyên, việc tái chế cuối cùng đảm bảo 100% cho việc
đóng gói của Coca
Bảo tồn nguồn năng lượng và ngăn chặn sự thay đổi khí hậu : Coca sẽ tính toán
lượng Carbon ở mỗi nước nơi mà nó hoạt động vào năm 2008 và đặt ra mục tiêu giảm
thiểu lượng Carbon thải ra. Ngoài ra còn giảm lượng CO
2
thải ra từ sản xuất khoảng 5%
so với mức của năm 2004 vào năm 2015, bảo đảm rằng tất cả các doanh thu mới cũng

như các phương thức Marketing nhiều hơn 20% so với hiệu quả năng lượng vào năm
2010, mở rộng việc sử dụng công nghệ năng lượng điện trong các đội xe phân phối của
nó nhằm tiết kiệm năng lượng.
Phục vụ khách hàng tốt : Công ty đáp ứng đến mọi khách hàng những sản phẩm và
bao bì tốt ở đúng nơi đúng lúc và đúng cách, cụ thể là:
• Đa dạng các loại thức uống và kích cỡ, kiểu dáng bao bì
• Đưa thông tin sản phẩm, hàm lượng dinh dưỡng để khách hàng có thể đọc một cách dễ
dàng
+ Các vụ sát nhập làm tăng thị phần
Coca-cola thực hiện vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử
Nhằm cạnh tranh với đối thủ PepsiCo trong thị trường nước uống tăng lực, ngày
28/5/2007 hãng Coca-cola đã mua lại nhà sản xuất loại nước uống vitamin tăng lực
Glaceau với giá 4,1 tỉ USD.
Chiến lược xuyên suốt của Coca-Cola là tập trung vào giới trẻ, tạo sự liên kết giữa
họ với nhãn hiệu Coca-Cola. Và không có gì phù hợp hơn việc lấy âm nhạc làm cầu nối,
bởi giới trẻ hầu hết đều đam mê âm nhạc. Âm nhạc là lựa chọn thường xuyên của Coca-
Cola ở các thị trường khác nhau trên thế giới. Tất nhiên, trong chiến lược chung của
Coca-Cola tại VN cũng như trên thế giới, Coca-Cola cũng thường chọn các sự kiện khác
liên quan tới thể thao hay giải trí để làm cầu nối tới với giới trẻ
• Mục tiêu, triết lý của tổ chức
Thế giới đang thay đổi quanh chúng ta . Để tiếp tục phát triển trong mười
năm tới và xa hơn nữa , chúng ta phải nhìn về phía trước , hiểu các xu hướng và các
lực lượng sẽ định hình kinh doanh trong tương lai và phát triển nhanh chóng để
chuẩn bị cho những gì sắp tới . Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai ngày
hôm nay. Đó là tất cả những gì về “Tầm nhìn 2020” của cocacola . Nó tạo ra một
mục tiêu dài hạn cho cocacola và cho họ một " lộ trình " cho chiến thắng cùng với
các đối tác đóng chai của họ .
+Sứ mệnh
Lộ trình của cocacola bắt đầu với những nhiệm vụ, mang tính lâu dài . Nó
tuyên bố mục đích của cocacola và là những tiêu chuẩn cho doanh nghiệp cân nhắc

các hành động và quyết định của họ .
_Để làm mới thế giới .
_Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc của sự lạc quan và hạnh phúc .
_Để tạo ra giá trị và tạo sự khác biệt .
+Tầm nhìn
Tầm nhìn của cocacola là khuôn khổ cho Lộ trình của doanh nghiệp và
hướng dẫn mọi khía cạnh của kinh doanh của họ bằng cách mô tả những gì cần
phải thực hiện để tiếp tục đạt được chất lượng tăng trưởng bền vững.
_Con người : Hãy là một nơi tuyệt vời để làm việc , nơi mọi người được lấy
cảm hứng là tốt nhất họ có thể được.
_Danh mục đầu tư : Mang cho thế giới một danh mục đầu tư của các thương
hiệu nước giải khát chất lượng mà dự đoán và đáp ứng mong muốn và nhu cầu của
người dân .
_Các đối tác : Hãy nuôi dưỡng một mạng lưới chiến thắng của khách hàng và
nhà cung cấp, chúng tôi cùng nhau tạo ra lẫn nhau, giá trị lâu dài .
_Thế giới : Hãy là một công dân có trách nhiệm mà làm cho một sự khác biệt
bằng cách giúp xây dựng và hỗ trợ cộng đồng bền vững.
_Lợi nhuận : Tối đa hóa lợi nhuận lâu dài cho các cổ đông trong khi được
chú ý đến trách nhiệm của Doanh nghiệp.
_Năng suất : Hãy là một tổ chức có hiệu quả cao , phát triển nhanh .
+Giá trị sống
Giá trị của cocacola là một la bàn cho hành động của doanh nghiệp mang lại
cho họ cách ứng xử trên thế giới.
_Lãnh đạo : Sự dũng cảm để hình thành một tương lai tốt hơn
_Hợp tác : Đòn bẩy tài tập thể
_Tính toàn vẹn : Hãy thực tế
_Trách nhiệm giải trình : Nếu điều đó là được, nó phụ thuộc vào tôi
_Niềm đam mê : Cam kết trong trái tim và tâm trí
_Đa dạng : bao gồm các thương hiệu của doanh nghiệp
_Chất lượng : Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

+Tập trung vào các thị trường
_Tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác
nhượng quyền thương mại
_Nhận ra thị trường và lắng nghe, quan sát và học hỏi
_Có một cái nhìn thế giới
_Tập trung vào thực hiện trên thị trường mỗi ngày
_Làm việc thông minh
+Hành động cấp bách
_Đáp ứng với sự thay đổi
_Có can đảm để thay đổi khi cần thiết
_Làm việc hiệu quả
_Chịu trách nhiệm về hành động và không hành động
_Tài sản hệ thống quản và tập trung vào việc xây dựng giá trị
_Thưởng cho người lao động
_Chấp nhận rủi ro và tìm cách tốt hơn để giải quyết vấn đề.

×