Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề xuất chương trình củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.77 KB, 21 trang )





BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN ĐỀ:

ĐỀ XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CỦNG CỐ KIỆN TOÀN, NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ; ĐẦU TƢ CƠ
SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƢƠNG TIỆN ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THỐNG KÊ; XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

THUỘC ĐỀ TÀI :

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ



Ngƣời thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Khuyến
Chủ nhiệm đề tài: CN. Ngô Thị Kim Dung
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thống kê





Hà Nội, tháng 10/2012






1

LỜI MỞ ĐẦU

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng ta xác định là một bộ
phận công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống
chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo các quy định của Hiến pháp và
pháp luật, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý và tổ chức thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đối với hệ thống thống kê tập trung phấn đấu đến hết năm 2015, bảo đảm
các cơ quan Thống kê được trang bị trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động thống kê (trong
đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật) nhằm mục tiêu tăng cường hiệu
lực, hiệu quả hoạt động thống kê theo yêu cầu Chính phủ và mục tiêu của Đề
án 312.
Chuyên đề “Đề xuất Chương trình củng cố, kiện toàn, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê;
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật thống kê; xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức
thực hiện” là một chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu xây dựng Chương trình

phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê”. Chuyên đề tập trung giải quyết những
nội dung sau:
- Đề xuất nội dung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây dựng kế hoạch,
giải pháp và tổ chức thực hiện
- Đề xuất nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp
ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giai đoạn 2012-
2015; xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện.
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.

2

NỘI DUNG
I. Đề xuất nội dung trình củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây
dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Mục tiêu
Đến hết năm 2020, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của đội ngũ
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng nâng cao tính chuyên
nghiệp, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:
a) Tổ chức, con người:
- Củng cố tổ chức, bộ máy và cán bộ của Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và
Thi đua - Khen thưởng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp
ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển của Ngành.
- Đến năm 2020, bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật thống kê tại Cục Thống kê.

- Củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật
của Ngành, từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là mạng lưới công tác viên thống
kê.
b) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp
luật:
- Bồi dưỡng chuyên môn pháp lý; nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
thống kê cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê cho đội ngũ cộng tác viên thống kê.
2. Nội dung
- Rà soát, phân loại, đánh giá, củng cố đội ngũ làm công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật thống kê.
3

- Phối hợp thực hiện các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật với
các chương trình giáo dục lý luận chính trị của các cơ quan Đảng, Nhà nước,
đoàn thể chính trị, xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên
môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê theo những hình
thức, biện pháp phù hợp với năng lực, trình độ của từng đối tượng, đặc điểm về
kinh tế - xã hội của vùng, miền và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan,
đơn vị, địa phương.
- Biên soạn, phát hành thường xuyên tài liệu nghiệp vụ, kỹ năng, phương
pháp phổ biến, giáo dục pháp luật dưới các hình thức phù hợp, dễ hiểu như
sách các loại, băng đĩa, mở chuyên trang, chuyên mục nghiên cứu, trao đổi lý
luận, kinh nghiệm về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kiểm định, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau khi đào tạo, bồi
dưỡng để tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực trong thời gian tới.
- Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực đã được
đào tạo, bồi dưỡng.
3. Các giải pháp thực hiện

3.1. Củng cố, đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật thống kê từ trung ương đến cơ sở
- Thống kê, rà soát nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật thống kê toàn Ngành, phân loại theo nhóm, theo trình độ; xây dựng các
tiêu chí cụ thể giữa các nhóm; xác định cơ cấu hợp lý giữa các vùng miền, địa
bàn;
- Bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế, Tuyên
truyền và Thi đua - Khen thưởng để thực hiện quản lý, hướng dẫn người người
làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo
hướng chuyên nghiệp hơn, có trình độ cao, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp
luật giỏi.
4

- Hình thành mạng lưới báo cáo viên pháp luật thống kê theo ngành dọc
trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ báo cáo viên pháp luật toàn Ngành.
3.2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý và
nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Dự báo nhu cầu đào tạo: tổ chức khảo sát, đánh giá công tác đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; đánh giá
và dự báo nhu cầu của nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực; dự báo bổ sung
nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê.
b) Các hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên
môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị:
+ Đưa đội ngũ cán bộ chuyên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

thống kê là đối tượng thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
lý luận chính trị tại các trường chính trị theo định kỳ 6 tháng, 1 năm;
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý
luận chính trị giữa Tổng cục Thống kê về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
với Bộ Tư pháp.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
Lồng ghép với các hoạt động tập huấn điều tra thống kê, nghiệp vụ thống
kê tại cơ quan, đơn vị, tổ chức bảo đảm việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ
biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, tiết kiệm.
3.3. Xây dựng, hoàn thiện nguồn tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật thống kê
- Cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; xây dựng
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thống
kê thống nhất toàn Ngành. Đa dạng hóa mô hình, phương pháp bồi dưỡng theo
5

hướng gắn lý thuyết với thực tế, chủ động, tích cực, kết hợp kiến thức, kỹ năng
và thái độ; đào tạo theo phương pháp nghiên cứu tình huống, trao đổi kinh
nghiệm, giải quyết vấn đề thực tiễn;
- Biên soạn các loại tài liệu dưới các hình thức phù hợp để bồi dưỡng
chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật có chất lượng.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Phương pháp thực
a) Tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm, từ đó triển khai nhân rộng;
b) Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện chế độ thông tin giữa
Trung ương và địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê;
định kỳ đánh giá kết quả thực hiện việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân
lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê;
4.2. Phân công trách nhiệm
a) Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế
hoạch cụ thể để thực hiện phổ biến giáo dục, pháp luật thống kê, kế hoạch nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến giáo dục pháp luật thống kê.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Phương pháp chế độ
Thống kê và Công nghệ thông tin, các Cục Thống kê thực hiện việc rà soát
nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khảo sát nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật dài
hạn, hàng năm; xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến
thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Vụ Tổ chức cán bộ
Phối hợp với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng rà
soát, khảo sát để có biện pháp, hướng dẫn củng cố, kiện toàn nguồn nhân lực
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Vụ Kế hoạch tài chính
6

Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen
thưởng xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí nhà nước triển khai công tác nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thống
kê cũng như công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê.
II. Đề xuất nội dung đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện
đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; xây dựng
kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc ngành
Thống kê
Năm 1995, ngành Thống kê chuyển về quản lý ngành dọc, thống nhất từ
Trung ương tới cấp huyện, phương tiện làm việc của Ngành được mua sắm
chủ yếu lấy từ định mức chi thường xuyên trong ngân sách quản lý hành
chính. Trên cơ sở Chỉ thị số 28/CT/TTg ngày 19/8/1998 về việc “tăng cường

và hiện đại hóa công tác thống kê” và Quyết định số 10/NĐ ngày 21/10/2002
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển ngành Thống kê
Việt Nam đến năm 2010, Tổng cục Thống kê đã xây dựng Đề án “Tăng cường
cơ sở vật chất, điều kiện làm việc ngành Thống kê từ năm 2004 đến năm
2010”.
Mục tiêu của Đề án tăng cưởng cơ sở vật chất giai đoạn 2004-2010 Tổng
cục Thống kê chủ yếu đầu tư vào nâng cấp mạng LAN tại trụ sở Tổng cục và
trang bị máy chủ và lắp đặt hệ thống mạng LAN, trang bị máy tính cho các
đơn vị trong Ngành.
Từ năm 2005 Tổng cục Thống kê được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và đầu tư hàng năm đã cấp bổ sung kinh phí ngoài định mức chi
thường xuyên để ngành Thống kê mua sắm thêm các phương tiện làm việc.
Thực trạng phương tiện làm việc của ngành Thống kê được thể hiện rõ nét qua
số liệu kiểm kê ngày 31/7/2010 và báo cáo tăng, giảm năm 2010 của các đơn
vị trong Ngành như sau:
a. Xe ô tô các loại
Toàn ngành Thống kê tính đến 31/12/2010 có 148 ô tô các loại, trong đó:
7

- 148 chiếc với nguyên giá 2.892.708 triệu đồng.
- Trong 148 chiếc, có 36 chiếc đã sử dụng trên 12 năm (trước năm
1999), chiếm 24% (giá trị còn lại là 13%); 9 chiếc sử dụng 12 năm (năm 2000),
chiếm 6% (giá trị còn lại là 21%);13 chiếc sự dụng 11 năm, chiếm 9%; 15
chiếc sủ dụng 10 năm, chiếm 10%; số xe trang bị từ năm 2003 đến năm 2004
là 29 chiếc, chiếm 33% nhưng số này đều có giá trị còn lại dưới 50% nguyên;
(Biểu 02 - Hiện trạng ô tô toàn ngành).
Biểu 02: Hiện trạng phƣơng tiện đi lại (xe ô tô)
STT
Năm bắt đầu sử
dụng

Ô tô
Nguyên giá
(triệu đồng)
Giá trị
còn lại
(triệu
đồng)
Cơ cấu giá
trị còn lại
và nguyên
giá
Số
lượng
Cơ cấu
A
B
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Tổng số
148
100%
2.892.708
956.420
33%
1
Trước 2000

36
24%
442.968
58.312
13%
2
2000
9
6%
3.934
838
21%
3
2001
13
9%
432.885
65.855
15%
4
2002
15
10%
448.708
133.460
30%
5
2003
13
9%

515.298
155.318
30%
6
2004
16
11%
467.618
214.975
46%
7
2005
19
13%
560.622
309.023
55%
8
2006
13
9%
7.581
5.654
75%
9
2007
2
1%
1.093
984

90%
10
2010
12
8%
12.000
12.000
100%

b. Máy Photocopy
Hiện toàn ngành có 128 máy Photocopy, trong đó Cơ quan Tổng cục có
26 chiếc (Văn phòng Tổng cục 6 chiếc, 13 chiếc/16 đơn vị, 7 chiếc/7 đơn vị sự
nghiệp ); Cơ quan Cục Thống kê 109 chiếc; Các Chi cục Thống kê hiện chưa
được trang bị máy PhotoCopy (Chi tiết xem phụ lục 03).
c. Máy vi tính
8

- Máy vi tính để bản, máy xách tay: Toàn ngành Thống kê hiện có 5567
máy trong đó: 367 máy cấu hình PIII trở xuống và 5200 máy có cấu hình PIV
trở lên. Trong số 5567 máy PIV trở lên có 640 máy hỏng không sử dụng được
và 779 máy được trang bị giai đoạn 2001-2005, 1.946 máy được trang bị giai
đoạn 2006-2007, 1.041 máy được trang bị giai đoạn 2008-2009, 1.801 máy
được trang bị năm 2010 (Dự án hiện đại hóa) (Phục lục 04- Hiện trạng máy vi
tính toàn ngành).
- Máy Chủ, trang thiết bị phòng mạng: Toàn ngành có 70 mạng cục bộ
(Mạng LAN). Gồm 01 mạng ở trụ sở chính của Tổng cục Thống kê, 03 mạng
máy tính ở 3 trung tâm tin học, 01 mạng máy tính ở Viện khoa học thống kê,
02 mạng máy tính ở 2 trường Cao đẳng và Trung cấp thống kê, gần 63 mạng ở
các Cục thống kê tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các Cục
Thống kê do chưa được đầu tư đồng bộ và hệ thống máy chủ cũ nên ở nhiều

Cục Thống kê hệ thống mạng vẫn chưa hoạt động tốt. Số lượng máy chủ theo
báo cáo tính đến 31/7/2010 toàn ngành có 146 máy chủ. Trong đó, ở Tổng cục
(gồm cơ quan Tổng cục, 3 trung tâm tin học) là 40 máy, Cục Thống kê các
tỉnh là 106 máy. Số máy chủ ở Tổng cục nhìn chung sử dụng tốt do mới được
trang bị năm 2009 để phục vụ xử lý Tổng điều tra dân số và nhà ở. Còn lại 7
máy chủ sử dụng ở Trung tâm tích hợp dữ liệu đã quá cũ (được sử dụng từ năm
2003, 2004) cần thay thế. Có 12 Cục thống kê có 01 máy chủ, số Cục Thống kê
còn lại đa số có 02 máy. Trong số máy của các Cục Thống kê có 25 máy chủ
được trang bị từ năm 1997 đến năm 2000 đã quá cũ hầu như không sử dụng, 36
máy chủ được trang bị từ 2006, 11 máy được trang bị năm 2007-2008. Về cấu
hình các máy chủ được trang bị từ 2000 về trước có cấu hình PII 400, PIII 500,
từ 2001 đến 2006 phổ biến là PIII 1.0GHz, Zeon 3.0GHz, từ 2007-2008 phổ
biến là Zeon 3.2GHz, HP ML 370.
d. Thiết bị âm thanh
- Số lượng hiện có 70 bộ (loa, đài, tăng âm…), Chủ yếu trang bị tại cơ
quan TCTK và Cơ quan Cục Thống kê.
- Tổng nguyên giá 1.516 Triệu đồng.
9

e. Máy Chiếu
- Số lượng hiện có là 73 máy chiếu; chủ yếu trang bị tại cơ quan TCTK và
cơ quan Cục Thống kê (63 máy do dự án Vụ Dân số trang bị năm 2009).
f. Bộ lưu điện
- Số lượng hiện có: 363 bộ.
- Tổng nguyên giá: 662 triệu đồng.
g. Máy phát điện
- Số lượng hiện có: 7 chiếc.
- Tổng nguyên giá: 177 triệu đồng.
h. Điều hòa
- Số lượng hiện có: 1.113 chiếc.

- Tổng nguyên giá: 9.502 triệu đồng.
i. Đồ gỗ các loại
Tổng nguyên giá: 96.101.523 triệu đồng, Gồm:
- Bàn ghế phòng họp, hội trường.
- Bàn ghế phòng làm việc của cán bộ công chức.
- Giá, tủ đựng tài liệu hồ sơ lưu trữ.
2. Đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu
cầu phổ biến, giáo dục pháp luật
2.1. Nguyên tắc
- Việc xây dựng và triển khai đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật phải dựa trên các tiêu chuẩn,
định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành và nằm trong nguồn kinh phí đảm bảo cho
ngành Thống kê phát triển theo Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu
thống kê;
- Bảo đảm thực hiện yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù hoạt động của các cơ
quan Thống kê để xây dựng định mức trang bị; bám sát chiến lược, quy hoạch
phát triển của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 để xây dựng
một lộ trình thực hiện phù hợp.
10

2.2. Nội dung đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
làm việc đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giai đoạn
2012-2015
Căn cứ vào thực trạng về trang thiết bị, phương tiện làm việc của ngành
Thống kê đã nêu ở trên, căn cứ vào nhu cầu công tác, hoạt động thống kê trong
thời gian tới (giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2030), tác giả đề xuất
đầu tư trang bị trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành Thống kê trong
các năm từ 2012-2015 (có tính nhu cầu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật thống kê) như sau:

a) Xe ô tô
Căn cứ vào Quyết định 54/QD-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính
phủ “ Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư”, cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê được quản lý thành 3 cấp, Thống kê địa phương có Cục Thống
kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW (tương đương các Sở, Ban, ngành của tỉnh),
dưới có các Chi cục Thống kê huyện;
Căn cứ vào định mức trang bị xe quy định tại Quyết định số 59/2007/QĐ-
TTg ngày 7/5/2009; Căn cứ vào công văn số 16567/ BTC-QLCS ngày 06 tháng
12 năm 2010 của Bộ tài chính thống nhất về việc mua xe chuyên dung cho
Ngành Thống kê. Căn cứ vào số xe hiện có và đặc thù công việc của các cơ
quan Thống kê, Tổng cục Thống kê đề nghị mức kính phí trang bị xe ô tô cho
các cơ quan Thống kê như sau:
- Tổng cục Thống kê: 7 xe, gồm 1 xe tiêu chuẩn của Tổng cục trưởng, 5
xe phục vụ công tác và 1 xe chuyên dùng phục vụ công tác đặc thù (xe từ 12-
16 chỗ).
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố quản lý từ 15 đơn vị trở lên (11 đơn vị:
gồm các Cục Thống kê tỉnh, thành phố: TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Long An, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh) mỗi đơn
vị 3 xe ô tô (02 xe dùng chung, 01 xe chuyên dùng cho điều tra thống kê),
11

riêng 3 Cục (Nghệ An, Thanh Hóa, Đắc Lắc), mỗi đơn vị 3 xe ô tô (01xe dùng
chung, 02 xe chuyên dùng cho điều tra thống kê).
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố quản lý dưới 15 đơn vị (52 đơn vị còn lại),
mỗi đơn vị 2 xe ô tô trong đó: có 47 đơn vị được 01 xe dùng chung và 01 xe
chuyên dùng cho điều tra; 5 đơn vị được 02 xe chuyên dùng.
- Các đơn vị sự nghiệp: 3 Trung tâm tin học mỗi trung tâm 02 xe, Viện
khoa học Thống kê 02 xe (01 xe dùng trung, 01 xe chuyên dùng), Trung tâm tư
liệu và dịch vụ Thống kê 01 xe dùng chung, Nhà xuất bản 01 xe dùng chung,

Trường Cao đẳng Thống kê Bắc Ninh, Trường Trung cấp Thống kê Đồng Nai
mỗi trường 03 xe (01 xe dùng chung, 02 xe chuyên dùng).
Tổng số xe theo nhu cầu (7+11x3+52x2+4x2+1+1+2x3)=160 xe, trong
đó số xe dùng chung là 82 xe, xe chuyên dùng là 78 xe. Theo hiện trạng Tổng
cục Thống kê tính đến 31/12/2010 hiện có 148 xe dùng chung, chưa có xe
chuyên dùng. Trong đó, số xe đưa vào sử dụng trước 2005 là 102 xe, số xe
mua sau 2005 là 46 xe. Trong số 102 xe mua trước 2005 thì số xe trước năm
2002 là 73 xe, số xe này hiện này đa số hư hỏng chờ thành lý, vượt quá thời
hạn theo quy định, không thể tiếp tục sử dụng.
Như vậy, trong giai đoạn 2012- 2015 số xe ôtô còn thiếu và số xe đề nghị
thay thế gồm:
- Số xe còn thiếu so với định mức 12 xe;
- Số xe cần thay thế 86 xe sử dụng trước 2004;
Tổng số xe cần trang bị trong giai đoạn 2012-2015 là: 86+12=98 xe;
- Kinh phí để trang bị số xe còn thiếu và xe đề nghị thay thế là:
- Xe chuyên dùng: 78 x 1.040 triệu đồng/xe =81.120 triệu đồng;
- Xe dùng chung phục vụ công tác: 20 x720 triệu đồng/xe=14.400 triệu
đồng;
- Kinh phí làm biển (1 triệu đồng/ biển): 98 triệu đồng;
- Thuế trước bạ (tính bình quân 10%): 9.552 triệu đồng;
Tổng số tiền là: 105.170 triệu đồng.
b) Máy vi tính
12

Theo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm
2006 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương
tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì nhu
cầu máy tính của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2012 đến 2015 như sau:
- Máy chủ: Tổng số nhu cầu 173 chiếc. Trong đó: Cơ quan Tổng cục 15
máy, bao gồm hệ thống tích hợp dữ liệu; Cơ quan Cục Thống kê tỉnh 02 máy,

Hà nội và TP.Hồ Chí Minh 4 máy.Chi tiết xem phụ biểu số 6).
- Máy tính để bàn:
Nhu cầu máy tính giai đoạn 2012-2015 bằng máy tính thiếu so với định
mức + máy tính thay thế do quá cũ, hết hạn sử dụng trong giai đoạn 2012-
2015;
+ Máy tính thiếu so với định mức: định mức mỗi biên chế một máy tính;
vậy số máy tính thiếu so với định mức là 1.889 bộ máy tính (dự kiến đến 2015
tổng số biên chế toán ngành có 7.456 biên chế, số máy tính hiện còn sử dụng
được toàn ngành 5.567 bộ máy tính; 1.889 bộ máy tính).
+ Máy tính thay thế qua các năm theo hiện trạng máy tính (Phụ lục số
04) là 4.666 bộ máy tính, cụ thể như sau:
 Năm 2012, thay thế cho số máy tính được trang bị từ 2005 trở về
trước:779 bộ;
 Năm 2013, thay thế cho năm 2006 -2007; 1.946 bộ máy tính;
 Năm 2014 thay thế cho năm 2008-2009; 1.041 bộ máy tính;
 Năm 2015 thay thế cho 50% số máy tính năm 2010-2011; 900 bộ
máy tính.
Như vậy, tổng số máy tính cần cho đề án là 6.555 bộ máy tính.
Từ định mức máy tính và số lượng máy hiện có của ngành, Tổng cục
Thống kê đề xuất nhu cầu của Đề án như sau:
- Máy để bàn: 6.555 bộ (Chi tiết phụ lục số 6). Trong đó, máy tính thiếu
so với định mức 1.889 bộ, Thay thế máy hết hạn sử dụng qua các năm trong
giai đoạn 2012 đến 2015: 4.666 bộ. Tổng số tiền: 6.555 bộ x 17 triệu đồng/ bộ
(Giá máy tính tính trung bình các năm)= 111.435 triệu đồng.
13

- Máy chủ: 173 chiếc với tổng số 173 chiếc x 150 triệu= 25.950 triệu
đồng
Tổng cộng số kinh phí để mua máy tính của Đề án là 137.402 triệu
đồng.

c) Máy PhotoCopy
Trang bị máy Photocopy nhằm mục đích in ấn các tài liệu tập huấn điều
tra, phiếu điều tra, báo cáo, báo cáo phân tích thông tin kinh tế xã hội, công văn
của các đơn vị trong ngành Thống kê. Hiện tại toàn Ngành Thống kê có 128
máy Photocopy, trong đó: Cơ quan Tổng cục có 26 máy, Cơ quan Cục Thống
kê có 102 máy, trung bình mỗi Cục Thống kê có 1,6 máy (Chi tiết phu lục số
3).
Tổng cục Thống kê xây dựng định mức sử dụng máy Photocopy như sau:
- Đối với Cơ quan Tổng cục: 26 chiếc, phục vụ cho Văn phòng Tổng cục,
16 Vụ, 7 đơn vị sự nghiệp.
Như vậy số máy các đơn vị thiếu so với định mức là 0 máy Photocopy.
Thanh lý, thay thế 12 máy. Tổng nhu cầu tại Tổng cục là 12 máy, trong đó
03 máy siêu tốc.
- Đối với Cơ quan Cục Thống kê: Mỗi Cục Thống kê 03 máy PhotoCopy,
trong đó 01 máy photocopy siêu tốc; Đối với Cục Thống kê TP.Hà Nội và Hồ
chí Minh 4 máy, trong đó 01 máy siêu tốc.
- Đối với Chi cục Thống kê, hiện nay Chi cục Thống kê huyện chưa có
máy Photocopy, trong khi nhu cầu cần in ấn phiếu, tài liệu điều tra ngày càng
nhiều; Tổng cục Thống kê xây dựng định mức máy Photocopy như sau: mỗi
Chi cục Thống kê 01 máy thường.
Tổng nhu cầu máy Photocopy cần trang bị: 849, trong đó: Bổ sung
thiếu so với định mức:784 máy (trong đó 66 máy siêu tốc), thay thế máy cũ,
hỏng là 65.
- Máy photocopy loại thường 683 chiếc x 60 triệu (giá tính trung bình
trong cả giai đoạn) =40.980 triệu đồng;
- Máy photocopy loại siêu tốc 66 chiếc x 110 triệu=7.260 triệu đồng;
14

Tổng cộng số kinh phí để mua máy Photocopy là 48.240 triệu đồng.
d) Máy in

Hiện nay, máy in đã được trang bị khá đầy đủ ở Cơ quan Tổng cục và Cơ
quan Cục Thống kê. Tuy nhiên ở các Chi cục Thống kê còn thiếu khá nhiều.
Tổng số máy in toàn ngành có 1585 máy in các loại, trong đó: Cơ quan Tổng
cục có 85 chiếc; Cơ quan Cục Thống kê các tỉnh thành phố có: 666 chiếc
(trung bình mỗi đơn vị có 10,5 máy in/đơn vị), Chi cục Thống kê cấp huyện
có 834 chiếc (trung bình mỗi Chi cục có 1,2 máy in/đơn vị) (Chi tiết xem phụ
lục số 7).
Tổng cục Thống kê xây dựng định mức máy in như sau:
- Cơ quan Tổng cục: 100 máy (4 máy Lãnh đạo Tổng cục, 16 máy phòng
Vụ Trưởng, 32 máy phòng Phó vụ trưởng, 48 máy phòng Chuyên viên (trung
bình mỗi Vụ 2 phó Vụ Trưởng, 3 phòng chuyên viên)) ;
- Cơ quan Cục Thống kê tỉnh: 1071máy= 17 máy/đơn vị x 63 đơn vị, (17
máy/đơn vị trong đó, 1 máy Cục Trưởng, 2 máy Phó cục trưởng, 7 phòng, mỗi
phòng 2 máy);
- Chi cục Thống kê cấp huyện: 1.394 máy= 2 máy/đơn vị x 697 đơn vị.
Như vậy, tổng nhu cầu máy in theo định mức là: 2.565 máy. Số máy hiện
có 1.585 máy, số máy thiếu so với định mức là 980 máy. Số máy in cũ, sử
dụng trước năm 2002 cần thay thế 1.585 máy. Vậy, Tổng số nhu cầu cần thay
thế và bổ sung: 2.566 máy. Tổng cộng số tiền cần là: 2.566 chiếc x 7 triệu
đồng=17.962 triệu đồng.
e) Máy điều hòa nhiệt độ
Cơ quan Tổng cục Thống kê định mức bằng số máy điều hòa hiện có vì
đã trang bị đầy đủ các phòng. Tổng số 92 chiếc trong đó, giai đoạn 2012-2015
chỉ thay thế các máy điều hòa hỏng nặng đủ điều kiện thanh lý.
Đối với các Cơ quan Cục Thống kê thì phòng lãnh đạo Cục Thống kê,
phòng họp chung đã được trang bị điều hòa, các phòng làm việc của chuyên
viên vẫn chưa được trang bị đầy đủ.
15

Đối với Chi cục Thống kê huyện: Chưa được trang bị máy điều hoa, định

mức trang bị mỗi đơn vị 02 máy (một phòng làm việc chung, 01 máy phòng
họp nhỏ);
Nhu cầu thay thế, bổ sung điều hoà thiếu định mức như sau:
- Bổ sung thiếu định mức điều hoà cho Chi cục Thống kê: 697 đơn vị x 1
chiếc/đơn vị=697 chiếc;
- Thay thế số lượng máy điều hoà sử dụng từ năm 2003 trở về trước là
800 chiếc.
Tổng nhu cầu cần trang bị điều hoà: 1.497 chiếc. Tổng cộng số tiền cần
là: 1.497 chiếc x 15 triệu đồng= 22.455 triệu đồng.
f) Thiết bị âm thanh, loa đài
Thiết bị âm thanh, loa đài trang bị phòng hội trường tại Cơ quan Cục
Thống kê tỉnh, thành phố và Chi cục Thống kê để phục vụ công tác tập huấn
nghiệp vụ các cuộc điều tra. Thiết bị âm thanh, loa đài gồm: âm ly, loa,
mic…vvv
- Trang cấp lần đầu mỗi Cục Thống kê (Hội trƣờng lớn): 63 bộ x 50
triệu/bộ=3.150 triệu đồng.
- Trang bị lần đầu mỗi phòng họp tại chi Cục: 697 x 40
triệu/bộ=27.880 triệu đồng.
Tổng số tiền cần trang bị thiết bị âm thanh, loa đài là: 31.030 triệu
đồng.
g) Giá, tủ bảo quản tài liệu
Công tác bảo quản phiếu điều tra, tài liệu điều tra trong ngành Thống kê là
yêu cầu quan trọng, nên Các cục Thống kê, Chi cục thống kê đều có kho lưu
trữ, bảo quản phiếu. Tuy nhiên, do diện tích từng trụ sở khác nhau nên việc bố
trí kho bảo quản phiếu khác nhau.
Tính trung bình mỗi một Cục Thống kê: 40 m
2
(2 gian);
Chi Cục Thống kê: 20 m
2

(1 gian);
Mỗi gian có thể bố trí từ 7-8 giá để tài liệu có kính cỡ D2m x R 0,45m H
2m. Như vậy lượng giá để phiếu bố trí như sau:
16

- Cục Thống kê: 63 đơn vị x 15 cái x 4 triệu đồng/cái=3.780 triệu đồng
- Chi cục Thống kê: 697 đơn vị x 7 cái x 4 triệu đồng/cái=19.516 triệu
đồng
Tổng cộng số tiền là: 23.296 triệu đồng
h) Máy phát điện
Trang bị lần đầu cho Cục Thống kê các tỉnh: Dự phòng khi mất điện đúng
thời điểm cần báo cáo;…vvv. 63 tỉnh x 50 triệu đồng= 3.150 triệu đồng.
i) Đồ gỗ các loại
Bàn ghế, tủ trang bị cho Hội trường, Phòng làm việc của Cơ quan Cục
Thống kê, Chi cục Thống kê đều đã được trang bị, tuy nhiên kiểu dáng, mẫu
mã mỗi đơn vị đêu khác nhau và thời gian sử dụng khác nhau. Hơn nữa số
lượng còn hạn chế và còn thiếu thốn. Do vậy trong giai đoạn 2012 – 2015 cần
thay thế và trang bị mới như sau:
- Cơ qua Cục Thống kê: 63 đơn vị x 120 triệu đồng = 7.560 triệu đồng.
- Chi cục Thống kê: 697 đơn vị x 80 triệu đồng =55.760 triệu đồng.
Tổng cộng số tiền cần là: 63.320 triệu đồng
Như vậy, tổng số tiền cần thiết để mua sắm là 452.008 triệu đồng (Bốn
trăm năm hai nghìn không trăm linh tám triệu đồng).


Tổng nhu cầu đầu tƣ trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc cho Tổng cục
Thống kê giai đoạn từ năm 2012- 2015
TT
Loại tài sản
Đơn vị

tính
Số lƣợng
Giá trị
(triệu đồng)
A
B
C
1
2

Tổng cộng


452.008

1
Xe ôtô
Xe
98
105.170
2
Máy tính để bàn
Bộ
6.555
111.435
3
Máy chủ
Bộ
173
25.950

4
Máy Photocopy
Chiếc
849
48.240
5
Máy in
Chiếc
2.566
17.962
6
Máy điều hoà nhiệt độ
Chiếc
1.497
22.455
7
Thiết bị âm thanh loa đài
Bộ
1.030
31.030
8
Giá tủ bảo quản tài liệu
cái
5.810
23.296
9
Máy phát điện
Bộ
63
3.150

10
Đồ gỗ các loại
Bộ
1.028
63.320
17

2.3. Tổ chức thực hiện
2.3.1. Phân công trách nhiệm
- Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ
chức thực hiện, đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ.
- Các đơn vị có liên quan phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính triển khai.
2.3.2. Kinh phí thực hiện
a) Lộ trình thực hiện
Tổng số kinh phí đề nghị cấp để thực hiện là 452.008 triệu đồng, thực
hiện trong năm 4, bố trí kinh phí như sau:
- Năm 2012: 100.000 triệu đồng;
- Năm 2013: 100.000 triệu đồng;
- Năm 2014: 120.000 triệu đồng;
- Năm 2015: 132.008 triệu đồng.
b) Nguồn kinh phí đảm bảo: Nguồn ngân sách nhà nước cấp.
18

KẾT LUẬN



Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật thống kê theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp,
trình độ lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ phổ biến,

giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa là một yêu cầu bức thiết trong bối cảnh ngành Thống kê đang đổi
mới toàn diện theo tinh thần Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống
kê. Song hành cùng hoạt động này thì việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị
và phương tiện làm việc là tiền đề đối với mọi hoạt động của cơ quan nhà
nước, là cơ sở để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đối với cơ
quan, đơn vị.
Để bảo đảm việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm
việc ngành Thống kê cơ bản đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho cán bộ, công
chức trong Ngành, chuyên đề này đã tập trung giải quyết và đề xuất:
- Nội dung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây dựng kế hoạch, giải pháp
và tổ chức thực hiện.
- Nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu
cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giai đoạn 2012-2015; xây
dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện.
Dưới góc độ là một chuyên đề nghiên cứu khoa học, quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của quý bạn
đọc.
Trân trọng cảm ơn./.
19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
2. Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê.
3. Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020

và tầm nhìn đến 2030.
4. Quyết định số 1075/QĐ-BKHĐT ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt chương trình ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông của hệ thống thống kê Nhà nước đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020
5. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
6. Các Văn kiện Đại hội Đảng.
7. Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
của Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin.
8. Báo cáo tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thống kê ngày
14/10/2008.
9. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thống kê và các văn bản có liên quan
năm 2011.
10. Báo cáo tình hình triển khai 01 năm thực hiện Luật Thống kê.
11. Kế hoạch số 15/KH-TCTK ngày 13/2/2012 về việc phổ biến, tập huấn
Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo
thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
20

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Đề xuất nội dung trình củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; Xây dựng kế hoạch,
giải pháp và tổ chức thực hiện 2
1. Mục tiêu 2

2. Nội dung 2
3. Các giải pháp thực hiện 3
4. Tổ chức thực hiện 5
II. Đề xuất nội dung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng
yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê; xây dựng kế hoạch,
giải pháp và tổ chức thực hiện 6
1.Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc ngành Thống
kê 6
2. Đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu
phổ biến, giáo dục pháp luật 9
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

×