Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 125 trang )


Tổng cục thống kê






Báo cáo tổng hợp
Kết quả nghiên cứu khoa học
đề tài cấp bộ

Đề tài: nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở
việt nam.









n v ch trỡ: Vin Khoa hc Thng kờ
n v thc hin: V Thng kờ Xó hi v Mụi trng
Ch nhim: ThS. Nguyn Phong
Phú ch nhim: CN. Nguyn Th Vit Hng
Th ký khoa hc: CN. V Th Thu Thu
Th ký hnh chớnh: CN. Nguyn Thanh Tỳ










H NI, NM 2010


Báo cáo Tổng hợp
1
DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN THỰC HIỆN CHÍNH
1. ThS. Nguyễn Phong, Vụ trưởng Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Chủ nhiệm đề
tài);
2. CN. Nguyễn Thị Việt Hồng, Trưởng phòng nghiên cứu, Viện Khoa học thống kê
(Phó chủ nhiệm đề tài);
3. CN. Vũ Thị Thu Thủy, chuyên viên Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Thư ký
khoa học đề tài);
4. CN. Nguyễn Thanh Tú, chuyên viên Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Thư ký
hành chính đề tài);
5. ThS. Ngô Doãn Thắng, chuyên viên Vụ thống kê Xã hội và Môi trường;
6. ThS. Phạm Xuân Lượng, chuyên viên Vụ thống kê Xã hội và Môi trường;
7. PGS. TS. Bùi Xuân Thông, Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Hải văn, Tổng cục
Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
8. PGS. TS. Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi
trường;
9. TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và môi trường;
10. KS. Ngô Sỹ Giai, Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và môi trường.















Báo cáo Tổng hợp
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG 4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
TÓM TẮT 6
MỞ ĐẦU 8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU 13
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 13
1.2. Kinh nghiệm quốc tế 23
1.2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu về BĐKH 23
1.2.2. Kinh nghiệm về xây dựng chỉ tiêu về BĐKH của các nước và các tổ chức 26
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG

CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 31
2.1. Cơ sở lý luận xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam 32
2.1.1. Một số khái niệm về chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu
thống kê phản ánh BĐKH 32
2.1.2. Sự cần thiết của việc chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê 32
2.1.3. Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu
thống kê 37
2.1.4. Nguyên tắc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê 39
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt
Nam. 42
2.2.1. Hiện trạng về số liệu liên quan đến BĐKH ở Việt Nam 42
2.2.2. Yêu cầu thực tế của việc nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản
ánh BĐKH ở Việt Nam 44
CHƢƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 45
3.1. Nhóm chỉ tiêu về khí tượng thuỷ văn và khí thải hiệu ứng nhà kính 46
3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu ứng mực nước biển dâng và triều cường 48
3.3. Nhóm chỉ tiêu về hiệu ứng xâm nhập mặn và sa mạc hoá 50
3.4. Nhóm chỉ tiêu về thiệt hại do thiên tai 54
CHƢƠNG IV: XÂY DỰNG BIỂU MẪU VÀ CHUẨN HÓA CÁC CHỈ TIÊU
TRONG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHẢN ÁNH BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở VIỆT NAM 62
4.1. Mẫu biểu thu thập số liệu 62
4.1.1. Yêu cầu của việc xây dựng biểu mẫu báo cáo các chỉ tiêu thống kê 62
4.1.2. Nội dung của việc xây dựng biểu mẫu báo cáo các chỉ tiêu thống kê 63
4.1.3. Kết quả của việc xây dựng biểu mẫu báo 63
4.2. Chuẩn hoá các chỉ tiêu 64
4.2.1. Nội dung chung của việc thực hiện chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê trong lĩnh
vực BĐKH 64
4.2.2. Kết quả chuẩn hoá các chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH 65

4.3. Thu thập thử nghiệm và phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu thống kê phán ánh BĐKH
ở Việt Nam 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96


Báo cáo Tổng hợp
3
DANH MỤC SẢN PHẨM ĐẠT ĐƢỢC 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 100
PHỤ LỤC 1: Mẫu biểu thu thập số liệu của các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống
kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam 101
PHỤ LỤC 2: Kết quả thu thập và phân tích sơ bộ số liệu khí tượng thủy văn và thiên
tai trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam 113











Báo cáo Tổng hợp
4
DANH MỤC BẢNG

Biểu 1: Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu và trung

bình cho cả nước (từ năm 1958 đến năm 2007) 17
Biểu 2: Hiện trạng số liệu thống kê về BĐKH ở Việt Nam 42
Biểu 3: Danh sách chỉ tiêu thống kê lĩnh vực khí tượng thuỷ văn và khí thải hiệu ứng
nhà kính 47
Biểu 4: Danh sách chỉ tiêu thống kê lĩnh vực hiệu ứng mực nước biển dâng và triều
cường 49
Biểu 5: Danh sách chỉ tiêu thống kê lĩnh vực hiệu ứng xâm nhập mặn và sa mạc hoá 53
Biểu 6: Danh sách chỉ tiêu thống kê lĩnh vực thiên tai 55
Biểu 7: Danh sách 42 chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam 57
Biểu 8: Danh mục các báo cáo chuyên đề 99




Báo cáo Tổng hợp
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐPCLBTW
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương
BĐKH
Biến đổi khí hậu
DDC
Trung tâm phân phối dữ liệu (Data Distribution Centre)
FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organization)
HMH
Hoang mạc hóa

HTCTTKQG
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
IPCC
Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (International
Panel on Climate Change)
NN-PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SMH
Sa mạc hóa
MNBD
Mực nước biển dâng
TN-MT
Tài nguyên và Môi trường
TCTK
Tổng cục Thống kê
XNM
Xâm nhập mặn
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
UNFCCC
Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
(United Nations Framework Convention on Climate
Change)
UNDP
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)
UNSD
Cơ quan thống kê Liên hợp quốc (United nations Statistics

Division)




Báo cáo Tổng hợp
6
TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí
hậu ở Việt Nam” do Thạc sĩ Nguyễn Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện là một đề tài
nghiên cứu cấp Bộ về lĩnh vực thống kê môi trường.
Đề tài này nhằm mục đích cung cấp công cụ phục vụ thu thập các thông tin
phán ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Bám sát mục tiêu và nội dung nghiên cứu của
đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến
đổi khí hậu của Việt Nam với tổng số 42 chỉ tiêu thống kê thuộc 4 lĩnh vực. Trong số
42 chỉ tiêu này có 21 chỉ tiêu đã và đang được thu thập từ Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 6/2010 và 21 chỉ tiêu được đề
xuất bổ sung nhằm phản ánh đầy đủ các thông tin về biến đổi khí hậu thuộc 4 lĩnh vực
tại Việt Nam. 42 chỉ tiêu thống kê được đề xuất trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản
ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam gồm có 12 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn
và khí thải gây hiệu ứng nhà kính, 6 chỉ tiêu phản ánh tình trạng nước biển dâng và
triều cường, 11 chỉ tiêu về sa mạc hóa và 11 chỉ tiêu về tình hình thiên tai.
Cùng với việc xây dựng các chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt
Nam đề tài này cũng đã nghiên cứu chuẩn hóa các chỉ tiêu thông qua các thông tin về:
Mục đích, ý nghĩa; Khái niệm, nội dung, phương pháp tính; Phân tổ và Nguồn số liệu
của mỗi chỉ tiêu. Nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu
trong hệ thống chỉ tiêu thống kê về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong vòng 5 năm gần
đây. Đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị về lộ trình thực hiện thu thập các số liệu đáp

ứng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam, xây dựng cơ sở
dữ liệu về các chỉ tiêu đó với chuỗi số liệu ít nhất là 10 năm và hướng nghiên cứu tiếp
theo về chủ đề này.
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, kiến nghị và Phụ lục, kết cấu đề tài gồm các
phần:
Chương I: Tổng quan về biến đổi khí hậu và kinh nghiệm quốc tế trong xây
dụng hệ thống thông tin về biến đổi khí hậu.


Báo cáo Tổng hợp
7
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê
phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Chương III: Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Chương IV: Xây dựng biểu mẫu thu thập số liệu và chuẩn hóa các chỉ tiêu trong
hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh biến đổi khí
hậu ở Việt Nam” được thực hiện trong vòng 15 tháng, từ tháng 1/2010 đến tháng
3/2011. Kinh phí thực hiện Đề tài do Viện Khoa học Thống kê, Tổng cục Thống kê
phê duyệt và phân bổ. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 89.996.400 đồng.






















Báo cáo Tổng hợp
8
MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Hàng năm, biến đổi khí hậu (BĐKH) cướp đi mạng sống của 300.000 người và
ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên Trái Đất. Ước tính thiệt hại do
BĐKH lên tới 125 tỷ USD/năm. Dự báo đến năm 2030, BĐKH sẽ làm cho 500.000
người chết mỗi năm, ảnh hưởng đến cuộc sống của 600 triệu người và thiệt hại sẽ vào
khoảng 300 tỷ USD mỗi năm (Báo cáo ngày 29/05/2009 của tổ chức Global
Humanitarian Forum).
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH.
Theo ước tính của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), những thiệt hại
mà Việt Nam sẽ phải gánh chịu do ảnh hưởng của BĐKH ước vào khoảng 17 tỷ USD
mỗi năm và đẩy 17 triệu người vào tình trạng mất nhà cửa.
Kịch bản về BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam đã được Bộ Tài Nguyên
và Môi trường xây dựng và công bố tháng 9 năm 2009 đã chỉ ra rằng khí hậu trên tất
cả các vùng của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi. Vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình
năm của nước ta sẽ tăng khoảng 2,3 độ C; tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa
tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm; mực nước biển dâng khoảng 75 cm so với

trung bình thời kỳ 1980-1999.
Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của BĐKH đối với sản xuất, đời sống và
môi trường trên phạm vi toàn thế giới, các tổ chức quốc tế và các Chính phủ đã và
đang tích cực hợp tác nhằm đối phó với tình trạng BĐKH, một trong những hoạt động
đó là cung cấp thông tin giúp định hướng đánh giá tác động của BĐKH và xây dựng
kế hoạch hành động ứng phó. Tại Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2008 với mục tiêu
chính là đánh giá mức độ tác động của BĐKH và xây dựng kế hoạch ứng phó đối với
những tác động đó. Do vậy, kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện
thống kê chính thức về BĐKH đáp ứng thông tin cho mục tiêu quốc gia về ứng phó
BĐKH của Việt Nam.
Tại Việt Nam, mặc dù có các nghiên cứu đã gián tiếp đề xuất nhu cầu thông tin
về BĐKH, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề thiết lập hệ thống
thông tin đánh giá BĐKH một cách toàn diện và có hệ thống. Hậu quả là:


Báo cáo Tổng hợp
9
+ Một số số liệu liên quan đến BĐKH là ước tính, có độ tin cậy chưa cao.
+ Số số liệu liên quan đến BĐKH nằm rải rác ở các cơ quan Bộ/ngành mà chưa
có cơ quan làm đầu mối thu thập và tổng hợp, do vậy việc công bố và phổ biến số liệu
về BĐKH giúp cho việc đánh giá chương trình ứng phó, xây dựng chính sách dựa trên
bằng chứng gặp khó khăn trong tiếp cận số liệu.
+ Các số liệu, các chỉ tiêu thống kê về BĐKH chưa được hệ thống hoá, tiêu
chuẩn hoá. Do vậy dẫn tới số liệu thống kê về BĐKH chưa phải là những thống kê
chính thức.
Với những nhu cầu thống kê chính thức về BĐKH và các hạn chế hiện tại về
cung cấp thông tin về BĐKH, đề tài này sẽ là điểm khởi đầu phục vụ cho việc xây
dựng hệ thống thống kê chính thức về BĐKH ở Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến BĐKH. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào đề cập đến vấn đề thiết lập hệ thống thông tin đánh giá biến đổi khí hậu một cách
toàn diện và có hệ thống. Tại Việt Nam hiện nay chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu
thống kê chính thức và riêng biệt về BĐKH.
Nước ta đã có nhiều chính sách, cam kết liên quan đến việc bảo vệ môi trường
cũng như ngăn chặn, khắc phục hậu quả của BĐKH, điển hình như: Nghị quyết số 41-
NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá IX) đã ban hành ngày 15/11/2004 “về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”; Luật bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 khoá XI năm 2005; Chỉ thị số 29-CT/TW
của Ban Bí thư ban hành ngày 21/01/2009 “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị”; Quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ký ngày 02/12/2008 phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu”, với 9 nhiệm vụ và giải pháp, từ năm 2009 – 2015.
Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ Chương trình
mục tiêu quốc gia về BĐKH, đang thực hiện xây dựng các bộ chỉ số đánh giá hoạt
động của Chương trình mục tiêu quốc gia, bộ chỉ số theo dõi và đánh giá đối với tác
động của Chương trình mục tiêu. Các chỉ số đánh giá tác động của BĐKH được xem
xét như các chỉ tiêu tham khảo cho Chương trình mục tiêu quốc gia.
Tổng cục Thống kê và một số Bộ/ngành (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên Môi


Báo cáo Tổng hợp
10
trường; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội…) đã
xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các Hệ thống chỉ tiêu thống kê
ngành. Trong các hệ thống chỉ tiêu thống kê này, một số chỉ tiêu thống kê về môi
trường nói chung và chỉ tiêu về thống kê BĐKH nói riêng đã được xây dựng, tuy
nhiên, số lượng chỉ tiêu phản ánh BĐKH ở trong các hệ thống chỉ tiêu này chưa đủ đại
diện ở các lĩnh vực mà BĐKH có thể tác động đến.

Trên bình diện quốc tế, mặc dù đã có công ước Liên hợp quốc về BĐKH và
nghị định thư Kyoto về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đã được thông qua nhưng
Cơ quan thống kê Liên hợp quốc (UNSD) chưa có hướng dẫn về phương pháp luận
thống kê biến đổi khí hậu: chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê và sách hướng dẫn
nghiệp vụ. Từ tháng 4/2008 đến nay, UNSD đã tổ chức 3 cuộc họp quốc tế liên quan
đến thống kê chính thức về BĐKH. Các cuộc họp này đã kết luận rằng: Nhu cầu thông
tin thống kê BĐKH là rất cần thiết và ngày càng tăng; Cần đưa các thông tin thống kê
về BĐKH thành các thông tin thống kê chính thức của quốc gia; Cơ quan thống kê
quốc gia cần nắm rõ phương pháp luận tính toán và phân tổ chuẩn các chỉ tiêu về
BĐKH; Cơ quan thống kê quốc gia cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu và chuẩn hóa hệ
thống chỉ tiêu thống kê về BĐKH (chuẩn hóa khái niệm, cách tính toán, phân tổ, lập
biểu…). Việt Nam là một trong những nước có tham gia 2 trong số 3 hội nghị kể trên
và là một trong hầu hết các nước đang phát triển chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê về
biến đổi khí hậu. Để đáp ứng nhu cầu dùng tin và thực hiện chức năng thống kê chính
thức về biến đổi khí hậu, đề tài này sẽ là điểm khởi đầu phục vụ cho việc xây dựng hệ
thống thống kê chính thức về BĐKH ở Việt Nam.
Tại một số nước, hệ thống thống kê về môi trường nói chung và thống kê về
BĐKH nói riêng và đã được thiết lập như Thụy Điển, Úc, Nhật Bản, Hà Quốc, Ấn
Độ Những hệ thống thống kê về BĐKH đã được xây dựng tại các nước đã phát triển
sẽ là nguồn tham chiếu hữu ích cho đề tài nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về BĐKH ở Việt Nam nhằm
đáp ứng yêu cầu theo dõi, giám sát và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các
lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường ở Việt Nam.
Với mục đích cung cấp một bộ công cụ thu thập số liệu sử dụng để đánh giá
hiện trạng của BĐKH và tác động của BĐKH với kinh tế, xã hội và môi trường, đề tài


Báo cáo Tổng hợp
11

này sẽ nghiên cứu đề xuất một hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam
bao gồm: i) Danh mục tên các chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH; ii) Bảng biểu sử
dụng để ghi chép thông tin; iii) Chuẩn hóa các chỉ tiêu đã được đề xuất trong hệ thống
(gồm Mục đích, ý nghĩa; Khái niệm, nội dung, phương pháp tính; Phân tổ và Nguồn số
liệu); iv) Thu thập và phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu đề xuất trong hệ thống chỉ tiêu
phản ánh BĐKH ở Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng BĐKH trong nước và toàn cầu ảnh
hưởng tới Việt Nam và các nhu cầu nắm bắt thông tin về các hiện tượng BĐKH đó
được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu thống kê về biến đổi khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực thống kê về BĐKH ở Việt Nam trong
một khoảng thời gian dài tính bằng thập kỷ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu của UNFCCC, IPCC và các nước về thống kê BĐKH.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến biến đổi khí hậu của các Bộ/ngành có liên quan
và nghiên cứu đề xuất Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam.
- Thu thập số liệu thử nghiệm và phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu được đề xuất trong Hệ
thống chỉ tiêu thống kê phản ảnh BĐKH ở Việt Nam.
- Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu.
Nội dung kết quả nghiên cứu của đề tài:
Đề tài Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt
Nam sẽ thực hiện các nội dung chính sau:
1. Tổng quan về biến đổi khí hậu.
2. Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và một số nước trên thế giới về hệ
thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH.
3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH (theo nhóm chỉ tiêu để
phản ánh thực trạng và tác động của BĐKH đối tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội
và môi trường).
4. Chuẩn hóa các chỉ tiêu (tên gọi; định nghĩa; phương pháp tính; phạm vi thu
thập số liệu; nguồn số liệu; tần suất thu thập số liệu; v.v của hệ thống chỉ tiêu

thống kê phản ánh BĐKH của Việt Nam).


Báo cáo Tổng hợp
12
5. Thu thập và phân tích sơ bộ một số chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê
phản ảnh BĐKH đã đề xuất.
6. Lộ trình thực hiện kết quả nghiên cứu.
Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam sẽ là
điểm khởi đầu cho việc hình thành thống kê chính thức về BĐKH ở Việt Nam. Đây sẽ
là công cụ hữu ích trong việc thu thập số liệu nhằm cung cấp thông tin một cách chính
thức, đầy đủ, chính xác, cập nhật về BĐKH trong mối liên quan với con người, môi
trường, kinh tế, xã hội. Các dữ liệu thống kê về BĐKH sẽ là bằng chứng, là cơ sở khoa
học cho các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc đánh giá, đề ra luật
pháp, chính sách, đường lối liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội của Việt Nam
cũng như thế giới.



Báo cáo Tổng hợp
13
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
BĐKH là một vấn đề phức hợp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang
tính lâu dài, tác động tới tất cả các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội và môi
trường trên phạm vi toàn cầu. Trong mấy chục năm qua BĐKH là nguyên nhân chính

gây ra bão lũ, thiên tai, triều cường, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sa mạc hóa
trên thế giới ngày càng trở lên khốc liệt hơn, trở thành thảm họa, gây rủi ro, thiệt hại
lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xóa đi những thành quả nhiều năm phát triển
của thế giới. Nguyên nhân chính gây ra BĐKH là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí nhà kính, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí
đốt) và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối,
rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. BĐKH đang là vấn đề được đưa ra
nhiều trên bàn nghị sự của các quốc gia trên thế giới để cùng tìm các giải pháp khắc
phục, trong đó phiên họp thứ 39 và 40 của UNSD đã đề xuất đưa thống kê BĐKH vào
thống kê chính thức nhằm cung cấp thông tin cho hoạch định các chính sách liên quan.
Theo Báo cáo lần thứ 4 của Tổ chức Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) năm
2007 cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74
0
C trong khoảng thời
gian 1906 – 2005. Tốc độ tăng nhiệt độ trong vòng 50 năm gần đây gấp đôi so với 50
năm trước đó, nhiệt độ trên phần lục địa tăng nhanh hơn so với ở đại dương. Cũng
trong 100 năm qua lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng vĩ độ cao hơn 30
0
. Mặt khác
các kết quả quan trắc cũng chỉ ra rằng lượng mưa giảm ở các vùng nhiệt đới từ những
năm 70 trở lại đây, tuy nhiên lại xuất hiện mưa lớn ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
Trong báo cáo lần thứ 4 của IPCC cũng chỉ ra rằng trong thế kỷ 20 mực nước biển đã
tăng với tốc độ lớn. Số liệu quan trắc mực nước toàn cầu trong chuỗi 1961 – 2003 cho
thấy mực nước biển đã tăng trung bình năm là 1,8mm với sai số  0,5 mm. Hệ quả
của BĐKH là hiệu ứng mực nước biển dâng (MNBD) đã được xác định có cơ sở khoa
học cao trên qui mô toàn cầu. (Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam, 2009). Tác động của MNBD dẫn đến hiệu ứng xâm nhập mặn (XNM) và từ hiệu
ứng XNM lại là một nguyên nhân quan trọng của quá trình hoang mạc hóa (HMH),



Báo cáo Tổng hợp
14
giai đoạn đầu tiên của sa mạc hóa (SMH). Các hệ quả XNM và HMH - SMH xảy ra
với các quy mô khu vực và địa phương ở khắp nơi trên thế giới, ở những mức độ khác
nhau có quan hệ tương hỗ với BĐKH. Như vậy giữa BĐKH, XNM và HMH tồn tại
mối quan hệ tương hỗ và có tính hoàn ngược.
Các quan trắc mới nhất về nhiệt độ nước biển cho thấy từ năm 1961 đến nay
nhiệt độ nước biển tầng sâu 3000m nhiệt độ đã gia tăng khi đại dương hấp thụ tới 80%
nhiệt từ khí quyển. Sự ấm lên trong lòng đại dương dẫn đến sự giãn nở của nước biển
đóng góp vào sự tăng lên của mực nước biển. Các quan trắc khác của IPCC cho thấy
lớp phủ băng tuyết ở 2 cực đã giảm cũng như sự hao hụt các sông băng ở đảo
Greenland và ở Nam Cực cũng là những đóng góp làm gia tăng mực nước biển toàn
cầu. Mực nước biển toàn cầu theo chuỗi số liệu 1961 – 2003 tăng lên với tốc độ trung
bình năm là 1,8 mm /năm. Từ 1880 cho đến 2000, mực nước biển dâng lên khoảng
200mm (Nguồn: Wiki).
Chỉ tính riêng ở Nam Cực chiếm giữ khoảng 70% lượng nước và 90% tổng số
băng tuyết trên Trái Đất. Chính vì vậy, lượng băng tan ở hai đầu cực sẽ khiến mực
nước biển dâng cao là điều hiển nhiên. Trong vòng 120 năm tính từ 1880 cho đến
2000, mực nước biển đã dâng lên khoảng 200mm, tức là tốc độ tăng khoảng gần 2mm
mỗi năm (con số mới nhất do IPCC công bố năm 2007 là 1,8mm/ năm - sai số
0,2mm). Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21 thì mực nước biển dâng với mức độ nhanh
hơn, ước tính tốc độ tăng khoảng 7 - 10mm/năm. Các đánh giá này là có tính đến
lượng băng tan ở 2 cực Nam và Bắc Bán Cầu.
IPCC ước tính cho đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển sẽ dâng khoảng từ 0,2m
cho đến 0,6m. Trong khi đó, trong một báo cáo khoa học mới đây được công bố trên
tạp chí Science Magazine cho biết mực nước biển dâng thực sự có thể lên đến gấp 3,5
lần con số do IPCC ước tính, tức là khoảng 0,8 – 2,0m tính cho đến năm 2100.
Trong Báo cáo tổng hợp lần thứ 4 của IPCC năm 2007 đã đề cập đến các tác
động của BĐKH đặc biệt đối với vùng ven biển và đất thấp với các lý do như sau.
Vùng ven biển là vùng chịu nhiều rủi ro, bất lợi do thường xuyên bị đe dọa bởi các

thiên tai như bão tố, xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, bồi, xói lở, sụt lún do cấu trúc bất
ổn định địa chất vùng. Vùng ven bờ còn bị các áp lực phát triển kinh tế biển, trong đó
có hiện trạng khai thác quá tải các nguồn thủy sản dẫn đến phá hủy các hệ sinh thái
mất đi tính đa dạng sinh học. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội các vấn đề Môi


Báo cáo Tổng hợp
15
trường Toàn cầu, Trường Đại học East Anglia Anh quốc đã đưa ra mô hình đánh giá
về kinh tế của BĐKH trên cơ sở phân tích tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chi phí
lợi ích thông qua các bước phân tích: Xây dựng các kịch bản về MNBD cho vùng;
Phân tích mối quan hệ tương quan giữa MNBD với các dạng thiên tai trong vùng;
Phân chia các vùng nhỏ theo tần suất tác động của các dạng thiên tai; Thống kê các
dạng tài sản có trong vùng; Thống kê các dạng công trình bảo vệ hiện có, lượng hóa
đánh giá hiệu quả các công trình này đối với từng dạng thiên tai trong vùng; Xác định
các giải pháp ứng phó, thích ứng với các dạng thiên tai và tài sản có trong vùng; Tính
toán các giá trị kinh tế của các chi phí và lợi ích của các phương pháp thích ứng.
Theo Tài liệu của Hội nghị toàn cầu lần 4 về biển, đảo và đại dương diễn ra tại
Hà Nội năm 2008 (4
th
Global Conference on Oceans, Coasts, and Islands, Ha Noi,
2008), tác động của MNBD có thể tổng kết trong các lĩnh vực như sau: Sản xuất nông
nghiệp (đối với toàn khu vực châu Á thu hoạch nông nghiệp sẽ giảm từ 2,5 – 10% tính
đến năm 2030 và từ 5 đến 30% vào năm 2050; Nguồn nước (toàn bộ châu Á có tới 120
triệu đến 1,2 tỷ người thiếu nước vào năm 2020 và vào năm 2050 số người thiếu nước
sẽ là 185 triệu đến 981 triệu người; Các dải ven bờ biển châu Á (dự báo MNBD sẽ gây
ra thảm họa trầm trọng về ngập lụt, xâm nhập mặn, mất các rạn san hô ước tính vào
khoảng 24% trong 10 năm tới và mất 30% vào 30 năm tới); Sức khỏe con người (các
bệnh tả ở các vùng bờ Nam châu Á, số người chết bị dịch tả sẽ tăng ở các vùng Đông,
Nam và Đông Nam châu Á).

Những tác hại trước mắt là những vùng biển thấp hiện đang bị xâm thực sẽ trở
nên trầm trọng hơn, mức độ tàn phá của MNBD do bão, triều cường, xâm nhập mặn
tại các vùng ven biển sẽ trở nên tồi tệ hơn, mực nước biển dâng cao sẽ khiến nhiều
vùng bị nhiễm mặn, giảm đất đai trồng trọt, tăng mức độ hoang mạc hóa, tăng lượng
chua phèn trong đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, những
vùng đầm lầy ven biển sẽ bị ngập nước biển vĩnh viễn và mực nước biển dâng cao dẫn
đến chi phí cho các công trình bảo vệ bờ, bãi cũng tăng theo.
Việt Nam là một trong số khoảng 10 quốc gia được xem là sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề khi mực nước dâng lên 1m, khi đó vựa lúa của miền Nam sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề vì khu vực này sẽ mất đi khoảng 15 - 20% sản lượng nông nghiệp. Theo đánh
giá của Ủ y ban Liên Chí nh phủ về BĐKH, ở Việt Nam khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất
sẽ là khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long . Theo thống kê đã


Báo cáo Tổng hợp
16
chỉ ra 10,8 % dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi MNBD ở mức 1 mét, đây là tỷ lệ
lớn nhất trong số 84 quốc gia (Ai Cập tiếp theo với 10,56 %). Dân số Việt Nam sẽ bị
ảnh hưởng đến 35% với MNBD ở mức 5m. Ngoài những nghiên cứu nêu trên, gầ n đây
nhấ t “Kị ch bản biến đổi khí hậu, nướ c biể n dâng cho Việ t Nam” do Bộ Tà i nguyên và
môi trườ ng công bố năm 2009 cho thấ y vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng
thêm khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng
75cm (Kịch bản thấp: 65cm; Kịch bản cao: 100cm) so với thời kỳ 1980 – 1999. Đây là
vấ n đề cầ n đượ c quan tâm nghiên cứ u nhiề u hơn nữ a để gó p phầ n ứ ng phó vớ i BĐKH
giảm thiểu những tác động tiêu cực do chúng gây nên.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do
BĐKH bao gồm: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe, nơi
cư trú tại các vùng ven biển và miền núi. BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai cả
về cường độ lẫn tần suất. Theo các số liệu quan trắc của Tổng cục Khí tượng thủy văn
nhiệt độ không khí và lượng mưa trong vòng 50 năm có sự biến động trên các vùng

của cả nước. Bảng số liệu dưới đây là thống kê về thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa
trong vòng 50 năm qua ở các vùng của Việt Nam.
















Báo cáo Tổng hợp
17
Biểu 1: Thay đổi của nhiệt độ và lƣợng mƣa 50 năm qua ở các vùng khí hậu và
trung bình cho cả nƣớc (từ năm 1958 đến năm 2007)
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (
0
C)
Lượng mưa (%)
Tháng
1
Tháng

7
Trung bình
năm
Thời kỳ
11- 4
Thời kỳ
5- 10
Tổng lượng
mưa năm
Tây Bắc
1,4
0,3
0,5
6
-6
-2
Đông Bắc
1,5
0,5
0,6
0
-9
-7
Đồng bằng Bắc Bộ
1,4
0,5
0,6
0
-13
-11

Bắc Trung Bộ
1,3
0,5
0,5
4
-5
-3
Nam Trung Bộ
0,6
0,4
0,3
20
20
20
Tây Nguyên
0,9
0,4
0,6
19
9
11
Nam Bộ
0,8
0,4
0,6
27
6
9
Trung bình cả nước
1,2

0,4
0,56
7
-5
-2
(Nguồn: Trần Thục, Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống
kê phản ánh BĐKH ở Việt Nam).


Kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu
có những điểm đáng lưu ý. Trong khoảng 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung
bình năm ở nước ta tăng lên khoảng từ 0,5
0
C đến 0,7
0
C; nhiệt độ mùa đông tăng nhanh
hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các
vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000)


Báo cáo Tổng hợp
18
cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960). Nhiệt độ trung bình
năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao
hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8
0
C; 0,4
0
C và 0,6
0

C. Năm 2007,
nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 -
1940 là 0,8
0
C - 1,3
0
C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4
0
C - 0,5
0
C (chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 -
2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên
và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và
tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm
trong 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2%. Số đợt không khí lạnh ảnh
hưởng đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Tuy nhiên các biểu hiện khác
thường lại thường xuất hiện mà rõ nhất là rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ. Số ngày
mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần ở thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần
một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng
Hiệu, 2003).



Tại Việt Nam, trong hơn 1 thập kỷ qua đất nước đã phải chịu ảnh hưởng của
các loại thiên tai như: áp thấp nhiệt đới; bão; động đất; lốc; lũ; mưa to kéo dài; ngập
lụt; rét đậm, rét hại; sạt lở đất; sét đánh; triều cường và các loại hình thiên tai khác



Báo cáo Tổng hợp
19
chưa liệt kê. Lốc và mưa lũ là các loại thiên tai hay xảy ra nhất trong những năm gần
đây. Tần suất thiên tai xảy ra tại các tỉnh/thành phố tăng theo từng năm. Theo báo cáo
của các Cục Thống kê tỉnh/thành phố, năm 1999, có 36 tỉnh/thành phố chịu ảnh hưởng
của 96 đợt thiên tai xảy ra trong năm, trung bình mỗi tỉnh chịu ảnh hưởng của 2,7 đợt
thiên tai xảy ra trong năm. Số liệu tương ứng các năm 2000, 2001, 2002, 2003 là: số
tỉnh chịu ảnh hưởng: 48, 53, 37, 52; Trung bình số trận thiên tai xảy ra tại mỗi tỉnh bị
ảnh hưởng: 2,7; 3; 2,2; 2,8. Năm 2001 là năm có số tỉnh chịu ảnh hưởng của thiên tai
nhiều nhất và cũng là năm mỗi tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều đợt thiên tai nhất. Tuy
nhiên, thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra năm 2001 không phải là lớn nhất
trong vòng 10 năm qua. Từ năm 2004 đến năm 2009 thiên tai xảy ra tăng cả về phạm
vi lẫn tần suất xảy ra thiên tai. Thiệt hại về người nhiều nhất trong năm 1999 và thiệt
hại về tài sản lớn nhất là năm 2009. Từ năm 1999 đến 2009, thiên tai đã làm hơn 5,5
nghìn người chết và mất tích. Năm 1999 là năm có số người chết và mất tích nhiều
nhất, 990 người, gấp 4,14 lần so với năm 2004 (năm có số người chết và mất tích ít
nhất, 239 người), chiếm 18% tổng số người chết và mất tích do thiên tai trong 11 năm.
Trong số các loại hình thiên tai, ngập lụt và bão gây thiệt hại về người nhiều
nhất và tương đương nhau, chiếm lần lượt 28,66% và 28,64% trong tổng số người chết
và mất tích do các loại thiên tai. Năm 1999, số người bị chết và mất tích do ngập lụt là
nhiều nhất trong số các năm. Cũng trong năm 1999, số người chết và mất tích do ngập
lụt chiếm 66% tổng số người chết và mất tích do các loại hình thiên tai gây ra trong
năm. Ngoài ra, lũ cũng là loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người. Số người
chết và mất tích do lũ chiếm gần 26% trong tổng số người chết vì thiên tai trong hơn
10 năm qua. Bão, lũ và ngập lụt là các loại hình thiên tai có tần suất xảy ra thấp hơn so
với một số loại hình thiên tai khác như lốc, mưa to… Tuy nhiên, tổng giá trị thiệt hại
ước tính lại nhiều nhất. Từ năm 1999 đến 2009, ước tính giá trị thiệt hại do bão gây ra
là trên 53,56 nghìn tỷ đồng (chiếm trên 60% tổng giá trị thiệt hại của các loại hình
thiên tai); do lũ là trên 14,6 nghìn tỷ đồng (chiếm trên 16,4% so với tổng giá trị thiệt
hại); và do ngập lụt là gần 14,2 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 15,9% so với tổng giá trị

thiệt hại). So với các năm, bão xảy ra vào năm 2009 gây thiệt hại nhiều nhất so với các
cơn bão khác xảy ra trong vòng 10 năm từ 1999 đến 2008. Riêng thiệt hại do bão gây
ra năm 2009 ước tính gần 21,8 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 40,7% giá trị thiệt hại về bão
trong 10 năm. Các cơn bão trong năm 2009 cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị


Báo cáo Tổng hợp
20
thiệt hại ước tính do thiên tai xảy ra trong năm, chiếm gần 94% giá trị ước thiệt hại
của cả năm. Lũ năm 2007 gây thiệt hại nhiều nhất so với các đợt lũ khác xảy ra trong
vòng 10 năm từ 1999 đến 2009. Năm 2007, thiệt hại do lũ gây ra chiếm gần 61% thiệt
hại do các đợt lũ xảy ra trong 11 năm. Tính riêng năm 2007, thiệt hại do lũ gây ra
chiếm trên 76,8% thiệt hại do thiên tai xảy ra trong năm.
Năm 1999 là năm ngập lụt gây thiệt hại nặng nề nhất gây ra trong vòng hơn 10
năm. Giá trị thiệt hại ước tính do ngập lụt gây ra năm 1999 chiếm 32% giá trị thiệt hại
do ngập lụt từ năm 1999 đến 2009. Riêng năm 1999, thiệt hại do ngập lụt gây ra chiếm
trên 92,7% tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm. Trong vòng 10 năm qua,
tại Việt Nam xảy ra hai đợt dư chấn động đất vào năm 2001 và năm 2003 làm 3 người
chết (năm 2003) và 2 người bị thương (năm 2001). Không có thiệt hại lớn về vật chất.
Trong vài năm gần đây, từ năm 2006 đến 2009 xảy ra hiện tượng triều cường
tại một số tỉnh phía Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận. Mặc dù
mức độ thiệt hại vật chất gây ra từ triều cường không nhiều nhưng hiện tượng này gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Triều cường cùng
với việc tác động đến dòng chảy và sự xuống cấp của hệ thống thoát nước đô thị gây
khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, giao thông và gia tăng ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Theo báo cáo công bố ở hội nghị về chống sa mạc hoá ở Việt Nam tổ chức
ngày 28/6/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết ở nước ta vẫn còn
khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới SMH và HMH (chiếm khoảng 28% tổng diện tích
đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2

triệu ha đất đang được sử dụng đã bị thoái hóa nặng và hơn 2 triệu ha đang có nguy cơ
thoái hóa cao. Nguyên nhân chính dẫn đến HMH là do diện tích rừng bị giảm khiến hệ
sinh thái bị suy thoái, gây ra lũ lụt và hạn hán, độ phì nhiêu của đất đang bị giảm
xuống do xói mòn, rửa trôi, đá ong hoá, chua mặn hoá. Ngoài ra còn do nạn cát bay,
cát chảy và tình trạng đất trống bị xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hạn hán. Đến nay
Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa, gồm Duyên hải Miền
Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Tài nguyên rừng cũng bị suy
giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau
nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ năm
2009 đạt 39,1% rừng bị tàn phá đặc biệt nghiêm trọng vào hai thời kỳ: 1960-1970 và


Báo cáo Tổng hợp
21
1976-1990. Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hoá, kéo theo sự giảm sút
đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Cũng tại hội nghị này Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết theo thống kê sơ bộ, mỗi năm Việt Nam
mất khoảng 20 ha đất nông nghiệp do quá trình sa mạc hóa và hiện có khoảng 20 triệu
dân đang phải chịu ảnh hưởng của quá trình này.
Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng SMH cục bộ ở các dải cát hẹp trải
dài dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh thành, từ Quảng Bình đến Bình
Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha, nơi có những chỉ tiêu khí hậu cực đoan nhất
cả nước và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Thời tiết các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng
năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm như Ninh Thuận và Bình Thuận, khiến cho
những vùng cát trắng có nguy cơ lan rộng. Ước tính hàng năm có khoảng 10-20 ha đất
bị HMH do cát bay, cát chảy làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Ninh Thuận và Bình Thuận tồn tại 4 dạng hoang mạc
(cát bay, cát chảy, cát trượt lở); hoang mạc đá lộ - lăn lở; hoang mạc đất cằn trơ sạn
sỏi, đất bạc mầu thoái hóa và hoang mạc muối tàn dư ở xa biển và ven biển. Bên cạnh

đó, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm
lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo
ngại, là thách thức lớn đối với nền nông nghiệp của nước ta hiện nay.
Theo thống kê trên bản đồ của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên
hợp quốc (FAO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
(UNESCO), Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng
diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di
động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm
trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Tính chất sa
mạc ở các tỉnh duyên hải miền trung rất khốc liệt, đất có chỗ bị bào mòn cạn kiệt, có
chỗ bị lấp thành cồn cát, cồn sỏi, rất khó khăn cho công việc cải tạo. Những cánh
đồng, bờ bãi bị sa mạc hóa sau lũ là tình trạng chung của các vùng nằm hai bên bờ
dòng Ngàn Phố (Hương Sơn), Ngàn Sâu (Hương Khê, Vũ Quang), Ngàn Trươi (Vũ
Quang), sông La (Đức Thọ), Sông Trí (Kỳ Anh). Sau lũ, cả tỉnh Hà Tĩnh có hàng ngàn
hecta ruộng vườn đã bị sa mạc hóa, có nguy cơ trở thành cánh đồng chết


Báo cáo Tổng hợp
22
Ở Việt Nam do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất
không bền vững, qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quảng canh) nên đất bị
thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hóa
ngày càng phát triển, nhất là ở các vùng đất trống đồi núi trọc. Quá trình SMH và thoái
hoá đất ở Việt Nam là kết quả của xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay/cát chảy,
đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Việt Nam có sa mạc cục bộ. Trong tổng số khoảng 9,34
triệu hecta đất hoang hoá, 7.550.000 ha đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá. Ước
tính quá trình SMH mỗi năm làm mất khoảng 20 ha đất nông nghiệp do nạn cát bay,
cát chảy và hàng trăm nghìn hecta đất tiếp tục bị thoái hoá. Tác động tổng hợp của các
điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của con người là hai quá trình đồng
hành và làm xuất hiện các quá trình dẫn đến hoang mạc hóa ở Việt Nam:

Nhận thức về tác động của BĐKH đối với đời sống kinh tế, xã hội, Chính phủ
đã quan tâm và phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản BĐKH, mực nước biển dâng. Trong xã hội
xuất hiện nhiều tổ chức, nhiều hoạt động tuyên truyền về BĐKH. Cơ quan chức năng
nghiên cứu, quan trắc về khí hậu và các cơ quan quản lý Nhà nước được đầu tư để
kiểm soát và kịp thời đánh giá tác động của BĐKH.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thì Việt Nam
là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng BĐKH.
Thực tế đã cho thấy, hiện tượng biến BĐKH đã bắt đầu tác động đến nước ta. Nhiều
hiện tượng thiên nhiên trái với quy luật đã diễn ra. Triều cường, mưa bão xảy ra nhiều
hơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Miền Trung liên tục trải qua những đợt nắng nóng
kéo dài. Những cơn bão, lũ quét ở các vùng núi phía Bắc diễn ra bất ngờ với sức tàn
phá ngày càng ác liệt. Hiện tượng SMH cát xảy ra nhiều tại các tỉnh miền trung như
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Do vậy, việc cung cấp thông tin thống kê đáp ứng nhu cầu đánh giá tác động
của BĐKH trên lãnh thổ Việt Nam là một trong các vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy
nhiên, cho đến nay công tác thống kê chưa phản ánh một cách đầy đủ, liên tục những
tác động của BĐKH đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta. Việt Nam
vẫn chưa thiết lập được hệ thống thông tin thống kê đánh giá tác động của sự BĐKH
một cách toàn diện và có hệ thống. Sự thiếu hụt thông tin này thể hiện trong công tác


Báo cáo Tổng hợp
23
thống kê thường xuyên và định kỳ của Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành có liên
quan.
1.2. Kinh nghiệm quốc tế
1.2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu về BĐKH
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn các
hệ thống thông tin về BĐKH, trong đó có thể chọn ra một số lĩnh vực chủ yếu như

sau:
(i) Nghiên cứu thống kê đối với hiệu ứng xâm nhập mặn
Phương pháp điều tra cơ bản: Quan trắc độ mặn tại các trạm hải văn và thủy
văn theo các giờ quan trắc định kỳ và quan trắc độ mặn theo các đợt khảo sát vào các
kỳ con nước triều.
Phương pháp thống kê xác định các cực trị độ mặn và giá trị trung bình theo
thống kê số học.
Phương pháp mô phỏng số trị: giải các hệ phương trình truyền triều và truyền
mặn xác định phân bố độ mặn và khoảng cách xâm nhập mặn.
(ii) Nghiên cứu thống kê đối với hiệu ứng sa mạc hóa (SMH)
Hiện có khá nhiều phương pháp đánh giá khả năng hạn hán và SMH theo
khuyến cáo của các tổ chức khoa học quốc tế như UNESCO, UNEP, FAO. Có thể lấy
ví dụ phương pháp tính chỉ số khô hạn của UNESCO (1979), trong đó bao gồm các
chỉ số khí tượng và thuỷ văn (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn đã áp dụng công
thức này để xác định chỉ số hạn hạn cho các tỉnh khu vực nam Trung Bộ, khu vực Tây
Nguyên). Chỉ tiêu hạn hán người ta phân thành 3 nhóm chính: Chỉ tiêu hạn khí tượng,
nhóm chỉ tiêu hạn nông nghiệp và nhóm chỉ tiêu hạn thủy văn.
Nhóm chỉ tiêu hạn khí tượng xác định hạn theo lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc
hơi, bức xạ và chỉ tiêu hạn phức hợp.
+ Thống kê xác định chỉ số hạn:
H
t
= C
t
/ T
t

Trong đó H
t
là chỉ số hạn, C

t
và T
t
là cán cân nước chi và thu theo đơn vị thời
gian.
+ Chỉ số ẩm:
A
t
= R
t
/ T
t
, trong đó R
t
là lượng mưa tính bằng mm, T
t
nhiệt độ tính theo
0
C.


Báo cáo Tổng hợp
24
+ Chỉ số hạn Palmer
Chỉ số hạn Palmer được ứng dụng rộng rãi ở Mỹ từ năm 1965
Z = K
i
d = K
i
(P - p) = K

i
[ P- (
i
PE + PR + 
i
PRO - 
i
PL)]

Trong đó Z chỉ số dị thường ẩm, d lượng nước thiếu hụt, P lượng nước thực tế,
p lượng nước trung bình khí hậu, Ki hệ số đặc trưng cho giai đoạn thứ i, PE, PR, PRO,
PL là các đại lượng đặc trưng cho bốc hơi, lượng nước hút được từ đất, lượng nước từ
dòng chảy và lượng nước tổn thất.

i
, 
i
, 
i
là các hệ số kèm theo các thành phần trong phương trình.
Căn cứ vào chỉ số Palmer để xác định mức độ hạn. Hạn nặng và hạn nghiêm
trọng kho chỉ số han Palmer nằm trong khoảng -3 đến -4.
Nhóm chỉ tiêu hạn thủy văn được hiểu là sự suy giảm dòng chảy sông và thiếu
hụt nguồn nước mặt và nước ngầm.
Chỉ số hạn: K
h
=  K
kh
K
c


Trong đó K
h
chỉ số hạn, K
kh
hệ số khô, K
c
hệ số cạn.
Khi K
h
 1 là hạn hán nặng. Hạn nhẹ và vừa có chỉ số hạn nằm trong khoảng 0,6
– 1.
Nhóm chỉ tiêu hạn nông nghiệp được đặc trưng bởi lượng nước trong đất và
trạng thái sinh trưởng của cây trồng.
Có thể dẫn ra đây một phương pháp xác định chỉ tiêu hạn nông nghiệp.
D = (P – R
0
+ 
0
+ R
g
) / (W
0
+ 
n
+ 
p
)
Trong đó:
D chỉ tiêu về nước của cây trồng cuối thời kỳ cây trồng.

P lượng mưa thời kỳ sinh trưởng của cây.
R
0
lượng nước thấm xuống đất.
R
g
lượng nước ngầm cung cấp cho cây trồng.

0
lượng nước trong đất có dễ cây đầu thời kỳ sinh trưởng.

n
lượng nước chứa trong đất đủ cho cây trồng.

p
lượng nước được tăng lên khi lượng mưa tăng 1mm
Hạn hán xuất hiện khi chỉ số nước của cây trồng D  0,5.

×