Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Những vấn đề chung về định mức và lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.67 KB, 16 trang )


1
Chuyên đề

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC VÀ LẬP DỰ TOÁN
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Những vấn đề chung về định mức kinh tế kỹ thuật
Định mức kinh tế kỹ thuật là các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu được quy định thống
nhất đối với việc sản xuất, dự trữ, sử dụng, lưu thông các loại nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị, phụ tùng và các sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Trong
đó có cả mức tiêu dùng nguyên vật liệu (thường gọi là định mức tiêu dùng vật tư) và
mức sử dụng máy móc thiết bị, các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và sản phẩm, các
tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và quản lý chất lượng như ISO, HACCP, SA
800…Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân bao gồm nội
dung kinh tế-kỹ thuật sau:
- Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, bao gồm định mức tiêu dùng kim loại,
định mức tiêu dùng gỗ, định mức tiêu dùng vật liệu xây dựng, định mức tiêu dùng
bông, sợi, hàng dệt,…
- Định mức tiêu dùng nhiên liệu, điện năng, bao gồm định mức tiêu dùng điện
năng, định mức tiêu dùng xăng dầu, định mức tiêu dùng than,…
- Định mức tiêu dùng các sản phẩm hoá chất, bao gồm định mức tiêu dùng
axit, định mức tiêu dùng bazơ, định mức tiêu dùng sơn, định mức tiêu dùng chất
dẻo,…
- Định mức sử dụng máy móc thiết bị, bao gồm định mức sử dụng thời gian,
định mức sử dụng theo công suất
- Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, bao gồm tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu
chuẩn cơ sở,…
- Quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm quản lý chất lượng theo ISO-9000,
quản lý chất lượng theo HACCP, quản lý chất lượng theo SA 8000, quản lý chất
lượng theo TQM,…


- Các quy định của Chính phủ về việc sản xuất, lưu thông, tiêu dùng các sản
phẩm bao gồm các quy định về việc cấm sản xuất, lưu thông, sử dụng, các quy định
về việc sản xuất, lưu thông có điều kiện, các quy định trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh về tiêu chuẩn chất lượng, về vệ sinh an toàn, về bảo vệ môi trường…
Định mức kinh tế kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế
hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật;

2
- Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của từng thời kỳ kế hoạch;
- Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phương pháp xây dựng
định mức;
Định mức được chia thành các loại sau đây:
- Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy định
cho những sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất quản lý, có liên
quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân.
- Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những sản phẩm
(công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước,
hoặc cho những sản phẩm (công việc) của ngành được phân cấp quản lý.
- Định mức tỉnh,thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là
tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi
chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành; khi cần cụ thể hóa định mức Nhà
nước, định mức ngành; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của tỉnh, được phân
cấp quản lý.
- Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là
huyện) áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản phẩm (công việc)
khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành, định mức tỉnh, thành phố; khi cần
cụ thể hoá định mức của cấp trên, hoặc cho những sản phẩm (công việc) của huyện
được phân cấp quản lý.
- Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị xơ sở được quy định cho

những sản phẩm (công việc) khi chưa có định nức Nhà nước, định mức ngành (đối
với xí nghiệp quốc doanh trung ương), định mức địa phương (đối với xí nghiệp quốc
doanh địa phương); khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên; hoặc cho những sản
phẩm (công việc) của đơn vị cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý.
Định mức là căn cứ pháp lý để tiến hành các công việc sau đây;
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch;
- Phân phối và cung ứng vật tư, lao động, tiền vốn ;
- Xác định giá thành và giá chỉ đạo của Nhà nước;
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch; xem xét chất lượng sản phẩm (công việc);
xét thưởng hoặc phạt đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.
Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản: Định mức dự toán xây dựng cơ bản (gọi tắt
là định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về
vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây
lắp tương đối hoàn chỉnh như 1m3 tường gạch, 1m2 lát gạch, 1m2 mái nhà v.v từ
khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp (kể cả những hao phí cần thiết do

3
yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây lắp liên tục, đúng
quy trình, quy phạm kỹ thuật)
Căn cứ để lập định mức dự toán là các định mức sản xuất (còn gọi là định mức
thi công) về sử dụng vật liệu, lao động, máy thi công trong xây dựng cơ bản. Các quy
chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới
hoá chung trong ngành xây dựng; tình hình trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức lực lượng
của các đơn vị xây lắp, cũng như kết quả đưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
xây dựng thời gian vừa qua như sử dụng các vật liệu mới, cao cấp, thiết bị và công
nghệ thi công tiên tiến.
Định mức dự toán bao gồm mức hao phí vật liệu, mức hao phí lao động, mức
hao phí máy thi công. Mức hao phí vật liệu chính được tính bẳng số lượng theo đơn
vị thống nhất của nhà nước, mức hao phí vật liệu phụ khác được tính bằng % tính trên
chi phí vật liệu chính; Mức hao phí lao động chính và phục được tính bằng số ngày

công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp xây lắp bình quân; Mức hao phí máy thi
công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng, mức hao phí máy thi công phụ
khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.
Định mức dự toán được áp dựng để lập đơn giá xây dựng, làm cơ sở để lập dự
toán xây lắp công trình xây dựng cơ bản thuộc các dự án đầu tư xây dựng.
Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Mục đích của hoạt động sản xuất kinh
doanh là đảm bảo hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc
tế với chi phí kinh doanh thấp được thị trường chấp nhận. Muốn đạt được mục đích
ấy, trong sản xuất kinh doanh phải xây dựng các định mức, các định chuẩn, các tiêu
chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng,…Để đảm bảo nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sản xuất phát triển liên tục, đều đặn, có hiệu
quả cao, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật được coi là yếu tố cơ bản nhất
để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển
nhịp nhàng, cân đối, tiết kiệm. Ngày nay định mức kinh tế kỹ thuật được sử dụng
rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các định mức kinh tế-kỹ thuật
dùng làm căn cứ cho việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu, cho việc quản lý sử
dụng, cho việc kiểm tra sản phẩm trong sản xuất, lưu thông, tiêu dùng của nền kinh
tế. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các định mức kinh tế-kỹ thuật
có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó vừa là chỉ tiêu, là yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị
sản xuất kinh doanh; vừa là các căn cứ để tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa là mục
tiêu cần phải đạt được trong sản xuất của từng công nhân và của cả đơn vị. Việc áp
dụng các định mức kinh tế-kỹ thuật vào việc sản xuất sản phẩm bắt buộc doanh
nghiệp phải áp dụng quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm bảo đảm theo các chỉ
tiêu, tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật công nghệ đã xác định. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn,
các yêu cầu kỹ thuật công nghệ ấy cũng là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả và
hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

4
Các định mức kinh tế-kỹ thuật chẳng những là các căn cứ của công tác kế
hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là căn cứ kỹ thuật

trong tổ chức sản xuất-tiêu dùng nguyên vật liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì không thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
cao, đồng đều và ổn định, cũng như không thể tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất
một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm.
2. Định mức phân bổ ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ
"Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi
quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã
đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh
vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê
các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân
sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân
sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ
quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
Ngân sách nhà nước có vai trò là một công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã
hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời
sống xã hội.
Chi Ngân sách nhà nước là một trong hai nội dung cơ bản của hoạt động Ngân
sách nhà nước. Chi Ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ Ngân
sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm trang trải cho các chi
phí của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước
đảm nhận. Chi Ngân sách nhà nước là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử
dụng
Sau khi ban hành Luật Ngân sách nhà nước năm 1996, Chính phủ đã ban hành
hệ thống định mức làm cơ sở phân bổ ngân sách. Cho đến nay, Chính phủ đã ban
hành các Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg, 151/2006/QĐ-TTg để làm cơ sở phân bổ
ngân sách nhà nước và các định mức này thường xuyên sửa đổi. Những định mức
được tiêu chuẩn hóa và áp dụng cho các mục chi trong các lĩnh vực quản lý hành
chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Dựa vào hệ thống định mức, chính quyền địa

phương dự toán nhu cầu chi tiêu và phân bổ nguồn lực tài chính. Có thể nói, phương
pháp xác lập hệ thống định mức chi tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định
hiệu quả về phân bổ và hiệu quả về mặt kỹ thuật trong chi tiêu công.
Như chúng ta đã biết, năm 2006 là năm kết thúc một “thời kỳ ổn định” ngân
sách giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (2004-2006). Theo qui định
của Luật Ngân sách nhà nước, từ năm 2007 sẽ bắt đầu thời kỳ ổn định mới (2007-
2009).

5
* Định mức phân bổ ngân sách nhà nước theo Quyết định số
139/2003/QĐ- TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định này quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của
ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương làm căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán chi thường xuyên.
Định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước theo Quyết định
số 139/2003/QĐ - TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ quan
trọng để xác định tổng mức chi thường xuyên cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các
địa phương.
Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 của
Quyết định này đã bao gồm tiền lương theo quy định tại Nghị định số 03/2003/NĐ-
CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân
sách của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở
Trung ương, dự toán chi ngân sách của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(bao gồm cấp tỉnh, huyện và cấp xã). Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khi thực hiện định mức này mà dự toán chi năm 2004 thấp hơn mức dự toán chi
năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã giao thì được bổ sung để bảo đảm không thấp hơn
mức dự toán năm 2003.
Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính năm 2004 bao gồm tiền
lương, các khoản có tính chất lương, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, trích theo lương, chi nghiệp vụ, đoàn ra, đoàn vào và các khoản mua

sắm, sữa chữa thường xuyên.
Quyết định này quy định đối với cơ quan quản lý ngành dọc thì định mức phân
bổ dự toán chi ngân sách năm 2004 là 20 triệu đồng/biên chế/năm.
Về cơ bản, định mức này phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính công bằng, công
khai và minh bạch các nhiệm vụ chi ngân sách của từng bộ, ngành, cơ quan trung
ương và các địa phương theo quy định của Luật ngân sách, góp phần thúc đẩy tiết
kiệm, khuyến khích xã hội hóa, cải cách hành chính trong công tác xây dựng và quản
lý dự toán Ngân sách Nhà nước.
Qua quá trình thực tế thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên
của ngân sách Nhà nước năm 2004 đã đạt được những kết quả quan trọng như: Cơ
bản đã đảm bảo tính công bằng, hợp lý; đảm bảo tính công khai, minh bạch của ngân
sách Nhà nước. Đồng thời đã thể hiện ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng
đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn và vùng kinh tế trọng điểm; Phù hợp với khả
năng cân đối ngân sách Nhà nước, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh; góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính, sử dụng
ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi thường
xuyên của ngân sách Nhà nước năm 2004 còn một số hạn chế: Phạm vi hệ thống định

6
mức phân bổ chưa bao quát hết các lĩnh vực chi thường xuyên của Ngân sách Nhà
nước; các vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc khó khăn mặc dù đã được
ưu tiên trong hệ thống định mức phân bổ ngân sách; Vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa xây
dựng được định mức phân bổ ngân sách, điển hình là đầu tư xây dựng cơ bản và sử
dụng vốn của các nhà tài trợ quốc tế. Vì thế đã dẫn tới sự không công bằng về đầu tư
giữa nhiều địa phương, nhiều ngành và dễ xảy ra tiêu cực, lãng phí.
Theo Quyết định này, định mức phân bổ chi thường xuyên của Tổng cục
Thống kê được quy định là 20 triệu đồng/biên chế/năm. Căn cứ định mức này, Tổng
cục Thống kê xây dựng phương án phân bổ kinh phí cho các đơn vị dựa trên cơ sở
vùng miền đã quy định trong Quyết định này là:

- Vùng đô thị: 18,0triệu đồng/Biên chế/năm
- Vùng đồng bằng: 16,5triệu đồng/biên chế/năm
- Vùng núi thấp-vùng sâu: 20,5triệu đồng/biên chế/năm
- Vùng núi cao-hải đảo: 22,5 triệu đồng/biên chế/năm
Tuy nhiên sau một năm triển khai thực hiện định mức phân bổ trên trong toàn
ngành đã xảy ra một số điểm bất cập, chưa hợp lý đó là định mức phân bổ kinh phí
vùng đồng bằng quá thấp, dẫn đến các đơn vị thuộc khu vực đồng bằng không đủ
kinh phí để đảm bảo hoạt động thường xuyên trong cả năm. Xuất phát từ thực thế đó,
Tổng cục đã thực hiện sửa đổi và ban hành phương án phân bổ kinh phí mới theo
định mức sau:
- Vùng đô thị: 18,5triệu đồng/Biên chế/năm
- Vùng đồng bằng: 18,0triệu đồng/biên chế/năm
- Vùng núi thấp-vùng sâu: 21,0triệu đồng/biên chế/năm
- Vùng núi cao-hải đảo: 23,0 triệu đồng/biên chế/năm
Định mức này được thực hiện từ năm ngân sách 2005 và 2006. Việc xây dựng
định mức phân bổ mới vẫn đảm bảo không vượt quá tổng số kinh phí định mức
thường xuyên được Chính phủ giao. Ngoài ra vẫn còn tiết kiệm được một số kinh phí
để sử dụng cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn. Định
mức mới này đã khắc phục được tính trạng mất cân đối kinh phí giữa các vùng miền,
đáp ứng được kinh phí hoạt động thường xuyên cho các đơn vị thuộc tỉnh đồng bằng.
Từ đó đã góp phần quan trọng cho các đơn vị hoàn thiện được nhiệm vụ chuyên môn,
chính trị của ngành.
* Định mức phân bổ ngân sách theo Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg
ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Từ sự bất cập của định mức phân bổ chi thường xuyên quy định trong Quyết
định 139 của Thủ tướng Chính phủ nên phải thực hiện xây dựng định mức phân bổ

7
mới. Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước áp dụng từ
năm ngân sách 2007 nhằm đảm bảo các yêu cầu chính sau:

- Đảm bảo kinh phí để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng 2006-2010 của cả nước, cũng như từng Bô, địa phương theo
Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã quyết định, ưu tiên
những lĩnh vực quan trọng (giáo dục, đào tạo, dạy nghề, khoa học, công nghệ, môi
trường ) tăng mức ưu tiên đối với vùng miền núi, Tây Nguyên khó khăn.
- Phù hợp với khả năng cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2007 và giai đoạn
2006-2010.
- Thực hiện đúng quy định tại Khoản g Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước, sau
mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa
phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần
trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
- Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính nâng cao
chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước góp phần đổi mới
quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động
các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.
- Các tiêu chí của định mức phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu,
dễ thực hiện và kiểm tra, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, từng bước phù
hợp với thông lệ quốc tế.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành
kèm theo Quyết định này đã bao gồm toàn bộ tiền lương theo quy định tại Nghị định
số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 09 năm 2005 và Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 09 năm
2005 của Chính phủ. Định mức này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của
từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung
ương, dự toán chi ngân sách của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao
gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Định mức phân bổ năm 2007 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kết quả
của định mức phân bổ chi Ngân sách Nhà nước theo Quyết định 139 về hệ thống tiêu
chí phân bổ, về phân vùng (đô thị; đồng bằng; vùng miền núi, đồng bào dân tộc ở
đồng bằng, vùng sâu; vùng cao - hải đảo); bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối

với sự nghiệp bảo vệ môi trường; thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; tăng mức ưu
tiên hơn đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Đối với chi ngân
sách địa phương, tiếp tục lấy chỉ tiêu dân số là tiêu chí chủ yếu, đồng thời sử dụng
các tiêu chí bổ sung đối với từng lĩnh vực chi ngân sách để đảm bảo tính đặc thù đối
với từng vùng, từng địa phương; bảo đảm kinh phí thực hiện các chế độ chính sách
của Nhà nước đã ban hành và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị
định 118 và 119 của Chính phủ; đảm bảo từng địa phương khi thực hiện định mức

8
phân bổ mới có mức tăng hợp lý so với dự toán năm 2006 Quốc hội đã quyết định,
Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được duy
định tại Quyết định này áp dụng cho năm ngân sách 2007, năm đầu tiên của thời kỳ
ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Căn cứ định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban
hành kèm theo Quyết định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương ban hành định mức phân bổ dự toán chi
ngân sách cho các đơn vị trực thuộc trước ngày 15 tháng 08 năm 2006; đồng thời gửi
Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban
hành kèm theo Quyết định này, khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình
ở địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức phân bổ chi ngân sách địa phương trước
ngày 15 tháng 08 năm 2006 để làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở
địa phương cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm ngân sách 2007; đồng
thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, định mức phân bổ chi thường xuyên của Tổng cục
Thống kê được quy định là 32 triệu đồng/biên chế/năm. Căn cứ định mức này, Tổng
cục đã ban hành Quyết định số 1253/QĐ-TCTK ngày 20/11/2006 quy định về định
mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính năm 2007 cho các đơn vị áp dụng cho

các năm 2007, 2008, 2009. Quyết định này đã tính yếu tố vùng, miền, cụ thể như sau:
- Định mức phân bổ dự toán của Văn phòng Tổng cục: 39,3 triệu đồng/biên
chế/năm.
- Định mức phân bổ dự toán của Phòng Thống kê huyện, thị xã của khu vực
đồng bằng: 30,0 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức phân bổ dự toán của Văn phòng Cục Thống kê và Phòng Thống kê
thành phố thuộc tỉnh đồng bằng: 31,0 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức phân bổ dự toán của Văn phòng Cục Thống kê và Phòng Thống kê
huyện, thị xã khu vực núi thấp - vùng sâu: 34,0 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức phân bổ dự toán của Văn phòng Cục Thống kê và Phòng Thống kê
huyện, thị xã khu vực núi cao - hải đảo: 37,0 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức phân bổ dự toán của Văn phòng Cục Thống kê và Phòng Thống kê
các Quận của thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ: 31,0
triệu đồng/biên chế/năm.
Định mức này là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Tổng cục xây dựng dự toán
cho thời kỳ ổn định ngân sách bắt đầu từ năm 2007. Định mức trên đã bao gồm: tiền
lương, các khoản có tính chất lương, các khoản trích theo lương theo Nghị định số

9
204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005
của Chính phủ; chi nghiệp vụ, chi đoàn ra, đoàn vào và các khoản mua sắm sửa chữa
thường xuyên.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì định mức phân bổ ngân sách nhà
nước vừa là cơ sở để lập dự toán hàng năm, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để
phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Vì vậy việc xây dựng định mức phân bổ
kinh phí đóng vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
3. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thì quy trình ngân sách gồm
nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, do các cơ quan chức năng khác nhau đảm nhiệm, song
nhìn tổng quát luôn bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu là: (1) Chuẩn bị và lập dự toán; (2)

Thẩm tra và phê chuẩn dự toán; (3) Chấp hành dự toán; (4) Quyết toán ngân sách.
Giai đoạn chuẩn bị và lập dự toán ngân sách là giai đoạn đầu tiên của quy trình
ngân sách. Tuy thời điểm bắt đầu ở mỗi nước có sự khác nhau, song điểm chung nhất
là đều do các cơ quan hành pháp thực hiện (Chính phủ và các cơ quan của Chính
phủ). Điểm mấu chốt của giai đoạn này là:
- Hướng dẫn lập dự toán ngân sách (để làm định hướng cho các cấp, các
ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng dự toán);
- Thảo luận dự toán ngân sách (giữa cơ quan chủ trì lập dự toán của Chính phủ
và các cấp (địa phương), các ngành (bộ) về dự toán ngân sách của từng cấp, ngành.
- Tổng hợp và hoàn thành Dự thảo Tổng dự toán hoặc dự thảo luật ngân sách
để trình cơ quan lập pháp thẩm tra, phê chuẩn.
Luật Ngân sách Nhà nước được ban hành và sửa đổi nhiều lần, quy định nhiều
nội dung liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó có
quy định cụ thể quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước. Cụ thể:
3.1. Năm ngân sách
Năm ngân sách là một nguyên tắc lớn trong quản lý ngân sách kiểu truyền
thống. Hết năm ngân sách, hạn mức kinh phí chưa sử dụng đều hết giá trị. Các nước
đều quy định năm ngân sách dài 12 tháng, có nước trùng với năm dương lịch, có
nước không trùng, tuỳ theo tập quán mỗi nước. Năm ngân sách của Việt Nam cũng
giống như Hàn Quốc, Malaysia trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ 1/1 và kết thúc
vào 31/12 hàng năm theo năm dương lịch; Năm ngân sách của Nhật bản bắt đầu từ
1/4 và kết thúc 31/3 năm sau; Thái Lan bắt đầu từ 1/10 và kết thúc 30/9 năm sau.
Ở các nước, cơ quan lập pháp đều phê chuẩn dự toán ngân sách trước ngày
cuối cùng của năm ngân sách hiện hành, đảm bảo dự toán lập cho năm ngân sách sắp
tới được phê chuẩn và có hiệu lực thi hành trước khi năm ngân sách mới bắt đầu.
3.2. Thời gian quy trình xây dựng dự toán ngân sách

10
Mọi quy trình dự toán ngân sách đều được kết thúc vào ngày cuối cùng của
một năm ngân sách nhưng thời điểm bắt đầu của mỗi nước lại có sự khác nhau, tạo

nên độ dài thời gian xây dựng dự toán ngân sách khác nhau. Quy trình dự toán ngân
sách của Việt Nam dài khoảng 6 đến 7 tháng nhưng ở các nước trong khu vực thường
là 10 đến 11 tháng.
Thời gian xây dựng dự toán ngân sách đủ dài và được quy định rõ ràng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chuẩn
bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán ngân sách tốt hơn.
Khởi điểm quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam khá muộn nên độ dài
quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam ngắn hơn các nước. Nếu tính từ khi Chỉ thị
của Thủ tướng về xây dựng dự toán Ngân sách Nhà nước được ban hành thì quy trình
dự toán ngân sách Việt Nam bắt đầu từ 31/5; Nếu tính từ thời điểm UBTVQH cho ý
kiến về định mức phân bổ, chế độ chi ngân sách quan trọng thì thời điểm bắt đầu dự
toán ngân sách từ 1/5. Trong khi đó, Malaysia ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự
toán ngân sách ngày từ tháng thứ nhất; Hướng dẫn dự toán ngân sách và chính sách
của Thái Lan được ban hành ngay từ tháng thứ 2; Hàn Quốc ban hành Hướng dẫn lập
dự toán ngân sách từ tháng thứ 3 hàng năm.
Quy định chính thức về thời điểm "xuất phát"của quy trình ngân sách như ở
Việt Nam là khá muộn so với thế giới. Thông thường, các nước quy định các công
việc chuẩn bị dự toán bắt đầu ngay từ tháng thứ hai của năm ngân sách hiện hành. Cá
biệt có nước quy định ngay từ tháng đầu tiên, ngay sau khi dự toán vừa được phê
chuẩn.
3.3. Cơ quan chủ trì và phối hợp lập dự toán ngân sách
Tất cả các nước đều quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn
lập dự toán ngân sách, nhưng không nhất thiết đó phải là Bộ Tài chính. Không có Bộ
Tài chính nước nào đứng ngoài cuộc nhưng không phải Bộ Tài chính tất cả các nước
đều là cơ quan chủ trì soạn lập dự toán ngân sách. Tất cả các Bộ Tài chính đều chịu
trách nhiệm về các chính sách, chế độ thu, chi tài chính của nhà nước và đảm nhiệm
phần thu ngân sách. Phần dự toán chi ngân sách có thể do Bộ Tài chính, hoặc một cơ
quan cấp bộ độc lập với Bộ Tài chính đảm nhiệm, hoặc do Bộ Tài chính phối hợp với
các bộ khác đảm nhiệm.
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính chủ trì về tổng dự toán Ngân sách Nhà nước

nhưng vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không kém phần quan trọng. Trong
đó: (i) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán
Ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; Quản lý và chỉ
đạo thu Ngân sách Nhà nước; Tổ chức chấp hành ngân sách; Lập quyết toán ngân
sách trung ương và quyết toán Ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm
về các công việc hạch toán, kế toán, quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước, chịu
trách về các chính sách, chế độ tài chính; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán Ngân sách

11
Nhà nước; Lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trong lĩnh vực phụ trách
theo phân công của Chính phủ (phần chi đầu tư); (iii) Ngân hàng Nhà nước phối hợp
với Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nước và ngoài
nước, xây dựng và triển khai thực hiện phương án vay để bù đắp bội chi Ngân sách
Nhà nước.
Tại Malaysia, Bộ Tài chính là một "siêu bộ". Thủ tướng Malaysia kiêm chức
Bộ trưởng Bộ Tài chính, trực tiếp nắm quyền lực cao nhất trong Bộ Tài chính. Ngoài
ra, có một Bộ trưởng khác đảm nhiệm điều hành Bộ Tài chính. Bộ Tài chính
Malaysia chủ trì việc soạn lập dự toán ngân sách. Kho bạc liên bang (trực thuộc Bộ
Tài chính), ngoài các nhiệm vụ quản lý ngân quỹ còn là cơ quan chủ lực của Bộ Tài
chính trong các khâu chuẩn bị, hướng dẫn, soạn thảo dự toán ngân sách hàng năm.
Tại Thái Lan, có 4 cơ quan chịu trách nhiệm về dự toán ngân sách. Trong đó:
(i) Cục Ngân sách trực thuộc Nội các là cơ quan chủ trì soạn thảo, phân bổ dự toán
chi ngân sách; (ii) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về các chính sách tài chính, phần
thu ngân sách, phối hợp tham gia các chính sách kinh tế, tiền tệ và dự toán chi ngân
sách; (iii) Uỷ ban Phát triển Kinh tế - Xã hội Quốc gia soạn thảo kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn; tham gia dự thảo dự toán và phân bổ ngân sách;
(iv) Ngân hàng Thái Lan (Ngân hàng TW) chịu trách nhiệm về các chính sách tiền tệ,
tham gia dự thảo dự toán ngân sách.
Tại Hàn Quốc, Bộ Kế hoạch và Ngân sách chủ trì soạn thảo dự toán và các

phương án phân bổ ngân sách; Bộ Kinh tế - Tài chính, chủ trì soạn thảo kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn, tham gia dự thảo dự toán và phân bổ ngân
sách, chịu trách nhiệm chính đối với thu ngân sách và các các chính sách tài chính.
Mỗi mô hình lập dự toán ngân sách nhà nước có những điểm mạnh, điểm yếu
riêng. Việc tập trung một đầu mối như Malaysia có nhược điểm về tính "độc đoán"
nhưng nó có ưu điểm lớn trong việc quản lý, chỉ đạo lập ngân sách thống nhất, dễ
dàng hơn, cung cấp cái nhìn toàn diện về ngân sách trên cơ sở nắm chắc nguồn thu,
tạo cơ sở tốt cho việc bố trí sử dụng (chi) ngân sách. Mức độ tập trung và sự phối hợp
giữa nguồn và sử dụng nguồn được đẩy mạnh hơn, hiệu quả hơn. Từ đó thực hiện
được các ý đồ chính trị, kinh tế, xã hội mà cá cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước
mong muốn. Kết quả là trong 20 năm qua đã mang lại sự trong sạch và hiệu quả của
bộ máy hành chính nhà nước, hiệu quả chi tiêu công nói chung và hiệu quả sử dụng
ngân sách nói riêng ở Malaysia là rất đáng kể, được thế giới đánh giá cao.
Việc dành riêng một cơ quan độc lập với Bộ Tài chính soạn lập dự toán chi
ngân sách (Thái Lan, Hàn Quốc) hoặc để "nhiều đầu mối" cùng làm dự toán, có ưu
điểm nâng cao mức độ chuyên môn hóa khi xây dựng ngân sách nhưng cũng kéo theo
sự cồng kềnh trong quy trình ngân sách; hiệu quả phối hợp cân đối thu, chi không
cao. Nếu ở đâu thiếu tập quán, thói quen về sự phối hợp, cộng tác thì trong thực tiễn
sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là nguyên nhân của sự thiếu thống nhất trong cả
chuyên môn và trong chỉ đạo điều hành ngân sách.

12
3.4. Sự can thiệp của Quốc hội trong giai đoạn chuẩn bị lập dự toán của
Chính phủ
Hầu như Quốc hội các nước đều ít tham gia vào giai đoạn chuẩn bị ngân sách
của Chính phủ. Chức năng giám sát của Quốc hội được thể hiện khi có dự thảo ngân
sách do Chính phủ trình. Trên cơ sở dự thảo đó và căn cứ vào chế độ đã được luật
pháp hóa, Quốc hội tiến hành thẩm định và thực hiện chức năng giám sát của mình.
Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ trong trường hợp Việt Nam. Tại Việt Nam,
bắt đầu từ năm ngân sách 2004, trước khi ra Chỉ thị về kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và dự toán ngân sách thì Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
cho ý kiến về định mức phân bổ ngân sách và các chế độ chi ngân sách quan trọng
làm căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (trước ngày 1/5 hàng năm). Đây là
một tiến bộ lớn, nâng cao được vị trí, vai trò của cơ quan dân cử của Việt Nam.
Việc cụ thể hóa chức năng giám sát của Quốc hội (thông qua Ủy ban Thường
vụ Quốc hội) trong việc xem xét, cho ý kiến bằng văn bản về các căn cứ lập và phân
bổ Ngân sách Nhà nước đã giúp Quốc hội kiểm soát được cơ sở lập dự toán và phân
bổ ngân sách. Từ đó kiểm soát định hướng bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu
đã được Nhà nước và Quốc hội quyết định, kiểm soát việc xây dựng và ban hành các
định mức phân bổ ngân sách để sao cho những định mức đó góp phần tốt nhất vào
việc điều hòa thu, chi ngân sách giữa tỉnh nghèo với tỉnh giàu, góp phần tạo điều kiện
cung cấp tốt hơn, cả số lượng và chất lượng, các dịch vụ công cộng, giảm bớt hố ngăn
cách giàu nghèo giữa các tỉnh, giữa các tầng lớp nhân dân trong các địa phương khác
nhau, cả về khả năng tài chính cả về cơ hội tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ cơ bản
(như giáo dục, y tế, ) được cung cấp bằng nguồn Ngân sách Nhà nước.
Tại Việt Nam, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì xây dựng. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Tổng dự toán ngân sách trong đó Bộ
Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phần chi đầu tư. Hai quá trình xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách tách rời nhau. Thậm chí khi
trình ra Quốc hội thảo luận và phê chuẩn thì dự toán ngân sách có khi được trình
trước, được phê chuẩn trước. Trong khi đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ
sở quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách lại được phê chuẩn sau. Do vậy mức độ
bám sát và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của dự toán chi ngân sách
chưa cao.
Tại các nước, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được đưa ra thảo luận trong
quá trình chuẩn bị xây dựng dự toán ngân sách ở cấp Bộ trong Chính phủ và được
đưa vào phần đầu của dự toán ngân sách. Do vậy mức độ gắn kết giữa kinh tế và tài
chính cao hơn. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Quốc hội thẩm tra, thảo
luận, phê chuẩn dự toán ngân sách.
Tính lồng ghép trong tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước là một đặc thù của

Việt Nam. Ngân sách Nhà nước Việt Nam bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách các địa phương lồng ghép vào. Chính vì sự lồng ghép đó mà khối lượng công

13
việc dự toán, quyết toán ngân sách của Việt Nam lớn hơn, cần nhiều thời gian hơn,
quy trình phải dài hơn. Trong khi đó, ở các nước, ngân sách trung ương tách rời với
ngân sách các địa phương. Sự phân cấp ngân sách của các nước rõ ràng hơn. Quốc
hội chỉ thảo luận và phê chuẩn ngân sách trung ương. Các cơ quan dân cử địa phương
thảo luận và phê chuẩn ngân sách của địa phương mình.
Dự toán ngân sách của các Bộ đều được thảo luận giữa cơ quan chủ trì soạn
lập ngân sách với từng địa phương và từng bộ chi tiêu.
Quốc hội xem xét quyết định ngân sách một cách đúng đắn, khách quan. Báo
cáo thẩm tra vừa có tính phản biện, vừa là bản đóng góp ý kiến xây dựng dự toán
Ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương. Qua nghiên cứu
cho thấy, để Báo cáo thẩm tra có sức thuyết phục, vừa cung cấp được những thông tin
và luận cứ cho các đại biểu Quốc hội và Quốc hội xem xét thảo luận đi đến những
quyết định đúng đắn, cần lưu ý một số điểm sau:
- Loại bỏ những vấn đề vụn vặt, tập trung vào những vấn đề chủ yếu, có tầm
ảnh hưởng vĩ mô.
- Tránh liệt kê thông tin/hoặc liệt kê số liệu. Phải có tầm tổng hợp, có tính khái
quát hóa cao trên cơ sở sử dụng các phân tích định lượng để chứng minh. Đặc biệt
tránh sử dụng những thông tin chưa được xử lý, không có nguồn gốc rõ ràng.
- Phải bám sát chủ trương đường lối, các mục tiêu trước mắt, trung hạn và dài
hạn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đã được Đảng và Nhà nước
quyết định, bám sát các Nghị quyết của các cấp có thẩm quyền đã ban hành để tiến
hành thẩm tra.
- Nên có sự phân tích, đối chiếu, so sánh nhiều năm liên tục để chỉ ra những xu
hướng vận động mang tính quy luật hoặc những xu hướng diễn biến, những tác động
cần phát huy hoặc cần tránh.
- Cần gắn kết với tình hình sự kiện và xu hướng phát triển kinh tế, xã hội,

chính trị, ngoại giao trong và ngoài nước để chỉ rõ những vấn đề cần rút kinh
nghiệm, cần tránh và cần phát huy. Ví dụ, trước vấn đề dịch SARS, cần chỉ ra được
sự tác động của nó đối với y tế, đối với tăng trưởng qua những ảnh hưởng đến các
ngành du lịch, môi trường đầu tư từ đó rút ra nhận xét rằng Nhà nước đã làm gì?
Ngân sách đã làm gì? đạt kết quả gì? Sẽ phải làm gì? Không nên chỉ liệt kê rằng đã
khống chế thành công đơn thuần.
- Gắn kết và không xa rời mục tiêu phục vụ con người của các chính sách và
các phương án xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách.
- Tốt nhất, các cơ quan của Quốc hội nên cử người tham gia vào quá trình xây
dựng dự toán của Chính phủ để năm rõ tình hình và diễn biến của quá trình xây dựng
dự toán (tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tránh tình trạng báo cáo thẩm tra
làm thay dự toán.

14
Đối với nước ta, luật Ngân sách Nhà nước 2002 mới ra đời, vừa có hiệu lực thi
hành từ năm ngân sách 2004, là rất mới mẻ và có nhiều tiến bộ, khắc phục được
nhiều điểm bất cập của luật Ngân sách Nhà nước trước đây. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu so sánh quy trình ngân sách Việt Nam với một số nước châu Á có điều kiện
tương đồng với Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng quy trình ngân sách Việt Nam
theo luật Ngân sách Nhà nước 2002 tuy đã được cải tiến nhưng đó vẫn chỉ là những
cải tiến chi tiết trong một mô hình quản lý truyền thống.
3.5. Về việc lập dự toán ngân sách nhà nước
Điểm giống nhau là hầu hết các nước đều ban hành Hướng dẫn lập dự toán
ngân sách. Hầu hết các nước đều ban bố khung khổ vĩ mô về kinh tế và ngân sách từ
trên xuống, dự toán được lập từ dưới lên (dựa vào khuôn khổ do cấp trên hướng dẫn).
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách (do cơ quan chủ trì soạn lập dự toán ngân
sách ban hành) mở ra định hướng, quy định các giới hạn trần thu, chi, bội chi ngân
sách, chỉ rõ các quyết sách lớn về kinh tế, tài chính sẽ triển khai trong năm tới. Trong
hướng dẫn lập dự toán cũng có những phân tích, đánh giá tình hình, bối cảnh, xu
hướng kinh tế, tài chính, ngân sách trong nước và nước ngoài. Đó là những căn cứ

quan trọng để các cấp, các ngành xây dựng dự toán ngân sách của mình.
Hướng dẫn lập dự toán luôn có những nội dung cơ bản như:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách
năm hiện hành;
- Dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thu, chi ngân sách cho khoảng thời
gian còn lại của năm hiện hành và năm tiếp theo;
- Định hướng xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo.
Tại Việt Nam: Căn cứ để lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm là:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng
- Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương, đại phương.
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách nhà
nước, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vệic xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về
việc lập dự toán ngân sách; Thông tu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn ủa uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông
báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và đầu tư thông
báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung

15
ương và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uy ban nhân dân
cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và uỷ ban nhân dân cấp
dưới.
- Tình hình thực hiện ngân sách các năm.
Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách hàng năm:
- Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sác các cấp chính quyền phải
tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư

phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo tổng số thu
thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên.
- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung,
biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách
nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra hàng
năm:
- Trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau
- Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10/6, Bộ Tài chính
ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách
nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh
vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đối với các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, các hướng dẫn lập dự
toán đều mang tính định hướng cao (nhất là ở những nước thực hiện quản lý ngân
sách dựa theo kết quả đầu ra). Việc bố trí ngân sách luôn bám sát Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn. Các nước quản lý ngân sách theo mô hình kết
quả đầu ra phải xây dựng Khung khổ tài chính trung hạn, Khung khổ ngân sách trung
hạn chung cho cả nước và Khung khổ chi tiêu trung hạn cho từng bộ chi tiêu. Những
khung khổ đó là những tầm nhìn vĩ mô trung hạn (2, 3 năm) về tình hình kinh tế, tài
chính, của cả nước cũng như của một ngành, một lĩnh vực.
Để ban hành được Hướng dẫn lập dự toán, cơ quan chủ trì dự toán ngân sách
phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các bộ và các đơn vị liên quan. Tại Thái Lan,
việc thảo luận này được tiến hành khá kỹ giữa Cục Ngân sách trực thuộc Nội các (chủ
trì soạn thảo dự toán) với Bộ Tài chính (chủ trì thu ngân sách và chính sách tài
chính), Uỷ ban Phát triển Kinh tế - Xã hội Quốc gia (chủ trì kế hoạch kinh tế - xã hội)
và Ngân hàng Thái Lan (chủ trì chính sách tiền tệ). Thông qua các thảo luận đó,
những vấn đề kinh tế - xã hội, những vấn đề về tài chính, tiền tệ luôn được thảo
luận kỹ càng, có sự phối hợp chặt chẽ, tạo ra những căn cứ tốt cho cơ quan chủ trì
soạn lập ngân sách đưa vào trong hướng dẫn lập dự toán. Đó cũng chính là cơ sở đảm

bảo gắn kết việc thiết lập dự toán ngân sách, gắn kết việc phân bổ, sử dụng ngân sách
với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội.

16
3.6. Quy trình lập dự toán của ngành Thống kê
Sau khi có Thông tư hướng dẫn lập dự toán kinh phí của Bộ Tài chính, Tổng
cục Thống kê hướng dẫn các đơn vị cấp dưới và các Vụ nghiệp vụ của Tổng cục lập
dự toán chi ngân sách nhà nước gửi về Vụ Kế hoạch tài chính (Tổng cục Thống kê).
Trên cơ sở những bảng dự toán năm của đơn vị và dự toán kinh phí điều tra của các
vụ nghiệp vụ, Vụ Kế hoạch tài chính sẽ tiến hành xem xét, thẩm định dự toán của các
đơn vị trực thuộc, sau đó tổng hợp để lập dự toán chi ngân sách nhà nước toàn ngành
gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bảng dự toán của các đơn vị cấp dưới
bao gồm:
- Kinh phí định mức theo biên chế và khu vực: Các đơn vị căn cứ vào kế
hoạch biên chế được Tổng cục giao và Định mức phân bổ kinh phí theo khu vực vung
miền đã được quy định tại quyết định ban hành định mức phân bổ dự toán của Tông
rục để lập dự toán chi ngân sách nhà nước
- Kinh phí ngoài định mức bao gồm kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị
làm việc và kinh phí sửa chữa trụ sở cấp tỉnh, huyện, sửa chữa ô tô, máy móc thiết bị:
các đơn vị căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình, căn cứ vào thời gian đầu tư hoàn
thành đưa vào sử dụng (đối với công trình đầu tư XDCB), thời gian mua sắm tài sản
trước đó để làm cơ sở lạp dự toán và tuyết minh khoản kinh phí ngoài định mức. Để
lập dự toán phần kinh phí này các đơn vị phải thuyết minh rõ thời gian đưa vào sử
dụng, hiện trạng sử dụng và nhu cầu thực tế của mình.
- Kinh phí điều tra thường xuyên, định kỳ và kinh phí các cuộc Tổng điều tra
(nếu có): Căn cứ vào chương trình công tác và nhiệm vụ chuyên môn được giao,
phương án các cuộc điều tra và quy mô, kích cỡ mẫu điều tra và chế độ tài chính hiện
hành (chế độ công tác phí, hội nghị phí,…) để lập dự toán kinh phí điều tra, chi tiết
theo từng cuộc điều tra. Đối với các cuộc Tổng điều tra, việc lập dự toán được thực
hiện theo Thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu.
Trên cơ sở các bảng dự toán năm của 73 đơn vị trực thuộc, Vụ Kế hoạch tài
chính thực hiện thẩm định và tông hợp để hình thành nền bảng tổng dự toán ngân
sách nhà nước cả năm của ngành Thống kê. (Nếu cấn thì chi tiết thêm về bản dự toán
năm gồm những gì)
Tóm lại, Luật Ngân sách nhà nước ra đời và thực hiện đã quy định cụ thể quy
trình lập dự toán ngân sách nhà nước, giúp đơn giản hóa được các bước đi, các thủ
tục trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước; nâng cao hiệu
quả sử dụng Ngân sách Nhà nước trong các mục tiêu kinh tế-xã hội-chính trị, góp
phần phát triển bền vững, ổn định và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân.

×