Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập về luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.06 KB, 9 trang )

BÀI TẬP 6
Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao
đâm B 3 nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp
thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2
Điều 93 BLHS.
Câu hỏi:
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết
người.
2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao.
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ
án.
4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá
bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 21%.
A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
5. Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát
hiện kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên
hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt Tòa án áp dụng đối với A có đúng
không? Giải thích rõ tại sao.
6. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty
liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý
theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao.
1
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, phân loại tội phạm đối với tội giết
người.
Khoản 2 Điều 8 BLDS quy định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành 4
loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng
và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 8 quy định cụ thể như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm không gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt cho tội ấy đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao


nhất của khung hình phạt đối với tội ấy tới 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, căn cứ để phân loại tội phạm theo khoản 3 Điều 8 là mức độ nguy
hiểm cho xã hội và lượng hình phạt áp dụng đối với từng tội phạm cụ thể.
• Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là tiêu chí khách quan giúp phân
biệt từng loại tội phạm, thể hiện ở mức độ gây thiệt hại (hoặc đe dọa gây thiệt hại)
cho các quan hệ xã hội, các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà nước
được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Mỗi loại tội phạm cụ thể khác nhau thì có
mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể
hóa ở tội ít nghiêm trọng là không gây nguy hại không lớn cho xã hội, ở tội
nghiêm trọng là tính nguy hại lớn cho xã hội, ở tội rất nghiêm trọng là tính nguy
hại rất lớn cho xã hội và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là tính nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội.
• Lượng hình phạt áp dụng: Tương ứng và phù hợp với 4 mức độ phân hóa
như trên, cũng có 4 mức cao nhất của khung hình phạt: đến 3 năm tù; đến 7 năm
tù; đến 15 năm tù và trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Để phân loại tội phạm đối với tội giết người thì cần xác định được tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như mức cao nhất của khung hình
phạt đối với trường hợp phạm tội trong từng khoản. Tội giết người được quy định
2
tại Điều 93 BLHS
1
gồm 3 khoản trong đó 2 khoản đầu quy định về các loại tội
phạm, cụ thể:
- Tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 93 là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Khẳng định này được đưa ra dựa trên những căn cứ sau:

+ Hành vi giết người quy định tại khoản 1 Điều 93 có mức độ nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội.Hành vi giết người được thực hiện nhằm tước đoạt tính mạng
của người khác một cách trái pháp luật tức là hành vi đó có khả năng gây ra cái
chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Như vậy, một hành vi nhằm cướp
đoạt đi thứ quý giá nhất của con người là tính mạng của họ thì hành vi đó không
thể coi là hành vi gây nguy hại không lớn cho xã hội.
Bên cạnh đó, từ điểm a đến điểm q trong khoản 1 đã đưa ra các trường hợp
giết người có tính chất nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Ví dụ như khoản a quy
định trường hợp giết nhiều người, như chúng ta cũng biết, con người là tài sản của
quốc gia, là đối tượng được pháp luật bảo vệ mọi mặt mà kẻ giết người vì lý do
nào đó đã tước đi tính mạng của con người. Mà không chỉ một người mà từ hai
người trở lên, vậy tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này phải là đặc biệt
lớn, hay điểm b quy định trường hợp giết phụ nữ mà biết có thai: Phụ nữ là đối
tượng được pháp luật và cộng đồng bảo vệ mọi mặt và với sự ưu ái đặc biệt của
nhà nước. kẻ gây hại đã liền một lúc giết hại hai tính mạng mà chúng biết rõ điều
đó . Trường hợp giết người này được coi là trường hợp tăng nặng TNHS vì hành
vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt.
Hành vi giết phụ nữ mang thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với
trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm
phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai
của đưa con- đây là mầm mống tương lai của đất nước, là đối tượng mà được
pháp luật và cộng đồng bảo vệ,… . Như vậy hành vi giết người được quy định tại
khoản 1 Điều 93 thể hiện tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội.
+ Về lượng hình phạt: khoản 1 Điều 93 quy định: “… bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt
đối với trường hợp giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 93 là hai mươi năm,
chung thân hoặc tử hình, thuộc mức hình phạt cao nhất của loại tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
1
Trích điều luật này tại phụ lục.

3
Như vậy, dựa vào hai căn cứ trên có thể khẳng định tội giết người được quy
định tại khoản 1 Điều 93 BLHS thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khoản 2 Điều 93 quy định: “phạm tội không thuộc các quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”. Như vậy, tội phạm được quy định
tại khoản 2 Điều 93 mang tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội
phạm quy định tại khoản 1, cụ thể:
+ Tội phạm thực hiện hành vi giết người nhưng không có các tình tiết định
khung tăng nặng (được quy định tại khoản 1), bằng chứng là tội mà người đó thực
hiện chỉ thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản của tội giết người, như hành vi giết, đối
tượng là tính mạng (của 1 người),…
+ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với trường hợp phạm tội quy định tại
khoản 2 Điều này là mười lăm năm tù, thỏa mãn mức cao nhất của khung hình
phạt của loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Tóm lại, tội giết người được quy định tại khoản 2 Điều 93 thuộc loại tội phạm
rất nghiêm trọng.
Như vậy, tội giết người không có trường hợp nào thuộc loại tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ tội phạm này có
mức độ nguy hiểm rất lớn cho xã hội.
2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại
sao.
Trước khi xét giai đoạn phạm tội của A, cần xác định A phạm tội gì?
A (người phạm tội) đã có hành vi tác động trực tiếp đến thân thể của B (dùng
dao nhọn đâm B 3 nhát liên tiếp vào ngực), mục đích của hành vi này là làm cho
B chết. Thông thường với hành vi cố ý giết người thì hậu quả làm nạn nhân chết
là một tất yếu, tuy nhiên trong tình huống này B đã không chết (do được cấp cứu
kịp thời) mặc dù hành vi của A mang mầm mống của việc dẫn đến cái chết cho B.
“Vì ghen tuông, A có ý định giết B”, như vậy ghen tuông chính là động cơ dẫn
đến hành vi giết B của A, từ đó có thể khẳng định hành vi giết B là hành vi hoàn
toàn được A kiểm soát bởi ý thức và điều khiển bởi ý chí. A mong muốn cho B

chết, vì vậy, so với tội cố ý gây thương tích, sự cố ý của A có mức độ nguy hiểm
cao hơn.
Giai đoạn phạm tội của A là phạm tội chưa đạt.
4
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến
cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” (Theo điều 18
BLHS năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009).
Hành vi phạm tội của A đã thỏa mãn ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội
chưa đạt:
- Dấu hiệu thứ nhất: A đã bắt đầu thực hiện tội phạm bằng hành vi “cầm dao
nhọn đâm ba nhát liên tiếp vào ngực của B” (khác với giai đoạn chuẩn bị phạm
tội: chưa bắt đầu thực hiện tội phạm). Như vậy hành vi của A (đâm) là hành vi
được mô tả trong cấu thành tội phạm mà cụ thể là cấu thành tội phạm tội giết
người (Điều 93 BLHS).
- Dấu hiệu thứ hai: A (người phạm tội) không thực hiện được tội phạm đến
cùng. Cụ thể trong tình huống này, A đã thực hiện được hành vi khách quan là
cầm dao nhọn đâm 3 nhát liên tiếp vào ngực B, tuy nhiên hậu quả mà A mong
muốn đã không xảy ra (B không chết).
- Dấu hiệu thứ ba: Nguyên nhân dẫn đến việc A không thực hiện được tội
phạm đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của A, mà cụ thể A đâm B
nhưng B lại không chết, sở dĩ A dừng lại vì nghĩ rằng với hành vi tác động của
mình, chắc chắn B sẽ chết và mục đích giết người của mình sẽ hoàn thành.
Như vậy, những dấu hiệu trên chính là những minh chứng xác đáng cho việc
khẳng định giai đoạn phạm tội của A: Phạm tội chưa đạt.
Có hai trường hợp phạm tội chưa đạt là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Trường hợp phạm tội của T là chưa đạt đã hoàn
thành. “Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng
người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu
quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn chưa xảy ra (chưa đạt về
hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi)”. Ở đây, A định giết B và đã có hành vi

đâm B 3 nhát liên tiếp vào ngực, sau khi thực hiện xong hành vi của mình, thấy B
nằm im, tin chắc rằng B đã chết nên A đã chủ động dừng hành vi của mình lại.
Nhưng hậu quả xảy ra lại nằm ngoài mong muốn của A (B đã không chết do được
cấp cứu kịp thời). A bỏ đi mặc dù không còn gì ngăn cản nhưng không được coi
là tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc tội phạm vì người phạm tội đã hoàn toàn
thoả mãn với hành vi của mình nhưng hậu quả mong muốn đã không xảy ra.
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong
vụ án trên?
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×