Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp rèn học sinh viết chữ đẹp – giữ gìn vở sạch sẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.61 KB, 22 trang )

Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN HỌC SINH VIẾT CHỮ ĐẸP - GIỮ GÌN VỞ SẠCH SẼ
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIM TÁNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay, người Việt Nam rất coi trọng chữ viết.
Trong lịch sử nước ta, có những danh nhân nổi tiếng văn hay chữ
tốt, được nhân dân ta truyền tụng từ đời này sang đời khác, lấy
đó làm gương cho học trò bao thế hệ noi theo như Cao Bá Quát,
Nguyễn Văn Siêu Theo quan niệm của ông cha ta: “Văn là
người, chữ cũng là người”. Nhà văn Nguyễn Du lại có câu: “Nết
nhà văn lựa nên văn chương”, ý nói văn chương chữ nghĩa thể
hiện sự giáo dục và kết quả giáo dục của con người. Ngày nay,
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở nhà giáo chúng ta
qua lời dạy: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy
cho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình
cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc vở của mình”.
Từ những vấn đề trên, bản thân là giáo viên Tiểu học, là
người trực tiếp hàng ngày dạy dỗ các em, không chỉ truyền thụ
cung cấp giúp các em nắm vững kiến thức mà còn phải tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để giúp các em viết chữ đẹp - giữ gìn
vở sạch sẽ. Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục
hiện nay.
1. Cơ sở lí luận


1
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện cho các em có nề nếp
thói quen “viết chữ đẹp - giữ vở sạch sẽ” là một việc phải thường


xuyên, liên tục, không chỉ trong vài giờ, vài phút hay trong một
môn học nào mà phải luôn thường nhật ở hầu hết tất cả các môn,
nhất là môn Chính tả và Tập viết. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy cô
giáo, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng góp nhiều công sức cải
tiến kiểu chữ, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy môn
Tập viết. Tuy vậy, học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết chậm.
Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập,
nhất là môn Tiếng Việt. Không những thế mà còn ảnh hưởng rất
lớn đến tính cách của con người. Nếu không đưa các em vào
khuôn khổ, cứ để các em viết một cách tự do, thoải mái thì dần
dần các em sẽ đi sâu vào lối mòn và ngày càng ăn dần vào bản
tính con người, sẽ trở thành một người cẩu thả, lười nhác, sống
không có qui củ, nề nếp, ưa tự do, phóng túng và sẽ trở thành
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Vì thế, ngay từ khi ở bậc Tiểu học, các em cần được rèn luyện
viết chữ đẹp, giữ gìn vở sạch sẽ thì đó cũng chính là góp phần
giúp các em học tập tốt và có nhân cách tốt.
2. Thực trạng
a. Giáo viên:
- Một số giáo viên cho rằng chữ viết không ảnh hưởng gì đến
chất lượng học tập nên rất ít khi quan tâm đến việc giáo dục học
sinh viết chữ đẹp - giữ vở sạch sẽ.

2
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- Vẫn có một số giáo viên chữ viết còn quá xấu, nguệch
ngoạc, nét chữ không chân phương, thậm chí còn viết sai lỗi
chính tả, chữ mẫu môn Tập viết viết không chuẩn xác, không
đúng kích cỡ, không đẹp, trình bày bảng không thẩm mĩ và khoa
học.

- Một số giáo viên mải cuốn hút chạy theo chất lượng, quên đi
việc rèn chữ cho học sinh.
- Giờ Tập viết, giáo viên dạy qua loa đại khái, làm việc riêng,
cứ phó thác cho học sinh viết sao thì viết, miễn sao viết đầy trang
vở là được.
- Rất ít khi nhắc nhở học sinh về việc rèn chữ viết và giữ gìn
vở sạch sẽ. Cho nên cũng không tổ chức thi vở sạch chữ đẹp tại
lớp. Hàng tháng, cứ đánh giá cảm tính, đại khái vào sổ chủ nhiệm
cho có số lượng.
b. Học sinh:
- Một số học sinh thiếu tính cẩn thận, đi học hay quên sách vở
và đồ dùng học tập, khi viết bài không tuân theo sự chỉ dẫn của
giáo viên, ưa tự do.
- Chữ viết không đúng kích cỡ, viết không đẹp, không chân
phương.
- Cách ngồi viết, để vở, cầm bút không đúng qui cách.
- Một số em viết với tốc độ quá nhanh nên dẫn đến chữ viết
quá xấu, nguệch ngoạc.
- Bài viết hay tẩy xoá, trình bày không đẹp.


3
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
* Từ thực trạng trên, muốn thực hiện tốt việc rèn học sinh
viết chữ
đẹp - giữ gìn vở sạch, trước tiên, giáo viên cần thăm dò, khảo sát
phân loại học sinh.
Trong tháng 9, sau gần một tháng học, tôi đã tiến hành kiểm
tra vở của cả lớp, phân loại như sau:
Sĩ số

học
sinh
Chữ đẹp Vở sạch
Điểm
8-9-10
Điểm
5-6-7
Điểm
dưới 5
Điểm
8-9-10
Điểm
5-6-7
Điểm
dưới 5
35 8 15 12 10 15 10
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
A. Biện pháp
1. Biện pháp 1: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch thông qua một số tiêu chuẩn đánh giá xếp loại.
Ngay từ đầu năm học, cùng với thời gian cho các em học tập
nội qui, nhiệm vụ và những điều không nên làm đối với học sinh,
tôi cũng thông báo và cho các em học tập tiêu chuẩn đánh giá
xếp loại vở sạch, chữ đẹp Loại A với nội dung như sau:
*Vở sạch: Đạt điểm : 8 ; 9; 10 với điều kiện:
Vở bao bìa, dán nhãn cẩn thận, đẹp, không quăn mép,
không bị giây mực bất cứ trang nào, không tẩy xoá, không gạch
tay, tên các môn học phải gạch chân, sau mỗi bài học phải gạch

4

Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
ngang qua ở giữa, chừa hai bên, mỗi bên ba ô li vở, sau mỗi buổi
học phải gạch ngang qua hết chỉ chừa lề và chỉ viết một màu
mực.
* Chữ đẹp: Đạt điểm: 8; 9; 10 với điều kiện:
Chữ đẹp, chân phương tức là rõ ràng, ngay ngắn các nét,
viết đúng và đều nét, viết đúng kích cỡ, viết liền nét giữa các con
chữ cái. Đầu câu phải viết hoa, đầu dòng phải lùi vào cách lề một
ô li vở, không tẩy xóa.
Tôi phô tô cho mỗi học sinh Bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp
loại, yêu cầu các em mang về đưa cho bố mẹ tham khảo, sau đó,
nhờ bố mẹ dán vào ngay trang đầu của vở ghi đầu bài.
Qua giải pháp này, tôi nhận thấy, phần nào các em cũng
được sự quan tâm nhắc nhở của bố mẹ, đồng thời luôn túc trực
với các em hàng ngày, hàng giờ để các em luôn ghi nhớ về tiêu
chuẩn đánh giá, xếp loại trên. Cũng từ đó, các em có ý thức tốt
trong việc rèn chữ và giữ gìn vở sạch sẽ.
2. Biện pháp 2: Tổ chức thi viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch 2 tháng/ lần - có thưởng.
Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi thông báo
2 tiêu chuẩn trên cho phụ huynh nắm và đề nghị phụ huynh luôn
quan tâm nhắc nhở con em mình thực hiện tốt. Tôi vạch ra kế
hoạch: Cứ 2 tháng, tổ chức thi vở sạch - chữ đẹp một lần trong


5
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
lớp, chọn vài bộ xuất sắc khen thưởng. Để có phần thưởng động
viên cho các em, tôi huy động sự trợ giúp của Ban đại diện cha
mẹ học sinh, làm công tác tư tưởng với phụ huynh cả lớp, trích

khoản tiền nhỏ trong quĩ lớp để mua phần thưởng cho các em.
Với kế hoạch này, tất cả phụ huynh đều nhất trí 100%. Cứ hai
tháng, tôi tổ chức thi vở sạch chữ đẹp một lần, lựa chọn những
bộ vở xứng đáng để tuyên dương và phát thưởng. Phần thưởng
tuy nhỏ, chỉ là một cây bút hay vài quyển vở nhưng đã động viên
các em rất nhiều.

3. Biện pháp 3: Giúp học sinh giữ gìn vở sạch đẹp bằng
hình thức tương thân tương ái.
Bên cạnh phần lớn học sinh đến trường được sự quan tâm
của gia đình: các em có đầy đủ sách vở được bao bọc đẹp, dán
nhãn cẩn thận, nhưng cũng không tránh khỏi một vài trường hợp
đáng thương tâm: các em đến trường nhưng thiếu vở, thiếu bút,
có vở cũng không được cha mẹ bao bọc, dán nhãn Tôi đã huy
động sự trợ giúp của các em học sinh có điều kiện, hỗ trợ cho
bạn mình những quyển vở, những bìa bao, những cái nhãn Tôi
cùng một số học sinh khéo tay dán nhãn, bao bọc cẩn thận cho
các em để tránh đi sự mặc cảm với bạn bè. Từ đó, sẽ không ảnh
hưởng đến chất lượng học tập.
4. Biện pháp 4: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch thông qua việc hướng dẫn cách cầm bút, để vở, cách
sử dụng bút khi viết bài và tư thế ngồi viết.

6
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Ngay đầu năm học, tôi dành thời gian của một tiết sinh hoạt
lớp, dạy cho các em về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách sử dụng
bút và cách để vở để viết chữ đẹp.Tôi vừa giảng lý thuyết vừa
thực hành cho học sinh xem, sau đó các em thực hành theo cô.
Không chỉ dừng lại ở tiết sinh hoạt đó mà trong tất cả các buổi

học, từng tiết học, tôi thường xuyên nhắc nhở đối với những em
chưa thực hiện đúng yêu cầu trên.
a/ Tư thế ngồi viết:

- Khi ngồi viết, các em cần ngồi ngay ngắn với tư thế thoải
mái, không gò bó dễ gây tê mỏi. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa
qui định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được.
Mắt cách vở từ 25 - 30 cm, không được nhìn quá gần vở vì thiếu
ánh sáng sẽ dẫn đến gây cận thị.
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt
ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, không nằm dài trên bàn, nếu thế
lâu dần sẽ thành tật, dẫn đến cong vẹo cột sống, rất khó chữa
sau này.
- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột
sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo .
- Tay trái đặt trên mặt bàn, bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép
vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cũng để trên mặt
bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải
có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
b / Cách cầm bút


7
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón
tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Không cầm bút quá chặt,
đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm, đặt ở phía trên đầu
ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh
đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển
ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh

tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng
các cơ cổ tay, khuỷu tay và các ngón tay.
Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón tay
( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi
bút chừng 2,5 cm đặt ở phía ngtaycái
c / Sử dụng bút trong khi viết:
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút, đặt so với mặt
giấy khoảng 45
o
. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90
o
như
cách cầm bút lông viết chữ nho. Đưa bút từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ
tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
d/ Cách để vở:
Vở cần để chếch lên phía phải so với mép bàn một góc
khoảng từ 25 - 30
0

Sở dĩ để như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ
Việt là vận động từ trái sang phải. Trong quá trình viết bài, tôi theo

8
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
dõi quan sát những em nào không thực hiện đúng, tôi ân cần
nhắc nhở và sửa ngay cho từng em.
5. Biện pháp 5: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch thông qua sự mẫu mực của giáo viên
Dưới con mắt học sinh, thầy cô là người mẫu mực nhất, học

sinh coi thầy cô như tấm gương sáng để các em noi theo. Từng
con chữ viết mẫu trong tiết Tập viết, cách trình bày bảng, chữ viết
trên bảng, chữ viết của giáo viên khi chấm bài, chữa bài, ghi lời
nhận xét trong vở học sinh cũng như điểm số đều được học sinh
quan sát, coi đó như loại chữ mẫu. Vì thế, thời gian ở nhà, bản
thân tôi luôn cố gắng luyện viết chữ đúng mẫu, đúng kích cỡ, viết
đẹp, rõ ràng để khỏi lúng túng khi lên lớp. Trình bày bảng khoa
học, thẩm mĩ, không gạch chân bằng tay.
6. Biện pháp 6: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch thông qua dạy phân môn Chính tả:
Trong tiết Chính tả, sau khi hướng dẫn học sinh phần Luyện
viết từ khó, đến khâu đọc bài cho học sinh viết, giáo viên cần đọc
thong thả và diễn cảm toàn bộ bài được chọn viết chính tả, nhằm
giúp các em có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dung
của bài viết, làm cơ sở cho việc viết chính tả của học sinh. Khi
đọc bài cho học sinh viết, giáo viên cần đọc chuẩn xác, phải đúng
với chính âm, đọc thong thả, rõ ràng từng câu. Nếu gặp câu văn
dài, giáo viên có thể đọc theo từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễn
đạt một ý nhỏ). Mỗi câu, mỗi cụm từ phải đọc từ 2 đến 3 lần, tốc


9
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
độ đọc phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Cả
việc đọc (của giáo viên) và việc viết (của học sinh) đều không
theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn với cả câu (hoặc cụm từ) trọn
nghĩa. Như vậy, học sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu từ
ngữ, thông hiểu nội dung văn bản, sẽ tránh được các lỗi do
không hiểu những gì mình viết và với cách đọc như vậy, học sinh
sẽ có cơ hội rèn chữ đẹp, giữ gìn vở sạch.

* Ví dụ: Khi dạy bài chính tả: Nghe - Viết
Nhớ lại buổi đầu đi học (tuần 6 tiết 12)
Sau khi hướng dẫn học sinh luyện viết từ khó xong, đến
khâu đọc cho học sinh viết bài, trước hết, giáo viên đọc cả nội
dung bài viết qua một lượt cho học sinh nghe, sau đó mới đọc
từng câu hoặc cụm từ có nghĩa cho học sinh viết.
Qua cách đọc cả nội dung bài viết cho học sinh nghe, phần
nào giúp các em có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội
dung của bài viết. Đoạn văn nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám
học trò mới tựu trường lần đầu.
Phần đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết bài, giáo
viên cần đọc với giọng thong thả, rõ ràng, đọc đúng với chính âm,
không đọc giọng địa phương.

* Ví dụ:

- “học trò” đọc là “học trò”, không đọc “học chò”

10
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- “bỡ ngỡ” đọc là “bỡ ngỡ”, không đọc “bở ngở.”
- “quãng trời” đọc là “quãng trời”, không đọc “quảng chời”
- “thèm vụng” đọc là “thèm vụng”, không đọc “thìm dụng”
- “ rụt rè” đọc là “rụt rè”, không đọc “rục rè”
* Đối với các tiếng có thanh ngã, cần đọc nhấn giọng hơn
những tiếng có thanh hỏi.
* Với các câu văn dài, giáo viên không đọc hết cả câu mà
cần đọc từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ).
* Ví dụ: Về cách đọc của bài chính tả trên:
Cũng như tôi/, mấy học trò mới / bỡ ngỡ đứng nép bên người

thân/, chỉ dám đi từng bước nhẹ /. Họ như con chim / nhìn quãng
trời rộng muốn bay/, nhưng còn ngập ngừng e sợ /. Họ thèm
vụng và ước ao/ thầm được như những người học trò cũ /, biết
lớp/, biết thầy/ để khỏi phải rụt rè/ trong cảnh lạ./
* Như vậy, học sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu từ
ngữ, thông hiểu nội dung văn bản, sẽ tránh được các lỗi do
không hiểu những gì mình viết và với cách đọc như vậy, học sinh
sẽ có cơ hội rèn chữ đẹp.
* Cách chấm điểm:
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học, điểm số
hằng ngày của hai môn Toán và Tiếng Việt chỉ là cơ sở cho chúng
ta cũng như phụ huynh tham khảo để nắm bắt tình hình học tập


11
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
của con em mình chớ không ảnh hưởng gì đến kết quả đánh giá
xếp loại học sinh. Chính vì thế, việc chấm điểm môn Chính tả cần
phải gắt hơn thì từ đó, các em mới có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ,
rèn viết chữ đẹp. Việc quy định chấm điểm môn Chính tả, tôi đưa
ra tổ tham khảo thống nhất, xin ý kiến của nhà trường đồng ý rồi
trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi phổ biến thì hầu
hết phụ huynh nhất trí 100%. Sau đó, thông báo cho học sinh
trong lớp nắm luôn các tiêu chuẩn đó. Từ đó, mới áp dụng vào
việc chấm điểm. Trong tiết Chính tả, tôi thường chấm từ 5 -7 bài,
điểm chính tả tôi chấm riêng, điểm chữ viết tôi chấm riêng. Đối
với điểm chính tả, nếu bài viết bẩn, dập xóa nhiều, tôi trừ từ 1- 2
điểm, nếu chữ Chính tả không gạch chân, tôi trừ tiếp 1điểm nữa.
Đối với điểm chữ viết nó là cơ sở để giáo viên đánh giá xếp loại
Vở sạch chữ đẹp của học sinh hàng tháng. Điểm chữ viết đạt 10

phải đảm bảo điều kiện: chữ viết đẹp, chân phương, viết đúng độ
cao các nét, đánh dấu thanh đúng vị trí, sạch sẽ, không dập tẩy.
Tùy theo mức độ, giáo viên trừ bớt số điểm. Việc chấm điểm theo
hình thức này nó đã tác động không nhỏ đến ý thức của học sinh.
Các em luôn luôn cố gắng viết đẹp, viết đúng kích cỡ, không tẩy
xoá, làm bẩn, đặc biệt chữ Chính tả lúc nào cũng gạch chân, tạo
nên thẩm mỹ cho bài viết.

7. Biện pháp 7: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở
sạch thông qua dạy học phân môn Tập viết.
Học sinh có được kĩ năng viết chữ tốt, biết viết đẹp, viết đúng
qui trình, viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ chủ yếu là nhờ việc dạy -

12
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
học tốt phân môn Tập viết. Để làm được việc đó, giáo viên cần
chuẩn bị một số điều kiện như sau:
a. Bảng con:
Thực tế việc dạy viết hiện nay cho thấy chưa có một
phương tiện nào ưu việt hơn thay thế bảng con để học sinh luyện
viết chữ. Vì vậy, cần chú ý những điều kiện tối thiểu về việc chuẩn
bị bảng con cho học sinh.

Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã thống
nhất với phụ huynh tìm mua cho con em mình loại bảng nhựa
màu đen, cỡ lớn, có dòng kẻ ô li (tôi đưa ra một cái bảng mẫu
cho phụ huynh xem). Loại bảng này rất thuận tiện cho việc học
sinh tập viết chữ đúng kích thước, đồng thời học sinh có thể nhận
xét chữ viết của mình, của bạn và có thể xoá ngay chỗ sai để viết
lại cho đúng.

b. Về phấn viết:
Tôi cũng rất quan tâm đến chất lượng phấn viết, không cho
học sinh viết phấn quá cứng hoặc phấn kém phẩm chất, có sạn,
vì dùng loại phấn này các em rất vất vả mà nét phấn viết không rõ
ràng, chữ viết không đẹp.
Tôi thiết nghĩ, bước chuẩn bị cho học sinh viết trên bảng
con là rất quan trọng, vì các em có viết chữ ở bảng con đẹp, đúng
mẫu thì viết chữ trong vở mới đẹp, mới đúng. Để dạy Tập viết đạt
hiệu quả, giáo viên cần sử dụng Bộ chữ viết mẫu được ban hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những chữ viết mẫu này nhằm mục


13
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
đích giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý
thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá
trình dạy học viết chữ theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ, để các em phát
hiện sự giống và khác nhau của chữ đang học và đã học. Từ đó
khắc sâu những biểu tượng về chữ viết. Giáo viên phải phân tích
được cấu tạo chữ: gồm mấy nét, đó là những nét gì, nói được qui
trình viết chữ, sự liên kết phối hợp của các nét ra sao? Điểm đặt
bút và điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ.

Giáo viên phải viết mẫu lên bảng, viết từ từ, chậm rãi, vừa
viết vừa giải thích điểm đặt bút, qui trình, độ cao, điểm dừng
bút Khi viết, người hơi đứng nghiêng sang một bên để cho học
sinh quan sát thấy được tay giáo viên viết từng nét để các em bắt
chước. Sau đó, học sinh luyện viết trên bảng con, giáo viên nhận

xét, tìm ra chỗ sai để sữa chữa. Trong khi học sinh dưới lớp viết
vào bảng con, giáo viên yêu cầu một em lên viết trên bảng lớp để
việc chữa bài hiệu quả hơn.
* Ví dụ 1: Dạy bài Ôn chữ hoa G
a/ Bước 1: Ôn chữ viết hoa G cỡ vừa:
- Giáo viên đưa mẫu chữ viết hoa G cỡ vừa cho học sinh quan
sát.

14
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
G
GV: Em hãy cho biết chữ G cỡ vừa có độ cao mấy li ?
HS: Chữ G cỡ vừa có độ cao 8 li.
GV: Chữ G gồm mâý nét? Đó là những nét nào ?
Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại: Chữ G gồm hai nét:
+ Nét 1: là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau
tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
+ Nét 2: là nét khuyết ngược.
- Giáo viên vừa nói vừa dùng thước chỉ vào các nét đó.
GV: Em cho biết nét thứ nhất của chữ G hơi giống chữ nào đã
học?
HS: Chữ G có nét thứ nhất hơi giống chữ C đã học?
GV: Đưa ra mẫu chữ viết hoa C để chứng minh điều trên .
C
GV: Nét thứ hai của chữ G giống nét nào của chữ gì ta đã học ?
HS: Nét thứ hai của chữ G giống nét thứ hai của chữ Y.
- GV đưa mẫu chữ viết hoa Y để chứng minh điều trên.
Y
b/Bước 2: Hướng dẫn cách viết hoa chữ G cỡ nhỏ:
Để dễ dàng cho học sinh nhìn nhận về độ cao của chữ G cỡ

nhỏ, giáo viên cho học sinh biết: đối với chữ cỡ nhỏ, có độ cao
bằng 1/2 độ cao của chữ cỡ vừa . Như vậy học sinh biết được
chữ G cỡ nhỏ có độ cao là 4 li.


15
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Giáo viên tiến hành viết mẫu, vừa viết, vừa nêu quy trình
viết: Từ giữa đường kẻ 3 và 4 (tính từ dưới chân chữ lên), đặt
bút, viết nét cong dưới nối liền với nét cong trái tạo vòng xoắn to
ở phía trên giống như chữ C, chuyển hướng viết nét khuyết
ngược, dừng bút tại giữa đường kẻ ngang thứ 1 và thứ 2.
G
* Ví dụ 2: Dạy bài Ôn chữ hoa K
a/Bước 1: Ôn chữ hoa K cỡ vừa:
- - Giáo viên đưa mẫu chữ viết hoa K cỡ vừa cho học sinh quan
sát.
K
GV: Em hãy cho biết chữ K gồm mấy nét?
HS: Trả lời, giáo viên củng cố: chữ K gồm 3 nét (Giáo viên vừa
củng cố vừa dùng thước chỉ vào các nét đó)
+ Nét 1: kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang.
+ Nét 2: nét móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
+ Nét thứ ba: là kết hợp của 2 nét cơ bản: móc xuôi phải và
móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa
thân chữ.
GV:
Em hãy quan sát chữ K có những nét nào hợp lại với nhau
tạo thành chữ hoa đã học?
HS: Chữ K có nét thứ nhất nối liền với nét thứ hai tạo thành chữ I

đã học.
- GV: Đưa ra mẫu chữ hoa I để chứng minh điều trên.

16
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- Từ đó, giáo viên chỉ cần ôn kĩ cấu tạo cũng như cách viết nét
thứ ba.
I
b/ Bước 2: Hướng dẫn cách viết hoa chữ K cỡ nhỏ:
Tương tự như phần b của ví dụ 1, học sinh dễ dàng viết chữ
hoa K cỡ nhỏ có độ cao 2,5 li : Từ đường kẻ ngang thứ 3, viết nét
móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một
vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, dừng bút giữa đường kẻ ngang
thứ nhất và thứ hai.
K
* Với cách dạy trên, tôi nhận thấy học sinh có một cái nhìn
khái quát hơn, sẽ dễ dàng hơn trong việc viết đúng. Từ đó, sẽ có
cơ hội để các em rèn chữ cũng như giữ gìn vở sạch sẽ.
* Bảng tổng hợp các nhóm chữ viết hoa có cấu tạo các
nét hoặc một số nét giống nhau:
A - Ă - Â ; D - Đ ; E - Ê ; C - G -Y ; O - Ô - Ơ - Q ;
U - Ư ; P - B - R ; I - K
* Ví dụ 3: Luyện viết từ ứng dụng Phan Bội Châu
- Giáo viên cần có chữ mẫu để học sinh quan sát, hình dung ra
cách viết.


17
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Phan Bội Châu

- Trước khi học sinh luyện viết vào bảng con, giáo viên yêu cầu
học sinh phải hiểu về từ ứng dụng trên.
GV: Phan Bội Châu là người như thế nào?
HS trả lời, giáo viên củng cố: Phan Bội Châu sinh năm 1867, mất
năm 1940 là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt
Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm
văn thơ yêu nước.
- Từ việc nhận thức về nội dung, học sinh hiểu được Phan Bội
Châu là tên riêng của người nên phải viết hoa các chữ cái đầu
mỗi tiếng.
- Lưu ý cho học sinh về độ cao các con chữ; việc nối liền nét giữa
các chữ cái với nhau cho đến việc đánh dấu thanh, về khoảng
cách giữa chữ này với chữ kia bằng một chữ cái “o” thường,
không xa quá hoặc gần sát quá.
* Chữ “ Phan”: các chữ “ a”, “n” phải viết nối liền nét với
nhau.
* Chữ “Bội”: chữ “ô” viết nối liền nét với chữ “ i ”. Đánh dấu
mũ ngay trên đầu chữ “o”, không quá to hoặc quá nhỏ mà vừa
phải, phía dưới đường kẻ ngang thứ 3, thanh nặng phải đánh
dưới chữ ô.
* Chữ “ Châu”: các chữ “â”, “u” phải viết nối liền nét nhau.
Với chữ “â”, dấu ớ đánh trên đầu chữ “a”.

18
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- Giáo viên cần viết mẫu lên bảng, vừa viết, vừa giải thích cách
viết.
- Học sinh luyện viết vào bảng con, lớp nhận xét, sửa chữa
- Trước khi viết bài vào vở, giáo viên luôn nhắc nhở lại cách
để vở, cách cầm bút và tư thế ngồi. Khi các em viết bài, giáo viên

dứt khoát không làm việc riêng mà phải theo dõi học sinh viết,
quan tâm nhiều đến học sinh hay viết sai, viết xấu, nhắc nhở, uốn
nắn, chỉ dẫn thêm. Đồng thời, những học sinh nào chưa thực
hiện đúng qui cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi thì tôi sửa ngay,
nhắc nhở các em lần sau nên cố gắng thực hiện đúng.
* Chấm bài:
Trong giờ Tập viết, tôi luôn chấm từ 6 - 8 bài, chấm luân
phiên, học sinh trung bình, yếu, tôi quan tâm và chấm nhiều lần
hơn. Tuyên dương những học sinh viết đúng, viết đẹp, trình bày
sạch sẽ, giơ lên hoặc chuyền từng bàn cho học sinh cả lớp quan
sát để học tập. Đối với học sinh nào có bài viết bẩn, hay tẩy xoá,
trình bày không đẹp, tôi trừ từ 1 - 2 điểm để các em tiến bộ ở lần
sau. Sau đó, tôi tiến hành sửa chữa lỗi sai chung để cả lớp rút
kinh nghiệm.
B. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả:


19
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
Qua quá trình thực hiện phối hợp các biện pháp trên, tôi
nhận thấy việc giúp học sinh rèn viết chữ đẹp - giữ gìn vở sạch
của các em tiến bộ rõ rệt. Cụ thể: việc đánh giá xếp loại A hàng
tháng tăng lên, loại C giảm xuống.
XẾP LOẠI VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP HÀNG THÁNG
Lo¹i
CHỮ ĐẸP VỞ SẠCH
THÁNG
9 + 10
THÁNG

11 + 12
THÁNG
9 + 10
THÁNG
11 + 12
A 8 12 10 14
B 15 18 15 18
C 12 5 10 3
Trên đây là kết quả mà bản thân tôi đã thu gặt được nhờ đã
phối hợp một số biện pháp hữu hiệu. Từ việc rèn cho học sinh
giữ gìn vở sạch - viết chữ đẹp, phần nào đã giúp cho các em có
thói quen luôn giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn
gàng, tạo cho các em có đức tính cẩn thận trong học tập và sinh
hoạt. Từ đó, chất lượng học tập của các em cũng ngày càng đi
lên.
2. Bài học kinh nghiệm
* Có được kết quả trên, dù chưa mĩ mãn, nhưng thực tế tôi
cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

20
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- Trước tiên, giáo viên phải là người mẫu mực ở mọi lúc, mọi
nơi để học sinh noi gương.
- Giáo dục học sinh phải nghiêm khắc nhưng không phải bằng
vũ lực mà bằng tình thương yêu, lòng nhân ái.
- Làm tốt công tác phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường và
gia đình ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên phải nắm chắc kiến thức về cách viết chữ: nắm
được cấu tạo chữ và qui trình viết, phải tự rèn cho bản thân mình
viết đúng, viết đẹp. Có như vậy thì mới thuyết phục được học

sinh.
- Giảng dạy thật hiệu quả phân môn Chính tả và phân môn
Tập viết.
- Giáo viên phải kiên trì, nhiệt tình, gần gũi, đi sâu đi sát đến
từng đối tượng học sinh để kèm cặp cho từng em. Quan tâm
nhiều hơn đến đối tượng học sinh có chữ viết xấu, viết không
đẹp, viết sai kích cỡ, vở sách không cẩn thận, hay làm giây bẩn,
để quăn mép
- Thường xuyên tuyên dương những em viết chữ đẹp, có bộ
vở sạch đẹp trước lớp để các em khác noi theo.
- Cứ 2 tháng, tổ chức thi vở sạch chữ đẹp trong lớp, tuyên
dương khen thưởng những bộ vở xuất sắc. Đề nghị với Tổng phụ
trách Đội tuyên dương trước học sinh toàn trường trong buổi
chào cờ.
- Việc rèn luỵên phải thường xuyên liên tục trong các tiết học,
các môn học, xuyên suốt cả quá trình học tập trên lớp cũng như
ở nhà.


21
Nguyễn Thị Kim Tánh – TH Nguyễn Bá Ngọc, Pleiku
- Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường động viên
khuyến khích học sinh có ý thức vươn lên trong học tập cũng như
trong công việc rèn luyện giữ vở sạch.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh trong việc rèn viết
chữ đẹp và giữ gìn vở sạch đẹp mà bản thân tôi đã thực hiện
trong nhiều năm qua. Với sáng kiến trên, tôi đã đưa ra cho cả tổ
tham khảo và học tập, các giáo viên đã vận dụng trong quá trình
dạy học. Sự kết hợp những biện pháp đó đã mang lại hiệu quả

rất khả quan đồng thời thúc đẩy việc tiếp thu kiến thức của học
sinh, góp phần giáo dục các em trở thành con người toàn diện.
Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo. Tôi chân thành
cảm ơn .

22

×