ĐÊ TÀI: BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa
công tác giáo dục, và coi đây là một trong những yếu tố đầu tiên, yếu tố quan trọng
góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt
trong mỗi nhà trường, là thành quả để tạo lòng tin với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã
hội hoá giáo dục.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tại trường THCS , tôi cũng đã thu được một
số kết quả trong công tác ôn học sinh giỏi, đã có các học sinh đạt giải nhất, giải nhì và
giải khuyến khích cấp huyện vào các năm học 2010- 2011; 2011- 2012; 2012- 2013.
Với mong muốn công tác ôn luyện này đạt kết quả tốt, thường xuyên và khoa học hơn,
góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương,
tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học này là: “ Bồi dưỡng học sinh khá giỏi
bộ môn vật lý 9”.
II. NỘI DUNG
Việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ chức thi
học sinh giỏi còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi
dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng
học sinh giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao
trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh
thần tận tâm với công việc.
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các sự vật hiện tượng vật lý rất quen thuộc
gần gũi với các em. Việc tạo lòng say mê yêu thích và hứng thú tìm tòi kiến thức lại phụ
thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ sư phạm của người thầy. Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi
nhận thấy phần lớn các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải
bài tập vật lý một cách có hiệu quả, nhất là đối với các bài tập khó dành cho học sinh
khá giỏi.
1
1.Đối với học sinh
Để tự tin và học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, học sinh cần có phương pháp
học tập sao cho khoa học, hợp lý: Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại
những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp khi nghe
thầy cô giảng bài học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn
chưa hiểu với thầy cô, bạn bè.
Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải
học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán, vì đây là môn học giúp ta có được tư duy
logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Cần có lòng yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây
là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải
thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham
gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những
vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò,
đòi hỏi phải được lý giải . Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái thú vị
của bộ môn này mà yêu thích nó.
Rèn luyện một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như
các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới nên
xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì
những bài đó mình đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện
lần nữa, sẽ giúp nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến
thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng
chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách
giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo ( không phải là sách giải bài
tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những
bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến
2
thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc
hơn những kiến thức.
2. Đối với giáo viên
Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không được bồi
dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại
phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình
bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học, sáng tạo. Ngoài ra giáo viên cần tập cho các em
có phương pháp tự học, tự đọc và tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. Hướng cho các em có ý
chí, quyết tâm, biết đặt ra mục tiêu của mình cần vươn tới, đạt được cái đích mà mình đã
đặt ra.
Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học
sinh vào bồi dưỡng.
Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ qua
bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng
cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối với
những em không có tố chất.
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet, song
chương trình bồi dưỡng của Huyện nhà chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết,
từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi
dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự
tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt
học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương
trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính
khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản
tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến
thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5,
6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học chúng ta
3
cần có đầy đủ những nội dung:
- Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, hay các công thức có liên quan đến
tiết dạy)
- Bài tập vận dụng.
- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương
pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc mà đòi hỏi phải
có sự giúp đỡ của giáo viên. Ví dụ như khi dạy chương điện học thì cần phải học theo
chuyên đề:
- Mạch điện tương đương.
- Bài toán chia dòng.
- Phép chia thế.
- Vai trò của Ampe kế trong sơ đồ.
- Vai trò của Vôn kế trong sơ đồ.
- Các quy tắc chuyển mạch
- Mạch cầu
- Công - công suất. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để
đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng. Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc
vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và
từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học
sinh, không nên máy móc theo các sách giải.
Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài;
phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng
tạo của học sinh.
Những bài hướng dẫn kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang
tính chất vui chơi, gắn với thực tế để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp
4
các em ghi nhớ được tốt hơn. Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên cần phải tìm
hiểu kỹ, thử và kiểm tra kết quả nhiều lần.
Khi ra các bài tập cụ thể giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải;
không nên giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để các em không giải được rồi thì chữa hết
cho các em.
Ngựợc lại, đối với các bài tập mẫu, cần chữa bài giáo viên lại phải giải một cách
chi tiết (không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán; đặc biệt là những bài
toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn
chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời.
3. Một số bài tập cụ thể
3.1. bài tập chuyên đề cơ học
Một động tử xuất phát từ A chuyển động trên đường thẳng hướng về điểm B với vận tốc
ban đầu v
1
= 32m/s. Biết rằng cứ sau mỗi giây vận tốc của động tử lại giảm đi một nửa
và trong mỗi giây đó động tử chuyển động đều.
a) Sau bao lâu động tử đến được điểm B, biết rằng khoảng cách AB = 60m
b) Ba giây sau kể từ lúc động tử xuất phát, một động tử khác cũng xuất phát từ A
chuyển động về B với vận tốc không đổi v
2
= 31m/s. Hai động tử có gặp nhau không?
Nếu có hãy xác định thời điểm gặp nhau đó.
* Hướng dẫn bài 1 :
a) Thời gian chuyển động, vận tốc và quãng đường đi được của động tử có thể
biểu diễn bởi bảng sau :
Giây thứ 1 2 3 4 5 6
Vận tốc (m/s) 32 16 8 4 2 1
Quãng đường (m) 32 48 56 60 62 63
Căn cứ vào bảng trên ta thấy : Sau 4s động tử đi được 60m và đến được điểm B
b) Cũng căn cứ vào bảng trên ta thấy hai động tử sẽ gặp nhau tại điểm cách A một
khoảng là 62m.
Để được quãng đường này động tử thứ hai đi trong 2s:
5
s
2
= v
2
t = 31.2 = 62(m)
Trong 2s đó động tử thứ nhất đi được : s
1
= 4 + 2 = 6m
(Quãng đường đi được trong giây thứ 4 và 5). Vậy để gặp nhau động tử thứ nhất
đi trong 5 giây còn đông tử thứ hai đi trong 3s
3.2. Một số bài tập chuyên đề nhiệt học
Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức vật lí cơ bản được trang bị cho học
sinh trung học cơ sở. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác,
bài tập của phần này cũng không quá khó nhưng lại gặp thường xuyên trong các kì thi
học sinh giỏi các cấp. Song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng, số giờ bài
tập ở lớp 8 lại không có nên việc định hướng giải bài tập nhiệt học rất khó khăn với các
em và các em chưa có phương pháp giải.
Rót nước ở nhiệt độ t
1
= 20
0
C vào một nhiệt lượng kế (Bình cách nhiệt). Thả trong nước
một cục nước đá có khối lượng m
2
= 0,5kg và nhiệt độ t
2
= - 15
0
C. Hãy tìm nhiệt độ của
hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào m
1
= m
2
.
Cho nhiệt dung riêng của nước C
1
= 4200J/Kgđộ; Của nước đá C
2
= 2100J/Kgđộ; Nhiệt
nóng chảy của nước đá λ = 3,4.10
5
J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế
* Hướng dẫn bài
Khi được làm lạnh tới 0
0
C, nước toả ra một nhiệt lượng bằng:
Q
1
= m
1
.C
1
(t – 0) = 0,5.4200.20 = 42 000J
Để làm “nóng” nước đá tới 0
0
C cần tốn một nhiệt lượng:
Q
2
= m
2
.C
2
(0 – t
2
) = 0,5.2100.15 = 15 750J
Bây giờ muốn làm cho toàn bộ nước đá ở 0
0
C tan thành nước cũng ở 0
0
C cần một
nhiệt lượng là: Q
3
= λ.m
2
= 3,4.10
5
.0,5 = 170 000J
Nhận xét:
+ Q
1
> Q
2
: Nước đá có thể nóng tới 0
0
C bằng cách nhận nhiệt lượng do nước toả
ra
+ Q
1
– Q
2
< Q
3
: Nước đá không thể tan hoàn toàn mà chỉ tan một phần.
6
Vậy sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập nước đá không tan hoàn toàn và nhiệt
độ của hỗn hợp là 0
0
C
3.3. Một số bài tập chuyên đề điện học
Có 3 điện trở giá trị lần lượt bằng R; 2R;
3R mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế U
không đổi. Dùng một vôn-kế (điện trở R
V
) để đo
lần lượt hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R và 2R
thì được các trị số U
1
= 40,6 V và U
2
= 72,5 V.
Nếu mắc vôn-kế này vào 2 đầu điện trở 3R thì
vôn-kế này chỉ bao nhiêu?
* Hướng dẫn bài
Gọi I
1
là cường độ dòng điện trong mạch chính
ở lần đo thứ nhất. Ta
U = U
1
+ I
1
(2R + 3R) (1)
Với I
1
=
V
11
R
U
R
U
+
. Thay vào (1):
U = U
1
+ (
V
11
R
U
R
U
+
)(2R + 3R)
U = 6U
1
+ 5U
1
V
R
R
(2)
Làm tương tự với lần đo thứ hai: U = U
2
+ I
2
(R + 3R)
Với I
2
=
V
22
R
U
R2
U
+
=> U = 3U
2
+ 4U
2
V
R
R
(3)
Với lần đo thứ ba: U = U
3
+ I
3
(R + 2R). Trong đó: I
3
=
V
33
R
U
R3
U
+
Thế vào ta được: U = 2U
3
+ 3U
3
V
R
R
(4)
7
R 2 R 3 R
U
V
Từ (2) và (3) ta có: 6U
1
+ 5U
1
V
R
R
= 3U
2
+ 4U
2
V
R
R
=>
V
R
R
=
3,0
87
1,26
U5U4
U3U6
12
21
==
−
−
=> U = 304,5(V) . Thay vào (4) => U
3
= 105 (V)
3.4. Một số bài tập chuyên đề quang học
Bài 1: Một người không đeo kính có thể nhìn rõ các vật cách mắt xa nhất 210cm .Người
ấy dùng một gương cầu lồi hình tròn ,đường kính rìa gương bằng 8cm ,bán kính cong
bằng 400cm ,để quan sát các vật ở phía sau mình.Mắt người ấy đặt trên trục chính của
gương và cách gương 50cm .
a. Nếu người ấy nhìn thấy rõ trong gương ảnh của một vật nhỏ thì khoảng cách
lớn nhất từ vật đến gương theo phương trục chính bằng bao nhiêu?
b. Một vật hình tròn đặt vuông góc với trục chính của gương ,tâm của vật ở trên
trục chính ,cách gương 600cm.Hỏi bán kính lớn nhất của vật bằng bao nhiêu thì người
đó có thể thấy rõ ảnh mép ngoài của vật ?
* Hướng dẫn giải:
a. Ta có :MA’=MO+OA’=MO+d’ (1)
d’=MA’-MO=210-50=160cm (ảnh ảo phải nằm ở C
V
)
Vậy d’=-160cm
Và OA= d =d’f/(d’-f ) mà f=R/2=400/2=200cm
d
max
=800cm=8m .
b. Xác định vị trí của M’ ,ảnh của mắt M tạo bởi gương :
cm
fOM
fOM
fd
df
dOM 40
20050
)200(50
'' −=
+
−
=
−
=
−
==
Ta có :
cmtgOMBOtgBMBNR
OM
OP
tg
641,0)40600()'(.'
1,0
40
4
'
max
=+=+===
===
αα
α
8
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy đây là bước
đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng đã có bước chuyển biến mới. Các em nắm chắc
kiến thức hơn và đã được tiếp xúc với một số dạng bài tập nâng cao. Kết quả cuối học kì
I vừa qua, chất lượng bộ môn đã có sự tiến bộ, cụ thể:
Tổng số học sinh: 38 em, trong đó
Giỏi Khá T.Bình Yếu kém
Số lượng 6 7 21 4 0
Tỉ lệ 15,7% 18,4% 55,4% 10,5%
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người thầy cần
không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm, thường
xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của người cầm lái thật vô
cùng quan trọng. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết phải có
giáo viên vững về kiến thức, kĩ năng thực hành Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến
thức, tích lũy được một hệ thống kiến thức phong phú. Có phương pháp nghiên cứu bài,
soạn bài, ghi chép giáo án một cách thuận tiện, khoa học. Tham khảo nhiều sách báo, tài
liệu có liên quan, giao lưu, học hỏi các đồng nghiệp có kinh nghiệm và các trường có
nhiều thành tích.
Thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc bồi dưỡng HS giỏi. Luôn thân thiện,
cởi mở với HS, luôn mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ, có tấm lòng trong
sáng, lối sống lành mạnh để HS noi theo.
Học sinh cần có nhiều loại sách để tham khảo. Luôn phối hợp với gia đình để tạo
điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
9
2. Kiến nghị: Để công tác nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường ngày
càng có chất lượng cao hơn, tôi xin có một số kiến nghị như sau:
• Đối với cấp trên
Nhà trường bổ xung thường xuyên các tài liệu nâng cao để bộ tài liệu phong phú,
đa dạng hơn.
• Đối với các giáo viên.
Dành thời gian cho việc tự học, tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi tài liệu có liên quan đến công tác chuyên
môn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân. Rèn khả năng phát hiện học sinh có
năng khiếu.
HĐKH trường Ngày 25 tháng 3 năm 2014
Người viết đề tài
Ngô Minh Châu
10