Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.98 KB, 76 trang )

Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng ra
rất nhiều nước trên thế giới, các nguồn khách từ nhiều nơi. Thời gian của
con người ngày càng dùng vào nhiều việc, con người không có nhiều thời
gian để tìm hiểu nhiều vấn đề. Internet ra đời đã làm cho con người có
nhiều tiên ích, nó làm giảm thời gian, khoảng cách và kinh phí để làm
việc đi rất nhiều. Để bắt kịp với thế giới cũng như các ngành khác, ngành
kinh doanh khách sạn cũng đã áp dụng internet trong việc thu hút, bán
hàng và kinh doanh sản phẩm, thương hiệu, các dịch vụ của mình qua
mạng internet. Hiện nay, hệ thống đặt giữ chỗ đã giúp cho ngành kinh
doanh khách sạn chủ động trong việc bán sản phẩm của mình và cũng
chủ động liên lạc với khách hàng để cung cấp thêm những dịch vụ mới
mà có thể khách hàng không biết. Kinh doanh trực tuyến còn khá mới mẻ
và nhiều bỡ ngỡ với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nó mang
lại hiệu quả rất cao nếu như ta biết cách sử dụng nó, kinh doanh trực
tuyến chịu chi phí thấp, khả năng bán hàng, quảng cáo rất cao. Đặc biệt là
ngành kinh doanh khách sạn, nếu như kinh doanh qua mạng tốt sẽ làm
cho khách hàng biết thêm rất nhiều thông tin về các sản phẩm, dịch vụ
của mình, những sản phẩm mà theo cách quảng cáo và bán thông thường
khách du lịch rất ít được viết đến. Mạng internet ngày càng được nhiều
người dung và truy cập đó chính là một cơ hội cho việc kinh doanh trực
tuyến phát triển. Trong qua trình thực tập tại khách sạn quốc tế ASEAN
em nhận thấy khách sạn đã có tham gia hình thức kinh doanh trực tuyến
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
1
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
qua internet nhưng việc kinh doanh này còn chưa đem lại hiệu quả như
khách sạn mong muốn và cũng chưa xứng tầm với hiệu quả của nó mang
lại, do đó em đã chọn đề tài “ Nâng cao khả năng kinh doanh trực
tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN” để làm báo cáo thực tập cho


mình.
Trong quá trình thực tập em xin chân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn
Văn Mạnh, đồng cảm ơn BGĐ cùng toàn thể các cô chú, anh chị công
nhân viên làm việc trong khách sạn quốc tế ASEAN đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hoàn thành bài viết này!
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
2
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH TRỰC
TUYẾN CỦA KHÁCH SẠN
1.1 Khách sạn, kinh doanh trong khách sạn
1.1.1 Định nghĩa khách sạn
1.1.1.1 Khái niệm chung về khách sạn: Hiện này, có rất nhiều khái niệm
về thế nào là khách sạn, mỗi nước có một khái niệm riêng cho mình
nhưng để nhận biết được một định nghĩa khách sạn đầy đủ và chính xác
nhất thì chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của khách sạn
như thế nào và từ đó có thể nhìn nhận toàn diện hơn về khái niệm của
khách sạn.
Thuật ngữ Khách sạn trong tiếng Việt hay thường gọi là Hotel có
nguồn gốc từ tiếng Pháp, dùng để chỉ nơi phục vụ ngủ qua đêm cho
khách và nó được du nhập vào nước ta vào những năm đầu của thế kỷ
XX.
Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống con người ngày càng
cao thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn
cũng không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các khái
niệm về khách sạn cũng ngày càng được hoàn thiện và phản ánh mức độ
phát triển của nó.
Trong cuốn sách “Giải thích thuật ngữ du lịch và khách sạn” của
khoa Du lịch – Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã bổ sung
một định nghĩa có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và

nhận biết về khách sạn ở Việt Nam:
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
3
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
“ Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi),
dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho
khách lưu trú lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”.
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch và tại Khoản 12 -
Điều 4 định nghĩa cơ sở lưu trú du lịch được khẳng định là: “Cơ sở lưu
trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác
phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu” (Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, trang 21).
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Welcome to
Hospitality” xuất bản năm 1995 thì:
“Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng
ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất hai
phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có
giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm
các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại
(với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một số dịch vụ giải trí.
Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu thương
mại, khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”.
Ngoài ra còn có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách sạn ở nhiều
nước khác nhau, nhưng nhìn chung trong tất cả các khái niệm về khách
sạn đều nói nên khách sạn là nơi cho khách thuê nghỉ và tiêu dùng các
sản phẩm dịch vụ khác, đồng thời những nơi đó phải có số lượng buồng
phòng nhất định và thường được xây dựng gần tại các điểm du lịch.
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
4
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh

Tuy rằng trình độ có hạn nhưng theo em thì khách sạn là một cơ sở
kinh doanh lưu trú và có thêm ít nhất một dịch vụ bổ sung khác(ăn, uống,
lữ hàng...) có số buồng phòng lớn hơn mười phòng, có đội ngũ nhân viên
phục vụ, được xây dựng gần các khu du lịch và mục đích phục vụ khách
du lịch.
1.1.1.2 Các loại hình khách sạn: Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú
chính yếu nhất, nó chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng trong hệ thống
các cơ sở kinh doanh lưu trú của ngành Du lịch. Để có thể khai thác kinh
doanh khách sạn một cách có hiệu quả, các nhà kinh doanh khách sạn cần
phải hiểu rõ những hình thức tồn tại của loại hình cơ sở kinh doanh này.
Trên thực tế, khách sạn được tồn tại dưới nhiều hình thái rất khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào tiêu chí và giác độ
quan sát của người nghiên cứu, tìm hiểu. Hiện nay, có nhiều tiêu chí để
phân loại và chia các khách sạn khác nhau thành các loại hình khác nhau
như: Theo vị trí địa lý, theo quy mô khách sạn, theo mức cung cấp dịch
vụ, theo giá bán sản phẩm. Mỗi tiêu chí đều chia khách sạn ra nhiều loại
để có thể phù hợp với từng thị trường mục tiêu. Để tìm hiểu sâu hơn ta sẽ
đi vào từng cách phân loại khách sạn.
-
Theo vị trí địa lý: Theo vị trí địa lý thì khách sạn được chia thành 5 loại
tùy theo vào vị trí mà khách sạn đó đang nằm. Gồm có khách sạn thành
phố( các khách sạn nằm trong thành phố của các tỉnh), khách sạn nghỉ
dưỡng( các khách sạn nằm tại các khu nghĩ dưỡng), Khách sạn ven
đô( các khách sạn nằm ngoài và gần các thành phố), khách sạn ven
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
5
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
đường( nằm tại gần các đường quốc lộ), khách sạn sân bay( các khách
sạn nằm tại các sân bay).
-

Theo mức cung cấp dịch vụ: Theo cách phân loại này khách sạn nào có
mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao hơn sẽ xếp vào nhòm trên còn
những khách sạn có mức cung cấp ít hơn sẽ nằm dưới các khách sạn có
mức cung cấp cao hơn. Theo mức cung cấp chia khách sạn ra làm 4 loại
là: Khách sạn sang trọng( có mức cung cấp dịch vụ và chất lượng cao
nhất), khách sạn với dịch vụ đầy đủ( có các dịch vụ đầy đủ và chất lượng
phục vụ tiêu chuẩn), khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ( chỉ
cung cấp một số dịch vụ cơ bản và có điều kiện phát triển tại địa
phương), khách sạn thứ hạng thấp( khách sạn cung cấp các dịch vụ cần
thiết cho khách và có mức chất lượng chưa cao)
-
Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú: Theo cách phân loại này các khách
sạn có mức giá bán sản phẩm lưu trú cao ngang nhau sẽ được xếp vào
một nhóm, theo cách phân chia này thì khách sạn chia làm 5 loại: Khách
sạn có mức giá bán cao nhất( loại này giá bán sản phẩm lưu trú rất cao),
khách sạn có mức giá bán cao( giá bán khách sạn này cao hơn giá bình
thường), khách sạn có mức giá bán trung bình( giá bán của các khách sạn
phù hợp với đa số những khách du lịch), khách sạn có mức giá bán bình
dân( sản phẩm lưu trú của khách sạn này phù hợp với những người có
mức kinh tế không cao).
-
Theo quy mô của khách sạn: Quy mô của khách sạn sẽ được đánh giá
trên tổng số buồng mà khách sạn có thể cung cấp cho khách và nó chia
các khách sạn ra làm 3 loại là quy mô lớn, trung bình và nhỏ.
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
6
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
-
Chia theo hình thức sở hữu: Dựa vào loại hình sở hữu mà khách sạn
được chia theo 3 loại chính là khách sạn tư nhân( do tư nhân đứng lên

quản lý), khách sạn nhà nước( do nhà nước quản lý), khách sạn liên
doanh( do liên doanh với nước ngoài, có thể do người Việt Nam hay
người nước ngoài quản lý).
1.1.2 Kinh doanh trong khách sạn
1.1.2.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn: Trong nghiên cứu bản chất của
kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của khái niệm “ kinh doanh
khách sạn “ là cần thiết và quan trọng. Hiểu rõ nội dung của kinh doanh
khách sạn một mặt sẽ tạo cơ sở để tổ chức kinh doanh khách sạn đúng
hướng, mặt khác, kết hợp yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật với con người
hợp lý nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn hiểu rõ
nội dung của khái niệm “kinh doanh khách sạn”, cần phải bắt đầu từ quá
trình hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn.
Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ
nhằm đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó, cùng với
những đòi hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và ở mức cao hơn của khách
du lịch và mong muốn của chủ khách sạn, dần dần khách sạn tổ chức
thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống. Kinh doanh khách sạn theo
nghĩa rộng là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi
và ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ
đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách.
Ngày nay, nội dung của kinh doanh khách sạn ngày càng được mở
rộng và phong phú và đa dạng về thể loại. Vì vậy, người ta vẫn thừa nhận
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
7
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm “kinh doanh khách sạn”. Tuy
nhiên, ngày nay khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay
nghĩa hẹp đều bao gồm cả hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra khái niệm về kinh
doanh khách sạn như sau: “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh

doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ
sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các
điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
Tại kỳ họp thứ 7, khoá XI của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 về Luật Du lịch
và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Trong luật này không đưa
ra khái niệm chung về kinh doanh khách sạn nhưng đã dành riêng 6 điều
(từ điều 61 đến điều 66) để quy định rất rõ ràng về kinh doanh dịch vụ
lưu trú du lịch trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
- Trong điều 61 quy định về tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú
trong đó quy định các nhận hay tổ chức có thể kinh doanh lưu trú tại một
hay nhiều điểm du lịch nhưng phải có đủ điều kiện tại điều 64 như: Có
đăng kí kinh doanh, có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, phòng cháy
chữa cháy…
- Trong điều 62 quy định cá nhân hay tổ chức có thể kinh doanh xơ
sở lưu tru dưới một hay nhiều dạng cở sở kinh doanh lưu trú như: Khách
sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại, nhà nghỉ
du lịch…
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
8
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
Trong điều 63 quy định về các xếp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú.
Trong điều này có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn xếp hàng cơ sở kinh
doanh lưu trú thống nhất trong cả nước. Khách sạn và làng du lịch được
xếp hạng từ 1- 5 sao. Biệt thự và căn hộ du lịch được xếp theo hạng đạt
tiêu chuẩn và đạt tiêu chuẩn cao cấp. Các loại khác được xếp là đạt tiêu
chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch hay không. Trong đó cũng cho biết trách
nhiệm của cơ quan xếp hạng là do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương thẩm định và chịu trách nhiệm, thời gian 3 năm sẽ có những
thẩm định lại để công nhận hạng của cơ sở kinh doanh còn phù hợp với

cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.
- Trong điều 65 quy định việc đăng kí hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh chủ cơ sở
kinh doanh phải gửi hồ sơ đăng kí đến cơ quan có thẩm quyền xin được
thẩm định và xếp hạng cơ sở kinh doanh lưu trú.
Trong điều 66 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhận
kinh doanh lưu trú du lịch. Cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu trú có quyền
được quy định tại điều 39 cảu luật này và có thể thuê cá nhân, tổ chức
trong nước hoặc người nước ngoài quản lý điều hành…. Và có các nghĩa
vụ ngoài điều 40 của luật này ra còn phải tuân thủ các quy định của pháp
luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh
đúng ngành, nghề đã đăng kí. Phải gắn biển tên, loại, hạng cơ sở kinh
doanh lưu trú du lịch theo hạng đã được công nhận, quảng cáo đúng với
loại, hạng đã đã được cơ quan nhà nước thẩm định công nhận…
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
9
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
1.1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn: Hoạt động kinh doanh khách
sạn là một phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Hoạt động kinh
doanh khách sạn vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế dịch vụ vừa mang
những đặc điểm riêng của nó bao gồm:
- Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh tế dịch vụ cao cấp mang
tính tổng hợp nhất. Chỉ khi nào con người được đáp ứng những nhu cầu
phía dưới của thấp nhu cầu thì mới có thể có nhu cầu du lịch. Trong các
dịch vụ của khách sạn gồm có các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung, các
dịch vụ này hỗ trợ nhau, rất ít một cơ sở kinh doanh khách sạn nào chỉ
cung cấp đơn thuần một dịch vụ, mà họ thường cung cấp thêm các dịch
vụ cần thiết khác cho khách du lịch như: Ăn uống, giặt là, … việc cung
cấp thêm các dịch vụ cho khách du lịch đó nhằm đáp ứng tốt nhất có thể
cho khách du lịch đồng thời tạo thêm nguồn lợi nhuận cho khách sạn.

-Hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra liên tục: khách sạn luôn hoạt
động 24/24 giờ, các nhân viên luôn phải thay ca nhau làm việc đảm bảo
sự luôn sẵn sàng để cung cấp dịch vụ cho khách không có thời gian tạm
ngừng hoạt động để nghỉ như trong các nhà máy, xí nghiệp. Trên thế giới
có sự chênh lệch giờ rất lớn nên nơi này là ban ngày thì nơi kia là ban
đêm hay chiều tối… vì vậy khách hàng có thể liên lạc với khách sạn bất
kì khi nào, cho nên nếu khách sạn không đáp ứng được những nhu cầu
của khách thì sẽ làm cho công việc kinh doanh của khách sạn sẽ giảm
xuống đồng thời làm cho khách hàng mất đi lòng tin với chính khách sạn.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn sử dụng rất nhiều lao động sống: Hầu
hết các bộ phận làm việc của khách sạn đều khó cơ giới hóa và những
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
10
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
khách du lịch cũng không vui lắm khi đến một khách sạn chỉ có máy móc
phục vụ họ. Một ngày con người chỉ có thể làm trong một thời gian nhất
định và có một thời gian để tái tạo lại sức lao động của mình, mà việc
kinh doanh của khách sạn là 24/24 do đó việc chia ca làm việc là một
điều bắt buộc, việc chia ca làm việc một ngày làm cho số lượng lao động
của khách sạn tăng lên.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn cần một lượng vốn ban đầu là rất lớn
và cần một thời gian dài để duy trì: Để xây dựng một khách sạn cần rất
nhiều vốn để xây dựng cũng như lượng vốn đổ vào mua sắm trang thiết
bị, ngoài ra theo thời gian những hỏng hóc của các tài sản của khách sạn
sẽ bị hỏng hóc cần thay thế cho nên vốn để hoạt động và xây dựng của
một khách sạn rất lớn. Trong thời gian ngắn khách sạn không thể thu hồi
vốn nhanh chóng đựơc do vốn cố định của khách sạn là rất lớn mà không
thể tăng giá bán sản phẩm lên quá cao, do đó thời gian thu hồi vốn của
khách sạn cần trong rất nhiều năm và thời gian dài.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch:

Những nơi nào tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhất là những
nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá sẽ thu hút khách du lịch nhiều
hơn,mà khách nghỉ tại khách sạn đa số là khách du lịch vì vậy nếu du lịch
cũng như tài nguyên nơi đó thuận lợi thì việc kinh doanh khách sạn của
khách sạn cũng thuận lợi hơn.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chu kỳ: đặc trưng này thể
hiện ở sự lặp đi lặp lại của thời kỳ cao điểm hay thấp điểm hơn về lượng
khách lưu trú, tiêu dùng dịch vụ trong một khách sạn tuân theo một chu
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
11
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
kỳ thời gian tương đối ổn đinh nào đó. Hoạt động kinh doanh khách sạn
là một phần trong hoạt động kinh doanh của ngành du lịch nên nó cũng
mang tính thời vụ như tính chất hiện có của ngành du lịch, tức là nó cũng
chịu sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh
tế xã hội, quy luật tâm lý con người…
- Hoạt động kinh doanh khách sạn có lợi nhuận cao và tương đối ổn định:
Tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng kinh doanh khách sạn thường phải đối
đầu với nhiều rủi ro không lường trước được. Khách sạn là nơi đáp ứng
tốt nhất và đầy đủ các dịch vụ mang tính “ xa xỉ” hướng theo nhu cầu của
du khách, nên lợi nhuận mà khách sạn thu được là rất cao và tương đối
ổn định. Nhưng do việc dự đoán cung – cầu về khách sạn rất khó khăn,
quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời, lượng vốn
đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn… cùng những khó khăn do môi
trường kinh doanh gây ra (cạnh tranh gay gắt, suy thoái kinh tế …) hay
những khó khăn do thiên tai, dịch họa: bão lụt, dịch cúm gia cầm …sẽ
làm cho hoạt động kinh doanh khách sạn luôn phải đối đầu với những
khó khăn rất lớn.
Từ những đặc điểm của kinh doanh khách sạn như đã nêu trên nên
trong khi hoạch định và thực thi các chính sách của khách sạn các nhà

quản trị phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm chung đó cùng với đặc điểm
riêng của khách sạn mình trở thành những căn cứ, giúp cho việc hoạch
định các chính sách về phát triển du lịch nói chung và trong hoạt động
khách sạn nói riêng hợp lý và có tính khả thi cao.
1.1.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế đến
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
12
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
Kinh doanh khách sạn không thể không nắm bắt được những tập tục
tiêu dùng của khách du lịch đến với khách sạn. Nắm bắt được những đặc
điểm đó sẽ giúp cho khách sạn dễ dàng phục vụ khách tránh những sai
sót trong phục vụ không đáng có, đặc biệt là những khách quốc tế đến du
lịch nước ta, khác nhau về ngôn ngữ, phong tục … càng cần có sự hiều
biết nhất định để có thể phục vụ khách một cách tôt nhất đồng thời giúp
cho khách có cảm giác như đang ở nhà mình. Dưới đây là một số đặc
điểm tiêu dùng của một số khách quốc tế hay đi du lịch vào nước ta.
- Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch trung quốc: Người Trung Quốc
có đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình, nhẹ lý, tin vào số tướng, có ý
thức dân tộc và cộng đồng cao, cần cù chịu khó trong lao động. Trong
cuộc sống gia đình họ luôn giữ nền nếp gia giáo. Mối quan hề của các
thành viên trong gia đình được chuẩn hóa và quy định rất cụ thể. Người
Trung Quốc theo hệ tư tưởng khổng giáo, tôn giáo cơ bản là đạo phật. Vì
vậy họ rất kiêng con số 7 và khi ăn thường cầm đũa bên tay trái.
Đặc điểm tiêu dùng du lịch là họ thích tham quan các di tích lịch sử,
văn hóa, đền đài miếu mạo. Trong khi du lịch nếu vào ngày rằm hoặc
mồng một họ thường đem hương hoa đến cửa phật. Họ thích tìm hiểu
những phong tục tập quán, đời sống văn hóa của những dân tộc khác
nhau. Vì vậy họ không thích những nơi nhâỷ múa ồn ào. Các du khách
này thích sử dụng sản phẩm sơn màu, khảm trai, trạm khắc... Họ thích đi
du lịch theo kiểu trọn gói, sinh hoạt và chi tiêu luôn được tính toán cân

nhắc.
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
13
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
Về ẩm thực, khách du lịch Trung Quốc thường dùng cơm gạo tám
nấu bằng nồi đất nung, thích ăn cơm thập cẩm, thích các món ăn thịt
quay, thích ăn lẩu, canh trứng. Họ cầu kì trong chế biến và dùng nhiều
gia vị trong nấu nướng và chế biến thức ăn... Họ thích ăn món rắn, baba,
dùng rượu vang pháp, gà tần thuốc bắc...
- Đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Pháp: Khách Pháp thường
thích những nơi yên tĩnh, không thích sự vồ vập, ồn ào. Người Pháp là
những người coi trọng lễ nghi giao tiếp và mối quan hệ của các thành
viên trong gia đình tương đối gắn bó.
Người Pháp khi đi du lịch thường thích những di tích lịch sử văn
hóa, các thắng cảnh đẹp nổi tiếng. Họ thích tìm hiểu về đời sống văn hóa,
phong tục tập quán của những dân tộc khác nhau. Họ thích các sản phẩm
của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam như lụa Hà Đông, hàng dệt
thổ cẩm, tranh các loại... Họ thích đi riêng lẻ với những gia đình hoặc
thích đi du lịch theo đoàn với những người cao tuổi. Khách Pháp là khách
có sưc chi trả cao và họ cũng không đòi hỏi các yêu cầu quá cao.
Về ăn uống: Khách Pháp là những người ăn uống lịch sự, trong khi
ăn họ thường nói chuyện về thời tiết, văn hóa, thể thao, thời sự và tránh
nói chuyện về đời tư hay những vấn đề gây tranh luận. Họ thích tiện nghi
khi ăn uống, ăn uống phải lịch sự, hiện đại, sạch sẽ, bài trí đẹp và không
khí bàn ấm cúng.
Người Pháp rất tự hào về tập tục ăn uống của mình bởi họ có tập
quán ăn uống phong phú, lâu đời, các món ăn độc đáo, sàng lọc những
tinh hoa và được phổ biến hầu hết ở các nước Âu, Á. Không những thế
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
14

Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
cách chế biến và ăn uống của họ rất cầu kì. Pháp là nước đầu tiên có từ
điển về ăn uống. Người Pháp thích ăn các loại súp, các món ăn nướng,
rán còn tái từ thịt bò, thích ăn món pate có tỏi, bánh mỳ trắng với
phomat, họ thích ăn rau tươi với salat tổng hợp. Họ rất chú ý từng loại sốt
phù hợp cho từng món ăn, sốt điển hình của họ là mayonnaise. Người
Pháp thích uống vang đỏ và cognac.
- Đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Nhật: Người Nhật là
người thông minh, chịu khó, cần cù, điềm tĩnh, thích cụ thể, bản sắc dân
tộc, tính cộng đồng cao, trung thành với nhân vật có uy tín và nhóm. họ
yêu thiên nhiên, thích hoa anh đào, trọng truyền thống gia giáo, kỵ số 7
và hoa sen, họ đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao và phải đáp ứng nhanh
chóng.
Người Nhật thích đi du lịch mua sắm và họ cũng thích du lịch với
mục đích nghỉ dưỡng tại các vùng núi cao. Họ có sức chi trả rất cao.
Về ăn uống những người già thích ăn những món ăn truyền thống
chế biến từ hải sản, đặc biệt là họ thích món gỏi cá, gỏi tôm uống với
rượu sake hâm nóng và có bát trà hoa cúc để rửa tay. Món ăn nổi tiếng
của họ là sushi(cơm ) và shasimi( gỏi cá ). Giới trẻ thích ăn các món ăn
nhanh kiểu Mỹ và thích uống rượu Pháp. Nhật nổi tiếng với trà đạo, họ
thích uống trà xanh nóng bỏng.
- Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc: Cũng như người
Trung Quốc, người Hàn có đời sống tình cảm kin đáo, nhẹ nhàng và có
nhiều nghi lễ. Phụ nữ thường ở nhà nuôi dậy con cái và chăm sóc gia
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
15
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
đình. Với người Hàn trang điểm khi ra đường là một điều bắt buộc và là
điều thể hiện sự lịch sự. Người Hàn thích đi du lịch theo kiểu trin gói.
Về ăn uống người Hàn Quốc nổi tiếng với món ăn kimchi dùng

phương pháp lên men. Họ có tới 170 loại kimchi. Cơm người Hàn
thường được trộn lẫn hai loại gạo tẻ và gạo nếp để nấu. họ không thích
những món ăn từ sữa, và không thích sữa, họ ít dùng cá, xúc xích, dăm
bông. Họ coi trọng vị trí xã hội của gia đình và khách trong bữa ăn. Họ
quan niệm ăn là một nghi lễ cộng đồng nên có thể ăn chung một món ăn,
uống chung một cốc rượu.
- Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Mỹ: Mỹ là đất nước đa dân tộc,
người Mỹ sáng tạo, năng động làm việc tốc độ, họ thích phiêu lưu, kết
quả và thành công, họ thực dụng, thích giao tiếp, quan hệ rộng, tự do và
trẻ trung.
Khách du lịch Mỹ thường thích những chuyến du lịch mạo hiểm,
khám phá những cái mới lạ. Họ thích đi lẻ, ít đi theo đoàn. Họ chú trọng
đến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, họ có yêu cầu khắt khe trong vệ
sinh an toàn thực phẩm, khách Mỹ là tập khách có sức chi trả cao.
Về ăn uống người Mỹ không cầu kì trong ăn uống, thích món ăn
nhanh, thích món sườn rán, bánh mì kẹp thịt gà. Họ uống nhiều và sành
điệu về đồ uống, họ thích champagne, nước tinh khiết và ca phê....
1.2: Kinh doanh trực tuyến trong khách sạn
1.2.1 Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến là hình thức kinh doanh qua mạng. Mọi giao
dịch đều được tiến hành trực tiếp trên mạng ví dụ từ việc nhận biết thông
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
16
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
tin về sản phẩm, đặt hàng và thành toán. Với sự bùng nổ công nghệ thông
tin hiện nay, internet không còn quá xa lạ với chúng ta, việc truy cập và
sử dụng internet ngày càng dễ dàng và là chuyện không thể thiếu trong
nhiều ngành cũng như cuộc sống của người dân. Việc mua bán qua mạng
ngày càng trở lên phổ biến với các cư dân mạng. Công ty thăng dò thị
trường Nielsen của mỹ vừa tiến hành khảo sát cho biết có tới 85% số “cư

dân mạng” sử dụng internet để mua sắm, làm cho thị trường mua sắm
bằng hình thức này tăng hơn 40% so với 2 năm trước đây.
Hình 1.1: Số lượng người sử dụng internet trên thế giới(đơn vị: Triệu
người)
Nguồn: internet World stats
Năm 2005, chỉ có khoảng 10% trong số 627 triệu thuê bao Internet
tiến hành mua sắm qua mạng, nay con số này chiếm tới 40% trong số 875
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
17
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
triệu thuê bao. Trong tháng 1.2008, có tới 50% số chủ thuê bao Internet
đã ít nhất một lần mua sắm qua mạng. Mua sắm qua mạng đang trở nên
phổ biến đối với rất nhiều người.
Người Hàn Quốc ưa chuộng cách thức mua bán qua mạng nhất, với
99% số người sử dụng Internet tiến hành giao dịch mua bán. Tỷ lệ này ở
Anh, Đức, Nhật Bản đều là 97% và ở Mỹ là 94%.
Trên phạm vi toàn cầu, sách là chủng loại hàng hóa được mua qua
mạng nhiều nhất với tỷ lệ là 41%; tiếp theo là quần áo, giày dép, một số
vật dụng thông thường với tỷ lệ 36%; các loại băng đĩa DVD, trò chơi
24%; vé máy bay 24%; và thiết bị điện tử 23%. Tuy nhiên, với một số
nước khác nhau, tỷ lệ này cũng khác nhau. Tại Đức, 55% người sử dụng
mạng mua sách qua Internet, 42% mua quần áo, giày dép bằng hình thức
này. Tại Mỹ, 41% số cư dân mạng sử dụng dịch vụ này để mua quần áo,
giày dép, 38% mua sách và các loại băng đĩa văn hóa phẩm hoặc trò chơi.
Tại Ấn Độ, trên 70% số người dùng Internet mua vé máy bay qua mạng.
Tỷ lệ này ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là hơn 60%.
Trên 60% số người mua bán qua mạng sử dụng thẻ tín dụng để
thanh toán vì đây là hình thức thanh toán phổ thông nhất. Trong số này
có 53% sử dụng thẻ tín dụng Visa.
Hình 1.2: Thống kê số lượng người sử dụng internet theo khu vực

trên thế giới
Khu vực Dân số
(2004 ước tính)
Số người sử
dụng
internet
Tỷ lệ tăng
trưởng từ
2000-2004
Chiếm
% tổng
dân số
Chiếm
% của
thế giới
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
18
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
Châu Phi 893.197.200 12.937.100 186.6 1.4 1.6
Châu Á 3.607.499.800 257.898.314 125.6 7.1 31.7
Châu Âu 730.894.078 230.886.424 124.0 31.6 28.4
Trung Đông 258.933.600 17.325.900 227.8 6.7 2.1
Bắc Mỹ 325.246.100 222.165.659 105.5 68.3 27.3
Mỹ Latinh 541.775.800 55.930.974 209.5 10.3 6.9
Khác 32.540.909 15.787.221 107.2 48.5 1.9
Tổng 6.390.147.487 812.931.592 125.2 12.7 100.0
Nguồn: internet World stats
1.2.2 Kinh doanh trực tuyến trong khách sạn
1.2.2.1 Sự cần thiết của kinh doanh trực tuyến trong khách sạn.
Hà Nội, một vẻ đẹp của một thành phố sắp 1000 năm tuổi, một

thành phố cổ kính, vì hoà bình, an toàn thân thiện và sự giao hoà giữa
hiện đại và cổ kính đang chuyển mình trong quá trình hội nhập. Hà Nội
đang là điểm lựa chọn của nhiều du khách tuy vậy Hà Nội cần có những
điều chình phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Năm 2007
Việt Nam đón trên 4 triệu khách quốc tế, trong đó Hà Nội đón trên 1.3
triệu khách, tuy con số đó đã nói lên sự quyến rũ của Hà Nội nói riêng và
Việt Nam nói chung nhưng nó cũng chưa thấm với một số nước láng
riềng chúng ta là Indonesia đón khoảng 5 triệu, Singapore khoảng 8 triệu,
Thái Lan khoảng 14 triệu, Malaysia khoảng 18 triệu. Chúng ta muốn có
những con số ấn tượng như các nước trong khu vực thì sơ sở vật chất cần
được nâng cao.Theo mục tiêu đặt ra Hà Nội sẽ đón 2 triệu khách quốc tế
đến thì Hà Nội cần bổ sung thêm khoảng 10000 phòng khách sạn so với
hơn 13000 phòng hiện nay, và số lượng khách sạn 5 sao cần thêm khoảng
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
19
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
chục khách sạn nữa, dự kiến hoàn thành kế hoạch năm 2012.
Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake - Viên ngọc quý giữa
lòng Hà Nội
Đồng thời với việc xây thêm số phòng thì việc tuyên truyền quảng
bá là một vấn đề trọng tâm. Với những nỗ lực trên Hà Nội sẽ thu hút
được nhiều khách du lịch đến và là điểm đến an toàn, thân thiện trong
lòng các du khách đến Việt Nam.
Trong những năm tới đây Hà Nội cần rất nhiều phòng có chất lượng
cao đặc biệt là phòng của khách sạn 5 sao, với lượng khách đến với Hà
Nội ngày càng đông với nhiều mục đích khách nhau thì số khách sạn cấp
cao cũng cần xây dựng thêm. Hiện nay, tại Hà Nội mới có 8 khách sạn 5
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
20
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh

sao và Hà Nội đang cần thêm khoảng 2200 phòng khách sạn 5 sao và rất
nhiều phòng khách sạn cao cấp khác.
Sau khi hội nhập WTO Hà Nội sẽ được mở cửa cho các doanh
nghiệp vào đầu tư. Vấn đề số phòng còn thiếu của khách sạn không thể
giải quyết trong ngày một ngày hai. Lượng khách đến Việt Nam cũng
như Hà Nội ngày càng đông chính là thời cơ thuận lợi cho việc phát triển
ngành kinh doanh khách sạn hiện nay. Việc kinh doanh thuận lợi như vậy
nhưng để thế nào để kinh doanh có hiệu quả mang lại cao nhất chính là
yếu tố cần giải quyết trong tình hình hiện nay. Tuy thuận lợi nhưng nếu
không nắm bắt kịp thời đại là các khách sạn có thể đi theo sau các đối thủ
của mình và sẽ tụt lại khỏi con tàu đang chạy rất nhanh trên đường cao
tốc của nó. Vậy biện pháp nào giúp các cơ sở kinh doanh khách sạn có
thể nắm bắt được với xu thế hiện nay?
1.2.2.2 Kinh doanh trực tuyến, một giải pháp hiệu quả cho kinh
doanh khách sạn
Kinh doanh trên mạng ngày càng phổ biến trong các ngành đặc biệt
là các ngành liên quan đến những sản phẩm có tính chất liên quốc gia.
Kinh doanh khách sạn là ngành cần có sự liên kết giữa nhiều quốc gia vì
khách du lịch có thể đến từ rất nhiều nơi, nhiều phong tục tập quán khác
nhau. Trong điều kiện hiện nay, khách hàng không có nhiều thời gian và
nhiều công sức để có thể tự tìm hiểu về một quốc gia hay một khách sạn
nào đó có những sản phẩm gì? Nếu muốn biết khách du lịch có thể đến
các công ty lữ hành để có thể nhận tư vấn trực tiếp nhưng việc như vậy
quả là tồn một chi phí không nhỏ cho những người muốn biết thông tin,
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
21
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
trong khi đó mạng internet đã có trên tất cả các nước trên thế giới, bạn
chỉ cần một cái click chuột là có thể biết hầu hết các thông tin của một
nơi du lịch cũng như một khách sạn nào đó.

Với số lượng người ngày càng sử dụng internet nhiều, và các giao
dịch trên mạng ngày càng nhiều đặt điều kiện các cơ sở kinh doanh cũng
phải nghĩ đến việc khai thác tận dụng việc buôn bán qua mạng. Việc
buôn bán qua mạng nay thật dễ dàng, bạn chỉ cần có một trang website và
một hòm thư là có thể có những điều kiện cơ bản cho việc kinh doanh
trực tuyến. Việc hình thành giao dịch trên mạng cũng thật đơn giản khi
các nước có thể cùng thực hiện đồng thời các lệnh. Để quảng bá các sản
phẩm của mình các khách sạn chỉ cần một website là có thể đưa các
thông tin của khách sạn mình lên trên đó, qua mạng các khách sạn có thể
đưa thông tin về các sản phẩm, dịch vụ, các hình thức kinh doanh của
khách sạn mình bằng dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng video, dạng âm
thanh … qua đó khách hang chỉ cần truy cập vào trang web của khách
sạn là có thể có đầy đủ các thông tin cần thiết cho mình về sản phẩm
mình cần, đồng thời có thể biết thêm các thông tin khác của khách sạn
mà nếu như được giới thiệu thông thường khách hang khó có thể nắm bắt
hết những thông tin đó, việc truy cập và tìm thông tin như vậy thật đơn
giản và tốn ít thời gian đồng thời có thể tiêt kiệm được cho khách hang
cũng như chính cơ sở kinh doanh đỡ tốn đi những khoản chi phí cho
trung gian không cần thiết.
Để theo kịp thời đại và cũng theo kịp nhu cầu của xã hội việc đưa
thông tin về việc kinh doanh của mình lên trên mạng không còn là xa lạ
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
22
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
với các cơ sở kinh doanh khách sạn ngày nay. Tại Hà Nội hiện nay, gần
như 100% khách sạn đã có trang web của mình riêng, trên đó có các
thông tin cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về các sản phẩm của
khách sạn đó cung cấp đồng thời cũng đã có việc nhận đặt giữ chỗ ngay
trên website của khách sạn đó. Để thu hút, quảng bá cho khách sạn hiện
nay không chỉ dung những quảng cáo thông thường như tập gấp, báo, tạp

chí… được nữa, vì hiện nay số người tìm đến khách sạn qua những
phương tiện đó không còn nhiều như xưa nữa, mà thay vào đó các khách
du lịch muốn đi đâu họ chỉ cần seach trên internet những thông tin về địa
điểm cần đến, và hệ thông liên kết giữa các địa điểm du lịch cùng với
khách sạn sẽ cùng hoạt động và mang lại cho khách du lịch những thông
tin về các dịch vụ kèm theo, vì vậy các khách sạn cần liên minh với các
hang lữ hành có các trang web để có thể hang lữ hang sẽ giới thiệu khách
đến với khách sạn của bạn ngay khi cần thiết.
Trong dòng chảy của công nghệ internet cùng với sự liên kết giữa
các quốc gia, khoảng cách như ngắn lại với khách du lịch để có thể đến
với những điểm du lịch thu hút. Nắm bắt được nhu cầu đó khách sạn
quốc tế ASEAN đã có những chính sách gì và hoạt động ra sao cho phù
hợp với nhu cầu hiện nay. Qua quá trình thực tập tại khách sạn quốc tế
ASEAN em đã nhận thấy khách sạn đã nhận ra bước đi của thế giới và đã
nhanh chóng hòa cùng với dòng chảy đang mãnh liệt đó, việc làm tại
khách sạn quốc tế ASEAN như thế nào? Có hiệu quả hay không? Cần có
những thay đổi ra sao hay có những kinh nghiệm quý giá nào? Chúng ta
có thể xem xét trong chương tiếp theo của để tài để có thể hiểu rõ hơn.
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
23
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH TRỰC TUYẾN TẠI
KHÁCH SẠN QUỐC TẾ ASEAN
2.1: Tổng quan về khách sạn quốc tế ASEAN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn quốc tế ASEAN

Khách sạn quốc tế ASEAN
Khách sạn quốc tế ASEAN là một khách sạn mang đẳng cấp 3 sao.
Địa chỉ: số 8 Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04 5735710,
84-4-8529108. Website: Http:// www.Aseanhotel.com Khách sạn quốc tế

ASEAN nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, với xung quanh là những
di tích lịch sử, văn hoá, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm hành
chính của đất nước và thành phố, rất thuận tiện cho việc thăm quan mua
sắm và công việc của khách lưu trú.
Khách sạn quốc tế ASEAN là một khách sạn liên doanh được hình
thành trên cơ sở góp vốn giữa nhà máy sản xuất và chế biến bột mì Chùa
Bộc với một số công ty khác. Tháng 1/1996, sau một năm vừa khảo sát
và thiết kế, vừa huy động vốn xây dựng, khách sạn quốc tế ASEAN
chính thức đi vào hoạt động dưới sự quản lý của nhà máy thực phẩm vi
sinh Chùa Bộc, trực thuộc uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, đến tháng
12/1998, nhà máy thực phẩm vi sinh Chùa Bộc chuyển sang thành lập
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
24
Khách sạn quốc tế ASEAN GVHD: TS_Nguyễn Văn Mạnh
công ty cổ phần quốc tế ASEAN, giấy phép thành lập được uỷ ban nhân
dân thành phố Hà Nội cấp ngày 30/12/1998 số 300/GP-UB với số vốn
điều lệ là 20 tỷ đồng. Từ đây khách sạn quốc tế ASEAN hoạt động dưới
sự quản lý của đơn vị chủ quản là công ty cổ phần quốc tế ASEAN.
Trong mấy năm gần đây, do những khó khăn về tài chính cộng với
tình hình kinh doanh kém hiệu quả nên công ty cổ phần quốc tế ASEAN
đã chuyển nhượng quyền quản lý khách sạn quốc tế ASEAN cho ngân
hang thương mại cổ phần quân đội, Cho đến nay thời điểm này khách sạn
đang chịu quản lý của nhiều tầng kiểm soát. Về hoạt động kinh doanh thì
thuộc trách nhiệm của ngân hang thương mại cổ phần quân đội, còn hoạt
động lại mượn tư cách pháp nhân của công ty cổ phần quốc tế ASEAN.
Điều này đã ảnh hưởng đến vị thế và tính chủ động kinh doanh của khách
sạn. Năm 2003 khách sạn chính thức có tư cách pháp nhân riêng của
mình và cơ quan chủ quản là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
thuộc ngân hang thương mại cổ phần quân đội.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong

khách sạn quốc tế ASEAN
2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn quốc tế ASEAN
Mỗi khách sạn có một cơ cấu các phòng ban phù hợp với điều kiện
kinh doanh thực tế của mình. Khách sạn quốc tế ASEAN cũng dựa trên
Sơ đồ 2.1: Sơ đổ cơ cấu tổ chức của khách sạn quốc tế ASEAN
Báo cáo thực tập SVTH: Hoàng Văn Tuấn
25

×