Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.57 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Là một nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư xây dựng ở nước ta rất lớn
bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lực, xây dựng
công nghiệp, dân dụng…với mức vốn đầu tư hàng năm cho lĩnh vực này
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong GDP. Bên cạnh đó sự tăng lên của đầu tư nước
ngoài ( Bằng vốn FDI, ODA, WB, ADB …) đã tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh
hơn cho các doanh nghiệp xây dựng. Trên thực tế đấu thầu là hình thức cạnh
tranh tạo ra môi trường tốt nhất. Hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp xây dựng đã trở nên ngày càng gay gắt thông qua hình thức đấu thầu.
Để giành thắng lợi trong đấu thầu đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải
nâng cao khả năng cạnh tranh, chứng minh sự vượt trội của mình so với các
nhà thầu khác dưới con mắt của nhà đầu tư.
Qua quá trình thực tập ở công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng
126 tôi nhận thấy giành thắng lợi trong đấu thầu là một vấn đề bậc nhất trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó tôi đã tìm hiểu và nghiên
cứu sâu đề tài “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu
của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126”.
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây
dựng.
Chương II : Quá trình hình thành và phát triển thực tế hoạt động kinh doanh
của công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126.
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công
ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
1
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG


I. Một số khái niệm trong đấu thầu
1. Các khái niệm:
+ Khái niệm đấu thầu: Là hình thức có một người bán và nhiều người mua.
Trên cơ sở người bán đưa ra một mức giá khởi điểm ( giá ban đầu) sau đó để
cho người mua cạnh tranh với nhau, người bán sẽ quyết định bán cho người
mua nào trả giá cao nhất.
Theo nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của chính phủ thì đấu
thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của ban mời thầu.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm đấu thầu ta cần hiểu rõ hơn một số khái
niệm có liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu.
+ Khái niêm nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham
gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là
cá nhân; nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp
trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu,lựa chọn đối
tác đầu tư.
+ Nhà thầu trong nước: là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam. ( điều 3 – uy chế đấu thầu )
+ Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp
của chủ dự án. Chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu
thầu.( Điều 3 – Quy chế đấu thầu ) .
+ Gói thầu : Là toàn bộ dự án của một phần công việc của dự án được chia
theo tính chất kỹ thuật của trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm
bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu có thể là một
hoặc một loại đề dùng trang thiết bị của phương tiện, gói thầu được thực hiện
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
2
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
theo một hoặc nhiều hợp đồng. ( Khi gói thầu được chia thành nhiều phần -
Điều 3 Quy chế đấu thầu ).
2. Những ý nghĩa của đấu thầu đối với các công ty xây dựng

Trong kinh doanh quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản
xuất, còn ở ngành xây dựng quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai
đoạn thi công xây dựng công trình thông qua việc thương lượng, đấu thầu và
ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn được tiếp diễn qua các đợt
thanh toán trung gian cho đến khi bàn giao và quyết toán công trình.
Đấu thầu hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong các nước có nền
kinh tế thị trường, ở nước ta hình thức đấu thầu đã được áp dụng trong những
năm gần đây, đặc biệt là các công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng một trong ba giai đoạn
chính sau:
- Đấu thầu công tác giám định và tư vấn
- Đấu thầu mua sắm thiết bị và vật tư để xây dựng công trình.
- Đấu thầu thực hiện thi công xây dựng công trình.
Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng
công trình của chủ đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường,
việc đấu thầu để nhận được hợp đồng và đặc biệt hợp đồng có giá trị cao để
thi công có lợi nhuận đối với doanh nghiệp là rất khó khăn. Do cạnh tranh nên
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu. Khi tham gia đấu thầu xây
dựng doanh nghiệp phải tập chung nhân lực, thiết bị và chất xám … để lập hồ
sơ thầu.
Khi tham gia tranh thầu doanh nghiệp sẽ phải đứng trước hai tình thế:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
3
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Người tham gia tranh thầu sẽ phải bỏ ra một số khoản tiền để chi phí như mua
hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu, tiếp thị, ngoại giao… Nếu thắng thầu
sẽ giải quyết được việc làm cho công nhân viên trong doanh nghiệp và có thể
thu được lợi nhuận. Nếu không thắng thầu sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra

trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu.Còn nếu không tham gia tranh thầu, đứng
trước vấn đề này, doanh nghiệp phải tính toán để quyết định có tham gia tranh
thầu hay không.
Để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp phải có chiến lược đấu thầu
phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình và phù hợp với
khả năng của chính bản thân doanh nghiệp. Chiến lược không những làm cho
các nhà nghiên cứu quan tâm mà còn là vấn đề hàng đầu của các tổ chức xây
dựng.
Chiến lược đếu thầu có thể bao gồm một số chiến lược sau:
Chiến lược về marketing
Chiến lược về công nghệ và tổ chức xây dựng
Chiến lược về giá xây dựng
Chiến lược về liên kết trong đấu thầu
3. Khả năng thắng thầu:
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ
mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả
năng của mình với gói thầuvà dự đoán các đối thủ cạnh tranh để xác định
trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với
trạng thái đó. Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp.
Khi doanh nghiệp tham gia tranh thầu một gói thầu xây dựng. Điều họ quan
tâm là giành được gói thầu mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận đặt ra của doanh
nghiệp từ việc thi công xây dựng gói thầu đó.Khả năng thắng thầu giúp cho
doanh nghiệp quyết định theo đuổi hay từ bỏ một gói thầu. Để đạt được mục
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
4
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
tiêu và tránh những chi phí không cần thiết.Nếu tham gia thì doanh nghiệp
mới bắt tay vào lập phương án chiến lược đấu thầu. Sau khi có phương án và
chiến lược tranh thầu để theo đuổi gói thầu.Quyết định này phải đáp ứng các
yêu cầu sau:

- Phản ứng nhanh vì thời gian cho phép rất ngắn
- Đảm bảo độ chính xác cao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại
- Đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp
- Trên thực tế các doanh nghiệp thường dùng các phương pháp phân tích đơn
giản dựa vào cảm tính và kinh nghiệm để đưa ra quyết định. Để đáp ứng được
các cơ sở khoa học và nâng cao khả năng lượng hoá tối đa các doanh nghiệp
thường sử dụng phương pháp phân tích khả năng thắng thầu để đưa ra quyết
định này.
Các chỉ tiêu để đánh gia khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây
dựng:
Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân,
những quy định của pháp luật, quy chế đấu thầu hiện hành để xây dựng một
danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng
thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu bao nhiêu thì càng
tốt. Số lượng chỉ tiêu tuỳ ý nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ
tiêu thường dùng để đánh giá. Hồ sơ dự thầu phải tính đến tình hình cạnh
tranh của các đối thủ, phải chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác định
đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng.Chỉ tiêu đưa ra chi tiết , cụ thể bao
nhiêu thì có kết quả chính xác bấy nhiêu.
Chỉ tiêu về năng lực tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Đối cới các chủ đầu tư, khi xem xét
đánh giá năng lực các nhà thầu tham gia dự thầu thì vốn của nhà thầu được họ
rất quan tâm đặc biệt là khả năng tài chính và khae năng huy động các nguồn
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
5
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
vốn được nhà thầu trình bày trong hồ sơ dự thầu khi tham gia tranh thầu.Năng
lực về tài chính của doanh nghiệp thường được các chủ đầu tư kê khai tài liệu
chính trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
ba năm gần nhất.

Chỉ tiêu về giá dự thầu: Là do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi
đã trừ phần giảm giá( nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết thực hiện
gói thầu. ( Điều 3 – Quy chế đấu thầu). Giá dự thầu sẽ là cố định chọn gói để
thực hiện toàn bộ khối lượng công việc xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu.
Giá dự thầu là một nhân tố chính quyết định khả năng thắng thầu của doanh
nghiệp. Để đạt được mục tiêu thắng thầu doanh nghiệp phải xác định được
một mức giá dự thầu hợp lý, tuy nhiên mức giá dự thầu này phải thấp hơn dự
toán của chủ đầu tư nếu không doanh nghiệp sẽ bị loại mà không cần xéttới
các chỉ tiêu. Giá dự thầu cũng không được thấp hơn giá đảm bảo chất lượng
công trình. Vì vậy việc đưa ra một dự toán chính xác về giá dự thầu sẽ làm
cho khả năng thắng thầu của doanh nghiệpđược nâng cao rõ rệt. Ngược lại
nguy cơ trượt thầu vì giá dự thầu không lợp lý là một vấn đề cần được các
doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu hơn nữa.
Chỉ tiêu về về khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật:
Chất lượng công trình là đặc biệt quan trọng trong các yếu tố mà chủ đầu tư
dùng để xét thầu. Chất lượng cao doanh nghiệp dễ dàng trúng thầu, do vậy để
nâng cao khả năng thắng thầu các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới về
mọi mặtđể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Muốn làm được điều này
các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng vật tư, vật liệu bán thành phẩm
trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế. Các vật tư, vật liệu thiết bị
chính phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế và hồ sơ mời thầu.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
6
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Phải có tài liệu chứng minh xuất xứ của các vật tư vật liệu chính hoặc
bán thành phẩm theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Tính hợp lý và khả thi của các biện pháp kỹ thuật, biện pháp thi công
- Có bản vẽ và thuyết minh bản vẽ thi công rõ ràng, chi tiết, phân chia

các bước thi công hợp lý. Trình tự thi công phải phù hợp với quy trình
công nghệ thi công.
- áp dụng biện phápthi công hợp lý( đảm bảo an toàn, chất lượng công
trình, thời gian thi công, giá thành xây dựng công trình …).
- Có sơ đồ, bảng bố chí nhân lực( Cán bộ ký thuật, các tổ đội sản xuất,
các bộ phận quản lý …) hợp lý.
- Thâm niên công tác của các cán bộ chủ chốt phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật và biện pháp thi công.
- Các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh, môi trường, an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ, an toàn trật tự.
- Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công bố trí cho gói thầu cần đáp ứng về
số lượng, chủng loại công suất đảm bảo thực hiện gói thầu theo đúng
tiến độ và chất lượng công trình.
- Đáp ứng về chất lượng thiết bị, các thiết bị chính là sở hữu của nhà
thầu hoặc phải có phương ánthuê thiết bị chi tiết cụ thể.
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng thi công công trình.Có danh mục
thiết bị chính để phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng thi công của
doanh nghiệp.
- Các biện pháp kiểm tra chất lượng, vật liệu chính. Nếu doanh nghiệp
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu chủ yếu trên khả năng thắng thầu của
các doanh nghiệp là rất khả quan. Các công trình xây dựngthường có
vốn đầu tư rất lớn, thời gian sử dụng lâu dài, do vậy chứng minh được
chất lượng công trình sẽ làm hài lòng các chủ đầu tư.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
7
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công : Thang đieemr mà chủ
đầu tư dành cho chỉ tiêu tiến độ thi công không phải là nhỏ, do vậy đưa ra
được một tiến độ thi công tối ưu là một nhân tố giúp doanh nghiệp củng
cốkhả năng thắng thầu của mình.

Ngoài ra nhân tố về kinh nghiêm xây dựng, đối thủ cạnh tranh cũng ảnh
hưởng lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.Thông thường các chủ
đầu tư yêu cầu doanh nghiệp kê khai số năm kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng, các công trình tương tự đã thực hiện và danh mục
các công trình lớn đã thi công trong ba năm gần nhất. Khả năng thắng thầu
của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đối thủ cạnh tranh.để đạt
được gói thầu, doanh nghiệp phải thực sự mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh
trên mọi phương diện là đối thủ tham gia tranh thầu và so sánh tương quan
giữa các đối thủ.
Tóm lại khả năng thắng thầu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố. Để đáp ứng được tất cả các chỉ tiêu trong hồ sơ mời thầu, doanh
nghiệp phải liên tục đổi mới về mọi mặt, khắc phục những điểm yếu và phát
huy những điểm mạnh của mình.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
8
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CÁC NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG 126
I.Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.Giới thiệu về công ty:
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126 được thành lập
ngày 18 tháng 4 năm 2007 theo giấy phép kinh doanh số 0103016859 do sở
kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp theo quyết định số 60/2005/QH –
11 của Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Từ năm 2007 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây
dựng 126 đã hình thành và phát triển theo từng bước hội nhập của nền kinh
tế.Công ty đã từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực xây dựng và đã tạo

ra uy tín chất lượng được thể hiện qua quá trình xây dựng sau:
Công ty đang tham gia đầu tư xây dựng các khu chung cư,cao ốc như:
- Dự án U_City
- Khu đô thị mới Văn Khê
- Khu đô thị mới Kim Chung
- Khu biệt thự và căn hộ Starclass HaNoi
- Cao ốc văn phòng Vinaconex Tower
Năng lực của công ty:
- Vốn điều lệ của công ty: 10.000.000.000 VNĐ
- Doanh thu hoạt động xây dựng bình quân năm : 56 tỉ VNĐ/năm.
- Số cổ phần là: 100.000 cổ phần
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
9
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Đại diện chính: Ông Bùi Quang Huy
- Chức vụ: Giám đốc
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126
- Tên giao dịch đối ngoại: 126 Invesitment business and construction joint
stock company
- Tên viết tắt: 126IBC.,JSC
- Trụ sở chính: C12- Khu tập thể thời báo kinh tế Việt Nam- Đồng Xá- Mai
Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội.
- Điện thoại: 0437.631.351 Fax: 0437.631.353
- Tài khoản số: 26999829 tại ngân hàng thương mại A Châu - Chi nhánh
Thanh Xuân
- Mã số thuế: 0102226302.
2.Mô hình tổ chức công ty:
S ơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Giám đốc

Phòng kế
toán- Tài vụ
Phòng kinh
tế-kế hoạch-
kỹ thuật
Phòng tổ
chức– Hành
chính
Phòng
bảo hộ
lao động
Chỉ huy công trình
Đội

giớ
Đội

tông
Đội
xây
lát
Đội
cốt
pha
Đội
thép
Xưởng
gia
công
Đội

điện
nướ
Đội
sơn
Tổ
hoàn
thiên
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
10
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
i c

- Tổng số cán bộ công nhân viên gồm có : 355 người
- Trong đó có:
- Kỹ sư: 25 người
- Trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp: 35 người
- Công nhân kỹ thuật: 300 người.
a. Chức năng nhiệm vụ:
Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 126 là người đứng
đầu công ty, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị và tuân thủ
pháp luật. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn lợi khác
theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông thông qua. Xây dựng, phát triển chiến lược của công ty, phương án sản
xuất kinh doanh tổ chức bộ máy công ty, chương trình hoạt động và các giải
pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường… Đề nghị Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỉ luật các chức danh kế
toán trưởng, trưởng các phòng ban… Đại diên công ty trong việc kí kết các
hợp đồng, là chủ tài khoản được Hội đồng quản trị ủy quyền.
Phòng Kế toán – Tài vụ

Có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, có chức năng
hạch toán tập hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
đưa ra một giải pháp tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh, chi trả và thanh toán tất cả các khoản trong công ty.
PhòngKinh tế - Kế hoạch – kỹ thuật
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
11
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Có nhiệm vụ khai thác được công trình, tiến hành lập tiến độ thi công, lập dự
toán giám sát kỹ thuật tại công trình, chịu trách nhiệm về chất lượng công
trình mà đơn vị thi công. Lập kế hoạch cụ thể, lập chỉ tiêu kế hoạch đầu tư,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kế hoạch, chế độ chính sách
Nhà nước ban hành, các nội dung quy chế của công ty và các chỉ thị công tác
của Giám đốc đồng thời duyệt và giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh
doanh tháng, quý, năm.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.
- Tìm kiếm thị trường, lập hồ sơ, phối hợp và chỉ đạo các đơn vị chào
thầu hợp lý nhất, đảm bảo tỷ lệ trúng thầu cao.
- Tham gia xây dựng phương án và quản lý công tác kế hoạch đầu tư của
Công Ty.
- Giao nhiệm vụ sản xuất, đề xuất phương án, phối hợp với phòng kế
toán trình giám đốc công ty.
- Quản lý và ký kết các hợp đồng kinh tế.
Phòng Tổ chức – hành chính
Có chức năng tổ chức cán bộ, điều động lao động, công nhân của công
ty với sự đồng ý của ban Giám đốc. Về hành chính quản trị, thực hiện những
nhiệm vụ khi cần thiết nhằm phục vụ cho lợi ích của cán bộ công nhân viên
và của công ty, phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh
Phòng bảo hộ lao động:
- Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm cho toàn công ty trên cơ sở dự kiến kế

hoạch sản xuất hàng năm của công ty
- Duyệt kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, quý, tháng cho các đơn vị
trong công ty.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Bảo hộ Lao động tháng, quý năm-
Giảng dạy về BHLĐ cho toàn công ty theo kế họach. BHLĐ hàng năm được
giám đốc công ty phê duyệt.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác BHLĐ trên địa bàn công ty để kịp
thời nắn chỉnh các sai phạm về nội quy, quy chế, luật BHLĐ.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
12
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Có quyền đình chỉ công tác sản xuất tại các công trình của các đơn vị
nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn lao động.
- Báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty về mọi hoạt động BHLĐ phòng
chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy.
- Tham gia với phòng kỹ thuật quản lý thi công, kiểm tra, đăng kiểm các
loại máy móc trong toàn công ty.
3. Ngành nghề kinh doanh
a. Tư vấn – Dich vụ - Xây dựng:
- Tư vấn đầu tư xây dựng
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp ( trong lĩnh
vực xây dựng và hoàn thiện).
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện, công
trình điện đến 35KV, khu thương mại, siêu thị, văn phòng…
- Trang trí nội ngoại thất công trình
- Tư vấn và cung cấp các giải pháp tổng thể về công nghệ thông tin, điện tử,
tin học trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
b. Sản xuất kinh doanh:
- Kinh doanh các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ

- Sản xuất mua bán vật tư,vật liệu xây dựng,nguyên vật liệu,thiết bị, máy
móc phục ngành công nghiệp và xây dựng.
- Sản xuất mua bán điện
- Trồng rừng
- Khai thác đá,sỏi,đất sét, cao lanh, mỏ lộ thiên
- Khai thác chế biến khoáng sản ( theo quy định của pháp luật) khoan tạo lỗ,
khoan cọc nhồi và xử lý nền móng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, vui chơi giải trí( không bao
gồm phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)
- Sản xuất, mua bán bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông
- Sản xuất, mua bán vật tư, đồ dùng, thiết bị trang trí nội ngoại thất
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
13
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Mua bán, lắp đặt các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện tử
viễn thông, công nghệ thông tin và tự động hoá
- Mua bán trang thiết bị dùng trong ngành y tế
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, khí đốt, hoá lỏng( gas), bếp gas và dầu mỡ phụ
- Dịch vụ vận tải hàng hoá,vận chuyển hành khách theo hợp đồng
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Quảng cáo và in ấn
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
14
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
II.Quá trình thực tế hoạt động kinh doanh các năm gần đây
1.Đặc điểm quy trình công nghệ SXKD của Công ty
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Xây dựng công trình dân
dụng, giao thông, thủy lợi và mua bán vật liệu xây dựng, thiết kế kết cấu
công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
S ơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty được thể

hiện qua sơ đồ sau:
Dưới đây là một số sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất sản phẩm chính
của công ty:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
15
Tổ chức hồ
sơ dự thầu
Thông báo
trúng thầu
Thông báo
nhận thầu
Chỉ định
thầu
Lập phương án
tổ chức thi công
Bảo vệ phương án và
biện pháp thi công
Thành lập ban chỉ
huy công trường
Tiến hành tổ chức thi công
theo thiết kế được duyệt
Tổ chức nghiệm thu khối lượng
và chất lượng công trình
Công trình hoàn thành, làm
quyết toán bàn giao cho chủ thầu
Lập bảng nghiệm thu thanh
toán công trình
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
S ơ đồ 3 : Sơ đồ quy trình công nghệ làm đường
Sơ đồ 4:Sơ đồ quy trình công nghệ làm cầu

Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình công nghệ các công trình dân dụng
Trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
đầu tư kinh doanh và xây dựng 126 có sự chuyển biến tích cực đáng kể.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
16
Nhận mặt bằng, tập kết
vật tư, thiết bị
Đào đắp nền
đường
Hoàn thiện, thu
gọn công trình
Thi công mặt
đường, bảo dưỡng
Trải lớp móng, lu
nén chặt
Đầm kỹ nền đường
chuẩn bị rải đá
Nhận mặt
bằng, chuẩn
bị thi công
Thi công
móng
Hoàn thiện
Lắp đặt lan
can, cột điện
Thi công kết
cấu mặt bằng
Tho công kết
cấu phần
trên

Nhận mặt
bằng
Thi công
móng
Đồ cột, đầm san,
xây tường tầng một
Đồ cột
dầm
Thi công mái
Hoàn thiện từ mái
xuống tầng một
Hoàn thiện
sân cổng
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2. Các hoạt động trong công ty.
2.1 Công tác đầu tư:
-Công ty có các hoạt động đầu tư chính đó là đầu tư vào thi công xây
dựng các công trình dân dụng, cầu, đường và các khu công nghiệp ; đầu tư
xây dựng các khu trung cư cao cấp….
-Sau khi có chủ chương của công ty, phòng kinh tế kế hoạch sẽ chủ trì
lập báo cáo khả thi trên cơ sở phối hợp các phòng ban và các đơn vị trực
thuộc trình giám đốc công ty phê duyệt.
-Sau khi dự án khả thi được duyệt, phòng kinh tế kế hoạch chủ trì việc
triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở các bước đã được giám đốc công ty
duyệt.
-Phòng kinh tế kế hoạch có trách nhiệm theo dõi, thực hiện quá trình
đầu tư cho đến khi kết thúc và báo cáo quyết toán dự án trình các cấp.
2.2 Công tác thị trường:
- Đăng ký và quản lý hồ sơ đăng ký dự thầu.
-Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu phòng tài chính kế toán có trách

nhiệm cung cấp các số liệu báo cáo tài chính và bảo lãnh dự thầu.
-Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu công ty có thể yêu cầu các đơn vị
trực thuộc cử cán bộ của mình tham gia.
-Phòng kinh tế kế hoạch có trách nhiệm theo dõi và quản lý các hợp
đồng kinh tế của công ty.
-Các hợp đồng kinh tế đều do giám đốc công ty ký. Mọi hợp đồng sau
khi ký kết đều phải nộp về phòng kinh tế kế hoạch và phòng tài chính kế toán.
2.3 Công tác hành chính quản trị.
-Mọi tài sản được công ty giao hoặc trang bị, đơn vị phải có trách
nhiệm bảo quản an toàn. Sử dụng tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao và đúng
pháp luật.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
17
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
-Các thông tin trước khi gửi đi trong và ngoài nước phải qua giám đốc
công ty ký duyệt nội dung, phòng tổ chức tổng hợp phải có sổ lập trình theo
dõi thời gian chuyển tin. Tất cả các bản fax chuyển đi hay nhận đến đều phải
được lưu lại.
-Không được đóng dấu lưu không vào những văn bản không có nội
dung hoặc chữ ký không đủ thẩm quyền, không giao con dấu cho người
không đúng trách nhiệm.
-Tất cả các văn bản được phát hành trong và ngoài công ty phải qua
phòng tổ chức tổng hợp để ghi số công văn mới được phát hành.
2.4 Công tác quản lý sử dụng vốn và tài sản:
-Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ nhu
cầu sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
được lập và sử dụng các quỹ của công ty theo quy định của bộ tài chính và
quy chế của Bộ tài chính.
- Công ty được huy động vốn từ các nguồn tín dụng và các nguồn vốn
khác nhau theo quy định của pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh.

-Công ty được quyền chuyển nhượng thay thế, cho thuê, thế chấp cầm
cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty để phục vụ cho mục đích kinh
doanh của mình theo quy định của bộ tài chính.
-Công ty phải mở sổ kết toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản nguồn
vốn cho công ty sử dụng theo đúng quy định hạch toán, kết toán, phản ánh kịp
thời tình hình biến động tài sản vốn.
2.5 Công tác quản lý doanh thu chi phí và quản lý lợi nhuận:
- Doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu từ hoạt động kinh doanh
và doanh thu từ các hoạt động khác: Hoạt động tài chính và các hoạt động bất
thường.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
18
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Chi phí của công ty bảo đảm chi đúng chế độ quy định mức kinh tế kỹ
thuật, đơn giá được duyệt và có hoá đơn chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
- Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài công ty đều được lập dự
toán ký hợp đồng nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đều có chứng từ hợp
pháp.
- Khi mua các vật tư,văn phòng phẩm, công cụ để lập kế hoạch mua,
lấy báo giá để phê duyệt trước khi mua.
- Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp đều do giám đốc phê duyệt.
- Giám đốc công ty duyệt chi tạm ứng trên cơ sở các hợp đồng đã được
ký kết hoặc báo giá.
- Lợi nhuận của công ty là kết quả kinh doanh của công ty bao gồm lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận theo tỷ lệ 20% chích vào các quỹ trong công ty.
2.6 Công tác tài chính kế toán:
- Phòng tài chính kế toán công ty kết hợp với phòng kinh tế kế hoạch
xây dựng kế hoạch tài chính năm.
- Kế hoạch sản lượng doanh thu vốn.

- Kế hoạch vay vốn lưu động.
- Kế hoạch tài sản cố định mua sắm dụng cụ sản xuất.
- Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.
- Phòng tài chính và phòng kế toán công ty có thể căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ của mình tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất toàn bộ
chứng từ thu chi tiền lương, chi vật tư và các khoản chi phí phát sinh khác tại
đơn vị.
- Các khoản nợ phải trả của công ty gồm.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
19
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
+ Vốn vay ngắn hạn, dài hạn cho công ty vay phục vụ mục đích
sản xuất kinh doanh.
+ Các khoản nợ phải trả: Nợ phải trả người bán, nợ tiền lương,
nợ tiền thưởng...
+ Các khoản chi phí phải trả.
+ Vốn kinh doanh huy động từ các tổ chức, cá nhân.
+Vốn cũ của công ty.
+ Khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản.
+ Khoản chênh lệch tỷ giá.
+ Quỹ đầu tư phát triển.
+ Quỹ dự phòng tài chính.
+ Quỹ trợ cấp mất việc làm.
+ Quỹ khen thưởng và phúc lợi.
+ Lãi chưa phân phối.
+ Các vốn khác theo quy định của pháp luật.
B ảng số 1 : Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách,
thu nhập bình quân những năm gần đây.
Các chỉ tiêu Đơn vị
tính

2005 2006 2007 2008 2009
Tổng doanh thu tỷ đồng 25.08 50.29 70.11 103.46 134.0
9
Tổng lợi nhuận tỷ đồng 6.04 14.57 20.14 26.04 21.96
Nộp ngân sách tỷ đồng 2.02 3.04 4.54 6.36 8.70
Thu nhập bình quân Nghìn
đồng
1400 1700.64 1967.64 2061.44 2264.
60
( Nguồn phòng tài chính kế toán)
2.7 Công tác quản lý chất lượng tiến độ thi công.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
20
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
- Đối với các dự án có quy mô lớn, phức tạp căn cứ vào nhiệm vụ được
giám đốc công ty giao, phòng kỹ thuật thi công có trách nhiệm nghiên cứu hồ
sơ mời thầu để tham dự lập biện pháp thuyết minh, biện pháp tiến độ thi công
và đề xuất các vấn đề kỹ thuật có liên quan đáp ứng hồ sơ mời thầu trình giám
đốc công ty xem xét quyết định. Đối với những công trình dự án có quy mô
nhỏ phòng kỹ thuật quản lý có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật để thực
hiện.
- Giám đốc công ty, chủ nhiệm công trình, đội trực thuộc công ty được
giao nhiệm vụ thi công có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chức năng tồn tại
thẩm quyền quản lý tiếp nhận mặt bằng, nhận và nghiên cứu hồ sơ, thiết kế,
các yêu cầu kỹ thuật, khối lượng để thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi
công, so sánh và đối chiếu với hồ sơ chúng thầu để công ty hoàn chỉnh phù
hợp với yêu cầu của hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu khác của công
trình, chủ động bàn bạc với chủ đầu tư để thực hiện các điều chỉnh trên cho
phù hợp.
- Giám đốc công ty xét duyệt hoạch uỷ quyền xét duyệt biện pháp, tiến

độ thi công tổng thể cho tất cả các công trình.
- Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khả
thi của các điều kiện trong các biện pháp thi công và triển khai chuẩn bị các
điều kiện cho khâu thi công.
- Trách nhiệm của trưởng phòng kỹ thuật quản lý thi công.
- Trưởng phòng kỹ thuật và quản lý thi công tổ chức triển khai mạng
lưới cán bộ dưới quyền, phân công theo dõi kiểm tra việc thực hiện các nhiệm
vụ thi công các công trình các đơn vị.
- Trưởng phòng kỹ thuật và quản lý thi công có nhiệm vụ quan hệ với
thủ truởng các đơn vị, kiểm tra hiện trường nắm bắt tình hình thực tế, thi công
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
21
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
trên các công trình các diễn biến phát sinh, các thay đổi các khó khăn trở ngại
để kịp thời giam gia giải quyết.
- Trưởng phòng kỹ thuật và quản lý thi công có quyền lập biên bản
đình chỉ thi công công trình. Nếu xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng yêu
cầu kỹ thuật, phương hại đến an toàn, chất lượng công trình và phải báo cho
giám đốc công ty, chủ công trình trong cùng thời gian.
- Trong công tác thi công các dự án của công ty vấn đề chất lượng công
trình thi công được đảm bảo rất chặt chẽ, các yêu cầu kỹ thuật được tuân thủ
chặt chẽ đảm bảo cho các công trình luôn đạt chất lượng cao. Thể hiện ở mặt
tất cả các công trình được các đơn vị trong công ty thực hiện thi công đều
phải tuân thủ việc lập biên bản nghiệm thu từng phần, văn bản sử lý kỹ thuật
và các tài liệu pháp lý quan trọng trong quá trình thi công nếu thấy việc thi
công không đảm bảo quy trình kỹ thuật thì công trình sẽ bị đình chỉ thi công
theo thẩm quyền.
- Chất lượng của công trình thi công các công trình được đảm bảo ở rất
nhiều cấp. Từ cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra các công
trình thi công theo dõi số lượng, đơn giá và theo dõi trong suốt quá trình thi

công rồi báo cáo lên trưởng phòng kỹ thuật và quản lý thi công. Trưởng
phòng kỹ thuật và quản lý thi công có trách nhiệm kiểm tra thất bất chợt tình
hình thực tế thi công trên các công trình, giải quyết các phát sinh, thay đổi trở
ngại khó khăn, có quyền lập biên bản thi công công trình nếu phát hiện có sự
vi phạm nghiêm trọng về kỹ thuật, chất lượng công trình đồng thời báo cáo
giám đốc công ty.
- Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền cao nhất quyết định đến
chất lượng công trình đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về
chất lượng thi công công trình vì vậy mọi vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
22
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
chất lượng, tiến độ thi công đều phải trình giám đốc công ty, mọi thay đổi
trong kỹ thuật thi công đều phải được giám đốc công ty phê duyệt.
- Với mức vốn chủ sở hữu của Công ty là 93.786.352.000 đồng (năm
2009) nhưng doanh thu của Công ty hiện nay là 134.090.000.000 đồng (năm
2009). Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, Công ty phải vay một lượng vốn
tương đối lớn khoảng 40.303.648.000 đồng. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh do phải trả lãi Ngân hàng một lượng
không nhỏ từ số vốn vay nói trên. Và tất yếu điều đó sẽ làm ảnh hưởng khả
năng cạnh tranh của Công ty so với những đối thủ có khả năng tài chính
mạnh. Nhưng có một lợi thế là do Công ty đã tích cực quan hệ với các cơ
quan tài chính cấp trên, các ngân hàng. Do vậy, hoạt động vay vốn của Công
ty diễn ra tương đối thuận lợi, vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn
được đảm bảo cho sản xuất phát triển năm sau cao hơn năm trước làm cho
khả năng cạnh tranh của Công ty ngày càng có nhiều ưu thế trên thị trường.
B ảng 2 : Cơ cấu tài chính của công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây
dựng 126
Đơn vị: Tr.đ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng tài sản 57.397.247424 79.718.399.200 93.786.352.000
Tài sản luân chuyển 37.308.210.825.6 51.816.959.480 60.961.128.800
TàI sản cố định 20.089.036.598.4 27.901.439.720 32.825.223.200
Lợi nhuận trước thuế 938.540.000 1.335.223.330 1.747.230.000
Lợi nhuận sau thuế 867.030.000 908.223.333 1.412.100.000
(Trích từ báo cáo tài chính nguồn - Phòng TCKT)
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
23
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
B ảng 3 : Tình hình tổng tài sản của công ty
Đơn vị: Tr.đ
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số vốn 17,487.48 18,980.19 20,810.1
Trong đó
Vèn kinh doanh 12,745.97 13,296.44 14.738.64
(Nguån Phßng TCKT)
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
24
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
3 Thị trường xây dựng
3.1 Sản phẩm và khách hàng
a. Về sản phẩm:
- Sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và xây dựng 126
có đặc điểm: Thứ nhất, cũng như sản phẩm xây lắp nó mang tính chất đơn
chiếc, đặt tại một vị trí cố định, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp cũng như
dân dụng, như: nhà ở sinh hoạt, văn phòng, sản xuất kinh doanh, truyền tải
điện ( các trạm điện và đường dây )… Có khối lượng vật ch ất lớn, tiền vốn
tiêu hao nhiều, tiến độ hoành thành công trình chậm, thời gian khai thác sử
dụng lâu, số lao động tham gia vào quá trình sản xuất lớn hơn so với những
sản phẩm thuộc lĩnh vực khác. Vì vậy, chất lượng công trình, trình độ tổ chức

sản xuất, sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một trong những nhân tố quyết
định đến sự hiệu quả trong hoạt động của Công ty.
+ Công ty đã và đang tham gia những công trình chủ yếu như:
- Dự án U_City
- Khu đô thị mới Văn Khê
- Khu đô thị mới Kim Chung
- Khu biệt thự và căn hộ Starclass HaNoi
- Cao ốc văn phòng Vinaconex Tower …..
Hầu hết những công trình này đều mang tầm chính trị và kinh tế tương
đối lớn ở các địa phương có công trình. Do đó hình thức, chất lượng cũng như
giá cả, tiến độ thi công trình có tác động rất lớn đến uy tín và khả năng cạnh
tranh của Công ty trên lãnh thổ địa phương đó, cũng như địa phương lân cận.
Sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và địa phương được
cố định tại nơi sản xuất. Vì thế, các điều kiện sản xuất khác như: máy móc
thiết bị, nguồn nhân công… thường luôn phải di chuyển tuỳ theo từng công
trình. Đây chính là tính chất đặc thù của hoạt động xây lắp, với việc di chuyển
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ BÍCH
25

×