Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

xử lý tình huống học sinh phổ thông thủ đô vi phạm luật giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.33 KB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hà Nội là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển
của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, giao lưu hội nhập quốc tế, đặt ra với Hà Nội là
vấn đề giao thông và an toàn giao thông (ATGT). Những bất cập của giao thông
Thủ đô cũng như tình trạng mất an toàn giao thông đã ảnh hưởng lớn cho xã hội và
hệ luỵ không nhỏ cho lớp học sinh, sinh viên - một lực lượng đáng kể tham gia
giao thông hàng ngày trên đường phố. Hiện tượng học sinh phổ thông vi phạm
pháp luật đảm bảo trật tự ATGT là nỗi trăn trở đối với những người làm công tác
giáo dục. Làm thế nào để học sinh Thủ đô có lại được phong cách người Tràng An
thanh lịch? Làm thế nào các em biết sống có kỷ cương, văn minh trong thời hiện
đại? Đây là những vấn đề cần phải giải quyết cấp bách đối với ngành Giáo dục và
Đào tạo nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô nói riêng.
Trong thực tế, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã luôn luôn quan tâm
đến nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong
cách người Hà Nội cho học sinh các cấp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác
chỉ đạo giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ
thông. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông
đường bộ vẫn thường xuyên xảy ra;
Theo con số thống kê của Công an Thành phố, số vụ vi phạm Luật giao
thông đường bộ của HSSV chiếm 1/5 số vụ vi phạm hàng tháng trên địa Thành
phố. Đây là con số báo động về tình trạng mất an toàn giao thông. Trong đó, chỉ
tính riêng tháng 9 – Tháng An toàn giao thông, học sinh các trường phổ thông của
Hà Nội năm 2008 có tới 408 vụ, năm 2009 còn 215 vụ, năm 2011 là 25 vụ vi phạm
an toàn giao thông. Các lỗi vi phạm chủ yếu là đi sai làn đường, chưa đủ điều kiện
đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm…
Qua sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện ATGT của các nhà trường hàng
tháng cũng như thực tế kiểm tra, rà soát các đơn vị trọng điểm về giáo dục ATGT,
1
phần lớn học sinh đã có ý thức tự giác chấp hành và tuyên truyền thuyết phục các
bạn thực hiện những quy định khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, điều đáng tiếc
là còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức tự giác chấp hành, còn có hành vi


vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ, chưa thực hiện tốt Văn hoá
giao thông trên đường phố, tụ tập dưới lòng đường gây ách tắc giao thông, đi thành
hàng hai, hàng ba, lạng lách, đánh võng…
Xác định rõ vai trò của việc giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc Luật
giao thông đường bộ có tác dụng tích cực trong công tác giáo dục toàn diện học
sinh, chúng tôi đã tích cực tìm ra các giải pháp xử lý hiệu quả nhất khi học sinh vi
phạm pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; Từ đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp
hành Luật của học sinh khi tham gia giao thông. Giúp các em biết coi việc chấp
hành mọi quy định trong các điều luật giao thông là trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông và làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên
các tuyến đường của Thành phố. Với mục tiêu: tạo sự chuyển biến trong việc đảm
bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Thực hiện tốt cuộc vận động
"Học sinh sinh viên Thủ đô gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành
nghiêm túc Luật Giao thông".
Từ những trăn trở của người làm công tác giáo dục đối với đạo đức học sinh,
từ trách nhiệm của người làm công tác quản lý đối với khó khăn cần tháo gỡ của
Ngành, tôi mạnh dạn đưa ra những phương án cụ thể để giải quyết vấn đề qua đề
tài: Xử lý tình huống học sinh phổ thông Thủ đô vi phạm Luật giao thông
đường bộ. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân thành của các thầy cô và
anh chị em đồng nghiệp để công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học
sinh sinh viên của chúng tôi đạt hiệu quả tốt đẹp.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HUỐNG.
Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có nhiều biện pháp quyết liệt
để chấn chỉnh việc học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ nhưng đến nay tình
trạng học sinh phổ thông đi xe máy khi chưa đủ điều kiện, kẹp ba, bốn, không đội
mũ bảo hiểm, lạng lách, không tuân thủ tín hiệu giao thông… vẫn xảy ra.
Tại một số tuyến phố trọng điểm, nơi hay xảy ra ùn tắc giao thông vì có
cổng trường gần đường giao thông như các trường THPT Quang Trung (quận

Đống Đa), Trần Phú (Hoàn Kiếm), Phan Đình Phùng (Ba Đình)…, hiện tượng học
sinh vi phạm như trên vẫn gây nhức nhối.
Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi đã phối hợp với Cảnh sát giao thông
Công an Thành phố Hà Nội ghi lại để chứng minh: Hành vi bất chấp pháp luật của
một số học sinh tại một số trường vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ:
Học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành
(quận Cầu Giấy, Hà Nội)
3
Trước cổng trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy
4
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường
hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là
học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng:
điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào
đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao
thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh
còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số,
đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ
cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống
nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố Đã có không ít tai nạn giao
thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên
không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Trách nhiệm của ai?
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho rằng:
“Phần lớn những học sinh vi phạm Luật Giao thông là những em chưa ngoan.
Những em này thường viện lý do nhà cách xa trường để đi xe máy. Các em thường
gửi xe ở ngoài trường nên nhà trường không quản lý được. Nhà trường cũng tìm
đến các điểm trông giữ xe xung quanh trường để trao đổi về tình trạng này nhưng
họ đã “phản ứng gay gắt”.
Để giải quyết tình trạng trên, Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an Thành phố

Hà Nội đã ký Kế hoạch Liên ngành 153/KHLN/CATP-SGD&ĐT ngày 28/8/2010
về tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các
trường học và các cơ sở giáo dục; Quy chế phối hợp số 167/QCPH/SGD&ĐT-CA
TP, ngày 15/9/2010 về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn
trường học. Từ đó, hai ngành triển khai thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo trật
tự ATGT, an ninh, an toàn trường học.
Trên cơ sở, các văn bản đã được ký kết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp
chặt chẽ với Công an Thành phố đưa ra nhiều biện pháp cụ thể như : Bí mật quay
camera ghi hình học sinh đi xe máy vi phạm quy định đảm bảo trật tự ATGT; gửi
5
danh sách học sinh vi phạm đã được ghi lại về trường yêu cầu xử lý. Từ đó chỉ đạo
nhà trường có học sinh vi phạm thực hiện biện pháp xử lý đúng người, đúng tội.
Một trong những giải pháp trọng tâm của Chính phủ được đề cập trong
Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp
đảm bảo trật tự ATGT vừa ban hành là: Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao
thông trong trường học. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục
kiến thức an toàn giao thông trong trường học; triển khai chương trình giảng dạy
về an toàn giao thông vào các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến
thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về an toàn giao thông. Có phương án đưa
giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chương trình chính
khóa trong các cấp học; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí
văn hóa giao thông trong từng cấp học từ năm học 2012.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao
thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe
môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các
trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi,
không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy.

- Bộ Công an huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động,
công an xã tăng cường phối hợp kiểm tra phát hiện và xử phạt nghiêm đối với
người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm,
chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm; HSSV chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái
xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy.
6
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG.
1. Cơ sở lý luận và pháp lý.
Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, pháp
luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã
hội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự
nhiên hay ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mang tính chất
sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người.
Việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành
pháp luật an toàn giao thông nói riêng đối với mỗi người đều bắt đầu từ những
nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục dần dần hình thành.
Mục tiêu của giáo dục ATGT cho Học sinh sinh viên (HSSV) của ngành Giáo dục
và Đào tạo nhằm đạt được hai yêu cầu cơ bản là có được các hiểu biết cơ bản để
phòng, tránh tai nạn và có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Với
Cần ngăn chặn học sinh phổ thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ !
7
mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31
tháng 7 năm 2007 về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo
dục. Nội dung Chỉ thị quy định: Mỗi học sinh, sinh viên cam kết gương mẫu thực
hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông
như: không đi mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định, khi chưa có giấy phép
lái xe; không đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, chở quá số
người quy định khi điều khiển các phương tiện giao thông; đội mũ bảo hiểm khi

tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy.
Tại Công văn số 5734/BGDĐT–CTHSSV ngày 19/8/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong trường học, nâng cao
ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho HSSV trong năm học 2011 – 2012 cũng đã
đề cập đến nội dung yêu cầu các cơ sở giáo dục nhắc nhở học sinh, sinh viên chấp
hành nghiêm túc các quy định của Luật giao thông, đặc biệt là các quy định:
- Không vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương
tiện tham gia giao thông;
- Không chở quá số người quy định; không đi xe: lạng lách, đánh võng, đi
dàn hàng ngang dưới lòng đường, vượt đèn đỏ,…; không tụ tập dưới lòng đường
gây cản trở giao thông; không đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái pháp luật;
- Không điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy
phép lái xe;
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp
điện;
- Đi bộ qua đường đúng nơi quy định; an toàn khi qua ngang đường sắt; an
toàn đò ngang.
Nói như vậy để thấy những quy định của ngành Giáo dục và Đào tạo triển
khai nội dung chỉ đạo của Quốc Hội, của Chính phủ là rất cụ thể với những yêu
8
cầu sát thực tiễn. Điều đó đặt ra đối với các cơ sở giáo dục phải triển khai chi tiết
đến học sinh sinh viên thậm chí đến cả cha mẹ học sinh.
2. Mục tiêu phân tích.
Phân tích vấn đề học sinh phổ thông vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự
ATGT còn tái diễn, bất chấp những quy định nghiêm ngặt của pháp luật nói chung
của ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng nhằm mục tiêu:
- Trong các nhà trường: các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong
trường và cán bộ, giáo viên, HSSV có chuyển biến thực sự trong nhận thức về tầm
quan trọng của công tác giáo dục ATGT.
- Trong cha mẹ học sinh: thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giáo

dục, quản lý con em sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông.
- Trong học sinh: có ý thức chấp hành các quy định về ATGT. Không đi xe
máy khi chưa đủ điều kiện; sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến
trường; tích cực trong việc tham gia tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT khu vực
cổng trường và trên địa bàn nơi trường đóng.
- Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương: xác định rõ vai trò của
mình trong việc phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện hiệu quả công
tác giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh; góp phần giảm ùn tắc giao
thông cổng trường; tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành quy tắc giao thông
cho cộng đồng.
3. Nội dung phân tích.
Để giải quyết vấn đề an toàn giao thông quốc gia, nhiều nước trên thế giới
rất coi trọng công tác giáo dục về ATGT cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế
nhà trường. Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều học sinh chưa đến tuổi cấp phép lái xe
đã được bố mẹ tậu xe phân khối lớn để đi học. Không ít học sinh sinh viên là đối
tượng tham gia đua xe tốc độ gây tai nạn chết người.
9
Ngày nay, việc cha mẹ mua sắm cho con chiếc xe máy đi học không còn là
gánh nặng kinh tế đối với nhiều gia đình, kể cả ở nông thôn. Điều đáng trách là
nhiều phụ huynh đã chiều theo ý thích của con, cho con sử dụng xe máy khi chưa
đủ tuổi được pháp luật cho phép. Bắt gặp thường nhật trên đường phố là hình ảnh
những học sinh vai khoác túi đựng sách vở, tóc nhuộm vàng hoe, trên người vẫn
mặc những bộ đồng phục ngang nhiên điều khiển xe máy đến trường.
Tình trạng khi tan trường, HS “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng
đường; đi xe đạp xe máy dàn hàng ngang thậm chí một xe kẹp ba, kẹp bốn, lạng
lách, đánh võng, xảy ra thường xuyên. Một số em còn tự ý lắp hệ thống đèn
chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập
thành nhóm đi tốc độ cao, đùa nghịch trên phố. Học sinh sử dụng xe gắn máy khi
chưa đủ tuổi là vấn đề rất đáng lưu tâm, bởi thực tế không ít vụ tai nạn giao thông
xảy ra, trong đó người gây tai nạn và nạn nhân thuộc nhóm đối tượng này.

Trước tình trạng này, năm học 2010 – 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
đã xây dựng mô hình điểm triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT tại 05
trường THPT Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Kim Liên, Quang Trung
(Đống Đa); năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện mô hình điểm mở rộng giai
đoạn 2 trên tất cả các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng; Trung
tâm GDTX trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình. Công
tác thực hiện được triển khai quyết liệt. Trong đó, chú trọng vấn đề học sinh chưa
đủ điều kiện không được đi xe máy tham gia giao thông. Tuy nhiên, để đối phó với
việc các điểm giữ xe trong trường không cho phép học sinh mang xe máy vào
trong khu vực trường gửi, các điểm giữ xe tư nhân xung quanh nhà trường trở
thành nơi giúp học sinh giải quyết phiền toái. Họ sẵn sàng phục vụ các “thượng
đế”; giá cao học sinh vẫn phải chấp nhận; dù biết đây là việc làm trục lợi bất chính.
Chủ trương không cho phép học sinh đi xe máy tới trường vừa góp phần ổn
định trật tự xã hội, vừa an toàn cho con em mình nên phần lớn phụ huynh đồng
tình. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh vẫn cho phép con em mình
đi xe máy và gửi xe bên ngoài trước khi vào lớp.
10
Như vậy, hiện tượng một số học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội chưa có
chuyển biến trong nhận thức hoặc có nhưng tính tự giác chưa cao, chưa bền vững
còn vi phạm ATGT như đã nêu trên có thể tập trung ở mấy nguyên nhân chính sau:
- Về phía nhà trường: Một số nhà trường công tác giáo dục ATGT chưa
thường xuyên, liên tục; chưa có biện pháp xử lý triệt để đối với hành vi vi phạm
của học sinh; chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương.
- Về phía gia đình và cá nhân học sinh: Cha mẹ không quản lý hoặc chiều
chuộng quá mức để học sinh sử dụng xe máy khi chưa đủ điều kiện; khi đi cùng
con tham gia giao thông lại không gương mẫu, vẫn có hiện tượng vượt đèn đỏ,
không nhường đường, lạng lách… Bản thân các em còn nhận thức lệch lạc, coi
việc phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách,… như là sự thể hiện mình, khẳng định bản
lĩnh, hoặc đơn giản chỉ vì nhu cầu, sở thích riêng, không nghĩ tới hậu quả.

- Về phía cơ quan chức năng: Việc xử phạt các lỗi vi phạm trật tự an toàn
giao thông khi tham gia giao thông còn chưa nghiêm minh; chưa có những thông
báo kịp thời tới nhà trường cũng như cha mẹ học sinh.
Bên cạnh những nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh vi phạm ATGT kể
trên, chúng ta cũng thấy rất rõ những khó khăn mà ngành Giáo dục và Đào tạo phải
vượt qua để thực hiện tốt công tác giáo dục ATGT thống nhất trong mục tiêu giáo
dục toàn diện cho học sinh:
- Đó là thời lượng giảng dạy trật tự an toàn giao thông trong chương trình
chính khóa còn hạn hẹp do quỹ thời gian giảng dạy có hạn. Giáo viên dạy an toàn
giao thông đều là giáo viên kiêm nhiệm.
- Hành vi vi phạm của học sinh chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường nên nhà
trường không thể kiểm tra, giám sát được nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương.
- Đối với các khu vực đô thị, nhiều trường học nằm trong các khu dân cư,
đường ngõ nhỏ hẹp, không có sân hoặc khu vực dành cho phụ huynh đưa đón học
11
sinh, khó tổ chức được giao thông để tránh ùn tắc. Đối với các khu vực ngoài đô
thị, nhiều trường học nằm cạnh các tuyến quốc lộ, các điểm nút giao thông nên rất
khó khăn trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là vào giờ học sinh
đến trường và tan học. Ví dụ đoạn quốc lộ 1A từ Thanh Trì đến Phú Xuyên có
nhiều trường học các cấp trong vòng bán kính 2km dọc tuyến đường; trong đó
nhiều cổng trường mở trực diện ra quốc lộ. Tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn đối với
học sinh thuộc các trường cạnh tuyến quốc lộ này.
- Phương tiện giao thông công cộng như xe buýt chưa thuận tiện cho HSSV
sử dụng. Ở các thành phố lớn, luôn trong tình trạng quá tải khi đi xe buýt ở các khu
vực tập trung nhiều trường và an toàn trên xe buýt chưa thật sự đảm bảo nên không
thu hút được học sinh sử dụng phương tiện này.
Xác định những nguyên nhân, những khó khăn đó để chúng ta xem xét lại
hiệu quả gắn kết của: Gia đình – nhà trường – xã hội. Đã đến lúc cần sự vào cuộc
của các cơ quan chức năng, địa phương cũng như gia đình cùng tháo gỡ nút thắt

này của ngành Giáo dục và Đào tạo.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
1. Mục tiêu xử lý tình huống.
Tai nạn giao thông đang là vấn đề xã hội nhức nhối mà báo, đài đang hằng
ngày, hằng giờ đề cập tới. Nhà nước ta đã thành lập "Uỷ ban an toàn giao thông
quốc gia". Ở trên các tuyến đường thường có các khẩu hiệu "An toàn giao thông là
hạnh phúc của mọi người, mọi nhà", "Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông"
Có nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như "Tháng an toàn
giao thông", "Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu" ; Mục đích của
những việc làm trên là để giữ gìn sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà. Đây là ý
nghĩa nhân văn của pháp luật.
Đối với học sinh, việc xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm ATGT nói
chung và hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ nói riêng cũng có ý nghĩa
12
giáo dục sâu sắc. Do vậy, xử lý tình huống học sinh các nhà trường phổ thông vi
phạm ATGT nhằm đạt được những mục tiêu:
- Giảm thiểu tình trạng học sinh đi xe máy tham gia giao thông khi chưa đủ
điều kiện; tạo hành lang thông thoáng cho các cổng trường gần đường giao thông.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, Ban giám hiệu, các tổ chức chính
quyền, đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm chuyển nhanh nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT cho học sinh.
- Đẩy mạnh xây dựng "Văn hóa giao thông" trong cán bộ, giáo viên, học
sinh, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông với cộng
đồng và xã hội.
- Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đối với học sinh trong nhà trường.
- Thúc đẩy sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương,
các đoàn thể xã hội và cha mẹ học sinh.
Với mục tiêu ấy, việc học sinh phổ thông còn vi phạm Luật giao thông
đường bộ còn yêu cầu những nhà quản lý giáo dục như chúng ta phải tìm ra những

phương án giải quyết hiệu quả, hợp lý nhất.
2. Các phương án xử lý tình huống.
Trên thực tế, trong mỗi nhà trường đều có thể có tình huống phải xử lý học
sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ. Bởi hàng ngày, hàng giờ các em phải
tham gia giao thông đến trường, đi học thêm, đi chơi… Các em cũng có những nhu
cầu thể hiện mình. Chỉ có điều ở mỗi em bản lĩnh kiềm chế tác động xã hội đến
đâu, tác dụng răn dạy của nhà trường với em đến mức nào mà thôi. Chính vì vậy,
phải xác định vấn đề học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ là một tình huống
có tính xã hội, vừa có tính phổ biến vừa có sức lan toả. Đòi hỏi người cán bộ quản
lý phải có thủ pháp tác động đặc biệt để phát huy sức mạnh tích cực của học sinh,
khắc phục, hạn chế tiêu cực; đồng thời huy động sự đồng lòng, hỗ trợ, vào cuộc
13
của tập thể sư phạm cũng như cộng đồng xã hội. Để công tác giáo dục học sinh
thực hiện tốt pháp luật đảm bảo ATGT nói chung và Luật giao thông đường bộ nói
riêng thực sự có sự chung tay gắng sức của Nhà trường – Gia đình và Xã hội.
Với quan điểm đó, tôi lựa chọn và đưa ra các phương án xử lý sau:
Phương án 1 . Giao nhà trường tự xử lý theo Điều lệ
Giao nhà trường căn cứ điều 42 Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/4/2007 Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT có nhiều cấp học: Học sinh vi
phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc
xử lý kỉ luật học sinh theo các hình thức sau đây:
- Phê bình trước lớp, trước trường;
- Khiển trách và thông báo với gia đình;
- Cảnh cáo ghi học bạ;
- Buộc thôi học có thời hạn.
2.2. Phương án 2. Cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo xử lý thống nhất theo
Điều lệ và Quy chế.
Trên cơ sở bốn mức quy định của Điều lệ nhà trường; Căn cứ Điều 4 - Tiêu
chuẩn xếp loại hạnh kiểm được quy định trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông - Ban hành kèm theo Quyết định

số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo các nhà trường quy định như sau:
* Đối với học sinh vi pham:
- Vi phạm lần 1: Hạ 01 bậc hạnh kiểm 01 học kỳ; Khiển trách - kiểm điểm và
mời gia đình đến cam kết;
- Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2: Xếp loại hạnh kiểm Trung bình; Phê
bình trước lớp, trước trường; Trả về gia đình giáo dục trong 03 ngày để tự kiểm
điểm; thông báo tới địa phương nơi cư trú.
14
- Đã được giáo dục vẫn tái phạm nhiều lần: Xếp loại hạnh kiểm yếu; Cảnh
cáo trước toàn trường; ghi học bạ; Buộc thôi học 01 tuần để gia đình và địa phương
quản lý, giáo dục răn đe.
* Đối với Hiệu trưởng: Nếu nhà trường có nhiều học sinh vi phạm và tái
phạm sẽ không xếp loại thi đua hoặc hạ 01 bậc thi đua.
* Đối với nhà trường: Nếu để nhiều học sinh vi phạm hoặc tái phạm sẽ không
xếp loại thi đua hoặc hạ một bậc thi đua.
3. So sánh giữa các phương án.
Phương án 1. Có căn cứ pháp lý cụ thể là Điều lệ nhà trường. Căn cứ mức độ
sai phạm của học sinh để xử lý. Theo phương án này, người quản lý sẽ dễ dàng chủ
động trong xử lý. Tuy nhiên, khi thực hiện phương án này, sẽ dễ mắc phải tình
trạng xử lý phiến diện, thiếu đi sự hỗ trợ của xã hội. Người cán bộ quản lý không
thấy vai trò, trách nhiệm của mình:
- Nếu chỉ thực hiện mức độ 1 – phê bình trước lớp, trước trường, học sinh có
thể tự trọng mà sửa lỗi (theo hướng tích cực); nhưng cũng dễ cảm thấy bị xúc
phạm mà làm quá (theo hướng tiêu cực).
- Nếu xử lý mạnh tay hơn nữa cũng chỉ là khiển trách, thông báo với gia đình.
Cách này đã huy động sự vào cuộc của cha mẹ học sinh nhưng hiệu quả sẽ không
khi không có sự vào cuộc của xã hội.
Phương án 2. Đã dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể là Điều lệ nhà trường, kết hợp
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh.

Ưu điểm của phương án này là biết kết hợp các quy định chung để tạo ra một
quy định riêng hợp lý, cụ thể, rõ ràng. Theo đó, công tác giáo dục học sinh cũng
nghiêm minh hơn; huy động được cả nhà trường, gia đình, xã hội vào cuộc.
Tuy vậy, thực hiện phương án này đòi hỏi cơ quản quản lý cấp trên phải triển
khai quyết liệt, thống nhất, đồng bộ; cán bộ quản lý cấp dưới phải thông suốt, thực
hiện nhất quán, biết phát huy vai trò tập thể nhà trường; triển khai nhiệm vụ
thường xuyên với vai trò chủ động, tích cực.
15
Trên thực tế, chỉ đạo các nhà trường triển khai thực hiện công tác này, chúng
tôi còn thấy nhiều phương án xử lý khác nhau, đem đến hiệu quả khác nhau. Song
tôi vẫn lựa chọn phương án 2 – Phương án xử lý nghiêm minh nhưng rất có tình.
Bởi như đã nói ở trên, tình huống học sinh vi phạm ATGT là một tình huống
xã hội, cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như con
thuyền giữa dòng, dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể cập bến thành công nếu chỉ
một mình chèo lái.
Chính từ suy nghĩ ấy, tôi đã đưa ra kế hoạch hành động như sau:
IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
TT Nội dung công việc Thời gian
thực hiện
Tổ chức, cá nhân tham gia
1 Thành lập Ban chỉ đạo
(BCĐ) triển khai thực hiện
các biện pháp tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật
ATGT
Ngay từ đầu
năm học
Lãnh đạo đơn vị; Đại diện đơn vị
liên quan, các cơ quan chức
năng, các tổ chức chính trị, xã

hội; Đại diện cha mẹ học sinh và
các giáo viên chủ nhiệm lớp (ở
đơn vị cơ sở).
2 Tổ chức tuyên truyền giáo
dục học sinh thực hiện pháp
luật; trong đó có Luật giao
thông đường bộ
Hàng tháng
(Theo chương
trình ngoại
khoá)
Cơ quan quản lý cấp trên; Nhà
trường, Đoàn thanh niên, các cơ
quan chức năng và chính quyền
địa phương nơi trường đóng
3 Tổ chức kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện ATGT
của học sinh
Theo kế hoạch
kiểm tra
(thường xuyên)
Ban chỉ đạo các cấp; Đoàn thanh
niên, đội thanh niên xung kích;
các cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương nơi trường
đóng
4 Lập danh sách học sinh vi
phạm ATGT
Theo thời điểm
xảy ra

Thường trực Ban chỉ đạo
5 Gặp gỡ, tìm hiểu học sinh
để nắm bắt tinh thần, thái
Ngoài giờ học Giáo viên có uy tín với học sinh
và học sinh.
16
độ học sinh.
6 Thành lập Hội đồng xét xử,
xử lý vi phạm. Đưa hình
thức xử lý theo quy định đối
với từng đối tượng
Theo thời điểm BCĐ (cấp quản lý); Ban giám
hiệu, đại điện Đoàn thanh niên,
đại diện Cha mẹ HS, Đại diện
GV chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ
môn (Cấp cơ sở)
7. Công bố kết quả xử lý tại
trường; báo cáo kết quả với
cấp trên
Theo thời điểm Đơn vị cơ sở
8 Theo dõi mức độ tiến bộ
của HS sau khi bị xử lý để
có những hình thức biểu
dương (phê bình) kịp thời.
Quá trình trong
năm học
Giáo viên chủ nhiệm lớp, các
giáo viên bộ môn, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường.
9 Thông tin phản hồi tình

hình tiến bộ của HS theo
một chu trình khép kín.
Cuối học kỳ,
cuối năm
Giáo viên -> Nhà trường -> cấp
quản lý -> địa phương -> Cha
mẹ học sinh -> Giáo viên.
V. KIẾN NGHỊ.
Mặc dù chọn phương án xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ
như đã trình bày ở trên. Nhưng thực tế, với trách nhiệm của người làm công tác
giáo dục, mỗi chúng ta không hề muốn điều thực thi theo quy định của pháp luật
xảy ra đối với mỗi học sinh, mỗi nhà trường. Chúng ta hãy cố gắng đừng để xảy ra
điều không mong muốn ấy. Vậy, chúng ta hãy chung tay thực hiện giải pháp phối
hợp, phòng ngừa để rồi không phải đau đầu với công tác xử lý.
Bởi thực tế, để văn hóa giao thông trở thành nền nếp trong giới trẻ đòi hỏi sự
tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, từ hoạch định chiến lược đến xây dựng
chương trình, kế hoạch hành động. Đồng thuận vì thế hệ tương lai, muốn chấn
chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình,
nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa
suông, mà phải bằng hành động cụ thể:
17
Đối với các cấp quản lý giáo dục: cần coi trọng công tác giáo dục ý thức
công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và
Đào tạo cần điều chỉnh nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường
bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc
đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi
yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật trật tự ATGT trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên Thủ đô; quyết
tâm xây dựng thành công mô hình thí điểm. Phối hợp với các cơ quan chức năng

có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông
như: ngăn chặn tình trạng học sinh điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi học không
có giấy phép lái xe; tổ chức tập huấn Luật Giao thông đường bộ cho các cán bộ
đoàn cấp cơ sở; tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội thi về văn hóa giao thông; đoàn
viên, thanh niên thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ.
Đối với nhà trường cần đa dạng hoá các giờ sinh hoạt ngoại khoá của học
sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các em; trong đó có các hoạt động về
tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Đoàn thanh niên thường xuyên đẩy
mạnh hơn nữa cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”; phát huy vai
trò tích cực của đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ, thanh niên tình nguyện tham
gia gìn giữ trật tự ATGT; tổ chức phát động phong trào đăng ký đảm nhận “Đoạn
đường thanh niên tự quản”, “Đoạn đường em chăm” Phối hợp chặt chẽ với vha
mẹ học sinh và địa phương để có những biện pháp giáo dục hiệu quả.
Hàng năm, nếu có điều kiện, nhà trường nên chủ động phối hợp với cơ quan
chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với
những học sinh đủ tuổi. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một
trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh; có
quy định cụ thể mức xử lý khi học sinh vi phạm ATGT. Cần đưa kết quả giáo dục
ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và
18
học của các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những lớp hoặc giáo viên phụ
trách lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông.
Các bậc cha, mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức
và ý thức pháp luật của con cái; không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép
con đi xe mô tô đến trường khi chưa đủ điều kiện. Sống gương mẫu, có trách
nhiệm với mình và với con cái. Thường xuyên nhắc nhở con thực hiện đúng quy
định của Luật giao thông đường bộ. Luôn quan tâm theo dõi, kiểm tra diễn biến tư
tưởng, việc làm của con cái ở trường và ngoài xã hội.
Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phưưong: thường xuyên phối
hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền sâu, rộng pháp luật đảm bảo trật

tự ATGT; kiểm tra, phát hiện, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm giao thông
để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh nói
riêng. Đối với học sinh vi phạm, phải kịp thời xác định nhân thân, gửi thông báo
đến nhà trường, gia đình, tổ dân phố để có biện pháp xử lý, giáo dục.
Các cơ quan nhà nước Sửa đổi, bổ sung mức xử phạt trường hợp người vi
phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm
nộp phạt theo quy định của pháp luật. Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc
giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông
đường bộ. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối
với các em cũng như toàn xã hội.
Thiết nghĩ, việc giáo dục pháp luật về ATGT cho thanh thiếu nhi theo kiểu
“mưa dầm thấm lâu” nhưng thường xuyên, sát sao và đồng bộ của nhà trường –
gia đình – xã hội sẽ là biện pháp quan trọng góp phần hình thành văn hóa giao
thông, là tiền đề để văn hóa giao thông trở thành nền nếp trong giới trẻ nói riêng và
cho cộng đồng nói chung.
C. KẾT LUẬN.
19
Xử lý nghiêm minh – theo quy định của Điều lệ và Quy chế đối với hành vi
vi phạm Luật giao thông đường bộ của học sinh phổ thông thực chất là công đoạn
cuối cùng trong quá trình dạy học không thành công của người thầy. Đây là một
thực tế mà người giáo viên tâm huyết luôn trăn trở, người cán bộ quản lý giáo dục
luôn đau đáu một nỗi niềm.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, mỗi người thầy đều không muốn học trò
mình nhận những hình phạt của pháp luật. Tuy nhiên, những hình phạt đó có sức
răn đe sẽ làm cho những tiêu cực tiềm ẩn trong trò khó phát tác. Hơn nữa, khi hình
phạt vừa có lý có tình sẽ dễ dàng tác động đến tâm tư, tình cảm; khơi dậy phát huy
những giá trị tích cực trong mỗi học sinh. Nếu những giá trị ấy được người thầy sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ nó sẽ có sức lan toả rộng rãi trong học sinh. Như thế, ta
đau lòng xử lý những vi phạm của số ít học sinh để có thể vui lòng nhận được sự
trưởng thành tích cực của ngàn vạn học sinh.

Với công tác giáo dục trật tự ATGT nói chung, trong nhà trường phổ
thông trên địa bàn Hà Nội nói riêng; thực hiện xử lý như chúng ta lựa chọn là cách
tốt nhất để người cán bộ quản lý vừa thấy rõ trách nhiệm của bản thân, của nhà
trường; vừa điều phối công việc của các cá nhân trong tổ chức nhà trường vừa phối
hợp với các tổ chức và cá nhân ngoài xã hội để giải quyết vấn đề liên quan đến xã
hội. Từ đó đưa hoạt động của nhà trường vào kỷ cương, nền nếp; góp phần tháo gỡ
khó khăn vướng mắc có tính hệ thống của vấn nạn giao thông ngoài xã hội.
Hà nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Người viết
Trần Thị Thơi
20

×