Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thông tin về CocaCola Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.25 KB, 22 trang )

Coca- cola
I. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại
sirô sữa và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Altanta. Năm 1888, nhà
doanh nghiệp Asa G. Candler mua lại cổ phần của Coca-cola.
Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn
đầu tư là 2,300 USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Cocacola” với văn phòng
U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó. (“Coke” là tên nhãn hiệu
từ năm 1945).
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa
tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, Illinois và Los Angeles, California. Ông
Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang
và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.”
Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy
Coca-Cola ra đời. Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola,
theo công thức của Coca-Cola. Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm
“hệ thống Coca-Cola” như thế. Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-
Cola” này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các thế hệ điều hành sau Asa
Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.
Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ
ngân hàng Atlanta, đã mua lại công ty CocaCola từ các cổ đông của Candler. Bốn
năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập
đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước
qua hơn 6 thập kỉ sau đó.
Tuyên bố sứ mệnh:
To refresh the world ( để làm mới TG)
To inspire moments of optimism and happiness ( truyền khoảnh khắc của
sự lạc quan và hạnh phúc)
To create value and make a difference( tạo ra giá trị và sự khác biêt)
Tầm nhìn: phục vụ như là khuôn khổ cho các lộ trình của chúng tôi và định hướng
trong mọi khía cạnh của việc KD bằng việc mô tả những gì chúng tôi cần phải thực


hiện để tiếp tục đạt được sự bền vững và chất lượng.
Các câu slogan qua các năm
• 1886 - Drink Coca-Cola.
• 1904 - Delicious and refreshing.
• 1905 - Coca-Cola revives and sustains.
• 1906 - The great national temperance beverage.
• 1908 - Good til the last drop
• 1922 - Thirst knows no season.
• 1923 - Enjoy life
• 1924 - Refresh Yourself
• 1925 - Six million a day.
• 1926 - It had to be good to get where it is.
• 1927 - Pure as Sunlight
• 1927 - Around the corner from anywhere.
• 1928 - Coca-Cola pure drink of natural flavors.
• 1929 - The pause that refreshes.
• 1932 - Ice-cold sunshine.
• 1938 - The best friend thirst ever had.
• 1938 - Thirst asks nothing more.
• 1939 - Coca-Cola goes along.
• 1939 - Coca-Cola has the taste thirst goes for.
• 1939 - Whoever you are, whatever you do, wherever you may be, when you
think of refreshment, think of ice cold Coca-Cola.
• 1942 - The only thing like Coca-Cola is Coca-Cola itself.
• 1948 - Where there's Coke there's hospitality.
• 1949 - Coca-Cola along the highway to anywhere.
• 1952 - What you want is a Coke.
• 1956 - Coca-Cola makes good things taste better.
• 1957 - Sign of good taste.
• 1958 - The Cold, Crisp Taste of Coke

• 1959 - Be really refreshed.
• 1963 - Things go better with Coke.
• 1969 - It's the real thing
• 1975 - Look Up America. (US only)
• 1976 - Coke adds life.
• 1979 - Have a Coke and a smile
• 1982 - Coke is it!
• 1985 - America's Real Choice
• 1986 - Red White & You (for Coca-Cola Classic)
• 1986 - Catch the Wave (for New Coke)
• 1987 - You Can't Beat the Feeling.
• 1990 - Can't beat the real thing. (US & Canada only)
• 1993 - Always Coca-Cola.
• 2000 - Enjoy.
• 2003 - Real. (US & Canada only)
• 2003 - Make It Real. (UK & Republic of Ireland only)
• 2001 - Life tastes Good.
• 2003 - As It Should Be. (Australia & New Zealand only)
• 2006 - The Coke Side of Life.
• 2008 - Unity on the Coke side of Life
•  2009 - Open Happiness
•  2010 - Twist The Cap To Refreshment
•  2011 - Life Begins Here
•  2012 - Enjoy Coca Cola
Thành công của Coca cola
Mỗi ngày Coca cola bán được hơn 1 tỷ thức uống với 3500 loại đồ uống khác nhau
nếu mỗi ngày bạn thử 1 đồ uống của coca cola thì mất 9 năm để thử hết. Hơn
10.450 chai được tiêuthụ mỗi giây. Công ty kiếm được 4.347 triệu USD trong năm
2003. Hiện tại nó cómặt ở 7 châu lục và được nhận ra bởi 94% dân số toàn cầu
9 năm liền đứng đầu TG về thương hiệu mạnh nhất TG với giá trị thương hiệu 77,8

tỉ $ theo interbrand (2012)
Cocacola Việt Nam
Thông tin về Coca-Cola Việt Nam:
1. Số giấy phép: 1384/GP
2. Ngày cấp: 04/03/2002
3. Tên dự án: Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
4. Tên đối tác nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore
5. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
6. Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
7. Vốn pháp định: 163.836.600 USD
8. Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite
9. Địa chỉ nhà máy: Xa lộ Hà Nội, Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM
10. Phone: 08-8961000; Fax: 08-8961001
11. Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
12. Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
13. Doanh thu năm 2002: 66.492.065 USD
14. Doanh thu năm 2003: 40.213.927 USD
15. Nộp ngân sách nhà nước năm 2002: 4.752.552 USD
16. Nộp ngân sách nhà nước năm 2003: 3.167.110 USD
17. Số lao động: 957 người
3. Địa chỉ liên hệ:
Công ty Coca-Cola Việt Nam
Địa chỉ: Khu công nghiệp Linh Trung, TP. HCM
Phone: 08-8961000
Fax: 08-8961001
• 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
• Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài.
• Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và
công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

• Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công
ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết
giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
• Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -
Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola
Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước
Giải Khát Đà Nẵng.
• Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên
Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của
Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-
Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công
ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
• Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng
chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
• Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung
sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành
Phố Hồ Chí Minh.
• Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho
Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola
trên thế giới.
II. Phân tích môi trường KD của Coca cola
 Điểm mạnh
Coca-Cola được xem là một biểu tượng mang lại sự sảng khoái cho tất cả
mọi người. Kiểu dáng quen thuộc và nổi bật của chai Coca-Cola cũng như
sự khác biệtcủa nhãn hiệu đã trở thành một phần cuộc sống của người
tiêu dùng.
- Bí quyết công nghệ được giữ gìn hơn 100 năm qua, vẫn là 1 bí mật thương
mại lớn gây tò mò cho toàn TG
 Thế hệ nhà lãnh đạo tài năng

Candler là người năng động với nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, do
không thể đủ sức tự mình đầu tư và quản lý các nhà xưởng đóng chai nên
ông đã chủ động mời chào, ký hợp đồng với các nhà đầu tư cá nhân khác. Cả
một hệ thống Coca-Cola gồm các nhà máy và đóng chai Coca-Cola độc lập
đã hình thành mà Asa Candler không hề phải bỏ vốn. Chỉ trong vòng 10
năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Cola ra đời. Tất
cả các nhà máy đều mang thương hiệu của Coca-Cola, và sản xuất, đóng
chai theo công thức của Coca-Cola. Candler là người đầu tiên phát minh ra
khái niệm "hệ thống Coca-Cola" như vậy. Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng
"hệ thống Coca-Cola" này mà nước giải khát Coca-Cola đã được các thế hệ
điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới.
- Robert woodruff 1923 đến năm 1954 và đã trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc
nhất của công ty. Ông chịu trách nhiệm các vấn đề của Coca-Cola trong
vóng 60 năm tiếp theo đó, biến thương hiệu của công ty thành biểu tượng
quen thuộc nhất trên thế giới, và được nhắc đến như là một trong những
doanh nhân thành công nhất trong thế hệ của ông.
- Ông đã quyết định áp dụng một chính sách rằng sẽ không bao giờ có sự thay
đổi trong công thức của Coca-Cola nữa.
- Ông đã hướng sự chú ý lớn bằng cách đưa vào Coca-Cola một hơi hướng
huyền bí như những gì mà Asa Candler đã mong muốn. Ông đã đạt được
điều này bằng việc hướng một lượng chú ý khổng lồ của công chúng vào
công thức của Coke.
- Ông bắt đầu tập trung vào việc quảng cáo như là một chìa khóa để thành
công trên thị trường. Ông quyết định là không thể làm việc với Bill D’Arcy,
và đã thuê Archie Lee, một người trẻ hơn, đảm nhiệm công việc này. Lee đã
lên ý tưởng một trong những chiến dịch hình ảnh thương hiệu thành công
nhất, thổi vào Coca-Cola một sức hút vượt xa công năng sản phẩm của nó.
- Ông bắt đầu thúc ép công ty tìm kiếm việc mở rộng sang các thị trường
nước ngoài. Về phương diện này, ông đã thành lập một ban mở rộng nước
ngoài vào năm 1926. Hầu hết các thị trường mà công ty thử nghiệm đầu tiên

đã không mấy thân thiện vì nhiều lý do khác nhau, nhưng thức uống này vẫn
tìm được chỗ đứng ở Cuba và Đức. Pháp là một thất bại hoàn toàn vì thái độ
bài ngoại của người Pháp, nhưng sau đó họ cũng đã chấp nhận.
 Điểm yếu
- Hương vị của coca - cola không ngọt bằng của Pespi.
Trong những năm 1970, sau khi tiến hành chiến dịch “ Thử thách Pepsi” -
để khách hàng so sánh sự khác biệt giữa sản phẩm của Pepsi và sản
phẩm mang khẩu hiệu của Coca-Cola “the real thing”. Kết quả là
hầu hết những ai tham gia đều thích công thức ngọt hơn của Pepsi
- Do có 1 hệ thống kênh phân phối quá lớn toàn TG nên ko kiểm soát hết
được chất lượng của Sp VD ngày 28/5/2010 có 1 KH ở HN đã phát hiện ra
chai cam ép Spnech có dấu hiệu mốc dù chai vẫn còn nguyên đai nguyên
kiện, chưa hết HSD , lí do là nắp chai ko đủ độ kín theo TC gây ảnh hưởng
lớn đến thương hiệu uy tín của hãng.
- Nếu sd quá nhiều Coca cola trong 1 time sae gây hại đến SK vì NN cấu tạo
thành phần của Coca là axitphotphoric với độ PH là 2,8 nó có thể làm tan 1
cục xương trong 2 ngày, làm sạch rỉ sắt, làm sạch đáy nồi, tiêu diệt sâu bọ.
Như bài báo gần đây về TH 1 phụ nữ ở Newzeland bị chết vì 1 ngày uống 8-
10l coca. Và ăn uống ko điều độ, dẫn đến tử vong
 Cơ hội:
- Trong thời đại toàn cầu hóa đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Coca- cola xâm nhập
thị trường các QG trên TG
- KH- CN ngày càng pt giúp Coca có cơ hội AD các CN hiện đại vào dây
chuyền sx đóng chai của mình
- Với coca- cola VN:
• Nhận định về thị trường nước đóng chai toàn cầu, MarketLine đưa ra
phân tích: dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm (2010 -
2015), nhưng thị trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tỷ lệ tăng
trưởng cao nhất, đạt mức 12%/năm (trên 35 tỷ USD), vượt qua thị
trường Mỹ và châu Âu. dự báo trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ

tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm.
• Ngành công nghiệp nước giải khát đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số
các ngành có doanh thu lớn nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm
2009, xếp sau viễn thông, thực phẩm và chăm sóc sắc đẹp.
• Thị trường nước giải khát VN miếng bánh còn to: “ 2 tỉ lit nước giải
khát được tiêu thụ năm 2010 bình quân 1 người VN tiêu thu hơn 23
l/năm. nhưng so với Philipin 50 l/ năm thì thấy rõ thị trường nước giải
khát VN vẫn còn rộng lớn.
 Thách thức:
- Quản trị Chất lượng Coca: hiện nay coca đang gặp nguy cơ lớn về chất
lượng sản phẩm nước giải khát có gas của mình Nhiều loại nước ép trái cây
màu sắc bắt mắt, nước ép hương vải, nước ép hương dâu, nước cam ép…
thực chất thành phần chính chỉ là nước, đường cùng hương vải hoặc hương
dâu, hương cam tổng hợp, chất điều chỉnh độ chua, chất bảo quản, màu tổng
hợp… Ngay cả dòng sản phẩm được quảng bá là thanh nhiệt được làm từ
thảo dược nhưng tổng hàm lượng của các thảo dược chỉ ở mức 13-15%, còn
lại là nước, đường…
- Thách thức lớn nhất của coca- cola là đối thủ nặng kí pepsi
• Cuộc chiến thế kỉ coca- cola vs Pepsi: bắt đầu từ những năm 1970.
Pepsi ra đời muộn hơn so với coca- cola là vào năm 1898 khi mà
pepsi chập chững bước vào thị trường thì coca- coal đã bán được
hàng triệu lon mỗi năm tại Mỹ. tuy bị phá sản 2 lần nhưng giữa
những năm 1960 khi mà Pepsi chính thức sát nhập với công ty Frito
Lay trở thành tập đoàn Pepsi Co. thời gian này thế chiến thứ 2 đang
ở giai đoạn gay cấn, lương thực cần nhiều, đạc biệt nhu cầu tăng cao
về loại nước soda. Cuộc chiến chính thức giữa 2 đại gia chính thức
bắt đầu từ đây.
• năm 2008: thị phần nước uống có gas, trong đó pepsi chiếm 30,8% và
coke sở hữu 42,7%
• Coke dẫn trước Pepsi khá xa trên thị trường đồ uống, những lĩnh vực

kinh doanh đa dạng của Pepsi giúp hãng thu được nhiều tiền hơn. Cụ
thể, thị phần đồ uống của Coke là 42% so với mức 31% của Pepsi,
nhưng doanh thu hàng năm của Coke chỉ đạt mức 35,2 tỷ USD so với
con số 57,8 tỷ USD của Pepsi. Mỗăm, Coke chi 2 tỷ USD cho quảng
cáo, trong khi Pepsi chỉ mất 1,1 tỷ USD cho hoạt động này.

- sự cấm vận của 1 số nước với coca- cola
• Coca- cola bị cấm gần 50 năm ở Myanmar từ 1962 đến 2011 do
cấm vận thương mại của Mỹ vào chính quyền quân sự
Myanmar.
• Hiện nay có 2 nước trên TG mà coca- cola không được lưu hành
chính thức là Cuba và Bắc Triều Tiên. Cả 2 nước này đều thuộc
lệnh cấm vận thương mại của Mỹ ( cuba từ 1962 và CHDCND
triều triên từ 1950 đến nay).
III. Chiến lược phát triển của coca- cola
1. Chiến lược tăng trưởng tập trung:
- Chiến lược tập trung khai thác thị trường hay “ Chiến lược chắc chân thị
trường”
Hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải
để rồi không thu được gì trong cả năm. Đó là chiến lược mà CocaCola, hãng sản
xuất nước ngọt lớn nhất thế giới, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của
mình.
Từ khi mới thành lập, mục tiêu của Coca Cola là chiếm lĩnh những thị
trường lớn nhất chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới.
Không như nhiều hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị
trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể thì CocaCola luôn kiên định với những
thị trường truyền thống.Theo hãng thì trước tiên hãy có chỗ đứng vững chắc trên
các thị trường truyền thống rộng lớn đã, sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn
cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Châu
Âu, biểu tượng CocaCola luôn có vị trí “vững như bàn thạch”.

Hàng năm những khoản đầu tư của CocaCola vào các thị trường truyền
thống luôn chiếm từ 70 đến 80% tổng đầu tư của hãng. Những khoản đầu tư này
dành nhiều cho quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược
marketing khác.
Sức ép từ cạnh tranh từ thị trường ngày càng lớn nếu ko chắc chân trên thị
trường thì rất dễ mất đi thị phần điều mà coca ko hề muốn. nhiều chuyên gia cho
rang đây là 1 CL ko chỉ đúng với riêng coca mà còn đúng với nhiều công ty khác.
Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm khi ta cứ cố gắng mở rộng thị trường trong khi thị
trường truyền thống chưa khai thác hết giá trị tiềm năng của nó.
- Chiến lược tập trung vào SP:
Phát triển SP riêng biệt Coca cola Light hay còn được gọi Diet Coke:
Coca-Cola Light là một thương hiệu thành công trong nhóm sản phẩm Coca -Cola
như Coca-Cola Classic, Fanta, và Sprite. Được giới thiệu tại thị trường MĨ Coca-
Cola Light đã tạo nên một xu hướng mới về thức uống không đường, và ngày nay
nó được biết đến ở hơn 200 quốc gia trên thế giới. Coca-Cola Light lần đầu tiên
được bán tại Cộng hòa Séc vào năm 1994. Nó được người tiêu dùng nhận biết như
là một cụm từ dành cho một loại thứ uống có mùi vị ngon nhưng không có nhiều
calories thường có trong các thức uống ngọt có đường và từ khi nó xuất hiện lần
đầu tiên trên thị trường thì các nhà sản xuất nước uống khác bắt đầu bắt chước sản
xuất các loại nước uống chứa ít calories, nhưng không ai có thể vượt qua được
Coca-cola Light, thương hiệu tiếp tục duy trì vị trí là sản phẩm bán chạy nhất trên
thị trường. Năm 1982, Coca-Cola được ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Mĩ. Trước
năm 1983, thức uống này đã được xếp
hạng nhất trong mục các loại nước uống
không đường có gas tại Mĩ chỉ sáu
tháng sau khi ra mắt, Coca-cola cũng
được giới thiệu tại Úc, Canada, Costa
Rica, Anh, Nauy và nhiều nước khác.

. Từ năm 1986, nó là thức uống ít

calories có gas được bán nhiều nhất và
số lượng bán hàng chiếm hơn 40%
trong tổng số lượng trên thế giới trong
mục thức uống không đường có gas.
Ngay từ đầu, việc quảng bá Coca-cola
Light luôn đi cùng với sự tự tin và vẻ bề
ngoài trẻ trung, nhưng cũng mang một
tiêu chuẩn chất lượng cao. Thức uống
này cũng luôn sãnh bươc cùng với
nhiều nghệ sĩ, bao gồm các ca sĩ nổi tiếng, nhân vật thể thao, diễn viên và người
mẫu, và trong chiến dịch quảng bá Coca-Cola Light, nhiều người trong số này đã
xuất hiện thường xuyên trong quảng cáo trên báo chí, TV, radio.
Tại cộng hòa Séc, Coca-cola Light đóng góp vào sự phát triển trong mảng thức
uống ít calories và cung cấp tới 49% số lượng thức uống loại này.
Tính năng động của Coca-Cola Light luôn gắn liền với nhiều thử nghiệm và đổi
mới đã nâng cao hình ảnh của nó. Dựa vào quá trình nghiên cứu khách hàng và sở
thích mùi vị của người tiêu dùng luôn được xác định qua việc phát triển nghiên cứu
thị trường, thức uống này đã có nhiều cải tiến và bổ sung hương vị. Ngày này, tại
Mĩ người tiêu dùng biết đến 7 loại thức uống không đường này, bao gồm các
hương vị chanh, anh đào hay vani.
Hiện tại, Coca-Cola Light là nhà tài trợ cho giải thưởng uy tín “American Fim
Academy”. Tại Mĩ, việc phát sóng trực tiếp lễ trao giải Oscar là chương trình giải
trí truyền hình có tỉ lệ người xem nhiều nhất và trong suốt buổi phát sóng năm nay,
khán giả truyền hình có cơ hội xem 3 quảng cáo mới của Coca-Cola Light. Chiến
dịch tiếp thị mới nhất là “Yours, Diet Coke”, nhấn mạnh rõ mọi người cảm nhận
thế nào khi họ tự thưởng cho mìn một lon Coca-Cola Light và mọi thứ sẽ ra sao
nếu thương hiệu này không tồn tại. Quảng cáo lột tả được cảm giác của những ai
thật sự yêu thích thương hiệu nước uống này.
- Chiến lược mở rộng thị trường: hiện coca coa mặt tại hơn 200 quốc qia và
vùng lãnh thổ trên TG.

Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn
Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-
cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế
giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác
của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở
rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau
đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong
33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu
tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây
lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola.
2. Chiến lược đa dạng hóa
- Đa dạng hóa hàng ngang: coca cho ra đời 3500 loại SP( với 500 thương hiệu
khác nhau) từ nước giải khát có gas đến nước tăng lực, nước suối đóng chai,
nước siro hoa quá ( cam, táo, bưởi…. ép).
- Đa dạng hóa tổ hợp: Coca-Cola là hãng mới nhất tham gia vào cuộc tranh
giành này bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của
mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán qua mạng với giá 80
cent/bài.

Các bản nhạc trực tuyến có thể ở nhiều định dạng khác nhau, như MP3,
WMA, Real , được người sử dụng mua và download về máy tính của mình
qua Internet. Các file nhạc này sau đó có thể nghe trên máy tính hoặc đưa
vào máy nghe nhạc số cầm tay với chất lượng âm thanh không khác gì đĩa
CD.
Có vẻ như mọi đối thủ của Coca Cola, từ các nhãn hiệu nước ngọt nổi tiếng
đến các công ty mới thành lập đều đang cố gắng lao như thiêu thân theo
thành công của Coca Cola với mục đích bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường của
Coca Cola.


Với những người trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, cuộc chạy đua
này đã phản ánh một chuyển biến trong cách ngành công nghiệp này nhìn
nhận về kinh doanh. Nhưng để làm được việc này không hề dễ dàng chút
nào, bởi Coca Cola đã là một “tượng đài” quá vững chắc trên thị trường thế
giới.
3. Chiến lược cắt giảm
- CL cắt giảm về chi phí
Việc sử dụng nguồn nước :Công ty Coca dang cố gắng thực hiện hoạt động duy
trì nguồn nước mà trong đó một lít nước cho mỗi sản phẩm công ty sản xuất và
được gọi là trung hòa nguồn nước. Cụ thể là Coca sẽ giảm việc sử dụng nước sản
xuất ở tỉ lệ 10% vào năm 2010 và giúp bảo vệ các đường phân nước ở mọi nơi mà
Coca hoạt động.
Duy trì việc tái sinh rác thải trong đóng gói sản phẩm : Công ty đang tối đa hóa
việc sử dụng mới lại các nguồn tài nguyên, việc tái chế cuối cùng đảm bảo 100%
cho việc đóng gói của Coca, cụ thể là :
• Tránh sử dụng 100.000 tấn bao bì, hoặc gần như 3% việc sử dụng
bao bì đã được lên kế hoạch trước từ năm 2008 đến 2010
• Tái chế hoặc phục hồi hơn 90% nguyên vật liệu của phương tiện
sản xuất năm 2010
Dẫn dầu ngành công nghiệp phục hồi tái chế lại bao bì.CocaCola đã đầu tư
khoảng 60 triệu USD vào hoạt động tái chế tại Hoa Kỳ và xây dựng một nhà
máy tái chế chai nhựa được cho là lớn nhất thế giới.

IV. Hình thức sử dụng thâm nhập thị trường
( hình thức thâm nhập bằng đầu tư trực tiếp)
1. Liên doanh sở hữu đa số
Trước khi trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài như hiện
nay, Coca-cola từng thành lập 3 nhà máy liên doanh tại Việt Nam.
Trong thời gian đầu mở cửa, các đối tác nước ngoài thường "dựa" vào doanh
nghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ. Rất ít các

trường hợp liên doanh thật sự mà đối tác tìm thấy "sức mạnh nội lực" của
doanh nghiệp Việt Nam.
Coca Cola là một trong những trường hợp điển hình cho việc liên doanh với
doanh nghiệp khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam. Tháng 8/1995, liên
doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và
Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. Chỉ 3 năm
sau, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -
Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola
Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước
Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở
thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các liên doanh của Coca-Cola
tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông
Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-
Cola Chương Dương - miền Nam. Tháng 3 đến tháng 8/1999, liên doanh tại
Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
Số liệu của Cục Thuế TPHCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính
thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. Điều này khiến cho việc liên doanh
nằm trong tình trạng không có lời suốt nhiều năm và bên đối tác Việt Nam
đành trao quyền lại cho phía nước ngoài. Với việc lỗ triền miên, Coca-Cola
dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam để trở thành công ty 100% vốn nước
ngoài.
Đối tác đầu tiên phải rút lui là Vinafimex. Nhiều thông tin cho thấy
Vinafimex đã bán 30% cổ phần của mình tại Coca-Cola cho Coca-Cola với
giá 2 triệu USD.
Năm 2001, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Nhà máy Coca-cola Chương
Dương (Hà Nội) và Nhà máy Coca-cola Non Nước (Đà Nẵng) đã được Bộ
Công nghiệp cho phép sáp nhập. Như vậy, một công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 350
triệu USD đã ra mắt

2. Mua lại DN sở hữu toàn bộ
- Coca-cola thực hiện vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử
- Nhằm cạnh tranh với đối thủ PepsiCo trong thị trường nước uống tăng lực,
ngày 28/5/2007 hãng Coca-cola đã mua lại nhà sản xuất loại nước uống
vitamin tăng lực Glaceau với giá 4,1 tỉ USD.
- Đây là thương vụ mua công ty lớn nhất trong lịch sử của Coca-cola trong nỗ
lực thu hẹp khoảng cách với đối thủ PepsiCo trong thị trường đồ uống tăng
lực không có ga. Glaceau thành lập năm 1996 và hiện kiểm soát khoảng
30% thị trường nước uống tăng lực, là loại nước uống có bổ sung vitamin,
khoáng chất và một số hương liệu. Pepsico hiện chiếm khoảng 45% thị
trường đồ uống tăng lực ở Mỹ.
- Điều này đánh dấu bước chuyển hướng của hãng bởi hiện nay mức tiêu thụ
đồ uống nhẹ đang có chiều hướng giảm trong khi đó nước tăng lực lại tăng
tới 60%. Việc mua lại Glaceau cũng giúp cho Coca-cola tận dụng hệ thống
phân phối của công ty này.
- Không những thế, vào ngày 3/9/2008, tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu
Trung Quốc Huiyuan đã thuộc về hãng Coca-Cola với một hợp đồng mua
bán trị giá 2,3 tỷ USD.
- Huiyuan cũng là hãng sản xuất đồ uống trái cây tinh khiết lớn nhất nước này.
Khoảng 23% số vốn của tập đoàn thuộc sở hữu của nhà sản xuất thức ăn
khổng lồ Groupe Danone của Pháp và có 6,8% vốn góp của Công ty tư nhân
Warburg Pincus & Co. của Mỹ. Huiyuan chiếm tới 43% thị trường đồ uống
trái cây của Trung Quốc.
3. Thành lập DN mới toàn bộ sở hữu toàn bộ
Coca cola đã thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng 100% vốn của
mình tại các nươc như Philipin, các nước bắc Mĩ, và rất nhiều nước khác
trên TG
4. CL nhượng quyền phân phối:
Coca đóng chai tại các nhà máy ở các nơi khác nhau. Ở những nước
mà Coca chưa xây dựng được các nhà máy đóng chai phải chuyển từ

nơi khác đến Coca sẽ áp dụng chiến lược nhượng quyền phân phối ở
các quốc gia đó.
V. Chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu
- Chiến lược Quốc tế:
- Áp lực giảm chi phí thấp
- Áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương thấp
Coca không có áp lực trong việc giảm chi phí vì giá thành sản xuất của 1
chai coca là khá rẻ ước tính khoảng 1000- 1500 đồng/chai. Coca sử dụng
chung 1 chiến lược marketing cho toàn thế giới như: cùng sử dụng 1 thông
điệp quảng cáo, 1 cách tiếp thị. Tuy nhiên ngày nay chiến lước áp dụng 1
chiến lược marketing cho toàn thế giới không còn phù hợp vì các đối thủ
cạnh tranh ở địa phương lớn mạnh và họ am hiểu về nhu cầu nước giải khát
ở địa phương mình, cũng như các cách tiếp thị phù hợp với văn hóa ở địa
phương họ chính vì thế mà Coca đã xây dựng và trao quyền cho các nhà
quản trị từng địa phương nơi mà địa bàn hoạt động của coca. Và hương vị
của coca ở mọi nước thì hầu như giống nhau và không thay đổi qua hơn 100
năm qua. Điều này chứng tỏ nhu cầu đáp ứng địa phương của coca thấp.
VI. Chiến lược chức năng
1. Chiến lược marketing
a. Chính sách về Sản phẩm ( product)
Cuộc sống là một chuỗi các khoảnh khắc đáng nhớ kết nối với nhau và
trong mỗi khoảnh khắc ấy là một cơ hội cho Coca-cola tạo nên một chút nhiệm
màu. Từ cách nhìn và cảm nhận kiểu dáng của vỏ chai cho đến ấm thanh sôi nổi,
hành động khui nắp chai bắn lên mũi và hơn cả là mùi vị đặc trưng riêng rất tuyệt
vời của Coca-Cola chảy xuống cổ; tất cả tạo nên một cảm giác thật đặc biệt mà
Coca-Cola là một chuyên gia hàng đầu đã tạo nên những cảm giác đặc biệt ấy.
Nhưng với cảm xúc của người tiêu dùng, những ký ức và giá trị là quan trọng hơn
cả.
Người tiêu dùng rất thích tìm hiểu những nguyên liệu bí mật trong Coke;
nhưng bí mật bị luôn bị khóa chặt. Tuy vậy, một bí mật khác lại được mở ra cho tất

cả mọi người cùng biết: chất lượng không thay đổi của sản phẩm Coca-Cola được
sản xuất với vỏ chai tại Mỹ. Và điều này thấy rõ qua sự nâng cao chất lượng sản
phẩm trong tổng danh sách vốn đầu tư của các thương hiệu gồm có Coca-Cola cổ
điển (classic), Coke ít gas (diet Coke), Sprite, Fanta, Coke hương Vani (Vannilla
Coke), Coke hương anh đào (Cherry Coke) , Barq, Mello Yello, nước suối Dasani,
và cả một dòng sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và nước trái cây đóng hộp.
 Đây là chiến lược chủ đạo của công ty.
 SP của coca cola dễ đọc, dễ nhận dạng, dễ nhớ, ấn tượng, đa dạng hóa
danh mục SP lien tưởng đén bọt gas trắng và màu nước đặc trưng,
khác biệt với các SP khác như Pepsi
 QĐ về bao gói và dịch vụ
Coca cola ko ngừng cải tiến những bao bì được thiết kế đẹp, sang tạo,
tiện dụng nhằm đem đến cho KH cảm giác mới mẻ, độc dáo, vui vẻ,
lạc quan,. Coca cola đã đạt nhiều giải thưởng về thiết kế bao bì SP và
khẳng đinh mình luôn đứng đầu trong việc thiết kế kiểu dáng bao bì về
đồ uống.
Để bảo vệ và xây dựng thương hiệu, Asa Candler đã nghĩ ngay đến việc
phải có một bao bì đặc thù cho sản phẩm. Năm 1916, chỉ một năm trước khi qua
đời, Asa Griggs Candler đã đưa ra loại chai hình lọ hoa Tiffany không lẫn đi đâu
được của Coca-Cola. Mẫu bao bì này được đăng ký bảo hộ độc quyền và còn được
sử dụng cho đến ngày nay.
các thiết kế đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Bảo vệ tốt nước coca trong thời gian dài. Rất khó có thể tìm
một lon coca khi bật mà ko có gas
- Tiện lợi khi sd
- Hấp dẫn kích thích tiêu thụ
- Phù hợp với từng vùng thị trường: hình dáng lon coca VN ko
khác biệt nhưng họa tiết luôn độc dáo, mang đậm văn hóa việt
- Dễ tái chế
- Mục tiêu toàn cầu của coca là cải tiến qui trình để có thể sd

được. Tại VN từ năm 2008 coca đã giảm đc 8% lượng nhựa
trong chai PET cho hầu hết các loại bao nì chính và sẽ giảm
10% vào năm 2015. Hiện những chai nhựa của coca có thể tái
chế thành nhiều vật dụng bao gồm nón và áo thun… riêng chai
DASANI có thể xoắn nhỏ giúp cho NTD giảm lượng rác thải
khi đc xoắn lại, kích cỡ chai đc thu nhỏ nên giảm đáng kể thể
tích rác thải trong thùng,bãi rác.
b. Chính sách về giá
- SP coke định giá dựa trên người mua theo gt nhận được. Họ
xem nhận thức của người mua về gt chứ ko phải chi phí của
người bán là cơ sở quan trọng để định giá. Họ sử dụng những
yếu tố chi phí giá cả trong marketing- mix để XD gt được cảm
nhận trong tâm trí của người mua. Giá đc định ra căn cứ vào giá
trị cảm nhận đó
- Chiến lược định giá coca cola thâm nhập thị trường: khác với
CL định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, DN coca cola chọn
CL định giá SP mới tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường,
với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớn KH và đạt
được một thị phần lớn
- Định giá chiết khấu: phần lớn DN coca điều chình giá của mình
để thưởng cho những KH thanh toán trước thời hạn, mua khối
lượng lớn, chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những KH
nào mua và thanh toán tiền ngay
- Định giá phân biệt theo SP: theo cách định giá này các kiểu SP
và các mặt hang của coca được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ
với chi phí tương ứng của chúng. Định giá theo loại SP: DN
coca thường sx nhiều kiểu SP và mặt hang chứ ko phải một thứ
duy nhất. chúng khác biệt nhau về nhãn hiệu, hình thức, kích
cỡ, tính năng… do đó chúng được định giá ở các thang bậc
khác nhau.

c. Kênh phân phối
ở mỗi QG coca XD nhà máy đóng chai tại QG đó để tiện cho việc phân
phối SP ở địa phương đó.
VD: như ở VN các SP nước giải khát coca được SX tại 3 nhà máy đóng
chai đặt tại TPHCM, HN và Đà Nẵng. sau đó năm 2001 CPVN đồng ý
cho phép 3 nhà máy sáp nhập theo cơ cấu quản lí tập trung, nhà máy ở
TPHCM giữ vai trò quản lí, 2 nhà máy còn lại như là 2 chi nhánh của
coca. Với 3 nhà máy sx ở cả 3 miền Bắc, Trung , Nam tạo đk cho cty có
thế mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ SP cho
các đại lí ở 3 khu vực. đối với SP nước giải khát. Khâu phân phối rất
quan trọng việc Pepsi vào VN trước coca thế nên năm sđược khá nhiều
nhà phân phân phối hơn coca, vì vậy coca vẫn tiếp tục mở rộng mạng
lưới phan phối, thông qua các đại lí, quán café, nhà hàng, quán ăn… thu
hút các đại lí bằng các hoạt dộng hỗ trợ như tặng tủ mát, tặng khăn trải
bàn, kệ kể SP. Các biển hiệu….
d. Các hoạt động xúc tiến
1. Promotion ( CL quảng bá SP)
Ưu tiên hàng đầu là chiến lược marketing và mẫu mã sản phẩm.
Asa Candler, người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu Coca-Cola
trên 70 tỷ USD đó và cũng là ông chủ đầu tiên của tập đoàn Coca-
Cola không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ
năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của
Mỹ. Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn
chưa từng có vào thời điểm bấy giờ. Đâu đâu Coca-Cola cũng có
những đội tiếp thị bán khuyến mại với cái giá 5 cent quá rẻ cho một
ly. Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo,
Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có.
Các nổ lực khuyến thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng “Uống Coca-
Cola” trên vải dầu ở các mái hiên nhà thuốc. Asa Candler sau đó đặt tên nhãn hiệu
mới không chỉ trên các chai nướt ngọt mà còn trên quạt máy, lịch và đồng hồ. Từ

ngày đó, nổ lực tiếp thị và khuyến thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của sản
phẩm đã giúp thương hiệu Coca-Cola trở thành một trong những thương hiệu được
ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới.
Một trong những cách mà Coca-Cola vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt
đẹp với người tiêu dùng là luôn hoà nhập vào các hoạt động giải trí của họ. Lấy ví
dụ như công ty tổ chức các hoạt động thể thao rộng khắp để củng cố những điểm
nổi bật riêng của thương hiệu. Lùi lại thời điểm năm 1903, Coca-Cola đã sử dụng
các cầu thủ của đội bóng chày nổi tiếng thời bấy giờ để quảng cáo. Và một trong
những sự kiện thể thao nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất, Thế vận hội Olympic đã
luôn nằm trong danh sách những sự kịên nổi bật được Coca-Cola tài trợ chính
thức. Tập đoàn còn có mốt quan hệ giao hữu rất tốt với Liên đoàn bóng đá thế giới
FIFA, NASCAR, Hiệp hội bóng chày và Giải Khúc Côn Cầu, Mỹ. Một loạt các
bảng hợp đồng dài hạn với Hiệp hội vận động viên Quốc gia đã giúp Coca-Cola
kiếm được rất nhiều cơ hội tiếp thị lớn với 22 vận động viên và 87 quán quân trong
mỗi năm.
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng.
Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày
bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có
được sự ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào.
Một yếu tố khác dẫn đến thành công của Coca Cola là hình thức trình bày
sản phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên
ngoài dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều
nghiêng 45 độ. Với màu đỏ tươi và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca
Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng.
Coca Cola không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các
hợp đồng quảng cáo lớn. Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của
CocaCola, từ đó ấn tượng luôn cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những
thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của CocaCola luôn “chiếm lĩnh”
mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc
biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội trời chung - Pepsi.

 Ngay từ khi ra đời, con đường phát triển sản phẩm chủ yếu của CocaCola là tiếp
thị và quảng bá sản phâm. Nhờ cách làm này mà CocaCola đã trở thành một trong
những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
- Hoạt động xã hội

• Coca-Cola về cộng đồng : công ty Coca-Cola đóng vai trò hàng đầu trong
các chương trình giáo dục và cộng đồng với rất nhiều hoạt động phong phú
nhằm góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống cho đồng bào ở các vùng
nông thôn và thành thị trên toàn quốc. Cho đến nay, Công ty đã đóng góp
hơn 600.000 đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục và cộng đồng tại Việt
Nam.
• Trung Tâm Học Tập Coca-Cola: chương trình Trung Tâm Học Tập Coca-
Cola phối hợp với Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và Trung Ương Đoàn Thanh
Niên Cộng Sản đang trong giai đoạn tiến triển ở các trường học và cung văn
hóa thanh niên tại Việt Nam. Mục tiêu của Trung Tâm Học Tập là cung cấp
cho các em học sinh trang thiết bị học tập tiên tiến cùng với hệ thống mạng
máy vi tính hiện đại và tài liệu học tập. Cho đến nay, Công ty đã đầu tư
375.000 đô la Mỹ để thành lập và điều hành chương trình này. Hiện tại, đã
có 40 Trung Tâm Học Tập Coca-Cola được thành lập ở 33 tỉnh thành trên
toàn quốc. Trong năm 2002, tất cả 40 Trung Tâm Học Tập sẽ được nối kết
với mạng thông tin nội bộ Internet, cho phép các thành viên trong ban điều
hành, đối tác của chương trình và các em học sinh liên lạc và trao đổi thông
tin qua mạng.
• Chương trình giáo dục về môi trường: công ty Coca-Cola cũng tài trợ cho
cuộc thi Hành Tinh Xanh Mãi Xanh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho 15 triệu học sinh ở các trường phổ thông cơ sở và trung học trên
toàn quốc
• Chương trình tham quan nhà máy .
• Cứu Trợ Thiên Tai: công ty Coca-Cola tại Việt Nam là một trong những
công ty nước ngoài đầu tiên tham gia vào chương trình cứu trợ đồng bào bị

lũ lụt vào năm 1999. Ngay sau khi biết thông tin về cơn bão lớn nhất của thế
kỷ tàn phá các tỉnh miền Trung, tất cả nhân viên Công ty Coca-Cola đã thể
hiện tinh thần nhường cơm xẻ áo đóng góp tiền, quà cứu trợ đồng bào bị lũ
lụt. Tổng số quà cứu trợ bao gồm thực phẩm, quần áo, tập sách và tiền mặt
với tổng số tiền trị giá 350 triệu đồng đã được gởi đến đồng bào bị lũ lụt.
• Kỷ Lục Guiness Bánh Chưng Việt Nam: công ty Coca-Cola đã tài trợ cho
làng nghề bánh chưng truyền thống Ước Lễ, Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
làm chiếc bánh chưng khổng lồ chào mừng ngày Tết cổ truyền năm Nhâm
Ngọ 2002, và giúp Việt Nam đoạt được kỷ lục Guiness đầu tiên. Chiếc bánh
kỷ lục có kích thước 2.25m
2
nặng 1,4 tấn, được làm từ 330 ký nếp đặc biệt,
100 ký đậu xanh, 100 thịt heo, 10 ký gia vị, do 50 người nấu. Sau khi được
trưng bày trong ba ngày trong triễn lãm Tết, chiếc bánh đã được chia thành
20.000 phần tặng cho các tổ chức từ thiện
 Bằng việc phối hợp các chiến dịch marketing và thực hiện các hoạt động xã hội,
CocaCola đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình ở nước sở tại. Cái tên
CocaCola không những gắn liền với những loại thức uống giải khát mà đã trở
thành một nhãn hàng quen thuộc với mọi người.
2. Chiến lược marketing sai lầm lớn nhất mọi thời đại
Vào ngày 23/4/1985, New Coke được tung ra thị trường và chỉ vài ngày
sau việc sản xuất Coke nguyên thủy ngưng hẳn. Quyết định kết hợp này kể từ đó
đã được xem như một ‘sai lầm marketing lớn nhất của mọi thời đại’.trong bối
cảnh Pepsi ngày càng lớn mạnh, thị phần liên tục tăng trưởng còn Coke thì vẫn
“dậm chân tại chỗ” chỉ bán được SP nhờ kênh phân phối truyền thống. trước tình
hình bất lợi như thế , coca buộc cho ra đời SP công ty ở Atlanta bắt đầu thực hiện
200.000 cuộc thử nghiệm mùi vị để xem công thức đó thành công ra sao. Và kết
quả thật mỹ mãn. Hương vị của nước giải khát theo công thức mới không những ăn
đứt hương vị của loại Coke nguyên thủy mà người ta còn thích nó hơn cả Pepsi-
Cola. Tuy nhiên, nếu Coca Cola vẫn đứng trước Pepsi, họ không thể có cùng lúc

hai sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhau trên các kệ hàng. Vì vậy, họ quyết định loại
bỏ Coca Cola và giới thiệu New Coke thế vào đó. Vấn đề là công ty Coca Cola đã
đánh giá không đúng về sức mạnh thương hiệu đầu tiên của họ. Ngay sau khi quyết
định được thông báo, một phần lớn dân Mỹ quyết định cấm vận đối với sản phẩm
mới này. Mọi sự trở nên rõ ràng là CocaCola không còn lựa chọn nào khác ngoài
việc mau chóng sử dụng trở lại thương hiệu và công thức truyền thống của họ. Nói
cách khác, Coca Cola đã hiểu ra rằng marketing thì quan trọng hơn tự thân sản
phẩm nhiều. Đa số các cuộc thử nghiệm được thực hiện theo lối mò mẫm, vì vậy
mùi vị là yếu tố duy nhất được lượng định Với việc tung ra New Coke, CocaCola
đã mâu thuẫn với những nỗ lực marketing trước đó của họ. Sản phẩm chính của họ
không thể được gọi là mới khi mà những quảng cáo thực sự đầu tiên xuất hiện trên
Atlanta Journal vào năm 1886 đã ghi nhận Coca Cola như một “loại nước sủi bọt
mới, chứa những thành phần của cây coca và hạt cola tuyệt vời”.
Nhưng dù sao thì khi Coca Cola cũng đã sản xuất và bán trở lại loại coke
truyền thống của họ, loại coke thông thường cho thị trường Mỹ, sự quan tâm
truyền thông bắt đầu quay lại với sự ưa chuộng thương hiệu. Chỉ trong vài tháng
Coke đã trở lại với vị trí hàng đầu và New Coke dần tàn lụi.
Như các nhà phân tích ở trên đã đề cập, CocaCola đã mạo hiểm với
thương hiệu của mình nhằm mục đích mở rộng thị trường, nhưng chiến
lược nghiên cứu thị trường đã không hiệu quả dẫn đến điều mà công ty
không mong muốn: mất bớt thị phần vào tay đối thủ. Qua bài học trên,
công ty đã cẩn trọng hơn trong việc phát triển các sản phẩm mới trong
thời gian sau này.
3. Chiến lược nhân sự
Để phát triển một đội ngũ quản trị viên quốc tế, quản trị ngụồn nhân
lực phải giải quyết các vấn đề chủ chốt liên quan đến quản trị viên đa
quốc gia(công dân của một quốc gia này nhưng đang làm việc trong
một chi nhánh của công ty nước ngoài) .Trong quá trình hoạt động,
Coca Cola đã gặp những vấn đề này và họ đã giải quuyết những khác
biệt giữa những quốc gia bằng cách hình thành một quan điểm chung

về quản trị nguồn nhân lực, nhưng các công ty ở các quốc gia khác
nhau có thể diễn giải quan điểm quản trị nguồn nhân lực này theo các
cách khác nhau tùy thuộc vào môi trường hoạt động củ mỗi công ty
tại mỗi quốc gia. Coca Cola cũng cố gắng xây dựng một đội ngũ quản
trị viên quốc tế thông qua các chương tình huấn luyện toàn cầu, các
chương trình này liên quan đến việc xác định và quản lý phát triển
nhóm quản trị viên chủ chốt , mà từ nhóm quản trị viên chủ chốt này
người ta sẽ chọn ra những quản trị viên cao cấp trong tương lai. Cuối
cùng, và có lẽ quan trọng hơn cả, Coca Cola coi quản trị nguồn nhân
lực như mối liên kết sống còn trong việc thực hiện mục tiêu chiến
lược với lối suy nghĩ toàn cầu hóa và địa phương hóa quá trình thực
hiện.
Phát triển đội ngũ lao động đa dạng và tài năng
Coca khuyến khích mỗi cá nhân phát triển những chuyên môn, sở trường
của họ, giúp đỡ mọi người dùng tài năng của mình vào công việc kinh doanh. Với
gần 73000 người được tuyển dụng trong sản xuất, bán hàng, máy móc sản xuất và
những văn phòng kinh doanh. Gần 62500 người được tuyển dụng ở Bắc Mỹ,
10500 làm việc dưới sự điều hành của người châu Âu. Những công nhân làm ổn
định toàn thời gian chiếm gần 95% lực lượng lao động của Coca.
Quản trị sự thay đổi
Để cải thiện năng suất và hiệu quả, Coca tiếp tục tạo ra những thay đổi
có ý nghĩa đối với việc kinh doanh. Theo hầu hết các sáng kiến để cải tiến mẫu mã
năm 2007, Coca đã tung ra Cơ cấu điều hành toàn cầu (Global Operating
Framework) với tầm nhìn trở thành một công ty có dịch vụ khách hàng và bán
nước uống tốt nhấtCoca cũng đã đưa ra chương trình tái cấu trúc nhiều năm để
giảm bớt lực lượng lao động một lượng khoảng 3500 người.
Môi trường làm việc công bằng
Dù hoạt động ở đâu, nhiệm vụ tuân theo luật tuyển dụng và luật lao
động. Coca nhấn mạnh nghiêm cấm lao động trẻ em và lao động bị cưỡng ép trong
hoạt động kinh doanh và trong những nhà cung cấp. Khi tuyển dụng, thật tình cờ

trên những bản tiểu sử hài lòng nhận ra rằng nó bao gồm những ứng viên ở những
độ tuổi khác nhau. Coca không tin rằng có nguy cơ nghiêm trọng được đưa ra bởi
các nước mà công ty đang điều hành.
Huấn luyện và phát triển
Để thu hút và giữ chân người tài năng mà Coca cần, công ty đấu tư cho
sự phát triển chuyên nghiệp. Đặc biệt, công ty đang phát triển những những người
giỏi nhất thế giới trong những ngành quản trị tăng lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ
khách hàng, và chuỗi cung cấp.
Quản lý hiệu quả
CocaCola hướng vào tất cả nhân viên xem xét hiệu quả làm việc và đã
đưa chương trình quản lý hiệu quả chuẩn thông qua công ty. Vào năm 2007, 58%
nhân viên ở Bắc Mĩ và 100% nhân viên ở Châu Âu đã nhận được một bảng đánh
giá hiệu quả. Sự khác biệt là thực tế ở Mĩ, nhân viên bao trùm công việc bằng
VII. CL cạnh tranh
- CL khác biệt hóa sản phẩm: Trong suốt 125 năm qua, công thức
pha chế Coca-cola vẫn là một trong những bí mật thương mại
được bảo vệ gắt gao nhất TG . John pembertom phát minh ra 1
liều thuốc giảm đau từ quả cola và rượu coca. Sau đó Asa
Candler-chủ tịch đầu tiên của công ty Coca-Cola, đã mua lại
công thức của Pemberton. Lo sợ bí kíp lọt vào tay các đối thủ,
ông yêu cầu tất cả mọi nhân viên không được viết lại công thức
đó. Nhân viên trong công ty phải lột bỏ nhãn mác của tất cả các
bình chứa nguyên liệu, chỉ xác định chúng bằng quan sát và
mùi vị. Thậm chí Candler còn kiểm soát tất cả các loại giấy tờ
trong công ty để có thể hủy những hóa đơn giao dịch, đề phòng
nguy cơ nhân viên bán công thức cho các nhà sản xuất đồ uống
khác. không một ai tìm ra được bí mật về chất gọi là
"Merchandise 7X". Chính hương liệu này đã mang lại mùi vị
độc nhất vô nhị và nhiều sủi ga cho Coke. Đến nay vẫn là 1 bí
mật lớn của coca

Mùi vị thì ko thay đổi suốt hơn 100 năm qua, điều này chính là
sự đặc trưng của SP.
Đa dạng hóa sp ko chỉ nước ngọt có gas mà chuyển sang nước
trái cây, nước uống đóng chai. Đa dạng hóa danh mục SP tạo
nhiều sự lựa chọn cho KH
- Khác biệt hóa về bao bì: coca đã đăng kí bảo hộ độc quyền cho
chai thủy tinh hình Typaly của mình không lần đi đâu được. đây
là 1 trong những cách khác biệt hóa về bao gói sản phẩm của
Coca cola
- Khác biệt hóa về marketing: có thể nói coca là 1 trong những
đại gia chi nhiều tiền nhất cho các hoạt động Marketing quản bá
thương hiệu sản phẩm của mình. Coca mỗi năm bỏ ra 2 tỉ đô chi
cho QC, trong khi đó Pepsi mỗi năm chi khoảng 1,1 tỉ đô cho
hoạt dộng này. Coca luôn xây dựng chiến lược marketing cho
từng thời kì phát triển của mình các câu slogan cũng thay đổi
theo từng năm phù hợp với chiến lược marketing của mình.
Luôn bỏ 1 số tiền lớn thuê các diễn viên, ca sĩ, các nhân vật thể
thao nổi tiếng quảng bá cho mình.

×