Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Quản lý thông tin đất ở Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.84 KB, 33 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯƠNG



Môn: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT


BÀI TIỂU LUẬN
“Quản lý thông tin đất ở việt nam và thế giới
hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương”.




Gv hưóng dẫn:Ks.Ngô Hồng Gấm
Sinh viên: Nguyễn Văn Tuyển
Lớp :38B_QLĐĐ
2

MỤC LỤC


MỤC LỤC ...................................................................................................... 2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.Khái niệm về quản lý thông tin đất .......................................................... 4
1.1 khái niệm hệ thống thông tin đất ....................................................... 4
1.2. Khái niệm quản lý thông tin đất........................................................ 5
1.3. Chức năng ......................................................................................... 5


1.4. Các dạng thông tin được quản lý trong các hệ thống thông tin đất.. 6
1.5. Đặc điểm của quản lý thông tin đất .................................................. 6
2.các phần mềm quản lý thông tin đất......................................................... 7
3.Nội dung,chức năng, ứng dụng của các phần mềm ................................ 7
4.Quản lý thông tin đất ở trên thế giới ...................................................... 11
5. Quản lý thông tin đất ở Việt Nam......................................................... 16
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 20
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 20
2. Mục đích................................................................................................ 20
3. Nội dung của quản lý thông tin đất. ...................................................... 20
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 22
PHẦN IV. KẾT QUA ĐẠT ĐƯỢC............................................................. 22
1.Tại Việt Nam.......................................................................................... 22
2.Trên thế giới ........................................................................................... 27
3. Liên hệ điạ phương................................................................................ 27
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 28
1. Kết luận ................................................................................................. 28
2.KIẾN NGHỊ............................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32

3
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.Đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố dân cư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, an ninh,quốc
phòng. Vì vậy việc bảo vệ tài nguyên đất đai là vô cùng quan trọng”.
Trong những năm trước đây để ghi nhận, mô tả và quản lý tài
nguyên thiên nhiên, sự phân bố đô thị, phân bố dân cư, phân bố sản
xuất...người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đề, bản đồ

giải thửa...vẽ trên giấy cùng các bảng biểu thống kê được lưu trữ thủ
công. Các bản đồ này mức độ sử dụng còn hạn chế do có độ chính xác
thấp, nội dung không phong phú, khó khăn cho việc lưu trữ, nhân bản,
bảo quản, cập nhật và chỉnh sửa.
Trong giai đoan hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học tin học, điện tử viễn thông, ngành Địa chính có những ứng dụng
kỹ thuật mới làm thay đổi nhiều vấn đề về công nghệ. Cho phép số hóa
các thông tin không gian mã hóa các thông tin thuộc tính, tổ chức lưu trữ
một khối lượng thông tin lớn, nhanh chóng và dễ tổng hợp, phân tích,
cung cấp, cập nhật thông tin.
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, ngành địa chính
đang phải đối mặt với sự phát triển không ngừng của khoa học công
nghệ.Những khái niệm mới, hệ thống mới, kỹ thuật mới xuất hiện, đã
được ngành Địa chính ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đất đai,
và thành lập bản đồ địa chính ở dạng số.
Song song với mỗi giai đoạn phát triển của loài ngừơi, các
ngành khoa học nói chung và ngành địa chính nói riêng cũng có những
bước phát triển rõ rệt. Ngày nay, những thành tựu to lớn của nhiều ngành
như: toán học, khoa học, địa lý học, kỹ thuật điện tử, tin học...đã ứng
dụng nhiều vào ngành địa chính.
4
Thể hiện ở việc quản lý các thông tin đất đai bằng các phần
mềm tin học như: Famis, Vilis, cisParcel, ViREG, giúp chúng ta có thể dễ
dàng cập nhật, chỉnh sửa bổ sung và tìm kiếm nội dung về các thửa đất một
cách dễ dàng và nhanh chóng.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề: “Quản lý
thông tin đất ở Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào? Liên hệ với
địa phương.”
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Khái niệm về quản lý thông tin đất

1.1 khái niệm hệ thống thông tin đất
-Hệ thống thông tin đất (LIS_land Information System) là hệ
thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai.Nó là cơ sở cho
việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư,phát triển quản lý và sử
dụng đất.













+ Con người
+ Công nghệ
+ Dữ liệu

Hệ thống
thông tin đất
Các quyết định
đúng hơn trong
việc quản lý sử
dụng tài nguyên
Sơ đồ 1: Các thành phần của LIS


Tổ chức thực hiện thông qua
phần mềm
Hệ thống thông tin đất
Thu thập Nhập Lưu trữ Xử lý Quảng bá và sử dụng
Sơ đồ 2: Sơ đồ vận hành của LIS
Nguồn dữ liệu Nguồn lực kĩ thuật
Nguồn lực con
người
5
1.2. Khái niệm quản lý thông tin đất
-Quản lý thông tin đất là một hoạt động thiết yếu của con
người trong hệ thống thông tin nhằm thiết kế và duy trì một môi
trường làm việc bên trong và bên ngoài hệ thống, để làm sao hệ
thống có thể hoàn thiện các nhiệm vụ và mục tiêu đã định,trên cơ sở
sử dụng tốt nhất các nguồn tài liệu,dữ liệu hiện co.
- Quản lý thông tin đất là quá trình xác định một loạt các hoạt
động của hệ thống được định hướng theo các mục tiêu ,trong đó các
hành động cơ bản là:xác định mục tiêu,lập kế hoạch để xác định mục
tiêu đó,tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.Chẳng hạn
các việc như chăm sóc,bảo trì các thông tin.Nó bao gồm các hoạt
động từ khi nhập dữ liệu vào hệ thống,kiểm tra,sắp xếp,phân loại
thông tin.
1.3. Chức năng
-Quản lý thông tin đất là nhằm lưu trữ một cách an toàn hạn
chế thấp nhất những sự cố làm thông tin bị thay đổi,hỏng thiết bị kỹ
thuật gây ra,sự cạnh tranh không lành mạnh của con người,do thời
gian gây nên.
-không cho phếp cá nhân xâm phạm bản quyền,thay đổi nội
dung của dữ liệu.
-Xây dựng các khuôn dạng dữ liệu cho phép,có khả năng phân

tích và xử lý dữ liệu, để tạo ra các sản phẩm khi có các yêu cầu về
thông tin.
-Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác để giúp các nhà
quản lý phục vụ cho công tác quản lý đất đai


6
1.4. Các dạng thông tin được quản lý trong các hệ thống thông tin đất
-Dữ liệu dạng chữ_số:Các dữ liệu dạng chữ số có thể lưu trong
các hồ sơ sổ sách hoặc văn bản và trong máy tính
-Dữ liệu đồ hoạ (bản đồ hay ảnh hoặc ảnh chụp máy bay, ảnh
vệ tinh):Dữ liệu đồ hoạ được lưu trữ bằng bản đồ,dữ liệu số được lưu
trữ trên băng từ đĩa từ…Thông thường hệ thống máy tính cung cấp
khả năng lưu trữ,nén,và hiển thi nhanh chóng một khối lượng dữ liệu
rất lớn.dữ liệu không gian số dạng Vecter hay Raster.
1.5. Đặc điểm của quản lý thông tin đất
Quản lý thông tin đất mang đầy đủ các đặc điểm của công tác
quản lý về dữ liệu và quản lý về hồ sơ
-Quản lý các thông tin về quá khứ,thông tin hiện tại và có thể
có các thông tin về tương lai.
-Quản lý các thông tin gốc, thông tin sao chép…
-Quản lý các sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động của
nghành theo một thể thống nhất ở tất cả các quốc gia
-Quản lý thông tin đất mang tính kinh tế,tính kỹ thuật và tính
xã hội đặc trưng
-Quản lý đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên,kinh tế
xã hội,pháp lý.
-Quản lý thông tin đất có khả năng cập nhật,bổ xung những
biến động về thông tin một cách thường xuyên và liên tục.
-Quản lý thông tin đất mang tính nhân dân





7
2.các phần mềm quản lý thông tin đất
Hiện nay các phần mêm quản lý thông tin đất đang được sử
dụng để quản lý các thông tin vể đât đai bao gôm:
 Microstation
 Mapinfo
 Famis
 Foxpro
 Arcview Gis
 Elis
3.Nội dung,chức năng, ứng dụng của các phần mềm
.
Chức năng của một số phần mềm trong quản lý thông tin đất
-Famis là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm
chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ
địa chính.Famis có khả năng xủ lý số liệu đo ngoại nghiệp ,xây
dựng xử lý và quản lý bản đồ dịa chính sô,Cở sở dữ liệu bản đồ địa
chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở
dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
-Phần mềm Famis có chức năng làm việc với số liệu đo đạc
mặt đất và với bản đồ địa chính.
+ Làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:Quản lý khu đo, đọc và
tính toán toạ độ của dữ liệu trị đo,giao diện hiển thị sửa chữa tiện lợi
và mêm dẻo,xuất dữ liệu,quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
+ Làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:Nhập dữ liệu
bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau,quản lý các đối tượng bản đồ theo

phân lớp chuẩn,tạo vùng tự động tính diện tích,hiển thị chọn sửa
chữa các đối tượng bản đồ,tạo hồ sơ thửa đất,xử lý bản đồ,liên kết
với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
8
-MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường
Windows, có chức năng kết nối với các ứng dụng Windows khác
(chẳng hạn như Microsoft Office). Trên nền một văn bản Office có
thể tạo một bản đồ MapInfo cho phép người dùng tương tác được
Mapinfor là một trong các phần mềm đang được dung như là
một hệ GIS trong quản lý thông tin bản đồ
-CiLIS là một trong những sản phẩm phần mềm của CIREN.
Sản phẩm này là một hệ thống quản lý thông tin đất đai. Hệ thống đã
được thử nghiệm tại một số địa phương trên cả nước phục vụ nhu
cầu quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả tốt.
Lơi ích của một hệ thống thông tin có dữ liệu số (dữ liệu điện
tử) được khai thác sử dụng trên các hệ thống máy tính là một điều
không cần phải bàn cãi. Hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin và
yêu cầu hội nhập như hiện nay. Việc nâng cao năng lực làm việc,
hiệu quả công việc, tiết kiện chi phí là một yêu cầu cấp thiết. Để làm
được việc này thì có một yêu cầu hết sức quan trọng đó là việc xây
dựng được các hệ thống thông tin có khả năng đáp ứng tốt các yêu
cầu về quản lý, của từng ngành, từng lĩnh vực, thỏa mãn tốt các yêu
cầu về sử dụng khai thác, và phân phối các thông tin vốn có trong hệ
thống phục vụ cho công tác quản lý của ngành, lĩnh vực đó đồng
thời cho các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan hay thậm chí là
đáp ứng được các đòi hỏi về thông tin của nhân dân
ViLIS không chỉ là một phần mềm chuyên ngành thuần túy mà
là một giải pháp tương đối toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công
tác quản lý đất đai ở nước ta.Mục tiêu tổng quát của phần mềm
ViLIS là tạo ra một môi trương làm việc mới và hiện đại cho các mặt

của công tác quản lý nhà nýớc về đất đai và là công cụ khai thác
thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội. ViLIS cung cấp đầy
đủ những công cụ, chức nãng để thực hiện các công tác nghiệp vụ
chuyên môn của công tác quản lý đất đai, bao gồm nhiều mô đun,
9
mỗi mô đun bao gồm các chức nãng hỗ trợ một nội dung của công
tác quản lý nhà nước về đất đai
- Mô đun quản lý cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống lưới tọa
độ-độ cao các cấp, mốc địa giới hành chính.
- Mô đun quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sõ
địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v;
- Mô đun đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, bản đồ địa chính và kê
khai đăng ký, in GCNQSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai;
- Mô đun hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính;
- Mô đun hỗ trợ quản lý qui hoạch đất đai, tính toán đền bù giải
tỏa tái định cứ theo quy hoạch;
- Mô đun trợ giúp quản lý tài chính về đất đai;
- Mô đun quản lý nhà ở và in GCNQSHN&QSDĐ;
- Mô đun quản lý hệ thống tài liệu đất đai;
- Mô đun trao đổi và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp của công tác
quản lý đất đai;
- Mô đun hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao
dịch đất đai trên mạng internet/intranet theo giao diện web;
- Mô đun quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai.

Các mô đun của VILIS để cung cấp các chức năng giải quyết được
nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống
nhất từ trên xuống dýới ở các cấp quản lý. VILIS liên tục được nâng
cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất

đai ở Việt nam hiện

10
- ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA
do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
ELIS được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông
tin ngành Tài nguyên và Môi trường
ELIS là một hệ thống tích hợp rất nhiều phân hệ. Mỗi phân hệ
có những chức năng và mục tiêu riêng nhưng đều chạy trên một nền
tảng công nghệ và được tích hợp trên một cơ sở dữ liệu tập trung
thông nhất.
Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý
biến động đất đai... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống
ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi
bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã
qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các
hồ sơ. Các chuyên gia của nhóm chuyên đề ELIS đã giới thiệu và
hướng dẫn quy trình quản lý hồ sơ, đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; quản lý biến động đất đai và quản lý điểm nóng
môi trường

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi
tắt là GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin

được hình thành
vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây.
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động
kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có
khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh

nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các
thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập,
quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với
11
một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ
liệu đầu vào.
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả
hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng
GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt
động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc.
Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những
quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào
chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số.
Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản
phẩm và dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp
của GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn
thám, đã cung cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. GIS đã
được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong
các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều
tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng
diễn biến tài nguyên môi trường
4.Quản lý thông tin đất ở trên thế giới
Hàn Quốc Hệ thống thông tin quản lý đất đai (LMIS) đã được
thiết lập vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin
đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các
chính sách quy hoạch đất đai của MOCT. Ban đầu, cơ sở dữ liệu đất
đai được thiết lập sử dụng ArcSDE. Cơ sở dữ liệu này bao gồm một
lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, địa chính, và
vùng sử dụng đất.
Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết được

các vấn đề. Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ
sở dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề
không trùng khớp với nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy
nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bị mòn theo thời gian hoặc do
12
những người không có chuyên môn thực hiện việc số hoá dữ liệu.
Thêm vào đó, một vài đối tượng trên các bản đồ không được sắp xếp
một cách thích hợp. Điều này xảy ra bởi các bản đồ địa hình, địa
chính và sử dụng đất được tạo ra theo các tham chiếu không gian
khác nhau. Thêm vào đó, các bản đồ khu vực sử dụng đất đều dựa
trên các bản đồ sai. Các bản đồ giấy đã được vẽ theo nhiều tỷ lệ khác
nhau và mối quan hệ giữa các các khu vực sử dụng đất cũng không
được định rõ.
Các khu vực sử dụng đất có mối quan hệ không gian theo kiểu
rời rạc, cận kề, cắt ngang, nằm trong và chồng lấp. ArcGIS 8.3
Desktop cung cấp các phép toán hình học giúp giải quyết những vấn
đề trên. Ngoài ra, thông qua các trường hợp nghiên cứu, các nguyên
tắc làm việc đã được thiết lập cho việc phát triển cơ sở dữ liệu không
gian và đang tiếp tục được bổ sung và cải thiện khi các vấn đề mới
được xác định và giải quyết.
Hiện thời, mỗi chính quyền địa phương đang quản lý máy chủ
dữ liệu của họ, những chiếc máy chủ này được mua từ ngân sách của
địa phương hoặc từ dự án thông tin quốc gia. Thêm vào đó, từ năm
2000, các nhân viên trực thuộc chính quyền đã được cung cấp máy
tính để bàn chạy nhiều hệ điều hành khác nhau. Trong hệ thống
thông tin quản lý đất đai, kỹ thuật thông tin mở được áp dụng để có
khả năng truy cập tự do giữa các chương trình ứng dụng khác nhau
làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên nhiều nền khác nhau và
để truyền thông tin giữa máy chủ dữ liệu với máy tính để bàn thông
qua Internet hoặc Intranet. Về mặt này, hệ thống thông tin quản lý

đất đai chọn và ứng dụng công nghệ 3 lớp client/server với CORBA
- một trong những chuẩn thực thi được đưa ra bởi OGC. Hiện nay
các học viện quốc gia có thể truy cập các cơ sở dữ liệu thông tin đất
đai thông qua một hệ thống mạng thông tin điều hành bởi chính phủ,
và cộng đồng có thể truy cập nó thông qua Internet.
13
Các hệ thống ứng dụng cho quản lý đất đai hiện nay đang được
chia theo chiều dọc theo quan hệ phân cấp giữa các đơn vị khác nhau
trong chính phủ (ví dụ, MOCT - thành phố/tỉnh chính - thành
phố/hạt/quận). Những hệ thống này bao gồm hệ thống hỗ trợ chính
sách đất đai của MOCT, nó hỗ trợ việc thiết lập quy hoạch và chính
sách đất đai, thu thập và phân tích các số liệu thống kê thông tin đất
đai; Hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất và hệ thống quản lý
hành chính đất đai của các tỉnh/thành phố chính; và Hệ thống hỗ trợ
quản lý đất đai của các thành phố, hạt và quận. Hệ thống hỗ trợ chính
sách đất đai và hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất được phát
triển sử dụng ArcInfo và MapObjects để tích hợp và phân tích dữ
liệu không gian và dữ liệu thống kê. Các hệ thống hiện thời chứa các
số liệu thống kê cơ bản, các phân tích, và yêu cầu trên các tập dữ liệu
không gian và thông tin phụ thuộc.
Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai thì được chia nhỏ ra thành các
hệ thống ứng dụng cho Quản lý giao dịch đất đai, Quản lý giá đất đã
niêm yết, Quản lý thu hồi lợi nhuận phát triển, Quản lý môi giới kinh
doanh bất động sản, Quản lý Dữ liệu không gian, và Dịch vụ thông
tin đất đai. Hệ thống dịch vụ thông tin đất đai cung cấp thông tin đất
đai cho các nhân viên và người dân thông qua Intranet và Internet,
đem lại lợi ích cho cả nhân viên và cư dân địa phương.
Hyunrai Kim, giám đốc của Bộ phận Quản lý đất đai của thành
phố Seoul nói: “Bằng các công cụ của Hệ thống dịch vụ thông tin
nhà đất, cư dân thành phố có thể nhận được các thông tin đất đai một

cách dễ dàng tại nhà. Họ không phải đến văn phòng, nơi mà nằm
cách xa nhà họ”. Hệ thống này đã tiết kiệm thời gian và chi phí. Với
Hệ thống quản lý giá đất niêm yết đã phát triển, nó có thể tính toán
giá đất trực tiếp. Ông Kim tiếp tục “Chúng tôi đang tiết kiệm chi phí
cho việc thuê gia công bằng việc sử dụng Hệ thống quản lý giá đất

×