Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.33 KB, 15 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn
nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội. Thuế thu nhập cá nhân thể hiện rõ
nét mối quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân trong quá trình
đóng góp, xây dựng và duy trì hoạt động của xã hội công cộng. Đánh thuế có đảm
bảo được tính công bằng và đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc chính vào
việc xác định đúng và đầy đủ các đối tượng chịu thuế. Sau đây, em xin được xem
xét và bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng chịu thuế thu
nhập cá nhân.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Sự ra đời của pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Ở Việt Nam, pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đã được Hội đồng nhà nước ban
hành lần đầu tiên vào ngày 27/12/1990 dưới dạng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người tiêu dùng có thu nhập cao. Sau đó, Pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung
nhiều lần và bắt đầu từ ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sau đây
gọi tắt là Luật thuế TNCN 2007) có hiệu lực thay thế cho Pháp lệnh trên.
2. Các đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là một bộ phận trong hệ thống thuế nên mang đầy đủ những đặc điểm
của thuế nói chung như: tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp, và là công cụ
để tập trung của cải xã hội dưới hình thức giá trị vào ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, ngoài những đặc điểm chung đó, thuế TNCN còn có một số đặc điểm riêng
như sau:
- Thuế TNCN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ
người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế, nên người nộp thuế không thể
1
chuyển giao gánh nặng nộp thuế cho người khác. Khác với loại thuế gián thu:
Người sản xuất là cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, còn người chịu thuế là
người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Do việc đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của
mỗi cá nhân nên dễ gây phản ứng của người dân đối với loại thuế này. Đó chính là
do “phạm vi ảnh hưởng của thuế tức tác động của thuế đến sự thay đổi thu nhập


của các đối tượng liên quan”. Bởi vậy, mỗi quốc gia đều căn cứ vào điều kiện kinh
tế chính trị, xã hội cụ thể của mình trong từng thời kỳ cũng như tác động của thuế
TNCN đối với thu nhập của cá nhân và ảnh hưởng của nó đến các thị trường liên
quan để quy định cho phù hợp, để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, vừa đảm
bảo ổn định xã hội.
- Thuế TNCN có đối tượng nộp thuế chỉ là các cá nhân có thu nhập chịu thuế.
Cá biệt có một số quốc gia, thuế TNCN được xác định như một loại thuế mà chủ
thể nộp thuế là gia đình hoặc Nhà nước ban hành thuế TNCN áp dụng chung cho
cả doanh nghiệp và cá nhân.
Đối tượng nộp thuế là tất cả cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế
phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Diện chịu thuế: Hầu hết các khoản thu nhập của cá nhân nhận được đều bị
đánh thuế không phân biệt nguồn gốc phát sinh, là nguồn thu thường xuyên hay
không thường xuyên.
- Thuế TNCN luôn luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Thuế
TNCN tác động trực tiếp tới việc phân phối lại thu nhập. Do vậy, thuế TNCN được
coi là công cụ hữu ích để điều tiết thu nhập, đảm bảo các mục tiêu công bằng xã
hội.
2
Để đảm bảo công bằng, thuế TNCN thường được đánh theo biểu lũy tiến
từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò điều tiết thu nhập của những người có
thu nhập cao, hạn chế sự động viên đóng góp của những người có thu nhập trung
bình và thấp, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Người có thu nhập cao, có
nhiều thu nhập thì phải đóng thuế nhiều hơn. Đây được coi là loại thuế công bằng
hơn so với các loại thuế khác vì nó đánh vào khả năng kinh tế của người nộp thuế.
- Xét về mặt kỹ thuật, thuế TNCN là loại thuế khá phức tạp, khó tính toán,
khó quản lý vì có diện đánh thuế và diện chịu thuế rộng. Khi tính toán thường phải
xét đến nhiều yếu tố như giảm trừ gia cảnh, mức thu nhập bình quân và đối tượng
chịu thuế…

- Xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN không ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi
cơ cấu kinh tế. Tính trung lập của loại thuế này cao hơn so với loại thuế khác. Việc
tăng hay giảm thuế hầu như không kéo theo những biến động lớn về mặt kinh tế.
II. CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Khác biệt giữa Luật thuế TNCN 2007 và Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao về đối tượng chịu thuế
Việc xác định đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNCN 2007 so với
Pháp lệnh trước đó hợp lí hơn rất nhiều, về cơ bản xác định đúng, đầy đủ các đối
tượng cần điều tiết thu nhập. Điều 1 của Pháp lệnh và nghị định số 147/2004/NĐ –
CP ngày 23/7/2004 qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao có xác định đối tượng chịu thuế thu nhập là :
- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động nước
ngoài có thu nhập
3
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không
thời hạn tại Việt Nam có thu nhập;
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không sinh
sống ở Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Theo tinh thần của điều luật trên, có thể thấy, nguyên tắc đánh thuế đối với người
có thu nhập cao của Việt Nam hiện hành dựa trên tiêu chí quốc tịch phân biệt
người Việt Nam và người nước ngoài, đồng thời, cũng kết hợp với tiêu chí cư trú
của đối tượng nộp thuế để phân biệ giữa những người không mang quốc tịch Việt
Nam với nhau. Theo đó, người nước ngoài (bao hàm cả người không quốc tịch)
được chia làm ba loại để áp dụng những cách tính thuế khác nhau như sau :
- Người nước ngoài định cư không thời hạn ở Việt Nam thì chịu sự điều tiết
thu nhập như người Việt Nam ở trong nước;
- Người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam hưởng thuế suất theo qui
định như người Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài và chịu sự điều tiết
phần thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;

- Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam chịu sự điều tiết đối với toàn
bộ những thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Cách xác định như trên thể hiên sự phức tạp trong cách tư duy của người làm luật,
đồng thời tạo tâm lý, ấn tượng không tốt cho người nước ngoài khi vào Việt Nam.
Vì rõ ràng ở đây có sự phân biệt giữa người công dân Việt Nam và người nước
ngoài, sự phân biệt không cần thiết giữa người nước ngoài cư trú không thời hạn
và người nước ngoài cư trú có thời hạn. Chính vì vậy, ảnh hưởng tiêu cực đến
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước.
Trong Luật thuế TNCN 2007, căn cứ để xác định đối tượng chịu thuế thu
nhập đã được thay đổi. Trong việc xác định đối tượng chịu thuế, Nhà nước chỉ dựa
4
trên tiêu chí là yếu tố cư trú của đối tượng nộp thuế Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 2 của
văn bản luật này có qui định:
“Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu
thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này
phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam”
Điều này có nghĩa là dù là người Việt Nam hay nước ngoài nếu thỏa mãn điều kiện
xác định là cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì đều chịu chính sách thuế như nhau.
Việc qui định như vậy tạo sự bình đẳng giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài, đồng thời cũng tránh được sự phức tạp trong việc xác định đối tượng chịu
thuế. Hơn nữa, nó còn thể hiện thiện chí của nước ta, tạo môi trường rộng mở và
tâm lí yên tâm cho nhà đầu tư, người nước ngoài khi vào làm việc và sinh sống tại
Việt Nam.
Theo yếu tố cư trú, Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 quy định:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký
thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời

hạn.
Qui định này khắc phục được thực tế là có rất nhiều người nước ngoài đến công tác
tại Việt Nam, rõ ràng là có ý định cư trú nhưng vẫn không thuộc diện chịu thuế.
Nhưng chắc chắn rằng khi họ đến cư trú làm việc ở Việt Nam thì đều phải thuê nhà
và đăng kí thường trú. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở đế xác định điều kiện cư trú
dựa trên các yếu tố này.
5
Do đó, có thể nói, việc đặt ra tiêu chí xác định yếu tố cư trú như trên đảm
bảo xác định tối đa đối tượng cư trú cần điều tiết thu nhập để tạo công bằng xã hội,
đồng thời, cũng tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan quản lí thuế trong việc xác định
đối tượng cần nộp thuế, diện chịu thuế.
2. Về việc xác định đối tượng chịu thuế theo thu nhập
Trong việc xác định đối tượng chịu thuế theo thu nhập, các quy phạm pháp luật
hiện hành gồm có Luật thuế TNDN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy
định về các thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thứ nhất tại Khoản 1 Điều 2 nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết về
khoản 1 Điều 2 của Luật thuế TNCN 2007 như sau:
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân
và Điều 3 Nghị định này. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng
nộp thuế như sau:
a) Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và
ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập;
b) Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại
Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
Quy định trên đã xác định rõ ràng, chắc chắn hơn về các đối tượng chịu thuế,
bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đói tượng nộp thuế một cách hợp lý.
Theo như quy định trên thì các thu nhập của các cá nhân cư trú phải chịu thuế là
thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, còn đối với các cá nhân
không cư trú thì tất cả các thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi

chỉ trả thu nhập, đều là thu nhập phải chịu thuế. Quy định trên khắc phục được
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×