Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÁO cáo THỰC tập PHÂN TÍCH hệ THỐNG điều KHIỂN CAO áp của NHÀ máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.81 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO THỰC TẬP
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
CAO ÁP CỦA NHÀ MÁY
Trình độ đào tạo: đại học
Hệ đào tạo: chính quy
Ngành: công nghệ kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành: hóa dầu
Khóa học: 2010-2014
Đơn vị thực tập: CTCP chế biến và sản xuất
dầu khí phú mỹ
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn
Toàn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh
Bà Rịa Vũng Tàu, tháng năm 2014
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………
Ngày tháng năm 2014


Xác nhận của đơn vị
(Ký tên,đóng dấu)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Kiến thức chuyên môn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Nhận thức thực tế
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Đánh giá khác
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Đánh giá kết quả học tập
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……
Giảng viên hướng dẫn
(ký ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, ban quản lý
nhà máy đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu hệ thống công nghệ và dây
chuyền sản xuất của nhà máy, cám ơn các anh bên phòng kỹ thuật đã tận tình
giải đáp thắc mắc cho em trong quá trình làm việc với các anh, giúp cho em

hiểu hơn về công việc thực tế và kinh nghiệm trong môi trường làm việc
trong công ty cũng như trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn đến quý giảng viên trường đại
học Bà Rịa–Vũng Tàu, những người đã tạo cho em lối đi vào cuộc sống, giúp
em vững vàng hơn khi bước vào đời, đó là những hành trang vô cùng quý giá,
là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Xin cảm
ơn thầy Nguyễn Văn Toàn, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học
tập và tận tình giải đáp cho em những thắc mắc trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế
nên bài báo cáo không sao tránh khỏi những sai sót kính mong nhận được sự
góp ý, nhận xét từ phía Thầy, Cô cũng như các anh chị trong nhà máy để kiến
thức của em ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
MỞ ĐẦU
Để đáp ứng cho sự phát triển của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, chúng ta phải học hỏi, tìm hiểu và cải tiến nền kinh tế cũng như nền
công nghiệp trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về thị trường trong nước cũng
như nước ngoài.
Trong những mấu chốt quan trọng là nền khoa học kỹ thuật trong nước
còn chưa phát triển, nên phải tiếp thu nền khoa học kỹ thuật nước ngoài, cũng
như nhập khẩu các máy móc tiên tiến để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước
đảm bảo chất lượng sản phẩm cho việc tiêu thụ và xuất khẩu.
Trong hệ thống điều khiển nhà máy, hệ thống khí điều khiển cũng là một
phần quan trọng cần phải có của hệ thống điều khiển nhà máy, hệ thống khí
điều khiển đóng vai trò là một nguồn cung cấp khí cao áp dùng để điều khiển
các thiết bị, cũng như cung cấp một lượng lớn khí cho quá trình vệ sinh, bảo
dưỡng nhà máy. Để có một lượng lớn khí để cung cấp cho quá trình, ở đây
công ty sử dụng hai máy nén trục vít không dầu hiệu INGERSOLL-RAND

xuất sứ từ Mỹ, việc tìm hiểu và phân tích hệ thống cao áp nhà máy được đề
cập đến trong bài báo cáo này, nhằm nâng cao hiểu biết, cách điều khiển, vận
hành, bảo dưỡng và tối ưu hóa hệ thống trong nhà máy, để đáp ứng nhu cầu
hiện nay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
1. Lịch sử hình thành
Ngày 31/12/1999. Hội đồng quán trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra
quyết định số 5058/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt đầu tư xây dựng Nhà máy
chế biến Condensate tại xã Phước Hoà – tân Thành – Bà Rịa vũng Tàu.
Ngày 01/12/2010 nhà máy đổi tên thành Công ty cổ phần sản xuất và chế
biến dầu khí Phú Mỹ gọi tắt là PV Oil Phú Mỹ.
Nhà máy được triển khai xây dựng từ tháng 03 năm 2000 theo hình thức
hợp đồng trọn gói EPCC bằng phương thức đấu thầu quốc tế. Nhà thầu chịu
trách nhiệm toàn bộ từ khâu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt và chạy thử.
Sau 3 năm xây dựng nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 07/2004.
2. Vị trí địa lí
Nhà máy chế biến Condensate – CPP được xây dựng cạnh kho cảng Thị
Vải (TVT), cách 6km về phía tây xã Phước Hoà, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 2 giờ đi xe theo quốc lộ 51, nằm
giữa TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
3. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhà máy được đầu tư xây dựng với tổng nguồn vốn đầu tư là 16700 triệu
USD, trong đó Tổng công ty dâu khí Việt Nam nay là Tập đoàn dầu khí Việt
Nam đầu tư 20% còn lại 80% đầu tư là vốn vay ngân hàng. Nhà máy sẽ đưa
lại lợi ích cho nhà nước khoảng 40 triệu USD/năm, làm tăng thêm doanh thu
cho nghành dầu khí khoảng 120 triệu USD/năm, lợi nhuận bình quân hàng
năm khoảng 1,2 triệu USD.
4. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của nhà máy là chế biến

Condensate nặng thành xăng có chỉ số RON 83, dầu DO. Theo kế hoạch,sản
lượng tối đa hàng năm của nhà máy khoảng 340.000 tấn xăng A83 và 28.600
tấn dầu DO. đây là điều kiện tốt để giúp cho nhà máy có thể xâm nhập và
phân phối cá sản phẩm xăng dầu trong nước và tạo điều kiện chủ động cho
việc tiêu thụ các sản phẩm khai thác của nghành dầu khí như: Condensate
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bạch Hổ, Condensate Nam Côn Sơn, Condensate Rồng Đôi và các sản phẩm
của nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quãng Ngãi).
5. Nhiệm vụ
Nhà máy có nhiệm vụ chính sau:
- Quán lý, vận hành, bảo dưỡng nhà máy chế biến condensate.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh các
sản phẩm dầu mỏ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng công ty dầu khí Việt Nam uỷ quyền.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CAO
ÁP CỦA NHÀ MÁY
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hệ thống khí điều khiển (AI) gồm những thiết bị cung cấp khí cho tất cả
các thiết bị điều khiển. Hai máy nén khí chạy điện với thiết bị sấy khô khí sẽ
đảm nhiệm việc cung cấp khí điều khiển. cũng như dùng trong việc lao chùi
và thổi được dẫn đến tất cả các khu vực của nhà máy, nơi các công cụ khí
được dùng cho việc bảo dưỡng thiết bị.
1. Hệ thống điều khiển cao áp
1.1. Nguyên lý hoạt động
Không khí đầu tiên đi qua bộ lọc (Air Filter), tại đây không khí được lọc
loại bỏ sơ cấp Condensate và bụi sau đó đi vào máy nén khí, cấp nén thứ nhất
của máy nén khí, sau khi được nén cấp thứ nhất áp suất khí được nén sơ bộ tới
áp suất từ 1,7 đến 2,4 barg.

Sau đó không khí được làm mát trước khi được nén ở cấp thứ hai tại van
đầu ra của của máy nén khí thu được khí với áp suất mong muốn. Không khí
sau khi được nén thì được làm mát bằng bộ làm mát, và được bơm vào bình
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tách hơi nước, tại đây không khí nén được tách hơi nước và loại bỏ
Condensate một lần nữa.
Không khí nén tiếp tục được đưa vào bình lưu tạm thời để chống lại sự
trào lên đột ngột của khí nén. Sau đó khí từ bình lưu tạm thời một phần bơm
vào bình chứa, bình chứa khí nhà máy dùng cho các công việc lau chùi làm
sạch đường ống, van… phần còn lại được sấy khô bằng máy sấy, đồng thời
khi đi qua máy sấy không khí cũng được làm mát rồi tiếp tục qua bộ phận lọc
tinh.
Không khí nén sau khi qua bộ phận lọc tinh sẽ thu được khí nén đạt tiêu
chuẩn khí điều khiển và được lưu trữ trong bình chưa khí điều khiển. Từ hai
bình chứa khí nhà máy và bình chứa khí điều khiển, khí nhà máy và khí điều
khiển được phân ra khắp nhà máy, tới tất cả các thiết bị.
1.2. Tổng quan về hệ thống và hoạt động của một số thiết bị
1.2.1. Tổng quan về hoạt động của hệ thống
Máy nén khí Sierra thuộc loại động cơ điện, hai cấp kiểu trục vít với các
phụ tùng đi kèm như ống dẫn, dây dẫn, Nó hoàn toàn chứa bộ nén khí
không dầu. Một máy nén khí tiêu chuẩn bao gồm các thiết bị sau:
• Bộ lọc khí đầu vào.
• Động cơ và bộ nén khí.
• Hệ thống điều áp dầu và bộ làm mát.
• Hệ thống điều khiển lưu lượng ON/OFF.
• Hệ thống điều khiển khởi động động cơ.
• Các thiết bị đo đạc.
• Hệ thống dự phòng an toàn.
• Bộ làm mát trung gian (Intercooler).

• Bộ làm mát thứ cấp (Aftercooler).
• Bộ tách hơi nước cấp thứ nhất và thứ hai.
• Bộ tự dộng loại bỏ Condensate cấp thứ nhất và cấp thứ hai.
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Động cơ và các đầu dẫn khí được gắn làm một bộ với nhau. Hệ thống
này được cách ly với chân đế bằng cao su. Các đường ống mềm (Flexible)
được sử dụng khi cần thiết để cách ly hệ thống vơi người vận hành.
1.2.2. Áp suất và nhiệt độ thiết kế
Chế độ hoạt động bình thường ở áp suất cho máy nén khí Ingersoll-Rand
Sierra vào khoảng 7,0 bar, 8,5 bar và 10 bar. Ap suất lớn nhất cho phép là lớn
hơn áp suất hoạt động trong chế độ bình thường là 0,2 bar được thể hiện trên
nhãn của máy.
Van an toàn trung gian được đặt ở áp suất 3,1 Barg, 90 – 150 kW, 125 –
500 HP hay 3,8 Barg 200 – 300 kW, 250 – 400 HP. Van an toàn cấp thứ hai
được đặt giá trị lớn nhất là 11,4 barg. Hệ thống điều áp được thiết kế hoạt
dộng tốt với giá trị đặt của van an toàn như trên. Máy nén khí chuẩn được
thiết kế cho hoạt động trong khoảng từ 2 – 46
O
C.
1.2.3. Hệ thống khí nén
Không khí nén đi vào máy nén thông qua một lỗ bên phải. Nó đi qua bộ
giảm âm trước khi tới bộ lọc. Dọc theo một vòng ống rồi đi vào van đầu vào
cấp thứ nhất của máy nén khí sau đó không khí nén đi ra theo van đầu ra. Một
hệ thống quay hình xoắn ốc nén không khí tới áp suất từ 1,7 đến 2,4 barg. Nó
được thổi vào ống ventury để làm giảm sự giao động áp suất. Sau đó bộ làm
mát trung gian sẽ giảm nhiệt độ không khí trước khi vào cấp thứ hai. Một van
đầu ra an toàn được lắp đặt trong hệ thống để chống lại áp suất cao khác
thường ở trạng thái trung gian. Bộ tách hơi nước được lắp đặt ngay sau bộ
làm mát trung gian để loại bỏ Condensate có thể sảy ra ở một điều kiện nào

đó như độ ẩm hay nhiệt độ. Một kết nối mở rộng được sử dụng giữa bộ tách
hơi nước và cấp thứ hai của máy nén khí.
Cấp thứ hai của máy nén khí được sử dung để tạo ra áp suất khí nén
mong muốn. Sự giao động của áp suất được giảm bằng ống venturi. Một mối
nối mở rộng để ngăn cản sự rung động. Một van kiểm tra kiểu xốp được lắp
đặt để ngăn sự ngược trở lại của không khí vào máy nén khí. Bộ làm mát thứ
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cấp làm mát không khí để được nhiệt độ phù hợp trong khi bộ tách hơi nước
loại bỏ lượng lớn Condensate. Trong suốt quá trình hoạt động không tải thì
các van đầu vào/ra luôn ở trạng thái đóng, dọc theo ống dẫn van xả được mở
để loại bỏ khí xả.
1.2.4. Hệ thống loại bỏ Condensate
Bộ tách hơi nước được đặt ngay sau máy làm mát trung gian và máy làm
mát thứ cấp để lấy và loại bỏ bất kỳ dạng Condensate nào khỏi máy nén khí.
Condensate được loại bỏ thông qua hoạt động điện của van Selonoid. Khoảng
thời gian mở của van dược đặt trước từ 2 đến 20 giây, khoảng thời gian giữa
hai lần mở được đặt trước từ 60 đến 360 giây, và tùy thuộc vào điều kiện môi
trường xung quanh. Nếu nhiệt độ môi trường và/hoặc độ ẩm cao thì các
khoảng thời gian này có thể được giảm xuống. Nhà máy CPP đặt khoảng thời
gian này vào khoảng 180 giây.
Các bộ điều khiển van tay được đặt ở bên ngoài hệ thống con. Những
van này được lắp lỏng bên trong vỏ máy và cần được nối với các cổng. Các
bộ lọc được lắp đặt ngược dòng (upstream) để ngăn các dạng Condensate đặc
biệt vào van Selonoid. Trước khi bảo dưỡng thì các van, bộ lọc… phải được
đóng lại để cách ly áp suất cao có thể làm nguy hại cho con người.
1.2.5. Hệ thống dầu bôi trơn
Bình chứa dầu được đặt bên trong hộp số. Một bộ lọc dầu được đặt bên
trong đường ống đến bơm. Bơm dầu là loại có thể thay đổi tốc độ được điều
khiển bằng tay cầm của máy nén khí. Từ bơm, dầu đi qua van giảm áp tới bộ

làm mát.
Chức năng của van giảm áp là ngăn sự quá áp của hệ thống. Nó có thể
làm trệch hướng một ít dầu quay trở lại bình chứa dầu. Ở phía đầu ra của máy
làm mát là van tĩnh nhiệt. Van này trộn dòng dầu nóng và dòng dầu lạnh để
cấp dòng dầu với nhiệt độ tối ưu cho giá đỡ và hộp số.
Sau đó dầu đi qua bộ lọc rồi qua bộ ống xả. Từ miệng của lỗ xả áp suất
vào khoảng 2,8 đến 3,5 barg và nhiệt độ từ 54 đến 68
O
C. Hộp số được thông
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
với lỗ thông hơi. Ống thông hơi ngăn hơi dầu từ đầu ra của bình chứa dầu. Bộ
xả hơi nước, dầu được nối với hệ thống thông gió.
1.2.6. Hệ thống làm mát bằng khí
Các bộ làm mát trung gian, bộ làm mát thứ cấp, quạt, động cơ là một bộ
hoàn chỉnh. Bộ tản nhiệt và quạt được gắn trực tiếp trên bộ máy nén khí.
Dòng khí mát được đi ra đầu cuối của vỏ máy, qua bộ tản nhiệt và được loại
bỏ ở phía trên cùng của máy.
1.2.7. Hệ thống làm mát bằng nước.
Bộ làm mát trung gian, bộ làm mát thứ cấp, bộ làm mát dầu có vỏ và
đường ống trao đổi nhiệt với nhau. Bộ làm mát trung gian và bộ làm mát thứ
cấp được thiết kế theo kiểu hộp chứa nước (“water in the shell”), còn bộ làm
mát dầu theo kiểu nước chảy trong các đường ống (“water in the tube”). Dòng
nước mát chảy qua mỗi ba phần tử song song. Một van selononid được lắp đặt
ở đường ống thải nước từ náy nén. Các đường ống này có thể được tháo bỏ dễ
dàng cho việc bảo dưỡng, lau chùi.
1.2.8. Hệ thống điện
Hệ thống thống điện của máy nén khí dùng bộ điều khiển
INTELLYSYS. Các thiết bị điện/điện tử tiêu chuẩn bao gồm:
• Bộ điều khiển INTELLYSYS.

• Bộ khởi động động cơ máy nén khí kiểu đổi sao – tam giác, với công
tắc phụ trợ và rơle quá tải.
• Bộ khởi động quạt làm mát điều khiển bằng tay và cầu dao hay cầu
chì.
• Bo mạch nguồn cung cấp.
• Rơle quá tải động cơ chính.
• Bộ điều khiển rơle, máy biến áp, cầu chì.
 Bộ khởi động kiểu sao – tam giác
Nhờ sử dụng bộ khởi động kiểu đổi sao – tam giác, máy nén khí có thể
khởi động và tăng tốc mà tránh được tác động của dòng điện lớn lúc khởi
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
động. Bộ khởi động này hoàn toàn tự động và được điều khiển bằng bằng bộ
điều khiển INTELLYSYS.
1.2.9. Bộ điều khiển dung lượng
 Tự động khởi động không tải
Máy nén khí luôn khởi động ở chế độ không tải. Khi ở chế độ không tải
thì van đầu vào gần như đóng lại, và van xả thì được mở, máy nén khí hoạt
động với năng lượng nhỏ nhất.
 Bộ điều khiển đóng mở đường ống
Bộ điều khiển đóng mở đường ống sẽ phân phối không khí đầy dung tích
của bình chứa khí nén (khi máy nén hoạt động với công suất lớn nhất) hoặc
ngược lại (khi máy nén khí hoạt động với công suất thấp nhất). Bộ điều khiển
INTELLYSYS sẽ đáp ứng sự thay đổi áp suất của khí nhà máy. Bộ điều khiển
INTELLYSYS sẽ tăng cường hoạt động của van selonoid (1SV) tác động đến
xilanh và máy nén khí hoạt động hết công suất khi áp suất khí nhà máy tụt
xuống mức thấp được đặt trước, sau đó máy nén sẽ hoạt động để bơm khí vào
hệ thống khí nhà máy. Nếu áp suất khí nhà máy tăng tới mức cao đạt trước thì
bộ điều khiển INTELLYSYS sẽ giảm hoạt động của van 1SV ngừng tác động
vào xilanh cho phép máy nén khí hoạt động ở chế độ không tải. Máy nén tiếp

tục chạy năng lượng cung cấp nhỏ nhất.
Nếu không có yêu cầu về khí thì máy nén khí sẽ dừng hoạt động chuyển
sang chế độ chờ sau khi hoạt động một khoảng thời gian được đặt trong bộ
điều khiển.
1.2.10. Bộ điều khiển tự động khởi động/dừng
Bộ điều khiển tự động khởi động/dừng là bộ tiêu chuẩn cho máy nén khí
không dầu.
Trong suốt khoảng thời gian yêu cầu không khí thấp, nếu áp suất đường
ống tăng lên điểm đặt trước bộ điều khiển INTELLYSYS dừng tính thời gian.
Nếu áp suất đường ống vẫn giữ ở mức cao hơn mức thấp trong khoảng thời
gian đặt trước thì máy nén khí sẽ tự động dừng. Trong cùng khoảng thời gian
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đó, bộ tự động khởi động lại sẽ thông báo máy nén khí sẽ tự động dừng và sẽ
tự động khởi động lại. Bộ tự động khởi động lại được thực hiện khi áp suất
đường ống tụt xuống mức thấp.
Mức cao, mức thấp và thời gian trễ khi Shutdown được đặt tại bảng điều
khiển. Trong khoảng thời gian trễ 10 giây sau khi Shutdown thì máy nén
không thể khởi động lại được thậm chí ngay cả khi áp suất đường ống tụt
xuống mức thấp. Điều này cho phép động cơ dừng hẳn và bộ điều khiển thu
nhận dữ liệu điều kiện hoạt động. Nếu áp suất đường ống thấp hơn mức thấp
sau khoảng 10 giây thì máy nén sẽ tự động khởi động trừ phi khoảng thời gian
trễ được đặt lớn hơn 10 giây.
 Thời gian trễ
Đây là khoảng thời gian áp suất đường ống phải được giữ ở mức thấp
hơn mức thấp trước khi máy nén có tải hoặc khởi động. Một bộ timer sẽ
không cho hệ thống mang tải sau khi khởi động hoặc khi khoảng thời gian
này đặt ở 0. Khi hết khoảng thời gian đặt trước thì timer sẽ được kích hoạt, bộ
phận hiển thị sẽ đếm ngược, khi đạt tới giá trị 0 thì máy nén sẽ mang tải hoặc
khởi động.

 Bộ tự động khởi động/dừng hoạt động
Khi đang hoạt động, máy nén khí phải đáp ứng khoảng thời gian trước
khi bộ điều khiển INTELLYSYS sẽ dừng máy nén bằng bộ tự động
Start/Stop. Một timer sẽ ngăn máy nén tự động khởi động hơn 6 lần một giờ
bằng cách yêu cầu máy nén chạy ít nhất 10 phút sau mỗi lần tự động khởi
động.
Khoảng thời gian 10 phút thực thi này có thể được nạp hoặc xóa hoặc kết
hợp cả hai và cho phép giảm nhiệt độ của phát ra trong khi động cơ khởi
động. Khi đã hoàn tất việc cài đặt thời gian, bộ điều khiển sẽ dừng máy nén
và tự động bật đèn thông báo sẽ khởi động lại và hiển thị AUTOMATIC
RESTART trên màn hình.
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cảm biến áp suất 4APT tiếp tục giám sát việc giảm áp và gửi thông tin
đến bộ điều khiển và tự động khởi động lại máy nén khi áp suất tụt xuống
mức thấp.
1.2.11. Tùy chọn khởi động/dừng từ xa
Tùy chọn khởi động/dừng từ xa cho phép vận hành viên điều khiển máy
nén từ xa. Chức năng này có thể tùy chọn. Khi chức năng này được chọn, hai
công tắc khác có thể được nối tới ITELLISYS để khởi động hoặc dừng từ xa.
Công tắc dừng là loại thường đóng, công tắc khởi động là loại thường mở.
1.2.12. Cảm biến mức Condensate
Thiết bị này ngăn Con-densate trong quá trình tách hơi nước ở mức cao,
và bảo vệ ngăn không cho Condensate không bị cuốn theo vào bộ phận nén
khí cấp thứ hai. Nếu như bộ lọc Condensate bị tắc hay không hoạt động thì
sẽ có một tín hiệu tới bộ điều khiển điều khiển dừng bộ phận đó và hiển thị
báo động HIGH COND LEVEL (Mức Condensate cao).
Cảm biến mức cao Condensate (high Condensate level switch), Lựa
chọn này ngăn mức cao Condensate trong bình tách hơi nước trung gian, ngăn
hiện tượng Condensate bị cuốn theo dòng khí vào cấp nén khí thứ hai của

máy nén. Nếu hệ thống loại bỏ Condensate bị kẹt hoặc không hoạt động thì
cảm biến này sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển để dừng hệ thống và hiển thị
báo động HIGH COND LEVEL.
1.3. Hoạt động của các thiết bị khác trong hệ thống
1.3.1. Bộ phận lọc tinh
Bộ phận lọc tinh được chế tạo chọn bộ với công nghệ cao nhằm đạt được
khí nén với tiêu chuẩn đặt ra. Dòng khí sau khi qua bộ lọc tinh được lưu trữ
trong bình chứa khí nén. Sau một khoảng thời gian nhất định khí nén được lấy
mẫu để kiểm tra các tiêu chuẩn của khí nén, nếu có tiêu chuẩn nào không đảm
bảo thì bộ phận lọc tinh sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng.
1.3.2. Các van an toàn (PSV – Pressure Safe Vavle)
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các van an toàn PSV2009, PSV2010, PSV2011 được lắp đặt trên bình
chứa khí nén với mục đích tự động xả khí khi áp suất trong bình quá cao tránh
hiện tượng nổ bình chứa khí. Áp suất trong bình chứa khí khi lớn hơn gía trị
đặt là 1,2Mpa thì các van này sẽ tự động xả để giảm áp suất trong bình xuống
mức thấp hơn là 1,2Mpa.
1.3.3. Các bộ làm mát và bộ phận tách hơi nước và sấy khí
Các bộ làm mát trong hệ thống khí điều khiển và khí nhà máy là hệ
thống quạt làm mát, các quạt với công suất lớn được dẫn động bằng các động
cơ điện có tác dụng làm mát dòng khí nén đảm bảo một nhiệt độ ổn định là
17
O
C trước khi đi vào bình tách hơi nước V-21A/B.
Khí nén sau khi được tách hơi nước bằng bộ tách hơi nước V-21A/B và
bộ phận sấy khí M-21A/B thì khí nén được coi như là khí lý tưởng (nồng độ
hơi nước rất thấp, gần như bằng không).
Không khí được sấy theo nguyên tắc nhiệt độ thấp, dòng khí được được
cho qua hệ thống làm lạnh tới nhiệt độ hóa sương do đó hơi nước trong dòng

khí bị ngưng tụ và được tách ra nhờ hệ thống van xả.
1.3.4. Các cảm biến trong hệ thống
Các cảm biến áp suất PI2001, PI2002, PI2003 đo áp suất trực tiếp trên các
bình chứa V22, V23, V24 và thông báo về trung tâm điều khiển áp suất của
các bình này. Còn các cảm biến áp suất PALL2004A, PALL2004B,
PALL2004C là các cảm biến báo động áp suất thấp (Pressure Alarm Low
Low), khi hai hoặc ba trong ba cảm biến này báo động thì có nghĩa là áp suất
trong bình chứa khí điều khiển ở mức rất thấp phải Shutdown cả nhà máy vì
không đủ khí điều khiển. Sở dĩ phải sử dụng đến ba cảm biến là để tăng độ
chính xác, tránh báo động giả hay lỗi thiết bị.
2. Hoạt động của hệ thống máy nén khí
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1. Cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của máy nén khí
2.1.1. Cấu tạo chung
Máy nén khí sử dụng trong Nhà máy chế biến Condensate là loại máy
nén khí kiểu trục vít 2 cấp, được mô tả trong hình bên.
Không khí được nén bằng cách tăng tốc trong các rãnh hình xoắn ốc
dưới tốc độ quay rất cao của trục vít.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống khí nén
Không khí đi qua bộ lọc khí (Hình 2.8), tại đây không khí được làm
sách sơ cấp trước khi vào máy nén. Sau khi đi qua một van điều tiết không khí
được nén ở cấp thứ nhất tới áp suất 26 – 40 PSGI (1.8 – 2.5 Kg).
Không khí sau khi được nén cấp thứ nhất thì được cho đi qua mộtống
Venturi để tăng tốc và đươc làm mát nhờ bộ làm mát trung gian (Intercooler)
sau đó được tách một phần hơi nước và Condensate nặng trước khi được nén
ở cấp thứ hai.
Ở cấp thứ hai không khí sẽ được nén tới áp suất mong muốn. Khí nén
tiếp tục cho qua một ống Venturi và sau đó được làm mát bằng bộ làm mát
thứ hai (Aftercooler), qua mỗi bộ làm mát khí nén được loại bỏ hơi nước

ngưng tụ nhờ một van xả dược lắp đặt ngay sau mỗi bộ làm mát.
Sau khi được làm mát lần thứ hai khí nén tiếp tục được tách hơi nước và
Condensate một lần nữa, khí này thu được đảm bảo yêu cầu về áp suất và sẽ
tiếp tục được đưa đi xử lý để sản suất khí nhà máy và khí điều khiển.
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.7 – Nguyên lý hoạt động của máy nén khí
2.2. Hoạt động của một số thiết bị trong máy nén khí
2.2.1. Bộ Lọc
Bộ lọc có tác dụng loại bỏ những hạt bụi có kích thước lớn trong không
khí, có cấu tạo là những tấm lưới bằng kim loại, đường kính mỗi lỗ là 10
micromet, tuổi thọ của thiết bị này vào khoảng 3000 đến 4000 giờ.
2.2.2. Van khí đầu vào và van xả
Không khí sau khi được lọc sơ bộ thì được điều khiển bằng một van
bướm cung cấp cho máy nén khí.
2.2.3. Bộ phận nén khí
Máy nén khí có hai bộ phận dùng để nén khí (hai cấp). Cấp thứ nhất nén
không khí tới áp suất 26 – 40 PSIG (1,8 – 2,5 Kg). Khí nén sau khi được nén
ở cấp thứ nhất có nhiệt độ rất cao có thể gây nguy hiểm cho một số thiết bị,
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
do đó hệ thống sẽ tự động dừng khi nhiệt độ khí nén tăng lên 238
O
C. Tốc độ
quay của trục vít là 11603 vòng/phút. Tự động dừng khi áp suất khí nén tăng
tới giá trị 2,6 Kg.
Ở cấp nén thứ hai không khí sau khi qua các hai đoạn trước như làm mát,
lọc… khí nén tiếp tục được nén tới áp suất mong muốn. Tốc độ quay của trục
vít là 18160 vòng/phút. Hệ thống tự động dừng khi nhiệt độ đạt 271
O

C.
(1 Bar = 0,1 MPa = 14,5 PSIG).
2.2.4. Bộ làm mát
Khí nén được làm mát theo nguyên tắc trao đổi nhiệt, dòng khí nóng
được trao đổi nhiệt với dòng nước mát từ bộ làm mát nước. Hệ thống có hai
bộ làm mát: một bộ làm mát trung gian (Intercooler) và bộ làm mát thứ hai
(Aftercooler).
Intercooler: Làm mát khí nén cho công đoạn nén cấp thứ hai, khí nén
được làm mát đến nhiệt độ 41
O
C. Hệ thống tự động Shutdown khi nhiệt độ
dòng khí lên đến 60
O
C. Thời gian bảo dưỡng 4000 giờ.
Aftercooler: Làm mát khí nén sau khi khí nén được tiếp tục nén ở cấp
thứ hai, ở cấp này nhiệt độ khí nén được làm mát ở nhiệt độ 31
O
C. Thời gian
bảo dưỡng 4000 giờ.
2.2.5. Bộ tách hơi nước
Bộ tách hơi nước có tác dụng loại bỏ hơi nước ngưng tụ và một số loại
Condensate khác trong quá trình nén khí, hoạt động theo nguyên tắc làm lạnh
dòng khí nén tới nhiệt độ hóa sương, hơi nước sẽ ngưng tụ và đi xuống đáy
bình. Khi lượng nước này tới một mức đặt trước thì một van xả sẽ tự động mở
để xả ra ngoài.
2.2.6. Các cảm biến nhiệt độ
• 2ATT (Temp sensor) – Cảm biến này được ngay sau bộ phận nén
khí cấp thứ nhất với mục đích là đo nhiệt độ khí nén sau khi được
nén ở cấp thứ nhất. Cảm biến này này sẽ phát tín hiệu Shutdown khi
nhiệt độ khí nén lên tới 238

O
C.
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• 3ATT – Cảm biến này được đặt tại bình tách tơi nước trung gian,
với mục đích đo nhiệt độ khí nén đầu vào cấp nén thứ hai, nó sẽ sét
tín hiệu Shutdown khi nhiệt độ khí nén lên tới 60
O
C.
• 4ATT – Cảm biến này được đặt sau bộ phận nén khí cấp thứ hai với
mục đích đo nhiệt độ khí nén sau khi được nén ở cấp thứ hai. Cảm
biến này sẽ sét tín hiệu Shutdown khi nhiệt độ khí nén sau cấp nén
thứ hai lên tới 271
O
C.
• 7ATT – Cảm biến này có nhiệm vụ thông báo nhiệt độ khí nén sau
khi làm mát bằng bộ làm mát thứ hai (Aftercooler). Khi nhiệt độ khí
nén lên tới 60
O
C cảm biến này chỉ đưa ra tín hiệu thông báo (không
Shutdown) để báo động cho vận hành viên kịp thời xử lý.
2.2.7. Các cảm biến áp suất
• 2APT – Cảm biến đo áp suất khí nén đầu vào bộ phận nén khí cấp
thứ hai, và sét tín hiệu dừng (Shutdown) hệ thống khí áp suất khí
nén lên tới 2,6 Kg.
• 3APT – Cảm biến áp suất này có mục đích đo áp suất khí nén sau
khi được nén ở cấp thứ hai, phát tín hiệu Shutdown hệ thống khi áp
suất khi nén vượt quá giá trị đặt +1Kg.
• 4APT – Cảm biến này đo áp suất khí nén tại bình tách hơi nước thứ
hai, sét tín hiệu Shutdown khi áp suất khí nén vượt quá giá trị đặt

+1Kg.
3. Sự cố và cách khắc phục
3.1. Khởi động bị lỗi (điốt phát quang thường bật sáng)
 Cầu chì bị cháy: xem đường điện để bảo dưỡng hoặc thay thế
 Pha sai hoặc thiếu pha: xem đường điện để bảo dưỡng hoặc thay thế
 Dây cáp nối lỏng hoặc chỗ tiếp xúc nhỏ: xem đường điện để bảo
dưỡng hoặc thay thế
 Hiệu điện thế cung cấp quá thấy: xem đường điện để bảo dưỡng
hoặc thay thế
 Môtơ không hoạt động: xem đường điện để bảo dưỡng hoặc thay thế
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Cơ cấu chính không hoạt động: quay cơ cấu chính bằng tay, nếu nó
không quay, liên lạc với công ty hoặc người bán hàng.
3.2. Nhiệt độ ra quá cao trên 75o C
 Dầu bôi trơn thiếu: kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu khí
 Nhiệt độ xung quanh quá cao: cải thiện hệ thống thông gió và giảm
nhiệt độ phòng
 Máy làm mát bên sườn bị tắc: làm sạch sườn máy làm mát
 Lọc dầu bị tắc: thay thế lọc dầu
 Van điều khiển nhiệt độ không hoạt động: kiểm tra dầu có được làm
mát khi đi qua máy làm mát, nếu không sửa chữa hoặc thay thế van
điều khiển nhiệt độ.
 Loại dầu bôi trơn không đúng: kiểm tra loại dầu và thay dầu
 Quạt làm mát không có tác dụng: sửa chữa hoặc thay thế quạt làm
mát và động cơ điện
 Cảm biến nhiệt độ hỏng: kiểm tra hoặc thay thế cảm biến nhiệt độ.
3.3. Nhiệt độ ra thấp hơn thông số bình thường (dưới hơn 75 o C)
 Nhiệt độ xung quanh quá thấp: giảm thích hợp độ nóng xung quanh
máy làm mát

 Van điều khiển nhiệt độ không làm việc: sửa chữa hoặc thay thế van
điều khiển nhiệt độ
 Nhiệt kế không đúng: kiểm tra và thay thế đồng hồ đo hoặc cảm
biến nhiệt độ.
3.4. Áp suất cung cấp thấp hơn áp suất khí ra
 Mức tiêu hao của người dùng lớn hơn lượng khí cấp vào: giảm bớt
sự tiêu hao khí , kiểm tra xem khí có bị rò rỉ trên đường ống
 Lọc khí bị tắc: làm sạch hoặc thay thế lọc khí
 Van nạp khí không thể mở hết: kiểm tra hoạt động của van nạp khí
 Đường áp suất sai chức năng hoặch thông số đặt quá cao: sửa chữa
hoặc thay thế đường áp suất nếu không nên đặt lại
 Van áp suất nhỏ nhất không có tác dụng: kiểm tra hoặc sửa chữa van
áp suất nhỏ nhất
 Thiết bị tách dầu khí bị tắc: kiểm tra và thay thế thiết bị tách dầu
khí.
3.5. Áp suất khí nạp cao hơn thông số đặt áp suất không tải
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Áp suất đường vận chuyển hoạt động sai chức năng hoặc thông số
đặt quá cao: sửa chữa hoặc thay thế đường áp suất, nếu không nên
khởi động và đặt lại thông số
 Phần không tải không có tác dụng: kiểm tra phần không tải hoạt
động bình thường
 Khí bị rò rỉ trên đường ống: kiểm tra và làm sạch đường ống bị rò rỉ
3.6. Hệ thống áp suất quá cao (cao hơn áp suất trong bình )
 Phần không tải bị vô hiệu: kiểm tra xem phần không tải có hoạt
động bình thường
 Đường áp suất hoạt động sai chức năng hoặc thông số đặt quá cao:
kiểm tra đường ống áp suất
 Hệ thống khí có thể bị rò rỉ: kiểm tra xem đường ống điều khiển có

bị rò rỉ
 Thiết bị tách dầu khí bị tắc: thay thế thiết bị tách dầu – khí
 Van áp suất nhỏ nhất không có hiệu lực: kiểm tra /sửa chữa van áp
suất nhỏ nhất.
3.7. Lượng dầu vào khí nén có nhiệt độ quá cao, chu trình vận
chuyển dầu ngắn
 Dầu thừa, mức dầu trong bình chứa quá cao: kiểm tra mức dầu, lấy
ra phần dầu thừa
 Dầu trở lại đường lọc hoặc đường điều khiển chạy bên dưới bị tắc:
làm sạch các yếu tố và đường dầu điều khiển, thay thế nếu cần thiết
 Vòng đệm của thiết bị tách dầu bị hỏng: kiểm tra thiết bị tách dầu-
khí và thay thế nó nếu bị hỏng
 Vòng đệm quá cũ và bị hỏng: thay vòng đệm
 Bị rò rỉ trong hệ thống ống dầu: kiểm tra đường ống và làm sạch
điểm bị rò rỉ
 Chất lượng dầu kém nhiều bọt: thay thế dầu mới đúng yêu cầu.
3.8. Thường xuyên xảy ra sự tắt bật giữa tải và không tải
 Đường ống bị rò rỉ: kiểm tra chỗ có thể bị rò rỉ
 Thông số áp suất đặt quá nhỏ: đặt lại thông số mới
 Khí tiêu hao không cân bằng: tăng khả năng chứa cuả thùng và thêm
van áp suất nếu cần.
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
KẾT LUẬN
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: ThS Nguyễn Văn Toàn Trang 25

×