MỞ ĐẦU
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh
đạo, đất nước đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới: thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Nền kinh tế của Việt nam đã có nhiều biến tích cực, tăng trưởng
ngày càng cao. Sự phát triển của công nghiệp,nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và dịch vụ,đặc biệt là công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển chung của toàn xã hội, song cũng chính từ sự phát triển đó đã làm nảy
sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ môi
trường hiện đang là vấn đề hết sức cấp bách của thời đại, là thách thức gay gắt
đối với tương lai phát triển của tất cả các quốc gia trên hành tinh, trong đó có
Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu về môi trường cũng như nhiều nước trên thế giới,
Việt Nam đang sử dụng công cụ pháp lý hay còn gọi là “Mệnh lệnh-Kiểm
soát” trong quản lý môi trường. Đây là biện pháp hữu hiệu, thường đưa lại kết
quả nhanh. Tuy nhiên “Mệnh lệnh-Kiểm soát” chưa tạo điều kiện để các
doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tối ưu là tuân thủ quy định của nhà nước về
bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền
kinh tế thị trường với mục đích điều hòa xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp
chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trường va tuân thủ pháp luật thông qua
việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất kinh doanh va
giá thành sản phẩm. Đây là biện pháp đang được nhiều nước trên thế giới vận
dụng và đã đem lại những kết quả khả quan. Trong điều kiện của nướchiện
nay, khi mà ngân sách nhà nước còn khó khăn,khả năng bố trí kinh phí cho
các mục tiêu về quản lý, giữ gìn và bảo vệ môi trường còn hạn chế thì việc sử
dụng các công cụ kinh tế để huy đọng nguồn lực toàn xã hội tham gia bảo vệ
môi trường (thông qua các công cụ thuế,phí,các quỹ bảo vệ môi trường…) là
1
hướng đi đúng, vừa giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa giúp
đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường với hiệu quả cao hơn.
Vì vậy nghiên cứu việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường
trong phát triển công nghiêp có ý nghĩa rất quan trọng.
Do đó em đã chọn đề tài này, tuy nhiên chỉ là những vấn đề mang tính tổng
quát nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy!
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................4
I. Thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trong phát triển công nghiệp..4
1.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường..............................................................................4
1.2. Thực trạng quản lý môi trường...............................................................................7
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi
trường trong phát triển công nghiệp...................................................................................8
2.1. Cơ sở phương pháp luận.........................................................................................8
2.1.1. Quan hệ tương tác giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường................8
2.1.2. Phát triển kinh tế bền vững..............................................................................9
2.2. Cơ sở khoa học - thực tiễn....................................................................................10
2.2.1. Nguyên tắc PPP..............................................................................................10
2.2.2. Nguyên tắc BPP.............................................................................................11
III. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường trong phát triển công
nghiệp................................................................................................................................12
3.1. Sự cần thiết phải sử dụng các công cụ kinh tế......................................................12
3.1.1. Tăng hiệu quả chi phí.....................................................................................12
3.1.2. Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới....................................................13
3.1.3. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn..............................................13
3.2. Các loại công cụ kinh tế........................................................................................13
3.2.1. Thuế và phí ô nhiễm môi trường...................................................................13
3.2.2. Thuế tài nguyên. ............................................................................................17
3.2.3. Cấp giấy phép ô nhiễm chuyển nhượng........................................................18
3.2.4. Quỹ bảo vệ môi trường..................................................................................19
3.2.5 Một số công cụ kinh tế khác...........................................................................20
IV. Những giải pháp đẩy mạnh sử dụng các công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường
trong phát triển công nghiệp.............................................................................................22
4.1. Những giải pháp có tính chiến lược......................................................................22
4.1.1 Các giải pháp về chính sách............................................................................22
4.1.2. các giải pháp về thể chế.................................................................................24
4.1.3. Các giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng..........................................25
4.2. Những giải pháp cần giải quyết trước mắt...........................................................27
KẾT LUẬN...............................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................29
3
NỘI DUNG
I. Thực trạng ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường trong phát triển
công nghiệp.
1.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học hoặc các dạng năng lượng như tiếng ồn, nhiệt, ánh sáng... tới mức độ gây
ảnh hưởng có hại cho sức khỏe con người, các cơ thể sống khác, hoặc hại cho
chính môi trường. Có 3 loại ô nhiễm môi trường chính là: Ô nhiễm môi
trường đất, ô nhiễm môi trường nước. và ô nhiễm môi trương không khí.
Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi các chất hóa học bị nhiễm đất qua các
hoạt động chủ động của con người như bón phân hóa học, phun thuốc trừ
sâu,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Ngày nay khi công nghiệp
càng phát triển, gày càng có nhiêu các loai thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa
học được sử dụng… là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ, làm
suy thoái môi trương đất. Thực tế cho thấy các loại đất bị thoái hóa chiếm hơn
50% diện tích của nước.
4
Với sự phát triển của nến văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng
sinh giới. Do nhu cầu phát triển và xây dựng các thành phố, khu công nghiệp
– con người đã tàn phá và làm giảm diện tích rừng. Làm cho đất rừng nước ta
bị tàn phá nghiêm trọng. Sau 50 năm, diện tích rừng nước ta từ 14,2 triệu ha
(1943) chiếm 43,5% diện tích tự nhiên, giảm còn 8,6 triệu ha vào năm 1993.
Đến nay bình quân mỗi năm rừng bị mất từ 110.000 đến 120.000 ha. Tỷ lệ
mất rừng nước ta vào thời gian này vào loại cao nhất thế giới.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất
vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp
là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy
sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên
đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
5
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Theo ước tính, mỗi khu công nghiệp thải ra
khoang từ 3000-10.000 m nước thải/ngày đêm. Như vậy tổng lượng nước thải
công nghiệp của các khu công nghiệp trên cả nước lên khoảng 500.000-
700.000m3/ngày đêm.
Ô nhiễm không khí, nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí
các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí. Làm tăng đột biến các chất như
CO
2
, NO
X
, SO
X
...
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở
Việt Nam. Giải quyết vấn đề này khá phức tạp, đòi hỏi phải xác định được
mức độ ô nhiễm, nhận dạng các quy luật diễn biến chất ô nhiễm và nguồn
phát sinh để từ đó có hướng xử lý đúng.
Theo các chuyên gia môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
ngày càng gia tăng là do dân số, xe máy, ôtô, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển quá nhanh, nhất là không gian đô thị phát triển nhanh hơn hạ
tầng cơ sở.
. Thực tế cho thấy khói thải từ khí đốt các ngành công nghiệp, sinh hoạt
…đã và đang làm chất lượng không khí xấu đi. Theo thống kê của Cục Bảo
vệ Môi trường, một nhà máy có công suất 675 MW khi xây dựng xong, mỗi
giờ sẽ thải vào khí quyển một lượng lớn các chất ô nhiễm như sau: Tổng lưu
lượng 3.578.000 m
3
; trong đó: SO2: 8721 Kg; N02 438 Kg; Bụi 43 Kg… Sức
khoẻ của người dân trong những khu vực này. Nhiều căn bệnh phát sinh như:
ngộ độc, hen suyễn, ung thư...
Một vấn đề nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các đô thị lớn
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... nồng độ bụi cao hơn mức cho phép từ 1,5-3
lần, ở các nút giao thông cao hơn 3-5 lần, đặc biệt ở các khu phố có hoạt động
xây dựng, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-20 lần
6
1.2. Thực trạng quản lý môi trường.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý tốt cho công
tác quản lý môi trường, bắt đầu bằng Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 và
Luật Bảo vệ môi trường năm 1994. Hiện nay, bộ luật này đang được sửa đổi
để trình Quốc hội xem xét vào năm 2005. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa
được thành lập trên cơ sở sáp nhập Cục Môi trường quốc gia, Tổng cục Địa
chính và Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi
trường 2001-2010 xác định ba mục tiêu chính sách lớn của quốc gia: ngăn
ngừa và kiểm soát ô nhiễm; bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên; và cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực thành thị, nông
thôn và khu công nghiệp. Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo vệ môi
trường hiện nay (2001-2005) tiếp tục xác định các lĩnh vực ưu tiên, đó là: phát
triển bền vững, quản lý chất thải rắn và nước thải, quản lý rừng, tăng cường
các định chế về môi trường, giáo dục môi trường và sự tham gia của cộng
đồng vào việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu trên đây vẫn là một thách thức
đối với các cơ quan của Chính phủ. Các cơ quan này thường thiếu năng lực,
công cụ và tầm ảnh hưởng để làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành một
nhân tố then chốt trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, hiện tại chi phí xây dựng hệ thống chất thải cùng với việc chưa
có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía nhà nước, là một trong những nguyên nhân
khiến các nhà đầu tư chậm triển khai hệ thống này. Ngoài ra, hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp còn chưa hoàn chỉnh.
Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi
trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc
điểm của các KCN - đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ
7
thống trong KCN là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với
các dự án trong KCN chậm được đổi mới và không có chế tài mang tính bắt
buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở KCN vẫn
chưa được hình thành. Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý KCN cũng
dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong
KCN chưa được tốt
Quản lý Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có vị
trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ giữa con người - xã hội - tự
nhiên: đó là vai trò quản lý, điều chỉnh, kiểm soát và giám sát việc khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Cho nên, Việt Nam cần
phải có sự hợp tác khu vực và quốc tế trong việc giải quyết vấn đề môi
trường.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các công cụ kinh tế nhằm
bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp.
2.1. Cơ sở phương pháp luận.
2.1.1. Quan hệ tương tác giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kinh tế và môi trường có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau.
Môi trường có quan hệ trực tiếp với kinh tế. Môi trường đóng một vai trò
cực kỳ to lớn, có tính chất quyết định với sự tồn tại và phát triển của nền kinh
tế và sự sống của con người, bởi vì nó không chỉ cung cấp các nguồn tài
nguyên (đầu vào) cho các quá trình sản xuất, cung cấp tiện nghi sinh hoạt cho
con người mà còn là nơi chứa đựng và hấp thụ các chất thải do các quá trình
sản xuất và tiêu thụ của con người tạo ra. Điều đó có nghĩa bất cứ một sự biến
đổi nào của môi trường cũng kéo theo sự biến đổi của kinh tế.
Ngược lại các hoạt động kinh tế là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi
môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc sử dụng ngày càng nhiều
các nguồng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể
8
tái tạo được. Mặt khác, sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng sản phẩm
ngày càng tăng thì đồng thời lượng chất thải sản sinh ra từ các quá trình sản
xuất cũng tăng. Ví dụ như theo Công trình khảo sát chất thải toàn cầu của Tổ
chức Hàng hải Quốc tế, cứ tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1 tỉ USD sẽ
làm phát sinh khoảng 4.500 tấn chất thải công nghiệp, trong đó 20% là
CTNH. Tuy nhiên khả năng tiếp nhận và đồng hóa của môi trường đối với các
chất thải là có hạn,cho nên nếu không được kiểm soát tốt thì chất thải sẽ phá
vỡ trạng thái cân bằng của môi trường.
Hiện nay khi xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường người ta con thấy nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do
nghèo đói và do giàu có.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở các nước giàu có, các nước
công nghiệp phát triển, là do lượng chất thải của công nghiệp và sinh hoạt đưa
vào môi trường quá lớn. Ngược lại các nước nghèo đói, nền kinh tế kém phát
triển, phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên tự nhiên sẵn có thì nguyên nhân gây
ra ô nhiễm và suy thoái môi trường là do khai thác cạn kiệt quá mức các
nguồn TNTN mà không sự bù đắp trở lại cho tự nhiên.
Cả hai nguyên nhân trên đều có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển kinh
tế không chú ý tới bảo vệ môi trường. Đến lượt nó, chính môi trường sẽ là
nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng kinh tế và tác động trực tiếp tới sức
khỏe con người.
2.1.2. Phát triển kinh tế bền vững.
Để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế có tính ổn định và bền vững các
quốc gia cần phải đồng thời quan tâm tới 3 mục tiêu cơ bản là: mục tiêu kinh
tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường. Nếu nền kinh tế của quốc gia nào
thục sự đạt được 3 mục tiêu đó thì chính là nền kinh tế hướng tới sự phát triển
bền vững.
Như vậy để hướng tới một sự phát triển bền vững, các quốc gia đều phải
cân nhắc, tính toán, xem xét, cân bằng cả 3 mục tiêu đã nêu trên. Ba mục tiêu
9
này có quan hệ mật thiết với nhau, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Phát triển
kinh tế nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu vật chất của con người trên cơ sở nâng
cao không ngừng tính hiệu quả, bảo đảm tính ổn định, vững chắc.
Bảo vệ môi trường nhằm duy trì và phát huy sự đa dạng sinh học, bảo
tồn các nguồn TNTN , ngăn chặn ô nhiễm là các tiền đề cơ bản bảo đảm cho
sự tồn tại và phát triển bền vững của toàn xã hội. Để bảo vệ môi trường một
cách hữu hiệu các quốc gia cần tiến hành thường xuyên đánh giá tác động tới
môi trường của các hoạt động phát triển, tiền tệ hóa tác động môi trường của
chúng thông qua các công cụ có hiệu lực của nền kinh tế thị trường – các
công cụ kinh tế.
2.2. Cơ sở khoa học - thực tiễn.
2.2.1. Nguyên tắc PPP.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( tiếng Anh là popluter pays
principle, viết tắt là PPP ).
Theo nguyên tắc này thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi
phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực
hiện,nhằm khắc phục và hoàn trả.
Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nền kinh tế
phúc lợi. Trong đó, nội dung quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lý
tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ có thẻ phản ánh đày đủ các chi
phí xã hội, kể cả các chi phí môi trường( bao gồm chống ô nhiễm, khai thác
tài nguyên, cũng như những dạng ảnh hưởng khác tới môi trường ). Giá cả
phải “nói lên sự thật” về chi phí sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
Nếu không sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên, làm cho ô
nhiễm trở lên trầm trọng hơn so với mức tối ưu đối với xã hội.
Việc buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt
nhất để giảm bớt tác động của ngoại ứng gây tác động xấu đến thị trường.
Nguyên tắc PPP chủ trương sửa chữa “thất bại thị trường” do không tính chi
phí môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ hoặc tính thiếu bằng cách
10
bắt buộc những ngườigây ô nhiễm phải “tiếp thu”đầy đủ chi phí sản xuất.
Cuối cùng những chi phí này ở một mức độ nhất định, sẽ lại chuyển sang
người tiêu dùng thông qua việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ.
2.2.2. Nguyên tắc BPP.
Nguyên tắc “Người hưởng thụ phải trả tiền” ( tiếng Anh là Benefil pays
principle, viết tắt là BPP ) chủ trương tạo laapjmootj cơ chế nhằm đạt được
các mục tiêu về môi trường. Đối nghịch với việc người trực tiếp gây ô nhiễm
phải trả tiền, người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện cũng phải trả
một khoản phí. Có thể hiểu nguyên tắc BPP một cách tổng quát hơn là “ tất cả
những ai hưởng lợi do có được một môi trường trong lành không bị ô nhiễm,
thì đều phải nộp phí”.
Nguyên tắc BPPđưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường với một cách
nhìn nhận riêng. Thay vì PPP, nguyên tắc BPP chủ trương việc phòng ngừa ô
nhiễm và cải thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn
thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm
môi trường.
Về thực chất nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như là một định
hướng hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu môi trường, cho dù đó là các mục
tiêu bảo vệ hay phục hồi môi trường. Nếu mức phí có thể được thu chỉ để
dành cho các mục tiêu môi trường thì lúc đó chính sách này có thể được coi là
chính sách hiệu quả về môi trường. Mục đích hướng tới của BPP là nhằm bảo
vệ môi trường, do đó công chúng ủng hộ rộng rãi.
III. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường trong
phát triển công nghiệp.
3.1. Sự cần thiết phải sử dụng các công cụ kinh tế.
Các công cụ kinh tế là một trong số các công cụ của quản lý môi trường.
Chúng có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác của
quản lý môi trường. Khi sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi
11