Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Luận văn: “ Đề xuất một số ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại Ba Vì – Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.42 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình
phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài nguyên cơ bản như
đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa vào sử dụng, kết quả tất yếu là ở
nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm, cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh
hưởng xấu ngược lại với sự phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.
Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái,
con đường duy nhất phải chọn là phát triển hệ thống nông nghiệp theo nguyên tắc
bền vững. Đó là chiến lược chung toàn cầu về môi trường và đã được khẳng định
trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành. Phát triển bền vững không thể
đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi
trường. ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nông thôn là gốc
rễ của suy thoái môi trường. Thông thường để tồn tại, các cá nhân của cộng đồng
buộc phải lạm dụng tài nguyên và làm suy thoái môi trường, gây ra những thay đổi
không thể đảo ngược trong các hệ sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên em lựa chọn chuyên đề tiểu luận “ Đề xuất một số
ý kiến về phát triển hệ thống nông nghiệp tại Ba Vì – Hà Nội” nhằm góp phần giải
quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về
xoá đói giảm nghèo, giúp các cộng đồng dân cư nâng cao đời sống và đảm bảo phát
triển bền vững.
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
1. Quan điểm Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác
động qua lại. Một hệ thống có thể được xác định như một tập hợp các đối tượng
hoặc các nhóm thuộc tính, được liên kết bằng nhiều mối tương tác.
Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng cách
nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố.
Chúng ta đều quen thuộc với lý thuyết hệ thống trong cuộc sống hàng ngày như
hệ thống nước, hệ thống điện ...
Trong tự nhiên có hai loại hệ thống cơ bản:


- Hệ thống kín: Ở đó vật chất và năng lượng trao đổi trong phạm vi hệ thống.
- Hệ thống hở (mở), vật chất và năng lượng đi qua ranh giới của hệ thống;
Vật chất và năng lượng đi vào hệ thống gọi là dòng vào; vật chất và năng lượng
đi ra khỏi hệ thống gọi là dòng ra; vật chất và năng lượng trao đổi giữa các thành
phần (thành tố) trong hệ thống gọi là dòng nội lưu.
Hầu hết các hệ thống trong tụ nhiên là các hệ thống hở. Một đặc điểm vô cùng
quan trọng của các hệ thống hở là chúng có xu hướng tự điều chỉnh để tiến tới cân
bằng, làm cho các thành phần của hệ nằm trong sự tương tác hài hòa và ổn định. Sự
cân bằng đó đạt được do quá trình tự điều chỉnh của các thành phần đối với dòng
năng lượng - vật chất đi vào - đi ra của hệ.
Sự phản hồi có ở tất cả các hệ thống, nó xuất hiện khi có sự thay đổi một trong
các thành phần của hệ thống, nó xuất hiện khi có sự thay đổi một trong các thành
phần của hệ thống và sau đó bắt đầu hàng loạt các thay đổi trong các thành phần
khác và cuối cùng “ phản hồi” trở lại thành phần ban đầu.
Phản hồi tiêu cực (thụ động) là trường hợp xảy ra tương đối phổ biến và là cơ chế
để có thể đạt và duy trì được sự cân bằng và ổn định trong hệ. Phản hồi tiêu cực có
hiệu ứng làm giảm nhịp điều thay đổi trong thành phần, mà thành phần đó là nguồn
gốc của một loạt thay đổi. Phản hồi tích cực ít xảy ra hơn so với phản hồi tiêu cực.
2
Trong phản hồi tích cực, sự thay đổi một thành phần của hệ thống gây ra một loạt
thay đổi trong hệ thống, cuối cùng dẫn đến việc tăng trưởng tốc độ thay đổi ban đầu.
Phản hồi tích cực tăng cường thay đổi và làm mất cân bằng. Ví dụ, hiện tượng ô
nhiễm nước trong các ao hồ có thể giết chết cá, dẫn đến mất cân bằng, làm giảm số
lượng quần thể cá. Cá chết sẽ đóng góp thêm vào việc ô nhiễm của hồ và hậu quả gây
cho cá chết nhiều hơn. Tốc độ cá chết có thể làm tăng quá trình phản hồi tích cực.
Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống là để điều khiển sự hoạt động của nó. Nội
dung của việc điều khiển các hệ sinh thái (hay hệ thống) nông nghiệp thực chất là
các biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhằm phát triển một cách bền vững.
Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ tiếp cận hệ thống. Tiếp cận hệ
thống là con đường nghiên cứu và xử lý với các phức hệ có tổ chức.

2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp (Agricultural Sytsems):
Khái niệm hệ thống nông nghiệp được các nhà địa lý dùng từ lâu để phân kiểu hệ
nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự tiến hóa của chúng. Các nhà kinh tế nông
nghiệp lúc nghiên cứu sự quản lý nông trại đã đề xuất khái niệm hệ thống sản xuất
coi nông trại như một phối hợp của hệ thống trồng trọt, đồng cỏ, chăn nuôi, quản lý
tài chính.
Khái niệm hệ thống nông trại được sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh, có
nghĩa là hệ thống nông trại hay hệ thống kinh doanh nông nghiệp. Hệ thống nông
trại là sự sắp xếp độc nhất và ổn định một cách hợp lý của các việc kinh doanh nông
nghiệp của hộ nông dân quản lý tùy theo các hoạt động đã được xác định tùy thuộc
vào môi trường vật lý, sinh học và kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân quản lý
tùy theo các hoạt động đã được xác định tùy thuộc vào môi trường vật lý, sinh học
và kinh tế - xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của hộ.
Đầu những năm 80 có nhiều hội nghị và tài liệu xác định hệ thống nông trại là
một tiếp cận mới trong hệ thống nông nghiệp gắn liền với sự phát triển và thống
nhất. Tiếp cận này được công nhận rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp.
3
Ở Pháp trong những năm 70 cũng có một xu hướng nghiên cứu mới gọi là nghiên
cứu – phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Lúc đầu xu hướng này
cũng có những cách hiểu khác nhau, đến năm 1980 sau khi tổng kết 5 trường hợp
làm thử ở các nơi mới thống nhất lại định nghĩa như sau: Nghiên cứu phát triển ở
môi trường nông thôn là một cuộc thử nghiệm ở môi trường vật lý và xã hội thực
(quy mô thực) các khả năng và điều kiện thay đổi của sự thay đổi kỹ thuật (thâm
canh, bố trí lại) và xã hội (tổ chức của người sản xuất, hỗ trợ hành chính và nửa
hành chính). “Quy mô thực” mà không gian can thiệp xác định giới hạn vật lý được
xác định bởi các điều kiện thể chế, quy định sự chuyển động của các nhân tố sản
xuất và sự cứng nhắc của các quan hệ sản xuất (Billaz Dufumier 1980).
Việc nghiên cứu triển khai đã dẫn đến khái niệm hệ thống nông nghiệp. Hiện nay
có các định nghĩa sau về hệ thống nông nghiệp.
- Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản

xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện
đặc biệt tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự
nhiên là đại diện một hệ thống xã hội – văn hóa, qua các hoạt động xuất phát từ
những thành quả kỹ thuật (Vissac, 1979).
- Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được
hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sức sản xuất thích ứng với các
điều kiện sinh khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và
nhu cầu của thời điểm ấy (Mazoyer, 1986).
Nói đơn giản hơn, hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác
nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của
sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội – văm hóa, kinh tế và kỹ thuật (Jouve,
1988).
Tóm lại, trong các tiếp cận đã trình bày trên có hai cách tiếp cận chính được công
nhận rộng rãi đó là tiếp cận hệ thống nông trại của các nước nói tiếng Anh và tiếp
cận hệ thống nông nghiệp của Pháp.
4
3. Vai trò của Hệ thống nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, nông dân
và nông thôn:
Hệ thống nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp,
nông dân và nông thôn; Hệ thống nông nghiệp ổn định, phù hợp với tình hình của
nền nông nghiệp thì nó sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
dân cư nông thôn.
Nếu xây dựng một hệ thống nông nghiệp hợp lý sẽ góp phần xây dựng một nền
nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn về
điều kiện sinh thái. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có
hiệu quả ở nông thôn, phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng Khoa
học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp,
công nghiệp hóa nông thôn.

4. Phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống nông nghiệp ở Ba vì.
Ba vì áp dụng phương pháp tiếp cận theo mới theo hai chiều:
- Tiếp cận hai chiều từ trên xuống theo những hệ thống điều hành bên trên và kết
hợp từ dưới lên dựa vào nghiên cứu thực tế của người dân.
- Xây dựng và phát triển hệ thống nông nghiệp dựa vào phân tích của người tiếp cận
nghiên cứu trên cơ sở tham khảo của nông hộ.
- Có sự tham gia tích cực của người dân từ các hệ thống.
5
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BA VÌ
1. Giới thiệu chung
Ba Vì là một huyện vùng núi trung bình, nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh
cao nhất là đỉnh Vua (1270m), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1131m).
Ngoài ra, còn có các đỉnh thấp hơn như Hang Hùm (776m), Gia Dễ (714m); là nơi
nổi tiếng về cảnh đẹp “núi Tản, sông Đà”; là nơi lưu truyền huyền thoại Sơn tinh,
Thuỷ tinh của dân tộc ta từ mấy ngàn năm. Từ thời xa xưa đã nổi tiếng trong cả
nước vẻ đẹp hùng vĩ của phong cảnh tự nhiên, cũng như sự phong phú, đa dạng và
độc đáo của hệ thống sinh vật.
* Ở vùng đồi thuộc xã Ba Vì tỉnh Hà Nội.
Làng sinh thái Ba Vì trên đồi núi gần như trơ trọc của người Dao - Bà con sống du
canh tiếp cận rừng của Vườn Quốc gia Ba Vì và tiếp tục sống bằng du canh. Để bảo
vệ tài nguyên thực động vật và cảnh quan của Vườn Quốc gia đồng thời giữ nguồn
nước ngọt mà rừng cung cấp cho các khe suối đổ về các thôn xóm của 4 phía, Vườn
Quốc gia đã vận động bà con người Dao xuống định cư ở mấy quả đồi ở chân núi
nhìn về sông Đà. Bà con xuống núi vì lợi ích của Vườn Quốc gia nhưng sống thế
nào trên đồi núi trọc là một vấn đề chưa giải quyết được.
Vậy thì định cư nhưng vẫn du canh và rừng của Vườn Quốc gia vẫn bị thu hẹp, đồi
núi trọc lan rộng, cảnh quan hoang tàn vẫn diễn ra. Nội dung kỹ thuật đặt ra để giải
quyết không phải là một sáng tạo mới mà là sự vận dụng kiến thức làm ruộng bậc
thang của bà con đã thực hiện ở một số vùng đồi núi. Cần phải có những cải tiến để
đỡ tốn công và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Các bờ đất được thay bằng các bờ cây vừa

ngăn đất, giữ nước, cải tạo đất, vừa cho những sản phẩm cần cho bà con sử dụng và
bán ra thị trường, những loài cây đó là cây bản địa, sẵn giống. Trên các dải đất bậc
thang trồng cây ăn quả nhiều tầng kết hợp với cây lương thực thực phẩm. Các nương
bậc thang không làm từ đỉnh đến chân đồi như ở một số vùng mà chỉ làm ở 1/2 sườn
đồi trở xuống còn phía trên trồng cây gỗ, củi có quả ăn được và thích hợp với môi
6

×