Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ảnh hưởng của điện ảnh hàn quốc đến hành vi ứng xử của thanh thiếu niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.02 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TẤT THÀNH - CẦU GIẤY
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015).
Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC ĐẾN HÀNH VI ỨNG
XỬ CỦA THANH THIẾU NIÊN
Lĩnh vực: Khoa học Xã hội và Hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
- Thạc sĩ Nguyễn Mai Hương
- Đơn vị công tác: Khoa Công tác xã hội,
Đại học sư phạm Hà Nội.
TÁC GIẢ:
1. Cù Hoàng Mai Phương, Lớp:11D2 Trường:
THCS & THPT Nguyễn Tất Thành
2. Vương Thị Phương Linh, Lớp:11D2 Trường:
THCS &THPT Nguyễn Tất Thành
Hà Nội, tháng 12 năm 2013

1
Mục lục
Chương I Lý do chọn đề tài Trang 2
Chương II Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và điểm mới và sáng
tạo của đề tài
Trang 3
Chương III Qúa trình nghiên cứu và kết quả Trang 4
Chương IV Kêt luận Trang 16
Phần I: Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Ngày nay,
Việt Nam đã đang và sẽ tham gia nhiều tô chức quốc tế thế giới bao gồm: Liên Hợp


Quốc, WTO, WHO,… Điều này đặt ra một vấn đề: trước sự hội nhập trên mọi mặt, việc
du nhập các nền văn hóa khác vào Việt Nam là điều hiển nhiên và tất yếu sẽ xảy ra. Cụ
thể là điện ảnh Hàn Quốc. Sự xâm nhập của Văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt thông qua
phương tiện là điện ảnh đã và đang lan tràn trên mọi đời sống xã hội của Việt Nam, có
những ảnh hướng nhất định đến hành vi ứng xử nói riêng và nhân cách con người nói
chung đối với từng lứa tuổi.
Mặt khác, lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thay đổi và hoàn thiện về nhân cách. Sự thay
đổi và hoàn thiện này chính là tiền đê cơ bản để phát triển nhân cách của con người sau
này.
Vì những lý do trên, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:”Ảnh hưởng của điện ảnh
Hàn Quốc đến hành vi ứng xử của thanh thiếu niên” nhằm tìm ra những ảnh hưởng tiêu
cực, tích cực của điện ảnh Hàn Quốc đối với hành vi ứng xử của thanh thiếu niên. Từ
đó, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực, tiếp thu ảnh hưởng tích cực để hướng đến sự hoàn thiện phát triển nhân cách đẹp,
lành mạnh cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Phần II: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong môi trường thúc đẩy giao lưu văn hóa, hòa nhập văn hóa giữa các quốc gia trên
thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Sự thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và
Hàn Quốc đang được đẩy mạnh, điều này đặc biệt dẫn tới các hội thảo, hội nghị đa quốc
gia, liên quốc gia về các vấn đề văn hóa, chính trị giữa hai nước, từ đó có một số báo cáo
về tình hình phát triển và ảnh hưởng của Điện ảnh Hàn Quốc đến Việt Nam như sau:
Phan Thị Thu Hiền (2008), “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu (làn sóng văn hóa Hàn
Quốc) ở Đông Nam Á”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Quốc tế Hàn Quốc học ở Đông
Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, tháng 10/2008.
Trần Văn Bình (2012), “Hallyu và Design Hàn Quốc tại Việt Nam”, Bài viết tại Hội
thảo Khoa học Quốc tế Tìm hiểu làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở châu Á tổ chức tại Đại
học KHXH và NV TPHCM ngày 26/6/2012.
Thạc sĩ Phạm Thị Thùy Linh, đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ
Việt Nam qua kênh báo Điện Tử” ngày 22 tháng 09 năm 2014
Cát Khuê (2012) “Văn hóa Hàn- “quyền lực mềm” và “mối lo”

Hà Thanh Vân (2012) “Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện
nay- những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa”
Nhóm tác giả khai thác đề tài dựa trên ba yếu tố chính nhận thức, thái độ, hành vi và sẽ
đi sâu nghiên cứu đối với hành vi đạo đức của thanh thiếu niên ngày nay.
Phần III: Qúa trình nghiên cứu và kết quả
I. Qúa trình nghiên cứu
1. Các khái niệm liên quan, cơ sở thực tiễn và lý thuyết liên quan
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Điện ảnh Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước với nền điện ảnh phát triển nhất nhì châu Á nói riêng và
thế giới nói chung. Cuối thế kỉ XX, với mong muốn quảng bá văn hóa, nghệ thuật
hình ảnh của Hàn Quốc đến bè bạn quốc tế nhằm thu hút đầu tư để phát triển đất
nước, điện ảnh – môn nghệ thuật thứ bảy được chọn để trở thành một trong những
mũi tên tiên phong đầu tiên.
1.1.2. Nguyên nhân phát triển của điện ảnh Hàn Quốc
Bằng nghiên cứu và phỏng vấn chúng tôi đã đưa ra các kết luận sau:
• Tăng trưởng kinh tế và xã hội dân chủ tự do
• Sự ủng hộ và quan tâm của chính phủ Hàn Quốc
• Hòa nhập xu thế quốc tế hóa
• Ý thức “xuất khẩu” , định hình và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
• sự chuẩn bị nghiêm túc, đào tạo bài bản kết hợp với sự nỗ lực quên mình của
các “ngôi sao”
• Chiến lược marketing
• Nét tương đồng về Châu Á
1.2. Cơ sở thực tiễn và lý thuyết liên quan
1.2.1. Hành vi ứng xử của thanh thiếu niên (13-18)
1.2.1.1. Khái niệm hành vi ứng xử
Hành vi ứng xử là toàn bộ những phản ứng, hành động, hoạt động, phản hồi, di
chuyển, tiến trình biểu hiện ra bên ngoài của một cá thể đơn lẻ trong một hoàn cảnh,

môi trường nhất định.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức thái độ và hành vi
Nhận
thức (đầu
vào)
Cảm xúc về
hiệu quả của
hành động
Tình
huống
Thái độ
cụ thể
Hành vi
đầu ra
Trải
nghiệm cá
nhân
1.2.2. Lý thuyết liên quan
1.2.2.1. Thuyết tâm lý học xã hội Erick Erickson
Giai đoạn tâm lý
Giai đoạn
Độ tuổi Mối quan hệ thân
thiết
Kết quả mong đợi
đạt được
Tin tưởng>< Không tin
tưởng
0 – 1 Bố mẹ, người chăm
sóc, nuôi dưỡng
Sự tin tưởng

Tự chủ >< Nghi ngờ 1- 3 Bố mẹ, người chăm
sóc, nuôi dưỡng
ý chí
Sáng tạo >< Mặc cảm 3 – 5 Gia đình Có mục đích
Siêng năng >< Kém cỏi 6 - 11 Trường học và cộng
đồng
Khả năng & năng
lực
Thể hiện bản thân ><Sự lẫn
lộn về vai trò
Vị thành
niên
Nhóm bạn Sự liên kết
Sự gần gũi >< Cô lập Trưởng
thành
Bạn bè, vợ hoặc
chồng
Tình yêu thương
Lợi ích chung >< Tư lợi Trung
niên
Quan hệ gia đình và
quan hệ công việc
Sự quan tâm đến
mọi người và bản
thân
Hoàn thành >< Thất vọng Tuổi già Tất cả mọi người Sự thông thái
1.2.2.2. Thuyết tâm lý học nhân văn
Nhu cầu con người
- Nhu cầu sinh lý, vật chất: Đây là những nhu cầu sinh học. Chúng bao gồm nhu
cầu khí thở, thực phẩm, nước, và cơ thể có nhiệt độ tương đối ổn định. Đây là là những

nhu cầu mạnh mẽ nhất, bởi vì nếu một người bị tước đoạt tất cả các nhu cầu trên, thì nhu
cầu về sinh học sẽ là cái đầu tiên con người tìm kiếm để sống còn.
- Nhu cầu an toàn, an sinh: Khi tất cả các nhu cầu sinh học được thỏa mãn và
không còn làm cho con người lo lắng, bận tâm, thì cái nhu cầu cho sự an toản có thể
phát sinh. Người lớn có ít nhận thức về nhu cầu an toàn, ngoại trừ trong trường hợp xẩy
ra tình trạng khẩn cấp hoặc thời kỳ xáo trộn trong cơ cấu xã hội (đối với trường hợp bạo
loạn lan rộng, chiến tranh). Trẻ em thường tỏ ra các dấu hiệu cần phải có được sự bảo
bọc, chở che, an toàn từ những người lớn.
- Nhu cầu tình cảm, tình yêu và được nhìn nhận: Khi nhu cầu về an toàn và sinh
học được đáp ứng, cái nhu cầu kế tiếp tiếp là nhu cầu tình cảm, tình yêu và được nhìn
nhận xuất hiện. Maslow nói rằng con người luôn tìm cách vượt qua cảm giác cô đơn và
xa lánh. Điều này liên quan đến cả tình cảm cho và nhận tình yêu, và ý thức thuộc về lẫn
nhau.
- Nhu cầu cần được tôn trọng: Khi ba loại nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn, nhu
cầu lòng tự trọng có thể phát sinh. Điều này liên quan đến lòng tự trọng mà con người
tạo ta cho mình và cả lòng tự trọng mà họ nhận được từ người khác. Con người luôn cần
có một nhu cầu về lòng tự trọng được duy trì, vững chắc, ở mức độ cao, và cần có sự tôn
trọng từ người khác nữa. Khi những nhu cầu này được thỏa mãn, con người cảm thấy tự
tin chính mình và cảm thấy mình có giá trị như là một con người trên thế giới, không
thua gì ai cả. Nếu không được như thế, khi những nhu cầu này mất đi, con người cảm
thấy kém cỏi, yếu đuối, bất lực và vô giá trị.
- Nhu cầu tự thể hiện, khẳng định mình(phát triển): Khi tất cả các nhu cầu nói trên
được thỏa mãn, thì nhu cầu muốn hiện thực hóa, tự chứng tỏ bản thân xuất hiện. Maslow
mô tả việc tự chứng tỏ bản thân như là nhu cầu vốn dĩ của con người và họ có khả làm
được điều đó, có nghĩa họ được "sinh ra là để thể hiện chính mình." Maslow nói, "Một
nhạc sĩ phải sáng tác âm nhạc, một nghệ sĩ phải biết vẽ, và một nhà thơ phải làm thơ."
Các nhu cầu này làm cho con cảm thấy luôn trăn trở làm sao cho mình thể hiện được
chính mình. Con người có nhu cầu tự hiện thực bản thân mình – nghĩa là làm sao cho
những khả năng của mình phát triển và đạt được nhiều kết quả.
1.2.2.3. Thuyết lây lan, lây truyền tâm lý

Lây lan là hiện tượn phổ biến dễ nhận biết và được nghiên cứu từ lâu. Người đầu tiên
đưa ra khái niệm lây lan là G.Lobon. Vốn là bác sĩ, ông cho rằng lây lan được hiểu như
nạn truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội dung lây lan: vi khuẩn mang bệnh
và các trạng thái tâm lí.
2. Qúa trình điều tra
Thông qua phiếu khảo sát xã hội học và nghiên cứu một số tài liệu chuyên ngành, đồng
thời nhận được sự góp ý của một số chuyên gia có liên quan, kết quả điều tra khảo sát
cho thấy:
Nhóm điều tra nghiên cứu 5 lớp gồm 8A6, 9A6, 10D1, 11D2, 12D3 thuộc trường trung
học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành. Phiếu điều tra nhằm khảo sát về
tần suất tiếp cận phim Hàn Quốc, các ảnh hưởng/ thay đổi về hành vi ứng xử của học
sinh sau khi xem xong phim Hàn Quốc. Từ đó có những đánh giá nhận xét chung đối
với mức độ ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đối với học sinh, và khái quát mối liên hệ
giữa kết quả thi đua đạo đức đối với phần chung khả năng bị ảnh hưởng.
Nhóm điều tra phát ra 227 phiếu điều tra và thu về được 175 phiếu, sau khi loại bỏ 5
phiếu kém chất lượng, nhóm điều tra tiến hành thống kê trên tổng cộng 170 phiếu. Từ đó
rút ra kết luận:
2.1. Về thái độ:
Mức độ yêu thích điện ảnh Hàn Quốc
Biểu đồ 2.1.1
• Từ biểu đồ dễ dành nhận thấy: Mức độ rất thích cao nhất ở lớp 12D3, thấp nhất ở
9A6. Mặt khác mức độ không thích cao nhất ở 9A6, thấp nhất ở 11D2. Lớp 10D1,
11D2 không xuất hiện hiện tượng rất thích và không thích.Lý giải hiện tượng này,
nhóm tác giả cho rằng Hơn nữa các lớp 10D1, 12D3 đều là các lớp ban D, có thiên
hướng các môn Toán- Văn- Anh chứng tỏ khả năng cảm thụ văn học dưới mọi hình
thức phát triển.Mặt khác, các lớp 8A6, 9A3, 9A5, là các lớp chất lượng cao luôn có
mặt trong top đầu của khối tương ứng. Từ đó, có thể thấy mức độ nhận thức và phát
hiện ra các giá trị nhân đạo,… trong phim Hàn Quốc càng rõ rệt. Vì vậy, mức độ “rất
thích” tỉ lệ thuận với độ tuổi. Mặt khác, đối với hiện tượng không thích cao nhất ở
lớp 9A6, và thấp nhất ở lớp 12D3, nhóm tác giả dự đoán như sau: Lớp 9A6, đối mặt

với kì thi cấp 3, là lớp chọn đầu của trường, đồng thời tần suất tiếp xúc với điện ảnh
Hàn Quốc cũng thấp hơn một số khối, vì vậy các em không có cơ hội tiếp cận những
giá trị nhân đạo của tác phẩm.Mặt khác, lớp 12D3, thấu hiểu giá trị tác phẩm, từ đó
càng thêm yêu thích.
Thể loại yêu thích
Biểu đồ 2.1.2
Nhận xét:
Từ biểu đồ rút ra kết luận: Mức độ yêu thích phim tình cảm cao nhất ở lớp 11D2,
thấp nhất ở lớp 12D3. Lý giải hiện tượng trên, nhóm tác giả cho rằng: Độ tuổi lớp
11 là tuổi học sinh bắt đầu thẳng thắn bày tỏ tình cảm, bản thân bước đầu đã biết
cách thể hiện cái tôi, hòa nhập. Lớp 12 tìm đến phim hài hước nhằm giảm stress
học tập. Đồng thời,tuy tồn tại sự chênh lệch giưa tỉ lệ yêu thích phim tình cảm và
phim hài hước nhưng chênh lệch không quá lớn. Nhóm tác giả dự đoán nguyên
nhân hiện tượng như sau: do phim hài hước vẫn tồn tại yếu tố tình cảm, và làm
người xem thoải mái.
2.2. Về nhận thức
2.3.
Khả năng phán đoán tình tiết phim
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ thể hiện rõ ràng:Khả năng phán đoán tình tiết cao nhất ở lớp 10D1, Thấp
nhất ở lớp 12D3. Và có sự chênh lệch rõ rệt ở lớp 10D1. lý giải hiện tượng trên,
có thể do nguyên nhân:Lớp 10D1 gồm nhiều người tiếp xúc với điện ảnh Hàn
Quốc qua tâm lý lây lan, từ đó sẽ xem những bộ phim nổi tiếng một thời có kịch
bản tương đối dễ đoán.Lớp 12D3, tìm đến những bộ phim sâu sắc, trình độ cao
hơn, nên khá khó đoán.Lớp 11D2, bước đầu hoàn thiện các kĩ năng mềm, tiếp xúc
với cả hai thể loại phim dễ và khó đoán, nhưng dễ đoán cao hơn.
2.3. Về hành vi
Biểu đồ 2.3.
Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy:Tỉ lệ ảnh hưởng đến phong cách thời trang cao
nhất ở lớp 11D2, thấp nhất ở lớp 10D1. Có thể do nguyên nhân: Lớp 11D2, bước đầu

hoàn thiện, vì vậy tìm đến sự thay đổi nhiều hơn. Lớp 10D1, mới bắt đầu tiếp cận, còn
ảnh hưởng từ môi trường trong quá khứ. Tỉ lệ ảnh hưởng đến ứng xử cao nhất ở lớp
8A6, thấp nhất ở lớp 9A6.Tỉ lệ ảnh hưởng cả hai khía cạnh cao nhất ở lớp 10D1, thấp
nhất ở lớp 11D2. Cho rằng: Lớp 9A6, môi trường tiếp xúc qua 4 năm học cấp II, đồng
thời là độ tuổi có những quyết đinh nhất định. Vì vậy các em xuất hiện nhiều thay đổi về
hành vi hơn.
Đồng thời nhóm tác giả có phỏng vấn một số trường hợp như sau:
• Ngoài đời, Vân Anh là một cô gái xinh xắn, có gu thời trang đặc biệt. Kết quả học
lực và đạo đức đều xếp loại giỏi. Vân Anh có mối quan hệ xã giao bên ngoài khá
rộng lớn. Là một cô gái đang ở độ tuổi vị thành niên, Vân Anh cũng có những thần
tượng của bạn thân mình như bao bạn bè cùng trang lứa, đồng thời những mối tình
đẹp như truyện cổ tích cũng là một trong những mơ ước của Vân Anh. Vân Anh
thích xem phim Hàn Quốc, Vân Anh cho biết bạn không xem nhiều trong năm học,
nhưng chỉ cần có cơ hội như kì nghỉ hè, bạn có thể dành ra 12/24 tiếng trong một
ngày để xem phim. Kể từ ngày bắt đầu xem phim Hàn Quốc, Vân Anh thường cáu
gắt với cha mẹ khi bị cắt ngang bộ phim, đồng thời bạn tự nhận thấy mình hay mơ
mộng và nhạy cảm hơn trước các tình huống ngoài đời. Điều này cũng tương đối dễ
hiểu khi được lý giải bằng đặc điểm tâm lý lứa tuổi VTN, đây là lứa tuổi đặc biệt
nhạy cảm và dễ tiếp nhận những điều mới. Vì vậy, Vân Anh mới dễ xúc động sau khi
được tiếp cận với những bộ phim lãng mạn đầy chất trữ tình như vậy. Vân Anh cũng
chia sẻ, trước kia, sau khi xem xong bộ phim “Vườn sao băng” cô bắt đầu chu mỏ và
ăn mặc như con gái Hàn Quốc, “Vườn sao băng” là một trong những bộ phim tiền đề
có bước đầu vô cùng quan trọng trên thị trường Việt Nam đối với điện ảnh Hàn
Quốc. Điều này đã nói lên sức ảnh hưởng của bộ phim đối với đại đa số các bạn trẻ
Việt Nam, và Vân Anh không nằm ngoài số đó. Khi được hỏi về mục tiêu nghê
nghiệp của Vân Anh, bạn trả lời đó là du học Hàn Quốc hoặc học khoa Anh- Hàn. Có
thể nhận thấy phim Hàn Quốc có những tác động vô cùng sâu sắc đến hành vi ứng xử
và tâm lý của giới trẻ.
Rút ra kết luận:
Điện ảnh Hàn Quốc có ảnh hưởng đến nhận thức về việc làm, thẩm mĩ, ngôn ngữ nhưng

chỉ dừng lại ở mức độ trung bình
Tác động đến cảm xúc của cá nhân
Tác động đến hành vi nhưng không phải ảnh hưởng tiêu cực
• Đối tượng phỏng vấn: Linh
Lớp: 11D
Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành
Linh là một học sinh ngoan ngoãn, gia đình khá giả, có học lực và hạnh kiểm tốt. Khi
được hỏi về ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc, Linh tự cho mình số điểm 8/10. Linh có
một phong cách thời trang đậm chất Hàn Quốc, từ trang phục cho đến đầu tóc, bạn cho
biết, bạn thích mặc quần áo kiểu này vì nó cá tính mà vẫn dịu dàng. Linh cho biết bạn rất
thích xem phim, mỗi khi có một tập phim mới ra mắt, Linh đều xem ngay. Tuy nhiên,
nhờ sắp xếp thời gian hợp lý, việc này không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của bạn.
Linh cho biết mỗi khi gặp phải stress, bạn thường xem các bộ phim Hàn Quốc nhằm
cuốn mình vào nội dung phim, như thế bạn sẽ quên đi áp lực từ bên ngoài và trở nên
thoải mái hơn. Có thể nhận thấy, áp lực từ bên ngoài cũng là một trong những lý do các
bạn trẻ tìm đến phim Hàn như một cách để giải tỏa tâm lý, cô lập bản thân khỏi vòng
quay vất vả của cuộc đời. Linh cho rằng các diễn viên trong phim là những hình mẫu rất
lý tưởng, đôi khi, trước những bê tắ, Linh tìm đến điện ảnh Hàn Quốc, tìm đến những
diễn viên Hàn Quốc như một hình mẫu tuyệt đối để vực dậy chính minh. Từ đó, những
khủng hoảng gặp phải trong lứa tuổi VTN nói chung và khát khao tìm kiếm bản thân nói
riêng, chính là những đặc điểm quan trọng trong việc thần tượng và làm theo các diễn
viên Hàn Quốc.
Kết quả rút ra:
Áp lực từ bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tiếp nhận các
thông tin
từ điện ảnh Hàn Quốc.
Nhu cầu định vị vai trò của bản thân thúc đẩy học sinh tìm kiếm những hình mẫu
lý tưởng- các diễn viên trong điện ảnh Hàn Quốc. Họ là những người phần nhiều
đã được hình tượng hóa, mang trong mình đầy đủ những khao khát mà con người
muốn hướng đến: ngoại hình, công danh,….

• Đối tượng phỏng vấn: Linh
Lớp: 11D
Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành
Linh là một cô gái với phong cách thời trang cá tính và biệt lập, cô thường thu hút
nhiều ánh nhìn từ các bạn. Linh có cái nhìn khá khác việt về điện ảnh Hàn Quốc.
Bạn không thích điện ảnh Hàn Quốc vì trước đây Linh từng bị ám ảnh bởi một bộ
phim, mà theo Linh cho biết “ cảm giác đấy rất đáng sợ”. Đồng thời, Linh cũng cho
biết, điện ảnh Hàn Quốc khá hão huyền, phi logic và phi thực tế. Có thể nhận thấy,
Linh có cái nhìn khá khắt khe và thực tế về nền điện ảnh Hàn Quốc. Đồng thời là sự
“tỉnh” của bạn khi lựa chọn rời xa tác nhân gây ra cảm xúc đáng sợ của bản thân.
Kết quả rút ra:
Mức độ ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc phụ thuộc vào tâm lý, ý thức của người
xem.
• Đối trượng: học sinh lớp 5
Giới tính: Nữ
B là một học sinh hòa đồng trong lớp, ngoài hình xinh xắn. B rất thích xem phim Hàn
Quốc, tiếp cần văn hóa Hàn Quốc, cùng với các bạn trong lớp. Nhưng bố mẹ B không
thích, nên B chỉ xem trên lớp cùng bạn bè. B thuộc tất cả tên các diễn viên trong phim.
Khi nói về họ, ánh mắt em toát lên sự say mê, thích thú. Cặp của em dán rất nhiều hình
ảnh của các diễn viên. Khi nói chuyện em thường dùng ngôn ngữ nói của Hàn Quốc.
Nhận xét:
B tiếp xúc với phim Hàn Quốc từ nhỏ. B xuất hiện hiện tượng ảnh hưởng đến hành vi,
ngôn ngữ, cử chỉ nói.
Đồng thời nhóm tác giả có quan sát trên một trường hợp:
Đối tượng: Học sinh
Gioi tính: Nam
Sinh năm 1997
Biểu hiện:
Ở trường A là một học sinh đẹp trai, hòa nhập với bạn bè, vui tính và có rất nhiều bạn
gái theo đuổi. Ở nhà, A là một người con trai ngoan ngoãn, biết quan tâm. Nhưng kể từ

sau khi xem bộ phim “City Hunter”, A trở thành Fan hâm mộ nhiệt tình của Lee Min
Ho, và bắt đầu thay đổi: đầu tiên, cậu bắt đầu mặc những bộ trang phục “chất chơi” và
sử dụng Iphone, Nokia Lumia, Sam sung cùng một lúc, sự thay đổi về bề ngoài của A
làm bạn bè chóng mặt. Thứ hai, A trở nên lạnh lùng, ít nói, dễ bị tự ái, và nổi giận, bạn
bè cảm thấy cậu trở nên xa lạ, nhưng đồng thời lực lượng fan của cậu càng hùng mạnh
hơn. Cuối cũng, A bắt đầu trang điểm, làm đẹp như các bạn gái, cậu làm tóc, đắp mặt nạ,
đap xe 10 vòng quanh khu nhà vào 5 giờ sáng và mặc áo chống nắng, A trở nên sợ hãi
trước ánh mặt trời. A đã trở thành một con người mới, không ai nhận ra bạn ý.
Rút ra kết luận:
• Còn tồn tại những trường hợp chịu những tác động tiêu cực từ điện ảnh Hàn Quốc.
2.4. giải pháp
2.4.1. Đối với gia đình
Như đã nói trong phần cơ sỏ thực tiễn về “giai đoạn tuổi vị thành niên (13-18) “
đây là giai đoạn trẻ vị thành niên đòi hỏi được công nhận, được tôn trọng, có vị trí
ngang bằng với bậc phụ huynh. Vì vậy,
• Họp gia đình: về phía gia đình, cha mẹ và con cái nên có những buổi nói
truyện định kì giống như các cuộc họp gia đình, (điều này nên được hình thành
từ sớm để tránh việc trẻ cảm thấy gượng ép khi đến tuổi vị thành niên), đây là
thời điểm cha mẹ và con cái nêu ra ý kiến của mình về những người còn lại
trong gia đình. Buổi họp gia đình này cần đạt được những mục tiêu sau:
 Thẳng thắn. Không gượng ép
 Tôn trọng.
 Không mắng mỏ, hay khiển trách.
 Hạn chế việc quát mắng
 Bắt đầu cho con cái chịu trách nhiệm về những việc mình làm
 Ghi nhận thành tích
• Bố mẹ nên bắt đầu tham gia một số hoạt động cùng con cái. Những hoạt động
này là tiền đề để cha mẹ có thể biết đến bạn bè con cái mình, và xác định được
môi trường tiếp xúc thường xuyên của con cái. Từ đó, bố mẹ sẽ càng bắt đầu
nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của con cái

mình.
• Phụ huynh nên cho con tiếp xúc với điện ảnh từ tuổi còn thơ. Lúc bày nên cho
con cái xem các bộ phim có giá trị và đã được công nhận, đồng thời giảng giải,
khuyến khích con cái phân tích và tiếp thu ý nghĩa từ bộ phim.
2.4.2. Đối với nhà trường
• Nhà trường nên đan xen các nội dung ý nghĩa từ bộ phim, và giáo dục tư
tưởng cho học sinh thông qua một số môn học như: GDCD, địa lý.
• Trong các giờ sinh hoạt lớp có thể đưa điện ảnh Hàn Quốc nói chung và
điện ảnh thế giới nói riêng vào chương trình sinh hoạt: nên có thời gian
chình chiếu phim, sau đó cả lớp có thể cũng nhau thảo luận nghiên cứu.
2.4.3. Đối với xã hội
• Tổ chức những chương trình định hướng trước cho các bậc phụ huynh về
đặc điểm lứa tuổi của con trẻ. Từ đó có những điều hướng tốt nhất khi trẻ
bước vào độ tuổi vị thành niên.
• Tổ chức các buổi giao lưu Hàn- Việt để học hỏi kinh nghiêm (điện ảnh,
phát triển kinh tế,… ) trong đó 2 bên giữ quan hệ song phương. Tuyên
truyền trên các phương tiện truyền thông.
• Kiểm duyệt các bộ phim, trang web truyền tải phim. Đưa ra những yêu cầu
chung đối với toàn thể các cơ quan truyền thông, cơ quan tư nhân, nhà nước
về nội dung, diễn xuất,… của bộ phim một cách cụ thể, chi tiết.
2.5. Dự định trong tương lai
-Đi sâu nghiên cứu đạo đức hành vi
- Tiến hành khảo sát thêm ở các trường đặc thù trong từng khu vực
- Tạo bảng khảo sát online, nhằm đa dạng hóa các đổi tượng
- Tạo bảng khảo sát bẳng tiếng ảnh để khảo sát tại một số trường quốc tế, từ đó đưa ra
so sánh nhận xét mức độ ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc đối với từng đối tượng
đặc thù.
- Phỏng vấn một số chuyên gia về cách nhìn của họ về điện ảnh Hàn Quốc
- Phỏng vấn các du học sinh đang làm việc về nước ngoài và bạn bè quốc tế để có cái
nhìn dưới nhiều góc độ.

- Phỏng vấn một số người Hàn Quốc về cái nhìn của họ đối với điện ảnh quốc tế nói
chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng từ đó thấy rõ sự khác biệt và rút ra kinh nghiệm
cho nền điện ảnh nước nhà
-Phỏng vấn thêm giáo viên và phụ huynh về cái nhìn đối với điện ảnh Hàn Quốc. Và
phản ứng của họ trước những ảnh hưởng của điện ản Hàn Quốc đến hành vi ứng xử
của thanh thiếu niên.
- một số trường hợp cụ thể để thấy rõ sự ảnh hưởng
-Tiến hành so sánh phim Việt Nam và phim Hàn Quốc có cùng một chủ đề để nhận ra
sự khác nhau và những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
- Tiến hành thử giải pháp xã hội để nhận thấy hiệu quả
- Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển tâm sinh lý sớm
Phần IV: Kết luận
1. Điện ảnh Hàn Quốc có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với học
sinh,chiếm phần lớn trong thời gian giải trí của lứa tuổi thanh thiếu niên.
2. Ảnh hưởng đến:
2.1.Nhận thức:
-Yêu thích văn hóa Hàn Quốc
- Mong muốn tiếp thu, hòa nhập
- Nhận ra sự thiếu sót mong muốn hoàn thiện bản thân
-Có mục tiêu sống
-Nhận ra được nhiều giá trị nhân văn
2.2.Thái độ và hành vi
- Không yêu quí bản thân
- Bài xích gia đình xã hội
Điện ảnh Hàn Quốc mang tính xúc tác

×