Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút nữ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.83 KB, 118 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, bên cạnh nỗ lực của bản
thân, em đã đợc sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy
giáo hớng dẫn- giáo s Hoàng Trọng Phiến. Ngoài ra
em còn đợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô
trong khoa ngôn ngữ và khoa s phạm; sự động viên của
gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy hớng dẫn-Thầy Hoàng Trọng
Phiến. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô trong khoa ngôn ngữ, khoa s phạm, đã tạo điều kiện
để em có thể hoàn thành khoá luận. Nhân đây, em cũng
xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong trờng Đại
học khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy em
trong suốt ba năm học tại trờng. Xin chân thành cảm ơn
gia đình, bạn bè.
1
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở thực tiễn.
Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số l-
ợng và chất lợng với hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đạt
giải cao, những cây bút nổi bật nh Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu
Đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây, nhờ vào công cuộc đổi mới và không
khí dân chủ cởi mở, truyện ngắn Việt Nam có đợc bớc đột khởi. Mật độ các
cuộc thi truyện ngắn 1985 - 2000 tăng rất nhiều, kéo theo đó là một loạt tên
tuổi mới làm truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết:
Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo cùng với các tác giả trẻ, truyện đã
mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện. Trong số


đó không thể không kể đến sự đổi mới cách viết và một yếu tố làm truyện
ngắn thành công về nghệ thuật đó là việc tìm tòi, đổi mới và sử dụng khéo léo
nghệ thuật độc thoại nội tâm của các nhà văn.
Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả
của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phơng hớng
nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách
nhân vật mà còn giúp ngời đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào
tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy đợc những cảm xúc tinh tế của bản
thân, từ đó ngời đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt đợc t tởng
chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể
hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết.
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của
nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và
2
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số các nhà văn hiện đại, đặc
biệt từ năm 1985 trở lại đây Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Hụê, Phan Thị
Vàng Anh và Võ Thị Hảo là những cây bút đợc nhận xét là có khả năng làm
"nóng bầu không khí văn chơng" nớc nhà. Nhiều độc giả biết đến họ bởi
phong cách riêng, độc đáo và cuốn hút mà họ đã tạo dựng đợc ở tác phẩm của
mình. Đặc biệt bốn cây bút trên đều sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm để
khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu chuyện theo tâm lí nhân
vật Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Những
nhân vật ở mọi tầng lớp, lứa tuổi với cách sống, cách nghĩ, cách yêu khác
nhau đợc bốn nhà văn thể hiện hết sức phong phú, sinh động dới thủ pháp độc
thoại nội tâm.
Nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút
nữ hiện đại (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ
Thị Hảo), nhằm giúp độc giả một cách tiếp cận để cảm nhận đúng hơn, sâu
hơn về các tác phẩm văn học đơng đại trớc những biến đổi đa dạng của các tác

phẩm văn xuôi hiện đại. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài
khoá luận này.
Chúng tôi hi vọng việc khảo sát độc thoại nội tâm theo cách nhìn ngôn
ngữ học sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu giá trị
đóng góp về mặt phát triển ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam của các nhà văn
thuộc thế hệ trẻ.
1.2. Cơ sở lí luận:
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhanh chóng, cùng với nó là sự
phát triển của các ý niệm (khoa học và mỹ thuật) về đời sống tâm lý con ngời,
về mức độ tự phân tích tâm lí hoàn toàn có thể đạt tới đợc. Do đó, giới hạn và
hình thức độc thoại nội tâm cũng dần dần biến đổi, đa dạng xác định hơn.
3
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Chính vì vậy mà hiện nay độc thoại nội tâm đang là một vấn đề đợc các nhà lí
luận văn học quan tâm
Độc thoại nội tâm là một dạng hoạt động nói năng của nhân vật văn
học. Lí luận và thao tác phân tích độc thoại nội tâm cha nhiều.Thực hiện đề tài
trên là nhằm học tập tiếp thu các lí luận hiện đại về yếu tố này vào khảo sát
cụ thể các tác phẩm của các nhà văn nữ trẻ.
Những lý thuyết và phơng pháp phân tích độc thoại nội tâm thật sự rất
cần thiết không chỉ với các nhà văn, các nhà lí luận văn học, lí luận ngôn ngữ
với bạn đọc nói chung mà còn rất bổ ích đối với học sinh phổ thông và giáo
viên giảng dạy truyện ngắn trong nhà trờng. Xuất phát từ yêu cầu lí luận và
thực tiễn thực tiễn giảng dạy văn học ở phổ thông đặt ra trên đây. Chúng tôi
chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài.
- Giới thiệu các kiến giải về độc thoại nội tâm trong mối tơng quan đến
khắc hoạ nhân vật văn học.
- Khảo sát các đặc điểm tổ chức ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27
tác phẩm tiêu biểu của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, từ đó nêu giá trị biểu hiện ý nghĩa của độc
thoại nội tâm trong tác phẩm văn học và chỉ ra sự phát triển mới mẻ độc đáo
của một phơng diện ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các đoạn, câu độc
thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 truyện ngắn tiêu biểu của 4 cây bút
nữ:Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
Cụ thể là:
4
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
+ 19 truyện ngắn in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học,
2002.
+ 2 truyện ngắn in trong tập Gió thiên đờng, NXB Văn học, 2004.
+ 6 truyện ngắn in trong tập Biển đời ngời,NXB Công an nhân dân, 2003.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các sách báo viết về độc thoại nội
tâm, từ đó giới thiệu những lý thuyết cơ bản về độc thoại nghệ thuật và khái
niệm liên quan.
- Khảo sát thống kê các đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật trong
27 tác phẩm của bốn cây bút nữ Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan
Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
- Phân loại các nội dung độc thoại trong các cảnh huống khác nhau mà
nhân vật thể hiện
- Khảo sát, phân tích đặc trng riêng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Từ đó
nêu lên giá trị biểu hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm
văn học của bốn cây bút nữ.
5. Phơng pháp nghiên cứu.
- Khoá luận sẽ sử dụng phơng pháp thống kê, phân loại, mô tả, so sánh,
và phân tích ngôn ngữ ở hai mặt, cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại và
nội dung thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm.

- Phân tích tính cách nhân vật độc thoại nội tâm, cũng thông qua đó tìm
hiểu phong cách riêng của bốn nhà văn nữ (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo)
5
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
- Kết hợp phơng pháp của ngôn ngữ học với phơng pháp phân tích, bình
giảng, nghiên cứu văn học trong quá trình khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội
tâm.
6. ý nghĩa và đóng góp của khoá luận:
- Đóng góp một cách nhìn cụ thể chi tiết, tơng đối đầy đủ về độc thoại
nội tâm, thông qua đó giúp ngời đọc dễ đi vào khám phá tâm hồn nhân vật,
thâm nhập cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học, hiểu tác phẩm, chân thực sinh
động hơn .
- Thông qua việc khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm làm rõ phong
cách viết truyện ngắn của bốn cây bút nữ nổi trội hiên nay(Trần Thuỳ Mai,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh). Từ đó giúp độc giả thấy đợc giá
trị của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học, thấy đợc sự phát
triển mới mẻ của ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại. Và từ đó có hớng tiếp
cận mới, tích cực với các tác phẩm văn xuôi hiện nay.
- Góp thêm kĩ thuật phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm văn xuôi ở
phổ thông trung học tốt hơn, sâu sắc hơn.Trong khoá luận này ngời viết muốn
thử nghiệm một cách phân tích văn bản nghệ thuật với t cách nghệ thuật từ.
7. Bố cục khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận có ba chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chơng 2: Khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 truyện ngắn
của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh, Võ Thị Hảo.
Chơng 3: Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể
hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu

Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
6
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Chơng 1:
Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
7
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan.
1.1.1. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp do nhân vật nói lên trong tác phẩm
(trong thế đối sánh ở mức tơng đối với lời gián tiếp- lời trần thuật, miêu tả, lời
tác giả).
Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn xuôi có nhiều chức năng:
- Chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật.
- Chức năng tự bộc lộ của nhân vật cho thấy sự tồn tại của nó.
- Chức năng nh một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác.
- Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tợng suy t của tác
giả.
- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật v.v.[11;331]
Trong tác phẩm văn xuôi, ngôn ngữ nhân vật tồn tại ở hai dạng thức: Lời nội
tâm (là đối tợng khảo sát của khoá luận) và lời thoại (lời đối thoại).
1.1.2. Độc thoại
Độc thoại chiết tự có nghĩa là "Nói một mình"; trong ngôn ngữ học, độc
thoại còn đợc gọi là đơn thoại. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một
bên nói còn một bên tiếp nhận. Không có phản ứng của một ngời thứ hai và
không bị tác động và chi phối bởi các nhân tố ngôn cảnh của một cuộc
thoại.Thoại trờng ở đây không có các vai cùng tham gia với t cách các tham
thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó "ngời nhận
bị trừu tợng hoá, xem nh không có mặt nhng không có ảnh hởng gì tới việc nói

và viết cả" và "nó xuất phát từ nguyên lý câu chỉ có một chiều: Ngời nói
(viết)- câu" [1; 227].
8
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Theo Lại Nguyên Ân: Độc thoại là phát ngôn dài dòng, rờm rà, không
dự tính .
Nhà lí luận văn học Nga G.N Pôpêlốp cũng viết:
"Lời độc thoại là lời không nhằm hớng tới ngời khác và tác động qua
lại giữa ngời và ngời" [3; 224].
Nh vậy có thể nói đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một
chiều: Chủ đề, bố cục, diễn biến theo mạch nội dung hoàn toàn có thể tuân
theo một lôgic định trớc của ngời nói (viết).Độc thoại có cũng có nhiều kiểu
loại, hình thức khác nhau. Chúng ta thờng gặp 1 loại độc thoại đặc biệt rất phổ
biến trong văn bản nghệ thuật (các tác phẩm văn học) đó là độc thoại nội tâm.
lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ tâm sự của chính nhân vật tự sự và rất
tự nhiên, không gò bó.
Vì thế mà ngôn ngữ độc thoại nội tâm có hình thức khá đa dạng, phong
phú.Vậy độc thoại nội tâm thờng dùng trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì?
có những kiểu dạng và cấu trúc nh thế nào? đó cũng là những nội dung chính
mà khoá muốn làm rõ trớc khi tiến hành khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
1.1.3. Độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm (tiếng Pháp: Monlogue int'erieur; tiếng Anh:
Interion monologue; tiếng Nga (đã chuyển ngữ sang la tinh): Vnoutrenni
monolog).
Lịch sử khái niệm này bắt đầu từ kịch cổ đại, độc thoại nội tâm đã xuất
hiện nh một hiện tợng đặc biệt trong kịch Sếcxpia. Trong văn tự sự cận đại,
độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, giống nh một sự tự bộc lộ,
chân thành, khách quan. Nhng sang đến sáng tác của L.Tônxtôi thì độc
thoại nội tâm đợc truyền đạt gần nh không có sự can thiệp của tác giả, phản
ánh đợc cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Đến thế kỷ XX, độc thoại nội tâm

9
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
có xu hớng xuất hiện dới dạng dòng ý thức (đây là một biểu hiện cực đoan của
độc thoại nội tâm).
Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản
nghệ thuật (tiểu thuyết, truyện ngắn .) là ph ơng thức để truyền đạt t tởng,
tình cảm nên các nhà văn thờng sử dụng độc thoại nội tâm nh một thủ pháp
nghệ thuật, nhằm thể hiện chân thực, sống động, nhân cách con ngời, với
những suy nghĩ, tâm t, tình cảm thờng thấy trong xã hội loài ngời. Khi sử
dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ
qua ngời đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có
thể coi đó là hành vi mợn lời(mợn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả;
điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật đợc khai
thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.
Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không
phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hớng đến ai đó hoặc là lời đợc
cấu tạo theo cách của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thờng đợc
chỉ ra bằng các từ tự nhủ , thầm nghĩ và không phải bao giờ cũng rành
rọt mà thờng rối ren, lộn xộn, chắp nối. Đó chính là hình thức tái hiện tính tự
phát của dòng ý thức và cảm xúc.Tác giả Trôvenxki trong cuốn Lý luận văn
học định nghĩa Độc thoại nội tâm là hình thức ngôn ngữ của t duy và ấn t-
ợng nhân vật. Trong cấu trúc của nó có thể xuất hiện hai khuynh hớng: Muốn
dẫn dắt trật tự suy nghĩ và ấn tợng nhân vật, và phản ánh chúng trong những
hình thức giao tiếp. Mặt khác lại muốn tái hiện dòng ý thức về trật tự rối rắm
trong hình thức nội tại của nó (dẫn theo 9; 8)Độc thoại nội tâm thờng là
những suy nghĩ, toan tính, tâm t về cách sống, về gia đình, bạn bè, và bản
thân của nhân vật mà chỉ một mình nhân vật biết , không đợc thể hiện bằng
âm thanh . Nhng khi thể hiện dới dạng viết nó mang đậm tính khẩu ngữ tự
nhiên. (Có sự sắp xếp để đạt mục đích riêng của nhà văn).Vì thế các phát ngôn
10

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
trong các đoạn độc thoại nội tâm là rất phong phú. Có thể là đoản ngữ, câu
đơn, câu phức Phản ánh tâm lí, ph ơng ngữ, phong tục, văn hoá từng vùng
Thông thờng trong văn bản nghệ thuật, các đoạn độc thoại nội tâm đợc
phát hiện thông qua các hình thức khác nhau của các phát ngôn đứng trớc nó
nh:
Dạng phát ngôn kể, phát ngôn lập luận: (X) tự hỏi rằng , nghĩ rằng ,
cho rằng nh thế là , có sao không nhỉ? v v .
Dạng cảm thán : chao ơi! mình mà, khốn thay mình lại
Hoặc dới dạng hồi ức : Hồi đó , nhớ lại hồi x av v .
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định đợc các đoạn độc
thoại nội tâm. Ngày nay khi các ý niệm (trong khoa học và mỹ học ) về đời
sống tâm lí con ngời phát triển mạnh mẽ thì cách thức sử dụng độc thoại nội
tâm (một thủ pháp các nhà văn thờng dùng để miêu tả diễn biến tâm lí của
nhân vật) cũng có nhiều biến đổi, nhiều hình thức phong phú và khó xác định
hơn. Cụ thể là: ranh giới giữa độc thoại nội tâm với dòng ý thức, bình luận
ngoại đề, ngôn từ nửa trực tiếp và ngay cả đối thoại ngày càng có xu h-
ớng đan xen vào nhau, khiến ngời đọc và ngay cả nhà nghiên cứu cũng khó
phân biệt rạch ròi.ở các phần sau của chơng1, chúng tôi có đề cập rõ hơn vấn
đề này.
Để có đợc hiểu biết đúng đắn về thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm
cùng với giá trị biểu đạt của nó, dới đây chúng tôi tiếp tục tìm hiểu một số
thuật ngữ có liên quan.
1.1.4. Ngôn từ nửa trực tiếp
11
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Đây là biện pháp diễn đạt lời văn có hình thức là lời tác giả nhng về mặt
nội dung và phong cách lại thuộc ngôn ngữ nhân vật (dẫn theo 2;160). Đây
cũng là phơng thức tu từ sử dụng phổ biến trong văn xuôi nhằm gây ấn tợng
về sự hiện diện của ý thức nhân vật cho ngời đọc và cho phép ngời đọc xâm

nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Khi ngôn từ, giọng nói của ngời kể
chuyện lẫn với giọng điệu nhân vật ngay tại vỏ ngôn từ thì ngôn từ nửa trực
tiếp trùng với độc thoại nội tâm.
1.1.5. Bình luận ngoại đề:
Đây là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện: một bộ phận của ngôn
ngữ ngời kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Trong đó tác giả
hoặc ngời kể chuyện trực tiếp bộc lộ những t tởng, tình cảm, quan niệm của
mình đối với cuộc sống và nhân vật đợc trình bày qua cốt truyện [2; 319]
Trữ tình ngoại đề có thể là những đoạn văn nằm xen vào giữa những
quá trình diễn biến của các sự kiện và nhân vật trong cốt truyện, từ khi cốt
truyện đợc bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc. Chính việc nằm xen kẽ này
khiến cho lời bình luận nhiều khi rất khó xác định. Nhất là khi giọng điệu
bình luận của tác giả lại tồn tại rõ nét đằng sau những suy nghĩ và dới lớp vỏ
ngôn từ của nhân vật.
1.1.6. Dòng ý thức
Đây là một xu hớng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi nghệ thuật) ở
thế kỷ XX, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên t-
ởng ở con ngời. Thuật ngữ dòng ý thức do nhà tâm lý học Mỹ W.Jammes đề
ra. Ông cho rằng ý thức là một dòng chảy, một con sông ở đó những t tởng,
cảm xúc, liên tởng bất chợt luôn luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau một
cách kỳ quặc, phi logic( ) Dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng cực đoan
của độc thoại nội tâm (dẫn theo 4; 122).
12
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Một tác phẩm đợc xây dựng theo kiểu dòng ý thức khi mà nhà văn cố
ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện không chú ý bối cảnh,
ngoại cảnh câu văn ( ) đồng thời nhà văn sáng tạo nhiều ph ơng pháp nghệ
thuật mới: đảo ngợc thời gian, đồng hiện hoà trộn thực h, hiện tại, quá khứ, t-
ơng lai.
1.1.7. Đối thoại

Lời đối thoại là lời trong giao tiếp song phơng mà lời này xuất hiện nh
một phản ứng đáp lại lời nói trớc. Lời nói đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi
hai bên đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phơng và không công khai, không bị
câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của ngời đối thoại. Lời
đối thoại thờng kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát
ngôn của nhiều ngời. [2; 159]
Khi bàn về lời thoại nhân vật, M Bakhtin có nhận xét Lời nói của con
ngời mang tính đối thoại, tính đối thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và
t duy của con ngời. Nói tức là nói với ai đấy. Ngay khi nói với mình, nó cũng
đợc trả lời. Khi nói với ai đó cái gì, ta cố gắng nói thế nào để vừa diễn đạt đợc
cái ta muốn nói vừa nhận đợc lời đáp nh ta mong đợi. Lời nói của ta, với tất cả
các đặc điểm, sắc thái không chỉ phụ thuộc vào điều ta muốn nói mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào ngời đối thoại với ta. Đây cũng là thí dụ đơn giản nhất về
tính đối thoại của lời nói[22; 18].
Trong tác phẩm văn học, lời đối thoại và độc thoại có thể thâm nhập vào nhau
đặc biệt trong kịch. Lời độc thoại trần thuật có thể bao hàm đối thoại. Trong lý
thuyết hội thoại hiện đại, đối thoại đợc xem là bản chất bao trùm quan trọng
nhất của hoạt động lời nói. Do vậy đối thoại cũng đợc coi là một dạng thể hiện
những diễn biến đấu tranh của nội tâm.
13
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của độc thoại nội tâm :
Nh trên đã nói, do có sự phát triển trong các ý niệm( khoa học và mỹ
học) về đời sống tâm lý con ngời mà giới hạn và hình thức độc thoại nội tâm
dần dần biến đổi.Độc thoại nội tâm là một hình thức thờng có nhiều cách hiểu
lẫn lộn nhất trong số những dạng thức lời thoại của nhân vật. Thuật ngữ độc
thoại nội tâm cũng nh việc xác định các đoạn độc thoại nội tâm trên văn bản
thờng bị lẫn lộn, bị đồng nhất với ngôn từ trực tiếp, bình luận ngoại đề, dòng ý
thức hơn nữa nó còn đợc coi là một biến thể của đối thoại.
Trong các nghiên cứu của các tác giả: Đặng Anh Đào, Nguyễn Thái

Hoà, Phùng Văn Tửu đều đề cập đến phạm trù độc thoại nội tâm. D ới đây
chúng tôi xin nêu một số quan niệm tiêu biểu:
Phùng Văn Tửu đa định nghĩa về độc thoại nội tâm nh sau: Độc thoại
nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời của nhân vật [5; 169].
Theo ông độc thoại nội tâm còn có một dạng khác là độc thoại bên trong ở
đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng đối nghịch.
Theo Đặng Anh Đào, ngôn từ nửa trực tiếp chỉ khoác giọng điệu từ
vựng của nhân vật sẽ trở thành độc thoại nội tâm .Trong cuốn Đổi mới nghệ
thuật tiểu thuyết phơng Tây, bà cũng nêu lên ranh giới khó xác định giữa độc
thoại nội tâm và bình luận ngoại đề. Đó là trờng hợp sự giao hoà giọng điệu
của hai chủ thể phát ngôn (ngời kể chuyện và nhân vật) chỉ mới nửa chừng.
Lối nói và giọng nói của nhân vật cha trực tiếp. Điều này khiến ngời đọc khó
phân biệt cụ thể lời lẽ của tác giả hay của nhân vật.
Có ý kiến cho rằng độc thoại nội tâm và dòng tâm t (dòng ý thức) là sự
chuyển hoá của độc thoại ở kịch sang tiểu thuyết, truyện ngắn. Cơ sở của ý
kiến này là điểm giống nhau rất lớn giữa độc thoại nội tâm và độc thoại đó là
tính hớng nội, là sự tái hiện ý nghĩ của nhân vật. Tuy nhiên ngời ta vẫn có thể
14
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
phân biệt độc thoại nội tâm với độc thoại ở tính chất hành động (Độc thoại th-
ờng gắn liền với hành động còn độc thoại nội tâm thiên về mô tả nhiều hơn)
Hoặc ở tính chất không thốt lên lời(Độc thoại nội tâm thờng không thốt nên
lời còn độc thoại thì có thể nói thành tiếng). Mặc dù tồn tại một số điểm phân
biệt nh vậy,song trong những tác phẩm hiện đại thì ranh giới giữa độc thoại
nội tâm và độc thoại cũng không dễ xác định.Chẳng hạn,đoạn độc thoại nội
tâm dới đây của nhân vật Robert, trong tác phẩm Chuông nguyện hồn ai
( Hemingway), thể hiện một ranh giới khó xác định giữa độc thoại với độc
thoại nội tâm :
Hãy nghĩ tới những ngời đã ra đi, anh nói: nghĩ tới họ đang đi qua
rừng, nghĩ tới họ đang đi qua suối, nghĩ tới họ trên mình ngựa, trong rừng

dầy, nghĩ tới họ đêm nay đi suốt canh thâu, nghĩ tới họ ngày mai phải ẩn
mình. Nghĩ tới họ. Mẹ kiếp! Hãy nghĩ tới họ. Đó là tất cả cái điều mà ta có
thể làm đợc nghĩ tới họ, anh nói.
Rõ ràng Robert khi bị thơng rất nặng đã coi ý nghĩ là một hành động
duy nhất mà anh có thể làm và phải cố gắng làm bằng đợc. Khi anh nghĩ tới
họ tức là anh đang cùng họ tiếp tục công cuộc vật lộn với chiến tranh, giành
sự sống ở phía trớc. Vì thế mà độc thoại nội tâm ở đây vẫn toát lên tính chất
hành động của độc thoại.
Các tác giả M.Bakhtine, Đặng Anh Đào. Nguyễn Thái Hoà còn đặc biệt
nhấn mạnh việc đổi mới độc thoại nội tâm dới hình thức của dòng ý thức và
đối thoại.
Trớc kia chúng ta thờng phân biệt độc thoại nội tâm và dòng ý thức ở
chỗ: độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình huống nhất định còn
dòng là dòng chảy triền miên làm nên cốt truyện (dẫn theo 6; 81).Độc thoại
nội tâm có sự quy chuẩn về văn phạm, dòng ý thức bất chấp quy chuẩn của
văn phạm.
15
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Các tác giả hiện đại ngày càng nhận thấy sức mạnh của độc thoại nội
tâm nằm ở tính chất tức thì của dòng tâm t. Vì vậy sự đổi mới của nghệ thuật
độc thoại nội tâm so với các thế kỷ trớc nhằm vào việc khiến dòng suy nghĩ đ-
ợc hình dung ngay trên lối viết.Thế nên nhiều trờng hợp, không chỉ giọng
điệu của nhân vật đợc khôi phục nguyên si, các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ lộn
xộn nhất của nhân vật đợc ghi lại mà cách viết bất chấp cú pháp, qui ớc văn
phạm (câu dài không chấm phẩy ) cũng giúp nhà văn thể hiện trung thành
suy nghĩ của nhân vật.
Đọc các tác phẩm văn xuôi hiện đại, quan sát kỹ lời thoại nhân vật ta sẽ
thấy những quy ớc chuyển tiếp ở thế kỷ trớc nh: mở ngoặc kép, gạch ngang
đầu dòng, hoặc lời dẫn chuyện nó nghĩ , anh nghĩ dần dần bỏ. Thay vào
đó là lối dẫn thẳng từ lời ngời kể chuyện sang độc thoại nội tâm nhân vật.

Điều này khiến dòng suy nghĩ trào ra, tự nhiên hơn, chân thật hơn. Đây là
những điểm đổi mới của lối viết độc thoại nội tâm, khiến nó thực sự trở thành
dòng tâm t không thể lẫn lộn với độc thoại của kịch.
Sự đổi mới của độc thoại nội tâm đặc biệt đợc thể hiện dới hình thức đối
thoại của nhân vật. Theo Đôxtôjevxki : Tâm hồn có tính tự do, tính không thể
kết thúc còn độc thoại thì luôn có giới hạn, có tính kết thúc.Vì thế nếu chỉ sử
dụng độc thoại để miêu tả tâm hồn là không đủ. (dẫn theo7; 295).Theo ông:
Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu bằng cách thâm nhập vào
nó dới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân
một cách tự do để đợc đáp lại . [8;49].
Nguyễn Thái Hoà cũng cho rằng: Thực ra, độc thoại nội tâm cũng là
hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó ngời đối thoại cũng chính là mình.
Nói cách khác, đó là một sự phân thân, mình nói chuyện với mình, một mình
đóng cả hai vai ngời nói và ngời nghe và nói lại bằng một giọng khác, một
cách suy nghĩ khác.
16
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Các ý kiến trên rất có lí, bằng chứng là đã có khá nhiều tác phẩm thể
hiện hình thức độc thoại nội tâm bằng đối thoại.Chẳng hạn độc thoại nội tâm
thể hiện dới dạng đối thoại tâm linh nh trong các tác phẩm : Bức tranh, Ngời
đàn bà trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, hay gần đây, nh lời
độc thoại bằng đối thoại ngầm với chính mình, định hớng giải thích cho mình
của nhân vật, trong tác phẩm si tình của Phan Thị Vàng Anh.
Trớc những chuyển biến và đổi mới nói trên, chúng ta thấy rằng độc
thoại nội tâm là một phơng tiện rất khó sử dụng với ngời sáng tạo, càng không
dễ xác định với ngời tiếp nhận tác phẩm văn học.
Độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật đợc thể hiện dới dạng viết
khi lời độc thoại nội tâm là một đoạn văn, tức là nó mang trong mình tất cả
các hình thức liên kết của văn bản cả về hình thức lẫn nội dung. Do vậy trong
khoá luận này chúng tôi không chỉ trả lời những câu hỏi nh : Trong các đoạn

độc thoại nội tâm, tác giả đề cập tới những vấn đề gì ? Những vấn đề đó đặt ra
trong hoàn cảnh nào ? Tác giả sử dụng thứ ngôn ngữ nào ? Có dễ nhận biết
hay không? Tác giả đã tổ chức và chi phối độc thoại nội tâm nh thế nào để đạt
đợc mục đích đề ra? mà chúng tôi còn đi vào thông kê, phân tích cấu trúc
hình thức, phân tích câu độc thoại nội tâm, nêu lên những hình thức thể hiện
đoạn độc thoại nội tâm nh :cách thức nhập đề, cách thức kết thúc, cấu trúc
ngôn ngữ
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn ,
chủ đề của tác phẩm và là yếu tố quan trọng làm nên đặc trng phong cách tác
giả.
1.3. Tiểu kết
Độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết ) là
một hình thức độc thoại đặc biệt, phong phú về hình thức,đa dạng về cách thức
thể hiện và hoàn cảnh sử dụng.
17
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Các nhà văn ngày càng ý thức đợc lợi thế, tác dụng quan trọng của thủ
pháp nghệ thuật này trong việc xây dựng nhân vật và biểu đạt t tởng.Đã có
nhiều nhà văn sử dụng độc thoại nội tâm nh một thủ pháp nghệ thuật độc đáo ,
đặc sắc của mình .Do đó trong tác phẩm văn học độc thoại nội tâm không
ngừng đổi mới, chuyển biến .Nó không chỉ góp phần thể hiện t tởng, chủ đề
tác phẩm mà còn làm nên phong cách riêng của mỗi nhà văn.
Trong làng truyện ngắn Việt Nam (1985 lại đây) các cây bút nữ đang
chiếm u thế không chỉ về số lợng tác phẩm mà còn phong phú về phong
cách.Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo
là những cây bút có khả năng làm nóng bầu không khí văn chơng hiện nay .
Mỗi ngời trong số họ đều để lại phong cách riêng thu hút độc giả, đặc biệt là
cách sử dụng độc thoại nội tâm của mỗi tác giả đã đem lại hiệu quả nghệ thuật
cao cho các tác phẩm của họ .Trên cơ sở nhận thức lí thuyết đã lựa chọn
nghiên cứu và xem xét ở chơng này, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát , phân tích

cách thể hiện ngôn ngữ trong các đoạn độc thoại nội tâm mà bốn nhà văn nữ
đã xây dựng thành công trong tác phẩm của mình.
Từ nhận thức lý luận đến áp dụng vào phân tích cụ thể các đoạn độc
thoại nội tâm trong các tác phẩm của các nhà văn nữ là cả một quy trình. Nó
đòi hỏi ngời nghiên cứu phải dạn dày, trải nghiệm. Khoá luận này chỉ là bớc
đầu thử nghiệm. Nhiệm vụ chủ yếu của khoá luận là tri nhận và phân tích đợc
giá trị nghệ thuật ngôn từ của các đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩm
của bốn nhà văn nữ - những cây bút đóng góp vào sự đổi mới văn xuôi tiếng
việt hiện nay.
18
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Chơng 2
Khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27
truyện ngắn của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo
2.1.Nhận xét mở đầu
Trong số các nhà văn nữ hiện đại, Trần Thuỳ Mai là một cây bút có tuổi
văn khá dày dạn, với nhiều tác phẩm đoạt giải, đã in riêng thành tập nh "Biển
đời ngời", "Đêm tái sinh", "Quỷ trong trăng", "Gió thiên đờng", "Thị trấn hoa
quỳ vàng" Nữ nhà văn thuộc thế hệ thứ t (cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Bảo
Ninh) này có một phong cách rất nữ tính và độc đáo. Những trang viết của
Trần Thuỳ Mai thờng hớng về cuộc sống đời thờng, về tình yêu, hôn nhân, về
những băn khoăn trớc cuộc sống. Nhẹ nhàng mà sâu sắc, truyện ngắn Thuỳ
Mai luôn có cái nhìn nhân ái và niềm tin sâu xa ở bản chất tốt đẹp của cuộc
sống, của tình ngời.
Với thủ pháp độc thoại nội tâm, Trần Thuỳ Mai đã xây dựng nên các
nhân vật với những cung bậc cảm xúc, diễn biến tâm lí của đời thờng nhng đ-
ợc phát hiện ở những góc độ hết sức tinh tế, độc đáo, giàu triết lí. Nhân vật
của Trần Thuỳ Mai có khi là một cô gái đang bớc vào tình yêu với đủ các
cung bậc cảm xúc vui, buồn, nhớ nhung, hờn giận (My - "Gió thiên đờng), là

ngời phụ nữ bất hạnh nhng giàu đức hi sinh (Hạnh - "Trăng nơi đáy giếng"),
hoặc là chàng trai yêu chân thành, bao dung, nhân ái (Măng - "Biển đời ngời")
Những suy nghĩ, tình cảm đó ở các nhân vật đ ợc Thuỳ Mai thể hiện qua
các đoạn độc thoại nội tâm đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong độc giả.
So với Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ là thế hệ đàn em song cây
bút này không hề xa lạ với độc giả. Với phong cách khá ấn tợng, "luôn có hai
mặt" .Đó là: "bụi bặm" trong tả chân và trữ tình đằm thắm.Thu Huệ lôi cuốn độc
giả bằng lối văn vừa táo tợn lại vừa thanh khiết. Đặc biệt với cách thể hiện linh
hoạt, phong phú các đoạn độc thoại nội tâm, các nhân vật của Nguyễn Thị Thu
19
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Huệ đã thực sự gây ấn tợng với ngời đọc bởi sự sinh động, đa dạng của các nét
trong nhân cách: Lúc bạo liệt, khi thật thà, khi thâm trầm triết lí, khi đỏng đảnh
và có khi dịu dàng đến bất ngờ. Điều này chúng ta có thể tìm thấy trong rất nhiều
tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, tiêu biểu nh: "Hậu thiên đờng", "Thiếu phụ
cha chồng", "Tân Cảng", "Xin hãy tin em".v.v
Bên cạnh Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh là một
tác giả rất trẻ và có sức sáng tạo cao. Cây bút nữ này đã không ngừng đổi mới
nghệ thuật viết truyện của mình. Độc thoại nội tâm dới ngòi bút của Phan Thị
Vàng Anh vì thế mà vô cùng biến ảo. Có khi nó giống nh sự đối thoại giả (lời
độc thoại đặt trong ngoặc kép) hoặc có khi nó diễn ra liên miên, kéo dài nh
dòng ý thức Đây chính là yếu tố quan trọng làm nên phong cách đặc biệt
của Phan Thị Vàng Anh: "Biết cách lạ hoá những điều quen thuộc làm cho
da diết những điều tởng nh nhạt nhẽo" và " là một cây bút truyện ngắn biến
ảo" (dẫn theo 21;1).
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Võ Thị Hảo, ngời đợc mệnh danh
"ngời kể chuyện cổ tích hiện đại", nhà văn nữ trẻ tuổi và xinh đẹp này có kiểu
sáng tác truyện ngắn "điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt những tình
huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhng lại bị che giấu trong muôn mặt
cuộc sống hàng ngày" (dẫn theo21; 1-2).Độc thoại nội tâm trong tác phẩm của

Võ Thị Hảo tuy không nhiều và không diễn ra liên miên nh ở tác phẩm của
nhiều tác giả hiện đại. Nhng Võ Thị Hảo đã vận dụng khéo léo, hiệu quả các
đoạn độc thoại nội tâm khiến chúng giống nh những lời tự đối thoại xoáy sâu
vào tình huống hiện thực mà tác giả khai thác. Chúng ta có thể tìm thấy các
đoạn độc thoại nh thế trong nhiều tác phẩm của Võ Thị Hảo nh: Dây neo trần
gian, vầng trăng mồ côi, Vũ địa địa ngục.v.v
Sử dụng độc thoại nội tâm chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật viết
truyện của bốn cây bút nói trên. Nhng chính điều này là yếu tố rất quan trọng
để xây dựng phong cách nghệ thuật , tạo nên thành công của các nhà văn đó.
20
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Lựa chọn trong 27 truyện ngắn, chúng tôi đã thống kê đợc trên 100
đoạn độc thoại nội tâm. Dới đây là bảng thống kê cụ thể số lợng đoạn độc
thoại nội tâm trong các tác phẩm của bốn nhà văn đợc khảo sát:
Nhà văn Tác phẩm Số lợng đoạn độc thoại
nội tâm
Trần Thuỳ Mai T1, T2, T3, T4, T5, T6,
T7
25
Nguyễn Thị Thu Huệ T8, T9, T10, T11, T12,
T13, T14
44
Phan Thị Vàng Anh T15, T16, T17, T18,
T19, T20, T21
30
Võ Thị Hảo T22, T23, T24, T25,
T26, T27
14
Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy: Số lợng tác phẩm khảo sát tơng
đơng nhau (mỗi tác giả 7 tác phẩm),còn số lợng các đoạn độc thoại nội tâm lại

chênh lệch nhau.Các đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của Nguyễn
Thị Thu Huệ chiếm số lợng nhiều nhất (44 đoạn).Các đoạn độc thoại trong các
tác phẩm của Võ Thị Hảo có số lợng ít nhất (14 đoạn). Mặc dù sự phân bố về
số lợng của các đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của mỗi nhà văn
không đều nhng vai trò của chúng ở mỗi tác phẩm là không đổi. Chúng đều có
giá trị nhất định trong việc thể hiện t tởng, tình cảm và góp phần tạo nên
phong cách riêng của các tác giả.
2.2 Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm:
Qua lựa chọn, khảo sát 27 truyện ngắn in trong 3 tập truyện Truyện
ngắn bốn cây bút nữ (NXB Văn học, Hà Nội, 2002); Gió thiên đờng (NXB
Văn học, 2001); Biển đời ngời (NXB Công an nhân dân, 2003) của 4 tác giả
nữ Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo
chúng tôi đã thống kê đợc hơn 100 đoạn độc thoại nội tâm với 380 phát ngôn
độc thoại.
21
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Hình thức thể hiện cũng nh cách thức tổ chức phát ngôn trong các đoạn
độc thoại nội tâm nói trên rất phong phú, đa dạng. Dới đây là bảng thống kê
các dạng phát ngôn trong các đoạn độc thoại:
Các dạng phát ngôn
trong các đoạn độc
thoại
Số lần xuất hiện Tỉ lệ
Ngữ trực thuộc 15/380 3.9%
Câu tỉnh lợc 50/380 13.2%
Câu đơn 260/380 68.4%
Câu ghép 55/380 14.5%
Nh vậy trong lời độc thoại của nhân vật, ngữ trực thuộc có tỉ lệ ít
nhất.Đó là những phát ngôn không hoàn chỉnh cả về cấu trúc hình thức lẫn nội
dung, có độ độc lập kém ,phải phụ thuộc vào các phát ngôn tồn tại ở đằng trớc

hoặc sau nó.Đây là một số ví dụ về ngữ trực thuộc mà chúng tôi đã khảo sát đ-
ợc:
Ví dụ 1:Cũng phải thôi.[T2;16]
Ví dụ 2:Thế đấy.[T9;254]
Ví dụ 3:Vậy mà bây giờ. [T9;281]
Ví dụ 4:Thôi, xong rồi.[T12;301]
Ví dụ 5:Nhng tôi.[T12;307]
Ví dụ 6:Một mình. [T13;323]
Ví dụ 7:Sao lại thế này nhỉ?[T12;288]
Ví dụ 8:Thế là xong.[T12;346]
Các câu tỉnh lợc cũng không xuất hiện nhiều trong các đoạn độc thoại
nội tâm nhng loại câu này cũng đóng một vai trò nhất định trong việc thể hiện
diễn biến tâm lí khi kéo dài, khi ngắt quãng của nhân vật.Dới đây là một số
câu tỉnh lợc trong các truyện ngắn của 4 cây bút nữ:
Ví dụ9:Bao giờ thì chìm xuống đáy? [T12;313]
Ví dụ 10:Không hiểu từ đâu nhỉ? [T14;115]
22
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Ví dụ 11:Thà làm việc gì đó thật điên rồ, còn hơn không làm gì. [23;119]
Ví dụ 12:Đâu cứ phải có ba đầu sáu tay hay phồng mang trợn mép lên là giữ
đợc. [ T9;262]
Ví dụ13:Thời xa xa ấy, nghĩ lại làm gì. [ T11;288]
Ví dụ14: Rồi về nhà. [T12;305]
Ví dụ15: Cũng chẳng ngăn đợc mà chỉ làm con lạnh thôi. [T12;316]
Ví dụ16: Nếu thiếu mắt thì nhìn bằng cái gì?
Ví dụ17: Chẳng lẽ một phút xiêu lòng mà lại khốn khổ đến thế này
sao?[T12;307]
Ví dụ18: Đến lúc nào, sẽ là một cái hang sâu hun hút. [T12;310]
Các câu ghép chiếm tỉ lệ nhiều thứ hai sau câu đơn, kiểu câu này xuất
hiện với tần suất cao trong các tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh.Thậm chí

trong một số tác phẩm của tác giả này, có những đoạn độc thoại chỉ toàn câu
ghép chuỗi.Chẳng hạn: M ời giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, anh và
em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân quá mà, điều này đâu còn phải là
cái để gọi là "xúc phạm nhau" nh hồi mới quen cách đây hai năm!).[T16;50].
Trong các tác phẩm của 3 tác giả Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, câu
ghép thờng đợc sử dụng xen kẽ với các kiểu câu khác nhằm tạo nên sự sinh
động, phong phú trong diễn đạt tâm lí nhân vật.Chẳng hạn: Vậy mà nhiều lần
mình bảo anh ấy đi yêu ngời khác, anh ấy không chịu. Anh ấy không nỡ. Rồi
đây, lấy nhau, cuộc sống sẽ hết sức tẻ nhạt [T22;104].
Trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, câu ghép thờng xuất hiện xen kẽ
với các dạng câu khác và thờng là câu ghép có quan hệ từ diễn tả quan hệ tơng
phản.
Ví dụ19: Cuộc đời dài lắm, mà những cái hoan lạc mà con ngời ai cũng trải
qua thì ngắn. [T12;307]
23
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
Ví dụ20: Hai mơi t tuổi, mẹ mới biết thế nào là hạnh phúc thì lập tức một
chuỗi đau khổ kéo theo.[T12;307]
Ví dụ21: Thôi thà để hắn ôm con cho ấm còn hơn là mẹ chỉ có thể thành gió
để ngăn con. [T316]
Các phát ngôn độc thoại nội tâm là câu đơn (gồm câu đơn ngắn, câu
đơn mở rộng thành phần) chiếm tỉ lệ nhiều nhất tổng số các phát ngôn độc
thoại. Nhất là trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, với hơn 170 câu đơn
chiếm gần 45% tổng số phát ngôn .Các câu đơn phân bố dày đặc trong các
đoạn độc thoại nội tâm, có nhiều đoạn chứa toàn câu đơn chẳng hạn:
Ví dụ22: Tôi sai rồi, còn oán ai. Ngời ta là vợ chồng, đã có con cái. Còn
tôi tôi chỉ là một vật thừa .[T4;165]
Ví dụ23: Cô gái này là ai?Cô ta định làm gì ở đây?Hng chậm chạp nghĩ
[T6;57]
Ví dụ24: Thôi mình yêu Hng mất rồi. Làm sao mà Mại có thể quên Hng đợc

nữa. Mà tại sao, bỗng nhiên Hng lại xng anh với Mại bằng một giọng yêu th-
ơng đến thế.[T11;294]
Những câu đơn độc thoại nằm xen kẽ với các câu khác thờng là câu đơn
ngắn. Thể hiện nội dung nhận xét ngầm hoặc lời kể mở đầu cho toàn bộ diễn
biến nội tâm tiếp theo.Chẳng hạn nh:
Ví dụ25: Con tôi lớn thật rồi.[T12;;305]
Ví dụ26: Con gái vẫn cha về.[T12;306]
Ví dụ27: Mình h hỏng mất rồi.[T11;291]
Bên cạnh việc sử dụng các dạng phát ngôn phong phú về cấu trúc ngữ
pháp nói trên, các tác giả nữ còn sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều câu hỏi thể hiện
các hành vi hỏi và các mục đích khác của nhân vật khi độc thoại nội tâm(hỏi
để nghi vấn, hỏi để khẳng đinh, hỏi để cảm thán ).Trong 27 tác phẩm đã
khảo sát, chúng tôi đã thống kê đợc 75/380 câu hỏi chiếm 19.7%tổng số phát
24
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thu
ngôn độc thoại. Các câu hỏi không chỉ đa dạng về hình thức mà còn phong
phú về nội dung thể hiện .
Về hình thức, các câu hỏi thờng đợc cấu tạo bởi các từ ngữ chuyên dùng
để hỏi và kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi, dới đây là bảng thống kê một số
cấu trúc câu hỏi cơ bản trong các đoạn độc thoại nội tâm :
ST
T
Cấu trúc câu
hỏi
Câu hỏi
mục đích của
câu hỏi và
Nội dung độc
thoại
1

Lẽ nào nh
thế?
Nhng lẽ nào con gái mà tuôn ra
những lời rủa sả nh thế?[T1;10]
Về hành động
của chủ thể
phát ngôn
2
có phải
không?
Tôi nghĩ thầm: "Mẹ con với ba lúc
nào cũng chung thuỷ, nhng có phải
tình yêu không?[T1]
Hỏi để nghi
vấn, phủ định
3
mà sao
gì?
Muôn vàn điều muốn nói mà sao
chẳng nói đợc gì?
Hỏi để bộc lộ
cảm xúc
4
Không hiểu
sao thế
này?
Không hiểu sao đã chịu đứng bao
điều nặng nề, mà giờ đây tôi lại
không kham nổi cái cảnh tợng hết
sức bình thờng thế này?[T4]

Hỏi để bộc lộ
tâm trạng
5
Liệu có thể
không?
Bỗng nhiên Hng chợt nghĩ, liệu có
thể dạy cho cô hiểu thêm rằng có
nhiều thứ không thể trao đổi không?
[T11]
Hỏi, nghi vấn
về hiệu quả
của hành động
6
cái gì
nhỉ? Nàng đi tìm cái gì nhỉ?[T10]
Hỏi- nghi vấn
25

×