Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

thực trạng và triển vọng của thực phẩm biến đổi gen ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.07 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỰC
PHẨM BIẾN ĐỔI GEN Ở VIỆT NAM.
GVHD : PGS.TS. Khuất Hữu Thanh
SVTH : Phạm Thị Ngọc Bình – 20103755
Nguyễn Thị Hà – 20103449
Tạ Thị Hồng – 20103155
Vũ Thị Ni – 20103740
Lê Thị Sương – 20103746
Phạm Thị Thúy – 20103732
Nguyễn Như Quỳnh – 20103464
Trần Thị Trang – 20103766
www.thmemgallery.comCompany Logo
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
1
THỰC TRẠNG
2
TRIỂN VỌNG
3
KẾT LUẬN
4
MỞ ĐẦU

Những nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực công nghệ sinh học trong nông
nghiệp đang phát triển nhanh và mang lại hiệu quả rất to lớn.

Cây trồng BĐG là một trong những thành tựu quan trọng trong công nghệ
sinh học nông nghiệp, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân
như: năng suất cao, chất lượng tốt, kháng được sâu bệnh, kháng thuốc diệt
cỏ…



Sau hơn 10 năm ứng dụng phát triển cây trồng biến đổi gen ở nhiều nước
trên TG, đã chứng minh rằng cây trồng BĐG đã mang lại hiệu quả kinh tế
rõ rệt, việc triển khai ứng dụng cây trồng BĐG tăng liên tục về số lượng
các nước tham gia, về diện tích tăng hàng năm…

Tuy nhiên thì ở Việt Nam, việc ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học này
chưa nhiều, mới chỉ áp dụng trồng thử nghiệm một số cây trồng BĐG.
MỞ ĐẦU
www.themegallery.comCompany Logo
MỞ ĐẦU
Tăng năng suất,
sản lượng, chất
lượng. Đảm bảo
an ninh lương
thực.
Sản xuất
thực phẩm
biến đổi gen
Yêu cầu về
lương thực
tăng
Dân số
tăng nhanh
www.themegallery.comCompany Logo
MỞ ĐẦU
Tạo lợi nhuận kinh tế và xã hội
Giảm bớt đói nghèo ở các nước
đang phát triển
Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học

Tạo giống cây trồng có năng suất
cao, chất lượng tốt
Ưu
điểm
Cải thiện chất lượng thực phẩm
Tăng giá trị dinh dưỡng
www.thmemgallery.comCompany Logo
MỞ ĐẦU
Hủy hoại môi trường
Ảnh hưởng tới sức khỏe
con người
Vấn đề kinh tế
Lo
ngại
www.themegallery.comCompany Logo
THỰC TRẠNG
Nghiên cứu:

Bắt đầu từ
những năm
1990.

Nghiên cứu trên
các cây: bông,
ngô, đậu tương,
lúa, đu đủ…
GMO
Thị trường:

GMO đã có

mặt trong các
siêu thị, cửa
hàng thực
phẩm.
THỰC TRẠNG
a. Trong nghiên cứu.
-
Từ những năm 1990 nhà nước đã đầu tư đẩy mạnh nghiên cứu về biến đổi gen, đặc
biệt trong cải tiến giống cây trồng.
-
Từ năm 2004, sau khi gia nhập Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, Việt
Nam đã ban hành một loạt các văn bản pháp lý cũng như chính sách về vấn đề quản
lý sinh học tại Việt Nam.
-
Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam đã và
đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ Chính Phủ.
-
Việc nghiên cứu sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam tập trung vào phân lập, tuyển
chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tới sử dụng để chuyển vào sinh vật
nhận nhằm tạo nên những giống lý tưởng.

Một số gen có giá trị nông nghiệp đã được tuyển chọn
bao gồm:

Gen Xa21 kháng bệnh bạc lá do vi khuẩn ở lúa gây ra.

Gen cry và vip mã hóa các protein độc tố có hoạt tính diệt côn trùng của vi
khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) đã được đưa vào cây lúa, cây bông, ngô,



Gen mã hóa protein bất hoạt hóa ribosome ở cây mướp đắng.

Gen mã hóa α-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt côn trùng.

Gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ.

Gen mã hóa kháng nguyên vỏ của các chủng virus dại…
THỰC TRẠNG

Đối với việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 72/2009/TT-BNN&PTNT ngày
17 tháng 11 năm 2009 về việc ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi
gen được phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và
môi trường cho mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam.

Trước năm 2010, Việt Nam đã có một số dòng cây biến đổi gen ở mức độ
thử nghiệm cấp độ nhà kính, nhà lưới.

Nhưng từ năm 2010, Việt Nam đã trồng thử nghiệm cây trồng biến đổi gen
(cây bông và cây vải) ở một số địa bàn (Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon
Tum).

Các kết quả thử nghiệm đều được đánh giá rất khả quan.
THỰC TRẠNG
-
Một số loại
sản phẩm biến
đổi gen được
nghiên cứu.


THỰC TRẠNG
THỰC TRẠNG
Ngày 31/08/2014 ngô biến đổi gen
MON 89034 kháng sâu bộ cánh vảy
của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam
(tập đoàn Monsanto) vừa được Bộ
Tài nguyên và Môi trường cấp giấy
chứng nhận an toàn sinh học. Đây là
sự kiện biến đổi gen đầu tiên được
cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học
tại Việt Nam.
THỰC TRẠNG
b. Trên thị trường.
-
Các sản phẩm thực phẩm biến đổi
gen từ lâu đã xuất hiện tràn lan
trên thị trường mà không quản lý
được.
-
Chủ yếu là các sản phẩm nhập
khẩu từ nước ngoài.
THỰC TRẠNG

Về lý thuyết, trước nay Bộ NN - PTNT cấm nhập khẩu các sản phẩm có
nguồn gốc BĐG.

Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam lại có hàng triệu tấn bắp (ngô), đậu nành,
cải dầu… nhập từ các nước sử dụng cây trồng BĐG. Loại thực phẩm này từ
lâu đã len lỏi vào bữa ăn của người Việt.


Trong năm 2013, Việt Nam nhập 2,19 triệu tấn bắp; 1,3 triệu tấn đậu
nành. 90% số bắp và đậu nành nhập khẩu là từ Brazil, Mỹ, Argentina, Ấn
Độ - những nước có diện tích cây bắp, cây đậu nành BĐG lớn nhất thế
giới.

Đó còn chưa kể hàng trăm ngàn tấn thịt (gà, bò, heo…) được nhập từ các
quốc gia cho phép sử dụng thực phẩm BĐG làm thức ăn chăn nuôi.
THỰC TRẠNG

Một khảo sát vào ngày 12/4/2010 cho thấy 111/323 mẫu thực phẩm gồm
ngô (bắp), đậu nành, khoai tây, gạo, cà chua, chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ,
siêu thị trên địa bàn TP HCM là sản phẩm biến đổi gen, trong đó có 45
mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 11 mẫu gạo, 15 mẫu khoai tây, 10 mẫu cà
chua… sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Đáng chú ý là
rất nhiều người tiêu dùng, nhà phân phối và cả ban quản lý các siêu thị,
chợ trên địa bàn thành phố hầu như không ai biết gì về thực phẩm biến
đổi gen.
THỰC TRẠNG
=> Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ quan nào thống kê, đánh giá đầy đủ tình
trạng nhập khẩu các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng cho các hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng (trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm) nên khó có thể kiểm soát được.
TRIỂN VỌNG

Một bộ phận giới khoa học lo ngại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra một
số bất lợi như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể
người.

Trên thực tế vẫn có khả năng tồn tại độc tố trong thực phẩm biến đổi gen, bởi
vì cây trồng truyền thống và cây trồng chuyển gen chỉ khác nhau về gen quy

định tính trạng mong muốn, lượng độc tố tự nhiên (nếu có) tồn tại trong cây
trồng truyền thống cũng sẽ có mặt trong cây trồng chuyển gen.

Tuy nhiên có một thực tế là trong thực phẩm chúng ta ăn từ xưa đến nay đều
tồn tại độc tố ở hàm lượng nhất định, hầu hết ở mức độ an với người sử dụng.
TRIỂN VỌNG

Thực phẩm BĐG ít có khả năng gây dị ứng
hơn so với các loại thực phẩm thông thường
khác bởi chúng thường được sàng lọc trước để
bảo đảm không chứa DNA tương tự như trình
tự để mã hóa cho các protein gây dị ứng.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đang theo đuổi
một loạt các phương pháp tiếp cận nhằm loại
bỏ tác nhân gây dị ứng thực phẩm phổ biến
hiện nay đã đe dọa người tiêu dùng.

Cây trồng BĐG cũng đang làm cho thực phẩm
an toàn hơn bằng cách giảm dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật và giảm khả năng nhiễm độc
tố nấm mốc với trường hợp của cây bắp Bt.
TRIỂN VỌNG

Thực phẩm BĐG cũng không phải là nguyên nhân làm tăng khả năng
kháng thuốc kháng sinh. Căn nguyên của vấn đề này chính là do sử dụng
quá liều một loại thuốc kháng sinh thương mại riêng biệt.

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2010 cho thấy những người trồng bắp
truyền thống bên cạnh bắp Bt được hưởng lợi từ việc giảm áp lực sâu đục

thân bắp giống châu Âu.
TRIỂN VỌNG

Đặc biệt thực phẩm BĐG là thực phẩm giàu đạm hơn so với thực phẩm
truyền thống. Những cây trồng có giá trị dinh dưỡng được cải thiện gồm
giống Gạo vàng 2, Ngô Lysine và đậu nành SDA.

PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết,
đến năm 2015 Việt Nam sẽ có giống cây trồng biến đổi gen do các nhà
khoa học trong nước tạo ra.

Dự kiến của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tới năm 2015, Việt
Nam sẽ có khoảng 3-4% cây trồng mới nguồn gốc từ thực phẩm biến đổi
gen được đưa vào sản xuất.

Khoảng năm 2015, những sản phẩm từ ngô, đậu nành,… biến đổi gen cho
năng suất cao hơn sẽ được trồng đại trà và sau đó xuất hiện trong siêu thị,
chợ, bữa ăn của từng gia đình Việt Nam.

Theo “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” ngày
26/9/2014, Việt Nam hướng tới đưa một số giống cây trồng biến đổi gen
vào sản xuất đến năm 2015, và đến năm 2020 sẽ phát triển từ 30% - 50%
các giống cây trồng biến đổi gen trong trồng trọt.

Dự kiến đến năm 2015 Việt Nam sẽ cho áp dụng trồng đại trà ba loại cây
trồng biến đổi gen bao gồm:
- Đậu tương và ngô để phục vụ cho chăn nuôi
- Cây bông phục vụ cho dệt may.
Tính cấp thiết của việc phát triển cây trồng BĐG và

thực phẩm BĐG

Lợi ích rõ ràng do cây trồng biến đối gen mang lại.

Đảm bảo an ninh lương thực trong khi dân số ngày một tăng.

Đảm bảo cây trồng và nguồn lương thực trong việc đối phó với sự biến đổi khí hậu
toàn cầu.

Đây là sản phẩm của công nghệ tiên tiến và hiệu quả, người nông dân được hưởng lợi
về nhiều mặt (lao động, sức khỏe, môi trường )

Bước đầu có thể nhìn nhận cây trồng BĐG không gây hại (chưa có một công bố nào
nói về tác động tiêu cực của cây trồng BĐG, tất cả những nguy cơ rủi ro chúng ta đưa
ra chỉ là giả thuyết có thể xảy ra để đề phòng).
 Tuy nhiên chúng ta cũng phải đề phòng những nguy cơ rủi ro do cây trồng biến đối
gen gây ra, vì vậy cần đánh giá đúng về những nguy cơ đó và có biện pháp đề phòng
thích hợp.

×