Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.22 KB, 24 trang )

Danh sách thành viên trong nhóm:
Nhóm trưởng: HUỲNH LONG QUÂN
HỌ TÊN MSSV
DƯƠNG THANH MỸ 10062881
PHAN THỊ NGỌC MAI 10116681
NGUYỄN THỊ THU TRÂM 10292991
PHẠM THỊ NGỌC HUYỀN 10074821
TÀI HỒNG LỘC 10070091
ĐOÀN THỊ HỒNG HẠNH 10063541
TRẦN ĐẶNG ÁNH NHUNG 10068841
TRẦN THỊ NGỌC DIỄM 10253431
NGUYỄN TẤN CÔNG 10265471
PHẠM VĂN DƯƠNG 10086701
HUỲNH VĂN ĐẨU 10262771
HUỲNH LONG QUÂN 10276371
Con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở
Việt Nam
MỞ ĐẦU
Dân tộc mình là dân tộc nghèo, một đất nước đang phát triển
ở mức thấp, chúng ta vẫn sử dụng lao động thủ công là chính. Điều đó
cho thấy lực lượng sản xuất chúng ta vẫn còn yếu kém, khoa học kỹ
thuật công nghệ còn lạc hậu. Chúng ta nhận biết được điều đó vì vậy
chúng ta quyết tâm không để sự thấp kém đó tồn tại. Chính phủ và
nhà nước đã lập ra nhiều chiến lược phát triển nền kinh tế trong đó có
chiến lược mang tầm vóc lớn và có ý nghĩa thực tế với thực trạng kinh
tế nước ta hiện nay đó là chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Chiến lược đưa ra với mục đích rất rõ ràng là chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh
tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Tất cả những


chiến lược định hướng đó đều có thể tạo ra sự đột biến trong nền kinh
tế sản xuất của nước ta, song để thực hiện được nó thì yếu tố không thể
thiếu và có thể nói là quan trọng hàng đầu là con người, nguồn nhân
lực là bộ phận tác động trực tiếp, quyết định sự thành bại của sự
nghiệp. Chúng ta đều biết lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất
và con người, để lực lượng sản xuất phát triển thì con người phải thể
hiện được trình độ, khả năng đối với tư liệu sản xuất. Cũng như vậy
công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà muốn thành công, phát triển thì con
người lực lượng lao động phải biết sử dụng máy móc, khoa học công
nghệ thể hiện trình độ càng cao thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ
càng phát triển hiện đại hơn. Như vậy có thể thấy một đất nước phát
triển đòi hỏi nguồn nhân lực phải dồi dào, phải có đầy đủ sức mạnh cả
về thể lực và trí lực. Nói cách khác đất nước đó phải là đất nước của
một xã hội học tập, đất nước của những con người yêu nước, đất nước
của những con người có trí tuệ, lòng hăng say học tập và lao động cần
cù. Tất cả những điều đó xét về đất nước ta thì chúng ta không thiếu,
có thể thấy được điều đó qua các cuộc kháng chiến giữ nước và các lớp
trẻ của chúng ta khi tham gia Olympic. Mặc dù chúng ta có tiềm lực
như vậy song để phát huy tiềm lực đó không phải đơn giản, muốn làm
được vấn đề này chính là điểm yếu của đất nước ta. Chúng ta chưa sử
dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực vào các chiến lược kinh tế mà
chính phủ nhà nước đã đặt ra. Việc sử dụng không hợp lý đó có rất
nhiều các nguyên nhân song trong bất cứ một chiến lược cần phát triển
nào đó thì chúng ta cần phải đi nghiên cứu vào thực trạng của nó sau
đó đưa ra các giải pháp để phát triển. Có như vậy thì mới có thể tạo ra
được sự phù hợp, đồng nhất để phát triển, mới có thể phát huy được
điểm mạnh và khắc phục hạn chế điểm yếu. Mặt khác chiến lược công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay lại là một vấn đề càng
phải quan tâm, nghiên cứu một cách chính xác chặt chẽ thì mới có thể
thành công trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Bởi lẽ chúng ta là một

nước nghèo xuất phát điểm là một nước nông nghiệp mà muốn thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì rõ ràng là điều không đơn giản.
Chúng ta cần phải nghiên cứu thực trạng một cách chính xác để đề ra
giải pháp hợp lý, để làm sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là vấn đề hết sức quan
trọng đối với nước ta hiện nay, do đó em chọn đề tài "Vai trò của
nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Liên
hệ với Việt Nam". Em tin rằng con người Việt Nam sẽ đạt được điều
này, đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

CHƯƠNG 1
CON NGƯỜI - KHÁI QUÁT VỀ CON NGƯỜI
1.1. Quan niệm chung về con người trong lịch sử triết học trước Mác
Triết học duy vật trước Mác, coi con người là một thực thể tự nhiên-
thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm
chí còn là duy tâm. Theo triết học Phương Đông với sự chi phối bởi thế giới
quan duy tâm hoặc duy vật chất phác thơ ngây, biểu hiện trong tư tưởng Nho
Giáo, Lão Giáo, quan niệm về bản chất con người củng thể hiện một cách
phong phú. Chẳng hạn như Khổng Tử quy tính thiện của con người vào năng
lực bẩm sinh, do ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán xấu mà bị nhiễm cái
xấu, xa rời cái tốt đẹp. Củng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy
lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hường tới các giá trị dạo
đức tốt đẹp. Tuân Tử cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác nhưng có
thể cải biến được, qua một quá trình chống lại cái ác ấy thì con người mới
tốt được. Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ “ Đạo”. Do vậy con người
cần phải sống theo lẽ tự nhiên thuần phát, không hành động một cách giả
tạo, gò ép trái với quy luật tự nhiên.
Cũng như triết học phương Đông, triết học phương Tây củng có nhiều
quan niệm khác nhau về con người. Đặc biệt là Kitô giáo, họ nhận thức con
người trên cơ sở thế giới quan duy tâm và thần bí. Triết học Hy Lạp cổ đại

bước đầu củng đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng củng
chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học thời kỳ phục hưng
cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người
là một thực thể có trí tuệ.
Nói chung nền triết học thời bấy giờ, vấn đề con người vẫn chưa được
nhận thức đầy đủ cả về bản chất, về mặt sinh học và xã hội. Con người mới
chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội. Bởi vì họ đã quy
đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hoá những thuộc
tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực
tiễn. Chẳng hạn, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách
cho rằng vấn đề giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người vì
chỉ có con người mới có tư duy và sự tồn tại của con người cũng như tư duy
của con người không thể tách khỏi quá trình tâm sinh học. Tuy nhiên,
Phơibách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hoá mặt sinh học của con
người hoặc tách con người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông
quy bản chất con người vào tính tộc loại, mà đặc trưng của nó là tình cảm
đạo đức, tôn giáo và tình yêu.
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước
Mác, dù đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc
duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người. Họ đều
xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá về mặt tinh thần hoặc
thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên- sinh học mà không thấy được
mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy củng không thể phủ nhận hết
những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác
lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những
tiền đề có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành tư tưởng về con người của
triết học Macxít sau này.
1.2. Quan điểm của triết học Mác- Lênin về bản chất con người
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với
mặt xã hội

Tiếp thu một cách mang tính phê phán những quan điểm có tính
hợp lý và khắc phục những thiếu sót, hạn chế quan niệm về con người trong
lịch sử triết học trước đó, Mác khẳng định rằng con người hiện thực là sự
thống nhất giữa yếu tố sinh học với yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản
phẩm của giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản
tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên
quy định sự tồn tại của con người.Vì vậy giới tự nhiên là “ thân thể vô cơ
của con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là
yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Đặc trưng quy định sự
khác biệt của con người với thế giới loài vật là mặt xã hội . Tính xã hội của
con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động
lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục
vụ nhu cầu cuộc sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy;
xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy lao động chính là yếu tố quyết định bản chất
xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng
đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và
phát triển, con người luôn phải chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật
khác nhau, nhưng thống nhất với nhau.
Bao gồm:
Hệ thống quy luật tự nhiên chịu sự quy định của mặt sinh học, hệ
thống quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học
của con người, hệ thống quy luật xã hội quy định các quan hệ giữa người với
người trong xã hội.
1.2.2. Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
Con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng
đối lập với giới tự nhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội
tạo thành bản chất của con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội

của con người, C.Mác đã nêu lên luận điểm nổi tiếng Luận cương về
Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội”.
Theo luận đề trên thì không có con người trừu tượng, thoát ly mọi
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lịch sử và xã hội. Luận đề đã khẳng định bản
chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con
người.
Trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và
giới động vật trước hết là bản chất xã hội và đó củng là để khắc phục sự
thiếu sót của những nhà triết học trước Mác, không thấy được bản chất xã
hội của con người. Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, là cái
mang tính quy luật; vì vậy cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt,
phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích
trong cộng đồng xã hội.
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, song con người không
hoàn toàn phụ thuộc vào giới tự nhiên mà đã vươn lên, tách xa thế giới động
vật, trở thành con người của xã hội, sáng tạo ra lịch sử. Với vai trò là chủ thể
của lịch sử con người phải được tự do, hạnh phúc, phải được phát triển các
khả năng của mình. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có
đủ điều kiện để phát triển toàn diện.Vì vậy, một vân đề đã và đang đặt ra là
các quốc gia nói riêng, nhân loại nói chung, phải coi con người là mục tiêu
của sự phát triển của xã hội.
1.3. Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội
1.3.1. Con người là chủ thể của lịch sử
Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra
công cụ sản xuất, con người bắt đầu sinh sống theo một cách riêng, tách
mình ra khỏi thế giới loài vật, hình thành thế giới loài người. Trong quá trình
lao động sản xuất, con người không ngừng cải tiến công cụ, tích luỹ kinh
nghiệm làm cho lực lượng của sản xuất của xã hội tiến dần từ trình độ thấp

lên trình độ ngày càng cao. Lực lượng sản xuất phát triển đã kéo theo sự
thay đổi của các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.
Lịch sử xã hội từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến nay, trước hết là lịch sử
phát triển của các phương thức sản xuất .
Trong các chế độ xã hội có quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất chỉ được thực hiện
thông qua cuộc đấu tranh giai cấp.
Cuộc đấu tranh này diễn ra hết sức gay gắt mà đỉnh cao là các cuộc
cách mạng xã hội để xoá bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời.
Ví dụ: cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ xoá bỏ quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động để xoá bỏ quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa .
Như vậy, lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động thực tiễn của
con người.Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng
qui luật khách quan. Trong giới tự nhiên, sự phát triển diễn ra một cách tự
động, không thức. Ngược lại sự phát của xã hội gắn liền với ý thức những
mục tiêu nhất định và lựa chọn những phương thức để đạt được những mục
tiêu đó. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng những qui luật khách quan chỉ chi
phối giới tự nhiên, còn con người có thể có thể làm ra lịch sử theo ý muốn
chủ quan của mình. Thực ra không phải như vậy, hoạt động con người
không chịu sự chi phối của những qui luật khách quan. Chỉ khi nào, những
mục tiêu, phương thức hoạt động của con người phù hợp với quy luật khách
quan thì nó mới trở thành hiện thực.
1.3.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Từ khi xuất hiện đến nay, loài người luôn cháy bỏng hoài bão được
sống tự do, hạnh phúc và không ngừng đấu tranh để hoài bão đó được trở
thành hiện thực. Trong các chế độ xã hội dựa trên quyền sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất( chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản),
các giai cấp thống trị luôn dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt hoặc hạn chế
quyền tự do và hạnh phúc của số đông quần chúng lao động, cho nên loài

người không ngừng đấu tranh chống lại sự áp bức bất công đó.
Xã hội ngày càng văn minh, đó xu hướng chủ yếu của xã hội. Nhưng
cho đến nay, bước tiến của nền văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố ,
những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành
tựu của khoa học- kỹ thuật được sử dụng để huỷ diệt con người, công nghiệp
hoá học tạo ra năng suất chất lượng lao động cao, nhưng lại gây ô nhiễm môi
trường, máy móc thay thế sức người nhưng lại đẩy hàng chục triệu người
vào thất nghiệp, xu thế hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội phát triển cho mỗi
người, cho các quốc gia nhưng lại nảy sinh những biểu hiện tiêu cực về lối
sống làm mất bản sắc văn hoá dân tộc... Ông Nobel đã phát minh ra thuốc
nổ, và nhờ thuốc nổ trở thành giàu có. Nhưng bản thân ông lại không ngờ
thuốc nổ lại sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, tàn sát hàng chục triệu người
vô tội. Ân hận về điều đó, ông đã để lại di chúc, đề nghị sử dụng gia tài mà
ông có được do phát minh thuốc nổ, làm giải thưởng cho những ai có công
trình khoa học đem lại hạnh phúc cho con người.
Như vậy, Nobel đã đề xuất một tư tưởng: văn minh phải hướng tới
nhân đạo.
Thế kỷ XXI chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi to lớn, khoa học và công nghệ sẽ
có những bước tiến bất ngờ. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, mỗi
quốc gia là phải làm chủ được các thành tựu của văn minh. Vậy con người là
chủ thể của lịch sử nên chính con người chứ không phải đối tượng nào khác,
phải loại trừ những yếu tố ngăn cản tự do, hạnh phúc của con người, đồng
thời thúc đẩy làm biến đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.
Thế giới hiện nay còn chứa đựng những yếu tố khác đe doạ tự do và hạnh
phúc của con người như đói nghèo, dịch bệnh, thất học, ô nhiễm môi trường,
bất bình đẳng xã hội, nguy cơ khủng bo, chiến tranh…. Do đó mọi chủ
trương chính sách, mọi hành động của cộng đồng quốc tế, của các quốc gia
và hành động của mỗi cá nhân phải nhằm bảo vệ con người, vì tự do hạnh
phúc của con người.
Vì con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn

trọng, cần phải đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu
của mọi tiến bộ xã hội. Chủ Nghĩa Tư bản hiện đại vẫn đang còn sự phát
triển. Nhưng theo qui luật tiến hoá của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã
hội tốt đẹp hơn. Một xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột, một xã hội
thống nhất và văn minh với nhân đạo, một xã hội mà trong đó mọi người có
cuộc sống tự do, hạnh phúc, và xã hội chỉ có thể là Xã Hội Chủ Nghĩa.
1.3.3. Chủ Nghĩa Xã Hội ( CNXH) là sự phát triển toàn diện của con
người
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.... mọi người có
cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục
tiêu cao cả cuả Xã Hội Chủ Nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ tôi
chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn
độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành”.
Chủ Nghĩa Xã Hội đã trải qua bước phát triển quanh co, đày thử
thách của lịch sử, nhưng đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong
mục tiêu vì sự phát triển toàn diện của con người.
Nước ta là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ đi lên Chủ
Nghĩa Xã Hội. Tuy vậy, Đảng và nhà nước luôn coi trọng con người, coi con
người là mục tiêu của sự phát triển của xã hội, thể hiện ở các nhiệm vụ phát
triển sau:
Đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển, nâng cao
rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Thực hiện công bằng trong phân phối, thực hiện bình đẳng trong các
quan hệ xã hội. Bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động. Phát triển kinh tế phù hợp với các vùng, miền nhiều khó khăn, thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cuả nhân
dân.
Đẩy mạnh hoạt động của thể dục thể thao, nâng cao thể trạng tầm

vóc của con người Việt Nam.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu vì sự công bằng xã
hội.Trong giáo dục, thực hiện: giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành
một xã hội văn minh.
Những mục tiêu trên đang được Đảng và nhân dân ta thực hiện nhằm
xây dựng một xã hội: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.

×