Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Phương pháp tính toán một số chỉ số phản ảnh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.59 KB, 34 trang )


1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ





Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam







CHUYÊN ĐỀ 5

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ SỐ
PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM


















HÀ NỘI, 8 - 2009




2

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ

Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam


CHUYÊN ĐỀ 5
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ SỐ
PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM




Để phục vụ cho việc nghiên cứu lựa chọn và tính toán
thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam, chuyên đề khoa học này
đề cập tới phương pháp luận cơ bản tính toán các chỉ số
thống kê tổng hợp; đi sâu vào một vài chỉ số thông dụng
hiện nay được thế giới đang quan tâm như HDI (chỉ số
phát triển con người); GDI (chỉ số phát triển liên quan
đến giới); HPI (chỉ số nghèo tổng hợp); TAI (chỉ số phát
triển công nghệ); GEM (chỉ số vai trò của phụ nữ) để
từ đó tìm ra một cách tiếp cận phù hợp cho việc tính chỉ
số hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham khảo cách
xác định chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế của ASEAN để
áp dụng cho hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chuyên đề
này cũng đề cập tới những ưu điểm và nhược điểm của
chỉ số tổng hợp được đưa ra phản ánh hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta, làm nền tảng mở rộng các nghiên
cứu sau này nhằm cải tiến và hoàn thiện nó cho phù hợp
với hoàn cảnh mới trong tiến trình phát triển của đất
nước.







HÀ NỘI, 8 - 2009


3

MỤC LỤC

Mục
Trang


I. GIỚI THIỆU CHUNG
4


II. PHƢƠNG PHÁP CHUNG XÂY DỰNG CHỈ SỐ TỔNG HỢP
4


III. MỘT SỐ CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐANG THỊNH HÀNH
13


IV- TÍNH CHỈ SỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
27


4.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu và lựa chọn công thức tính
27


4.2. Chọn lĩnh vực

29


4.3. Chọn chỉ tiêu
29


4.4. Chọn quyền số
30


4.5. Chọn các trị số tới hạn
30


4.6. Chọn công thức tính
31


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
33


TÀI LIỆU THAM KHẢO
34










4

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong các nghiên cứu gần đây về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngƣời
ta sử dụng ngày càng nhiều các chỉ số tổng hợp (synthetic index), chẳng
hạn nhƣ các chỉ số HDI, chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI, chỉ số
vai trò phụ nữ GEM (hay còn gọi là chỉ số quyền năng của phụ nữ), chỉ
số phát triển công nghệ TAI, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia NCI, chỉ
số hạnh phúc quốc gia GNHI, chỉ số tự do kinh tế IEF, chỉ số thịnh vƣợng
quốc gia WNI, chỉ số thực thi công vụ, chỉ số chất lƣợng cuộc sống, chỉ
số thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, v.v

Sở dĩ nhƣ vậy vì các hiện tƣợng kinh tế xã hội về bản chất là các
hiện tƣợng phức tạp, nhiều chiều, để đánh giá và so sánh đƣợc các hiện
tƣợng kinh tế xã hội theo không gian và thời gian đòi hỏi phải xem xét
chúng trên nhiều phƣơng diện (nhiều chiều) khác nhau. Nhƣng làm thế
nào để có thể đánh giá và tổng hợp chính xác đƣợc các khía cạnh khác
nhau của hiện tƣợng nghiên cứu, lý thuyết thống kê đã cung cấp cho
chúng ta nhiều phƣơng pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này.

Về mặt lý luận khi xây dựng chỉ số tổng hợp chúng ta phải giải
quyết hai vấn đề chính:

 Một là lựa chọn đƣợc các chỉ tiêu thành phần (hay tiêu thức nhân
tố) phản ánh đƣợc bản chất của hiện tƣợng nghiên cứu;


 Hai là bằng cách nào chúng ta có thể tổng hợp (hay gộp) các chỉ
tiêu thành phần này, tức là xác định đƣợc các trọng số của các chỉ
tiêu thành phần trong chỉ tiêu tổng hợp.

Cho đến nay các công trình nghiên cứu vẫn chƣa giải quyết thoả
đáng hai vấn đề cơ bản nêu trên, chính vì vậy chuyên đề này trình bầy
một phƣơng pháp tổng quát và tƣơng đối đơn giản, dễ vận dụng trong
thực tế để xây dựng các chỉ số tổng hợp,cũng đƣa ra nội dung của một vài
chỉ số tổng hợp đang thịnh hành trên thực tế ở các quốc gia.

II. PHƯƠNG PHÁP CHUNG XÂY DỰNG CHỈ SỐ TỔNG HỢP

Để phản ánh và mô tả các hiện tƣợng phức tạp, ngƣời ta sử dụng
các nhóm chỉ tiêu khác nhau đặc trƣng cho từng khía cạnh của hiện tƣợng
và trong mỗi nhóm lại gồm một số các chỉ tiêu cụ thể và thông thƣờng tập
hợp các số liệu đầu vào đƣợc trình bầy dƣới dạng ma trận khối.


5
Việc xây dựng chỉ số tổng hợp đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

Bước 1: Phân tích định tính tính chất của các chỉ tiêu thành phần:
chia chỉ tiêu tác động thành tích cực và tiêu cực.

Về bản chất các hiện tƣợng phức tạp thƣờng là các phạm trù trừu
tƣợng không trực tiếp quan sát đƣợc và rất khó đo lƣờng trực tiếp chúng,
để có thể đánh giá và lƣợng hoá đƣợc các hiện tƣợng chúng ta cần phải
thông qua các chỉ tiêu thành phần cụ thể.


Đối với một hiện tƣợng kinh tế xã hội phức tạp, chẳng hạn nhƣ
mức sống, chất lƣợng sống hay khả năng cạnh tranh quốc gia thì có rất
nhiều các chỉ tiêu thành phần có thể phản ánh mức độ của tiện tƣợng đó,
chẳng hạn nhƣ để đánh giá mức sống, ngƣời ta có thể dùng các chỉ tiêu
thành phần nhƣ: thu nhập bình quân đầu ngƣời, mức tiêu dùng các loại
thực phẩm bình quân đầu ngƣời, số điện thoại tính trên đầu ngƣời, v.v

Các chỉ tiêu này về bản chất là các chỉ tiêu phản ánh hiện tƣợng
nghiên cứu theo góc độ tích cực, tức là chúng biến động cùng chiều và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của hiện tƣợng. Tuy nhiên lại có các
chỉ tiêu thành phần khác phản ánh tiêu cực, trái chiều hiện tƣợng nghiên
cứu, ví dụ đối với mức sống các chỉ tiêu nhƣ số trẻ em suy dinh dƣỡng
hay số ngƣời vô gia cƣ, v.v Nhƣ vậy phân tích định tính cho phép
chúng ta phân các chỉ tiêu thành phần vào hai nhóm các chỉ tiêu tác động
tích cực và các chỉ tiêu tác động tiêu cực, về mặt nguyên tắc chúng ta
luôn có thể biến các chỉ tiêu tiêu cực thành tích cực và ngƣợc lại bằng
động tác nghịch đảo hay đảo chiều tác động. Do đó, trong phần nghiên
cứu dƣới đây chúng ta sẽ giả thiết các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu tích cực.

Bước 2: Lựa chọn các chỉ tiêu thành phần chủ yếu phản ánh hiện
tƣợng nghiên cứu.

Để phản ánh hiện tƣợng nghiên cứu có thể sử dụng rất nhiều chỉ
tiêu thành phần. Nếu sử dụng tất cả các chỉ tiêu này thì chúng ta sẽ gặp
phải vấn đề nhiễu thông tin, hay loãng thông tin, do đó nên loại trừ những
chỉ tiêu chứa đựng lƣợng thông tin không đáng kể về hiện tƣợng. Nói
cách khác chúng ta nên chọn ra một số lƣợng vừa đủ các chỉ tiêu thành
phần, điều này còn làm giảm chi phí tính toán trong xử lý số liệu. Từ tập
hợp ban đầu các chỉ tiêu, chúng ta rút lại một nhóm nhỏ hơn gọi là các chỉ
tiêu thứ cấp. Có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để lựa chọn các chỉ

tiêu mong muốn. Một trong số các phƣơng pháp đó là sử dụng phân tích
tƣơng quan.


6
Tuy nhiên, trong kinh tế - xã hội ngƣời ta lại hay sử dụng phƣơng
pháp chuyên gia dựa và kinh nghiệm và phán xét thực tiễn để chọn lựa.

Kết thúc giai đoạn này sẽ thu đƣợc một tập hợp các chỉ tiêu thành
phần thứ cấp với số lƣợng nhỏ hơn lúc ban đầu.

Bước 3: Phân tích mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu thành phần
(hay mức độ quan trọng của thông tin).

Rõ ràng mỗi chỉ tiêu thành phần chứa đựng thông tin về hiện tƣợng
nghiên cứu với các mức độ khác nhau, có chỉ tiêu phản ánh đƣợc nhiều,
có chỉ tiêu phản ánh đƣợc ít. Tức là vai trò và tầm quan trọng của các chỉ
tiêu đối với hiện tƣợng nghiên cứu là khác nhau. Để đánh giá vấn đề này
ta phân tích hệ số biến thiên của từng chỉ tiêu thành phần đƣợc chọn.

Nếu một chỉ tiêu thành phần nào đó có hệ số biến thiên nhỏ tức là
mức đồng đều của chỉ tiêu này tại từng đối tƣợng là khá cao, thì chỉ tiêu
đó về bản chất là chỉ tiêu chứa đựng ít thông tin về hiện tƣợng nghiên
cứu. Ví dụ với chỉ tiêu tỷ lệ xã có đƣờng ô tô đến trụ sở, có trạm y tế, hay
đƣợc dùng điện lƣới, thì chỉ tiêu này ở hầu hết các tỉnh đều đạt hầu nhƣ
100%, cho nên nếu dùng chỉ tiêu này để đánh giá mức ảnh hƣởng tới thay
đổi mức sống thì chất lƣợng thông tin trong phân tích sẽ không cao, mặc
dù trên thực tế chúng rất có ý nghĩa. Hay nói cách khác, đối với một chỉ
tiêu thành phần nào đó mà càng ít đối tƣợng đạt đƣợc mức độ cao, độ
biến thiên của nó lớn, thì chỉ tiêu đó càng có giá trị thông tin trong phân

tích, ví dụ nhƣ đối với mức sống thì chỉ tiêu số lƣợng ô tô tính trên 1.000
dân chẳng hạn là chỉ tiêu phản ánh rõ nét mức sống cao và chỉ tiêu này
khó đạt đƣợc đồng đều đối với các đối tƣợng nghiên cứu, hơn nữa chỉ
tiêu này rõ ràng thể hiện mức sống cao hơn so với chỉ tiêu nhƣ số lƣợng
xe đạp hay vô tuyến tính trên 1.000 dân.

Nhƣ vậy có thể kết luận là: chỉ tiêu càng quan trọng thì càng ít đối
tƣợng đạt đƣợc giá trị (mức độ) cao của nó. Để đơn giản tại bƣớc này
chúng ta sẽ loại bỏ bớt các chỉ tiêu mà hệ số biến thiên nhỏ (tức là lƣợng
thông tin về hiện tƣợng nghiên cứu thấp).

Bước 4: Chuẩn hoá các chỉ tiêu thành phần đã đƣợc chọn lọc

Có nhiều phƣơng pháp chuẩn hoá nhƣng thông thƣờng ngƣời ta
hay áp dụng phƣơng pháp chuẩn hoá bằng cách tính toán mức đạt tới "giá
trị tốt nhất":
+ "Cao nhất", ví dụ tuổi thọ; tỷ lệ đi học đúng tuổi

7
+ "Lý tƣởng nhất", ví dụ mức sinh thay thế: nếu vƣợt quá thì tốc độ
tăng dân số sẽ nhanh, thấp quá thì dân số sẽ suy giảm, hay nhƣ tỷ lệ giới
tính khi sinh, nếu quá cao thì sẽ thừa nam thiếu nữ, thấp quá thì thừa nữ
thiếu nam
+ Thấp nhất, ví dụ tỷ lệ bệnh tật 0%.

Việc chuẩn hoá đƣợc thực hiện bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu
chia cho "giá trị tốt nhất" vừa tìm ra, để biết chỉ tiêu đó đã đạt tới mức
nào của "giá trị tốt nhất".

Các chỉ tiêu thống kê có các đơn vị đo khác nhau. Chúng ta không

thể thực hiện việc tổng hợp thông qua các phép tính số học cộng trừ giữa
các đơn vị đo khác nhau ấy. Do vậy, phải thực hiện biện pháp chuẩn hoá.
Chuẩn hoá chỉ tiêu ở đây có nghĩa là đƣa các chỉ tiêu có đơn vị đo
khác nhau về cùng một tham chiếu đo dƣới dạng thức chỉ số để thực hiện
phép tính tổng hợp (ta còn gọi biện pháp chuẩn hoá này là phép chỉ số
hoá chỉ tiêu).
Để thực hiện đƣợc việc chuẩn hoá này, cần phân chia các chỉ tiêu
thống kê thành 3 loại:
(i) Loại yếu tố có tác động tích cực, tức là có quan hệ đồng biến,
khi trị số của chỉ tiêu này tăng lên, sẽ góp phần nâng cao thêm CLDS, và
ngƣợc lại, khi trị số của chỉ tiêu này giảm đi, sẽ gây tác động hạ thấp
CLDS, ví dụ tuổi thọ bình quân càng cao, CLDS càng cao, những chỉ tiêu
yếu tố loại này, ta đánh dấu "+";
(ii) Loại yếu tố tác động tiêu cực, tức là có quan hệ nghịch biến,
khi trị số tăng lên, sẽ làm giảm CLDS, và ngƣợc lại, khi trị số của chỉ
tiêu này giảm đi, sẽ tác động nâng cao CLDS, ví dụ số ngƣời nhiễm
HIV/AIDS tính trên 1 vạn dân càng cao, CLDS càng thấp. Những chỉ tiêu
loại này đƣợc gắn dấu "-";
(iii) Loại yếu tố có tác động "hƣớng tâm", tức là cùng một chỉ tiêu,
trƣờng hợp này thì cả tăng lên và giảm xuống đều có ảnh hƣởng tích cực
tới CLDS, và đối với một số trƣờng hợp khác thì cả tăng lên và giảm
xuống đều có ảnh hƣởng tiêu cực tới CLDS, ví dụ chỉ số thể hình BMI:
đối với những trƣờng hợp BMI thấp hơn 18,5 thì việc tăng BMI là dấu
hiệu tích cực cho sức khoẻ về thể hình, còn khi BMI đã cao hơn 25,0 rồi
thì việc tăng BMI lại là dấu hiệu tiêu cực, và ngƣợc lại, khi BMI đã thấp
hơn 18,5 rồi thì việc giảm BMI là dấu hiệu tiêu cực cho thể hình, còn khi

8
BMI đã cao hơn 25,0 rồi thì việc giảm BMI lại là dấu hiệu tích cực. Với
những yếu tố loại tác động hƣớng tâm này, chúng ta đánh dấu "*".

Nguyên lý chuẩn hoá là đƣa các chỉ tiêu về thƣớc đo gọi là "mức
đạt được mức độ tốt nhất" của chỉ tiêu.
a- Đối với các yếu tố tác động tích cực
(i) Khi chỉ tiêu yếu tố được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), mức độ
tốt nhất là mức cao nhất có thể đạt tới là 100%. Ví dụ, tỷ lệ gia đình đƣợc
công nhận là gia đình văn hoá có mức độ tốt nhất là 100% (ta gọi là mức
cực đại - max), tức là toàn bộ các gia đình đều đạt tiêu chuẩn gia đình
văn hoá, còn mức độ thấp nhất là 0% (ta gọi là mức cực tiểu - min), tức
là không có gia đình nào đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Tỉnh A có chỉ
tiêu tỷ lệ gia đinh văn hoá 70%, nghĩa là tỉnh A đã đạt 70% mức cực đại
(theo thang điểm 100), hay 7 điểm (theo thang điểm 10), hay 0,7 điểm
mức cực đại (tính theo thang điểm 1).
Thực chất các thang điểm 1, hay 10, hay 100 đều nhƣ nhau về bản
chất. Do yêu cầu mức độ chi tiết và số lẻ sau dấu phẩy trong kết quả mà
ngƣời ta chọn thang điểm này hay thang điểm khác. Cụ thể trong HDI
ngƣời ta chọn thang điểm 1, Chỉ số môi trƣờng đầu tƣ ngƣời ta chọn
thang điểm 10, Chỉ số môi trƣờng kinh doanh ngƣời ta chọn thang điểm
100. Thông thƣờng con số 70,815 (thang điểm 100) dễ nhìn hơn là con số
0,70815 (thang điểm 1) mặc dù chúng có ý nghĩa nhƣ nhau trong các
thang đo khác nhau.
(ii) Khi chỉ tiêu yếu tố được đo bằng số lượng tuyệt đối, mức tốt
nhất là mức cực đại (max), và mức kém nhất là mức cực tiểu (min) đạt
đƣợc trong kỳ nghiên cứu. Mức cực tiểu là mức đƣơng nhiên đạt đƣợc.
Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc, khi nghiên cứu xây dựng
HDI, xem xét thu nhập bình quân đầu ngƣời và tuổi thọ trung bình của tất
cả các quốc gia trên thế giới, số liệu khi đó cho thấy không quốc gia nào
có thu nhập bình quân đầu ngƣời vƣợt quá 40.000 đô la Mỹ, và không
quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn 100 đô la Mỹ
theo sức mua tƣơng đƣơng, do đó UNDP đã lấy mốc 40.000 USD là mức
thu nhập tối đa và 100 USD là mức thu nhập tối thiểu để tính toán Chỉ số

thu nhập. Đối với tuổi thọ, ngƣời ta chọn tối đa là 85 và tối thiểu là 25.
Ví dụ: tỉnh A có tuổi thọ trung bình 70 (thành tích đã đạt đƣợc là
70-25=45), trong khi mức tối đa cần phấn đấu để đạt tới là (85-25 = 60),
tính dƣới dạng chỉ số thì thành tích đã đạt đƣợc là 45/60 = 0,750.

9
Công thức chuẩn hoá tổng quát là:
minmax
min
XX
XX
I
i
i
thuc
i
j
i




Với:
I
i
j

là chỉ số của yếu tố i thuộc thành tố j

X

i
max

là mức độ tối đa đạt đƣợc của yếu tố i;

X
i
min

là mức độ tối thiểu đạt đƣợc của yếu tố i;

X
i
thực

là mức độ thực tế đạt đƣợc của yếu tố i.

b- Đối với các yếu tố tác động tiêu cực
(i) Khi chỉ tiêu yếu tố được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), mức độ
tốt nhất là mức thấp nhất có thể đạt tới là 0%. Ví dụ, tỷ lệ suy dinh dƣỡng
của trẻ em dƣới 5 tuổi có mức độ tốt nhất là 0% (ta gọi là mức cực tiểu -
min), tức là toàn bộ dƣới 5 tuổi đều không bị suy dinh dƣỡng, còn mức
độ xấu nhất là 100% (ta gọi là mức cực đại - max), tức là toàn bộ trẻ em
dƣới 5 tuổi đều bị suy dinh dƣỡng. Tỉnh A có chỉ tiêu tỷ lệ suy dinh
dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi là 20%, nghĩa là tỉnh A trên con đƣờng
phấn đấu để giảm từ 100% xuống 0% trẻ em suy dinh dƣỡng thì đã đạt
đƣợc mức (100,0 - 20,0 = 80,0) % theo thang điểm 100 hay (10,0 - 2,0 =
8,0) theo thang điểm 10, hoặc (1,00 - 0,200 = 0,800) theo thang điểm 1. Ở
đây, mức độ đạt đƣợc dƣới dạng phần trăm và đó cũng là dạng chỉ số.
Công thức chung để tính chỉ số yếu tố là:

I
i
j
= 1 - I
i
thực


Với:
I
i
j

là chỉ số của yếu tố i thuộc thành tố j

I
i
thực

là mức độ (chỉ số) thực tế đạt đƣợc của yếu tố i.
(ii) Khi chỉ tiêu yếu tố được đo bằng số lượng tuyệt đối, mức độ
tốt nhất là mức cực tiểu (min), và mức độ kém nhất là mức cực đại
(max). Việc xác định mức cực đại và cực tiểu cũng giống nhƣ trƣờng hợp
các yếu tố tích cực có tác động đồng biến với chỉ số tổng hợp. Nhƣng ý
nghĩa trái ngƣợc hẳn. Ngƣời ta phấn đấu để đạt đƣợc mức cực tiểu bởi vì
các chỉ tiêu yếu tố loại này càng nhỏ thì CLDS càng cao. Chuẩn hoá (chỉ
số hoá) thwcj hiện theo công thức sau:
minmax
max
ii

thuc
ii
j
i
XX
XX
I




Với:
I
i
j

là chỉ số của yếu tố i thuộc thành tố j;

10

X
i
max

là mức độ tối đa đạt đƣợc của yếu tố i;

X
i
min


là mức độ tối thiểu đạt đƣợc của yếu tố i;

X
i
thực

là mức độ thực tế đạt đƣợc của yếu tố i.
Có thể thực hiện phép biến đổi số học đơn giản:

X
i
max
- X
i
min
- X
i
thực
+ X
i
min

I
i
j
=


X
i

max
- X
i
min

Hay:

X
i
max
- X
i
min
- (X
i
thực
- X
i
min
)
I
i
j
=


X
i
max
- X

i
min

Ta có:


(X
i
thực
- X
i
min
)
I
i
j
=
1 -



X
i
max
- X
i
min

c- Đối với các yếu tố tác động hướng tâm
Trƣớc hết cần xác định thế nào là "Tâm". "Tâm" là một trị số hay

một khoảng trị số của chỉ tiêu mà đƣợc coi là tốt nhất. Trị số của chỉ tiêu
mà nằm phía trên hay phía dƣới "Tâm" đó đều chƣa thể coi là tốt, mà
phải phấn đấu để chỉ tiêu đạt đƣợc con số đƣợc gọi là "Tâm".
Nếu trị số của chỉ tiêu nằm dƣới "Tâm", thì ảnh hƣởng của sự thay
đổi của chỉ tiêu cũng nhƣ việc tính toán chỉ số yếu tố I
i
hoàn toàn giống
nhƣ các chỉ tiêu có tác động tích cực, nghĩa là trị số chỉ tiêu tăng lên sẽ
làm cho chỉ số tổng hợp tăng lên.
Nếu trị số của chỉ tiêu nằm trên mức "Tâm", thì ảnh hƣởng của sự
thay đổi của chỉ tiêu cũng nhƣ việc tính toán chỉ số yếu tố I
i
hoàn toàn
giống nhƣ các chỉ tiêu có tác động tiêu cực, nghĩa là trị số chỉ tiêu tăng
lên sẽ làm cho chỉ tiêu tổng hợp (ở đây là CLDS) giảm đi.
Ví dụ chỉ tiêu tổng tỷ suất sinh TFR có "Tâm" bằng 2,16 (theo tính
toán của các nhà chuyên môn về dân số học). Địa phƣơng nào có TFR
nhỏ hơn 2,16 sẽ có ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng dân số, vì số con
sinh ra quá ít cũng sẽ làm mất tính ổn định và bền vững của dân số. Hay
nhƣ địa phƣơng nào có mức sinh TFR cao hơn 2,16 cũng làm cho chất
lƣợng kém đi, vì sinh quá nhiều con sẽ gây thêm gámh nặng cho nền kinh
tế và cho xã hội. Đối với chỉ tiêu chỉ số thể lực BMI, "Tâm" là một
khoảng trị số từ 18,5 - 25,0 mà việc tăng giảm của chỉ tiêu này ngoài
khoảng "Tâm" đã đƣợc nêu ở trên.

11

Bước 5: Tính trọng số của các chỉ tiêu thành phần trong từng nhóm

Nhƣ đã phân tích, chỉ tiêu mang nhiều thông tin về hiện tƣợng

nghiên cứu nếu giá trị của nó chênh lệch nhiều trong không gian các đối
tƣợng và số lƣợng các đối tƣợng mà tại đó giá trị của chỉ tiêu đạt cực đại
là không nhiều.

Tuy nhiên trên thực tế ngƣời ta thƣờng chọn quyền số theo phƣơng
pháp chuyên gia, ví dụ đối với chỉ số giáo dục, ngƣời ta coi trọng tỷ lệ
ngƣời lớn biết chữ hơn là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục. Do đó tỷ lệ ngƣời
lớn biết chữ đƣợc gắn trọng số 2 và tỷ lệ đi học chỉ đƣợc gắn trọng số 1.

Bước 6: Gộp theo từng nhóm các chỉ tiêu

Chỉ số tổng hợp thành phần (hay chỉ số tổng hợp nhóm) đối với các
nhóm chỉ tiêu sẽ đƣợc tính theo công thức bình quân giản đơn hay bình
quân gia quyền.

Sau khi tính toán xong các chỉ số yếu tố I
i
j
, việc tính toán chỉ số
thành phần I
j
đƣợc thực hiện đơn giản theo công thức sau:
I
j
=
n
I
n
i
i


1
Với:
I
j
- Chỉ số thành tố j;
i = 1, 2, , n;
n - số lƣợng chỉ tiêu trong thành tố j.

Bước 7: Gộp chung toàn bộ các nhóm chỉ tiêu

Chỉ số tổng hợp chung đối với các nhóm chỉ tiêu sẽ đƣợc tính theo
công thức bình quân giản đơn hay bình quân gia quyền.

Công thức tính: Sau khi tính xong các chỉ số thành tố I
j
, việc tính
toán chỉ số tổng hợp đƣợc thực hiện theo công thức sau (ở đây quyền số
của các thành tố là nhƣ nhau và bằng 1). Ngoài ra, để so sánh, tham khảo
và đối chiếu kết quả, các phƣơng án sử dụng quyền số khác nhau cũng
đƣợc lựa chọn.

12
CSTH =
m
I
m
j
j


1

Với: CSTH - Chỉ số tổng hợp;
j = 1, 2, , m;
m - số lƣợng thành tố trong Chỉ số tổng hợp.
Ở đây chúng ta chọn thang điểm 1, tức là 1 là mức cao nhất (tốt
nhất) đạt đƣợc, 0 là mức thấp nhất, kém nhất đạt đƣợc của CSTH.
10  CSTH

Chỉ số tổng hợp biến động trong khoảng từ 0 đến 1. Tuỳ theo từng
trƣờng hợp mà CSTH càng gần 0, hiện tƣợng nghiên cứu càng yếu kém.
CSTH càng gần 1, chất lƣợng hiện tƣợng nghiên cứu càng lý tƣởng.
Nếu tính toán cho các địa phƣơng, khi tính toán đƣợc Chỉ số tổng
hợp của tất cả các địa phƣơng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, có
thể xếp hạng các địa phƣơng theo từng chỉ số thành tố và theo toàn bộ chỉ
số tổng hợp nghiên cứu, phân tích so sánh sự khác biệt về giữa các địa
phƣơng, tìm nguyên nhân để đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng
hiện tƣợng nghiên cứu ví dụ ở đây là mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
nƣớc nhà nói chung và từng địa phƣơng nói riêng.
Ngoài ra, có thể phân tích động thái CSTH theo thời gian nếu hàng
năm hoặc 2 – 3 năm một lần, hay theo một định kỳ nào đó. Có thể phân
tích, đánh giá đƣợc sự tiến bộ trong sự nghiệp nâng cao CSTH của cả
nƣớc cũng nhƣ của từng địa phƣơng, phân tích đánh giá động thái lên
hạng, xuống hạng của các địa phƣơng, để từ đó tìm ra các nguyên nhân,
kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa mức độ hội nhập
kinh tế quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc cũng nhƣ phát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung.
Có thể ấn định thang điểm để đánh giá theo các quan điểm và ý đồ
khác nhau. Theo thông lệ thang điểm 0 - 1, <0.5 thƣờng coi là yếu kém,
từ 0,5 – 0,7 là trung bình (trong đó 0,5 - dƣới 0,6 là trung bình thấp; 0,6 -

dƣới 0,7 là trung bình khá), từ 0,7 - dƣới 0,9 là khá và từ 0,9 – 1 là tốt.
Đối với Chỉ số tổng hợp, khi tính toán đƣợc cho đầy đủ 63
tỉnh/thành phố, còn có thể phân tổ các địa phƣơng thành các nhóm 10
(hoặc 5) địa phƣơng dẫn đầu (có chỉ số tổng hợp cao nhất), hay 10 (hoặc
5) địa phƣơng cuối (có chỉ số tổng hợp thấp nhất), .v.v.

13

Trên cơ sở chỉ số tổng hợp tính đƣợc cho mỗi đối tƣợng, chúng ta
có thể tiến hành xếp hạng toàn bộ tổng thể nghiên cứu (nhƣ xếp hạng các
tỉnh, các địa phƣơng, các vùng, hoặc các quốc gia).

III. MỘT SỐ CHỈ SỐ TỔNG HỢP ĐANG THỊNH HÀNH

3.1. Chỉ số phát triển giáo viên (TDI)

Để đánh giá kết quả đầu ra của một hoạt động nào đó, ngày nay
phƣơng pháp dùng chỉ số đƣợc thế giới sử dụng rộng rãi. Ƣu điểm của
phƣơng pháp này là phản ánh đƣợc kết quả tổng hợp, mang tính chung
nhất của sản phẩm đầu ra và có thể so sánh đƣợc. Trên cơ sở vận dụng
phƣơng pháp luận tính toán chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Liên
hợp quốc, một số nhà khoa học giáo dục đã đƣa ra giải pháp đánh giá
trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên bằng chỉ số phát triển giáo viên
(TDI). Công trình đã đƣợc Viện nghiên cứu con ngƣời trích dẫn giới
thiệu, đƣợc tặng giải thƣởng sáng tạo Khoa học - Công nghệ tỉnh Thừa
Thiên Huế và gửi dự hội thảo khoa học ở nƣớc ngoài.

Chỉ số TDI đƣợc hình thành từ 4 chỉ số thành phần - là những yếu
tố cơ bản, trực tiếp tác động và mang tính chi phối đến trình độ phát triển
của một đội ngũ giáo viên, bao gồm: chỉ số đào tạo, chỉ số về chi tiêu tài

chính, chỉ số về tuổi đời và chỉ số về chất lƣợng giảng dạy thực tế. Sau
đây là cách tính toán các chỉ số thành phần, để từ đó tính toán chỉ số TDI.

(i) Chỉ số đào tạo T (Training)
- Bƣớc1, tính 2 chỉ tiêu thành phần:
+ T
1
là tỷ lệ giáo viên đạt và vƣợt chuẩn đào tạo.
+ T
2
là số năm đi học bình quân của toàn bộ đội ngũ:
N
i
x Y
i

T
2
=
N
i

Với: N
i
là số giáo viên có cùng trình độ đào tạo i, Y
i
là số năm đi
học đến trình độ i (Y
i
=13,14,15,16,18,20 - theo thứ tự các trình độ sơ

cấp, TCCN, CĐ, ĐH, ThS, TS; ví dụ, ta gọi N
1
là số giáo viên có trình độ
TCCN thì Y
1
sẽ là 14) và N
i
là tổng số giáo viên tất cả các trình độ.
- Bƣớc 2, tính các chỉ số thành phần I(
T1
), I(
T2
) theo công thức tính
các chỉ số I
i
nêu dƣới đây.
- Bƣớc 3, theo mức độ quan trọng của các chỉ số, ta lấy trọng số
2/3 cho I(
T1
), 1/3 cho I(
T2
) và tính I
1(T)
= 2/3.I
(T1)
+ 1/3.I
(T2)
.
(ii) Chỉ số chi tiêu tài chính F (Finance)


14
Mức tài chính chi cho giáo dục từ tất cả các nguồn (NSNN, nhân
dân đóng góp ) bình quân trên đầu giáo viên, rõ ràng có tác động đến
lƣơng, phụ cấp, chi dạy tăng giờ, chi cho đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên
Do vậy, nó cũng góp phần quan trọng vào phát triển đội ngũ giáo viên. Ta
gọi chỉ số đánh giá chỉ tiêu này là F (ký hiệu “lg” là lo-ga-rit thập phân):
F = lg (Mức chi tài chính/đầu giáo viên)
(iii) Chỉ số tuổi đời A (Age)
Chỉ số tuổi đời A (Age) của đội ngũ đƣợc tính tƣơng đối theo N
j

số giáo viên trong nhóm tuổi j, A
j
là độ tuổi trung bình của nhóm j và
N
j
là tổng số giáo viên ở tất cả các nhóm tuổi.
Công thức tính:
N
j
x A
j

A =
N
j

Chỉ số tuổi đời của giáo viên nếu ở mức hợp lý, cũng là một đặc
tính quan trọng của đội ngũ. Ở góc độ chuyên môn, nó thể hiện sự từng
trải về chuyên môn của đội ngũ; chi phí cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng

giáo viên vì thế mà có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, chỉ số này cũng chỉ dùng
để đánh giá tình trạng tại thời điểm thực hiện, nó không phản ánh đƣợc
xu thế, cũng nhƣ sẽ có sai số nhất định khi đội ngũ lớn tuổi trở nên bảo
thủ, khó đổi mới.
(iv) Chỉ số chất lượng giảng dạy Q (Quality)
Xếp loại giảng dạy của giáo viên gồm 4 loại: giỏi, khá, trung bình
và yếu. Đánh giá chất lƣợng đạt yêu cầu, ta dùng công thức:
Q = 1 - {Tỷ lệ giáo viên loại yếu}
(v) Tính toán chỉ số phát triển giáo viên (TDI)
Các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất để tính chỉ số TDI

Chỉ tiêu
Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ
nhất
Tỷ lệ giáo viên đạt và vƣợt chuẩn (%)
100
60
Số năm đi học của giáo viên (năm)
20
14
Chi tiêu tài chính/giáo viên (triệu đồng)
25
5
Tuổi đời của giáo viên (năm)
60
19
Tỷ lệ giáo viên giảng dạy đạt yêu cầu (%)
100

90
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tổng hợp đề tài
khoa học cấp tỉnh, Chủ nhiệm đề tài: Thân Nguyên Khánh, 5/2009)
Các giá trị tham khảo theo mức chung cả nƣớc tại thời điểm 2003,
chúng có thể và cần đƣợc điều chỉnh theo thời kỳ cho phù hợp thực tế.
- Các chỉ số phát triển thành phần sẽ là:
Giá trị thực tế - Giá trị nhỏ nhất
I
i
=

15
Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất
Riêng đối với chỉ số chi tiêu tài chính (F), các giá trị trong công
thức đƣợc lấy qua lô-ga-rit thập phân (theo quy ƣớc).
- Từ đó chỉ số TDI là:
I = (I
1
+ I
2
+ I
3
+ I
4
)/4
Trong đó: I
1
, I
2
, I

3
, I
4
lần lƣợt là các chỉ số thành phần về đào tạo
(T), chi tiêu tài chính (F), tuổi đời (A) và chất lƣợng giảng dạy (Q).

3.2 Chỉ số phát triển con người HDI

Đây là một chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển trung bình
xét trên 3 phƣơng diện: một cuộc sống trƣờng thọ và mạnh khoẻ, có tri
thức và một cuộc sống tử tế. HDI là bình quân giản đơn của Chỉ số tuổi
thọ trung bình, Chỉ số thu nhập và Chỉ số giáo dục.

Công thức tính chỉ số giáo dục hiện nay là:

I
giáo dục
= (2/3) I
biết chữ
+ (1/3) I
nhập học


Trong đó: I
nhập học
là chỉ số nhập học tổng hợp các cấp giáo dục;
I
biết chữ
là chỉ số biết chữ của ngƣời lớn từ 15 tuổi trở lên;


Công thức trên cho thấy trọng số của tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ chiếm 2,
và tỷ lệ nhập học chiếm 1 trong tổng số 3 phần của chỉ số giáo dục.



X
nhập học
thực
- X
nhập học
min

I
nhập học

=



X
nhập học
max
- X
nhập học
min


Với:
X
nhập học

max

là mức độ tối đa của tỷ lệ nhập học tổng hợp;

X
nhập học
min

là mức độ tối thiểu của tỷ lệ nhập học tổng hợp;

X
nhập học
thực

là mức độ thực tế của tỷ lệ nhập học tổng hợp.



X
biết chữ
thực
- X
biết chữ
min

I
biết chữ

=




X
biết chữ
max
- X
biết chữ
min


Với:
I
biết chữ

là chỉ số của thành phần tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ;

X
biết chữ
max

là mức độ tối đa tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (= 100);

X
biết chữ
min

là mức tối thiểu tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (= 0);

X
biết chữ

thực

là mức độ thực tế của tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ.

16

Công thức tính chỉ số thu nhập là:



Log(X
GDP
thực
) - Log(X
GDP
min
)
I
GDP

=



Log(X
GDP
max
) - Log(X
GDP
min

)

Với:
I
GDP

là chỉ số thu nhập;

X
GDP
max

là mức tối đa của GDP bình quân đầu ngƣời;

X
GDP
min

là mức tối thiểu của GDP bình quân đầu ngƣời;

X
GDP
thực

là mức độ thực tế của GDP bình quân đầu ngƣời;

Log
là phép toán lô-ga-rit cơ số 10.

Công thức tính chỉ số tuổi thọ là:




X
tuổi
thực
- X
tuổi
min

I
tuổi thọ

=



X
tuổi
max
- X
tuổi
min


Trong đó: X
tuổi
thực
- là tuổi thọ trung bình thực tế;
X

tuổi
max
- là tuổi thọ trung bình tối đa (= 85);
X
tuổi
min
- là tuổi thọ trung bình tối thiểu (= 25);

Công thức tính Chỉ số tổng hợp (HDI) nhƣ sau:

HDI = (I
tuổi thọ
+ I
giáo dục
+ I
GDP
) / 3

Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) qui định giá trị
biên nhƣ sau:

Chỉ tiêu thành phần
Đơn vị tính
Giá trị tối đa
Giá trị tối thiểu
Tuổi thọ chung của dân số
năm
85
25
Tuổi thọ của nữ

năm
87,5
27,5
Tuổi thọ của nam
năm
82,5
22,5
Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ
%
100
0
Tỷ lệ nhập học tổng hợp
%
100
0
GDP bình quân đầu ngƣời
USD-PPP
40000
100

17

3.3. Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI)

GDI đo lƣờng sự bất bình đẳng trong những thành quả đạt đƣợc
giữa nam và nữ. Thực chất GDI xuất phát từ HDI đƣợc điều chỉnh theo sự
bất bình đẳng về giới. Sự khác biệt về giới trong những lĩnh vực phát
triển con ngƣời càng lớn thì GDI càng nhỏ so với HDI. Ngoài ra, GDI
còn sử dụng các biến: Tỷ trọng dân số nam và nữ trong tổng dân số; Tỷ
trọng dân số hoạt động kinh tế của nữ và nam từ 15 tuổi trở lên; và Tỷ số

tiền công tiền lƣơng ngoài nông nghiệp của nữ so với nam.
 Cách tính

Bước một, các chỉ tiêu nữ và nam tính theo công thức chung:

I
j
i

=
(Giá trị thực)
j
i
– (giá trị tối thiểu)
j
i

(Giá trị tối đa)
j
i
– (giá trị tối thiểu)
j
i


(Tính riêng cho i = Nam, Nữ
j = Giáo dục, Tuổi thọ, Thu nhập)

Bước hai, các chỉ tiêu nữ và nam trong mỗi thƣớc đo đƣợc tổng hợp để
chỉ rõ những khác biệt trong thành tựu đạt đƣợc của nam và nữ. Chỉ số hệ

quả, đƣợc gọi là chỉ số phân bổ công bằng (PBCB), đƣợc tính theo công
thức chung sau:

Chỉ số phân bổ công bằng = {[tỷ lệ dân số nữ * (chỉ số nữ)
1-
] + [tỷ lệ dân
số nam * (chỉ số nam)
1-
]}
1/1-


 là tham số phản ánh mối liên hệ giữa sự bất bình đẳng đối với chỉ số
phân phối công bằng. Trong chỉ số GDI, tham số  = 2, để chỉ mức thiệt
hại PTCN nếu có sự bất bình đẳng. Do đó, phƣơng trình chung đối với
từng thành phần j (j = Giáo dục, Tuổi thọ, Thu nhập) sẽ là:

Chỉ số phân bổ công bằng = {[tỷ lệ dân số nữ * (chỉ số nữ)
-1
] + [tỷ lệ dân
số nam * (chỉ số nam)
-1
]}
-1
= A
j
.

Chỉ số này cho kết quả giá trị trung bình hài hoà giữa nữ và nam.


Bước ba, chỉ số GDI đƣợc tính bằng cách tổng hợp các chỉ số PBCB
thành một giá trị bình quân phi gia quyền.

GDI = 1/3 ∑(A
j
)

18

j = Giáo dục, Tuổi thọ, Thu nhập

Các giá trị tới hạn để tính GDI

Chỉ tiêu
Giá trị tối đa
G.trị tối thiểu
Tuổi thọ bình quân của nữ (năm)
87,5
27,5
Tuổi thọ bình quân của nam (năm)
82,5
22,5
Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (%)
100
0
Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (%)
100
0
Thu nhập BQ đầu ngƣời (PPP USD)
40.000

100

3.4. Thước đo vị thế của giới (GEM)

GEM chỉ ra sự bất bình đẳng giới tính trên ba phƣơng diện chính:
 Tham gia hoạt động và có quyền quyết định về chính trị, đƣợc đo
bằng tỷ lệ số ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới.
 Tham gia hoạt động và có quyền quyết định về kinh tế, đƣợc đo
bằng tỷ lệ các vị trí lãnh đạo do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm; và
tỷ lệ các vị trí trong các ngành kỹ thuật do nữ và nam đảm nhiệm.
 Quyền đối với các nguồn lực kinh tế, đƣợc đo bằng thu nhập của
phụ nữ và nam giới tính bằng đô la Mỹ theo sức mua tƣơng đƣơng.

Trên mỗi thƣớc đo đánh giá, chúng ta đều phải tính tỷ lệ phần trăm
tƣơng đƣơng phân phối công bằng (EDEP) là giá trị bình quân gia quyền
tổng thể theo công thức chung sau:

EDEP = tỷ lệ dân số nữ * (tỷ trọng % nữ trong từng lĩnh vực i)
1- 
 +
tỷ lệ dân số nam * (tỷ trọng % nam trong từng lĩnh vực i)
1- 

1/1- 

 là một tham số phản ánh mối liên hệ với chỉ số EDEP. Trong GDI tham
số  = 2, để chỉ mức thiệt hại về PTCN nếu có sự bất bình đẳng. Do đó:

EDEP
i

=tỷ lệ dân số nữ *(tỷ trọng % nữ trong từng lĩnh vực i)
-1
 +
tỷ lệ dân số nam*(tỷ trọng % nam trong từng lĩnh vực i)
-1

-1


Trong đó i = các lĩnh vực (tham gia quốc hội, làm lãnh đạo, thu nhập).


19
Với các lĩnh vực, tỷ lệ EDEP đƣợc chuẩn hoá bằng cách chia cho
50, vì trong một xã hội có bình đẳng giới hoàn toàn, các biến số của GEM
có thể bằng 50%, nghĩa là tỷ lệ nữ và nam bằng nhau trong mỗi biến số.

Cuối cùng, GEM đƣợc tính là giá trị trung bình của 3 chỉ số EDEP.

GDI = 1/3 ∑(A
i
)

i = Đại diện trong Quốc hội, Tham gia kinh tế, Thu nhập


3.5. Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI)

Nếu phát triển con ngƣời là mở rộng sự lựa chọn thì nghèo khổ
tổng hợp có nghĩa là các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản ấy. Một ngƣời có

thể sống no đủ, khoẻ mạnh nhƣng mù chữ và do đó bị cách biệt với học
hành. Một ngƣời khác đƣợc học hành đầy đủ nhƣng bị ốm yếu và chết trẻ.
Trƣờng hợp khác lại không đƣợc tham gia vào quá trình đƣa ra các quyết
định quan trọng có tác động đến đời sống của họ. Tất cả những sự thiếu
hụt trên không thể đƣợc phản ảnh trong thu nhập.

HPI đo lƣờng sự thiếu hụt trong 3 mặt cốt yếu của cuộc sống nhƣ
đã nêu trong HDI: sự sống lâu, trình độ giáo dục và mức sống tiêu chuẩn.

HPI-1 đo lƣờng nghèo khổ tổng hợp ở các nƣớc đang phát triển (cụ
thể nhƣ Việt Nam). Còn ở các nƣớc phát triển ngƣời ta dùng HPI-2 và có
cách tính khác.

Các biến đƣợc sử dụng trong HPI-1 gồm:
- Phần trăm dân số chết trƣớc 40 tuổi (P
1
);
- Phần trăm ngƣời lớn mù chữ (P
2
);
- Sự thiếu hụt về vật chất (P
3
).

Sự thiếu hụt về vật chất lại đƣợc phản ảnh bằng:

+ Phần trăm dân số không đƣợc sử dụng nƣớc sạch (P
31
);
+ Phần trăm dân số không đƣợc sử dụng các dịch vụ y tế (P

32
);
+ Phần trăm trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng (P
33
).

Cách tính nhƣ sau:


20
HPI-1 = [1/3(P
1
3
+ P
2
3
+ P
3
3
)]
1/3

Trong đó: P
3
= (P
31
+ P
32
+ P
33

)/3

3.6. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI-2

Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI-2, do UNDP xây dựng nhằm dành
đo lƣờng mức nghèo khổ ở các nƣớc công nghiệp phát triển, chủ yếu là
các quốc gia tham gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự khốn cùng xét trên 3
phƣơng diện đƣợc thể hiện trong chỉ tiêu phát triển con ngƣời: một cuộc
sống trƣờng thọ và mạnh khoẻ, có tri thức và một cuộc sống tử tế - đồng
thời phản ánh cả tình trạng bị gạt ra lề xã hội. Do sự thiếu hụt của con
ngƣời khác nhau tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi cộng đồng,
chỉ số này đƣợc thiết kế thêm cho các nƣớc công nghiệp phát triển nhờ
việc họ có nhiều số liệu có sẵn để sử dụng.

HPI-2 cũng tập trung vào 3 mặt thiếu hụt nhƣ HPI-1 nhƣng thêm
một mặt là sự loại trừ mang tính xã hội. Các biến đƣợc sử dụng gồm:

- Phần trăm dân số có khả năng chết trƣớc 60 tuổi (P
1
);

- Phần trăm dân số không đủ khả năng đọc và viết theo tiêu chuẩn
của các nƣớc OECD (P
2
);

- Tỷ lệ dân số có thu nhập thấp hơn 50% giá trị trung vị của thu
nhập cá nhân (P

3
);

- Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) (P
4
).

Cách tính: HPI_2 = [1/4(P
1
3
+ P
2
3
+ P
3
3
+ P
4
3
)]
1/3


3.7. Chỉ số phát triển công nghệ (TAI)

TAI là một chỉ số tổng hợp đƣợc thiết kế để đo thành tích của các
nƣớc trong việc sáng tạo và phổ biến công nghệ và xây dựng một cơ sở
kỹ năng con ngƣời. Chỉ số này đo các thành tựu đạt đƣợc trên 4 thƣớc đo:

 Sáng tạo công nghệ đƣợc đo bằng số bằng phát minh sáng chế cấp

cho dân định cƣ tính trên đầu ngƣời và bằng số thu phí quyền sở
hữu trí tuệ và phí bản quyền của nƣớc ngoài trên đầu ngƣời.

21

 Phổ biến các thành tựu công nghệ gần đây, đƣợc đo bằng số máy
chủ internet trên một đầu ngƣời và tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ
trung bình và công nghệ cao.

 Phổ biến các thành tựu công nghệ trƣớc đây, đƣợc đo bằng số điện
thoại (cố định và di động) trên đầu ngƣời và tiêu thụ điện năng trên
đầu ngƣời.

 Các kỹ năng của con ngƣời đƣợc đo bằng trung bình số năm đến
trƣờng của ngƣời lớn (15+) và tỷ lệ nhập học đại học khoa học.

Với mỗi chỉ số theo các thƣớc đo trên, các giá trị quan sát tối thiểu
và tối đa đƣợc đặt ra (theo các nƣớc có số liệu) là các giá trị tới hạn. Tính
toán trong mỗi chỉ số đƣợc thể hiện bằng một giá trị nằm giữa khoảng 0
và 1 bằng cách áp dụng công thức tính chung sau đây:

Chỉ số chỉ tiêu
trong thƣớc đo
=
Giá trị thực tế – giá trị quan sát tối thiểu
Giá trị quan sát tối đa – giá trị quan sát tối thiểu

Chỉ số cho mỗi thƣớc đo là kết quả tính giá trị trung bình chung
của các chỉ số chỉ tiêu trong thƣớc đo đó. Chỉ số TAI, cũng vậy, là giá trị
trung bình của 4 chỉ số thƣớc đo trên.


Các giá trị tới hạn để tính toán TAI

Chỉ tiêu
Giá trị
tối đa
Giá trị
tối thiểu
Số bằng sáng chế cấp cho 1 triệu dân trong nƣớc
994
0
Số thu quyền sở hữu trí tuệ và phí bản quyền (USD
/ 1000 ngƣời)

272,6

0
Số máy chủ internet ( / 1000 ngƣời)
232,4
0
Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao và trung bình
(% trong tổng xuất nhập khẩu hàng hoá)

80,8

0
Số điện thoại (cố định và di động / 1000 ngƣời)
901
1
Tiêu thụ điện năng trên đầu ngƣời (KW giờ)

6.969
22
Trung bình số năm đến trƣờng (độ tuổi 15+)
12,0
0,8
Tổng tỷ lệ nhập học đại học khoa học tự nhiên (%)
27,4
0,1

Ngoài chỉ số quen thuộc và đƣợc áp dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc
nhƣ chỉ số phát triển con ngƣời HDI và các chỉ số đồng hành của nó nhƣ
GDI, HPI, GEM, TAI, gần đây ngƣời ta quan tâm đến việc xây dựng
nhiều chỉ số tổng hợp khác có ý nghĩa trong việc hoạch định chiến lƣợc

22
phát triển. Một số tổ chức quốc tế còn đƣa ra các chỉ số tổng hợp nhằm so
sánh quốc tế nhƣ chỉ số tự do kinh tế (IEF), chỉ số thịnh vƣợng quốc gia
(WNI), chỉ số năng lực cạnh tranh, v.v Dƣới đây giới thiệu một vài chỉ
số đó.

3.8. Chỉ số năng lực cạnh tranh

Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc tế cao sẽ đạt đƣợc tốc độ
tăng trƣởng cao, tạo thêm việc làm và thu nhập, trình độ khoa học công
nghệ nâng cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Không nâng cao đƣợc
năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ dẫn đến ít thu hút đƣợc vốn đầu tƣ
trong nƣớc và nƣớc ngoài, các doanh nghiệp mất thị phần trong nƣớc và
thế giới. Thất bại trong cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ phải chuyển
hƣớng sản xuất, thậm chí phải giải thể, phá sản, lao động mất việc làm.


Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum –WEF), Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Viện phát triển quản lý
(IMD) ở Lausane (Thuỵ Sĩ) tiến hành điều tra, so sánh xếp hạng năng
lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế các nƣớc trên thế giới. Kết quả so
sánh của các tổ chức này giống nhau về xu thế, còn về thứ hạng thì không
hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ phƣơng pháp tính năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF:

Trƣớc hết, WEF chọn từ 140 đến 250 chỉ tiêu khác nhau (tuỳ theo
năm nghiên cứu), trong đó có nhiều chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản
quốc gia, cac chỉ tiêu đầu tƣ, thƣơng mại, giá, lãi xuất, ứng dụng công
nghệ mới, sử dụng các chuẩn mực quốc tế, môi trƣờng, hệ thống luật
pháp (thậm chí có tới 10 chỉ tiêu khác nhau liên quan đến tình hình
tham nhũng, hối lộ). Các chỉ tiêu này đƣợc xếp vào tám nhóm nhân tố thể
hiện năng lực cạnh tranh quốc gia:

1. Mức độ mở cửa của nền kinh tế, bao gồm mở cửa thƣơng mại và
đầu tƣ nhằm thể hiện mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới và
mức độ tự do hoá ngoại thƣơng và đầu tƣ, thông qua các chỉ số nhƣ
thuế quan và hàng rào phi thuế quan; khuyến khích xuất khẩu;
chính sách tỷ giá; đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)

2. Vai trò của Chính phủ, tác động của chính sách tài khoá (thu thuế
và chi tiêu), phạm vi can thiệp của Chính phủ và chất lƣợng các
dịch vụ do Chính phủ cung cấp thông qua nhiều chỉ số: mức độ can
thiệp của Nhà nƣớc; năng lực của Chính phủ; mức thuế, gánh nặng

23
thuế khoá và trốn thuế; quy mô của chính phủ; chính sách tài khoá;

lạm phát.

3. Tài chính – tiền tệ: vai trò của các thị trƣờng tài chính trong hỗ trợ
mức tiêu dùng tối ƣu theo thời gia, tỷ lệ tiết kiệm và hiệu quả của
các tổ chức trung gian tài chính trong việc chuyển tiền tiết kiệm
thành vốn đầu tƣ có hiệu quả, thông qua các chỉ số nhƣ: phạm vi
chuyển tiền tiết kiệm thành vốn đầu tƣ hiệu quả; hiệu quả và mức
độ cạnh tranh (chênh lệch lãi suất); đầu tƣ và tiết kiệm

4. Kết cấu hạ tầng: số lƣợng và chất lƣợng hệ thống giao thông vận
tải, bến bãi, kho tàng, viễn thông, điện và các điều kiện phân phối
giúp nâng cao hiệu quả đầu tƣ

5. Công nghệ: nghiên cứu và triển khai (R&D), trình độ công nghệ và
kiến thức tích luỹ, thông qua các chỉ số nhƣ: năng lực công nghệ và
nội sinh; công nghệ và chuyển giao qua FDI hoặc từ nƣớc ngoài.

6. Quản lý của doanh nghiệp: chất lƣợng quản lý kinh doanh, bao
gồm chiến lƣợc cạnh tranh, phát triển sản phẩm, kiểm tra chất
lƣợng, hoạt động tài chính công ty, nguồn nhân lực và khả năng
tiếp thị

7. Lao động: hiệu quả và tính năng của thị trƣờng lao động, bao gồm:
tay nghề và năng suất; tính linh hoạt trong các quy chế/ điều tiết
hiệu quả của các chƣơng trình xã hội; quan hệ nghề nghiệp (bãi
công, quan hệ chủ thợ ).

8. Thể chế: tính đúng đắng của các thể chế pháp lý và xã hội (hệ
thống luật pháp và bảo hộ quyền sở hữu) đặt nền tảng cho nền kinh
tế cạnh tranh và hiện đại, gồm các chỉ số nhƣ: tình hình cạnh tranh;

chất lƣợng của các thể chế pháp lý; cảnh sát và việc phòng chống
tội phạm

Tám nhân tố trên bao gồm nhiều tiêu chí đã đƣợc lƣợng hoá bằng
các con số thông kê và có nhiều chỉ tiêu có tính chất định tính (do các
chuyên gia đƣợc phỏng vấn cho điểm về từng chỉ tiêu đƣợc hỏi) để so
sánh với nhau. Mỗi nhóm yếu tố trong từng giai đoạn đƣợc gán một trọng
số nhất định. WEF khai thác, thu thập nhiều số liệu từ các cơ quan khác
nhau của các quốc gia, tính toán, hàng năm công bố kết quả Xếp hạng
năng lực cạnh tranh kinh doanh.

3.9. Chỉ số giáo dục cho mọi người (EDI)

24

Chỉ số này do UNESCO công bố trong Báo cáo giám sát giáo dục
toàn cầu năm 2005. Đây là lần đầu tiên UNESCO tính chỉ tiêu này nhằm
đánh giá tiến độ của các nƣớc thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi
ngƣời đến năm 2015” của Liên Hợp Quốc.

EDI đƣợc hình thành từ những chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học;

- Tỷ lệ biết chữ ở ngƣời lớn (từ 15 tuổi trở lên);

- Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục;

- Chất lƣợng giáo dục.


Chỉ số EDI có giá trị từ 0 đến 1 hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm.
Nƣớc nào có điểm cao thì xếp hạng cao và ngƣợc lại.

3.10. Chỉ số thịnh vượng quốc gia (WNI)

WNI do nhóm chuyên gia kinh tế của World Paper và Viện nghiên
cúu các vấn đề tiền tệ (MMI) của Mỹ tính và công bố hàng năm, bắt đầu
từ năm 1996. WNI nhằm đo lƣờng sự thịnh vƣợng của các quốc gia. Điều
đáng chú ý WNI chủ yếu chỉ tính toán và xếp hạng trong phạm vi các
nƣớc đang phát triển, ngoài ra còn tính toán cũng nhƣ xếp hạng riêng cho
một số quốc gia phát triển (Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha ) nhƣ là những
thông tin cho các nƣớc đang phát triển tham khảo.

WNI đƣợc tính trên cơ sở 3 nhóm tiêu chí, mỗi nhóm tiêu chí lại
bao gồm 21 biến số với quyền số bằng nhau. Mỗi biến số sẽ có một số
điểm nhất định tuỳ theo mức độ đạt đƣợc của biến số. Tổng số điểm của
các biến số tối đa đạt đƣợc của mỗi quốc gia là 2400 điểm, nhƣng chƣa
có quốc gia nào trong 70 quốc gia đang phát triển đạt tới 1900 điểm trong
mấy năm qua. Việc xếp thứ tự các quốc gia căn cứ vào tổng số điểm đạt
đƣợc của các quốc gia.

Nhóm tiêu chí về môi trƣờng kinh tế, bao gồm:

- Nền kinh tế quốc dân:

+ Tốc độ tăng GDP;


25
+ GNI đầu ngƣời (USD-PPP);


+ Tỷ lệ lạm phát;

+ Tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc;

+ Tỷ lệ tiết kiệm;

+ Thâm hụt so với thặng dƣ của Chính phủ (% GDP);

+ Cán cân tài khoản vãng lai;

+ Nợ nƣớc ngoài so với GDP;

+ Tỷ lệ thanh toán nợ so với trị giá xuất khẩu;

+ Dự trữ ngoại tệ so với trị giá nhập khẩu;

+ Dự trữ nƣớc ngoài (không kể vàng) so với kim ngạch xuất khẩu.

- Mức độ hội nhập của nền kinh tế:

+ Tỷ lệ phần trăm của trị giá xuất nhập khẩu so với GDP;

+ Tỷ lệ phần trăm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài so với GDP

+ Đầu tƣ chứng khoán (nợ);

+ Tỷ lệ tƣ nhân hoá thị trƣờng.

- Môi trƣờng kinh doanh:


+ Chỉ số tự do kinh tế;

+ Chỉ số nhận thức về tham nhũng;

+ Tỷ giá hối đoái thực tế;

+ Tốc độ vòng quay tiền tệ (GDP/M
2
);

+ Chênh lệch lãi suất;

+ Đóng góp của doanh nghiệp nhà nƣớc (% GDP);

+ Mức độ bảo hộ tài sản thƣơng mại.

Nhóm tiêu chí về môi trƣờng xã hội, bao gồm:

- Sự ổn định và phát triển:

×