Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xác định nguồn thông tin quy trình tính một số chỉ phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.09 KB, 22 trang )


1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ





Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam







CHUYÊN ĐỀ 7

XÁC ĐỊNH NGUỒN THÔNG TIN, QUY TRÌNH TÍNH
MỘT SỐ CHỈ SỐ PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

















HÀ NỘI, 10 - 2009





2
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ


Đề tài khoa học
Nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ số phản ánh mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam




CHUYÊN ĐỀ 7


XÁC ĐỊNH NGUỒN THÔNG TIN, QUY TRÌNH TÍNH
MỘT SỐ CHỈ SỐ PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ



Chuyên đề này đề cập tới nguồn thông tin có thể sẵn có
trong các cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, và quy
trình tính toán một số chỉ số phục vụ đề tài khoa học
nghiên cứu lựa chọn và tính toán thử nghiệm một số chỉ
số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Nội dung chuyên đề này, do đó, gồm hai phần rõ
rệt, đó là xác định nguồn thông tin sẵn có theo chế độ
báo cáo hoặc từ các cuộc điều tra về các chỉ tiêu thống
kê phản ánh các lĩnh vực chủ chốt thể hiện mức độ hội
nhập kinh tế quốc tế hiện có ở nước ta, mà trước hết là
các chỉ tiêu thống kê do Tổng cục Thống kê thực hiện
cùng với việc phân tích khả năng đáp ứng các chỉ tiêu
này; tiếp theo là xây dựng quy trình tính toán các chỉ số
thành phần cũng như chỉ số tổng hợp phản ánh lĩnh vực
này; cuối cùng là đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện áp
dụng tính toán các chỉ số phản ánh hội nhập kinh tế
quốc tế ở nước ta.






HÀ NỘI, 10 - 2009


3

MỤC LỤC

Mục
Trang


Mở đề
4


Phần 1: Xác định nguồn thông tin phục vụ tính chỉ số tổng
hợp phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế
6


1.1. Các lĩnh vực chủ yếu phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế.
6


1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong từng lĩnh vực
7


1.3. Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế
8



1.4. Chọn nguồn thông tin
13


Phần 2: Xác định phƣơng pháp tính và quy trình tính chỉ
số tổng hợp phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế
14


2.1. Xác định phương pháp tính
14


2.2. Xây dựng quy trình tính toán
18


2.3. Vấn đề tổ chức tính toán và ứng dụng
20


Tài liệu tham khảo
22






4



MỞ ĐỀ

Vấn đề đặt ra: phải tính được chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ hội
nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Muốn vậy, phải có nguồn thông tin, và
phải xây dựng được phương pháp, quy trình tính toán.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế
của đất nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu;
trong đó, các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung có
sự nhất trí của tất cả các thành viên sáng lập (tức là ra cùng một “sân chơi
chung”. Điều đó có nghĩa là chúng ta đứng cùng sân chơi, chơi cùng luật
chơi với thế giới. Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu
đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường. Hội nhập
kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính
sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính quốc tế, thực
hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, đi lại nhằm mục
tiêu mở cửa thị trường cho các luồng di chuyển vốn, di chuyển con người,
di chuyển hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản đối với trao đổi
thương mại và các luồng di chuyển khác.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội cho nước ta phát triển nhanh
và bền vững nhưng cũng đặt nước ta trước nhiều thách thức lớn. Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng đề ra là chúng ta phải “Chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế”. Tuy nhiên, Nghị quyết Đại hội X của Đảng có điểm đổi
mới là đã bổ sung từ “tích cực” thành: “Chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế”.

“Chủ động” là ta tự quyết định đường lối phát triển kinh tế – xã hội

nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; là
nắm vững các quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu,
phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của đất nước, xác định lộ trình, nội
dung, quy mô, bước đi hội nhập kinh tế quốc tế; đa phương hoá, đa dạng
hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, không chỉ tập trung vào một thị trường,
một sản phẩm; chủ động thực hiện các cam kết song phương, đa phương
và chủ động vận dụng các “luật chơi” của các thể chế kinh tế – thương
mại quốc tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của đất nước vừa hợp tác
vửa đấu tranh, không bị động và cũng không tự phát, nóng vội, chủ quan,
duy ý chí; có sáng kiến, biết phân tích, chủ động lựa chọn đối tác và
phương thức kinh doanh, dự báo được những thuận lợi và khó khăn khi
hội nhập kinh tế quốc tế.


5
“Tích cực” là hội nhập kinh tế quốc tế với tinh thần mạnh mẽ hơn,
khẩn trương hơn, toàn diện và sâu rộng hơn so với giai đoạn trước; không
chần chừ, do dự mà đẩy mạnh đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh
đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ Trung ương đến địa phương,
doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược, lộ trình, kế
hoạch hội nhập kinh tế quốc tế; tích cực tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đồng thời mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài; đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế – xã hội, hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và
nền kinh tế; mạnh dạn mở rộng, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối
ngoại và tham gia các thể chế, định chế kinh tế quốc tế, thực hiện các cam
kết quốc tế. “Tích cực” còn là không duy trì quá lâu các chính sách bảo
hộ của Nhà nước, khắc phục nhanh trình trạng trì trệ và tâm lý trông chờ,
ỷ lại ở sự bao cấp của Nhà nước. Tích cực nhưng vững chắc, có sự chuẩn
bị cần thiết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu quản lý, hệ thống luật

pháp, có thông tin cập nhật và dự báo tình hình tương đối chính xác, có
đội ngũ cán bộ hiểu biết về thị trường, đối tác, tinh thông nghiệp vụ kinh
doanh, hội nhập kinh tế.

Vai trò và nhiệm vụ của khoa học thống kê là phải mô tả, đo lường
được quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này thông qua các chỉ tiêu thống
kê, các con số thống kê, làm căn cứ cho Đảng, Chính phủ và Nhà nước đề
ra các chính sách, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với thực tiễn
cuộc sống trong nước và trên thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình phát
triển nâng cao mức sống của nhân dân, mau chóng thoát khỏi tình trạng
nghèo đói và lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Vấn đề đặt ra trong chuyên đề nghiên cứu này là trên cơ sở đã xác
định được các lĩnh vực chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế, những chỉ
tiêu thống kê phản ánh từng lĩnh vực chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc
tế, chúng ta phải xác định rõ nguồn thông tin lấy từ đâu, lấy trên nguyên
tắc nào, để xác định xác định phương pháp tính, và xây dựng quy trình
tính toán một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh mức độ hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta trên từng lĩnh vực và trong tổng thể.









6

PHẦN MỘT
XÁC ĐỊNH NGUỒN THÔNG TIN PHỤC VỤ TÍNH CHỈ SỐ TỔNG
HỢP PHẢN ÁNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Các lĩnh vực chủ yếu phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hầu như rất nhiều các hiện tượng kinh tế - xã hội diễn ra trong
cuộc sống đều được tạo nên bởi các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. Ví dụ
phát triển con người được tạo nên từ các khía cạnh phát triển kinh tế, phát
triển văn hoá, phát triển y tế và bảo vệ sức khoẻ, phát triển giáo dục, phát
triển an sinh xã hội, an ninh con người, bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng bao gồm nhiều góc độ, có nhiều
lĩnh vực phản ánh Hội nhập kinh tế quốc tế, như hội nhập trong lĩnh vực
di chuyển tự do xuyên quốc gia về con người (lao động, du lịch, hội họp);
di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng vốn (đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài - chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, hỗ
trợ phát triển ); di chuyển tự do xuyên quốc gia về luồng hàng hoá, dịch
vụ (xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu thương hiệu, bản
quyền, ); tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế (ký kết công ước
quốc tế, hiệp định, hiệp ước, giải quyết tranh chấp về lĩnh vực kinh tế,
tham gia các hiệp hội, khối, nhóm quốc gia trong lĩnh vực kinh tế thương
mại ; tự do di chuyển các luồng thông tin toàn cầu (internet, điện thoại,
bưu chính viến thông).v.v.

Tuy phát triển con người gồm nhiều lĩnh vực như đã đề cập, song
để đo lường phát triển con người, người ta xây dựng chỉ số tổng hợp HDI
cũng chỉ bao gồm có ba thành phần cơ bản là phát triển kinh tế với đại
diện là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, phát triển giáo dục với đại diện
là tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục, và phát triển y
tế bảo vệ sức khoẻ con người với đại diện là tuổi hy vọng sống trung bình

tại lúc sinh. Chúng tôi cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế cũng vậy, tuy hội
nhập kinh tế quốc tế cũng gồm nhiều khía cạnh khác nhau như đã đề cập
ở trên, song để đo lường mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi đề
xuất xây dựng chỉ số thống kê tổng hợp phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế
IEI (Index of Economic Integration) cũng chỉ bao gồm có ba thành phần
cơ bản là tự do hoá luồng di chuyển vốn với vốn FDI đăng ký (cả ra lẫn
vào); tự do hoá di chuyển con người là số người xuất nhập cảnh qua biên
giới (xuất khẩu lao động, đi công tác, học tập và du lịch); tự do hoá luồng
hàng hoá dịch vụ với đại diện là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ.

Sở dĩ chỉ cần chọn 3 lĩnh vực cũng đủ đại diện vì đây là 3 lĩnh vực
cơ bản nhất của quá trình sản xuất trong nền kinh tế, đó là vốn, con người

7
và kết quả đầu ra là hàng hoá và dịch vụ. Nếu các lĩnh vực khác có phát
triển thì cũng thúc đẩy các lĩnh vực này (giữa chúng có những mối liên hệ
qua lại lẫn nhau) để tính IEI. Các lĩnh vực cụ thể được chọn ở đây là:

 Lĩnh vực đầu tư;

 Lĩnh vực di chuyển nhân sự;

 Lĩnh vực di chuyển hàng hoá và dịch vụ.

Bước tiếp theo là xác định những chỉ tiêu thống kê phản ánh từng
lĩnh vực chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trong từng lĩnh vực


Các chỉ tiêu trong lĩnh vực đầu tư phản ánh hội nhập kinh tế quốc
tế có khá nhiều. Trước hết chúng phải phản ánh tình trạng nước ta tham
gia với quốc tế trên cùng một mặt bằng sân chơi, đảm bảo luồng vốn di
chuyển tự do. Cụ thể, đó là các chỉ tiêu: FDI, ODA, số doanh nghiệp có
FDI, đầu tư gián tiếp (theo cả hai chiều: luồng vào và luồng ra). Tuy
nhiên, để tham gia tính IEI, chúng tôi khuyến nghị chỉ chọn FDI trong
lĩnh vực này (cả luồng vào lẫn luồng ra), vì hiện nay đầu tư gián tiếp
chúng ta chưa thống kê được đầy đủ, ODA tuy có một ý nghĩa nhất định
thể hiện hội nhập, nhưng không có tính lâu dài, một khi nước ta sắp thoát
ra khỏi nước nghèo đang phát triển.

Trong FDI chúng tôi khuyến nghị cũng chỉ sử dụng vốn đăng ký,
vì một khi đã gia nhập WTO, đã hội nhập từng bước sâu rộng vào quá
trình phân công lao động quốc tế, thì chỉ cần vốn đăng ký là đủ thể hiện ta
đã chơi cùng sân với thế giới như thế nào.

Các chỉ tiêu trong lĩnh vực di chuyển nhân sự phản ánh hội nhập
kinh tế quốc tế cũng có không ít, thể hiện cam kết của nước ta với quốc tế
khi gia nhập WTO. Cụ thể, đó là các chỉ tiêu phản ánh: (i) luồng di dân
dài hạn: theo mục đích và ý nguyện cá nhân về cư trú; theo mục đích tìm
kiếm việc làm thời hạn trên 1 năm; theo mục đích học tập nghiên cứu hay
trao đổi theo hiệp định trên 1 năm; theo nhiệm vụ công tác được cử đi
trên 1 năm ) (ii) luồng di cư ngắn hạn (du lịch, làm việc, công tác, học
tập nghiên cứu ngắn hạn, thăm thân nhân, hội nghị, thi đấu thể thao ). Số
chuyến bay ra/vào biên giới Luồng di chuyển nhân sự được tính theo
cả hai chiều: ra và vào. Tuy nhiên, để tham gia tính IEI, chúng tôi khuyến
nghị chọn hoặc số người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở
nước ngoài, và người nước ngoài vào tìm kiếm công ăn việc làm ở Việt

8

Nam, hoặc số khách du lịch quốc tế vào, và người trong nước ra khỏi
biên giới đi du lịch nước ngoài.

Sở dĩ như vậy vì một khi chúng ta mở cửa cho người nước ngoài
vào làm ăn, tức là chúng ta đã đồng ý chơi cùng một "sân" với họ, cũng
như khi ta xuất khẩu lao động, tức là ta đã chấp nhận luật lao động của
đối tác nước ngoài, và điều đó đã thể hiện mức hội nhập. Còn về du lịch
cũng vậy, chúng ta có theo chính sách mở cửa, có tạo điều kiện thuận lợi
thì khách quốc tế mới sẵn sàng đến, và người dân trong nước mới có cơ
hội đi. Việc chọn người lao động, hay chọn khách du lịch, còn tuỳ thuộc
vào khả năng số liệu thống kê như đã trình bày trong nguyên tắc lựa chọn
chỉ tiêu để tham gia tính chỉ số tổng hợp là phải có thể và dễ dàng có
được số liệu thống kê chính thức.

Các chỉ tiêu trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dịch vụ phản ánh
hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm: (1) xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ, (2) xuất nhập khẩu các loại thương hiệu, bản quyền, giấy phép, (3)
các khoản chuyển nhượng cả luồng ra lẫn luồng vào Trong hoàn cảnh
cụ thể của thống kê nước ta, kim ngạch xuất nhập khẩu là đủ đại diện cho
lĩnh vực này để tham gia tính IEI.

1.3. Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được ban hành theo Quyết
định 305/2005 ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay hệ
thống chỉ tiêu này đang được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu phục vụ lãnh đạo, quản lý điều hành của Đảng, Nhà
nước và Chính quyền các cấp theo Văn bản số 548/TTg-KHTH ngày 10-

4-2009 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Đề án "Đổi mới đồng bộ
các hệ thống chỉ tiêu thống kê" đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2011-2020 và những năm tiếp
theo, đồng thời phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia mới này được áp dụng từ năm 2011, do vậy, các chỉ tiêu đó từ
năm 2011 sẽ đảm bảo có được cho các công tác phân tích kinh tế cũng
như làm nguyên liệu cho các tính toán khác, ví dụ tính chỉ số hội nhập
kinh tế quốc tế theo đề xuất của đề tài nghiên cứu khoa học này.

 Các chỉ tiêu thống kê về FDI


9
Hiện nay, số liệu về chỉ tiêu thống kê này đã được công bố đều đặn
trên các ấn phẩm thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê. Chỉ tiêu
này cũng đã được công bố trên Niên giám Thống kê hàng năm, đó là:

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 và riêng năm 2008:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

+ Tổng vốn thực hiện.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-

2008 và riêng năm 2008 phân theo ngành kinh tế:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 và riêng năm 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 và riêng năm 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 và riêng năm 2008 phân theo địa phương:

+ Số dự án;


10

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 phân theo ngành kinh tế:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1998-
2008 phân theo đối tác đầu tư:

+ Số dự án;

+ Tổng vốn đăng ký (bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã
được cấp giấy phép từ các năm trước);

(Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê Việt Nam 2008, Nhà
xuất bản Thống kê 2009)


Theo Dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới, có các chỉ
tiêu phản ánh lĩnh vực tự do chu chuyển vốn như sau:

Chỉ tiêu số 59 với mã số 0505 "Số dự án và vốn đăng ký đầu tư
trực tiếp của nước ngoài được cấp phép mới và bổ sung vốn" phân theo
loại dự án, nước/vùng lãnh thổ đầu tư, tỉnh/thành phố (với định kỳ báo
cáo hàng tháng, quý, năm); do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm
thu thập và báo cáo;

Chỉ tiêu số 61 với mã số 0507 "Số dự án và vốn đăng ký đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép mới và bổ sung vốn" phân theo
loại dự án, nước/vùng lãnh thổ đầu tư (với định kỳ báo cáo hàng năm); do
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thu thập và báo cáo;

11

Chỉ tiêu số 62 với mã số 0508 "Số vốn thực hiện của các dự án đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài" phân theo loại dự án, nước/vùng lãnh thổ đầu
tư (với định kỳ báo cáo hàng năm); do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm thu thập và báo cáo;

Chỉ tiêu số 63 với mã số 0509 "Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ký
kết/thực hiện" phân theo hình thức hỗ trợ, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố
(với định kỳ báo cáo hàng quý, năm); do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu
trách nhiệm thu thập và báo cáo;

Chỉ tiêu số 60 với mã số 0506 "Vốn thực hiện đầu tư trực tiếp của
nước ngoài" phân theo loại dự án, nước/vùng lãnh thổ đầu tư, tỉnh/thành
phố (với định kỳ báo cáo hàng quý, năm), do Tổng cục Thống kê thực
hiện (Tạp chí Con số & Sự kiện, Tổng cục Thống kê, số 10 năm 2009,

trang 21).

 Các chỉ tiêu thống kê về xuất nhập khẩu lao động

Hiện nay, số liệu về chỉ tiêu thống kê này chưa được công bố trên
các ấn phẩm thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên chỉ
tiêu này cũng đã được công bố trên Niên giám Thống kê Lao động -
Người có công và Xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hàng
năm. Cụ thể, đó là chỉ tiêu:

"Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo
hợp đồng phân theo giới tính, trình độ chuyên môn":

+ Tổng số;

+ Theo trình độ chuyên môn:

* Phổ thông;

* Có tay nghề;

* Đại học;

* Chuyên gia;

(Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Niên giám Thống kê Lao
động, người có công và Xã hội 2007, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội,
2008, trang 37).

12


Theo Dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới, có chỉ tiêu
số 33 với mã số 0307 "Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
trong năm theo hợp đồng" được phân theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ
chuyên môn, khu vực thị trường, với định kỳ báo cáo là 6 tháng và cả
năm, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thu thập
và báo cáo (Tạp chí Con số & Sự kiện, Tổng cục Thống kê, số 10 năm
2009, trang 19).

Về khách quốc tế đến Việt Nam, hiện nay, số liệu về chỉ tiêu thống
kê này đã được công bố đều đặn trên các ấn phẩm thống kê chính thức
của Tổng cục Thống kê. Chỉ tiêu này cũng đã được công bố trên Niên
giám Thống kê hàng năm, đó là:

- Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam:

+ Tổng số, phân theo:

* Một số quốc tịch;

* Mục đích đến;

* Phương tiện đến.

Riêng số liệu về người Việt Nam ra nước ngoài hiện nay vẫn chưa
có trong Niên giám Thống kê hay các ấn phẩm thống kê chính thức khác.

Theo Dự thảo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mới, có chỉ tiêu
số 191 với mã số 1402 "Số lượt người Việt Nam ra nước ngoài" được
phân theo mục đích và phương tiện, do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng

chịu trách nhiệm thu thập và báo cáo (Tạp chí Con số & Sự kiện, Tổng
cục Thống kê, số 10 năm 2009, trang 28).

 Các chỉ tiêu thống kê về xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

Niên giám Thống kê Việt Nam có các chỉ tiêu sau đây:

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu:

+ Tổng số, chia ra:

* Xuất khẩu;


13
* Nhập khẩu;

+ Cân đối (Xuất khẩu trừ Nhập khẩu).

- Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu
chuẩn ngoại thương (SITC);

- Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh
tế và phân theo nhóm hàng;

- Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước,
phân theo nước và vùng lãnh thổ;

- Một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu;


- Chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu;

- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (để tính GDP
theo phương pháp sử dụng cuối cùng).

1.4. Chọn nguồn thông tin

- Trước hết, đó phải là các nguồn thông tin thống kê đã có sẵn
trong các cơ sở dữ liệu mà không cần phải thực hiện các điều tra bổ sung
hoặc không cần phải ban hành các chế độ báo cáo phức tạp, gây thêm sự
cồng kềnh trong công tác của hệ thống thống kee quốc gia;

- Thứ hai, đó phải là các nguồn thông tin thống kê chính thức, tức
là các thông tin thống kê phải do các cơ quan thống kê Nhà nước tiến
hành thu thập, tổng hợp và công bố, phổ biến theo quy định của Luật
Thống kê Việt nam;

Với thực trạng như vậy của các nguồn thông tin thống kê phục vụ
tính toán chỉ số tổng hợp phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi
khuyến nghị lấy thông tin từ các nguồn chính thức, dựa vào Niên giám
thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê.





14
PHẦN HAI
XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP TÍNH VÀ QUY TRÌNH TÍNH CHỈ
SỐ TỔNG HỢP PHẢN ÁNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1. Xác định phƣơng pháp tính

2.1.1. Nguyên tắc xác định phương pháp tính

Để xác định phương pháp tính chỉ số thống kê tổng hợp phản ánh
hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng tôi khuyến nghị dựa vào
phương pháp và lý luận chung đang thịnh hành về tính toán các chỉ số
tổng hợp, được hình thành từ một số bước cơ bản mà nhiều chỉ số hiện
nay đang ứng dụng như chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, chỉ số phát triển
con người HDI, chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI.v.v. Các bước cơ
bản đó là:

 Chọn lĩnh vực phản ánh hiện tượng nghiên cứu;

 Chọn các chỉ tiêu thống kê phản ánh từng lĩnh vực;

 Chọn quyền số của từng chỉ tiêu;

 Chọn công thức tính chỉ số thành phần của từng lĩnh vực;

 Chọn công thức tính chỉ số tổng hợp.

2.1.2. Chọn lĩnh vực phản ánh hiện tượng nghiên cứu

Hiện tượng nghiên cứu cụ thể ở đây là mức độ hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Việc lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu đã được đề cập
ở trên, đó là:

Luồng luân chuyển vốn đầu tư


Luồng luân chuyển nhân sự (con người)

Luồng luân chuyển hàng hoá và dịch vụ

2.1.3. Chọn chỉ tiêu phản ánh lĩnh vực

Vấn đề này cũng đã được đề cập ở trên. Đối với luồng luân chuyển
vốn đầu tư, chúng tôi đã đề xuất chỉ tiêu lượng đầu tư trực tiếp nước
ngoài đăng ký (kể cả luồng ra và luồng vào); đối với luồng luân chuyển

15
con người, chúng tôi đề xuất số lượt khách quốc tế đến Việt Nam, vì
người nước ngoài vào tìm kiếm công ăn việc làm ở Việt Nam, cũng như
người Việt nam ra nước ngoài hiện nay chưa có số liệu; riêng lượng lao
động Việt Nam đi xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài tuy có số liệu ở Bộ
Lao đông, Thương binh và Xã hội, nhưng các nước khác lại không có số
liệu này cho chúng ta tính toán, so sánh, đặc biêt là chưa xác định được
mức tối ưu để tính "mức đạt được tôt nhất" nên chúng tôi không đề xuất
sử dụng chỉ tiêu này. Đối với luồng hàng hoá và dịch vụ, chúng tôi
khuyến nghị chọn kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

2.1.4. Chọn quyền số

Chọn quyền số là một vấn đề phức tạp. Theo đánh giá của các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, cả ba lĩnh vực trên
đều có ý nghĩa như nhau thể hiện mức độ hội nhập. Do vậy, chúng tôi
chọn quyền số ngang nhau và bằng 1 đối với cả 3 lĩnh vực thành phần
này, và quyền số ngang nhau đối với từng chỉ tiêu trong mỗi thành phần,
giống như nhiều chỉ số tổng hợp khác.


2.1.5. Chọn các trị số tới hạn

Xác định trị số tới hạn (giá trị max và giá trị min của các chỉ tiêu
tham gia vào quá trình tính IEI) cũng không phải là đơn giản. Trị số min
của tất cả các yếu tố của hội nhập quốc tế đều có thể coi bằng 0 vì khi đó
mức hội nhập bằng 0, nghĩa là quốc gia không có liên hệ gì với quốc tế về
mặt kinh tế.

Khi hội nhập hoàn toàn, mức hội nhập sẽ đạt 1, hay gọi là 100%.

Vậy, thế nào là "hội nhập hoàn toàn"?, chúng tôi đề xuất lấy mức
trung bình của quốc tế để coi đó là "hội nhập hoàn toàn", tức là kỳ vọng
của chúng ta là các chỉ số đưa ra cố gắng đạt mức trung bình của thế giới.

Do quy mô các nền kinh tế, quy mô quốc gia và quy mô dân số
khác nhau, nên không thể sử dụng con số tuyệt đối để so sánh được, do
vậy, phải sử dụng các con số tương đối, tức là các tỷ lệ hợp lý.

Một số nhà chuyên môn đề xuất chỉ tiêu:

 "Tỷ lệ phần trăm xuất và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc
gia so với Tổng GDP thế giới";

 "Tỷ lệ phần trăm FDI so với GDP toàn thế giới";

16

(Thông tin khoa học thống kê, Viện khoa học thống kê, Tổng cục
Thống kê, số 04/2009, trang 4).


Chúng tôi cho rằng nếu sử dụng các chỉ tiêu này thì các quốc gia
nhỏ bé luôn có tỷ lệ rất nhỏ so với GDP của toàn thế giới, mặc dù các
quốc gia đó có mức hội nhập quốc tế cao. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị
sử dụng giá trị thực tế của các chỉ tiêu sau đây để tính Chỉ số tổng hợp
phản ánh mức hội nhập quốc tế:

 "Tỷ lệ phần trăm xuất và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc
gia so với GDP của quốc gia";

 "Tỷ lệ phần trăm FDI của quốc gia so với GDP của quốc gia";

Đối với giá trị tới hạn (max), chúng tôi khuyến nghị sử dụng giá trị
thực tế của các chỉ tiêu sau đây:

 "Tỷ lệ phần trăm xuất và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của toàn
thế giới so với GDP của toàn thế giới";

 "Tỷ lệ phần trăm FDI của toàn thế giới so với GDP của toàn thế
giới";

Đối với giá trị tới hạn (min), chúng tôi khuyến nghị sử dụng giá trị
0, tức là không có mối giao lưu nào với quốc tế.

Đối với lĩnh vực tự do di chuyển con người, chúng tôi khuyến nghị
sử dụng chỉ tiêu:

 "Tỷ lệ khách quốc tế vào Việt Nam so với dân số Việt Nam";

Mức tới hạn max là:


 "Tỷ lệ khách quốc tế vào tất cả các quốc gia trên thế giới so với
dân số thế giới".

Mức tới hạn min bằng 0, tức là không có sự giao lưu nào với thế
giới bên ngoài.

2.1.6. Chọn công thức tính


17
"Mức đạt được" của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tự do di
chuyển vốn là:



FDI
vào
+ FDI
ra

I
FDI

=

(1)


X



Trong đó:

I
FDI
là chỉ số tự do di chuyển vốn;

FDI
vào
là tỷ lệ phần trăm luồng FDI đăng ký vào Việt Nam so với
GDP của quốc gia;

FDI
ra
là tỷ lệ phần trăm luồng FDI của Việt Nam ra nước ngoài so
với GDP của quốc gia;

X là tỷ lệ phần trăm FDI toàn thế giới so với GDP toàn thế giới.

"Mức đạt được" của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực di chuyển con
người là:



L


I
CN


=

(2)


Y


Trong đó:

I
CN
là chỉ số tự do di chuyển con người;

L là tỷ lệ khách quốc tế vào Việt Nam so với dân số Việt Nam;

Y là tỷ lệ khách quốc tế vào tất cả các quốc gia trên thế giới so với
dân số thế giới.

"Mức đạt được" của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tự do di
chuyển hàng hoá và dịch vụ là:



H


I
XNK


=

(3)


T


Trong đó:

18

I
XNK
là chỉ số tự do di chuyển hàng hoá và dịch vụ;

H là tỷ lệ phần trăm xuất và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của
quốc gia so với GDP của quốc gia;

T là tỷ lệ phần trăm xuất và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của
toàn thế giới so với GDP của toàn thế giới.

"Mức đạt được" của IEI là:



I
FDI
+ I

CN
+ I
XNK


IEI
=

(4)


3


2.2. Xây dựng quy trình tính toán

Số thứ tự các bước tính toán dưới đây chỉ mang ý nghĩa hình thức
mà hoàn toàn không có ý nghĩa bắt buộc, chúng chỉ thể hiện sự phân biệt
giữa các phép tính chứ hoàn toàn không thể hiện thứ tự hay trình tự phải
tuân theo, mà trên thực tế muốn tính thành phần nào trước cũng được.

Bước 1

Trên cơ sở số liệu về lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam, và lượng vốn FDI của Việt nam đăng
ký đầu tư ra nước ngoài trong năm (số liệu lấy từ Niên giám thống kê
Việt Nam), có thể tính toán được tổng lưu lượng vốn theo đô la Mỹ
(USD) vì số liệu trong Niên giám là số liệu có đơn vị tính bằng USD.
Nhưng vì vốn đầu tư phát triển xã hội của nước ta tính theo giá thực tế,
do vậy cần phải có tỷ giá hối đoái hiện hành để tính chuyển tất cả các chỉ

tiêu, số liệu đó về cùng một đơn vị đo thống nhất.

FDI
VÀO
= FDI
VÀO
USD
x E

FDI
RA
= FDI
RA
USD
x E

Với: FDI
VÀO
là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam đã được tính chuyển sang tiền Việt Nam đồng giá thực tế;

FDI
VÀO
USD
là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
tính theo đô la Mỹ USD;


19
FDI

THỰCRA
là lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào Việt
Nam đã được tính chuyển sang tiền Việt Nam đồng giá thực tế;

FDI
VÀO
USD
là lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam tính theo đô la Mỹ USD;

E là tỷ giá hối đoái giữa tiền đồng Việt Nam và đô la Mỹ USD lấy
từ Niên giám thống kê tóm tắt.

GDP Việt Nam lấy từ Niên giám thống kê hàng năm.

Bước 2

Kết hợp với số liệu về FDI và GDP toàn thế giới, lấy từ các nguồn
quốc tế (Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Niên giám thống kê
ASEAN), số liệu này có đều đặn hàng năm do Vụ Hợp tác quốc tế thu
thập, sử dụng công thức (1), có thể xác định được "Mức đạt được" của
hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lưu chuyển vốn toàn cầu, hay còn gọi là
chỉ số hội nhập vốn đầu tư.

Bước 3

Lấy số liệu về số khách quốc tế đến Việt Nam, dân số Việt Nam,
đều có trong Niên giám thống kê; số khách quốc tế của toàn thế giới lấy
từ trang web du lịch quốc tế; và dân số toàn thế giới có sẵn trong Niên
giám Thống kê hàng năm, sử dụng công thức (2), kết hợp với số liệu về

lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân từ Niên
giám thống kê của Tổng cục, có thể tính được "Mức đạt được" của hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực di chuyển nguồn nhân lực toàn cầu, hay còn
gọi là chỉ số hội nhập về lao động.

Bước 4

Lấy số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ
Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục, kết hợp với Tổng sản phẩm
trong nước GDP cũng lấy từ Niên giám thống kê của Tổng cục, kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thế giới cũng như GDP
toàn thế giới lấy từ Niên giám Thống kê Việt nam (nguồn từ Quỹ tiền tệ
quốc tế); sử dụng công thức (3), có thể tính được "Mức đạt được" của hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực di chuyển hàng hoá và dịch vụ trên thế giới,
hay gọi tắt là chỉ số hội nhập về hàng hoá và dịch vụ.

Bước 5

20

Cuối cùng, tổng hợp cả ba chỉ số thành phần vừa tính theo công
thức (6), tức là tính chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế tổng hợp bằng cách
xác định bình quân số học giản đơn của ba chỉ số thành phần là chỉ số tự
do di chuyển vốn đầu tư, chỉ số tự do di chuyển con người và chỉ số tự do
di chuyển hàng hoá và dịch vụ.

2.3. Vấn đề tổ chức tính toán và ứng dụng

Để xác định cách thức tổ chức tính toán và ứng dụng chỉ số tổng
hợp phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, cần làm rõ

một số vấn đề sau:

- Tính thế nào;

- Tính bao giờ;

- Tính để làm gì;

- Ai thực hiện tính toán;

- Nguồn thông tin từ đâu.

Đối với các câu hỏi tính thế nào và nguồn thông tin từ đâu thì nội
dung của chuyên đề này đã giải quyết và đề cập tại các phần trên.

Đối với câu hỏi tính bao giờ, thì chúng tôi đề xuất tính hàng năm,
vì số liệu phục vụ cho tính toán được công bố hàng năm trong các ấn
phẩm chính thức của ngành thống kê nước ta.

Vậy vấn đề còn lại là ai thực hiện tính toán và tính để làm gì. Muốn
xác định ai thực hiện tính toán cho phù hợp nhất, thì trước hết cần giải
quyết câu hỏi tính để làm gì, tức là đi vào lý giải tác dụng, công hiệu của
chỉ số tổng hợp phản ánh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Tôn chỉ ban đầu, cũng như chính tên gọi của chỉ số, là để phản ánh
mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, chỉ số được đề xuất sẽ dùng cho
công tác phân tích mức độ hội nhập, phân tích so sánh theo không gian và
theo thời gian. Theo không gian tức là giữa nước này với nước khác, giữa
vùng này với vùng khác, thậm chí giữa địa phương này với địa phương
khác. Theo thời gian có nghĩa là so sánh giữa năm này với năm khác để

thấy sự tiến bộ đạt được.


21
Ngoài ra, sự phân tích so sánh còn có thể được tiến hành đối với
các chỉ số thành phần, đối với từng lĩnh vực của phạm trù hội nhập kinh
tế quốc tế.

Kết hợp giữa các phân tích đó có thể phát hiện ra các mặt mạnh,
mặt yếu, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta, thực hiện đường lối chính sách của Nhà
nước từng bước hội nhập sâu rộng và vững chắc vào quá trình toàn cầu
hoá kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát
triển, tiến tới xây dựng Việt Nam thành một quốc gia công nhiệp hoá và
hiện đại hoá.

Với công dụng như vậy, chỉ số tổng hợp về hội nhập kinh tế quốc
tế có thể được sử dụng cho tất cả các Bộ, các ngành, các cấp, các lĩnh
vực, kể cả riêng cho ngành tthống kê trong việc phân tích, đánh giá mức
độ hội nhập quốc tế của mình (dĩ nhiên trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực
phải có sự thay đổi hất định đối với các chỉ tiêu thống kê dùng làm
nguyên liệu tính toán, ví dụ đối với ngành thống kê thì xuất nhập khẩu
hàng hoá dịch vụ có thể được thay thế bằng lượng trao đổi thông tin
thống kê, trao đổi sản phẩm thống kê; còn chỉ tiêu tự do di chuyển lao
động hay nguồn nhân lực có thể thay bằng số chuyên gia thống kê vào
làm việc, hqay số đoàn ra đoàn vảo; chỉ tiêu về tự do hoá luồng đầu tư có
thể thay bằng chỉ tiêu số viện trợ thực hiện các dự án, chương trình.v.v.).

Với các công dụng như vậy, về mặt lý thuyết, đơn vị chịu trách
nhiệm làm đầu mối tính toán tốt nhất phải là Vụ Thống kê Tổng hợp (có

nhiệm vụ soạn thảo phân tích tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và
của các ngành, các lĩnh vực, và cũng có nhiệm vụ thu thập thông tin
thống kê từ các đơn vị chuyên ngành khác nhau).

Tuy nhiên, chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế tổng hợp là một chỉ số
mới được xây dựng mà trước đó chưa có tiền đề, do vậy, việc nghiên cứu
cần phải được tiếp tục, nhất là phải được sự công nhận rộng rãi của những
người sử dụng. Vụ Hợp tác quốc tế của Tổng cục Thống kê là đơn vị đề
xuất nghiên cứu chỉ số này, do vậy, trước mắt nên để Vụ Hợp tác quốc tế
tiếp tục tính toán thử nghiệm, tiếp tục hoàn thiện, cộng với việc phải có
một số chỉ tiêu thống kê phục vụ tính toán mà theo chức năng nhiệm vụ
lại thuộc về Vụ Hợp tác quốc tế.

Do vậy, chúng tôi khuyến nghị, trong lúc cần tăng cường phổ biến
rộng rãi, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, để Vụ Hợp tác quốc tế của
Tổng cục làm đầu mối tính toán thử nghiệm trong một số năm tới khi
người dùng tin thấy sự cần thiết phải có chỉ số này trong cuộc sống.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp san “Thông tin khoa học Thống kê”, Viện nghiên cứu khoa
học thống kê, Tổng cục Thống kê, số 4 – 2006;

2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

3. Luật Thống kê số 04-2003-QH11 được Quốc hội thông qua
ngày 17/6/2003;


4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 305/2005/QĐ-TTg
ngày 24/11/2005 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia;

5. Ngô Văn Dụ - Hồng Hà - Trần Xuân Giá (Đồng chủ biên), Tìm
hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006;

6. ASEAN Baseline Report, Measurements to Monitor Progress
Towards the ASEAN Community, Volume 1: Main Report, Part
2: System of Indicators (ABR Team Members: Mario B.
Lamberte; Heidi R. Arboleda; Celia M. Reyes), Jakarta:
ASEAN Secretariat, 7/2006.

7. ASEAN Baseline Report, Measurements to Monitor Progress
Towards the ASEAN Community, Volume 1: Main Report, Part
1: Analysis (ABR Team Members: Mario B. Lamberte; Heidi
R. Arboleda; Celia M. Reyes), Jakarta: ASEAN Secretariat,
7/2006.

8. ASEAN Baseline Report, Measurements to Monitor Progress
Towards the ASEAN Community, Volume 2: Data and
Metadata (ABR Team Members: Mario B. Lamberte; Heidi R.
Arboleda; Celia M. Reyes), Jakarta: ASEAN Secretariat,
7/2006.


×