KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế?
1/ Định nghĩa.
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác
của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan
hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đới sống quốc tế. Đó là các
nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của
từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
Ví dụ:
- Ngành luật: Luật ngoại giao, lãnh sự; Luật nhân đạo quốc tế (Luật quốc tế về chiến tranh); Luật
biển quốc tế; Luật hàng không quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Luật quốc tế về bảo vệ môi trường;…
- Chế định pháp luật quốc tế: Chế định về dân cư trong LQT; Chế định về lãnh thổ và biên giới
quốc gia; Chế định về trách nhiệm về biên giới quốc tế; Chế định về giải quyết tranh chấp trong LQT…
2/ Đặc điểm.
* Chủ thể tham gia LQT.
# Quốc gia:
- Chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT.
- Được cấu thành từ các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia thực tế vào các quan
hệ pháp lý quốc tế, chủ quyền quốc gia (là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia).
Trong đó:
+ Lãnh thổ, dân cư có thể thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể LQT.
+ Chính phủ phải hoạt động có hiệu quả (đảm bảo được an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia, quyền
và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài,…)
+ Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: khả năng được hưởng quyền pháp lý quốc tế và thực hiện
nghĩa vụ pháp lý, khả năng gành chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
+ Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyền
lực độc lập trong quan hệ đối ngoại (khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào các quan
hệ quốc tế).
Ví dụ: Đưa ra lễ, tết, luật, đại xá, đặc xá…; tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tổ chức
quốc tế, biểu quyết, đề xuất các nghị quyết của các tổ chức quốc tế…
- Quyền năng chủ thể của quốc gia là quyền năng nguyên thủy, xuất hiện cùng với sự tồn tại của
quốc gia.
Ví dụ: quyền được tồn tại trong hòa bình và an ninh quốc tế, được phát triển, được bảo vệ, được
tham gia vào đời sống quốc tế,…
Về các yếu tố cấu thành nên quốc gia, nếu là 4 (như trên) thì tốt nhất nên nói thêm là theo Công
ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật
quốc tế có 4 yếu tố cơ bản:
+ Dân cư thường xuyên.
+ Lãnh thổ được xác định.
+ Chính phủ.
+ Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
(có ý kiến thì chỉ có 3 cái là lãnh thổ, dân cư, quyền lực nhà nước).
- Con đường hình thành quốc gia mới:
+ Truyền thống: hội tụ 4 yếu tố.
+ Hợp nhất.
+ Phân chia.
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Cách mạng xã hội.
# Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Là tổ chức quốc tế được thành lập dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia độc lập. Đây là
chủ thể phái sinh, có quyền năng phái sinh (hình thành nhờ tác động ngoại lực của các yếu tố khác, không
phải quốc gia).
1
- Quyền năng chủ thể do các quốc gia sáng lập quyết định, giới hạn (quyền năng phái sinh).
- Ví dụ: ASEAN, EU, WTO, NATO, OPEC,…
Phân biệt liên chính phủ và phi chính phủ:
Tổ chức QT liên chính
phủ
Tổ chức QT phi chính phủ
Thành
viên
Chủ yếu là các quốc gia
Các cá nhân, pháp nhân cùng hoặc khác quốc
tịch
Hoạt
động của tổ
chức
Mang tính chất đại diện
cho thành viên của tổ chức,
chủ yếu là quốc gia
Các hoạt động ko mang tc đại diện cho QG
Áp dụng
luật trong giải
quyết tranh
chấp
Áp dụng luật quốc tế Áp dụng luật quốc gia
Tư cách
chủ thể
Thừa nhân tự cách chủ
thể
Ko thừa nhận tư cách chủ thể
Ví dụ
Liên hợp quốc
EU
*Sida: Tổ chức hợp tác QT về văn hoá giáo
dục.
*Hoà bình xanh: Tổ chức hđộng về môi
trường.
*Chữ thập đỏ: Hoạt động trong lĩnh vực nhân
quyền, ccấp lg thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế,
Ko thuộc LHQ.
* Ân xá quốc tế: hđộg về lvực nhân quyền ,
đưa ra các đề xuất về thả tù chính trị.
\
# Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết
- Là chủ thể của LQT với điều kiện trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, họ phải sử dụng
các biện pháp đấu tranh phù hợp với LQT, được LQT cho phép.
Ví dụ: khủng bố, đánh bom, chiếm đoạt máy bay, tàu biển, đánh váo các khu dân sự…
- VD: Palextin
# Các thực thể pháp lý lãnh thể khác quốc gia.
- Là chủ thể đặc biệt của LQT bởi quyền năng chủ thể của chúng bị hạn chế theo LQT hoặc dựa trên
cở sở tự nguyện.
- VD:
+ Tòa thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của LQT:
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Vatican chính thức được thành lập trên cơ sở 3 Điều ước quốc tế ký
kết giữa Thủ tướng Bonito Mussolinin (đại diện cho Vua Italia Victo – Emmanuel II) và Hồng y Pierre
Gasparri (đại diện cho Giao hoàng Pie XI) ngày 11/2/1929: Hiệp ước Lateran công nhận “chủ quyền”
(điều 2) của “quốc gia thành phố Vatican” (Điều 26); Hiệp định (Concordat) xác định quan hệ giữa
Chính phủ Italia với Giáo hội Thiên chúa, quy chế của Giáo hội trên lãnh thổ Italia (Hiệp định này được
sửa đổi ngày 18/2/1984) và Hiệp định liên quan đến vấn đề tài chính. Nội dung các Điều ước quốc tế trên
được ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp của Italia năm 1947.
Vatican là chủ thể đặc biệt của LQT, có tư cách chủ thể và được xác định là “quốc gia về hình
thức”, Vatican nằm lọt trong thành phố Rome của Italia, có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trên thế giới,
khoảng 0,44 km
2
, với biên giới là tường cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km. Dân cư của Vatican chỉ
khoảng 800 người, trong đó trên 450 người có “quốc tịch Vatican”. Tuy nhiên “quốc tịch Vatican”
không thực sự là mối liên hệ pháp lý hai chiều, bền vững giữa công dân với nhà nước, mà được xác định
mang tính tạm thời, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó tại Vatican. Một cá nhân có quy chế
“công dân Vatican” trong thời gian làm việc cho Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được
giao. Bộ máy chính quyền của Vatican được tổ chức tương đối đặc biệt. Giáo Hoàng là người đứng đầu
nhà nước Vatican, nằm quyền lực tối cao, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giáo Hoàng
2
được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các thành viên quan
trọng của chính phủ đều do Giáo Hoàng bổ nhiệm, bao gồm Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo phần
và Thủ hiến (Thủ tướng) Vatican. Hiện tại, Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh: Body of the
Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng cảnh sát của vùng và Swiss Gurads
(Lính Thụy Sỹ) gồm những người đàn ông Công giáo Thụy Sỹ tự nguyện. Lính Thụy Sỹ là quân đội chính
thức của Vatican, chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng, canh gác các lối ra vào Vatican, các địa điểm
Giáo Hoàng thường lui tới, làm cận vệ cho quân đội chính quy có quy mô nhỏ nhất (khoảng hơn 100
người) và lâu đời nhất trên thế giới (là lính Thụy Sỹ, có từ thế kỷ XV). Vatican không có lực lượng hải
quân và không quân. Việc phòng thủ bên ngoài do Italia chịu trách nhiệm.
Vatican có quyền lực hoàn toàn và riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của mình. Theo Hiệp ước
Lateran, Italia có nghĩa vụ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
Vatican (Điều 4). Các phương tiện bay nước ngoài phải xin phép khi bay qua vùng trời bên trên lãnh thổ
của Vatican (Điều 7). Trong quan hệ đối ngoại, Vatican tham gia ký kết và gia nhập nhiều ĐƯQT đa
phương (ví dụ: Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước về quan hệ ngoại giao
năm 1961, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, khoảng không vũ trụ và dưới nước năm
1963, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968…), thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc
gia trên thế giới, tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên (Liên Hợp quốc,
Tổ chức nông lương và lương thực thế giới, Tổ chức giao dục, khoa học và văn hóa của LHQ) và là thành
viên của nhiều tổ chức quốc tế khác (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới).
+ Các chủ thể đặc biệt khác như: San Marino, Ancora, Monaco (quan hệ ngoại giao của Monaco do
Pháp đại diện), các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng kong, Ma Cao…
* Đối tượng điều chỉnh của LQT.
- Các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền điều chỉnh của LQT, trừ trường hợp các chủ thể của LQT chọn áp dụng luật quốc gia.
VD: vấn đề mua bán đảo Alaxca giữa Nga và Mỹ (áp dụng luật quốc gia).
- Các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên
chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.
- Quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi, chấm dứt, do tác động của n~ quy phạm LQT, của
năng lực chủ thể LQT và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luật
của chủ thể LQT):
+ Sự biến pháp lý quốc tế: là các sự kiện xảy ra trong thực tế, gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh
vực LQT. Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do LQT
ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó.
LQT có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tự
nhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà LQT ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các
sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một ĐƯQT); và sự
biến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dù
không phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng LQT vẫn xác định n~ kết quả pháp lý
ràng buộc với các hoạt động này, ví dụ hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân).
+ Hành vi pháp luật quốc tế: là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể LQT mà sự thể hiện đó được
LQT quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế
thường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể LQT và việc xuất hiện các kết quả ràng buộc với sự thể
hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh
giành quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chỉ của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp
luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩm
quyền được thể hiện công khai qua các quyền bố.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, theo tính chất của
hành vi có hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp và bất hợp pháp; xét theo tiêu chí chủ thể của
hành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương và hành vi đa phương,…
Các hành vi pháp lý có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính
chất của mỗi hành vi.
3
- Các quan hệ pháp luật quốc tế có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia –
chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể LQT của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi
phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của LQT so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia.
* Trình tự xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế.
- LQT được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia, thể hiện tính
tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành, thông qua:
+ Quá trình đàm phán, ký kết các ĐƯQT.
+ Việc các chủ thể thỏa thuận thừa nhận các tập quán quốc tế (thỏa thuận không thành văn).
VD: nguyên tắc Uti – Passidetis: nguyên tắc quy phạm tập quán, nguyên tắc này không được ghi
nhận trong các văn bản pháp lý.
- Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giai
đoạn: giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận cộng nhận tính
ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành. Việc hình thành hệ thống quy phạm LQT theo hai giai
đoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quôc gia dự trên
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia có sự tác động quan
trọng của hoàn cảnh thực tế nhưng các quy phạm LQT được hình thành vẫn phản ánh được bản chất của
LQT là kết quả của sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc cũng như lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia.
* Cơ chế cưỡng chế trong LQT (sự thực thi LQT).
- Thực thi LQT là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định
của LQT được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Đây là quá trình các chủ thể
LQT thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do LQT quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp
luật quốc tế.
- Tính chất của hoạt động hiện thực hóa LQT có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực
thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoạt là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ
thể để không tiến hành n~ hoạt động trái với quy định của LQT, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc
tế hay lợi ích của các chủ thể khác. Thực thi thông qua cơ chế này thể hiện đặc trưng có tính bản chất của
luật này là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia.
- Cơ chế cưỡng chế trong LQT: không có cơ quan thực hiện chức năng cưỡng chế chung, xuất phát
từ chủ quyền quốc gia.
- Các quốc gia và các chủ thể khác của LQT có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế cho phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đó là các biện pháp cưỡng chế theo 1 trong 2 cách thức:
+ Cưỡng chế riêng lẻ: do 1 chủ thể tiến hành một cách riêng lẻ để chống lại một quốc gia hoặc chủ
thể khác có hành vi vi phạm LQT. Chẳng hạn các biện pháp về kinh tế, ngoại giao, thương mại, tài
chính…, từ từng phần đến toàn phần.
VD: Cấm vận 1 mặt hàng đến nhiều mặt hàng, phòng tỏa nội địa, tẩy chay hàng hóa… Quan trọng
hơn, có thể áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng: sử dụng lực lượng quân sự chống lại quốc gia thù
địch.
Các quốc gia bắt buộc phải tuần thủ nguyên tắc tương xứng.
VD: Ấn Độ xung đột với Pakistan vùng đất Kasmia hơn nửa thế kỷ. Pakistan dùng pháo binh bắn
phá biên giới Ấn Độ Ấn Độ được dùng pháp binh, nếu dùng vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân,… thì
vi phạm nguyên tắc tương xứng.
+ Cưỡng chế tập thể: do nhiều chủ thể tiến hành. Là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong khuôn
khổ của tổ chức quốc tế theo đúng các quy định của LQT.
VD: Chương 7 Hiến chương LHQ được áp dụng biện pháp cưỡng chế tập thể đối với các quốc gia
vi phạm từ thấp tới cao.
_Trừng phạt tạm thời nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục trạng thái ban đầu.
_Biện pháp ngoại giao, kinh tế, từng phần toàn phần: rút nhân viên ngoại giao, cắt đứt quan hệ
ngoại giao.
_Biện pháp trừng phạt quân sự.
4
VD: Năm 1990 – 1991, Irac xâm lược Cooet, Chỉnh phủ Cooet phải chạy sang Ả rập. HĐBA LHQ
áp dụng các biện pháp: Irac chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút mọi lực lượng, trao trả chủ quyền cho
chính phủ Cooet k thực thi.
Áp dụng các biện pháp ngoại giao, cắt đứt quan hệ ngoại giao (VN cũng phải cắt đứt, mặc dù quan
hệ ngoại giao đang tốt đẹp, 40.000 công dân VN phải về nước) Irac vẫn duy trì quân đội.
Trừng phạt quân sự, chiến dịch Cát sa mạc (Chiến tranh vùng vịnh lần 1) buộc Irac phải chấm dứt.
Chiến tranh vùng vịnh lần 2 (2003) do liên quân Anh – Mỹ thực hiện vi phạm LQT do không có
Nghị quyết của HĐBA.
Những khiếm khuyết của LQG VN: Hàng chục nghìn bản án dân sự chưa được thi hành hoặc k
thi hành được; nhiều điều khoản Luật không có: tội quấy rối tình dục,…
VD: khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công:
_cưỡng chế riêng lẻ là quốc gia đó dùng sức mạnh trên mọi lĩnh vực (quân sự, ngoại giao, kinh tế,
chính trị,…) để đáp trả lại sự tấn công đó.
_cưỡng chế tập thể là kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia khác, liên minh, liên kết với nước ngoài để
đáp trả hoặc thông qua tổ chức quốc tế liên chính phủ để đáp trả.
Tòa án quốc tế: là hình thức cưỡng chế tập thể, do các quốc gia thỏa thuận thành lập, chỉ có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp khi được tất cả các quốc gia tranh chấp tán thành.
Hội đồng bảo an LHQ: là hình thức cưỡng chế tập thể, có quyền phủ quyết, thông qua Nghị quyết
trừng phạt các quốc gia vi phạm…, quyền hạn của hội đồng bảo an do các quốc thỏa thuận trao cho.
Interpol: không có quyền lực như cảnh sát quốc gia mà chỉ giúp các quốc gia hợp tác phòng
chống, trừng phạt tội phạm hình sự quốc tế (không được quyền yêu cầu xét xử), cung cấp các thông tin
cần thiết về tội phạm hình sự quốc tế.
Biện pháp mà các quốc gia hay chủ thể khác của LQT có thể tiến hành khi có sự vi phạm quy
định của LQT:
+ Kinh tế: phong tỏa, cấm vận,…
+ Ngoại giao: cắt đứt quan hệ ngoại giao,…
+ Chính trị:
+ Quân sự: dùng sức mạnh để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn
công vũ trang.
+ Dư luận tiến bộ trên thế giới.
- Vấn đề kiểm soát quốc tế.
+ Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bay báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chế
quốc tế về các báo cáo của quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực
LQT nhất định trước cơ quan, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực LQT về quyền con người), ví dụ: cơ
chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW.
+ Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các ĐƯQT
và sau đó việc thỏa thuận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số
lĩnh vực hợp tác theo quy định của LQT, ví dụ: trong khuôn khổ của ILO (tổ chức lao động quốc tế),
trong LHQ đối với một số công ước về quyền con người mà LHQ thông qua.
Cơ chế thanh tra của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế được tiến
hành nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ của ĐƯQT và hiện nay có 3 loại thanh tra sau:
_Thanh tra của tổ chức quốc tế (thanh tra của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA).
_Thanh tra được thực hiện bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của ĐƯQT thực hiện nhưng dưới
sự giám sát của các cơ quan quốc tế.
_Thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên ĐƯQT thực hiện (hoạt động thanh tra được ghi nhận
trong Hiệp ước về Nam cực năm 1959).
Câu 2: Bốn yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của
LQT?
1/ Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia.
Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một
thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau:
- Dân cư thường xuyên.
- Lãnh thổ được xác định.
5
- Chính phủ.
- Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.
Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào các tiêu chí
nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có
đầy đủ tiêu chí của quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia hay không
lại không do n~ tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia
nhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một
quan hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau hoàn toàn
tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia.
2/ Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia.
Quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thù là chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và
quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia ó quyền chính trị tối cao. Quyền chính trị tối cao này thể
hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng hơn cả là quyền quyết định
mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác
không có quyền can thiệp.
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải
quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động
quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ
quyền đối ngoại của quốc gia.
Câu 3: Phân tích quyền năng chủ thể LQT của quốc gia?
1/ Quyền năng chủ thể LQT.
- Quyền năng chủ thể LQT là n~ phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của n~ thực thể
pháp lý được hưởng n~ quyền và gánh vác n~ nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo
quy định của LQT.
- Có thể xem xét quyền năng chủ thể LQT theo các góc độ:
+ Về lý luận, thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ
quốc tế tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chức
quốc tế liên chính phủ. từ đây có thể phân loại chủ thể LQT thành các chủ thể có chủ quyền và chủ thể
có quyền năng phái sinh.
+ Về pháp lý, quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tổ chức quốc tế được thừa nhận là
n~ thực thể có n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản từ chính khả năng thực tế của n~ thực thể này khi
tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế.
2/ Quyền năng chủ thể LQT của quốc gia.
Thể hiện ở quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia:
Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với sự
phát triển tiến bộ của LQT.
Quyền quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:
- Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
- Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;
- Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;
- Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
- Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;
- Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của LQT’
- Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến;
Nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia gồm:
- Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
- Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;
- Không áp dụng vũ lực đe dọa bằng vũ lực;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
6
- Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
- Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
- Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và n~ cam kết quốc tế;
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế quốc gia có thể tự hạn chế n~ quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình
trong n~ lĩnh vực và phạm vi nhất định, với điều kiện, không trái với các quy ước quốc tế. Ví dụ: quốc gia
theo đuổi chế độ nhà nước trung lập thường xuyên, chính sách k liên kết… Quốc gia cũng có thể gánh vác
thêm n~ quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ví dụ: chế độ các cường
quốc theo Hiến chương LHQ).
Câu 4: Quyền năng chủ thể LQT của các chủ thể khác của LQT?
1/ Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể LQT nhưng không phải căn cứ vào
“những thuộc tính tự nhiên” vốn có như quốc gia mà do thỏa thuận của các quốc gia thành viên tự trao
cho.
Quyền năng chủ thể LQT của các tổ chức quốc tế liên chính phủ dựa trên điều lệ (hiến chương, quy
chế,…) của mỗi tổ chức, trong đó quy định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức này. Như
vậy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau sẽ có n~ phạm vi quyền năng chủ thể LQT không
giống nhau.
Một số đặc điểm của tố chức quốc tế liên chính phủ:
+ Là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên
cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với LQT,có quyền năng chủ thể riêng biệt và 1 hệ thống cơ cấu tổ chức
phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức.
+ Thành viên của tổ chức QT liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ngoài
ra một số thực thể khác như Hông kong, Ma Cao hay các tổ chức quốc tế như EU là thành viên WTO.
+ Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các thành viên.
+ Sự tồn tại, phát triển, chấm dứt là do các quốc gia quyết định.
+ Được thành lập bằng 1 điều ước QT để thực hiện 1 chức năng, 1 lĩnh vực hoạt động nhất định.
+ Là chủ thể hạn chế của LQT(chủ thể không có chủ quyền).
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có n~ quyền cơ bản sau:
- Được ký kết các ĐƯQT;
- Tiếp nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ
chức trên;
- Được hưởng n~ miễn trừ và ưu đãi ngoại giao;
- Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau;
- Được yêu cầu kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế và LHQ;
- Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.
Ngoài các quyền, các tổ chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có
n~ quyền và nghĩa vụ theo các ĐƯQT ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác.
2/ Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết.
Trường hợp dân tộc đang đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính thường lập ra các cơ
quan nhất định để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và để cụ thể hóa quyền năng chủ thể LQT của mình thì dân
tộc này là chủ thể LQT đang ở trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, có chủ
quyền.
Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của dân tộc đang đấu tranh với tính cách là một chủ thể độc
lập của quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh từ chủ quyền dân tộc, được dân tộc đó thực hiện và bảo vệ.
Trong quá trình tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế với n~ chủ thể khác của LQT, dân tộc đang đấu
tranh giành quyền dân tộc tự quyết có thêm được n~ quyền và nghĩa vụ quốc tế bổ sung không đặc thù
cho chủ quyền dân tộc.
Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh
giành quyền dân tộc tự quyết có n~ quyền quốc tế cơ bản sau:
- Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất kỳ dạng nào, kể
cả việc áp dụng n~ biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình.
7
- Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức
quốc tế,… giúp đỡ.
- Quyền được thiết lập n~ quan hệ chính thức với các chủ thể của LQT hiện đại.
- Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ.
- Được tham gia vào việc xây dựng n~ quy phạm của LQT và độc lập trong việc thực thi luật này.
Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản, các dân tộc đang đấu tranh cũng có n~ nghĩa vụ quốc tế nhất
định trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia).
Câu 5: So sánh quyền năng chủ thể LQT của quốc gia với các chủ thể khác của LQT?
* Giống nhau:
- Đều có quyền năng chủ thể của LQT quy định.
- Phải thỏa mãn các điều kiện của chủ thể LQT thì mới được hưởng các quyền đó.
* Khác nhau:
- Quốc gia: quyền năng nguyên thủy, truyền thống gắn liền với quốc gia, khi quốc gia xuất hiện,
quyền năng đầy đủ và trọn vẹn nhất vì quốc gia là chủ thể chủ yếu.
- Các chủ thể khác: quyền năng bị giới hạn nhất định (do LQT giới hạn, do tự nguyện, do cấu trúc
đặc biệt không thể tham gia vào một số quan hệ LQT).
+ Tổ chức liên chính phủ: được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc một số chủ
thể khác. Quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế liên chính phủ có đặc điểm:
_Mang tính độc lập khi tham gia quan hệ với chủ thể khác, thể hiện trong quan hệ với các quốc gia
thành viên và trong quan hệ với các quốc gia khác.
_Mang đặc điểm phái sinh, do các quốc gia thành viên thỏa thuận, trao cho mỗi tổ chức quốc tế
có quyền và nghĩa vụ là khác nhau.
_Mang tính hạn chế, chỉ được thực hiện trong phạm vi mà các thành viên trao cho, bị giới hạn bởi
các ĐƯQT.
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết: Xuất phát từ bản chất 1 thực thể đang
trong quá trình đầu tranh nhằm xây dựng 1 quốc gia quyền năng quá độ.
+ Các thực thể khác: chủ thể đặc biệt, quyền năng bị giới hạn về số lượng, chất lượng.
Câu 6: Các quyền năng chủ thể LQT mà tổ chức quốc tế có mà quốc gia không có?
LHQ có quyền trừng phạt tập thể bằng quân sự đối với các quốc gia vi phạm.
Trong khi quốc gia chỉ có quyền phòng vệ chính đáng, các quốc gia không được phép trừng phạt đơn lẻ
nếu chưa được LQT cho phép.
VD: Tóa thánh Vatican: chỉ coi sóc về mặt tư tưởng, bảo vệ quyền của các giáo dân, các nhà thờ;
không có khả năng tham gia quan hệ biển, bởi không có thực lực, không có nhu cầu; không có khả năng
tham gia quan hệ hàng không bởi không có sân bay,…; không có khả năng tham gia quan hệ tài chính bởi
tiền không có sức mạnh tham gia vào đời sống tôn giáo.
Câu 7: Định nghĩa, thể loại, hình thức và phương pháp, hậu quả pháp lý của công nhận quốc
tế?
1/ Định nghĩa.
- Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các
động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của
thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách,
chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình
thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
quốc tế.
+ Khía cạnh chính trị của hành vi công nhận: thể hiện chủ yếu ở động cơ của quốc gia công nhận.
+ Khía cạnh pháp lý:
_Xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế.
_Những hậu quả pháp lý nhất định.
- Việc tồn tại hành vi và thực tiễn công nhận quốc tế là tất yếu khách quan, do nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu vì lý do các quốc gia thường không cùng xuất hiện và không hoàn toàn đồng nhất về thể
8
chế nhà nước. Sự xuất hiện chủ thể mới trong quan hệ quốc tế ít nhiều đều có tác động nhất định đến
tương quan của các mối quan hệ và liên kết quốc tế, dẫn đến n~ phản ứng khác nhau trong dự luận và sinh
hoạt quốc tế. Những phản ứng quốc tế như vậy thường đưa đến n~ hậu quả pháp lý xác định, làm thay đổi
hoặc củng cố thêm các mối quan hệ quốc tế đa dạng giữa các quốc gia.
- Vấn đề công nhận quốc tế hiện nay có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau về
vấn đề này, nhưng chủ yếu là thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố:
+ Thuyết cấu thành: quan niệm các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể LQT
và thành viên độc lập của cộng đồng quốc tế nếu được các quốc gia khác chính thức công nhận. phản
động, mâu thuẫn với LQT hiện đại.
+ Thuyết tuyên bố: cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể LQT và điều đó được
xác định thông qua bằng chứng là quốc gia này đã xuất hiện và đang còn tồn tại trên thực tế. Việc công
nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra chủ thể mới của LQT mà chỉ đóng vai trò tuyên nhận sự tồn
tại trên thực tế của một quốc gia.
2/ Các thể loại công nhận quốc gia.
Có n~ thể loại khác nhau như: công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưu
vong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa,… Song chủ yếu là:
* Công nhận quốc gia mới thành lập.
Các quốc gia có thể thành lập theo một trong các trường hợp sau:
- Các quốc gia có thể thành lập theo con đường cổ điển, là một tập thể con người có thể thành lập
quốc gia mới một cách hòa bình do sự định cư của họ trên một lãnh thổ vô chủ hoặc trên lãnh thổ chưa có
một tổ chức chính trị phù hợp.
- Quốc gia có thể thành lập do kết quả của cách mạng xã hội.
- Quốc gia có thể được thành lập do kết quả hoạt động của các quốc gia đã hoặc đang tồn tại vào
thời điểm thành lập đó. Trong trường hợp này, quốc gia mới có thể được thành lập theo nhiều phương
thức khác nhau, chẳng hạn sự phân chia một quốc gia đang tồn tại thành hai hoặc nhiều quốc gia độc lập,
hay là sự hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập thành một quốc gia mới…
Các quốc gia mới được thành lập theo các trường hợp nói trên không phụ thuộc vào thời gian, địa
điểm, các đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức nhà nước… là những chủ thể mới của LQT ngay tại thời
điểm mới được thành lập. Sự công nhận quốc gia ở đây chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên trường
quốc tế một quốc gia mới mà thôi.
Khi công nhận một quốc gia mới thành lập, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó
của cộng đồng quốc tế là một thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cở bản theo LQT.
* Công nhận chính phủ mới thành lập.
Thông thường, thì việc công nhận quốc gia mới được thành lập đồng thời với công nhận chính phủ
của quốc gia mới.
Ngoài ra, còn có trường hợp công nhận quốc gia mới được thành lập và công nhận chính phủ mới
thành lập độc lập với nhau. Công nhận chính phủ mới có nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp cho
một quốc gia có chủ quyền trong sinh hoạt quốc tế chứ không phải là công nhận chủ thể mới của LQT.
(Vấn đề công nhận chính phủ có thể được đặt ra khi công nhận quốc gia hoặc khi có sự thay đổi chính
phủ bằng con đường đảo chính hoặc vi phạm pl…)
Sự công nhận chính phủ mới thường được đặt ra đối với loại chính phủ de facto. Xét về phạm vi
hoạt động và quyền lực, chính phủ de facto được phần ra làm 2 loại: chính phủ de facto chung cho toàn
quốc và chính phủ de facto địa phương.
Chỉ những chính phủ đang thực hiện hiệu quả và độc lập quyền lực của mình trên toàn lãnh thổ
hoặc trên một phần lớn lãnh thổ quốc gia và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ mới là đối
tượng của công nhận quốc tế. Ngày nay, LQT thừa nhận nguyên tắc hữu hiệu là cơ sở để công nhận các
chính phủ de facto mới được thành lập. Nội dung nguyên tắc hữu hiệu được thể hiện rõ qua các điểm cơ
bản sau:
- Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác ủng hộ;
- Chỉnh phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài;
- Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập
và tự chủ, tự quản lý và điều hành mọi công việc của đất nước.
9
3/ Các hình thức công nhận quốc tế.
Không tồn tại một hình thức công nhận thống nhất cho mọi trường hợp. Trong thực tiễn quan hệ
quốc tế, các chủ thể thường sử dụng một trong các hình thức sau:
* Công nhận de jure: Là công nhận quốc tế chính thức, ở mức độ đầy đủ nhất và trong một phạm
vi toàn diện nhất.
VD: Việt Nam đặt đại sứ quán
* Công nhận de facto: Là công nhận thực tế nhưng ở mức không đầy đủ, hạn chế và trong một
phạm vi không toàn diện.
VD:
+ Pháp công nhận VN:
_1955 – 1973: Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa, Pháp có lãnh sự ở Sài Gòn, VNDCCH
có lãnh sự ở Paris công nhận de jure ở miền Nam, công nhận de facto ở miền Bắc.
_Sau 1973: Công nhận de jure: lãnh sự chuyển thành đại sứ quán
+ Anh công nhận CHDCND Trung Hoa:
_1949 – 1951: Anh công nhận Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) theo de jure, đặc đại sứ quán
_1959 – 1971: Công nhận CHDCND Trung Hoa bằng việc đặt lãnh sự quán ở London, Bắc Kinh.
(do có sự thay đổi đời sống chính trị thế giới, Đài Loan không còn là thành viên thương trực HĐBA LHQ
mà nhường lại cho CHDCND Trung Hoa)
_Sau 1971:
Quan hệ phát sinh giữa quốc gia công nhận và bên được công nhận trên cơ sở công nhận de facto là
n~ quan hệ quá độ tiến lên quan hệ toàn diện giữa các bên khi công nhận de jure. Phạm vi quan hệ giữa
các bên khi công nhận de facto thường vẫn phải được xác định trên cở sở các ĐƯQT. Sự khác nhau giữa
công nhận de facto và công nhận de jure chủ yếu về mặt chính trị. Động cơ chính trị ở đây của bên công
nhận de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia hoặc chính phủ mới
được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.
* Công nhân ad hoc: Là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong
một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công vụ chủ yếu và quan hệ đó sẽ được chấm dứt ngay sau
khi hoàn thành công vụ đó.
VD: Đối với nước Đức:
_1949 – 1989: CHDC Đức và CHLB Đức tồn tại
_Trước 1971: không công nhận, do nhu cầu xây dựng cầu nối giữa Tây Đức và Đông Đức công
nhận ad hoc xây dựng xong, 2 bên trở lại trạng thái ban đầu, không công nhận nhau.
Đối với trường hợp Đông Timo: được hưởng quy chế dân tộc đang đấu tranh đòi quyền dân tộc
tự quyết. Tuy nhiên, Đông Timo là quốc gia được hình thành bằng con đường công nhận.
4/ Các phương pháp công nhận quốc tế.
* Công nhận minh thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, được
thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức.
* Công nhận mặc thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách kiến đáo, ngấm ngầm mà bên
được công nhận hoặc các quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay
các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công
nhận.
Quốc gia có thể thực hiện sự công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ,
độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia
khác, trong n~ mức độ và phạm vi khác nhau.
5/ Hậu quả pháp lý của công nhận quốc tế.
Sự công nhận quốc tế thực hiện hai chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận. Thứ nhất, giải
quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận; thứ hai, tạo ra n~ điều kiện thuận lợi
để các bên thiết lập n~ quan hệ nhất định với nhau.
Hậu quả pháp lý:
- Công nhân quốc tế chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo đảm n~ điều kiện
thuận lợi để thiết lập và phát triển n~ quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập n~
10
quan hệ nhiều mặt ở n~ mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận. Cần chú
ý, khi công nhận một chính phủ mới được thành lập theo trường hợp cách mạng xã hội thì quan hệ ngoại
giao đã tồn tại giữa các bên (bên công nhận và bên được công nhận) sẽ được phục hồi chứ không phải
thiết lập mới quan hệ đó.
- Công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ lãnh sự.
- Việc ký kết các ĐƯQT hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các
bên và các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể.
- Công nhận quốc tế làm thúc đẩy việc tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ
cập, và ngược lại việc không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăng cho quốc gia không được công
nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế. (VD: LHQ và chính sách không công nhận quốc tế
của các nước đế quốc đối với các nước XHCN trước đây và các nước mới giành độc lập).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia (và chính phủ) mới được công nhận có khả năng thực tế để
bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của
quốc gia công nhận.
- Tạo cơ sở pháp lý để chứng mình hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới
được công nhận ban hành.
Câu 8: Định nghĩa và các trường hợp kế thừa quốc gia trong quan hệ quốc tế? Phân tích tính
chất, cơ sở phát sinh và cách thức giải quyết trong từng trường hợp kế thừa cụ thể?
1/ Định nghĩa.
Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Ủy ban pháp luật quốc tế của LHQ sơn thảo
(Công ước Viên về kế thừa theo ĐƯQT thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ
sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa về kế thừa quốc gia như sau:
Kế thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia ngày cho một quốc gia khác trong
việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó.
Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:
- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lại
quyền thừa kế và quốc gia có quyền thừa kế.
- Đối tượng kế thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế.
Những đối tượng quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, ĐƯQT, tài sản quốc tế, quốc tịch và quy chế thành
viên tại các tổ chức quốc tế.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa ở đây là n~ biến cố chính trị lớn lao xảy ra
hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn n~ yêu cầu của LQT hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc
dân tộc tự nguyện.
2/ Các trường hợp kế thừa quốc gia.
* Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội.
Quốc gia dưới góc độ chủ thể của LQT là một đơn vị lãnh thổ - dân cư kết hợp với một cơ cấu
chính trị - giai cấp nhất định. Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phải là thuộc địa thường giữ lại
được đơn vị lãnh thổ - dân cư đó và n~ đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với quốc gia đã tồn
tại trước CM.
Sau CMXH, một bộ phận cấu thành quan trọng quốc gia – đơn vị lãnh thổ - dân cư không thay đổi,
cho nên khó có thể nói CMXH làm xuất hiện một chủ thể hoàn toàn mới của LQT. Tuy nhiên, quốc gia
sau CMXH vẫn được coi là chủ thể mới của LQT.
Vấn đề kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau CMXH được giải quyết rất khác nhau. Việc giải
quyết các vấn đề đó thường phụ thuộc vào n~ điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Xét về mặt lãnh thổ, tài sản quốc gia mới kế thừa toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch của công
dân không thay đổi.
+ Xét về ĐƯQT và quy chế thành viên, cách mạng xã hội cho ra đời quốc gia mới là chủ thể của
LQT khác về chất so với chủ thể cũ. Bởi quốc gia mới với thiết chế chính trị mới lên cầm quyền khác với
thiết chế chính trị cũ về đường lối, chính sách đối nội đối ngoại và mong muốn làm cho quốc gia mình sẽ
phát triển, tiến bộ nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công nhận n~ quyền và nghĩa vụ của quốc gia
cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia của mình, đồng thời có quyền quyết định việc quốc gia đó
có tiếp tục là thành viên của tổ chức quốc tế nào đó nữa hay không hoặc có tiếp tục tham gia điều ước hay
11
không mà không phải chịu sự ràng buộc của các chủ thể còn lại khi không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của
các chủ thể đó.
Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế liên
quan đến biên giới lãnh thổ vẫn phải áp dụng. Các điều ước khác thì quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận áp
dụng.
VD: trước đây, trong việc giải quyết vấn đề kế thừa, Nhà nước Xô viết đã kiên quyết đoạn tuyệt
với tất cả n~ quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với bản chất của giai cấp của nhà nước kiểu mới. Chính phủ
Nga Xô Viết đã hủy bỏ các món nợ do Chính phủ Sa hoàng vay nước ngoài, bãi bỏ quyền tài phán lãnh
sự ở các nước phương Đông, hủy bỏ các ĐƯQT nô dịch, bất bình đẳng,… Trong khi đó, chính phủ Nga
xô viết lại tôn trọng tất cả các quy định trong các ĐƯ về biên giới, các công ước nhân đạo, Công ước toàn
thế giới về thư tín, viễn thông năm 1874 và tất cả n~ gì phát sinh từ quan hệ “láng giềng thân thiện” ko
mâu thuẫn với ý thức pháp luật “của nền dân chủ nói chung và của quần chúng nhân dân lao động nói
riêng”.
Nhà nước xô viết đã tuyên bố kế thừa tất yếu của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ,
không kể tài sản đó đang ở tại đâu và kế thừa tất cả n~ thành quả lao động của nhân dân nước mình làm
ra.
Sau này, khi Liên Xô cũ tan rã, vấn đề kế thừa trong thực tế đã được giải quyết trên cở sở của Hiệp
ước thành lập SNG (8/12/1991) với việc bảo đảm cho các quốc gia độc lập – thành viên SNG quyền kế
thừa các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ các ĐƯ và các cam kết quốc tế mà Liên xô cũ là thành viên.
Tuy nhiên, ko phải tất cả các quốc gia thành viên SNG tự động trở thành thành viên của tất cả các ĐƯQT
mà Liên Xô cũ để lại. Mỗi quốc gia của SNG với tư cách là chủ thể kế thừa của Liên xô cũ có quyền thể
hiện sự chấp nhận hoặc ko chấp nhận đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT mà Liên x cũ đã là
thành viên dành cho.
Riêng về phía Liên bang Nga, bộ ngoại giao Liên bang đã gửi công hàm cho tất cả các cơ quan đại
diện ngoại giao của Liên bang Nga ở nước ngoài ngày 13/1/1992, trong đó tuyên bố rõ, Liên bang Ngan
tiếp tục hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ các ĐƯQT hiện hành thay thế Liên xô cũ, Liên
bang Nga tiếp tục hưởng quy chế thành viên của Liên xô cũ tại LHQ, kể các quy chế thành viên HĐBA
và các tổ chức quốc tế khác. Đổi lại, Liên bang Nga sẽ phải gánh chịu phần lớn nghĩa vụ của Liên xô cũ,
bao gồm cả n~ nghĩa vụ về tài chính mà Liên xô cũ để lại.
Một ví dụ khác sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8/1919, Chính phủ Xô viết đã
gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại Mông một bức công hàm với nội dung: “Chính phủ Xô
viết một lần nữa trịnh trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây đã
ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ. Mông Cổ ngày nay là một nước độc lập. Đối với
bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ. Mọi
quyền bính ở Mông Cổ đều phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ. Không một nước ngoài nào được can
thiệp vào nội trị của Mông Cổ. Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu. Mông Cổ, một quốc gia
độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác, không cần có sự đỡ đầu hay trung gian
nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát.”
* Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc.
- Đặc điểm:
+ Quốc gia mới thành lập trước đây vốn là một thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc vào nước khác.
+ Quốc gia để lại quyền kế thừa vẫn tồn tại và nó vẫn là chủ thể LQT. Các quyền và nghĩa vụ quốc
tế của quốc gia này vẫn được duy trì tại quốc gia mới thành lập (quốc gia có quyền kế thừa) trong một
thời gian nhất định, trừ n~ quyền và nghĩa vụ có liên quan đến địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại
quyền kế thừa trong quan hệ qua lại với thuộc địa đã nhận được độc lập (quốc gia mới).
+ Quốc gia để lại quyền kế thừa đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước mới độc lập trong nhiều năm
nhưng cuối cùng nhân dân ở thuộc địa này đã giành được độc lập và thành lập một quốc gia độc lập, chủ
quyền, địa vị pháp lý quốc tế bình đẳng với quốc gia đã để lại quyền kế thừa.
+ Theo LQT hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập thống nhất không nhất thiết phải tôn
trọng các ĐƯQT trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ của quốc gia mới đó.
Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lập ký kết n~ ĐƯQT đặc biệt với quốc gia để lại
quyền kế thừa để giải quyết vấn đề cụ thể nói trên. Trong nhiều ĐƯ loại này có ghi nhận việc quốc gia
12
mới thành lập sẽ kế thừa tất cả n~ ĐƯ còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kế thừa đã ký kết
với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó.
+ Vấn đề kế thừa tài sản quốc gia có tại lãnh thổ vốn là thuộc địa cũng được LQT hiện đại điều
chỉnh. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề này phải chú ý đến tác hại của sự bóc lột thuộc địa do quốc gia để
lại quyền kế thừa đối với nền kinh tế của nước mới giành được độc lập. Ở đây ko chỉ đơn thuần là kế thừa
chính đáng của quốc gia mới được thành lập đối với n~ tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được
độc lập mà vấn đề là phải làm sao để buộc quốc gia thựa dân trao trả và bồi thường n~ tài sản mà chúng
đã cướp đi hoặc chiếm giữa do kết quả bóc lột lao động nhân dân thuộc địa.
+ Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế. LQT hiện đại chưa có n~ quy phạm
giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc. Thực
tiễn của LHQ đã giải quyết vấn đề kế thừa đó bằng cách kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổ
chức của mình.
VD: thực tiễn VN về vấn đề kế thừa sau khi giải phóng miền Nam VN:
Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng hoàn toàn (30/4/1975), Chỉnh phủ CM lâm thời
CHMNVN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kế thừa quốc gia. Chẳng hạn,
trong Tuyên bố ngày 30/4/1975 của Bộ ngoại giao CHMNVN về quyền thu hồi tài sản của nhân dân miền
Nam ở nước ngoài: “Bộ ngoại giao CHMNVN tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam VN cũng như ở nước
ngoài, n~ BĐS và ĐS, tiền tệ, Au, Ag, các phương tiện giao thông… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ
ngay thuộc về nhân dân miền Nam VN và chính phủ CM lâm thời CHMNVN được pháp luật quốc tế công
nhận”. Trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của Chính quyền Sài Gòn cũ ở
nước ngoài, Bộ ngoại giao CHMNVN có ghi rõ: “Toàn bộ tài sản của cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tư liệu, tài
khoản ở ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển,… là tài sản của nhân dân miền Nam VN. Chính
phủ CM lâm thời CHMNVN quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.
* Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang khi thay đổi lớn về lãnh thổ
quốc gia.
# Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang.
- Vấn đề kế thừa ĐƯQT:
Khi hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập vào một quốc gia liên bang thì tất của các ĐƯQT do
các quốc gia độc lập đã ký kết với nước ngoài đang có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực tại lãnh thổ liên
bang. N~ ĐƯ mẫu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ bản của quốc gia liên bang hoặc khi có điều kiện
để thực hiện ĐƯ đã ký kết thay đổi hoàn toàn do kết quả của việc hợp nhất hay kết quả của n~ hoàn cảnh
khách quan ngoài ý muốn của các bên thì các ĐƯ nói trên chỉ có hiệu lực trong phạm vi phần lãnh thổ
của quốc gia tham gia ĐƯ (chủ thể của liên bang), tức quốc gia để lại quyền kế thừa nhưng cũng không
loại trừ trường hợp ĐƯ nói trên được thi hành trên toàn lãnh thổ liên bang mới nếu các chủ thể của liên
bang đồng ý chấp thuận trường hợp đó.
Trong trường hợp ĐƯQT nhiều bên chưa có hiệu lực vào thời điểm kế thừa thì quốc gia có quyền
kế thừa có thể thiết lập cho mình một quy chế quốc gia ký kết ĐƯQT nhiều bên nói trên nếu vào thời
điểm kế thừa có ít nhất một quốc gia để lại quyền kế thừa (chủ thể của liên bang mới) ký kết ĐƯQT đó.
Các trường hợp kế thừa ĐƯ khi hợp nhất và giải thể các quốc gia trong phần IV Công ước Viên
1978:
+ Khi một quốc gia liên bang bị giải thể ra nhiều phần mà mỗi phần đó lại trở thành một quốc gia
độc lập thì n~ ĐƯQT do quốc gia liên bang ký kết với nước ngoài, nếu chúng đang có hiệu lực và nếu các
quốc gia thỏa thuận như vậy vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với các quốc gia có quyền thừa kế ĐƯ
nói trên.
Trong trường hợp thành lập một quốc gia độc lập trên một phần lãnh thổ của quốc gia có quyền kế
thừa trước đây vốn là chủ thể của quốc gia liên bang bị giải thể thì các ĐƯQT do quốc gia liên bang cũng
như quốc gia có quyền kế thừa ký kết với nước ngoài chưa hết hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành
đối với quốc gia mới thành lập.
Ngoại lệ chung cho cả 2 trường hợp trên là các ĐƯQT mâu thuẫn với mục đích và nguyên tắc cơ
bản của quốc gia mới thành lập hoặc n~ điều kiện, hoàn cảnh cần thiết để các ĐƯQT nói trên có hiệu lực
đã thay đổi hoàn toàn.
+ Đối với vấn đề kế thừa tài sản trong trường hợp hợp nhất hai hoặc nhiều quốc gia độc lập vào một
quốc gia liên bang thì quốc gia mới có quyền kế thừa tất cả tài sản của quốc gia thành viên liên bang.
13
Trong trường hợp giải thể quốc gia liên bang ra thành các quốc gia độc lập thì các quốc gia mới đó
mới có quyền kế thừa theo n~ tỷ lệ thích hợp phần tài sản của quốc gia liên bang. Thông thường, các vấn
đề cụ thể trong giải quyết khối tài sản của quốc gia liên bang phải được đặt ra tại hội nghị các quốc gia
thành viên liên bang và phải được ấn định rõ trong văn kiện chính thức giữa các quốc gia thành viên liên
bang trên cơ sở có cân nhắc tỷ lệ dân cư, hoàn cảnh địa lý, điều kiện phát triển kinh tế và một số cơ sở
khác.
- Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế:
Được giải quyết theo nhiều cách khác nhau. Thực tế trong n~ năm gần đây, khẳng định rằng quốc
gia mới thành lập do hợp nhất hoặc giải thể có quyền kế thừa quy chế thành viên của quốc gia để lại
quyền kế thừa tại tổ chức quốc tế.
VD: trường hợp giải quyết kế thừa của một số quốc gia sau sự kiện sáp nhập hoặc tách khỏi quốc
gia liên bang như trường hợp Séc và Slovakia kế thừa Tiệp Khắc; công hòa hồi giáo Iêmen kế thừa Bắc
Iêmen (Cộng hòa hồi giáo Iêmen) và Nam Iêmen (Cộng hòa dân chủ Iêmen); Cộng hòa liên bang Đức kế
thừa Cộng hòa dân chủ Đức…
VD: Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng hòa lập hiến liên
bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa
của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu
quốc”, cả 13 cựu thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp thuận
“Những điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên gọi Liên bang này sẽ là Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ”. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua
chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Lãnh thổ của Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ
của 13 cựu thuộc địa trước đây và các tiểu bang con lại. Người dân Hoa Kỳ có 2 quốc tịch là 1 quốc tịch
của bang và 1 quốc tịch của liên bang. Hội nghị liên bang quyết định sử dụng bản hiến pháp Hoa Kỳ hiện
tại vào 17/9/1789. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành một
phần của một nước cộng hòa duy nhất.
Tương tự như Hoa kỳ thì các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được thành lập gồm Adu Dhabi,
Dubai, Shariah, Umm Al-Qaiwam, Aiman và Fuiairah vào 2/2/1971. Đến 2/1972, Ras Al-Khaimah gia
nhập nhà nước liên bang này.
# Kế thừa quốc gia trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ.
Khi có thay đổi lớn về lãnh thổ phù hợp với LQT hiện đại hoặc khi chuyển nhượng một phần lãnh
thổ hay sáp nhập phần lãnh thổ của một quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác theo các ĐƯQT về
chuyển nhượng hay sáp nhập cụ thể, người ta thường áp dụng nguyên tắc di chuyển đường quốc giới theo
thỏa thuận giữa các bên liên quan. Nội dung của nguyên tắc:
- Các ĐƯQT của quốc gia để lại quyền kế thừa mất hiệu lực thi hành tại lãnh thổ này từ thời điểm
chuyển giao lãnh thổ đố cho quốc gia khác.
- Các ĐƯQT của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh thổ. Điều ngoại lệ
ở đây có thể là ĐƯQT của quốc gia có quyền thừa kế mâu thuẫn với mục đích thay đổi lãnh thổ hay trái
với chính sách của quốc gia để lại quyền thừa kế hoặc khi phạm vi cam kết theo các ĐƯQT hay các đkiện
cần thiết để thực hiện các ĐƯ đó đã thay đổi hoàn toàn.
Tuy nhiên, Điều 13 Công ước Viên 1978 quy định những ĐƯQT đối với quốc gia thứ 3 có liên
quan đến biên giới giữa các nước vẫn có hiệu lực. Tức là các ĐƯQT liên quan đến biên giới của lãnh thổ
được chuyển giao cho quốc gia khác vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành đối với quốc gia – bên tham gia
ĐƯ cụ thể đó nhưng không tham gia quan hệ kế thừa trong trường hợp này.
Tất cả n~ vấn đề còn lại có liên quan đến quyền kế thừa và được phát sinh khi chuyển giao lãnh thổ
được giải quyết thông qua việc ký kết n~ ĐƯQT cụ thể về các vấn đề đó giữa các bên hữu quan.
VD: Cụ thể cho trường hợp sáp nhập là Cộng hòa Liên bang Đức. Theo điều 20 của Hiến pháp
Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền. Nước Đức có 16
bang. Nước Đức ngày nay vốn là sáp nhập của Cộng hòa Dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức.
Ngày 23/8/2989 Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống
pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3/10/1990. Trước đó Cộng hòa Liên bang là thành viên
của Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, tham gia Hiệp ước Roma năm 1957 và là thành viê của khối NATO
từ năm 1955. Vậy khi sáp nhập vào Tây Đức thi Đông Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chức này và
cũng không có quyền tham gia hay không.
14
Trường hợp tách khỏi quốc gia: Khi tách khỏi Indonêxia năm 2002, lãnh thổ của Đông-Ti-Mo bao
gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh và
GiaCô. Sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/05/2002, nước Cộng hòa Dân chủ ĐôngTimor đã chính thức trở
thành thành viên thứ 191 của Liên Hiệp quốc ngày 27/09/2002, thành viên thứ 84 của IMF và WB, thành
viên thứ 61 của ADB và đang vận động xin gia nhập ASEAN vào năm 2012. Hiện ĐôngTimor đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và có 15 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Trường hợp chia quốc gia: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, Ai Cập
và Xyri,…
Câu 9: Định nghĩa và phân loại quy phạm pháp luật quốc tế?
1/ Định nghĩa.
QPPLQT là quy tắc xử sự, được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc
các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp
luật quốc tế.
Định nghĩa khác: QPPLQT là n~ quy tắc xử sự được các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên,
chúng có hiệu lực pháp luật ràng buộc các chủ thể trong việc hưởng quyền pháp lý quốc tế và gánh vác
nghĩa vụ pháp lý quốc tế cũng như chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi vi phạm của mình
gây ra khi các chủ thể này tham gia quan hệ pháp lý quốc tế.
VD: Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế
- VN gia nhập CƯ này vào năm 1980
Quyền: Theo Điều 1: Mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trong vùng trời của
mình VN có quyền tuyên bố có chủ quyền trong vùng trời, cho phép máy bay nước ngoài bay vào, bay
ra.
Nghĩa vụ: xin phép các nước nếu muốn bay vào lãnh thổ của quốc gia khác.
Trách nhiệm: nếu xảy ra tài sản hàng không thì phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong điều
phối hàng không.
2/ Phân loại.
* Dựa vào số lượng chủ thể xây dựng nên quy phạm.
- Quy phạm song phương: Hiệp định VN – Hoa Kỳ
- Quy phạm đa phương:
+ Khu vực: Hiến chương ASEAN
+ Toàn cầu: Hiến chương LHQ
* Dựa vào hình thức ghi nhận.
- QP ĐƯQT (QP thành văn): chứa đựng ĐƯQT.
- QP TQQT (QP bất thành văn): quy tắc xử sự lưu truyền trong cộng đồng quốc tế.
VD:
+ Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ: xuất phát từ tập quán trung cổ Châu Âu: ko
được xét xử sứ thần.
+ tù binh được quyền sống, ko được giết hại tù binh: xuất phát từ tập quán trung cổ Châu Âu: các
hiệp sỹ không giết người đã rời vũ khí.
* Dựa vào giá trị hiệu lực pháp lý.
- QP mệnh lệnh chung (QP jus cogens):
+ Là QP có giá trị ràng buộc đối với tất cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
+ Là QP được xác định là thước đo giá trị pháp lý của các QPPLQT khác, nếu 1 QP được xây dựng
mà trái với QP mệnh lệnh thì sẽ bị vô hiệu.
+ Hành vi vi phạm QP mệnh lệnh được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng pl quốc tế và phải gánh
chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế.
VD: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT; QP liên quan đến vấn đề nhân quyền như: ngăn cấm hành vi
diệt chủng, ngăn cấm hành vi phân biệt chủng tộc,…; “Tội tác diệt chủng là tội ác quốc tế phải bị trừng
phạt bởi pháp luật quốc tế”, “Tội ác chiến tranh là tội ác quốc tế và phải bị trừng phạt với pl quốc tế”,…
15
Khẳng định: QP jus cogens loại bỏ ĐƯQT trong trường hợp có nội dung khác nhau về cùng một
vấn đề là đúng.
- QP tùy nghi.
+ Là QP cho phép các chủ thể có thể lựa chọn hành vi xử sự phù hợp trong khuôn khổ pl cho phép.
+ Chủ thể PL quốc tế có thể thỏa thuận để XD 1 quy phạm có thể khác với quy phạm tùy nghi đã
hình thành.
VD: quy định “tàu thuyền nước ngoài muốn vào vùng nội thủy của quốc gia ven biển phải xin
phép”; “quốc gia ven biển tự xác định chiều rộng của lãnh hải nhưng không vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở”.
A cho B thuê 1 vùng lãnh thổ làm bàn đạp tấn công C QP này bị vô hiệu vì vi phạm QP mệnh
lệnh “không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…”
VN và một số quốc gia khác thỏa thuận: tàu thuyền các quốc gia có thể vào vùng nội thủy của VN
mà k phải xin phép.
Câu 10: Phân biệt quy phạm mệnh lệnh và QP tùy nghi?
TCPB Quy phạm mệnh lệnh Quy phạm tuỳ nghi
Số
lượng
Ít hơn.
Lớn hơn, vì bản chất của LQT là
thoả thuận trên cơ sở lợi ích riêng.
Hậu
quả plý khi có
hành vi vi
phạm
Đều phải chịu TNPL, hình thức
và mức độ nghiêm trong, nặng hơn
Cũng phải chịu TNPL nhưng
hthức và mức độ nhẹ hơn
Phạm vi
tác động
Mọi chủ thể của LQT, mọi quan
hệ LQT
Mọi lĩnh vực hợp tác của các
chủ thể
Có thể chỉ trong nhóm các chủ
thể tham gia vào xây dựng quy phạm
Giá trị
pháp lý
Có giá trị ràng buộc đối với tất
cả các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Là thước đo giá trị pháp lý của
các quy phạm PL quốc tế.
Ko có gtrị quy định hlực và tính
hợp pháp của QP khác, và phải có nội
dung ko trái QP mệnh lệnh.
Quá
trính thực
hiên, thay đổi
QP
Khó hơn, chỉ có thể thay đổi khi
có sự đồng ý thoả thuận của tất cả các
quốc gia trg quan hệ quốc tế. Theo 2
cách: ĐUQT thông qua thỏa thuận,
biểu quyết.
Tập quán QTế: thay đổi dần. từ
từ.
Chỉ thay đổi khi có biển cố xảy
ra trong tương quan quan hệ QT. VD:
khi CNXH ra đời, thay đổi tương
quan quan hệ QT 5 ngtăc LQT mới
ra đời.
Dễ hơn, chỉ cần có sự thoả thuận
lại của các quốc gia tham gia xây dựng
QP
Câu 11: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm chính trị? Phân biệt?
1/ Quy phạm pháp luật quốc tế. (câu 10)
2/ Quy phạm chính trị.
* KN: Là quy phạm được hình thành thông qua thỏa thuận của các chủ thể LQT, hoặc trong cam
kết, tuyên bố của một quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiện chí để
thực hiện cam kết về chính trị đối với mục tiêu đã đặt ra.
* Quy phạm chính trị thường được ghi nhận trong các tuyên bố, văn kiện chính trị của Hội nghị
quốc tế hoặc tổ chức quốc tế hoặc sau mỗi chuyến viếng thăm quốc tế. QP chính trị không có hiệu lực
16
pháp luật ràng buộc các chủ thể tham gia. Tuy nhiên chúng là cơ sở quan trọng để các chủ thể này xây
dựng các QPPLQT tương xứng.
* Để xem xét xem quy phạm là ĐƯQT hay quy phạm chính trị dựa vào tiêu chí sau:
- Bối cảnh diễn ra Hội nghị khi các quốc gia đưa ra tuyên bố.
- Ý chí của các chủ thể tham gia quy phạm CT thì chủ thể chỉ đưa ra chiến lược, phương hướng
hoạt động hay quy định n~ vấn đề cụ thể.
VD: + ASEAN và Trung Quốc đưa ra Tuyên bố DOC – Tuyên bố bộ quy tắc ứng xử biển Đông
các QP trong Tuyên bố này là QP chính trị:
Trong Tuyên bố có QP: Các quốc gia cam kết không tiến hành các hoạt động làm xấu đi hiện trạng
vốn có ở khu vực biển Đông k có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ ràng buộc về mặt chính trị đối với các
bên, nên trong giai đoạn gần đây Trung Quốc có n~ hành động gây tranh chấp với các quốc gia ASENA
về chủ quyền các vùng biển trên biển Đông đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Hội nghị các quốc gia phát triển về vấn đề kinh tế G8, G7, G20: các quốc gia thường chỉ nhằm
đưa ra tuyên bố chính trị, trong đó đề ra chiến lược, phương hướng hoạt động về vấn đề kinh tế, khái quát
chung tình hình,…
3/ Phân biệt QPPLQT và QP chính trị.
Tiêu chí QPPL quốc tế QP chính trị
Khái
niệm
QPPLQT là quy tắc xử sự, được
tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể
LQT và có giá trị ràng buộc các chủ
thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ
hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi
tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
Là quy phạm được hình thành
thông qua thỏa thuận của các chủ thể
LQT, hoặc trong cam kết, tuyên bố của
một quốc gia, dựa trên nguyên tắc bình
đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm, thiện
chí để thực hiện cam kết về chính trị
đối với mục tiêu đã đặt ra.
Tính
ràng buộc về
mặt pháp lý
Có sự ràng buộc về mặt pháp lý
đối với các bên có giá trị bắt buộc
phải thực hiện.
Không có giá trị bắt buộc phải
thực hiện.
Việc thực hiện mang tính “năng
động, mềm dẻo”
Hệ quả
pháp lý
Tạo ra quyền và nghĩa vụ đối
với các bên.
Không tạo ra quyền và nghĩa vụ
mà chủ yếu là phương hướng, chiến
lược chung…
Trách
nhiệm pháp
lý
Được đặt ra khi các bên có hành
vi vi phạm QP
Không đặt ra trách nhiệm pháp lý
mà chỉ ảnh hưởng đến vị trí, vai trò,
quan hệ giữa các quốc gia.
Phạm vi
điều chỉnh
Mọi mặt Mọi mặt nhưng dựa trên quan
điểm chính trị
Nguyên
tắc bảo đảm
thực hiện
- Bằng sự thỏa thuận giữa các
quốc gia cũng như các chủ thể khác
của LQT trên cơ sở lợi ích của các
chủ thể.
- Ý thức tuân thủ LQT của các
chủ thể.
- Nguyên tắc Pacta sunt
servanda
- Bằng sức mạnh của dư luận
tiến bộ trên thế giới
Nguyên tắc mang tính pháp
lý
- Nguyên tắc bình đẳng, tin cậy
lẫn nhau.
- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí
thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
- Nguyên tắc có đi có lại.
Nguyên tắc mang tính chính
trị.
Hình
thức thể hiện
Trong các ĐƯQT Trong các Tuyên bố của quốc gia
hoặc các văn kiện của Hội nghị và tổ
chức quốc tế.
17
Câu 12: Quy phạm pháp luật quốc tế và quy phạm đạo đức?
- Đạo đức trong khuôn khổ một chế độ xã hội là n~ quy tắc xử sự và n~ chuẩn mực xã hội được
hình thành trên cơ sở n~ quan niệm của cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng Trong khuôn
khổ của cộng đồng quốc tế đó là các nguyên tắc hay quy phạm được toàn thể nhân loại công nhận về cách
xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc gia.
- Giữa quy phạm đạo đức và QPPLQT có sự tác động qua lại thường xuyên. Trong đời sống sinh
hoạt quốc tế nhiều trường hợp có sự phù hợp giữa quy phạm đạo đức và quy phạm LQT nên quy phạm
đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm LQT. VD: đạo lý coi trọng hòa bình trở
thành QP jus cogens của LQT.
- Tuy nhiên, bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy phạm cùng tồn tại trong hệ thống quốc tế
hiện nay là phải luôn được xem xét trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia, với sự tôn trọng đúng đắn
lợi ích cộng đồng và tận tâm, thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế theo các chuẩn mực của LQT.
Câu 13: Các giai đoạn phát triển của LQT?
1/ Luật quốc tế cổ đại.
Được hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập (khoảng cuối thể kỷ 40 đầu thế kỷ 30
tr.CN), rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây (Hy Lạp, La Mã,…)
Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở
bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên LQT thời kỳ này mang tính khu vực khép
kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số
quy định của Luật nhân đạo (trong Đạo luật Manu của Ấn Độ cổ đại) như quy định cấm dùng vũ khí tẩm
thuốc độc, vũ khi gây đau đớn quá mức cho đối phương. Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học
pháp lý quốc tế.
2/ Luật quốc tế trung đại.
Thời kỳ này, LQT có n~ bước phát triển với sự xuất hiện của các QP và chế định về Luật biển, về
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại
quốc gia khác. Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi khu vực,
mang tính liên khu vực, liên quốc gia. Bắt đầu hình thành một số trung tâm LQT (Tây Âu, Nga, Ấn Độ,
Trung Hoa…) và khoa học LQT thế kỷ XVI.
3/ Luật quốc tế cận đại.
Hình thành các nguyên tắc mới của LQT như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, ko can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
LQT phát triển trên cả 2 phương diện: Luật thực định (với sự xuất hiện các chế định về công nhận,
kế thừa quốc gia,…) và Khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của các QP, các ngành luật
cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định của LQT trước n~ thay đổi về cơ cấu
xã hội cũng như phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế).
Sự ra đời của các tổ chức quốc tế đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của
các quốc gia.
Mặt hạn chế là vẫn tồn tại n~ học thuyết, n~ quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan
hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa…
4/ Luật quốc tế hiện đại.
Một loạt các nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của LQT như các nguyên tắc Cấm
dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hòa bình giải quyết các tranh
chấp quốc tế…
Quan hệ pl quốc tế nói riêng cũng như LQT nói chung gắn với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa,
đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
hay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế, xã hội ở n~
khuôn khổ và cấp độ khác nhau. Xu thể đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như sự phát triển vượt bậc
của lực lượng sx thế giới, nhu cầu tất yếu của việc thống nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự phát
triển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn đề quốc tế trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát
triển; sự tác động có tính thường xuyên quốc gia của các công ty quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và
18
vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗi
quốc gia.
Toàn cầu hóa làm thay đổi, phát triển và ngày càng hoàn thiện LQT hiện đại.
Toàn cầu hóa tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện chúng
trên bình diện toàn cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia. TCH đã dẫn đến sự hình thành của
các thể chế kinh tế quốc tế mới, hoạt động của các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế,
xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của quốc gia thành viên.
Hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và
khu vực hiện nay cũng đang trở thành công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó.
Hệ thống các quy phạm của một số ngành luật (Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật
quốc tế về quyền con người…) được củng cố.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực.
LQT ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú về cả nội dung, hình thức tồn tại
và cách thức tác động.
Câu 14: Mối quan hệ giữa Luật quốc gia và Luật quốc tế?
1/ Các học thuyết.
- Quan điểm nhất nguyên: coi LQT và LQG là 2 bộ phận của hệ thống pl chung.
- Quan điểm nhị nguyên: LQT và LQG là 2 hệ thống pl khác nhau.
2/ Cơ sở hình thành mối quan hệ và cơ sở thực tiễn của các cơ sở hình thành.
Mối quan hệ giữa LQT và LQG thực sự tồn tại trên thức tế. Điều này được khẳng định dựa trên sự
tốn tại của 3 cơ sở sau:
- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi LQT cũng như LQG: thực tế, LQT xây dựng trên nguyên
tắc thỏa thuận và bình đẳng giữa các quốc gia, do đó, ĐƯQT đã xây dựng thì phải thực thi bởi đó chính
do quốc gia đặt ra.
- QG vừa là chủ thể xây dựng và thực thi chính sách đối nội và đối ngoại của mình: Gia nhập LQT
đòi hỏi QG phải mở cửa, điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để phù hợp với LQT.
- Các QG phải tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc tận thâm, thiện chí thực hiện các cam kết QT
(nguyên tắc Pacta sunt servanda): LQG phải sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với LQT; việc gia
nhập LQG làm cho LQG phát triển và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc.
Sự móc nối của 3 cơ sở: một QG không thể tồn tại độc lập, chỉ thực hiện đối nội đối ngoại là cần
thiết, do đó QG phải thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp để quan hệ với các quốc gia khác
QG vừa xây dựng vừa thực thi LQT, và phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc gia để phù hợp với LQT.
3/ Tính chất và nội dung của mối quan hệ.
- Mối quan hệ giữa LQT và LQG là mối quan hệ biện chứng, giữa chúng có sự tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau, góp phần cùng nhau hình thành và phát triển. Mỗi quan hệ này có các nội dung sau:
+ LQG có ảnh hưởng tác động quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT.
+ LQT có ảnh hưởng người trở lại đối với LQG, góp phần hoàn thiện và hoàn chỉnh LQG, nhất là
LQG của các nước đang chậm – kém phát triển. Tính chất tác động này được đánh giá bằng thực tiễn thực
thi nghĩa vụ thành viên ĐƯQT, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở n~ hoạt động cụ thể, chẳng hạn
như nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của LQG cho phù hợp với n~ cam kết quốc tế của
chính QG đó.
VD: + các văn bản quốc gia góp phần định hình các văn bản pháp luật quốc tế, nhất là thuộc lĩnh
vực dân sự.
Vấn đề quyền con người: LQG ra đời đầu tiên: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền sau CMTS
Pháp 1779; Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; quyền công dân của Anh cuối thế kỷ 18 mỗi quốc gia
quy định quyền con người khác nhau do điều kiện kinh tế, dân cư,…
ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế, cần soạn thảo văn bản về vấn đề này để đảm bảo không có tranh
chấp, đảm bảo quyền con người, chuẩn mực về quyền con người.
1966: Công ước về quyền dân sự chính trị; Công ước về quyền văn hóa – kinh tế - xã hội. Sau
đó, có 20 Công ước quốc tế về quyền con người.
19
+ Năm 1989, VN tham gia Công ước về quyền trẻ em. Để đảm bảo thực thi công ước này VN phải
ra văn bản quốc gia ban hành Luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em VN 1992
+ Luật hình sự quốc tế: giảm án tử hình, các ĐƯQT về trừng trị tội phạm quy định số lượng tội
danh bị khép án tử hình giảm VN cũng giảm số tội danh áp dụng hình phạt tử hình (các tội liên quan
đến ma túy từ hơn 20 tội tử hình giảm 13 tội).
4/ Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa LQT và LQG.
- ĐƯQT có phạm vi điều chỉnh riêng LQT không thể thay thế hoàn toàn LQG.
VD: quy định về thuế nhập khẩu ô tô chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên.
- LQT có giá trị ưu tiên thi hành hơn so với LQG.
VD: VN quy định: trong trường hợp ĐƯQT hoặc cam kết quốc tế mà VN tham gia có quy định
khác thì ưu tiên áp dụng.
Liên bang Nga: ĐƯQT là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, có giá trị ưu tiên thực hiện.
Câu 15: So sánh LQT và LQG?
* Giống nhau:
- Đều do chủ thể trước tiên và chủ yếu là quốc gia xây dựng và thực thi.
- Nguồn: QP thành văn, tập quán, các nguyên tắc pháp lý, các học thuyết pháp lý.
- Đều là hệ thống pháp luật, có các ngành luật, các chế định luật.
* Khác nhau:
Tiêu chí Luật quốc tế Luật quốc gia
Nguồn
gốc
Do các chủ thể tham gia thiết lập
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
một hệ thống lập pháp trung ương của
LQT không tồn tại
Do giai cấp cầm quyền đặt ra,
mang ý chí của giai cấp cầm quyền
có cơ quan lập pháp trung ương của
quốc gia
Chủ thể Quốc gia, dân tộc đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế
liên chính phủ, các thực thể pháp lý
lãnh thể khác
Quốc gia
Đối
tượng điều
chỉnh
Các quan hệ pháp lý quốc tế chỉ
phát sinh giữa các chủ thể của LQT với
nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc
thẩm quyền điều chỉnh của LQT.
Các quan hệ pháp lý phát sinh
trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội của một quốc gia
Phạm vi
tác động
Dành cho tất cá các quốc gia và
các chủ thể trên thế giới hoặc dành cho
một nhóm quốc gia nằm trong một tổ
chức quốc tế của một khu vực
Trong phạm vi quốc gia
Cưỡng
chế thi hành
Cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế
tập thể
không có bộ máy cưỡng chế
tập trung
Cưỡng chế bằng sức mạnh của
nhà nước.
có bộ máy cưỡng chế tập
trung
Câu 16: Phương thức áp dụng LQT?
2 phương thức:
- Áp dụng trực tiếp
- Chuyển hóa.
Ở Việt Nam: áp dụng cả hai phương thức trên
- Chuyển hóa: vd khoản 3 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT
“Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ
khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn
bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của
20
điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”
- Áp dụng trực tiếp: khi các QPPLQT phù hợp, vd: Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định
thư gia nhập WTO của Việt Nam (2006).
Khẳng định: Theo quy định của LQT, quốc gia có thể viện dẫn các quy phạm pháp luật quốc gia
để từ chối thực hiện các QPPLQT khẳng định sai, căn cứ vào nguyên tắc Pacta sunt servanda.
Liên minh Châu Âu với mối quan hệ giữa LQT và LQG:
- Quan điểm của thẩm phán TA công lý EU: hệ thống pl của liên minh phải được tôn trọng thực
hiện hệ thống pl của liên minh có hiệu lực cao hơn pl của từng quốc gia trong liên minh.
- Quan điểm của thẩm phán của quốc gia: đề cao hiệu lực của hiến pháp. Thông thường, nếu như có
sự mâu thuẫn giữa luật của liên minh và luật khác thì ưu diên áp dụng điều ước của liên minh nhưng nếu
có mâu thuẫn giữa luật của liên minh và hiến pháp thì thường ưu tiên áp dụng hiến pháp.
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1: Định nghĩa, cơ sở xác định và phân loại nguồn của LQT?
1/ Định nghĩa.
Hiểu theo nghĩa pháp lý, nguồn của LQT là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các QPPLQT
điểu chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống QT.
Về lý luận, nguồn của LQT là phạm trù pháp lý gắn với quá trình hình thành các quy định của luật
này.
2/ Cở sở xác định.
- Cơ sở xác định nguồn của LQT là khoản 1 Điều 38 Quy chế TA công lý QT.
+ TA công lý QT là một trong 6 cơ quan chính của LHQ (Đại hội đồng, HĐBA, Hội đồng kinh tế -
xã hội, Họi đồng quản lý khác, Ban thư ký, TA công lý); trụ sở tại Lahay – Hà Lan.
+ Quy chế: quy chế hoạt động của TA công lý QT, trình tự, thủ tục tố tụng, ra phán quyết…, tổ
chức TA, tiêu chuẩn của thẩm phán.
Đây là bộ phận không thể tách rời của Hiến chương LHQ (Phụ lục).
+ Khoản 1 Điều 38 ghi nhận: “Nhiệm vụ của TA là giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến
TA trên cơ sở công pháp quốc tế.
a/ Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã quy định về n~ nguyên tắc được các bên đang
tranh chấp đang thừa nhận.
b/ Các tập quán quốc tế với tính chất là n~ chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như n~
QPPL.
c/ Nguyên tắc đã hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.
d/ Với n~ điều kiện nêu ở Điều 59 (Bản quyết nghị của TA nhất thiết chỉ dành cho n~ người của các
bên tham gia vào vụ án và chủ trong vụ án đó), các nghị quyết xét xử và các học thuyết của các chuyên
gia có uy tín nhất về pháp luật quốc tế của các nước khác nhau được coi là n~ nguồn bổ trợ để xác định
các QPPL.”
+ Theo đó, khoản 1 Điều 38 không ghi nhận nguồn của LQT gồm n~ gì mà TA công lý quốc tế khi
xét xử ra phàn quyết dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây: ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc pháp luật chung, các
nguồn bổ trợ.
quá trình nghiên cứu và phát triển LQT, các học giả đều thống nhất, đây chính là nguồn của
LQT.
3/ Phân loại.
Nguồn của LQT bao gồm:
- Điều ước quốc tế.
- Tập quán quốc tế.
21
nguồn chính, nguồn cơ bản
- Các nguyên tắc pháp luật chung.
- Phán quyết của TA quốc tế.
- Học thuyết của các học giả danh tiếng trên thê giới về LQT.
- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể luật quốc tế.
nguồn bổ trợ
* So sánh nguồn bổ trợ và nguồn cơ bản:
- Nguồn cơ bản: điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế, có hiệu lực pháp lý quốc tế, trực
tiếp xác định quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Nguồn bổ trợ: Điều chỉnh gián tiếp, không có hiệu lực pháp lý quốc tế.
Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại Điều ước quốc tế?
1/ Định nghĩa.
Theo khoa học LQT, ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và các chủ thể khác của LQT với nhau và được LQT điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa
thuận quốc tế này được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau
cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của n~ văn kiện đó.
2/ Đặc điểm.
* Về chủ thể.
Là chủ thể của LQT.
* Nội dung của những thỏa thuận đó.
Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với các chủ thể LQT trong quan hệ quốc tế.
* Hình thức:
- Tồn tại chủ yếu dưới dạng văn bản. Trên thực tế cũng có những thỏa thuận bằng miệng, ĐƯQT
bằng miệng, chẳng hạn như “ĐƯQT quân tử”, chủ yếu tồn tại trong thời kỳ LQT trung đại hoặc trong
cam kết giữa các quốc gia trong hội nghị.
VD: Trong tiệc chiêu đãi, kết thúc chuyến viếng thăm A cam kết tài trợ 10 triệu USD cho phát triển
hệ thống thoát nước và hệ thống giao thông cho quốc gia B.
- Thỏa thuận quốc tế về nguyên tắc và thông thường trong thực tế, thường được ghi nhận trong
một văn kiện duy nhất. Tuy nhiên, một vài trường hợp, ký kết trong 2 hay nhiều văn kiện có mối quan hệ
với nhau.
VD: trong thời ký nhất định, Ixraren và Palextin đối đầu nhưng một số vấn đề phải quan hệ, nhờ
nhóm bộ tứ (gồm Liên minh châu Âu, LHQ, Nga, Mỹ) trong lộ trình hòa bình của Trung Đông đã giúp 2
nước ký văn kiện như
+ ĐƯQT cam kết của Ixraren về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Palextin.
+ ĐƯQT cam kết của Palextin về vấn đề nhượng bộ của Palextin về lãnh thổ hoặc cùng chiếm
đóng.
đây là ĐƯQT về cam kết của Ixraren và Palextin về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và biên
giới quốc gia. Nó là một ĐƯQT vì cùng điều chỉnh một vấn đề.
- Tên gọi.
+ ĐƯQT là tên gọi chung cho tất cả các văn bản.
+ Tên gọi riêng: Hiến chương, Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư, Hiệp định…
Việc sử dụng tên gọi riêng phụ thuộc vào các chủ thể tham gia. Tên gọi không được quy định và
không liên quan đến hiệu lực pháp lý của văn bản đó.
Thông thường, tên gọi bao gồm: nơi ký kết; năm ký kết (thường không trùng với năm ĐƯQT có
hiệu lực); vấn đề được đề cập tới trong ĐƯ.
Mỗi tên gọi thường được sử dụng trong n~ trường hợp nhất định như:
+ Hiến chương: ĐƯQT thành lập tổ chức quốc tế. VD: Hiến chương LHQ, Hiến chương ASEAN…
+ Công ước quốc tế: ĐƯQT đa phương, toàn cầu, điều chỉnh các vấn đề của nhận loại, trong một
lĩnh vực nhất định. VD: Công ước luật biển 1982, Công ước Viên 1969…
+ Hiệp ước: ĐƯQT hai bên, điều chỉnh vấn đề liên quan đến nhân loại. VD: Hiệp ước về giải trừ vũ
khí hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ
22
+ Hiệp định: hai bên, điều chỉnh những vấn đề thường nhật của đời sống quốc gia, đời sống quốc tế.
VD: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định xuất – nhập khẩu, Hiệp định cho vay tín dụng.
+ Nghị định thư: ĐƯQT có tính chất bổ sung, chỉnh sửa cho các ĐƯQT trên. VD: Nghị định thư bổ
sung Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Nghị định thư bổ sung cho Công ước 1966 về quyền dân sự
và chính trị.
- Cơ cấu:
+ Mở đầu: mang tính chất thủ tục. Phần này không được chia thành từng chương, điều hoặc từng
khoản. Trong phần này không chứa đựng các quy phạm cụ thể xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên mà
chỉ nêu lý do ký kết, mục đích ký kết, tên của các bên tham gia ký kết.
+ Nội dung chính: Đây là phần chính, rất quan trọng của ĐƯ. Nó thường được chia thành các phân,
chương, điều khoản nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác mà các bên quan tâm.
+ Điều khoản cuối cùng: thường là vấn đề hiệu lực của ĐƯQT, bao gồm các điều khoản quy định
về thời điểm, thời hạn có hiệu lực của ĐƯ, ngôn ngữ soạn thảo ĐƯ, vấn đề sửa đổi, bổ sung, cơ quan lưu
chiểu ĐƯ…
Ngoài ra, có thẻ có phụ lục thường liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp, bản đồ kèm theo nếu
ĐƯ đó liên quan đến vấn đề phân chia lãnh thổ. Phần này có hiệu lực giống như nội dung chính.
- Ngôn ngữ:
+ ĐƯ song phương: soạn thảo bằng ngôn ngữ của 2 quốc gia.
+ ĐƯ đa phương: chọn 1 trong 6 ngôn ngữ làm việc của LHQ (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Tây
Ban Nha, Ả Rập).
* Luật áp dụng để điều chỉnh việc ký kết và thực hiện ĐƯQT phải là LQT (Công pháp QT)
Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế, Công ước Viên 1986 (chưa có hiệu lực)
3/ Phân loại.
- Căn cứ vào tiêu chí phạm vi áp dụng: 3 loại:
+ ĐƯQT song phương: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về đường biển giới trên biển
VN – TQ 2000…
+ ĐƯQT đa phương khu vực: Hiến chương ASEAN
+ ĐƯQT đa phương toàn cầu: Hiến chương LHQ
- Căn cứ vào tiêu chí đối tượng điều chỉnh: nhiều loại, như:
+ ĐƯQT về chính trị
+ ĐƯQT về lãnh thổ
+ ĐƯQT về kinh tế, tài chính, thương mại
+ ĐƯQT về bảo vệ môi trường, nhân đạo, chiến tranh
- Căn cứ vào tiêu chí các bên tham gia ký kết:
+ ĐƯQT song phương.
+ ĐƯQT đa phương.
+ ĐƯQT ký kết giữa các quốc gia (Hiệp định thương mại Việt – Mỹ); ĐƯQT giữa các tổ chức quốc
tế với nhau (Hiệp ước hợp tác và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa EU và ASEAN – ASEM);
ĐƯQT giữa tổ chức quốc tế với quốc gia (Hiệp ước tăng cường hợp tác quốc tế giữa Liên minh Châu Âu
và VN)…
Câu 3: Phân biệt ĐƯQT và các thỏa thuận quốc tế khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp
lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế số 33 ngày 20/4/2007?
Điều ước quốc tế Các thỏa thuận quốc tế khác
Khái niệm ĐƯQT được hiểu là các thỏa thuận
quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và các chủ thể khác
của LQT với nhau và được LQT điều
chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa
thuận quốc tế này được ghi nhận trong
một văn kiện duy nhất, 2 hay nhiều
Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn
bản về hợp tác quốc tế được ký kết
nhân danh cơ quan nhà nước ở trung
ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung
ương của tổ chức trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
với một hoặc nhiều bên ký kết nước
23
văn kiện có quan hệ với nhau cũng
như không phụ thuộc vào tên gọi cụ
thể của n~ văn kiện đó.
ngoài, trừ các nội dung sau đây: Hòa
bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia; Quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, tương trợ tư pháp;
Tham gia tổ chức quốc tế liên chính
phủ; Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc
quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ
Việt Nam; Các vấn đề khác thuộc quan
hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo
quy định của pháp luật.
Tên gọi Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Nghị
định thư,…
Thỏa thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản thỏa
thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình
hợp tác, Kế hoạch hợp tác…
Hình thức Thường bằng văn bản Bằng văn bản hoặc bất thành văn
Hình thức
chấp nhận sự
ràng buộc
Ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập
ĐƯQT
Ký, trao đổi văn kiện tạo thành thỏa
thuận QT, các hình thức khác theo thỏa
thuận với bên ký kết nước ngoài
Nội dung Chứa đựng quyền và nghĩa vụ mang
tính bắt buộc đối với các chủ thể LQT
trong quan hệ quốc tế.
Quy định trách nhiệm của chủ thể thỏa
thuận, có thể có hoặc ko quy định
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc
gia
Chủ thể Chủ thể của LQT Có thể có chủ thể khác k phải chủ thể
LQT, thường là song phương.
Luật áp dụng
điều chỉnh
việc ký kết,
thực hiện
Phải là LQT LQT hoặc LQG
Quá trình
hình thành
Chặt chẽ Đơn giản, chủ yếu theo thiện chí của
các bên
Câu 4: Phân biệt ĐƯQT với tuyên bố chính trị?
Câu 5: Ký kết ĐƯQT, nội dung và ý nghĩa của các hành vi ký kết đối với quá trình hình
thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT?
1/ Thẩm quyền ký kết.
Thuộc về các chủ thể của LQT.
* Các quốc gia.
Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết ĐƯQT. Trên thực tế, quốc gia có thể
từ chối một phần, toàn bộ hoặc chuyển cho một quốc gia hay tổ chức quốc tế khác thực hiện thẩm quyền
ký kết ĐƯQT. Đối với một số ĐƯQT có ghi nhận rõ n~ loại quốc gia và tổ chức quốc tế nào có thể là
thành viên của ĐƯQT đó. VD: Công ước luật biển 1982, tại Điều 305 có liệt kê:
“- Tất cả các quốc gia;
- Nước Na-mi-bi-a do Hội đồng của Liên hợp quốc về Na-mi-bi-a đại diện;
- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị đã chọn chế độ này qua một hành động tự quyết do Liên hợp
quốc giám sát và phê chuẩn theo Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm quyền đối với các
vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
- Tất cả các quốc gia liên kết tự trị mà theo các văn bản liên kết, có thẩm quyền đối với các vấn đề
mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
- Tất cả các lãnh thổ có quyền tự trị hoàn toàn về nội trị được Liên hợp quốc thừa nhận, nhưng
chưa giành được nền độc lập hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng và có thẩm
quyền đối với các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký các hiệp ước về các vấn đề đó;
- Các tổ chức quốc tế theo đúng phụ lục IX.
24
- Công ước để ngỏ cho việc ký kết tại Bộ Ngoại giao nước Gia-mai-ca cho đến ngày 09-12-1984
cũng như tại trụ sở của Liên hợp quốc tại Niu Oóc từ 1-7-1983 đến 9-12-1984.”
* Các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Thẩm quyền này xuất phát từ quyền năng chủ thể LQT của tổ chức quốc tế, thường được ghi nhận
trong Hiến chương và các văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế.
Tổ chức quốc tế có thể ký kết các ĐƯQT với các quốc gia, kể cả quốc gia thành viên như các
ĐƯQT về thuê trụ sở của tổ chức, các điều ước liên quan đến các khoản vay tín dụng mà các tổ chức tài
chính quốc tế giành cho quốc gia… Tổ chức quốc tế cũng có thể ký kết các ĐƯ với các tổ chức quốc tế
khác (VD: Hiệp định chuyên môn được ký kết giữa LHQ với tổ chức lao động quốc tế, với tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế…)
Thẩm quyền ký kết ĐƯQT của tổ chức quốc tế ko giống như quốc gia do tính chất quyền năng chủ
thể LQT của chủ thể này. Theo đó, có n~ loại ĐƯQT quy định ko có sự tham gia của các tổ chức quốc tế.
* Chủ thể đặc biệt.
- Tòa thành Vatican tham gia ký 4 Công ước Gionevo về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, ký
và phê chuẩn CƯ Viên 1969 về luật điều ước quốc tế,
- Hongkong, MaCao: Điều 151 Luật cơ bản của Hongkong và Điều 136 Luật cơ bản của MaCao
quy định, chính quyền hành chính của hai vùng lãnh thổ này có thể tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan
hệ đối ngoại cũng như ký kết và thực hiện các ĐƯQT với nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế liên
chính phủ trong n~ lĩnh vực thích hợp như kinh tế, tài chính, hàng hải, viễn thông, du lịch, thể thao…
khi ký kết ĐƯQT, các chủ thể thông qua đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc tế và thực tiễn
pl của quốc gia xác định là n~ ko cần thư ủy nhiệm, bao gồm:
- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao trong mọi hành động
liên quan đến việc ký kết ĐƯQT.
- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một ĐƯQT
giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở tại.
- N~ người thay mặt cho quốc gia mình tại một hội nghị quốc tế hoặc tại tổ chức quốc tế trong việc
thông qua văn bản một ĐƯQT trong khuôn khổ của hội nghị hoặc tổ chức đó.
Ngoài ra, những người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ký kết n~ ĐƯQT thuộc lĩnh
vực của bộ, ngành cũng ko cần thư ủy nhiệm.
Đối với n~ đại diện phải có thư ủy nhiệm, để tham gia vào quá trình ký kết ĐƯQT thì họ phải xuất
trình thư ủy nhiệm thích hợp. Theo Điều 8 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế thì: “Một hành
vi liên quan đến việc ký kết một điều ước của một người mà theo Điều 7 không được coi là có thẩm quyền
đại diện cho một quốc gia thì không có giá trị pháp lý, trừ khi được quốc gia họ xác nhận sau đó hành vi
ký kết này.”
Tại khoản 1,2 Điều 11 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của VN năm 2005 về thẩm
quyền, nội dung quyết định đàm phán, ký ĐƯQT quy định:
“1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký ĐƯQT nhân danh Nhà nước với người đứng đầu nhà
nước khác.
2. Chính phủ quyết định đàm phàn, ký ĐƯQT nhân danh Chính phủ, nhân danh nhà nước trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, ĐƯQT hai bên hoặc nhiều bên mà VN ký kết hoặc gia nhập được với 2 danh nghĩa là nhà
nước và chính phủ (không có các bộ, ngành). Đại diện cho quốc gia thực hiện hành vi ký kết hoặc gia
nhập ĐƯQT là Chủ tịch nước, Thủ tướng CP hoặc đại diện được ủy quyền, có thể là bộ, ngành chức năng
thuộc hệ thống chính trị của nhà nước VN (được cấp “giấy ủy quyền là văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ định một hoặc nhiều người đại diện cho nước CHXHCN VN thực hiện một hoặc nhiều
hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký ĐƯQT” theo khoản 2 Điều 2 Luật ký kết, gia nhập và
thực hiện ĐƯQT)
2/ Trình tự ký kết ĐƯQT.
* Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành văn bản dự thảo ĐƯ.
# Các hành vi:
25