Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình “điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” tại thành phố hồ chí minh và hải phòng (2009 – 2011) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.89 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn nạn ma túy đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến từng cá
nhân, gia đình, trật tự an toàn xã hội và là nguyên nhân chính gây lan
truyền đại dịch HIV/AIDS ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực rất lớn trong
công tác phòng, chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS và đã thu
được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều trị nghiện và dự
phòng tái nghiện ma túy vẫn là thách thức lớn của nhiều quốc gia.
Những tiến bộ của khoa học đã giải mã được cơ chế của
nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, cần điều trị lâu dài. Một
trong những giải pháp điều trị được nhiều nước áp dụng đó là điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Các nghiên cứu trên Thế giới đều cho thấy hiệu quả của điều
trị thay thế bằng thuốc Methadone trong giảm sử dụng ma tuý bất
hợp pháp, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua
đường máu, giảm tội phạm và bạo lực gia đình.
Tại Việt Nam, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đã
được Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai triển khai thí
điểm từ 1996 đến 2002, từ những kết quả thu được ban đầu, năm
2008, Chính phủ đã giao Bộ Y tế triển khai thí điểm mô hình “Điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tại
thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng. Để đánh giá hiệu
quả mô hình điều trị Methadone tại hai thành phố triển khai thí điểm,
đề tài luận án này nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến
sức khỏe, xã hội của người nghiện ma tuý trước khi tham gia mô
hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009).
2. Đánh giá hiệu quả mô hình “Điều trị thay thế nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tại thành phố Hồ Chí


Minh và Hải Phòng, giai đoạn 2009-2011.
2
Những đóng góp mới của luận án:
- Luận án đã mô tả khá đầy đủ thực trạng về nhân khẩu, xã
hội học, các đặc điểm của người nghiện ma tuý trước khi tham gia
mô hình điều trị bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh
và Hải Phòng, năm 2009.
- Đây là đề tài đầu tiên về ánh giá hiệu quả mô hình “Điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tại cộng
đồng. Kết quả tập trung vào các đầu ra chủ yếu của mô hình là làm
giảm sử dụng ma tuý bất hợp pháp; giảm hành vi nguy cơ, giảm lây
nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu; nâng cao sức khoẻ về
thể chất và tâm thần; tăng việc làm, tăng thu nhập; các hiệu quả về
kinh tế xã hội; giảm các hành vi phạm tội và bạo lực gia đình của
nhóm người nghiện ma tuý tham gia điều trị bằng Methadone.
Bố cục luận án
Luận án gồm 121 trang (không kể phần tài liệu tham khảo,
phụ lục), kết cấu thành 4 chương:
Đặt vấn đề 02 trang
Chương 1: Tổng quan 31 trang
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19 trang
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 31 trang
Chương 4 : Bàn luận: 35 trang
Kết luận: 02 trang
Kiến nghị: 01 trang

3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MA TÚY

1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa
1.1.1.1. Chất ma túy: là các chất gây nghiện, chất hướng thần được
quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
1.1.1.2. Chất gây nghiện: là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh,
dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
1.1.1.3. Chất hướng thần: là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây
ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện.
1.1.2. Phân loại ma túy
Cách phân loại chủ yếu hiện nay là theo 4 nhóm: Cần sa,
Cocain, Các chất dạng thuốc phiện và ma túy tổng hợp.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY, NHIỄM HIV/AIDS TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1.1. Tình hình nghiện ma túy trên thế giới
Theo UNODC, trên thế giới hiện nay, đứng đầu là nghiện
Cần sa, chiếm từ 2,82% - 5,03% dân số thế giới, đứng thứ hai là
nghiện các loại ma tuý tổng hợp, đứng thứ ba là nghiện các chất dạng
thuốc phiện, chiếm 0,88% - 1,23% dân số thế giới trong độ tuổi từ
15-64 (40,6 - 56,4 triệu người) và cuối cùng là nghiện Cocain.
1.2.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
Theo ước tính của UNAIDS, đến cuối năm 2011, trên toàn
cầu có khoảng 31,4 triệu - 35,9 triệu trường hợp nhiễm HIV, có
khoảng 0,8% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15-49 sống chung với
HIV.
1.2.2.1. Tình hình nghiện ma tuý tại Việt Nam
Đang có chiều hướng gia tăng, tính đến 30/06/2013, cả nước
có gần 180.000 người nghiện. Sử dụng hêroin vẫn là chủ yếu chiếm
75%; ma túy tổng hợp: 10%; thuốc phiện 7%; cần sa: 1,7%; loại
khác: 6,3%.
4
1.2.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

Tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 217.285 người nhiễm
HIV đang còn sống, trong đó có 67.013 bệnh nhân AIDS và tổng số
người tử vong do HIV/AIDS là 69.186 trường hợp. Trong tổng số
người nhiễm HIV được báo cáo, người NCMT chiếm trên 50 %.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN
Điều trị nghiện ma tuý nhằm đạt được mục đích: (1) Giảm
hoặc ngừng sử dụng ma tuý; (2) Phòng ngừa các tác hại liên quan đến
việc sử dụng ma tuý; (3) Phục hồi sức khoẻ và cải thiện chất lượng
cuộc sống của người nghiện.
1.3.2.3. Điều trị bằng thuốc thay thế:
a) Methadone:
Methadone là một chất đồng vận với các chất dạng thuốc
phiện (CDTP). Với liều vừa đủ, Methadone chiếm hết các thụ thể μ
và ngăn chặn các tác dụng của các CDTP, chỉ cần uống thuốc 1
lần/ngày, với liều điều trị ổn định người bệnh có thể tham gia lao
động và sinh hoạt bình thường trong xã hội.
b) Điều trị thay thế bằng thuốc Buprenophine:
Buprenorphine được sử dụng để điều trị nghiện các CDTP, là
chất đồng vận một phần cảm thụ muy (μ) và hoạt động đối kháng tại
thụ thể opioid kappa.
c) Levo-Alpha acetyl-Methadol (LAAM):
LAAM được sử dụng như phác đồ điều trị thứ hai để điều trị
lệ thuộc ma túy cho những người nghiện CDTP trong trường hợp
bệnh nhân thất bại điều trị với các thuốc như Methadone và
Buprenorphine.
1.4. ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG THUỐC METHADONE
1.4.1. Methadone là thuốc điều trị nghiện ma tuý
Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, dễ tái phát. Do vậy,
phải điều trị lâu dài, điều trị suốt đời. Trong các loại thuốc điều trị
nghiện ma túy hiện nay, Methadone là được sử dụng phổ biến nhất.

1.4.2. Tình hình triển khai điều trị bằng thuốc Methadone ở một
5
số nước trên Thế giới
Điều trị Methadone đã được triển khai đầu tiên tại Canada
vào năm 1959 và đến nay đã có gần 80 quốc gia đang áp dụng. Tại
Mỹ, năm 2010 đã có hơn 267 nghìn người được điều trị Methadone.
Tại Úc, triển khai từ năm 1969, đặc biệt vào những năm thập kỷ 80,
đại dịch HIV gia tăng, số người tham gia điều trị bằng thuốc
Methadone đã tăng nhanh chóng, đến nay đã có 35.850 người được
điều trị. Ở các quốc gia châu Âu như Thụy Điển, Anh, Hà Lan, liệu
pháp Methadone đã được triển khai rất sớm vào cuối những năm
1960. Tại châu Á, liệu pháp Methadone đã được thực hiện ở nhiều
nước, Trung Quốc triển khai từ năm 2004, tính đến cuối năm 2010 đã
có 140.000 người tham gia điều trị, Hồng Kông triển khai từ năm
1974, với độ bao phủ khoảng 95% người sử dụng ma túy.
1.4.3. Hiệu quả điệu trị thay thế bằng thuốc Methadone thế giới
Chương trình điều trị bằng Methadone đã được chứng minh
có hiệu quả nhất, với những ưu điểm sau: Giảm sử dụng ma túy trái
phép; Giảm dùng chung BKT; Giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV và các bệnh
lây truyền qua đường máu; Giảm hoạt động tội phạm; Hiệu quả về
kinh tế: giảm chi phí cho người nghiện; Tạo việc làm, thu nhập, tái
hoà nhập cộng đồng; Cải thiện tình hình sức khỏe; Giảm tình trạng tử
vong do sốc thuốc và giảm tự tử.
1.4.4. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Việt Nam
Tại Việt Nam mới chỉ có duy nhất một nghiên cứu của Viện
Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đã được triển khai tại TP.
Hà Nội (với 68 người) và TP. Hải Phòng (với 74 người), từ 1996 đến
năm 2002.
6
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng
965 người nghiện ma túy tham gia mô hình "Thí điểm điều
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone".
2.1.1.3. Đối tượng tham gia nghiên cứu định tính
64 người được mời tham gia nghiên cứu, gồm:
- 18 cán bộ làm việc tại 6 cơ sở điều trị Methadone.
- 16 cán bộ đại diện lãnh đạo các ban ngành.
- 30 người nhà của một số bệnh nhân đang điều trị
Methadone.
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu
- Phiếu phỏng vấn, phiếu thăm dò ý kiến bệnh nhân.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị Methadone.
- Sổ sách, báo cáo, quy trình tổ chức, triển khai mô hình.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại 6 cơ sở điều trị Methadone của hai thành phố: Hải
Phòng: quận Lê Chân, quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên;
Thành phố Hồ Chí Minh: quận 4, quận 6 và quận Bình Thạnh.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ 01/2009 đến 11/2011, chia làm 2
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng (từ 1/2009 - 11/2009).
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp (từ 11/2009 - 11/2011).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính
với nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng.

7
2.2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu mô tả cắt ngang
Lấy toàn bộ 970 bệnh nhân tham gia mô hình điều trị thay
thế bằng thuốc Methadone tại 2 thành phố, tuy nhiên, có 5 người từ
chối tham gia nghiên cứu, còn lại 965 người đồng ý tham gia nghiên
cứu (TP. Hải Phòng 467 người và TP. Hồ Chí Minh là 498 người).
- Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định tính:
+ Chọn có chủ đích 64 người đại diện.
+ 02 lần lấy phiếu thăm dò ý kiến của bệnh nhân đang tham
gia mô hình điều trị Methadone. Tổng số phiếu là 600 phiếu/1 lần x 2
lần = 1200 phiếu.
2.2.3. Nghiên cứu can thiệp
2.2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu can thiệp
Cỡ mẫu đối tượng nghiên cứu can thiệp là toàn bộ 965 bệnh
nhân tham gia điều trị, sau 12 tháng có 113 người bỏ tham gia nghiên
cứu, sau 24 tháng có thêm 101 người bỏ tham gia nghiên cứu, số còn
lại 751 bệnh nhân tham gia nghiên cứu cả 3 vòng.
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã được thông qua hội động đạo đức của trường
Đại học Y tế cộng cộng.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện.
Thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản được thu thập
từ mỗi người tham gia nghiên cứu trước khi họ được sàng lọc và
tuyển chọn tham gia. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được hưởng
các xét nghiệm miễn phí, kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để tư
vấn, hỗ trợ cho đối tượng trong quá trình điều trị.
2.7. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu không có nhóm đối chứng
- Thời gian thử nghiệm mô hình ngắn (2 năm).

- Tính đại diện của đối tượng là người nghiện các chất dạng
thuốc phiện tham trong nghiên cứu này chưa cao. Lý do là vì trong
8
giai đoạn triển khai thí điểm, Ban xét duyệt ưu tiên lựa chọn những
đối tượng nghiện lâu năm, sử dụng ma túy đường tiêm chích, đã cai
nghiện nhiều lần nhưng vẫn tái nghiện, tham gia tích cực công tác
phòng chống HIV/AIDS.
- Trong nghiên cứu của luận án này, các cấu phần đánh giá
về công tác tổ chức, thực hiện mô hình và hiệu quả kinh tế của mô
hình chưa được đề cập nhiều, cần có các nghiên cứu tiếp theo.
9
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MA TUÝ VÀ MỘT SỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ, XÃ HỘI CỦA NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY TRƯỚC KHI THAM GIA ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HẢI PHÒNG (2009)
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội, việc làm của đối tượng nghiên
cứu
- Tuyệt đại đa số (94,9%) đối tượng nghiên cứu là nam giới.
- Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 31,5 ± 0,2.
Trong đó, nhóm tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%), tiếp đến
là nhóm tuổi từ 25 – 29 (32,0%), nhóm tuổi từ 20 – 24 (9,8%).
- Tỷ lệ BN có trình độ học vấn THCS và PTTH trở lên chiếm
tỷ lệ tương đương, chủ yếu (45,5% và 44,0%).
- Tỷ lệ BN có việc làm là 64,0% và có thu nhập là 87,9%.
3.1.2. Thực trạng sử dụng ma túy trước khi tham gia điều trị
Methadone
3.1.2.1. Tình trạng sử dụng ma tuý của bệnh nhân nghiên cứu

Thời gian nghiện ma tuý từ trên 5 năm – 10 năm chiếm tỷ lệ
cao nhất (46,2%), tiếp đến là từ trên 1 năm – 5 năm (36,4%), trên 10
năm (16,6%) và từ 1 năm trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,8%).
Bảng 3.6. Loại ma tuý thường sử dụng
Loại ma túy
sử dụng
TP. Hải
Phòng
TP. Hồ Chí
Minh
Chung
(n=965)
TS % TS % TS %
Heroin 375 80,3 434 87,1 809 83,8
Thuốc phiện 117 25,1 27 5,4 144 14,9
Ma túy tổng
hợp
47 10,1 64 12,9 111 11.5
Cần sa 41 8,8 104 20,9 145 15,0
Tân dược gây
nghiện
44 9,4 148 29,7 192 19,9
10
Bảng 3.7. Cách thức sử dụng ma túy
Đường dùng
Ma túy
TP Hải Phòng
(n=467)
TP Hồ Chí Minh
(n=498)

Chung
(n=965)
TS % TS % TS %
Uống (cắn) 38 8,1 114 22,9 152 15,8
Hít 39 8,4 13 2,6 52 5,4
Hút 408 87,4 469 94,2 877 90,9
Tiêm dưới da 3 0,6 4 0,8 7 0,7
Tiêm chích vào
ven
375 80,3 423 84,9 798 82,7
3.1.2.2. Tình trạng tái nghiện ma túy của bệnh nhân sau cai
nghiện
Tuyệt đại đa số BN (97,9%) đã từng tham gia cai nhiện ma
tuý ít nhất một lần nhưng bị thất bại.
Lý do tái nghiện ma tuý chiếm tỷ lệ cao nhất là do thèm
muốn (69,8%), do bạn bè rủ rê (55,3%), do buồn chán, thất vọng
(45,9%)
Tỷ lệ BN đã từng bị sốc do sử dụng ma tuý quá liều là 16,8%.
3.1.3. Kết quả xét nghiệm trước điều trị Methadone
Tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân trước điều trị Methadone là
28,4%, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh 30,1%, ở TP. Hải Phòng là
26,6%.
Bảng 3.14. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B
và viêm gan C trước điều trị Methadone
Xét nghiệm
Máu
Hải Phòng
(n=467)
Hồ Chí Minh
(n=498)

Chung
(n=965)
SL % SL % SL %
HBV dương tính 55 11,8 103 20,7 158 16,4
HCV dương tính 200 42,8 349 70,1 549 56,9
3.1.4. Hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV của bệnh nhân
3.1.4.1. Hành vi sử dụng chung BKT khi tiêm chích ma túy
4,1% có sử dụng chung BKT với bạn chích.
11
3.1.5. Hành vi vi phạm pháp luật trước khi điều trị Methadone
Có 40,8% bệnh nhân có những hành vi vi phạm pháp luật.
3.1.6. Vấn đề sức khỏe của BN trước điều trị Methadone
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BN có vấn đề sức khoẻ
tâm thần là 73,5%.
3.1.7. Tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế - xã hội trước khi tham gia
điều trị bằng Methadone
Bệnh nhân sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện
chiếm tỷ lệ cao nhất (64,5%), dịch vụ điều trị ARV (12,8%), điều trị
lao (4,0%), điều trị nhiễm trùng cơ hội (3,1%) và điều trị chuyên
khoa tâm thần (0,1%).
3.2. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG
THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HẢI PHÒNG (GIAI ĐOẠN 2009 –
2011)
3.2.2. Đánh giá về mức độ hài lòng của bệnh nhân trong quá
trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone
Phân tích kết quả phiếu thăm dò ý kiến của bệnh nhân tại 6
cơ sở điều trị Methadone cho thấy 90% bệnh nhân hài lòng với các
quy trình cụ thể của mô hình.
3.2.4. Hiệu quả đạt được về giảm sử dụng ma tuý, giảm hành vi

nguy cơ và nhiễm HIV, nhiễm vi rút viêm gan B, nhiễm vi rút
viêm gan C của bệnh nhân điều trị Methadone
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân dương tính với ma túy khi xét
12
nghiệm nước tiểu (n=751)
Tỷ lệ BN dương tính với ma túy khi xét nghiệm nước tiểu đã
giảm từ 100% (trước ĐT) xuống 17,2% (sau 12 tháng ĐT) và 12,4%
(sau 24 tháng ĐT), CSHQ
(1 năm)
đạt 84% và CSHQ
(2 năm)
đạt 87,6%

2
=123,29; p<0,001).

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có tiêm chích ma túy (n=751)
Tỷ lệ BN có tiêm chích ma túy đã giảm từ 83,2% (trước ĐT)
xuống 8,2% (sau 12 tháng ĐT) và 6,7% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ
(1
năm)
đạt 91% và CSHQ
(2 năm)
đạt 91,9% (χ
2
=1306,15; p<0,001).
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su
khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm
Tỷ lệ BN có dùng BCS khi QHTD với PNBD tăng từ 86,2%
(trước ĐT) lên 100% (sau 12 và 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 16,0%

(p<0,05).
13
Tỷ lệ BN nhiễm HIV trước điều trị và sau điều trị trong tổng
số 751 BN được theo dõi không có sự khác biệt (p>0,05): trước điều
trị là 28,2% sau 12 tháng ĐT là 28,2% và sau 24 tháng ĐT là 28,4%.
Theo dõi trong 02 năm điều trị Methadone tại cơ sở chỉ có
duy nhất 01 bệnh nhân bị nhiễm mới HIV.
Tỷ lệ BN nhiễm vi rút viêm gan B trước ĐT là 16,1%/751
BN, sau 12 tháng ĐT và sau 24 tháng ĐT tỷ lệ này có tăng lên một ít
nhưng không có ý nghĩa thống kê (17,3%). Nghiên cứu trên 751 bệnh
nhân cho thấy sau 12 tháng có nhiễm mới 3 người và sau 24 tháng
nhiễm mới 9 người.
- Tỷ lệ BN nhiễm vi rút viêm gan C rất cao, 58,5% (trước ĐT)
và hầu như không tăng lên sau 12 tháng ĐT (59%) và sau 24 tháng
ĐT có tăng thêm vài trường hợp (61,4%). Sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ là
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu 751 bệnh nhân sau
12 tháng có 4 trường hợp nhiễm mới HCV và sau 24 tháng có 22
trường hợp nhiễm mới HCV so với đầu vào.
3.2.5. Hiệu quả đạt được về sức khỏe và xã hội của bệnh nhân
- Tỷ lệ BN có hành vi vi phạm pháp luật từ 39,1% (trước ĐT)
đã giảm xuống 2,7% (sau 12 tháng ĐT) và 1,6% (sau ĐT). Sự khác
biệt giữa 2 tỷ lệ là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001); CSHQ đạt
93,1% và 95,9%.
- Tỷ lệ BN có hành vi bạo lực gia đình từ 86,8% (trước ĐT) đã
giảm xuống 4,8% (sau 12 tháng ĐT) và 2,3% (sau ĐT). Sự khác biệt
giữa 2 tỷ lệ là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001); CSHQ đạt 94,6% và
98,1%.
14
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm (n=751)
Tỷ lệ BN có việc làm tăng từ 55,7% (trước ĐT) lên 62% (sau

12 tháng ĐT) và 75,9% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 11,3% và
36,3% (χ
2
=70,25; p<0,001).
Tỷ lệ BN có vấn đề sức khỏe tâm thần từ 61,7% (trước ĐT)
giảm xuống 34,6% (sau 12 tháng ĐT) và 38,7% (sau 24 tháng ĐT),
CSHQ đạt 43,9% và 37,3% (χ2=128,68; p<0,001). Về tình trạng trầm
cảm của người TCMT đang được điều trị bằng Methadone được tính
theo trung bình tổng điểm Kessler (thang đo mức độ trầm cảm), kết
quả đã giảm từ mức độ có nguy cơ trung bình xuống mức độ không
có nguy cơ sau 12 tháng điều trị.
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ BN tự đánh giá có chất lượng cuộc sống tốt
(n=751)
Tỷ lệ BN có chất lượng cuộc sống từ tốt trở lên từ 15%
15
(trước ĐT) đã tăng lên 52,5% (sau 12 tháng ĐT) và 55% (sau 24
tháng ĐT), CSHQ đạt 250% và 267,3% (χ2=312,14; p<0,001).
Tỷ lệ BN hài lòng với sức khỏe của mình từ 80,9% (trước
ĐT) đã tăng lên 94% (sau 12 tháng ĐT) và 94,1% (sau 24 tháng ĐT),
CSHQ đạt 16,2% và 16,3% (χ2=88,16; p<0,001).
Tỷ lệ BN tiếp cận và sử dụng DVYT, như can thiệp giảm tác
hại, truyền thông thay đổi hành vi,… tương đối cao, từ 75,8% (trước
ĐT), sau đó tiếp cận điều trị Methadone là 76,9% (sau 12 tháng ĐT)
và sau đó các dịch vụ chuyển tuyến được tăng cường lên 81,2% (sau
24 tháng ĐT).
Tỷ lệ BN tiếp cận và sử dụng DVXH không có sự thay đổi
đáng kể và vẫn ở mức độ rất thấp từ 14% (trước ĐT) đến 15,7% (sau
24 tháng ĐT).
3.2.6. Hiệu quả đạt được về kinh tế
3.2.4.1. Chi phí trên ngày/người điều trị

Khi bắt đầu triển khai, chi phí trung bình trên ngày/người
cao, ở mức trên 241.000 đồng. Chi phí trung bình giảm rất nhanh
xuống còn 42.700 đồng và 27.000 đồng trong 2 quý sau đó, chi phí
trung bình trên ngày/người điều trị chỉ còn xấp xỉ 21.700 đồng, khi
mô hình đạt mức 57% công suất thiết kế.
Biểu đồ 3.12. Cấu trúc tổng chi phí 6 CSĐT Methadone
giai đoạn một năm đầu
Với cơ cấu tổ chức như hiện nay, chi phí trên ngày/người
điều trị cho cơ sở điều trị Methadone với quy mô 150 bệnh nhân sẽ là
16
20.750 đồng (1,26 USD) (tỉ giá tại thời điểm quý I/2009 là
1USD=16.450 đồng), chi phí điều trị cho một người một năm sẽ là
460 USD. Tương tự như vậy, với cơ cấu tổ chức hiện có, khi cơ sở
điều trị Methadone đạt công suất 250 bệnh nhân thì chi phí trên
ngày/người chỉ còn 15.500 đồng. Với phương án tổ chức hợp lý, chi
phí trên ngày/người của mô hình Methadone có thể đạt đến mức chỉ
còn 12.500 đồng (0,76 USD) tại các cơ sở điều trị Methadone có quy
mô điều trị 400 bệnh nhân (chi phí cho một người trong một năm sẽ
là 277 USD).
17
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MA TUÝ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỨC KHOẺ, XÃ HỘI CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRƯỚC
KHI THAM GIA MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HẢI PHÒNG (2009)
4.1.1. Tình hình chung của hai thành phố
Về độ tuổi: Theo báo cáo của Bộ Công an năm 2012 người
nghiện ma túy trong toàn quốc đang có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi

dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 50,2%, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu
này người nghiện ma túy chủ yếu có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ
56,5%.
Kết quả nghiên cứu về trình độ học vấn cho thấy người nghiện
ma túy có trình độ rất đa dạng, trình độ trung học cơ sở chiếm tỉ lệ
cao nhất (45,5%), sau đấy là trình độ từ phổ thông trung học trở lên
(44,0%), thấp nhất là trình độ từ tiểu học trở xuống (10,5%).
4.1.2. Thực trạng sử dụng ma túy của bệnh nhân trước khi tham
gia mô hình điều trị Methadone
Về thời gian nghiện ma túy, kết quả nghiên cứu cho thấy,
nghiện ma tuý từ trên 5 năm - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%),
tiếp đến là từ trên 1 năm - 5 năm (36,4%). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khác kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Minh và cộng sự
(2008) thời gian sử dụng ma túy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
(48,0%). Kết quả nghiên cứu về loại ma túy thường sử dụng cho thấy
Heroin được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất (83,8%), tỷ lệ sử dụng
thuốc phiện chiếm 14,9.
4.1.3. Thực trạng tái nghiện ma túy của bệnh nhân
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tuyệt đại đa số bệnh
nhân (97,9%) đã từng tham gia cai nhiện ma tuý ít nhất một lần
nhưng bị thất bại, đa số có thời gian rất ngắn dưới 01 năm từ khi cai
nghiện đến khi tái nghiện lâu nhất (51,4%). Kết quả này cũng phù
hợp với Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công an về công tác cai
18
nghiện ma túy:
4.1.4. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân trước khi tham gia mô hình
điều trị Methadone
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân trước
điều trị Methadone là 28,4%, tỷ lệ nhiễm HBV và HCV là 16,4% và
56,9%. tương tự kết quả báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá và đáp

ứng nhanh tại tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình và Tuyên Quang (2011) cũng
cho thấy tỉ lệ dương tính với vi rút viêm gan C cao: 83,6% tại Hòa
Bình, 82,4% tại Bắc Kạn và 56% tại Tuyên Quang.
4.1.6. Về hành vi vi phạm pháp luật của bệnh nhân trước khi
tham gia mô hình điều trị Methadone.
Ma tuý còn là nguyên nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, là
nguồn gốc của nhiều loại tội phạm hình sự. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng cho thấy mối liên quan giữa nghiện ma túy và tội phạm,
tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật là 40,8%, tỷ lệ bệnh
nhân có tiền sự là 13,0%, tỷ lệ bệnh nhân có tiền án là 20,6%, bạo lực
gia đình là 90,4%.
4.1.7. Tình trạng việc làm của bệnh nhân trước khi tham gia mô
hình điều trị bằng Methadone
Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm là 64,0% và có thu nhập là
87,9%. Kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu của Lại Kim Anh và
cộng sự (2006-2007) tại TP. Cần Thơ cho thấy 71% đối tượng
NCMT thất nghiệp và nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2008-2009) tại
TP. Đà Nẵng (48%).
4.2. HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE
(GIAI ĐOẠN 2009-2011)
4.2.1. Tình trạng bệnh nhân bỏ tham gia nghiên cứu sau 12 tháng
và 24 tháng
Số bệnh nhân tham gia nghiên cứu ban đầu là 965 người, sau
12 tháng còn 852 bệnh nhân (có 11,7%, bỏ nghiên cứu) và sau 24
tháng còn 751 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (có 22,2% bỏ nghiên
cứu).
4.2.2. Hiệu quả của mô hình điều trị thay thế nghiện các CDTP
19
bằng Methadone

4.2.2.2 Hiệu quả đạt được về giảm sử dụng ma tuý, giảm hành vi
nguy cơ lây nhiễm các loại vi rút HIV, HBV, HCV của bệnh nhân
điều trị Methadone
Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh lý thuyết Methadone
làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp là phù hợp với thực tiễn: tỷ
lệ bệnh nhân dương tính với ma tuý khi xét nghiệm nước tiểu đã
giảm từ 100% (trước điều trị Methadone) xuống là 17,2% (sau 12
tháng điều trị Methadone) và 12,4% (sau 24 tháng điều trị
Methadone), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001, CSHQ
đạt sau 12 tháng 84% và sau 24 tháng 87,6%.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác như: Kết quả nghiên cứu của Viện
Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, Kết quả nghiên cứu của
Simpson DD, Sells SB trước điều trị 02 tháng là 100%, sau 01 năm
điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc Methadone tỷ lệ này giảm
xuống còn 36% và sau 03 năm điều trị tỉ lệ này giảm 22%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiêm chích
ma tuý đã giảm từ 83,2% (trước điều trị Methadone) xuống 8,2%
(sau 12 tháng điều trị Methadone) và giảm xuống còn 6,7% (sau 24
tháng điều trị Methadone), sự khác biệt giữa trước điều trị với sau
điều trị 12 tháng và 24 tháng có ý nghĩa thống kê với p<0,001, CSHQ
đạt được sau 12 tháng 91% và sau 24 91,9%.
Hiệu quả của điều trị Methadone trong việc phòng chống lây
nhiễm HIV: trước điều trị là 28,2% sau 12 tháng điều trị Methadone
là 28,2% và sau 24 tháng điều trị Methadone là 28,4 và p>0,05, trong
02 năm, những bệnh nhân tham gia mô hình Methadone chỉ có 01
bệnh nhận bị nhiễm mới HIV. So sánh với tỉ lệ nhiễm mới, tỷ lệ
nhiễm HIV trong cộng đồng cùng thời gian đó cho thấy hiệu quả của
Methadone trong phòng, chống lây nhiễm HIV tại Việt Nam.
Mặc dù tỷ lệ có tăng nhẹ sau điều trị, nhưng điều trị

Methadone cũng đã hạn chế rất nhiều các bệnh lây truyền qua đường
máu khác như Viêm gan B, Viêm gan C… tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh
20
Viêm gan B có tăng từ 16,1% trước điều trị Methadone lên 17,3%
sau 24 tháng điều trị Methadone, nhưng sự khác biệt của các tỷ lệ
trên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
4.2.2.3 Hiệu quả mô hình điều trị Methadone đối với sức khỏe và
việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội
Những lợi ích của điều trị Methadone ngoài việc giảm sử
dụng ma túy, giảm tiêm chích… còn giúp người nghiện cải thiện sức
khỏe, tình trạng dinh dưỡng, cải thiện và ổn định quan hệ với gia
đình.
4.2.2.4. Bàn luận về hiệu quả mô hình điều trị Methadone làm
giảm phạm tội trong đối tượng tham gia điều trị
Điều trị Methadone góp phần điều chỉnh hành vi tâm lý giúp
người bệnh hiền lành hơn, sống hướng thiện hơn, có cơ hội để cải
thiện cuộc sống, dễ tái hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động
bình thường của xã hội, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử ở nơi làm việc
theo khuyến cáo của UNAIDS.
4.2.2.5. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tăng cơ hội có việc
làm của bệnh nhân
Người tham gia điều trị Methadone có nhiều cơ hội tìm kiếm
việc làm cũng như có việc làm trở lại. Kết quả nghiên cứu của đề tài
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có việc làm sau điều trị đã tăng lên.
Phù hợp với nghiên cứu của Simpson DD, Sells SB, tỷ lệ người có
việc làm sau điều trị đã tăng lên từ 33% trước điều trị một năm, sau
điều trị 03 năm tỉ lệ này đã tăng lên gần 60%.
4.2.2.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình điều trị Methadone
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài,với cơ cấu tổ chức như
hiện nay, khi cơ sở điều trị Methadone đạt công suất 250 bệnh nhân

thì chi phí trên ngày/người chỉ còn 15.500 đồng, chi phí cho điều trị
Methadone cho một người trong một năm tại Việt Nam từ 277- 460
USD là rất thấp so với số tiền một người nghiện phải bỏ ra hàng ngày
cho việc sử dụng ma túy bất hợp pháp. Trung bình một ngày người
nghiện ma túy phải bỏ ra từ 200.000 - 400.000 đồng cho việc sử dụng
ma túy bất hợp pháp. Tổng chi phí vận hành một cơ sở điều trị
21
Methadone quy mô như vậy là 1,82 tỷ đồng một năm (khoảng gần
111.000 USD).
Chi phí điều trị methadone ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so
với chi phí điều trị Methadone tại Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu của
Hubbard RL, Harwood HJ, Collins JJ, Rachal JV và theo kết quả
nghiên cứu của NIDA (1991) qua các dữ liệu, báo cáo của cơ quan
điều trị lạm dụng ma túy thành phố New York, ước tính chi phí điều
trị Methadone tại Mỹ là 2.400 USD cho 1 người / 1 năm. Chi phí cho
điều trị Methadone tại Úc là 6.096 đô la Úc (1 đô la Úc xấp xỉ gần
bằng 1 đô la Mỹ). Tuy nhiên, nếu so với chi phí để điều trị
Methadone tại Hồng Kông thì Việt nam cao hơn, (ở Hồng Kông là 01
đô la Hồng Kông/1 người/1 ngày, tương đương 0,13 USD).
22
KẾT LUẬN
1. Mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến sức
khỏe, xã hội của người nghiện ma tuý trước khi tham gia mô hình
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (2009).
Người nghiện CCDTP tham gia điều trị Methadone đại bộ
phận là nam giới (94,9%), sử dụng ma tuý loại Heronin là chính
(83,8%), chủ yếu sử dụng bằng đường tiêm chích (83,4%); Hầu hết
các đối tượng đã đi cai nghiện ma tuý nhưng đều thất bại (97,9%).
Tỷ lệ nhiễm vi rút HIV, HBV, HCV của nhóm nghiên cứu

cao: HIV (28,4%), viêm gan B (16,4%), viêm gan C (56,9%).
Các đối tượng tham gia điều trị có các hành vi phạm tội và
bạo lực gia đình cao: hành vi vi phạm pháp luật (40,8%); có tiền sự
(13%), tiền án (20,6%); hành vi bạo lực gia đình chiếm tỷ lệ rất cao
(90,4%); tỷ lệ không có việc làm là 36%.
Phần lớn các đối tượng có vấn đề sức khoẻ tâm thần
(73,5%), nhưng hầu hết chưa được tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều
trị tâm thần. tỷ lệ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội cũng
rất thấp.
2- Hiệu quả mô hình “Điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tại thành phố Hồ Chí Minh
và Hải Phòng, giai đoạn 2009-2011.
Có hiệu quả rõ rệt về giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp ở
những người tham gia điều trị Methadone: tỷ lệ sử dụng ma túy giảm
từ 100% trước khi điều trị xuống còn 17,2% sau 12 tháng và còn
12,4% sau 24 tháng điều trị (CSHQ: 84,2% và 87,4%; p<0,001).
Hiệu quả về thay đổi hành vi có lợi để dự phòng lây nhiễm
HIV được cải thiện tốt hơn: Tỷ lệ bệnh nhân TCMT giảm từ 83,2%
ban đầu xuống còn 8,2% sau 12 tháng điều trị và 6,7% sau 24 tháng;
tỷ lệ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục với gái bán dâm tăng từ
86,2% lên 100% sau 12 tháng và duy trì đến 24 tháng.
23
Có hiệu quả rõ rệt của điều trị Methadone trong phòng lây
nhiễm 3 căn bệnh truyền nhiễm là HIV, viêm gan B và viêm gan C:
không có sự khác biệt (p>0,05) về tỷ lệ nhiễm HIV trước điều trị so
với sau điều trị 12 tháng và sau 24 tháng; tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B
và viêm gan C mặc dù có tăng nhẹ với tỷ lệ tăng tương ứng sau 12
tháng (0,4% và 0,5%) và sau 24 tháng (0,8% và 2,4%) nhưng cũng
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Điều trị Methadone làm giảm các phạm pháp trong gia đình

và xã hội: Tỷ lệ có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 39,1% xuống
2,7% sau 12 tháng và còn 1,6% sau 24 tháng (CSHQ: 93,1% và
95,9%; p<0,001); Tỷ lệ có hành vi bạo lực gia đình giảm từ 86,7%
xuống 4,8% sau 12 tháng và còn 2,3% sau 24 tháng;
Các vấn đề về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân điều trị Methadone cũng được cải thiện rõ rệt: Tỷ lệ có vấn đề
về sức khỏe tâm thần giảm 27,1% sau 12 tháng và 23% sau 24 tháng;
có chất lượng cuộc sống từ tốt trở lên tăng thêm 37,5% sau 12 tháng
và thêm 40,1% sau 24 tháng.
Chi phí điều trị Methadone trên ngày/người chỉ khoảng
15.500 đồng tại cơ sở điều trị Methadone với quy mô 250 bệnh nhân,
thấp hơn rất nhiều so với chi phí hàng ngày người nghiện phải bỏ ra
cho việc sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân điều trị Methadone được tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội còn thấp và
không cải thiện được sau 12 tháng và 24 tháng điều trị.
24
KIẾN NGHỊ
1. Với những kết quả đạt được như trên, đề nghị nhân rộng
mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, góp phần giải quyết
vấn nạn ma túy đang bức xúc trong cộng đồng hiện nay.
2. Các dịch vụ hỗ trợ về y tế (như điều trị ARV, điều trị tâm
thần, điều trị Lao ) cho các bệnh nhân điều trị Methadone của 2
thành phố còn ở mức độ thấp; đồng thời các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho
bệnh nhân (như hỗ trợ sau cai, các dịch vụ pháp lý, dịch vụ xã hội…)
cũng còn rất thấp, do đó cần nghiên cứu và có các giải pháp để tăng
sự sẵn có và kết nối các dịch vụ nói trên cho bệnh nhân điều trị
Methadone.


×