TR NG I H C C N TH
KHOA KINH T - QU N TR KINH DOANH
LU N V N T T NGHI P
PHÂN TÍCH HO
T NG THANH TOÁN
QU C T T I NGÂN HÀNG TH NG M I C
PH N CÔNG TH NG VI T NAM
CHI NHÁNH CÀ MAU
Giáo viên h
✂✁
ng d
✄
n: Sinh viên th
☎
c hi
✆
n:
Ths. INH TH L TRINH VÕ MINH
MSSV : 4074645
L
✁
p: Ngo
✝
i Th
✂✞
ng A1
Khóa: 33
C n Th , 2010
-- Converted from Word to PDF for free by Fast PDF -- www.fastpdf.com --
i
LỜI CẢM TẠ
Qua bốn năm học ở Trường ñại học Cần Thơ, em luôn ñược sự chỉ bảo và
giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, nhất là Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD
ñã truyền ñạt cho em về lý thuyết cũng như về thực tế trong suốt thời gian học
tập ở trường.
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt
Nam chi nhánh Cà Mau, ñược học hỏi thực tế và sự hướng dẫn giúp ñỡ nhiệt tình
của Ban Lãnh ðạo và các cô chú trong ngân hàng, ñặc biệt là cùng với sự chỉ dạy
của Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD ñã giúp em hoàn thành ñề tài tốt nghiệp.
Em kính gửi lời cảm ơn ñến Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD ñã truyền ñạt
cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, ñặc biệt là cô ðinh Thị Lệ Trinh ñã
tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em kính gửi lời cảm ơn ñến Ban Lãnh ðạo và các cô chú Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau ñã tận tình giúp
ñỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận
văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận ñược sự ñóng góp
của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh ðạo Chi nhánh giúp em khắc phục ñược những
thiếu sót và khuyết ñiểm.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa KT- QTKD, Ban Giám ðốc và toàn
thể Quý Cô Chú trong Ngân hàng lời chúc sức khoẻ và luôn thành ñạt.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Võ Minh ðệ
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan rằng ñề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong ñề tài là trung thực, ñề tài không trùng với bất kỳ ñề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Võ Minh ðệ
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
Ngày …. tháng …. năm 2010
Thủ trưởng ñơn vị
(ký tên và ñóng dấu)
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
• Họ và tên người hướng dẫn:
• Học vị:
• Chuyên ngành:
• Cơ quan công tác:
• Tên học viên : Võ Minh ðệ
• Mã số sinh viên : 4074645
• Chuyên ngành : Kinh tế ngoại thương
• Tên ñề tài : Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
chi nhánh Cà Mau
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của ñề tài với chuyên ngành ñào tạo:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. Về hình thức:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của ñề tài
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
4. ðộ tin cậy của số liệu và tính hiện ñại của luận văn
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả ñạt ñược .........................................................
.....................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
7. Kết luận
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm 2010.
NGƯỜI NHẬN XÉT
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày……tháng …. năm 2010
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
vi
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu. ........................................................................ 1
1.1.2. Căn cứ thực tiễn..................................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................... 3
1.3.3. ðối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4
2.1.1. Sơ lược về hoạt ñộng thanh toán quốc tế .................................................. 4
2.1.2. Một số phương thức thanh toán quốc tế .............................................. 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 18
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 18
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 18
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 19
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU ............................ 20
3.1. SỰ THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU ................. 20
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 22
3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ðỘNG KINH DOANH .......................... 25
3.4. ðỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHCT CÀ MAU TRONG THỜI
GIAN TỚI ......................................................................................................... 32
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ðỘNG CỦA NHCT CÀ MAU
.......................................................................................................................... 33
vii
3.5.1. Phương hướng: .................................................................................... 33
3.5.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................ 34
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ðỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU ...... 35
4.1. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHCT CÀ MAU 35
4.2. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC TTQT .................................................. 41
4.3. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC TTQT .................................................. 48
Chương 5: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HOẠT ðỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CÀ MAU .................................................. 53
5.1. THUẬN LỢI .............................................................................................. 53
5.1.1. Có uy tín trường quốc tế ...................................................................... 53
5.1.2. Có kinh nghiệm nhiều năm trong thanh toán quốc tế ........................... 53
5.1.3. Có số lượng và quy mô khách hàng truyền thống lớn: ......................... 54
5.1.4. ðội ngũ cán bộ có trình ñộ, năng lực tư vấn, thực hiện nghiệp vụ TTQT
hoàn hảo ............................................................................................................ 54
5.1.5. Hệ thống thông tin ñiện toán thông suốt .............................................. 54
5.1.6. Có ñịa ñiểm giao dịch thuận lợi ........................................................... 55
5.1.7. Có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước .................................................... 55
5.1.8. Những giải pháp phát triển ñúng ñắn của NHCTVN ............................ 55
5.2. KHÓ KHĂN .............................................................................................. 55
5.2.1. Phương thức thanh toán chưa ña dạng ................................................. 55
5.2.2. Cơ chế tín dụng, TTQT, mua bán ngoại tệ của chi nhánh còn quá thắt
chặt chưa giải quyết ñược tính ñặc thù từng khu vực, từng nhóm khách hàng:... 56
5.2.3. Sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác: ........................................ 56
5.2.4. Khó khăn từ phía khách hàng gây ra: ................................................... 56
5.2.5. Hệ thống ngân hàng ñại lí chưa rộng khắp ........................................... 57
5.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ðỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NHCT CÀ MAU ...................................................................... 57
viii
5.3.1. Hoàn thiện cơ chế tín dụng, TTQT, tài trợ thương mại và thu mua ngoại
tệ: ...................................................................................................................... 57
5.3.2. Ứng dụng chiến lược maketing trong hoạt ñộng kinh doanh của Ngân
Hàng ................................................................................................................. 58
5.3.3. Thực hiện chiến lược hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ của khách hàng ......... 58
5.3.4. Nâng cao trình ñộ nghiệp vụ của thanh toán viên: ................................ 59
5.3.5. ðẩy mạnh hợp tác quốc tế ................................................................... 59
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 60
6.1 KẾT LUẬN
........................................................................................................ 60
6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 61
6.2.1. ðối với NHCTVN ............................................................................... 61
6.2.2. ðối với NHNN: ................................................................................... 62
6.2.3. ðối với Nhà nước và chính quyền ñịa phương: .................................... 62
6.2.4. ðối với khách hàng: ............................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của NHCT Cà Mau 2007-2009 và 6 tháng
ñầu năm 2009-2010 .................................................................................. 26
Bảng 2: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCT Cà Mau 2007-2009 và 6
tháng ñầu năm 2009-2010 ................................................................................ 36
Bảng 3: Doanh số thanh toán hàng nhập tại NHCT Cà Mau 2007-2009 và 6 tháng
ñầu năm 2009-2010 .......................................................................................... 42
Bảng 4: Giá trị thanh toán theo từng phương thức 2007-2009 và 6 tháng ñầu năm
2009-2010 ........................................................................................................ 49
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ ñồ cơ cấu tổ chức NHCT Cà Mau .................................................... 21
Hình 2: Cơ cấu doanh thu tại NHCT Cà Mau 2007-2009 ................................. 27
Hình 3: Cơ cấu chi phí tại NHCT Cà Mau 2007-2009 ...................................... 29
Hình 4: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của NHCT Cà Mau 2007-2009 ............ 31
Hình 5: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của NHCT Cà Mau 6 tháng ñầu năm
2009-2010 ........................................................................................................ 32
Hình 6: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt ñộng TTQT tại NHCT
Cà Mau năm 2007 ............................................................................................. 37
Hình 7 Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt ñộng TTQT tại NHCT
Cà Mau năm 2008 ............................................................................................ 37
Hình 8: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất và nhập trong hoạt ñộng TTQT tại NHCT
Cà Mau năm 2009 ............................................................................................. 37
Hình 9: Giá trị thanh toán quốc tế tại NHCT Cà Mau giai ñoạn 2007 – 2009 .... 38
Hình 10: Giá trị thanh toán quốc tế tại NHCT Cà Mau 6 tháng ñầu năm 2009 - 2010 ... 40
Hình 11: Giá trị thanh toán hàng xuất khẩu tại NHCT Cà Mau và kim ngạch xuất
khẩu thủy sản Cà Mau 2007-2009 ..................................................................... 43
Hình 12: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức
thanh toán năm 2007 ......................................................................................... 44
Hình 13:
Tỉ trọng thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức
thanh toán năm 2008
................................................................................................. 44
Hình 14: Tỉ trọng thanh toán hàng xuất tại NHCT Cà Mau theo từng phương thức
thanh toán năm 2009 ......................................................................................... 44
Hình 15: Giá trị từng phương thức thanh toán quốc tại tại NHCT Cà Mau theo
ñơn vị hàng xuất 2007 – 2009 .......................................................................... 45
Hình 16: Giá trị từng phương thức thanh toán quốc tại tại NHCT Cà Mau theo
ñơn vị hàng xuất 6 tháng ñầu năm 2009 – 2010 ................................................. 46
xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮC
Tiếng Việt
DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
DV Dịch vụ
HðQT Hội ñồng quản trị
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NH Ngân hàng
NHCTVN Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
NHNNoPTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNNVN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NK Nhập khẩu
TMCP Thương mại cổ phần
TTXNK Thanh toán xuất nhập khẩu (chuyển tiền bằng ñiện có chứng từ)
TTQT Thanh toán quốc tế
TTXNK Thanh toán xuất nhập khẩu
VNð Việt Nam ñồng
XK Xuất khẩu
XTTM Xúc tiến thương mại
Tiếng Anh
CAD Cash against documents (Trả tiền ngay)
COD Cash on delivery (Trả tiền mặt khi giao hàng)
EU European Union (Liên minh châu Âu )
L/C Letter of Credict (Tín dụng chứng từ)
TTR Telegraphic transfer reimbursement
SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
(Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu)
USD
United States dollar (ðồng tiền Mỹ)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
xii
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 1 - SVTH: Võ Minh ðệ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, Việt Nam
chúng ta ñang trên ñường mở cửa hội nhập, hợp tác, giao lưu buôn bán quốc tế.
ðặc biệt vào năm 2007, khi chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
kinh tế thế giới (WTO), một sự kiện mở ra kỷ nguyên phát triển toàn diện của
kinh tế Việt Nam, mà tiên phong là thương mại quốc tế (chủ yếu là hoạt ñộng
xuất nhập khẩu), một hoạt ñộng chiếm vị trí vô cùng quan trọng cho sự phát triển
bền vững của quốc gia. Nhận thấy ñược tầm quan trọng của thương mại quốc tế,
cả nước nói chung và từng ñịa phương nói riêng ñang từng bước ñi trên con
ñường hội nhập và phát triển của thế giới, cố gắng từng bước phát huy hết tiềm
năng của mình ñể vinh danh trên thương trường quốc tế vô cùng khắc nghiệt
nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước.
Song song với xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu cả nước nói chung hay tại tỉnh Cà Mau nói riêng ñã, ñang và sẻ không
ngừng mở rộng và hội nhập ñể ñạt ñược những mục tiêu ñã ñề ra trong tiến trình
phát triển của mình. Tuy nhiên, ñể phục vụ cho hoạt ñộng của các doanh nghiệp
này ñược diển ra thông suốt, thuận tiện và dễ dàng, thì vai trò trung gian của hoạt
ñộng thanh toán quốc tế là tất yếu và ngày càng chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Nhận thấy ñược những vấn ñề cấp bách ñó của các doanh nghiệp trên ñịa
phương, cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) khác Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần Công Thương Cà Mau (NHCT Cà Mau) ñã mạnh dạng ñầu tư phát
triển hoạt ñộng thanh toán quốc tế, một mặt vừa tạo doanh thu, ña dạng quá sản
phẩm kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và thương hiệu uy tín cho bản thân
ngân hàng, mặt khác cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi
xuất khẩu từ ñó tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp
trên ñịa bàn, ñể góp phần thúc ñẩy sự phát triển bền vững của ñịa phương nói
riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ thực tế ñó tôi ñã chọn ñề tài “PHÂN
TÍCH HOẠT ðỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 2 - SVTH: Võ Minh ðệ
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
CÀ MAU” ñể nghiên cứu rõ hơn về hoạt ñộng, thuận lợi, khó khăn của hoạt
ñộng thanh toán quốc tế (TTQT) tại ngân hàng, trên cơ sở ñó ñề xuất một số giải
pháp ñể chi nhánh từng bước khắc phục nhược ñiểm ñể nâng cao phát triển hơn
dịch vụ, hoạt ñộng kinh doanh của mình.
1.1.2. Căn cứ thực tiễn.
Cà Mau, là một những ñịa phương có hoạt ñộng kinh tế rất năng ñộng nhờ
lợi thế nông – lâm - thủy sản của mình, trong ñó xuất khẩu thủy sản là một thế
mạnh ñặc biệt của tỉnh với nhiều doanh nghiệp hoạt ñộng xuất khẩu ñạt kim
ngạch xuất khẩu 632,85 triệu USD vào năm 2009 (chiếm 98% tổng kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh), là tỉnh xuất khẩu thủy sản cao nhất ðồng Bằng Sông Cửu
Long (ðBSCL) và cả nước.
Hơn nữa, thực hiện tốt vai trò thanh toán của mình ñồng nghĩa là ngân hàng
ñã góp phần rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, cho khách hàng và cho
chính ngân hàng. Là một trong những ngân hàng có uy tín và ñược thành lập từ
lâu trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc gia và trên ñịa bàn của tỉnh cà
mau, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Cà Mau
ñã nhận thấy ñược nhu cầu cấp thiết ñó của các doanh nghiệp trong tỉnh, nên ñã
phát triển và ngày càng hoàn thiện dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, ñể có thể
ñáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ñang
hoạt ñộng trên ñịa phương và những ñịa phương lân cận khác. ðáp ứng ñược nhu
cầu ñó có nghĩa là ngân hàng ñã gián tiếp góp phần tạo nên sự phát triển bền
vững và hài hoài giữa doanh nghiệp, với ñịa phương và ñất nước, từng bước phát
huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh nông – lâm - thủy sản của vùng và vì mục
tiêu “dân giàu – nước mạnh” mà ðảng - Nhà Nước ñã ñề ra.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt ñộng thanh quốc tế của NHCT Cà Mau, ñể từ ñó tìm ra
những giải pháp ñể nâng cao hoạt ñộng thanh toán tại ngân hàng.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 3 - SVTH: Võ Minh ðệ
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt ñộng thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cà Mau
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của NHCT Cà Mau trong hoạt ñộng
thanh toán quốc tế
ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
ðề tài ñược thực hiện chủ yếu tại ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam – chi nhánh Cà Mau
1.3.2. Phạm vi thời gian
Số liệu ñề tài ñược thực hiện chủ yếu từ năm 2007 ñến 6 tháng ñầu năm
2010
Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 09/2010 ñế tháng 11/2010
1.3.3. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
ðề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt ñộng TTXNK tại ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Hà Nội”- tác giả Hồ Thu Thủy. Trong ñó tác giả nêu lên
thực trạng hoạt ñộng TTXNK tại NHNNoPTNT Hà Nội trong giai ñoạn 1995-
2000 và ñề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ñộng TTXNK tại ñơn vị
ðề tài “Phân tích hiệu quả hoạt ñông TTXNK tại ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam chi nhánh Cà Mau” - tác giả Nguyễn ðức Xinh.
Trong ñó tác giả nêu lên thực trạng thực trạng, hiệu quả hoạt ñộng TTXNK tại
NHCT Cà Mau và một số giai pháp nâng cao hoạt ñộng TTNXK tại ñơn vị.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 4 - SVTH: Võ Minh ðệ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Sơ lược về hoạt ñộng thanh toán quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt ñộng kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này
với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế dựa
trên việc vận dụng tổng hợp các ñiều kiện thanh toán trong quan hệ thanh toán giữa
các Ngân hàng (NH) của các nước liên quan.
2.1.1.2. Các văn kiện pháp lý quan trọng trong thanh toán quốc tế
Ngày nay, mỗi quốc gia, ñất nước ñều có những quy ñịnh, luật lệ và tập
quán kinh tế riêng ñể ñiều chỉnh hoạt ñộng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, thanh
toán quốc tế không chỉ phải là hoạt ñộng của một quốc gia mà là hoạt ñộng ñược
thực hiện giữa nhiều quốc gia khác nhau, nên ñôi khi những ñiều luật của quốc
gia này không phù hợp với ñiều luật và tập quán của quốc gia khác. Vì vậy, cần
phải có một hệ thống văn bản pháp lý chung ñể ñiều chỉnh hoạt ñộng thanh toán
quốc tế cho tất cả các quốc gia tham gia hoạt ñộng thanh toán quốc tế:
• Luật và công ước quốc tế:
Công ước liên hiệp quốc về hoạt ñộng mua bán quốc tế (united nations
convention on contract for international sale of goods_wien convention 1980)
Công ước Geneve 1930 về luật thống nhất và lệnh phiếu quốc tế
(International promissory note_ UN convention 1930)
Công ước Geneve về Séc quốc tế (Geneve convention for check 1931)
Các nguồn luật về công ước quốc tế về vận tải bảo hiểm (incoterm 2000,
incoterm 2003)
Các hiệp ñịnh song phương và ña phương
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 5 - SVTH: Võ Minh ðệ
• Các nguồn luật quốc gia:
Bộ luật dân sự
Luật thương mại
Luật ngoại hối
Luật các công cụ chuyển nhượng
Luật thanh toán quốc tế
• Thông lệ và tập quán quốc tế:
Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ (Uniform customs
and practice for Documentary Credict-gọi tắc là UCP)
Quy tắc thông nhất về nhờ thu (Uniform rules for collection-gọi tắc là
URC)
Quy tắc về hoàn trả liên ngân hàng (The Uniform for Bank-to-Bank
Reimbursement under Document Credict - gọi tắc là URR)
ðiều kiện về thương mại quốc tế (International Commercial Terms –
INCOTERMS)
Trình tự ưu tiên theo tính pháp lý giảm dần là: Công ước và luật quốc tế;
Luật quốc gia; Thông lệ và tập quán quốc tế:
Nếu có những mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì luật quốc gia sẽ ñược ưu
tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý ñối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công
ước và luật quốc tế sẽ ñược ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý ñối với luật
quốc gia.
Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật tùy
ý. ðiều này ñược thể hiện ở những nội dung sau:
-Chỉ có hiệu lực khi trong hợp ñồng có dẫn chiếu áp dụng rỏ ràng, ñồng
thời một khi trong hợp ñồng có dẫn chiếu áp dụng thì chúng lại trở thành văn bản
có tính chất bắt buộc thực hiện.
-Các bên tham gia có thể loại trừ, sửa ñổi, bổ sung các ñiều khoản của
thông lệ quốc tế, trong trường hợp này thì những quy ñịnh trong hợp ñồng sẽ
ñược ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý ñối với thông lệ và tập quán quốc tế.
-Tính chất pháp lý là dưới luật quốc gia.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 6 - SVTH: Võ Minh ðệ
2.1.1.3. ðiều kiện thanh toán xuất nhập khẩu
Trong quan hệ thanh toán quốc tế của các công ty ở giữa các nước thì liên
quan ñến quyền lợi và nghĩa vụ mà ñôi bên ñề ra ñể giải quyết và thực hiện
ñược quy ñịnh lại thành những ñiều kiện. Những ñiều kiện ñó bao gồm: ñiều
kiện về tiền tệ, về ñịa ñiểm, về thời gian và về phương thức thực hiện thanh
toán.
-ðiều kiện về tiền tệ: Là việc quy ñịnh thống nhất sử dụng ñơn vị tiền tệ
nào ñể tính toán và thanh toán trong các hợp ñồng xuất nhập khẩu, ñồng thời
quy ñịnh phương thức xử lý khi có sự biến ñộng về giá trị của ñồng tiền ñó.
Trong hợp ñồng mua bán ngoại thương, ñồng tiền chọn sử dụng phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thế giữa hai bên mua bán, vị trí của
ñồng tiền thanh toán trên thị trường quốc
tế...ðặc biệt
là khả năng ñảm bảo hối
ñoái của nó.
-ðiều kiện về thời gian thanh toán: Chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải
trả tiền cho người xuất khẩu theo quy ñịnh trong hợp ñồng ngoại thương.
Thông thường có ba cách quy ñịnh về thời gian thanh toán: trả tiền trước, trả
tiền ngay và trả tiền sau.
+ Thời gian trả tiền trước: Là sau khi ký hợp ñồng hoặc sau khi bên
xuất khẩu chấp nhận ñơn ñặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao
hàng, thì bên nhập khẩu phải trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền
hàng. Trả tiền trước có thể là với mục ñích của người nhập khẩu cấp tín dụng
ngắn hạn cho người xuất khẩu. Song cũng với mục ñích nhằm ñảm bảo thực
hiện hợp ñồng của người nhập khẩu. Việc ứng trước tiền hàng thường ñược áp
dụng trong các trường hợp khối lượng hàng hoá lớn, thời gian sản xuất dài,
người bán không ñủ vốn hoặc cả hai bên không thật sự tin tưởng lẫn nhau.
+ Thời gian trả tiền ngay: Có nghĩa là người nhập khẩu phải thực hiện
thanh toán cho người xuất khẩu ngay khi nhận ñược ñiện báo chuyển hàng, trả
ngay khi nhận ñược bộ chứng từ hoặc ngay khi nhận ñược lô hàng ñầu tiên.
+ Thời gian trả tiền sau: Theo cách này người nhập khẩu ñã nhận ñược
hàng, thậm chí sử dụng một thời gian nhất ñịnh mới thanh toán cho người xuất
khẩu. Như vậy, thực chất người xuất khẩu ñã cấp tín dụng cho người nhập
khẩu.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 7 - SVTH: Võ Minh ðệ
Trong thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào tính chất, ñối tượng hàng hoá
hay dịch vụ cung ứng mà áp dụng một trong ba cách trả tiền.
-ðiều kiện về ñịa ñiểm thanh toán: Trong thanh toán ngoại thương, ñịa
ñiểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu
hoặc ở nước thứ ba. Nhưng trên thực tế, việc xác ñịnh ñịa ñiểm thanh toán là
do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết ñịnh, ñồng thời cũng thấy rằng
dùng ñồng tiền thanh toán của nước nào thì ñịa ñiểm thanh toán thường là nước
ấy.
-ðiều kiện về phương thức thanh toán: ðiều kiện này quy ñịnh cách thức
nhận, trả tiền hàng hóa, dịch vụ trong từng món giao dịch, mua bán giữa các bên.
Trong quan hệ thương mại quốc tế người ta có thể chọn nhiều phương thức thanh
toán khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng nhằm
ñảm bảo quyền lợi của cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu như: Nhận hàng ñúng hạn,
ñúng số lượng, chất lượng hay thu tiền ñầy ñủ và ñúng hạn. Ngay nay phương
thức thanh toán bằng L/C ñược áp dụng nhiều nhất trong các hợp ñồng ngoại
thương, vì ñây là phương thức ñảm bảo ñược lợi ích của cả nhà xuât và nhập
khẩu cao nhất.
2.1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng ñến hoạt ñộng thanh toán quốc tế
a) Từ phía Ngân Hàng:
Ngân Hàng phải ñáp ứng ñược nhu cầu xin vay ngoại tệ của khách hàng ñể
mở L/C nhập hàng từ nước ngoài, ñảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng
nước ngoài. Tuy nhiên, việc cho vay bằng ngoại tệ sẽ gây không ít khó khăn cho
cả khách hàng xin vay và NHTM cho vay cả sự biến ñộng của tỷ giá cũng như
khả năng cung cấp tín dụng ngoại tệ của các NHTM hiện nay.
Khoa học công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn ñến chất lượng hoạt
ñộng TTQT, việc cải tiến phần mềm chương trình TTQT và tham gia vào mạng
SWIFT ñã tạo ñiều kiện cho NHTM thực hiện việc mở L/C và thanh toán nhanh
chóng, chính xác hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt
ñộng TTQT ở các NHTM còn chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập do sự chậm trễ,
không cập nhật ngay ñược thông tin, nhiều khi gây ách tắt trong hoạt ñộng thanh
toán.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 8 - SVTH: Võ Minh ðệ
Trình ñộ cán bộ thanh toán cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không
nhỏ ñến chất lượng hoạt ñộng TTQT, sự am hiểu về lĩnh vực thanh toán, về thị
trường trong và ngoài nước…sẽ giúp thanh toán viên hạn chế ñược rủi ro, và có
thể tư vấn thêm cho khách hàng trong những trường hợp khách hàng ñang ở thế
bất lợi hoặc có sự lừa dối của ñối tác.
Hoạt ñộng quản lý trong nội bộ ngành ñảm bảo cho hoạt ñộng kinh doanh
ñược thực hiện theo ñúng pháp luật, ñúng ñịnh hướng và mục tiêu của ngành ñề
ra, ñảm bảo cho hoạt ñộng TTQT có hiệu quả, nâng cao uy tín của Ngân Hàng,
thu hút khách hàng mới, duy trì những kết quả ñã ñạt ñược.
b) Từ phía khách hàng
Trình ñộ, kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia hoạt ñộng
TTQT chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng TTQT.
Nếu khách hàng am hiểu ñối tác của mình, có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ
xuất nhập khẩu thì sẽ ñảm bảo cho hoạt ñộng kinh doanh của mình ñạt kết quả
tốt, không gặp rủi ro. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam thường thiếu thông
tin thương mại, chưa nắm chắc về ñối tác kinh doanh của mình trên thị trường
quốc tế, do vậy thường gặp những rủi ro trong hoạt ñộng xuất nhập khẩu. Việc
thiếu thông tin nhất ñịnh về ñối tác cũng như về nghiệp vụ TTQT khiến cho các
doanh nghiệp thường gặp những thiếu xót khi thực hiện giao dịch với NH như:
Với vai trò là nhà xuất khẩu: thường không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập
chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai quy cách hàng hóa so với L/C hoặc
không ñầy ñủ.
Còn ñối với hoạt ñộng nhập khẩu: các doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò
tham mưu của NH trong việc ký kết hợp ñồng, nên ñôi khi dẫn ñến việc ký kết
hợp ñồng thiếu chặt chẽ, có những ñiều khoản gây bất lợi cho doanh nghiệp,
hoặc việc lựa chọn NH thông báo trong hợp ñồng không có quan hệ ñại lý với
NHTM…buộc NH phải tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp ñiều chỉnh lại
những ñiều khoản trong L/C ñể hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, hoặc NHTM
phải lựa chọn một NH trung gian khác mà NHTM có ñại lý. Việc ñiều chỉnh
hoặc bổ sung này sẽ gây chậm trễ và tốn kém cho khách hàng.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 9 - SVTH: Võ Minh ðệ
c) Từ hoạt ñộng quản lý của Nhà Nước:
Nhà Nước quản lý các hoạt ñộng của nền kinh tế thông qua luật pháp và các
chính sách kinh tế vĩ mô. Luật pháp quốc gia tạo hành lang pháp lý cho các hoạt
ñộng của nền kinh tế. Tuy nhiên, luật dành cho hoạt ñộng TTQT của Việt Nam
còn thiếu, bất cập, nhiều văn bản ñã ñược ban hành nhưng không còn phù hợp
với ñiều kiện hiện tại. Chưa có một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao
dịch TTQT cho ngành NH và từng ngành chức năng có liên quan. Các văn bản
hiện hành quy ñịnh chồng chéo, qua nhiều lần sửa ñổi, bổ sung nên khó thực
hiện. Bên cạnh ñó, hiệu lực pháp lý chưa cao, còn nhiều khe hở, tạo ñiều kiện
cho khách hàng lợi dụng ñể thực hiện những mục ñích thiếu trung thực trong
kinh doanh.
Chính sách của Nhà Nước về xuất nhập khẩu phải ñược xem xét kỹ trên
quan hệ cung cầu, giá cả thị trường…ñể quy ñịnh về khối lượng, thời gian, mặt
hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu ñể tạo sự ổn ñịnh
cho nền kinh tế, ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, khuyến khích các doanh
nghiệp ñầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh ñó cũng phải kể ñến những nhân tố khác cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ ñến hoạt ñộng TTQT như: tỷ giá hối ñoái và xu hướng toàn cầu hóa,
tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính,…ñây là những nhân tố quan trọng
ảnh hưởng ñến mạnh mẽ ñến nền kinh tế trong nước cũng như hiệu quả của hoạt
ñộng TTQT.
2.1.1.5. Vai trò của NHTM trong hoạt ñộng TTQT
a) ðối với hoạt ñộng ngoại thương
Là cầu nối trung gian thanh toán giữa các nhà xuất nhập khẩu với nhau.
Tiến hành thanh toán theo yêu cầu và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ
thuật
nghiệp vụ TTQT, từ ñó hạn chế rủi ro và tăng sự tin tưởng cho khách hàng
trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài.
Thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ ñộng và tích
cực khi khách hàng không ñủ năng lực về vốn trong quá trình thực hiện TTQT.
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 10 - SVTH: Võ Minh ðệ
Là nhà cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm
hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt ñộng TMQT, cung cấp các phương án lựa
chọn phương thức thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ xuất nhập khẩu, ñảm bảo an
toàn và quyền lợi cho cả hai bên mua bán, từ ñó thúc ñẩy ngoại thương phát triển
và mở rộng quan hệ quốc tế.
b) ðối với nhà nhập khẩu:
Tìm kiếm những nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài
Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẳn sang tư vấn ñể nhà nhập
khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình
Kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập
Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ
Thực hiện chuyển tiền cho nhà xuất khẩu
Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế
c) ðối với nhà xuất khẩu:
Tìm kiếm những nhà nhập khẩu nước ngoài
Thấu hiểu những nhu cầ của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn ñể nhà xuất
khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế
Tổ chức thanh toán cho bộ chứng từ
Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa nhà xuất khẩu
Tài trợ cho xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế
2.1.2. Một số phương thức thanh toán quốc tế
2.1.2.1. Một số lưu ý khi lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế
Cũng như các phương tiện thanh toán quốc tế, việc sử dụng phương thức
thanh toán quốc tế này hay một phương thức thanh toán khác phụ thuộc vào các
yếu tố. Thứ nhất, cần xác ñịnh mức ñộ thường xuyên hay không thường xuyên
của các mối quan hệ thương mại. Thứ hai, cần xác ñịnh sự tín nhiệm lẫn nhau
cao hay thấp. Thứ ba, quy mô của hợp ñồng thương mại hoặc dịch vụ lớn hay
nhỏ. Thứ tư, khả năng hàng hóa của người bán và khả năng tài chính của người
mua như thế nào. Thứ năm, cần xem xét thận trọng tình hình chính trị, kinh tế, xã
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 11 - SVTH: Võ Minh ðệ
hội của mỗi nước tham gia trong hợp ñồng, bởi ñiều này sẽ ảnh hưởng ñến mức
ñộ an toàn trong thanh toán. Các bên ñối tác cần cân nhắc ñể chọn phương thức
thanh toán cho thích hợp trong mỗi hợp ñồng thương mại.
2.1.2.2. Một số phương thức thanh toán chủ yếu
a) Tín dụng chứng từ L/C (Letter of Credict)
Là phương thức là một sự thỏa thuận trong một NH theo yêu cầu của khách
hàng sẽ trả một số tiền nhất ñịnh cho người thứ ba, hoặc chấp nhập hối phiếu do
người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền ñó, khi người thứ ba xuất trình bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy ñịnh ñề ra trong chứng từ.
• Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy:
Trong thanh toán quốc tế thường thấy các loại thư tín dụng thương mại sau:
-Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit): Là loại thư
tín dụng sau khi ñã mở ra thì ngân hàng mở L/C không ñược sửa ñổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các
bên tham gia thư tín dụng. ðây là loại thư tín dụng ñược áp dụng rộng rãi nhất
trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất.
-Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ ñược một ngân hàng khác xác nhận ñảm
bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Do có hai ngân hàng ñứng ra
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên ñây là loại ñảm bảo nhất cho người xuất
khẩu.
-Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy ñòi (Irrevocable without
recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu ñã ñược trả tiền thì ngân
hàng mở L/C không còn quyền ñòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường
hợp nào. Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu “miễn truy ñòi
người ký phát” lên hối phiếu và trong L/C. Loại này cũng ñược sử dụng rộng rãi
trong thanh toán quốc tế.
-Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là thư tín dụng không
thể hủy bỏ trong ñó quy ñịnh quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu
ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho
Phân tích hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam-chi nhánh Cà Mau
GVHD: ðinh Thị lệ Trinh - 12 - SVTH: Võ Minh ðệ
một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ ñược chuyển nhượng một
lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ñầu tiên chịu.
-Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ sau
khi sử dụng xong hoặc ñã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự ñộng có giá trị như
cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho ñến khi nào tổng giá trị hợp ñồng ñược thực
hiện.
-Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận ñược L/C do
người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này ñể thế
chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như
L/C ban ñầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. Nói chung, L/C gốc và L/C giáp
lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những ñiểm cần phải phân biệt về số
chứng từ của L/C giáp l ưng nhiều hơn L/C gốc, kim ngạch L/C giáp lưng phải
nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng ñể trả
chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ, thời hạn giao hàng của L/C
giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc. Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp,
nó ñòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các ñiều kiện của L/C gốc v
à L/C giáp lưng, nhất là các vấn ñề có liên quan ñến vận ñơn và các chứng từ
hàng hóa khác.
-Thư tín dụng ñối ứng (Reciprocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ bắt ñầu có
hiệu lực khi thư tín dụng kia ñối ứng với nó ñã mở ra. Loại này thường ñược
dùng trong phương thức mua bán hàng ñổi hàng.
-Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C): ðể ñảm bảo quyền lợi cho người
nhập khẩu, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong ñó cam
kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất
khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C ñã ñề ra. L/C như thế gọi là
L/C dự phòng. Nó ñược áp dụng phổ biến ở Mỹ trong quan hệ một bên là người
ñặt hàng và một bên là người sản xuất (người bán). Các khoản tín dụng mà người
ñặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền ñặt cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C
chiếm tỷ trọng 10 - 15% trị giá của ñơn ñặt hàng.
-Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C): Là loại thư tín
dụng không thể hủy bỏ, trong ñó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C
cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong