Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh bến tre (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.25 KB, 24 trang )

1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế so sánh về phát triển ngành thủy sản. Trong
đó, ngành CBTS Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế và đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương có biển,
nhất là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, CBTS được nhiều tỉnh trong cả nước
(trong đó có Bến Tre) xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển ngành CBTS Việt Nam ngày càng đối mặt với nguy cơ thiếu
bền vững. Vấn đề này được Chính phủ, cơ quan quản lý ngành nghiên cứu, ban hành chính
sách và tìm nhiều giải pháp khắc phục, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn; muốn duy
trì phát triển ổn định cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào thì xuất hiện những bất cập trong
công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; muốn đạt được các tiêu chí về trụ cột kinh tế thì
đối mặt với những khó khăn về môi trường, xã hội và ngược lại.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
PTBV thường đề cập trên phạm vi tổng quát của quốc gia, chủ yếu đề cập đến ba trụ
cột là kinh tế, xã hội và môi trường, yếu tố chính sách giữ vai trò điều phối nhịp nhàng ba
trụ cột này. Dưới góc độ ngành cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến như phát triển của
ngành năng lượng (Rogall, 2004; Forstner, 2008), ngành giao thông (Forstner, 2008), ngành
khai khoáng (ICME, 1996); ngành thủy sản (Anthony, 2001; Lê Thế Giới & các cộng sự,
2010). Nhìn chung, các nghiên cứu về PTBV ngành chủ yếu cũng dựa trên ba trụ cột kinh
tế, xã hội, môi trường. Hạn chế lý thuyết là chưa xây dựng các chỉ tiêu gắn với đặc trưng
các công đoạn hoạt động của ngành với đầy đủ các chủ thể tham gia.
Vì vậy, các gợi ý từ kết quả nghiên cứu đó chưa phát huy hiệu ứng như mong muốn.
Trong khi đó, thực tiễn ngành CBTS ở Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, rất cần
nghiên cứu bổ sung khiếm khuyết trên để định hướng PTBV cho ngành.
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát của luận án là xây dựng mô hình PTBV cho ngành CBTS Việt
Nam và vận dụng kiểm định cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre, với các mục tiêu cụ thể


như sau:
- Xây dựng khung phân tích và mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam.
- Vận dụng mô hình lý thuyết để đánh giá tính bền vững trong phát triển ngành CBTS
tỉnh Bến Tre.
2
- Gợi ý chính sách giúp các chủ thể tham gia ngành bao gồm nông/ngư dân, doanh
nghiệp/cơ sở chế biến cải thiện hoạt động CBTS bền vững. Đồng thời gợi ý chính sách giúp
Chính phủ, Chính quyền địa phương quy hoạch và thúc đẩy ngành CBTS phát triển bền
vững hơn.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án được thực hiện thông qua việc trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Để đánh giá tính bền vững phát triển ngành CBTS Việt Nam thì cần được xem xét
trên những khía cạnh nào?
- Các trụ cột thể hiện tính bền vững của ngành CBTS Việt Nam nói chung được biểu
hiện như thế nào đối với một địa phương cụ thể là tỉnh Bến Tre?
- Nông/ngư dân, Doanh nghiệp/cơ sở chế biến cần quan tâm đến những biện pháp gì
để cải thiện hoạt động được bền vững hơn? Chính phủ/Chính quyền địa phương cần chú ý
đến chính sách nào để quy hoạch và thúc đẩy ngành CBTS tỉnh Bến Tre PTBV?
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu:
Như đã nêu trên, PTBV được đề cập đến nhiều cấp độ như quốc gia, ngành, doanh
nghiệp. Trong luận án này, nội dung nghiên cứu PTBV dưới cấp độ ngành cụ thể là ngành
CBTS.
Phạm vi nghiên cứu nhằm khái quát mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam.
Mô hình lý thuyết được vận dụng kiểm định cho trường hợp điển hình là ngành CBTS của
tỉnh Bến Tre.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia ngành CBTS từ đầu vào, đến sản xuất,
đầu ra bao gồm: nông/ngư dân; Doanh nghiệp/Cơ sở chế biến, và Chính sách điều tiết của

Chính phủ/ Chính quyền địa phương đối với các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam nói
chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, trước hết lược khảo lý thuyết PTBV chung của quốc
gia, ngành và kết hợp với đặc trưng của ngành CBTS, nhằm xây dựng khung phân tích cho
nghiên cứu. Từ khung phân tích của nghiên cứu, tác giả luận án thực hiện nghiên cứu định
tính lần 1 để xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV cho ngành CBTS Việt Nam; kế đến là
nghiên cứu định tính lần 2 để khái quát mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt
Nam. Mô hình lý thuyết được vận dụng để kiểm định cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre
bằng công cụ thống kê mô tả và tương quan.
3
1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học:
Các nghiên cứu này trước đây chủ yếu đề cập đến tính bền vững trên từng trụ cột
kinh tế, xã hội, môi trường, chưa có nghiên cứu nào gắn với đặc trưng hoạt động của ngành
CBTS, nên chưa đưa ra các gợi ý đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các trụ cột PTBV, cũng
như điều tiết được các công đoạn hoạt động của ngành. Nếu mục tiêu nghiên cứu của luận
án hoàn thành, dự kiến sẽ đóng góp hình thành khung lý thuyết và hệ thống các chỉ tiêu
phân tích PTBV mang đặc trưng của ngành CBTS.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nếu đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu nêu trên,
luận án kỳ vọng có những đóng góp về mặt thực tiễn cho các nông/ngư dân, doanh
nghiệp/hộ chế biến cải thiện hoạt động để PTBV. Đồng thời, giúp cho Chính phủ, các cơ
quan quản lý nhà nước ngành thủy sản nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng tiếp cận được
khung phân tích và hoạch định chính sách quy hoạch phát triển nhằm thúc đẩy ngành CBTS
tỉnh Bến Tre được phát triển bền vững hơn.
1.6 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án được trình bày trong bảy chương. Chương 1- Giới thiệu; Chương
2-Cơ sở lý thuyết và khung phân tích; Chương 3- Quy trình và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4- Xây dựng mô hình PTBV cho ngành CBTS Việt Nam; Chương 5- Phân tích tính

bền vững của ngành CBTS tỉnh Bến Tre đối với từng trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường;
Chương 6- Kiểm định các giả thuyết trong mô hình lý thuyết về các mối quan hệ giữa các
trụ cột PTBV và vai trò điều tiết của Chính quyền đối với từng trụ cột của ngành cho ngành
CBTS tỉnh Bến Tre; Chương 7- Thảo luận kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách PTBV
cho ngành CBTS tỉnh Bến Tre. Phần cuối cùng của luận án là danh mục các công trình của
tác giả có liên quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục.

4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG
Chương 2 sẽ lược khảo các lý thuyết và xây dựng khung phân tích phát triển khung
phân tích PTBV cho ngành CBTS.
2.1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA
PTBV quốc gia được đề cập đến từ Hội nghị thế giới đầu tiên về môi trường sống với
đại diện của 173 Quốc gia tham dự tại Stockholm – Thụy Điển năm 1972. Sau đó vào năm
1983, Liên Hợp Quốc đã thành lập Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED)
hướng tới kỷ nguyên mới phát triển kinh tế, an toàn môi trường và PTBV, theo đó khái
niệm PTBV mà Ủy ban đưa ra là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầuhiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai ”. Nguồn gốc của “bền vững” cũng được mô hình hóa qua một mô hình đơn giản
“tam giác PTBV” (Hình 2.1),trong đó ba khía cạnh hay ba trụ cột được dựa trên các khía
cạnh cơ bản của xã hội loài người, nhưng không được đưa vào "chất lượng cuộc sống con
người”, bao gồm: môi trường (bảo tồn), kinh tế (tăng trưởng), và xã hội (vốn chủ sở hữu).
Hình 2.1 - Ba khía cạnh (ba trụ cột) cơ bản của mô hình PTBV
2.2 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH
Lược khảo các lý thuyết PTBV ngành năng lượng (Rogall, 2008), giao thông
(Forstner, 2008), khai thác khoáng sản (ICME, 1999), các ngành sản xuất, ngành thủy sản
(Garcia và các cộng sự, 2000; Anthony, 2001) cho thấy các nghiên cứu trước đây có kế thừa
lý thuyết PTBV quốc gia nhưng chủ yếu đề cập đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi
trường. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự gắn kết với đặc trưng của các công đoạn hoạt

động của ngành (từ đầu vào, sản xuất, đầu ra) với đầy đủ các đối tượng tham gia nông/ngư
dân, DN/hộ chế biến. Đồng thời chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối tương quan giữa các
trụ cột của mô hình PTBV. Đặc trưng lý thuyết PTBV của các ngành được tổng kết ở Bảng
2.2.

5
Bảng 2.2 - Tổng hợp đặc trưng lý thuyết PTBV của ngành
Ngành
Đặc trưng lý thuyết PTBV
Tác giả
Ngành
năng
lượng
- PTBV ngành năng lượng được xem xét trên ba trụ cột: kinh tế,
văn hóa - xã hội và sinh thái.
- Để đạt được mục tiêu hành động, việc ban hành những công cụ có
nội dung triệt để hơn là rất cần thiết. Đặc biệt những công cụ pháp
luật mang tính thể chế. Điều này cho thấy, tồn tại thể chế, Chính
sách trong khung phân tích của ngành năng lượng. Tuy nhiên, trụ
cột này chưa được đề cập đến trong mô hình nghiên cứu.
- Trong nghiên cứu này cũng chưa cho thấy mối tương quan giữa
các trụ cột trong mô hình.
Rogall,
2008
Ngành
giao
thông
- PTBV của ngành giao thông cũng được dựa trên ba trụ cột: kinh
tế, văn hóa - xã hội và hệ sinh thái.
- Chính trị và pháp luật sẽ là đóng góp quan trọng cho việc đạt các

mục tiêu chiến lược tăng hiệu quả trong lĩnh vực giao thông. Điều
này cũng cho thấy vai trò của thế chế chính sách trong mô hình
PTBV cho ngành giao thông, khía cạnh này cũng chưa được đề cập
tới trong khung phân tích hiện tại.
- Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào thể hiện sự tương quan
giữa các khía cạnh trên.
Forstner,
2008.

Ngành
khai
thác
khoáng
sản
- Khoáng sản là ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên
hay ngành tác động trực tiếp đến môi trường. Có rất nhiều nghiên
cứu về những tác động, những chính sách phát triển và hướng khắc
phục những hệ quả do ngành khai thác khoáng sản mang lại. Các
nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào ba trụ cột (kinh tế, xã
hội và môi trường).
- Chưa có nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đề cập đến các công
đoạn của ngành khai thác này và sự tác động của nó đến sự PTBV
của ngành.
ICME,
1999

Ngành
sản
xuất
- PTBV của một ngành sản xuất nói chung được xem xét ở nguồn

tài nguyên thiên nhiên sử dụng cho sản xuất, ý tưởng về thiết kế sản
phẩm và xử lý chất thải từ các hoạt động sản xuất.
- Ở mỗi công đoạn này phải đảm bảo PTBV ở ba trụ cột kinh tế, xã
hội và môi trường.
- PTBV cho một chu trình sản xuất khép kín của một ngành sản
xuất rất cần được xem xét ở nhiều công đoạn. Ở mỗi công đoạn
trong quá trình sản xuất cũng cần được xem xét trên các trụ cột của
sự PTBV.
Rogall,
2008
Ngành
thủy
sản
- Các mô hình nghiên cứu về PTBV của ngành thủy sản đều dựa
trên ba trụ cột (kinh tế, xã hội và môi trường), cũng có những
nghiên cứu khác bổ sung trụ cột thể chế.
- Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào đề cập tới các công đoạn của
ngành sản xuất cụ thể.
- Chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên hệ giữa các trụ cột
trong mô hình PTBV.
Garcia và
các cộng
sự
(2000),
Anthony
(2001);
Chính
phủ Việt
Nam
Nguồn: Tổng kết của tác giả từ lượt khảo lý thuyết.

6
2.3. CẤU TRÚC NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
Theo Porter (1985, 1990), hoạt động DN ngành kinh tế thông thường được phân thành
ba khâu: hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Cả ba khâu hoạt động của DN trong ngành
có liên quan mật thiết với các chủ thể tham gia ngành đó, từ đó hình thành các đặc trưng
hoạt động của ngành. Trong nghiên cứu này, chuỗi hoạt động của ngành CBTS cũng tương
tự hoạt động của một ngành kinh tế thông thường, do đó cũng được xem xét trên ba công
đoạn đầu vào, sản xuất và đầu ra. Cấu trúc hoạt động của ngành CBTS được tổng kết như
Hình 2.10.

Nguồn: Lược khảo của tác giả
Hình 2.10- Cấu trúc hoạt động của ngành CBTS
2.4 XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH PTBV NGÀNH CBTS
Tích hợp kết quả lược khảo lý thuyết PTBV của quốc gia, ngành với đặc trưng cấu trúc
hoạt động của ngành CBTS, khung phân tích PTBV ngành CBTS được hình thành biểu hiện
trên sự tương tác giữa trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường và thể chế giữ vai trò điều tiết
(Hình 11). Tính bền vững của mỗi trụ cột được xem xét trên ba công đoạn hoạt động đầu
vào - sản xuất - đầu ra.

Hình 2.11 - Khung phân tích nghiên cứu PTBV ngành CBTS

Xã hội có những hành vi bảo vệ
hoặc xâm hại đến nguồn lợi thủy
sản.

KINH TẾ
Đầu vào: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến.
Sản xuất: Tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm CBTS.
Đầu ra: Khả năng tiêu thụ sản phẩm CBTS.
MÔI TRƯỜNG

Đầu vào: Tác động đến
môi trường từ hoạt động
nuôi trồng, khai thác.
Sản xuất: Tác động đến
môi trường từ hoạt động
chế biến.
Đầu ra: Phát thải tiêu
dùng; nhu cầu tiêu dùng
tác động đến môi
trường.

XÃ HỘI
Đầu vào: Khả năng tạo việc
làm, thu nhập và bảo hộ lao
động trong lĩnh vực nuôi
trồng và khai thác thủy sản.
Sản xuất: Khả năng tạo việc
làm, thu nhập, đào tạo phát
triển nguồn nhân lực và bảo
hộ cho người lao động trong
lĩnh vực CBTS.
Đầu ra: Hài lòng của khách
hàng về sản phẩm chế biến
và quan hệ của cơ sở sản
xuất chế biến với cộng đồng
dân cư.

THỂ CHẾ VÀ
QUẢN TRỊ
NHÀ NƯỚC

Mang lại cơ hội việc
làm và thu nhập
cũng như các phúc
lợi khác cho người
lao động khác.
Cung cấp nguồn
lao động và tiêu
dùng sản phẩm.

Kết quả
tiếp nhận
nguyên liệu
đầu vào từ
môi trường.

Phát thải ra bên ngoài
chất thải xâm hại đến
môi trường.

Cung cấp cho con người nguồn lợi
và điều kiện tự nhiên để nuôi trồng
làm nguyên liệu chế biến thủy sản.

7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình PTBV cho
ngành CBTS Việt Nam và vận dụng mô hình để kiểm định cho trường hợp điển hình tại tỉnh
Bến Tre.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một, xây dựng chỉ tiêu

đo lường và mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về PTBV của CBTS Việt Nam; Giai
đoạn hai, vận dụng mô hình PTBV của ngành CBTS Việt Nam kiểm định cho trường hợp
điển hình tỉnh Bến Tre.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình lý thuyết PTBV
ngành CBTS Việt Nam
Để xây dựng các chỉ tiêu đo lường cho và xây dựng mô hình lý thuyết về PTBV của
ngành CBTS Việt Nam, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trên các khía cạnh
theo thiết kế nghiên cứu được đề xuất bởi Maxwell (2005) và được bổ sung bởi nghiên cứu
của Creswell (2009, 2011) bao gồm các thành tố: mục tiêu, khung khái niệm, câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp, hiệu lực. Theo mô hình nghiên cứu định tính như trên, phương pháp cụ thể
cho các giai đoạn nghiên cứu trong quy trình nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau:
3.2.1.1 Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường
Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV ngành
CBTS Việt Nam được khái quát ở Hình 3.2.

Hình 3.2 - Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính xây dựng chỉ tiêu đo lường
PTBV ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Khái quát của tác giả dựa trên mô hình của Maxwell (2005)
3.2.1.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu đo lường
Việc đánh giá được thực hiện qua khảo sát thử 10 mẫu đơn vị tham gia ngành CBTS
với kỹ thuật chọn mẫu theo mục tiêu. Mục tiêu của bước này là sàng lọc các chỉ tiêu đo
lường các khái niệm nghiên cứu để sử dụng cho nghiên cứu trường hợp điển hình, và dùng
làm căn cứ để nghiên cứu định tính lần thứ hai, nhằm khám phá các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu.
Mục tiêu: Khám phá các chỉ
tiêu đo lường các biến số
PTBV của ngành CBTS
Việt Nam.
Khung khái niệm: Định nghĩa

trên nền tảng lý thuyết PTBV
quốc gia, ngành, cấu trúc
ngành và đặc trưng của ngành
CBTS.
Phương pháp: Thảo luận
chuyên gia, thảo luận nhóm.
Hiệu lực: Ghi chép; khám
phá mới được phỏng vấn sâu
nhiều lần đảm bảo độ tin cậy.
Câu hỏi nghiên cứu: Các chỉ tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường; và hoạt
động đầu vào, sản xuất và đầu ra.
8
3.2.1.3 Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu định tính xây dựng các giả thuyết về PTBV ngành CBTS Việt
Nam được khái quát ở Hình 3.3.
















Hình 3.3 - Mô hình thiết kế nghiên cứu xây dựng các giả thuyết và mô hình PTBV
ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Khái quát của tác giả dựa trên mô hình của Maxwell (2005)
3.2.2 Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu cho trường hợp tỉnh Bến Tre
Phương pháp thực hiện kiểm định mô hình PTBV ngành CBTS Việt Nam cho trường
hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre được khái quát ở Hình 3.4.















Hình 3.4 - Tóm tắt phương pháp kiểm định mô hình cho trường hợp tỉnh Bến Tre
Nguồn: Mô phỏng theo phương pháp nghiên cứu của Corbin & Strauss (1998)
Mục tiêu: Khám phá
các giả thuyết và mô
hình PTBV ngành
CBTS Việt Nam.
Khung khái niệm: Khái
niệm về các hoạt động đầu

vào, sản xuất, đầu ra; trụ
cột kinh tế, xã hội, môi
trường và thể chế được
định hình lại.
Phương pháp: Thảo
luận chuyên gia.
Hiệu lực: Tiến hành
trên các chuyên gia
tham gia thảo luận lần
đầu để tránh sự hiểu
lầm các khái niệm.
Câu hỏi nghiên cứu: Hỏi về mối quan hệ giữa các công đoạn
của ngành giữa đầu vào - sản xuất - đầu ra; mối liên hệ giữa
các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường; và vai trò của thể chế.
Mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam với các giả thuyết: Mối liên hệ giữa các công
đoạn hoạt động của ngành; Mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV; Vai trò điều tiết của Chính phủ.
Thu thập dữ liệu: Trên các đối tượng:
nông/ngư dân, cơ sở/ DN chế biến, các
nhà quản lý nhà nước.
Phân loại lần 1: Dữ liệu hoạt động đầu
vào; Dữ liệu hoạt động đầu ra; Dữ liệu
hoạt động sản xuất.
Phân loại lần 2: Dữ liệu trụ cột kinh tế;
Dữ liệu trụ cột môi trường; Dữ liệu trụ cột
xã hội; Dữ liệu trụ cột thể chế.
Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ
giữa các công đoạn hoạt động của
ngành: đầu vào – sản xuất – đầu ra.
(Công cụ: Thống kê mô tả).
Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa

các trụ cột PTBV và vai trò điều tiết của
Chính quyền với các kỹ thuật:
- Định tính: mô tả, phân loại, kết nối.
- Định lượng: Thống kê mô tả, tương
quan.
9
3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU
3.3.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng chỉ tiêu đo lường
Phương pháp chọn mẫu theo mục tiêu (purposeful sampling) được sử dụng trong giai
đoạn này (Creswell, 2009; Nguyễn Đình Thọ, 2010) với đối tượng là các chuyên gia hoạt
động trong lĩnh vực CBTS và các nhà làm Chính sách. Các đối tượng trên để thu thập thông
tin với kỹ thuật phỏng vấn sâu (Indepth interviews) nhằm khám phá và thu thập dữ liệu cần
thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS (Corbin &
Strauss, 1990; Finch, 2002). Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm
vấn đề mới (Creswell, 2009, 2010; Finch, 2002)
3.3.2 Thiết kế mẫu cho đánh giá chỉ tiêu đo lường
Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện tiếp tục với các đối tượng trên tại tỉnh Bến Tre
nhằm xác định chỉ tiêu đo lường Chính thức cho nghiên cứu giai đoạn hai. Phương pháp lấy
mẫu phân tầng phi xác suất (các nhà làm Chính sách, hiệp hội CBTS, giám đốc DN/hộ chế
biến, nông/ngư dân tại Việt Nam) được thực hiện với cỡ mẫu là 10 quan sát để điều chỉnh
bộ chỉ tiêu đo lường.
3.3.3 Thiết kế mẫu cho xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu nhằm mục tiêu xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu cũng
tương tự phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV. Đối tượng khảo sát là các chuyên gia
hoạt động trong lĩnh vực CBTS và các nhà làm chính sách. Thông tin được thu thập bằng kỹ
thuật phỏng vấn sâu (Indepth interviews) để khám phá các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
với số mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới.
3.3.4 Thiết kế mẫu kiểm định mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình
Đối tượng khảo sát là nông dân nuôi trồng thủy sản, ngư dân đánh bắt, chủ hộ CBTS,
giám đốc hoặc phó giám đốc của các DN CBTS tại tỉnh Bến Tre.

Mẫu điều tra DN chế biến:
Tại tỉnh Bến Tre có 6 DN xuất khẩu CBTS có thời gian hoạt động trên ba năm. Với số
lượng DN CBTS như trên thì dễ dàng điều tra trên toàn bộ tổng thể là tất cả các DN CBTS
tại tỉnh Bến Tre (danh sách DN đính kèm ở phụ lục 4).
Mẫu điều tra hộ cá thể chế biến:
Tính đến năm 2012, tại tỉnh Bến Tre có trên 122 hộ cá thể tham gia hoạt động CBTS
để kiểm định mô hình lý thuyết tác giả chọn mẫu 100 hộ, chiếm tỷ lệ 83,33% là tương đối
cao nên đảm bảo độ tin cậy trong chọn mẫu.
Mẫu điều tra nông/ngư nuôi trồng và đánh bắt
Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tỉnh Bến Tre được thực hiện với ba đối tượng
chủ yếu là các hộ cá thể, tổ hợp tác và DN. Theo dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Bến Tre,
tính đến đầu năm 2012, toàn Tỉnh có khoảng 87.982 hộ nuôi trồng và 2.609 hộ khai thác.
Trong tổng thể hoạt động đầu vào của hộ cá thể thì có 97% tham gia hoạt động nuôi trồng
và 3% tham gia hoạt động đánh bắt.

10
CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO NGÀNH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN VIỆT NAM
Chương 4 sẽ vận dụng phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 3 để xây
dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam.
4.1 CẤU TRÚC NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM
4.1.1 Hoạt động đầu vào
Đặc trưng của hoạt động đầu vào của ngành CBTS được tổng kết như Hình 4.2.

Hình 4.2 - Đặc trưng của hoạt động đầu vào của ngành CBTS
Nguồn: Tổng kết của tác giả từ lược khảo lý thuyết
4.1.2 Hoạt động chế biến
Đặc trưng PTBV của hoạt động chế biến như Hình 4.3.

Hình 4.3 - Đặc trưng PTBV của hoạt động chế biến

Nguồn: Tổng kết của tác giả từ lược khảo lý thuyết
Hoạt động
chế biến
Hoạt
động đầu
vào
11

4.1.3 Hoạt động đầu ra

Đặc trưng của hoạt động đầu ra của ngành CBTS dưới góc độ PTBV được khái quát
như Hình 4.4.
Hình 4.4 - Cấu trúc PTBV của hoạt động đầu ra
Nguồn: Tổng kết của tác giả
Tóm lại, đặc trưng cấu trúc của các hoạt động của ngành CBTS được khái quát ở Hình 4.5.

Hình 4.5 - Tóm tắt đặc trưng hoạt động của ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Tổng kết của tác giả
4.2 XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT NAM
4.2.1 Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột kinh tế.
Từ lược khảo lý thuyết ở Chương 2 đã chỉ ra được PTBV của ngành CBTS thể hiện
trên các công đoạn hoạt động của ngành: đầu vào, sản xuất và đầu ra. PTBV khía cạnh kinh
tế của ngành CBTS thể hiện qua việc sự phát triển cân đối, nhịp nhàng của ba công đoạn
hoạt động trên và đảm bảo sự gia tăng ổn định giá trị trong tương lai. Kết quả khám phá các
hoạt động và chỉ tiêu đo lường PTBV trên trụ cột kinh tế được tóm tắt trong Bảng 4.2.
Hoạt
động
đầu ra
12


Bảng 4.2 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trụ cột kinh tế ngành CBTS Việt Nam
Nhóm
hoạt
động
Chủ thể
tham gia
ngành
Hoạt động chủ yếu
Chỉ tiêu đo lường
Hoạt
động
đầu vào

Nông/ngư
dân
Nuôi trồng, đánh bắt,
bán nguyên liệu chế biến
- Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng
(cơ cấu loài và khối lượng)
Nhà thu mua
nguyên liệu
trung gian
nguyên liệu
Thu mua nguyên liệu
bán cho các Doanh
nghiệp chế biến
- Tỷ lệ giá mua của nông/ngư dân
so với giá bán cho Doanh nghiệp
CBTS

Doanh nghiệp
CBTS
Mua nguyên liệu chế
biến từ nông/ngư dân và
nhà thương mại trung
gian
- Tỷ lệ thu mua nguyên liệu trực
tiếp từ nông/ngư dân
- Tỷ lệ thu mua nguyên liệu qua
nhà thu mua trung gian
Cơ quan ban
hành Chính
sách và quản
lý nhà nước
Quy hoạch và kiểm soát
hoạt động nuôi trồng,
đánh bắt và thu mua
- Số lượng và chất lượng các
Chính sách quy hoạch nuôi
trồng/đánh bắt.
- Số lượng và biện pháp kiểm soát
các quy định quản lý NN về phát
thải, hỗ trợ kỹ thuật cho nông/ngư
dân.
Hoạt
động chế
biến
Doanh nghiệp
CBTS
Qui trình sản xuất sản

phẩm
- Cơ sở vật chất sản xuất – chế
biến.
- Số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực cơ sở sản xuất chế biến
- Tỷ lệ Doanh nghiệp đảm bảo
VSATTP, đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu.
- Đa dạng hóa sản phẩm chế biến
Cơ quan ban
hành Chính
sách và quản
lý nhà nước
Quy hoạch, phát triển và
kiểm soát hoạt động chế
biến
- Chính sách hỗ trợ công nghệ sản
xuất và sản phẩm mới
- Biện pháp quản lý ATVSTP đạt
chuẩn
Hoạt
động
đầu ra
Doanh nghiệp
CBTS
Marketing, tiêu thụ sản
phẩm
- Doanh thu, lợi nhuận của Doanh
nghiệp CBTS
- Chi phí xúc tiến thương mại

Đơn vị xúc
tiến thương
mại
Tổ chức sự kiện, triển
lãm, hội chợ
- Đa dạng hóa loại hình xúc tiến
thương mại
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm tiêu thụ
theo đơn đặt hàng
Cơ quan ban
hành Chính
sách và quản
lý nhà nước
Chương trình xúc tiến
thương mại, xây dựng
thương hiệu quốc gia
- Kiểm soát thị trường
- Chính sách hỗ trợ và thúc đẩy
xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu
- Biện pháp kiểm soát thị trường
Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất
4.2.2 Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột xã hội.
Kết quả khám phá các hoạt động và chỉ tiêu đo lường PTBV trên trụ cột xã hội được
tóm tắt trong Bảng 4.3.
13
Bảng 4.3 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trên trụ cột xã hội ngành CBTS Việt Nam
Nhóm
hoạt động
Chủ thể tham

gia ngành
Hoạt động chủ yếu
Chỉ tiêu đo lường
Hoạt
động đầu
vào

-Nông/ngư dân
-Nhà thu mua
nguyên liệu
- Cơ quan ban
hành Chính sách
và quản lý nhà
nước
- Nuôi trồng, đánh bắt,
bán nguyên liệu chế
biến
- Thu nhập của nông/ngư dân
- Tính ổn định việc làm của
nông/ngư dân
- Thu mua nguyên liệu
bán cho các DN chế
biến
- Thu nhập của nhà thu mua
nguyên liệu trung gian
- Biện pháp kiểm soát các quy
định quản lý nhà nước về chính
sách đối với người lao động.

Hoạt

động chế
biến
Cơ quan ban
hành Chính sách
và quản lý nhà
nước
- Việc làm công nhân
- Chính sách cho người
sản xuất chế biến.
- Chính sách và biện pháp kiểm
soát thực hiện chế độ đối với
người lao động chế biến (tiền
lương tối thiểu, nhà ở BHXH,
BHLĐ, BHYT).
Hoạt
động đầu
ra
- Các DN dịch
vụ liên quan
ngành chế biến
- Cơ quan ban
hành Chính sách
và quản lý nhà
nước
- Tổ chức sự kiện, triển
lãm, hội chợ
- Tiếp nhận hàng ký
gửi và phân phối sản
phẩm
- Hoạt động hỗ trợ và

thúc đẩy xúc tiến
thương mại, xây dựng
thương hiệu
- Kiểm soát thị trường
- Chính sách xúc tiến thương mại,
thu mua nguyên liệu, xây dựng
thương hiệu.
- Biện pháp kiểm soát quản lý thị
trường về tiêu chuẩn và chất
lượng sản phẩm thủy sản
Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất
4.2.3 Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột môi trường.
Kết quả khám phá các hoạt động và chỉ tiêu đo lường PTBV trên trụ cột môi trường
được tóm tắt trong Bảng 4.4.
Bảng 4.4 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trên trụ cột môi trường ngành CBTS Việt Nam
Nhóm
hoạt động
Chủ thể
tham gia
ngành
Hoạt động chủ yếu
Chỉ tiêu đo lường
Hoạt
động đầu
vào
Nông/ngư
dân
Nuôi trồng, đánh bắt, bán
nguyên liệu chế biến
- Cơ cấu đánh bắt.

- Độ dồi dào tương đối các loài
thủy sản.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản.
Cơ quan ban
hành CS &
QLNN
Quy hoạch nuôi trồng và
khai thác thủy sản.
- Biện pháp kiểm soát nhà nước về
quản lý phát thải nuôi trồng, vùng
khai thác đánh bắt.
14
Nhóm
hoạt động
Chủ thể
tham gia
ngành
Hoạt động chủ yếu
Chỉ tiêu đo lường
Hoạt
động chế
biến
Doanh
nghiệp, hộ
CBTS
Hoạt động phát thải trong
qui trình sản xuất sản
phẩm
- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi
trường BOD5 (mg/l)

- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi
trường COD (mg/l)
- Nồng độ chất gây ô nhiễm môi
trường Amoni (mg/l)
- Tỷ lệ hộ sản xuất chế biến có hệ
thống xử lý nước thải.
Cơ quan ban
hành Chính
sách và quản
lý nhà nước
Quy hoạch hệ thống sản
xuất chế biến
- Biện pháp thực hiện qui hoạch
sản xuất chế biến.
Hoạt
động đầu
ra
Cơ quan ban
hành Chính
sách và quản
lý nhà nước
- Hoạt động tiêu thụ sản
phẩm bên ngoài thị
trường.
- Kiểm soát thị trường.
- Tỷ lệ mặt hàng đạt chuẩn về mạ
băng, ATVS thành phẩm và dư
lượng chất cấm.
Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất
4.3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PTBV NGÀNH CBTS VIỆT NAM

4.3.1 Mối liên hệ giữa các công đoạn hoạt động PTBV
Kết hợp lý thuyết và nghiên cứu định tính, giả thuyết về mối liên hệ giữa các công
đoạn của ngành CBTS như sau:
H1: Tính bền vững của hoạt động đầu vào có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất
(Louis & các cộng sự, 2010; Porter, 1986 và Nghiên cứu định tính).
H2: Tính bền vững của hoạt động sản xuất có tác động tích cực đối với sự bền vững của
hoạt động đầu ra (Khondker & Diemuth, 2011; Porter, 1986; Nghiên cứu định tính lần 2).
Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam được tổng
kết như Hình 4.6.

Hình 4.6 - Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Đề xuất của tác giả từ lược khảo lý thuyết và thảo luận chuyên gia
Hoạt động đầu
vào:
Chất lượng và số
lượng nguồn
nguyên liệu bền
vững

Hoạt động chế
biến:
Chất lượng và số
lượng sản phẩm
bền vững
Hoạt động đầu
ra:
Đơn hàng ổn định,
nhu cầu thị trường
ngày càng tăng
H1+

H2+
15
4.3.2 Mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV
4.3.2.1 Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội
H3: Sự bền vững trong trụ cột kinh tế có tác động tạo phúc lợi, việc làm và động lực
thu hút lao động.
H4: Sự bền vững trụ cột xã hội có tác động cung ứng nguồn nhân lực và ý thức tự đào
tạo trình độ kỹ thuật chuyên ngành CBTS.
4.3.2.2 Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường
H5: Hoạt động kinh tế gây tác động tiêu cực đối với khả năng nuôi dưỡng nguồn lợi
thủy sản.
H6: Khả năng nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản bị xâm hại sẽ không đảm bảo việc cung
ứng ổn định nguồn lợi thủy sản cho hoạt động kinh tế.
4.3.2.3 Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội
H7: Sự bền vững của trụ cột xã hội thể hiện qua việc ổn định việc làm, thu nhập và
phúc lợi của người lao động có tác động tích cực đến ý thức bảo vệ môi trường nuôi dưỡng
nguồn tài nguyên.
H8: Sự bền vững của trụ cột môi trường thể hiện qua việc nguồn nước nuôi dưỡng
nguồn lợi thủy sản đảm bảo tác động năng suất lao động, tạo ra sự ổn định về việc làm, thu
nhập, phúc lợi người lao động.
4.3.3 Giả thuyết về vai trò của chính sách đến các trụ cột PTBV
H9: Chính phủ điều tiết trụ cột kinh tế theo hướng tích cực sẽ đảm bảo sự tăng trưởng
giá trị chế biến, đồng thời đảm bảo phúc lợi lao động, kiểm soát phát thải môi trường.
H10: Chính phủ điều tiết trụ cột xã hội theo hướng tích cực sẽ duy trì phúc lợi, ổn định
việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho DN chế biến và
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người lao động và DN.
H11: Chính sách điều tiết của Chính phủ đối với trụ cột môi trường nhằm bảo vệ được
nguồn nước nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản nhằm góp phần tăng năng suất khai thác, nuôi
trồng để đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến.
Mô hình lý thuyết tổng quát PTBV cho ngành CBTS Việt Nam được tổng kết như

Hình 4.7.














Hình 4.7 - Mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Đề xuất của tác giả từ lược khảo lý thuyết và thảo luận chuyên gia

Chính sách
điều tiết của
Chính phủ/
Chính quyền
H11
+
Môi trường:
Khả năng nuôi dưỡng và
cung cấp nguồn lợi TS
cho hoạt động CBTS

Xã hội:

Thu nhập và phúc lợi
xã hội người lao động

Kinh tế:
Giá trị CBTS

H9+
H10
+
H3+
H4
+
H6
+
H5
+
H7
+
H8
+
16

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH BỀN VỮNG CHO NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE
5.1. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG TRÊN TRỤ CỘT KINH TẾ
5.1.1 Hoạt động đầu vào
Hoạt động đầu vào của ngành CBTS Bến Tre trên trụ cột kinh tế bền vững tương đối:
(1) nguồn nguyên liệu đầu vào có xu hướng ổn định, trong đó ngành nuôi trồng chiếm tỷ
trọng cao và ngày càng tăng về sản lượng; (2) cơ cấu loài trong khai thác, nuôi trồng khá ổn
định, với sự chiếm ưu thế vượt trội của đối tượng cá so với các loại thủy sản còn lại; (3) chất

lượng của nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành CBTS được đảm bảo về độ tươi, tuy nhiên
có hiện tượng nhiễm chất cấm xảy ra, chủ yếu do lợi nhuận nên cơ sở, hộ nuôi và đại lý thu
mua sử dụng dư lượng hoá chất cấm vượt so với quy định, nhưng tỷ lệ không đáng kể.
5.1.2 Hoạt động sản xuất - chế biến
Hoạt động sản xuất nhìn từ trụ cột kinh tế thể hiện như sau: Cơ cấu thành phẩm chế
biến thiếu tính đa dạng, chỉ có hai mặt hàng chủ yếu là cá tra và nghêu đông lạnh. Nguồn
nguyên liệu có giá trị cao như nghêu, tôm càng xanh,… chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá
trị sản phẩm chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, cơ cấu nguồn nguyên liệu cân đối thừa (tôm,
cá tra), do thiếu năng lực chế biến xuất khẩu. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,
chế biến của DN được trang bị ở mức độ trung bình khá. Chất lượng sản phẩm được chú
trọng, phần lớn đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Riêng các hộ gia đình sản xuất quy mô
nhỏ, chủ yếu là sản xuất thủ công, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ sản xuất rất hạn chế và ít
chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng và ATVSTP. Hiện trạng trên là những hạn chế
có thể tác động đến định hướng bền vững trong hoạt động sản xuất chế biến và phát triển thị
trường mới của tỉnh.
5.1.3 Hoạt động đầu ra
Xét trên trụ cột kinh tế, hoạt động đầu ra của ngành chế biến thủy sản Bến Tre tăng
trưởng khá, đã đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của Tỉnh. Tuy nhiên, doanh thu và
lợi nhuận của các DN không ổn định, do tác động của suy thoái kinh tế, sản lượng xuất khẩu
có giảm trong những năm gần đây. Phần lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu nhưng khả năng
tiếp cận và khai thác thị trường mới còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào thị trường truyền
thống; cá biệt có trường hợp DN sản xuất quy mô lớn nhưng kém hiệu quả, thua lỗ liên tục
nhiều năm. Sản xuất theo quy mô hộ gia đình chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm toàn
ngành và năng lực sản xuất còn yếu do thiếu vốn và thiết bị nên hiệu quả sản xuất chưa cao
và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Do đó, thu nhập từ hoạt động chế biến thủy
sản của hộ còn thấp.Thực trạng trên cho thấy toàn ngành CBTS có dấu hiệu không bền vững
khi phát triển trong dài hạn.
5.2 PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ TRỤ CỘT XÃ HỘI
5.2.1 Hoạt động đầu vào
Qua phân tích tính bền vững của hoạt động đầu vào trên trụ cột xã hội của ngành

CBTS tỉnh Bến Tre cho thấy: Lực lượng lao động đang dịch chuyển dần từ lĩnh vực nuôi
trồng sang hoạt động khai thác, trong khi thu nhập của người lao động trong lĩnh vực khai
thác thấp hơn lĩnh vực nuôi trồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng này là hoạt động
nuôi trồng tiềm ẩn nhiều rủi ro và bị thiệt hại lớn do dịch bệnh nguy hiểm, khó kiểm soát
nên các hộ nuôi thu hẹp sản xuất. Ngoài ra, lao động trong lĩnh vực khai thác không được
tham gia tập huấn kỹ thuật đánh bắt xa bờ, trong khi lao động nuôi trồng được tập huấn
nhưng tần suất tổ chức chưa nhiều.
17
5.2.2 Hoạt động sản xuất - chế biến
Kết quả phân tích hoạt động sản xuất, CBTS trên trụ cột xã hội cho thấy số lao động
tham gia vào hoạt động CBTS của các DN giảm mạnh, chủ yếu do kinh tế khó khăn, quy
mô sản xuất không được mở rộng và DN thua lỗ trong kinh doanh. Các cơ sở sản xuất nhỏ,
lẻ theo quy mô hộ gia đình sử dụng ít lao động và chỉ ưu tiên thuê lao động thời vụ. Chất
lượng lao động tại các DN chế biến thủy sản quy mô lớn có trình độ khá tốt, nhất là đội ngũ
quản lý, tuy nhiên công nhân có trình độ tay nghề chưa cao. Mặc dù thu nhập bình quân của
người lao động tăng, nhưng chất lượng cuộc sống chưa được cải thiện rõ rệt. Phương tiện
trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khá tốt, tuy nhiên tỷ lệ người lao động có dấu hiệu
bệnh nghề nghiệp khá cao. Ngược lại, người lao động ở khu vực hộ sản xuất có trình độ rất
thấp, vấn đề bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ chưa được quan tâm; điều kiện làm việc
không đảm bảo; thu nhập thấp và không ổn định.
5.2.3. Hoạt động đầu ra
Kết quả phân tích hoạt động đầu ra trên trụ cột xã hội của ngành CBTS cho thấy: Khách
hàng của DN chế biến thủy sản xuất khẩu cơ bản hài lòng về điều kiện sản xuất, ít phàn nàn
về chất lượng sản phẩm. Riêng các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa, có nhiều ý kiến góp ý
về cải tiến quy trình sản xuất truyền thống sang sản xuất công nghiệp hiện đại, nhưng DN còn
khó khăn về vốn, chưa thực hiện được. Sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ, lẻ gặp khó khăn về
tiêu thụ, phải bán hàng hóa cho thương lái thu gom với giá thấp và không ổn định. Vấn đề ô
nhiễm môi trường do sản xuất, chế biến thủy sản gây ra cơ bản được giải quyết, tạo sự đồng
thuận giữa người dân và DN. Ngoài ra, người dân địa phương cũng nhận thức được những
đóng góp tích cực của DN trong đời sống của họ.

5.3 PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ TRỤ CỘT MÔI TRƯỜNG
5.3.1 Hoạt động đầu vào
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường nuôi và dịch bệnh, đã dẫn đến hệ quả tiêu cực cho ngành thủy sản của tỉnh, sản
lượng các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, mực, nghêu… giảm mạnh.
Diện tích nuôi thủy sản chịu tác động từ những nhân tố bất lợi đã giảm tốc độ tăng qua từng
năm và thiếu tính bền vững. Nguồn lợi thủy sản nội đồng và ven bờ cũng dần bị cạn kiệt, do
khai thác quá mức và thiếu sự quan tâm bảo vệ môi trường tự nhiên.
5.3.2 Chế biến - sản xuất
Vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến ngày càng tăng, nhất là mùi hôi,
nước thải và tiếng ồn. Các DN sản xuất CBTS trên địa bàn có hệ thống xử lý chất thải theo
đạt chuẩn quy định. Riêng các hộ sản xuất nhỏ, lẻ chưa quan tâm đến vấn đề này, chỉ áp
dụng các biện pháp vệ sinh thông thường, không đầu tư hệ thống xử lý chất thải nên xả thải
trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm cao tại các khu vực xung quanh khu sản xuất. Công tác
phòng chống, diệt côn trùng hiệu quả kém, nhất là đối với các hộ gia đình sản xuất CBTS.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về mức độ tác động của ô nhiễm môi trường chưa cao
và thiếu vốn để đầu tư hệ thống xử lý theo quy chuẩn.
5.3.3 Hoạt động đầu ra
Sản phẫm DN chế biến chiếm tỹ trọng lớn so với hộ sản xuất nhỏ lẽ (chiếm 95%).Kết
quả kiễm định cho thấy DN có quan tâm đẩu tư xữ lý nước thải đạt chuẩn.Tuy nhiên, xu
hướng ô nhiễm về mùi hôi, nước thải, có tăng nhẹ. Hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa quan tâm do
nhận thức kém và thiếu vốn đầu tư, xử lý nước thải theo quy chuẩn


18
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT VÀ
VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỰ PTBV CỦA NGÀNH CBTS
TỈNH BẾN TRE
6.1 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN PTBV CỦA NGÀNH CBTS
TỈNH BẾN TRE

6.1.1 Mối liên hệ giữa hoạt động đầu vào và hoạt động sản xuất
Kết quả kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các công đoạn PTBV ngành CBTS
của tỉnh Bến Tre cho thấy nguyên liệu cung ứng đầu vào tăng trưởng khá tốt đã có tác động
tích cực đến tăng sản lượng CBTS và sản lượng thủy sản xuất khẩu. Mối liên hệ giữa các
nhóm hoạt động của ngành CBTS được tóm tắt ở Hình 6.3.






Hình 6.3 - Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam
Nguồn: Tóm lược của tác giả sau khi kiểm định giả thuyết

6.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT PTBV CỦA NGÀNH CBTS
TỈNH BẾN TRE
6.2.1 Mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa trụ cột kinh tế và xã hội cùng với vai trò điều tiết
của Chính quyền được tóm tắt ở Hình 6.4.












Hình 6.4 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột kinh tế – xã hội và vai trò điều tiết
của Chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre

6.2.2 Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa trụ cột kinh tế và môi trường song song với vai trò
điều tiết của Chính quyền được tóm tắt ở Hình 6.7.
H2+
H1+
Hoạt động đầu vào:
Chất lượng và số
lượng nguồn nguyên
liệu tăng trưởng tốt.

Hoạt động chế biến:
Chất lượng và số
lượng sản phẩm chế
biến tăng trưởng.

Hoạt động đầu ra:
Sản lượng xuất khẩu
đạt tiêu chuẩn tăng.
H3: Khả năng tăng thu nhập bình quân và
phúc lợi lao động nhưng không ổn định do xu
hướng công nghệ ít sử dụng lao động.
XÃ HỘI
- Thu nhập của lao
động CBTS tang.
- Số lượng lao động
chế biến giảm.
- Chính sách đối với

người lao động đang
dần được cải thiện.
KINH TẾ
- Sản lượng nuôi
trồng, khai thác tang.
- Phương tiện khai
thác tang.
- Sản lượng chế biến
và xuất khẩu thủy sản
tang.
CHÍNH
QUYỀN, ĐỊA
PHƯƠNG
H4: Khả năng cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng cho các hoạt động ngành
CBTSngày càng cao.
19









Hình 6.7 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột môi trường – kinh tế và vai trò điều
tiết của Chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre
6.2.3 Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội
Kết quả phân tích mối quan hệ giữa trụ cột môi trường và xã hội cùng với vai trò điều

tiết của Chính quyền được tóm tắt ở Hình 6.10.















Hình 6.10 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột môi trường – xã hội và vai trò điều
tiết của Chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre
6.3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BỀN
VỮNG CỦA NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE
6.3.1 Chính sách điều tiết đối với trụ cột kinh tế
Giả thuyết H9 cho rằng Chính phủ điều tiết trụ cột kinh tế nhằm đảm bảo sự tăng
trưởng giá trị chế biến, đồng thời đảm bảo phúc lợi lao động, kiểm soát phát thải môi trường
được chấp nhận đối với trường hợp đặc thù của tỉnh Bến Tre.
H6: Tốc độ tăng sản lượng nguyên liệu đầu vào có xu
hướng tăng nhưng cơ cấu loài nguyên liệu đầu vào chưa
hợp lý.
MÔI TRƯỜNG
- Năng lực khai thác
và diện tích nuôi trồng

tang.
- Phát thải từ các hoạt
động chế biến có giảm
nhưng có xu hướng
tăng trở lại.
KINH TẾ
- Sản lượng chế biến tăng,
nhưng tốc độ tăng có xu
hướng giảm.
- Cơ cấu sản phẩm CBTS
chưa phù hợp.
Sản phẩm có giá trị kinh tế
cao chiếm tỷ trọng ngày
càng thấp.
CHÍNH
QUYỀN
ĐỊA
PHƯƠNG
H5: Phát thải từ hoạt động CBTS chưa ảnh hưởng đến
môi trường nhưng tiềm ẩn nguy cơ giảm sản lượng và cơ
cấu loài trong tương lai.
XÃ HỘI
- Thu nhập của người lao
động ngày càng tăng.
- Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo ngày càng cao.
- Chính sách đối với người
lao động được cải thiện.
CHÍNH
QUYỀN,

ĐỊA
PHƯƠNG
MÔI TRƯỜNG

- Phát thải chế biến và
nuôi trồng thủy sản có
xu hướng tăng.
- Hệ sinh thái của hoạt
động cung ứng nguyên
liệu bị đe dọa.
- Diện tích nuôi trồng
tăng nhưng tốc độ tăng
có xu hướng giảm.
H7: Ý thức của người dân và các cơ sở hoạt
động trong ngành TS về bảo vệ môi trường
nước, xử lý phát thải, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản có lưu ý nhưng chưa triệt để.
H8: Phát thải từ các hoạt động nuôi trồng
ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nguyên liệu
đầu vào, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến
thu nhập trong tương lai của người dân.
20
6.3.2 Chính sách điều tiết đối với trụ cột xã hội
Giả thuyết H10 cho rằng Chính phủ điều tiết trụ cột xã hội nhằm hướng đến duy trì
phúc lợi, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời đảm bảo lợi nhuận
cho DN chế biến và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người lao động. Tuy nhiên, ở
Bến Tre cho thấy các chính sách của Chính quyền tuy có quan tâm nhưng triển khai chưa
đầy đủ, do hạn chế nguồn lực hoặc tính thực thi không phù hợp thực tiển. Đây chính là vấn
đề cần đặt ra để giải quyết trong thời gian tới.
6.3.3 Chính sách điều tiết đối với trụ cột môi trường

Giả thuyết H11 cho rằng Chính sách điều tiết của Chính phủ đối với trụ cột môi trường
nhằm bảo vệ được nguồn nước nuôi dưỡng tái tạo nguồn lợi thủy sản góp phần tăng khả
năng nâng cao năng suất khai thác, nuôi trồng để đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu cho
hoạt động chế biến. Vấn đề này ở Bến Tre thực tiễn các năm qua cho thấy Chính quyền
quan tâm chỉ có ở lĩnh vực nuôi trồng còn lĩnh vực khai thác đánh bắt chưa thể hiện rõ.

21
Tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV
và vai trò điều tiết của Chính quyền





























Môi trường:
- Năng lực khai thác
và diện tích nuôi
trồng tăng; Diện tích
nuôi trồng tăng
nhưng tốc độ tăng có
xu hướng giảm.
- Phát thải từ các
hoạt động nuôi
trồng, CBTS có
giảm nhưng có xu
hướng tăng trở lại.
- Hệ sinh thái của
loài thủy sản làm
nguyên liệu chế biến
nguy cơ đe dọa.



Xã hội:
- Thu nhập bình
quân của người lao
động tăng.

- Số lượng lao động
chế biến giảm; Tỷ lệ
lao động qua đào
tạo ngày càng cao.
- Chính sách đối với
người lao động
được cải thiện.


Kinh tế:
Sản lượng nuôi trồng, khai thác tăng; Phương tiện khai thác tăng; Sản lượng sản phẩm chế biến tăng
(nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm); Cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản chưa phù hợp; Sản phẩm có
giá trị cao chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; Doanh số xuất khẩu CBTS tăng, hiệu quả không ổn định.



Chính sách
điều tiết của
Chính phủ/
Chính quyền
H3: Khả năng
gia tăng thu
nhập bình quân
và phúc lợi lao
động nhưng
thiếu ổn định .
H4: Khả năng
cung cấp nguồn
nhân lực có chất
lượng cho các

hoạt động ngành
chế biến thủy sản
ngày càng cao.
H5: Phát thải từ
hoạt động chế
biến thủy sản
chưa ảnh hưởng
đến môi trường
nhưng tiềm ẩn
nguy cơ suy
giảm sản lượng
và cơ cấu loài.

H6: Tốc độ sản
lượng nguyên liệu
đầu vào có xu
hướng tang nhưng
cơ cấu loài
nguyên liệu đầu
vào chưa hợp lý.

H8: Phát thải từ các hoạt động nuôi trồng
ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn nguyên
liệu đầu vào, ảnh hưởng gián tiếp đến
thu nhập tương lai của người lao động
ngành thủy sản.
H7: Ý thức của nông/ngư dân và các cơ
sở hoạt động trong ngành TS về bảo vệ
môi trường nước, xử lý phát thải, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản có lưu ý nhưng chưa

triệt để.
H9: Chính phủ điều tiết trụ cột
kinh tế, duy trì tăng trưởng giá trị
chế biến, đồng thời đảm bảo
phúc lợi người lao động, kiểm
soát phát thải ra môi trường tự
nhiên.

H10: Chinh quyền ban hành
chính sách bảo đảm phúc
lợi, ổn định việc làm, thu
nhập, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường của cộng
đồng nhưng chưa rõ nét,
tính thực thi còn hạn chế.
H11: Ở lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản có
chính sách bảo tồn
nguồn nước nuôi dưỡng
tái tạo nguồn lợi thủy
sản nhưng lĩnh vực khai
thác đánh bắt thể hiện
chưa rõ nét.

22
CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PTBV
NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE
7.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7.1.1 Kết quả xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình PTBV của CBTS Việt Nam
7.1.1.1 Kết quả xây dựng các chỉ tiêu đo lường

7.1.1.2 Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu PTBV
7.1.2 Về tính bền vững của từng trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường trong chuỗi
hoạt động của ngành CBTS
7.1.3 Về sự tương tác giữa các yếu tố của PTBV
7.1.3.1. Sự tương tác giữa kinh tế với xã hội
7.1.3.2. Sự tương tác giữa kinh tế với môi trường
7.1.3.3. Sự tương tác giữa xã hội với môi trường
7.1.4 Vai trò điều tiết của Chính quyền nhà nước các cấp
7.2. CÁC GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC HẠN CHẾ,
BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH CBTS DỰA TRÊN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng PTBV của từng trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường
và mối tương tác giữa chúng, cũng như vai trò điều tiết của Chính phủ/Chính quyền. Các
gợi ý nhằm góp phần giúp ngành CBTS tỉnh Bến Tre PTBV được đề cập đến như sau:
7.2.1 Gợi ý các nhóm giải pháp cho Chính quyền nhà nước các cấp
7.2.1.1 Nhóm 1: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với hoạt động CBTS
7.2.1.2 Nhóm 2: Gợi ý các chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh
kinh tế. các gợi ý cụ thể của nhóm này như sau:
- Về công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Về chính sách thuế.
- Về chính sách hỗ trợ hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh.
- Về công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy
sản, đảm bảo tính đa dạng chủng loại thủy sản.
- Về cơ chế quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về giải pháp, chính sách hỗ trợ DNCBTS đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến.
- Về chính sách, biện pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất, chế biến mở rộng thị trường
tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua xúc tiến thương mại.
- Các giải pháp thực hiện có hiệu quả mô hình hợp tác "bốn nhà".
7.2.1.3 Nhóm 3: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về trụ cột xã hội,
các gợi ý cụ thể của nhóm chính sách này như sau:

- Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành thủy sản
- Các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người lao động
- Các giải pháp phân bố lực lượng lao động trong ngành CBTS
- Các biện pháp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ tổ
chức sản xuất của các chủ thể tham gia sản xuất CBTS
7.2.1.4 Nhóm 4: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh môi
trường, các gợi ý cụ thể cho nhóm này như sau:
23
- Các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm
trong nuôi trồng và CBTS
- Các chính sách, giải pháp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản
7.2.2 Gợi ý khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các
chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất CBTS
7.2.2.1 Khuyến nghị một số giải pháp cho người nuôi và khai thác thủy sản, cụ thể:
- Đối với hộ khai thác thủy sản
- Đối với hộ nuôi trồng thủy sản
7.2.2.2 Gợi ý khuyến nghị đối với doanh nghiệp và hộ chế biến, cụ thể như sau:
- Khuyến nghị đổi mới công nghệ CBTS
- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ
- Khuyến nghị thực hiện tốt các quy định có liên quan đến lĩnh vực CBTS
7.3 GỢI Ý HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CỦA TỈNH
Chính quyền nhà nước ở Trung ương và địa phương đã ban hành các cơ chế, chính
sách để thúc đẩy sự phát triển của ngành CBTS. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế nhất
định. Do đó, tác giả luận án đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hơn nữa tính thực thi của
cơ chế, chính sách.
7.3.1 Chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động CBTS
Trong nhóm gợi ý này tập trung cải thiện hai hoạt động cung ứng đầu vào cho ngành
CBTS, bao gồm: Hoạt động khai thác; Hoạt động nuôi trồng.
7.3.2 Chính sách về hoạt động sản xuất CBTS
Chính quyền cấp tỉnh cần khẩn trương tiến hành rà soát các văn bản quy định của

Trung ương kết hợp với tình hình thực tế diễn ra tại địa phương để xây dựng và ban hành hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh hoạt động của ngành CBTS, tạo cơ sở pháp
lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và hộ cá thể.
7.3.3 Chính sách đối với hoạt động đầu ra
Cơ quan quản lý nhà nước cần đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại cho từng năm và có nội dung, chương trình, dự án cụ thể.
7.3.4 Chính sách điều tiết về khía cạnh xã hội
UBND tỉnh cần nắm tình hình thực tế diễn ra trong xã hội có liên quan đến hoạt động
CBTS tại các địa phương trong tỉnh, đồng thời tham chiếu với các quy định của Trung ương
trình UBND tỉnh xem xét, ban hành các văn bản quy định về vấn đề này.
7.3.5 Chính sách điều tiết về khía cạnh môi trường
Đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường. Chính quyền tỉnh Bến Tre tăng cường kêu gọi thu hút các thành phần kinh tế thực
hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường đã nêu trong quy hoạch.
7.3.6 Chính sách về phát triển các hình thức liên kết
UBND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ các mô hình liên kết trong hoạt động
CBTS; đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện mô hình liên kết bốn
nhà; ban hành văn bản quy định chi tiết các nội dung có liên quan đến vấn đề liên kết
24
7.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
7.4.1 Đóng góp về mặt khoa học
– Xây dựng mô hình PTBV gắn với đặc trưng của ngành CBTS Việt Nam.
– Tạo nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến PTBV của ngành CBTS.
7.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Giúp cho nông dân, ngư dân, DN/hộ chế biến điều chỉnh hoạt động.
- Cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho cơ quan Chính phủ đề xuất xây dựng ban
hành Chính sách phù hợp với thực tiễn
- Góp phần bổ sung luận cứ khoa học giúp cơ quan Chính phủ, trong tương lai có thể
ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững của ngành CBTS và các ngành
kinh tế khác.

7.5 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
7.5.1 Hạn chế của luận án
- Mô hình PTBV của ngành CBTS Việt Nam chỉ được kiểm định cho trường hợp tỉnh
Bến Tre nên kết quả nghiên cứu có thể không mang tính đại diện cho các địa phương khác
trong cả nước.
- Mô hình PTBV chưa chỉ ra được ngưỡng bền vững của các chỉ tiêu đo lường.
- Phương pháp kiểm định các giả thuyết chủ yếu dùng phương pháp mô tả do dữ liệu
nghiên cứu không cho phép thực hiện các bài toán hồi quy nên kết quả kiểm định có thể sẽ
gây nhiều tranh luận.
- Còn một vài chỉ tiêu chưa đủ điều kiện để thu thập do công tác thống kê chưa được
kiện toàn ở tỉnh Bến Tre.
7.5.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
- Kiểm định mô hình lý thuyết cho ngành CBTS ở địa phương khác.
- Ðể xây dựng được ngưỡng bền vững cho các trụ cột của mô hình cần có những
nghiên cứu tiếp theo, và với nhiều địa phương khác nhau.
- Tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ định lượng.

×