Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thư viện số trường đại học tân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.12 KB, 26 trang )







2012

Thƣ Viện Trƣờng Đại Học Tân Tạo

Thƣ Viện Số Trƣờng
Đại học Tân Tạo


2


Tài liệu được tạo ra như một bản quy chế và hướng dẫn trong việc xây dựng và sử
dụng Thư viện số của Trường ĐHTT cho các đối tượng trong cộng đồng và bạn đọc
của Trường ĐHTT. Nội dung trong tài liệu này có thể thay đổi mà không cần có
những thông báo trước. Không có bất kỳ phần thông tin và nội dung nào trong tài
liệu này được sao chép, tái xuất bản, hoặc chuyển thể hay thu âm dưới bất kỳ mục
đích nào, mà không được sự cho phép từ Trường ĐHTT.

Tài liệu này được chuẩn bị bởi Phượng Lê Thị Thúy


Copyright ©2012 TTU (Tan Tao University). All Rights Reserved.
Trường Đại học Tân Tạo
Đại lộ Đại học Tân Tạo, Tân Đức Ecity,
Đức Hòa, Long An,


Việt Nam
Telephone: (072) 376 9216
Email:











3


Table of Contents
1. Giới thiệu 5
2. Quy chế truy cập dữ liệu 5
2.1 Truy cập mở 5
2.2 Truy cập hạn chế 6
3. Cộng đồng và Bộ sưu tập tài liệu 6
3.1 Định nghĩa về Cộng đồng 6
3.2 Định nghĩa Bộ sưu tập: 7
3.3 Trách nhiệm, quyền hạn của Cộng đồng, Trường ĐHTT và Thư viện: 7
3.4 Cơ cấu đấu kết Cộng đồng, bộ sưu tập và thư viện số 9
4. Tài liệu theo yêu cầu 9
4.1 Một số định nghĩa 9
4.2 Danh mục tài liệu yêu cầu: 11

5. Thỏa Thuận Sử dụng Thư Viện Số Trường ĐHTT 12
6. Quy trình thiết lập tài liệu thư viện số 12
6.1 Thu Thập Tài Liệu 12
6.2 Đánh giá chất lượng tài liệu 13
6.3 Biên mục tài liệu 14
7. Quy định xử phạt 14
7.1Vi phạm và xử phạt: 14
7.2 Đối tượng vi phạm 15
8. Hướng dẫn nội dung tài liệu cho việc đệ trình 15
9. Giấy phép ký gửi: 15
10. Định dạng tài liệu: 16
11. Chính sách bảo mật 17
Phụ lục 1: Bài Giảng Tóm Tắt 18
Phụ lục 2: Đề Thi Tóm Tắt 20
Phụ lục 3: Thỏa Thuận về Quyền Tác Giả 22
Phụ lục 4: Định Dạng Tài Liệu Trong Thư viện Số 24


4







Đây là trang đƣợc dành để trống
5



1. Giới thiệu
Thư viện số của Trường Đại học Tân Tạo (ĐHTT) là cơ sở dữ liệu giảng dạy thuộc Thư
Viện của ĐHTT. Đây là nơi sinh viên có thể tham khảo, chia sẻ và/hoặc tự lưu trữ các tài
liệu nghiên cứu và/hoặc tài liệu số đa phương tiện. Như vậy, Thư viện số được thành lập
nhằm tăng cường phổ biến và lưu trữ tài liệu số được xây dựng bởi trường ĐHTT. Thư
viện cũng trở thành cơ sở chia sẻ kiến thức, các tài liệu giảng dạy giữa giáo viên và sinh
viên tại trường ĐHTT.
Vì vậy, bản quy chế này mang tính hướng dẫn chi tiết về quy định, quy trình thực hiện, và
thông tin tổng hợp về các dịch vụ của Thư viện số cho giảng viên, nhân viên và sinh viên
của trường ĐHTT.
2. Quy chế truy cập dữ liệu
2.1 Truy cập mở
Các dữ liệu sau sẽ được truy cập mở rộng như là nguồn tài liệu mở cho mọi người sử dụng
từ mạng Internet với mục tiêu thúc đẩy và quảng bá các thành tựu trong hoạt động giáo dục
và nghiên cứu tại trường ĐHTT
Dưới đây là danh mục các dữ liệu được truy cập mở rộng hiện nay:
Tài liệu
Loại tài liệu
Đối tƣợng sử
dụng
Tài liệu Lịch sử ĐHTT
 Tài liệu của và về trường ĐHTT
 Hình ảnh của và về trường ĐHTT
 Video của và về trường ĐHTT
Cộng đồng
trường ĐHTT

Người sử dụng
internet
Công trình khoa học


 Bài viết trên các tạp chí
 Tài liệu hội nghị
Các dự án và bài viết
nghiên cứu
 Dự án
 Bài viết nghiên cứu chưa xuất bản
Các đề tài của sinh viên
(luận văn, luận án v.v )
 Cử Nhân
 Thạc Sỹ
 Tiến Sỹ
Figure 2.1: Danh mục tài liệu truy cập mở

6



2.2 Truy cập hạn chế
Ngay từ khi bắt đầu thành lập thư viện số, trường ĐHTT nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu tài
liệu môn học nhằm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy làm nguồn tham khảo cho các cộng
đồng của Trường. Do đó, để truy cập toàn bộ nội dung cơ sở dữ liệu tài liệu môn học,
người sử dụng cần có đăng ký tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập.
Sau đây là danh mục chi tiết các tài liệu dùng cho truy cập nội bộ:
Tài liệu
Loại tài liệu
Ngƣời sử dụng
Tài liệu môn học
Đề cương môn học
 Giảng viên

 Ban giám hiệu

Nội dung bài giảng/bài giảng khái quát
Đề thi và đáp án
Bài tập và đáp án
Bài viết về kinh nghiệm giảng dạy của môn
học
Bài kiểm tra của
sinh viên
3 thang điểm thông thường (Thấp nhất, trung
bình và cao nhất)
 Trưởng khoa
 Ban giám hiệu
Sách tham khảo
điện tử
Sách điện tử theo các chuyên ngành đào tạo
của Trường ĐHTT
 Sinh viên
 Giảng viên
Figure 2.2: Danh mục tài liệu truy cập nội có giới hạn

3. Cộng đồng và Bộ sƣu tập tài liệu
Thư viện số của trường ĐHTT bao gồm các dữ liệu thu thập được tạo ra bởi các cộng đồng
trường ĐHTT, được Thư viện của trường ĐHTT quản lý, bảo quản, và chia sẻ thông qua
phần mềm nguồn mở DSpace. Dựa trên quy chế của ban quản trị ĐHTT, mỗi người sử
dụng Thư viện số phải hiểu rõ và đồng ý với các quy chế, hướng dẫn, và các quy trình
được yêu cầu về xây dựng Thư viện số.
3.1 Định nghĩa về Cộng đồng
Một Cộng đồng là một đơn vị tại trường ĐHTT thực hiện việc giảng dạy và nghiên cứu, có
một người đứng đầu theo quy định, có sự ổn định dài hạn, và chịu trách nhiệm về chất

lượng nội dung các tài liệu của Cộng đồng. Trưởng Khoa hoặc trưởng Bộ môn là người
7


đứng đầu của mỗi cộng đồng chịu trách nhiệm chất lượng nội dung tài liệu của cộng đồng
và phải chỉ định một điều phối viên có thể cộng tác cùng cán bộ nhân viên Thư viện số.
3.2 Định nghĩa Bộ sƣu tập:

Một Bộ sưu tập là một tập hợp các tài liệu cụ thể có cùng mục đích sử dụng, loại hình tài
liệu và được tạo ra cho một cộng đồng cụ thể. Một bộ sưu tập có thể là tài liệu môn học,
các ấn phẩm khoa học, tài liệu dự án hoặc tài liệu nghiên cứu, luận văn, v.v.
3.3 Trách nhiệm, quyền hạn của Cộng đồng, Trƣờng ĐHTT và Thƣ viện:
Một Cộng đồng thực hiện các trách nhiệm gì?
 Sắp xếp và mô tả nội dung được cung cấp
 Đưa ra các quyết định về các định nghĩa thuộc cộng đồng và bộ sưu tập.
 Thông báo đến Admin của Thư viện số về các thay đổi trong tổ chức có ảnh hưởng
đến các nội dung được đệ trình.
 Tái xác nhận thường niên (hàng năm) thông tin về cộng đồng
 Tìm hiểu và theo dõi các quy chế Trường và/hoặc Khoa thích ứng với quy chế của
Thư viện số, và đào tạo các thành viên đệ trình của cộng đồng về các quy chế này
 Làm rỏ phần bản quyền cho các danh mục được đệ trình nếu người sở hữu bản
quyền không phải là (các) tác giả hoặc của trường ĐHTT.
 Chấp hành trình tự đệ trình cho mỗi bộ sưu tập thu thập
Một Cộng đồng có các quyền gì?
 Quyết định quy chế về nội dung đệ trình (nằm trong hướng dẫn của DSpace)
 Quyết định đối tượng có thể cung cấp nội dung trong cộng đồng
 Đệ trình ban quản trị thư viện số việc hạn chế truy cập nội dung theo cấp độ khác
nhau của từng mục.
 Nhận một bản sao của nội dung được đệ trình khi có yêu cầu trong cộng đồng
 Đệ trình ban quản trị thư viện số về việc xóa bỏ các mục và dữ liệu (theo quy định

của "Quy chế hủy bỏ")
 Chấp thuận việc bổ sung hoặc loại bỏ các tiểu cộng động
 Thay đổi các giao diện phù hợp theo nội dung cộng đồng

Thƣ viện của trƣờng ĐHTT có những trách nhiệm gì?
 Gìn giữ và bảo quản nội dung được đệ trình trong Thư viện số
 Chia sẻ nội dung theo các quyết định của cộng đồng (tối thiểu cho ĐHTT, hay hơn
nếu được sự chấp thuận trước của Hội đồng về chính sách của DSpace)
8


 Đảm bảo nội dung sử dụng các kỹ thuật lưu trữ được chấp nhận
 Cấp phép truy cập tới tài liệu nghiên cứu Thư viện số
 Thông báo cho các cộng đồng về những thay đổi lớn, ví dụ như chuyển định dạng.

Thƣ viện của trƣờng ĐHTT có những quyền gì?
 Chia sẻ lại, bán, hoặc sửa đổi thông tin thư mục trong DSpace
 Từ chối hoặc không cho phép truy cập các tài liệu hoặc bộ sưu tập trong một số
trường hợp nhất định – theo quy định của “Quy chế hủy bỏ"
 Đàm phán lại các điều khoản của hợp đồng gốc với các Cộng đồng
 Thực hiện đánh giá quá trình lưu trữ dài hạn khi các Cộng đồng không còn tồn tại
hoặc trong thời gian ba mươi năm kể từ khi rạo ra một bộ sưu tập
 Chuyển vị trí các tài liệu nếu định dạng có nguy cơ bị lỗi thời
 Xác định các mức giới hạn (độ lớn thư mục, số lượng thư mục) để quyết định dịch
vụ miễn phí bao gồm những gì và sau mức độ nào sẽ thu phí
 Thu phí đối với các hoạt động yêu cầu hỗ trợ từ Thư viện số của trường ĐHTT.
Trƣờng ĐH Tân Tạo có những trách nhiệm gì?
 Thiết lập chính sách ở cấp trường về các vấn đề ảnh hưởng Thư viện số của trường
ĐHTT, như các quy định về bản quyền, quy chế truy cập, hướng dẫn sử dụng, v.v.
 Hỗ trợ các chức năng theo yêu cầu của các chính sách hiện tại


Hủy bỏ các tài liệu từ Thƣ viện số
Thư viện của trường ĐHTT dự kiến các thời điểm khi thư viện cần loại bỏ các tài liệu.
Trong một số trường hợp, các tài liệu được quyết định là sẽ bị xóa bỏ khỏi người xem,
nhưng để tránh mất dữ liệu lịch sử, tất cả các quá trình này sẽ được truy cập theo dạng một
ghi chú trong trường <Description.provenance> của Dữ liệu Dublin Core. Ghi chú có thể
mang một trong những nội dung sau:
 "Removed from view at request of the author"
 "Removed from view at TTU's discretion"
 "Removed from view at TTU Library' discretion"
 "Removed from view by legal order"
Do bất kỳ tài liệu nào đã tồn tại trong một số thời điểm cũng có thể đã được trích dẫn,
chúng tôi sẽ luôn cung cấp một "Bản mô tả cho tài liệu bị xóa" khi có yêu cầu đối với một
tài liệu đã bị xóa. Thông tin sẽ bao gồm lý lịch dữ liệu gốc (để xác minh) và một trong câu
ghi chú hủy bỏ ở trên thay thế cho liên kết tới đối tượng. Lý lịch dữ liệu cần được nhìn thấy
nhưng không thể truy cập được. Những danh mục này cũng sẽ không được sử dụng để thu
thập lý lịch dữ liệu.
9


3.4 Cơ cấu đấu kết Cộng đồng, bộ sƣu tập và thƣ viện số
Các khoa và phòng ban trực thuộc Trường ĐHTT được xác định là các cộng đồng trong
Thư viện số. Bộ sưu tập được xác định và phân loại dựa trên các các dạng tài liệu thu thập
từ các khoa và bộ môn.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của Thư viện số:

Figure 3.1: Cấu trúc của Cộng đồng và Bộ sưu tập
4. Tài liệu theo yêu cầu
4.1 Một số định nghĩa
10



Đề cƣơng môn học: Đề cương môn học là tập hợp các thông tin cơ bản cho môn học hoặc
khóa học đó, bao gồm: tên môn học, tên giảng viên, nội dung môn học, phương pháp giảng
dạy, phương pháp chấm điểm hoặc đánh giá, đề cương chi tiết môn học, sách giáo khoa và
sách tham khảo.
Bài giảng/ Bài giảng tóm tắt:
Bài giảng là bài viết trình bày nội dung chi tiết môn học dưới các dạng thức khác nhau như:
PowerPoint, Word, v.v
Bài giảng tóm tắt:
 Nếu môn học không có bài giảng chi tiết, một bài giảng tóm tắt nhất thiết được yêu
cầu đệ trình nhằm giúp Hội đồng Khoa học của Trường và người dùng hiểu rõ nội
dung giảng dạy môn học.
 Bài giảng tóm tắt bao gồm các thông tin như sau: tên môn học, tên giáo trình môn
học, tên các bài viết hoặc sách tham khảo phục vụ môn học ấy. Nguồn gốc tài liệu
được sử dụng (như tên sách, tác giả, năm xuất bản, số trang dùng để dạy, v.v…)
trong nội dung môn học phải được trích dẫn rõ ràng (xem tài liệu hướng dẫn, Phụ
lục 1).
Bài thi và đáp án: Mỗi môn học được yêu cầu cung cấp đề thi giữa kỳ, cuối kỳ và đáp án
dành cho các kỳ thi ấy. Đáp án có thể được ghi ngay trên đề thi hoặc được đệ trình riêng
thành 2 tập tin Đề thì và Đáp án riêng biệt.
Bài thi mẫu cuối kỳ của sinh viên: Nhằm mục đích đảm bảo việc đánh giá môn học từ
phía Hội đồng Khoa học của Trường, mỗi môn học được yêu cầu đệ trình 3 mẫu bài thi
cuối kỳ thể hiện 3 mẫu thang điểm khác nhau: thấp nhất, trung bình và cao nhất.
Nhật ký giảng dạy: Cuối học kỳ, giáo viên viết báo cáo ngắn gọn về quá trình giảng dạy
và những cải tiến thu được từ phương pháp dạy của giảng viên ấy cũng như một số đề xuất
cho lớp học tới của cùng một môn học.
Công trình khoa học: Như trong hợp đồng làm việc tại Trường ĐHTT, tất cả các sản
phẩm của mỗi giảng viên được tạo ra khi đang trong quá trình làm việc theo hợp đồng tại
Trường ĐHTT đều thuộc về tài sản của Trường ĐHTT. Vì vậy, mỗi giảng viên được yêu

cầu đệ trình tất cả các ấn bản khoa học được đăng trên các tạp chí, báo cáo hội thảo hoặc
sách trong và ngoài nước của mình cho Thư viện (kể cả Thư viện số). Khi đệ trình, công
trình khoa học ấy phải là bản PDF cuối cùng tạo ra từ nhà xuất bản. Nhằm tránh trường
hợp do nhà xuất bản không cho phép công bố công trình khoa học ra công cộng, tác giả cần
11


tham khảo Luật Spark Addendium để gửi kèm công trình khoa học tới nhà xuất bản (xem
Phụ lục 3).
Luận văn / Báo cáo tốt nghiệp của sinh viên: Đây là loại tài liệu được tạo ra từ sinh viên
của Trường khi tốt nghiệp và được lưu giữ tại các Thư viện Trường. Mỗi sinh viên trước
khi được nhận bằng tốt nghiệp cần cung cấp luận văn hoặc báo cáo tốt nghiệp của mình,
dưới dạng tập tin PDF, cho Thư viện thông qua email.
4.2 Danh mục tài liệu yêu cầu:
#
Tài liệu
Tài liệu đƣợc thay thế
Yêu cầu
1.
Đề cương môn học

Bắt buộc
2.
Bài giảng
Bài giảng tóm tắt (Phụ lục 1)
Bắt buộc
3.
Bài thi và Đáp án:
 Bài thi giữa kỳ và đáp án
 Bài thi cuối kỳ và đáp án

 Bài tập/ Bài tập ở nhà và
đáp án
 Luận văn
 Chủ đề thi vấn đáp và
đáp án
 Đề thi tóm tắt (Phụ lục 2)
Bắt buộc
4.
Bài thi của sinh viên
Bài luận của sinh viên
Bắt buộc
5.
Nhật ký giảng dạy (báo cáo
ngắn bọn về quá trình giảng
dạy và tiến bộ của lớp)

Không bắt buộc
6.
Sách giáo khoa và tài liệu
đọc bổ trợ

Không bắt buộc
7.
Bài tập ở nhà và đáp án

Không bắt buộc
8.
Các tài liệu đa phương tiện

Không bắt buộc

9.
Bài báo khoa học

Bắt buộc
10.
Bài viết/dự án nghiên cứu

Bắt buộc
11.
Luận văn/Báo cáo tốt nghiệp
sinh viên

Bắt buộc
Figure 4.1: Danh mục tài liệu theo yêu cầu
12


5. Thỏa Thuận Sử dụng Thƣ Viện Số Trƣờng ĐHTT
Một khi kích hoạt tài khoản cá nhân, người sử dụng tại trường ĐH Tân Tạo đồng ý với
Thỏa Thuận Sử dụng Thư Viện Số của Trường ĐHTT.
Người sử dụng đồng ý sẽ sử dụng tất các các tài liệu CHỈ cho mục đích giảng dạy và
nghiên cứu tại Trường ĐHTT. Việc phân phối, sử dụng trái phép tài liệu từ Thư viện số và
cơ sở dữ liệu của trường đến các bên thứ ba mà không được ban quản trị cho phép là trái
với quy định của Trường ĐHTT và sẽ được xử lý theo quy định của Trường.
6. Quy trình thiết lập tài liệu thƣ viện số
Quy trình thiết lập tài liệu thư viện số của Trường ĐHTT trải qua 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1 Bước 2 Bước 3


Figure 6.1: Quy trình thiết lập tài liệu thư viện số

6.1 Thu Thập Tài Liệu
6.1.1 Quy trình thu thập:








Thu thập tài Liệu
Đánh giá nội
dung tài liệu
Biên mục tài liệu và
nhập thƣ viện số
Thƣ
viện gửi
thông
báo
Điều phối
viên
Giảng viên
Trưởng
khoa/bộ môn
Sinh viên
Nhân viên
thư viện
Thư viện số
(2’)
(1)

(3)
(3’)
(2)
(4)
(5)
13


Figure 6.2: Quy trình thu thập tài liệu số trường hợp có điều phối viên

Giải thích:
(1) Thư viện thông báo thời gian nộp tài liệu đến trưởng khoa/bộ môn, và điều phối viên.
(2) và (2’) Sau khi nhận được thông báo cụ thể từ thư viện, điều phối viên gửi thông báo và
nhận tài liệu giao nộp từ giảng viên và sinh viên theo yêu cầu.
(3) và (3’) Sau khi nhận được tài liệu từ sinh viên và giáo viên, điều phối viên gửi tài liệu
ấy đến Trưởng khoa/bộ môn xin xác nhận chất lượng nội dung tài liệu. Trưởng khoa/bộ
môn có trách nhiệm gửi email xác nhận chất lượng nội dung tài liệu về cho điều phối viên.
(4) Điều phối viên gửi toàn bộ tài liệu kèm theo email xác nhận của Trưởng khoa/bộ môn
đến nhân viên thư viện thông qua email.
(5) Nhân viên thư viện chịu trách nhiệm biên mục và đưa tất cả các tài liệu được chứng
thực ấy vào thư viện số.
Lƣu ý:
Trong trường hợp Khoa nào chưa có Điều phối viên, một nhân viên sẽ được Trường chỉ
định làm điều phối viên chung cho đến khi Khoa có được điều phối viên riêng.
6.1.2 Thời gian thu thập
 Học kỳ mùa Xuân: Trong tháng 8, chúng tôi gửi thông báo về việc thu thập các tài
liệu yêu cầu đến giảng viên và trưởng khoa để thu thập tài liệu từ Học kỳ mùa Xuân
và Học kỳ mùa Hè.
 Học kỳ mùa Thu: Trong tháng 12, chúng tôi gửi thông báo về việc thu thập các tài
liệu yêu cầu đến giảng viên và trưởng khoa để thu thập tài liệu từ Học kỳ mùa Thu.

6.2 Đánh giá chất lƣợng tài liệu
6.2.1 Kiểm tra bản quyền:
14


 Nhân viên thư viện được chỉ định phụ trách kiểm tra bản quyền của các tài liệu xuất
bản, luận văn, luận án và tài liệu giảng dạy trước khi nhập các tài liệu đó vào Thư
Viện Số của Trường ĐHTT.
 Mỗi giảng viên tự chịu trách nhiệm về bản quyền và sở hữu trí tuệ đối với các tài
liệu môn học, công trình khoa học và những tài liệu do họ đệ trình lên Thư viện số.
(Xem mục 9: Chứng Nhận Lưu Trữ Tự Do)
 Nhân viên thư viện được chỉ định sẽ hỗ trợ các khoa về vấn đề quyền sở hữu ấn bản
thông qua Luật Tái Sử Dụng Quyền Truy Cập ấn Phẩm Khoa Học từ SPARRC
(Xem phụ lục 3)
6.2.2 Kiểm tra Chất Lƣợng Nội Dung:
Các trưởng khoa và trưởng bộ môn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng nội dung của các
tài liệu môn học. Vì vậy, trưởng khoa/bộ môn cần gửi những thông tin xác nhận sau đây
cho việc chứng thực chất lượng nội dung của tài liệu giao nộp từ giảng viên và sinh viên:
 Đối với nội dung tài liệu môn học, cần xác nhận tính học thuật và theo đúng tiêu chí
chất lượng nội dung mà khoa/bộ môn đề ra.
 Đối với luận văn/báo cáo tốt nghiệp của sinh viên, cần xác nhận các tài liệu ấy là
sản phẩm khoa học đạt tiêu chuẩn học thuật của khoa/bộ môn đề ra.
6.3 Biên mục tài liệu
Cán bộ thư viện theo chỉ định của Thư viện sẽ thực hiện các bước mô tả hình thức và nội
dung của tài liệu sao cho người dùng có thể truy cập dễ dàng đến các bộ sưu tập tài liệu số.
Công nghệ thông tin: một nhân viên IT được chỉ định có trách nhiệm sao lưu dữ liệu và
đảm bảo truy cập.
7. Quy định xử phạt
7.1Vi phạm và xử phạt:
Trong một số trường hợp sau thì người vi phạm sẽ được gửi thông báo nhắc nhở kèm theo

các hình thức xử lý:
Vi phạm…
Đƣợc cho là…
Hình thức xử lý
Nộp tài liệu trễ so với hạn
định của từng học kỳ
Không hoàn thành nhiệm vụ
của Trường theo từng học kỳ
Trừ bậc đánh giá hằng năm
Không nộp tài liệu nhưng
Không hoàn thành nhiệm vụ
Thư viện sẽ không ký vào
15


chuẩn bị rời Trường
Bản chứng nhận hoàn thành
nhiệm vụ tại Thư viện
(Clearance Slip) để thanh
toán hợp đồng

7.2 Đối tƣợng vi phạm
 Giảng viên, nếu không nộp tài liệu theo thông báo cho cán bộ thư viện
 Trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn, nếu không kiểm tra và gửi xác nhận nội dung có
chất lượng đến cán bộ thư viện thông qua email.
 Điều phối viên, nếu không ra thông báo, thu thập tài liệu từ giảng viên, và giao nộp
tài liệu cho Thư viện đúng thời hạn quy định.
8. Hƣớng dẫn nội dung tài liệu cho việc đệ trình
 Nội dung phải được tạo ra, gửi đến hoặc tài trợ bởi giảng viên của ĐHTT
 Nội dung phải mang định hướng giáo dục hoặc nghiên cứu

 Nội dung phải ở định dạng số hóa như định dang PDF hoặc các dạng open office
 Nội dung phải hoàn thiện và sẵn sàng để chia sẻ
 Nội dung phải hợp pháp để cung cấp cho ĐHTT. Do đó, nếu có bất kỳ xâm phạm
bản quyền nào, tác giả phải chịu trách nhiệm
 Tác giả/chủ sở hữu phải sẵn sàng và có thể cấp cho ĐHTT quyền đảm bảo và cung
cấp nội dung đến người dùng tin thông qua DSpace và/hay các phương tiện khác.
 Nếu nội dung là một phần của chuỗi nội dung, và các nội dung khác thuộc chuỗi nội
dung ấy cũng cần phải được cung cấp chi tiết để Thư viện có thể mô tả và cung cấp
trọn vẹn nội dung đầy đủ.
9. Giấy phép ký gửi:

Giấy Phép Lƣu Trữ Tự Do:

Để được Thư viện số của Trường ĐHTT sao chép, dịch và chia sẻ các dữ liệu của tác giả
trên toàn thế giới, tác giả cần phải đồng ý với các điều khoản sau:

Bằng cách đệ trình tài liệu cho Thư viện số Trường ĐHTT, tác giả hoặc người sở hữu bản
quyền cho phép Trường ĐHTT quyền tự do sao chép, dịch (theo định nghĩa dưới đây),
và/hoặc chia sẻ dữ liệu cung cấp (bao gồm phần tóm tắt) trên toàn thế giới dưới định dạng
điện tử.

16


Tác giả hoặc người sở hữu bản quyền đồng ý Trường ĐHTT có thể dịch dữ liệu cung cấp
sang bất kỳ phương tiện nào hoặc định dạng nào nhằm mục đích gìn giữ.

Tác giả hoặc người sở hữu bản quyền đồng ý Trường ĐHTT có thể lưu giữ nhiều hơn một
bản sao của dữ liệu cung cấp nhằm mục đích an ninh, dự phòng và gìn giữ.


Tác giả hoặc người sở hữu bản quyền khẳng định dữ liệu cung cấp là nội dung nguyên bản
của bạn, và/hoặc bạn có quyền được trao các quyền được nêu trong giấy phép này. Tác giả
hoặc người sở hữu bản quyền cũng khẳng định rằng, theo tất cả sự hiểu biết của mình, dữ
liệu đã cung cấp không vi phạm bất kỳ một bản quyền nào.

Nếu dữ liệu đã cung cấp bao gồm tài liệu mà bạn không nắm giữ bản quyền, bạn phải
khẳng định rằng đã nhận được sự cho phép không hạn chế của bên sở hữu bản quyền tài
liệu để giao lại cho Trường ĐHTT các quyền được nêu trong giấy phép này, và bất kỳ tài
liệu nào thuộc sở hữu của bên thứ ba như vậy đều được nêu rõ và ghi nhận trong văn bản
hoặc nội dung của tài liệu đã cung cấp.

NẾU TÀI LIỆU ĐÃ CUNG CẤP CĂN CỨ THEO NỘI DUNG ĐÃ ĐƢỢC TÀI TRỢ
HOẶC HỖ TRỢ BỞI MỘT CƠ QUAN HOẶC TỔ CHỨC NÀO KHÁC NGOÀI
TRƢỜNG ĐHTT, NGƢỜI CUNG CẤP PHẢI KHẲNG ĐỊNH ĐÃ HOÀN THÀNH
MỌI QUYỀN XEM XÉT VÀ NGHĨA VỤ KHÁC THEO YÊU CẦU CỦA HỢP
ĐỒNG HOẶC THỎA THUẬN ĐÓ.
Trường ĐHTT sẽ không thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào đối với tài liệu đã cung cấp, trừ
khi được cho phép theo giấy phép này
10. Định dạng tài liệu:
Cán bộ Thư Viện Số của Trường ĐHTT hy vọng có thể hỗ trợ cung cấp các định dạng tài
liệu nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, với một số định dạng cụ thể, chúng tôi có quy định đối
với các định dạng tài liệu như sau:
 Mọi tài liệu trong DSpace đều có thể phục hồi.
 Chúng tôi sẽ công nhận các định dạng tài liệu nhiều nhất có thể.
 Chúng tôi sẽ hỗ trợ các định dạng tài liệu nhiều nhất có thể.
Khi một tài liệu được tải lên DSpace, chúng tôi sẽ chuyển nó vào một trong những nhóm
sau đây để đánh dấu mức độ hỗ trợ đối với định dạng tài liệu đó:
 Supported – Định dạng được hỗ trợ: DSpace sẽ hỗ trợ đầy đủ cho việc truy cập đối
với định dạng tài liệu này.
17



 Known - Nhận biết: DSpace có thể nhận biết được định dạng này, nhưng không đảm
bảo hỗ trợ đầy đủ.
 Unsupported - Không hỗ trợ: DSpace không nhận biết được định dạng này; những
định dạng này được đánh dấu là "application/octet-stream", hoặc Không nhận biết.

Danh sách những định dạng được hỗ trợ: (xem phụ lục 4).
11. Chính sách bảo mật
Thư viện của Trường ĐHTT cam kết đảm bảo việc bảo mật thông tin ca nhân cho bạn.
Những thông tin cá nhân Trường nhận được từ DSpace sẽ chỉ được dùng vào mục đích vận
hành hệ thống và một số mục đích nghiên cứu cụ thể dưới đây:

Hệ thống thu thập thông tin cá nhân từ:
 Người sử dụng liên quan đến cung cấp các nội dung và lịch sử dữ liệu
 Người đăng ký dịch vụ thông báo của DSpace
Thông tin cá nhân do Thư viện số Trường ĐHTT thu thập sẽ không được sử dụng cho mục
đích thương mại hoặc từ thiện mà không liên quan trực tiếp đến hoặc được Trường ĐHTT
thông qua.

Chúng tôi không tiết lộ các thông tin về việc đăng nhập trang web của mỗi cá nhân, hay
các thông tin cá nhân mà các bạn cung cấp như: tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại… cho
bất kỳ bên nào trừ khi chúng tôi cho rằng luật pháp yêu cầu, hoặc tiết lộ cần thiết để bảo vệ
cho quyền lợi và tài sản của người dùng của Thư viện số Trường ĐHTT.

Bất kỳ hồ sơ nào trên Thư viện số được dùng trong một diễn đàn công khai, như diễn hành,
thuyết trình, các bài nghiên cứu đều phải xóa các nguồn tham khảo cụ thế đối với những
người thực tế và thông tin cá nhân.

18



Phụ lục 1: Bài Giảng Tóm Tắt
Class information


Class:
Linear algebra


Code:
MAT004


Credits:
3


Semester:
Summer 2


Schoolyear:
2012


Instructor:
####







Class material information


#
Category
Title/Author and Publisher information
1
Textbook
"Linear algebra and its applications" of Gilbert Strang, 4th
edition, Thomson-Brooks/Cole, 2006
2
Article
"The 25 billions eigenvector the linear algebra behind
Google" of Kurt Bryan and Tanya Leise, SIAM Review, Au-
gust 2006, Volume 48, Issue 3, p. 569-581
3
Book
"Schaum's outline of mathematica", of Eugene Don, 2nd edi-
tion, McGraw Hill, 2009




Outline:




Material
Location
Lesson content
Remark
1
Chapter 1
The geometry of linear equations

1
Chapter 1
An example of Gaussian elimination

1
Chapter 1
Matrix notation and matrix multiplication

1
Chapter 1
Triangular factors and row exchanges

1
Chapter 1
Inverses and transposes

1
Chapter 1
Applications of LA in differential equations

1

Chapter 1
Round off error and partial pivoting

2
Page 1-3
Applications of LA: PageRank algorithm

3
Chapter 12
Linear Algebra in Mathematica

1
Chapter 2
Vector spaces and subspaces

1
Chapter 2
Solving Ax=0 and Ax=b

19


1
Chapter 2
Linear independence, basis and dimension

1
Chapter 2
The four fundamental subspaces


1
Chapter 2
Graphs and networks

1
Chapter 2
Linear transformations

1
Chapter 8
Linear inequalities

1
Chapter 8
The simplex method

1
Chapter 8
The dual problems

1
Chapter 8
Game theory - introduction








20


Phụ lục 2: Đề Thi Tóm Tắt
Course

ITP TOEFL Structure And Written Expression
Instructor

####
Class session

Summer 2 (16 July - 17 August)

Week
Focus
Sources
1
Checking subjects and objects
Recognizing appositives
Checking plurals
Checking articles


Model test 1, 2

Gallagher, N. (2003). Delta’s Key to the
TOEFL Test. (p.143-p.160). Ho Chi Minh
City: Young Publishing House
Sharpe,P.J. (2003). How to prepare for the

TOEFL. (p.400-p.404). Ho Chi Minh City:
Young Publishing House.
2
Checking Verbs and Auxiliaries
Recognizing passives
Checking infinities and gerunds
Recognizing main and subordinate
clauses

Model test 3,4

Gallagher, N. (2003). Delta’s Key to the
TOEFL Test. (p169-pp.194). Ho Chi Minh
City: Youth
Sharpe,P.J. (2003). How to prepare for the
TOEFL. (p.422-p.426). Ho Chi Minh City:
Young Publishing House.
3
Recognizing Noun Clause
Gallagher, N. (2003). Delta’s Key to the
TOEFL Test. (pp.205-pp.227). Ho Chi
21


Recognizing Adjective Clauses and
Phrases
Recognizing Adverbs Clauses and
Phrases
Recognizing conditionals


Model test 5,6
Minh City: Youth
Sharpe,P.J. (2003). How to prepare for the
TOEFL. (p.448-p.449,p.470-p.471). Ho
Chi Minh City: Young Publishing House.
4
Recognizing Inverted Subjects and
Verbs
Checking Subject-verb agreement
Checking pronoun agreement
Checking adjective word order

Model test 7
Gallagher, N. (2003). Delta’s Key to the
TOEFL Test. (pp.233-pp.259). Ho Chi
Minh City: Youth

Sharpe,P.J. (2003). How to prepare for the
TOEFL. (pp.494-pp.495). Ho Chi Minh
City: Young Publishing House.
5
Checking Participial adjectives
Checking negative modifiers
Cheking equatives, comparatives and
superlatives
Structure Review Test

Model test 8

Gallagher, N. (2003). Delta’s Key to the

TOEFL Test. (pp.264-pp.273). Ho Chi
Minh City: Youth
Sharpe,P.J. (2003). How to prepare for the
TOEFL. (pp.516-pp.517). Ho Chi Minh
City: Young Publishing House.

End-of-course Test
Macmilan (2001). The TOEFL.(p.90) New
York: Cambridge.


22


Phụ lục 3: Thỏa Thuận về Quyền Tác Giả

1. THIS ADDENDUM hereby modifies and supplements the attached Publication Agree-
ment concerning the following Article:
_________________________________________________________________________
(manuscript title)
_________________________________________________________________________
(journal name)

2. The parties to the Publication Agreement as modified and supplemented by this Adden-
dum are:
____________________________________(corresponding author)
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
(Individually or, if one than more author, collectively, Author)

_______________________________________
(Publisher)

3. This Addendum and the Publication Agreement, taken together, allocates all rights under
copyright with respect to all versions of the Article. The parties agree that wherever there is
any conflict between this Addendum and the Publication Agreement, the provisions of this
Addendum are paramount and the Publication Agreement shall be construed accordingly.

23


4. Author’s Retention of Rights. Notwithstanding any terms in the Publication Agreement
to the contrary, AUTHOR and PUBLISHER agree that in addition to any rights under cop-
yright retained by Author in the Publication Agreement, Author re tains: (i) the rights to
reproduce, to distribute, to publicly perform, and to publicly display the Article in any me-
dium for noncommercial purposes; (ii) the right to prepare derivative works from the Ar-
ticle; and (iii) the right to authorize others to make
any non-commercial use of the Article so long as Author receives credit as author and the
journal in which the Article has been published is cited as the source of first publication of
the Article. For example, Author may make and distribute copies in the course of teaching
and research and may post the Article on personal or institutional Web sites and in other
open-access digital repositories.
5. Publisher's Additional Commitments. Publisher agrees to provide to Author within 14
days of first publication and at no charge an electronic copy of the published Article in a
format, such as the Portable Document Format (.pdf), that preserves final page layout, for-
matting, and content. No technical restriction, such as security settings, will be imposed to
prevent copying or printing of the document.
6. Acknowledgment of Prior License Grants. In addition, where applicable and without li-
miting the retention of rights above, Publisher acknowledges that Author’s assignment of
copyright or Author’s grant of exclusive rights in the Publication Agreement is subject to

Author’s prior grant of a non-exclusive copyright license to Author’s employing institution
and/or to a funding entity that financially supported the research reflected in the Article as
part of an agreement between Author or Author’s employing institution and such funding
entity, such as an agency of the United States government.
7. For record keeping purposes, Author requests that Publisher sign a copy of this Adden-
dum and return it to Author. However, if Publisher publishes the Article in the journal or in
any other form without signing a copy of this Addendum, such publication manifests Pub-
lisher’s assent to the terms of this Addendum.
AUTHOR PUBLISHER
___________________________________________
____________________________________
(Corresponding author on behalf of all authors)
_______________________________________(Date)
___________________________________(Date)
24


Phụ lục 4: Định Dạng Tài Liệu Trong Thƣ viện Số

MIME type
Description
Extensions
Level
application/marc
MARC
marc, mrc
supported
application/mathematica
Mathematica
ma

known
application/msword
Microsoft Word
doc
known
application/octet-stream
Unknown
(anything not
listed)
unsupported
application/pdf
Adobe PDF
pdf
supported
application/postscript
Postscript
ps, eps, ai
supported
application/sgml
SGML
sgm, sgml
known
application/vnd.ms-excel
Microsoft Excel
xls
known
application/vnd.ms-powerpint
Microsoft Powerpoint
ppt
known

application/vnd.ms-project
Microsoft Project
mpp, mpx, mpd
known
application/vnd.visio
Microsoft Visio
vsd
known
application/wordperfect5.1
WordPerfect
wpd
known
application/x-dvi
TeXdvi
dvi
known
application/x-filemaker
FMP3
fm
known
application/x-latex
LateX
latex
known
application/x-photoshop
Photoshop
psd, pdd
known
application/x-tex
TeX

tex
known
audio/x-aiff
AIFF
aiff, aif, aifc
supported
audio/basic
audio/basic
au, snd
known
audio/x-mpeg
MPEG Audio
mpa, abs, mpeg
supported
audio/x-pn-realaudio
RealAudio
ra, ram
known
25


audio/x-wav
WAV
wav
supported
image/gif
GIF
gif
supported
image/jpeg

JPEG
jpeg, jpg
supported
image/png
PNG
png
supported
image/tiff
TIFF
tiff, tif
supported
image/x-ms-bmp
BMP
bmp
known
image/x-photo-cd
Photo CD
pcd
known
text/html
HTML
html, htm
supported
text/plain
Text
txt
supported
text/richtext
Rich Text Format
rtf

supported
text/xml
XML
xml
supported
video/mpeg
MPEG
mpeg, mpg, mpe
supported
video/quicktime
Video Quicktime
mov, qt
known
text/x-sas-syntax
SAS Syntax File
sas
Supported
application/x-sas-system
SAS System File
sas7bdat, sd1,
sd2, sd7, ssd01,
ssd, ssd04
Known
application/x-sas-transport
SAS Transport File
xpt, cport, v5x,
v6x, v7x
Known
text/x-spss-syntax
SPSS Syntax File

sps
Supported
application/x-spss-sav
SPSS system file
sav
Known
application/x-spss-sav
SPSS portable file
por
Known
text/x-stata-syntax
Stata Syntax file
do
Supported
application/x-stata
Stata Binary files
dta
Known
text/x-r-syntax
R syntax file
r, R
Supported
application/x-rlang-transport
R binary file
Rdata, rdata
Known
text/x-fixed-field
fixed field text data
dat, asc
Supported

×