Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

BệNH NấM HạT ICHTHYOPHONOSIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.93 KB, 12 trang )

Môn: bệnh ký sinh trùng và nấm
Đề tài: Bệnh nấm hạt - ichthyophonosis
Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hoa
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Lâm
Lớp: Ngư Y 46
Mục lục

1. Tác nhân gây bệnh.

2. Dấu hiệu bệnh lý.

3. Phân bố.

4. Phòng trị

1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh là nấm hạt thuộc Eukaryota;
Ichthyosporea;
Ichthyop honida;
Ichthyop honus.
-Ichthyophonushof eri;
-Ichthyophonusirregularis.

Bào nang có đường kính từ 10-300 μm. Trong bào nang có một
vài bào tử đến hàng trăm bào tử. Các bào tử phát triển trong bào
nang.

Sợi nấm nhô ra như chân giả từ thành bào nang và chân giả xâm nhập vào mô của vật chủ mới.

Phương pháp sinh sản này thường gọi là phát triển dạng sợi. Phương pháp sinh sản thứ hai gọi


là sinh sản hợp tử, phát triển của hợp tử cũng quan sát thấy trong bào nang chín.

Nấm phát triển ở nhiệt độ 3- 200C, tối ưu là 100C, 300C nấm không phát triển.
2. Dấu hiệu bệnh lý:

Dấu hiệu bên ngoài có thể xuất hiện các vết loét trên thân.

Nấm nội ký sinh là chủ yếu, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, then, lá lách và
buồng trứng có các đốm trắng nhỏ.

Khi cắt mô thấy rõ các nấm hạt trong các tổ chức.

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý để chẩn đoán. Chẩn đoán bằng phương pháp mô bệnh học. Chẩn
đoán bằng nuôi cấy phân lập nấm bằng môi trường Eagle`s Minimum Essential Medium
(MEM) hoặc môi trường Leibovitz L-15, cả hai môi trường cộng thêm với 5% fetal
bovineserum, 100 IU mL-1 penicillin, 100 μg mL-1 streptomycin và 100 μg mL-1
gentamycin. Nuôi cấy ở nhiệt độ ≤15oC thời gian từ 7-10 ngày, sau đó kiểm tra nấm
Ichthyophonus dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 lần.
Tim (A), gan (B) cá hồi có các đốm trắng nhỏ nhiễm các bào nang nấm hạt (Ichthyophonus) (theo R.Kocan, 2003)
Cơ tim (A), gan (B) cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt (Ichthyophonus), mẫu cắt mô, nhuộm H&E (theo
G.Saunders, 2003)

A- lá lách cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô lá lách cá hồi nhiễm các bμo nang nấm hạt, nhuộm H&E (theo R.Kocan
và G.Saunders, 2003)
A- thận cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô thận cá hồi nhiễm các bμo nang nấm hạt, nhuộm
H&E (theo R.Kocan và G.Saunders, 2003)

A- Cơ xương cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus); B- mẫu cắt mô cơ xương cá hồi nhiễm các bào nang nấm hạt, nhuộm H&E (theo R.Kocan và G.Saunders, 2003)
Buồng trứng cá hồi nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus), (theo R.Kocan, 2003)
Cá hồi bị nhiễm nấm hạt (Ichthyophonus) trên thân có các vết loét.

3. Phân bố:

Nấm hạt Ichthyophonus hoferi ký sinh ở hơn 80 loài cá biển, như cá hồi
sinuc, cá trích (Clupea harengus) và cá nuôi cảnh trong bể kính nước ngọt
và nước mặn.

Ngoài ra còn có báo cáo nấm ký sinh ở lưỡng thê và Copepoda. Nấm Ich.
irregularis ký sinh ở cá bơn vây vàng (Limanda ferruginea).
4. Phòng trị:

Do cá sống trong nước nên khó quan sát theo dõi để chẩn đoán xác định bệnh.

Khi bị bệnh cá bỏ ăn, nếu trộn thuốc vào thức ăn để chữa bệnh thường không có hiệu quả. Vì vậy
chữa bệnh cho cá thường rất khó khăn và phức tạp.

Môi trường nước lại là môi trường dễ lây lan bệnh cho cá. Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ.

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
 Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:
- Nguồn nước lấy vào ao phải sạch.
- Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp.
- Trước khi thả cá tháo cạn nước, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10 - 15 kg cho 100
m2.
- Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.
 Tăng sức đề kháng cho cá:
- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.
- Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.
- Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao, bằng cách té nước ao
vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân
bằng nhau, rồi thả cá ra ao.

 Ngăn ngừa bệnh:
- Trước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 - 3% trong 10 -15 phút.
- Không dùng phân chuồng tươi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 - 5 kg vôi/100kg phân
chuông) trong 20 ngày trước khi sử dụng.
- Có thể bón vôi bột vào nước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 - 2 kg vôi cho 100m3 nước ao).
Chú ý: Cần kiểm tra độ chua của nước ao bằng giấy quỳ tím (giấy pH).
- Dùng thuốc phòng bệnh cho cá vào trước mùa xuất hiện bệnh.
 Cách dùng thuốc để phòng và trị bệnh cá:
- Để phòng và trị bệnh cá có thể bôi hoặc tiêm thuốc cho cá, treo túi thuốc hoặc xử lý trực tiếp thuốc xuống
ao, trộn thuốc vào thức ăn và tắm cho cá.
XIN CÁM ƠN CÔ VÀ MỌI NGƯỜI ĐÃ
LẮNG NGHE!

×