Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số chất lượng tinh dịch lợn ngoại landrace, pidu nuôi tại vĩnh phúc và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI




MAI LÂM HẠC




ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH LÝ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG
TINH DỊCH LỢN NGOẠI LANDRACE, PIDU NUÔI
TẠI VĨNH PHÚC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP











HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI



MAI LÂM HẠC



ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH LÝ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG
TINH DỊCH LỢN NGOẠI LANDRACE, PIDU NUÔI
TẠI VĨNH PHÚC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC


Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 62.62.01.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học : 1. TS. ĐÀO ĐỨC THÀ
2. TS. NGUYỄN THẠC HÒA











HÀ NỘI – 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận án đều được thể hiện rõ địa
chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền./.
Hà nội ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án


Mai Lân Hạc

















ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của 2 thầy hướng dẫn: TS. Đào Đức Thà và TS.
Nguyễn Thạc Hòa, trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành luận án,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tập thể và các cá nhân: Ban Lãnh
đạo Viện Chăn nuôi; Phòng Đào tạo và Thông tin; các GS, PGS, TS và các nhà khoa
học trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Chí Cương - Phó Viện trưởng
Viện Chăn nuôi; các anh, chị trong Bộ môn Sinh lý, Sinh hóa và Tập tính vật nuôi; các
Phòng, Bộ môn có liên quan trực thuộc Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học NCS khóa 15 tại Viện Chăn nuôi; các đồng chí
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc; Trung tâm Giống vật
nuôi Vĩnh Phúc; Phòng Kỹ thuật và chuyển giao công nghệ - Trung tâm Giống vật
nuôi Vĩnh Phúc, đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án./.


Tác giả


Mai Lâm Hạc



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ xi
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU NÀY 2
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu 4
2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc 4
2.1.1.1. Vị trí địa lý 4
2.1.1.2. Địa điểm địa hình 4

2.1.1.3. Khí hậu 4
2.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn 5
2.1.2.1. Số lượng và sản phẩm 5
2.1.2.2. Cơ cấu giống 5
2.1.2.3. Quy mô, phương thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi 6
2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến sinh lý cơ thể lợn 7
2.2.1. Cơ chế điều hòa thân nhiệt ở lợn 7
2.2.2. Stress nhiệt và chỉ số nhiệt ẩm 9
2.2.2.1. Khái niệm chung 9
2.2.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến sinh lý cơ thể lợn 11
2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến chất lượng tinh dịch lợn 13
iv

2.3.1. Điều hòa nhiệt độ của tinh hoàn ở lợn đực 13
2.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao tới chất lượng tinh dịch lợn 13
2.4. Một số biện pháp làm giảm stress nhiệt ở lợn 15
2.4.1. Một số điều kiện cơ bản về môi trường chăn nuôi lợn đực giống 15
2.4.1.1. Tầm quan trọng của nhiệt độ 15
2.4.1.2. Giữ ấm 15
2.4.1.3. Giữ khô 16
2.4.1.4. Giữ mát 16
2.4.2. Một số biện pháp làm giảm stress nhiệt ở lợn 16
2.4.2.1. Bổ sung nước uống 16
2.4.2.2. Làm mát cơ thể 18
2.4.2.3. Dinh dưỡng 18
2.4.2.4. Thông thoáng chuồng 18
2.5. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan tới đề tài 21
2.5.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm chỉ số nhiệt ẩm đến sinh lý cơ thể
và chất lượng tinh dịch của lợn 21
2.5.1.1. Nghiên cứu trong nước 21

2.5.1.2. Nghiên cứu ngoài nước 23
2.5.2. Nghiên cứu về giải pháp khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm chỉ số nhiệt
ẩm đến sinh lý, số- chất lượng tinh dịch lợn 23
2.5.2.1. Nghiên cứu trong nước 23
2.5.1.2. Nghiên cứu ngoài nước 24
CHƯƠNG III. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ẨM ĐẾN
THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG CỦA LỢN ĐỰC NGOẠI
LANDRACE, PIDU NUÔI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
…………………………………. 26
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 26
3.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.3.1. Nhiệt độ, độ ẩm của tỉnh Vĩnh Phúc 30
3.3.2. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, THI chuồng nuôi và ngoài trời (khu vực thí nghiệm)
và chuồng nuôi 33
v

3.3.3. Diễn biến thân nhiệt, nhịp thở và lượng nước uống của lợn đực Landrace, PiDu
39
3.3.3.1. Diễn biến thân nhiệt của lợn đực Landrace, PiDu 39
3.3.3.2. Diễn biến nhịp thở của lợn đực Landrace, PiDu 45
3.3.3.3. Lượng nước uống của lợn đực Landrace, PiDu 51
3.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
3.4.1. Kết luận 57
3.4.2. Đề nghị 57
CHƯƠNG IV. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ẨM
SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN NGOẠI LANDRACE, PIDU NUÔI TẠI
VĨNH PHÚC 58
4.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 58
4.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58

4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến lượng xuất tinh của lợn đực
ngoại Landrace và PiDu 61
4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến hoạt lực tinh trùng trong
tinh dịch lợn ngoại Landrace và PiDu 67
4.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến nồng độ tinh trùng trong
tinh dịch của lợn Landrace và PiDu 72
4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến tổng số tinh trung tiến
thẳng trong một lần xuất tinh (VAC) của lợn ngoại giống Landrace và PiDu 77
4.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến pH tinh dịch lợn đực ngoại
Landrace và PiDu 82
4.3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của
lợn ngoại Landrace và PiDu 86
4.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 90
4.4.1. Kết luận 90
4.4.2. Đề nghị 91
vi

CHƯƠNG V. ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP PHUN NƯỚC KẾT HỢP QUẠT
GIÓ LÊN CƠ THỂ LỢN ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, LƯỢNG NƯỚC
UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH 92
5.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 92
5.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 93
5.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 96
5.3.1. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến nhiệt độ, độ ẩm, THI
chuồng nuôi 96
5.3.2. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến thân nhiệt, nhịp thở
và lượng nước uống của lợn Landrace và PiDu 99
5.3.2.1. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến thân nhiệt của hợn
Landrace và PiDu 99

5.3.2.2. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến nhịp thở của lợn
đực Landrace và PiDu 102
5.3.2.3. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến lượng nước uống
vào của lợn đực Landrace và PiDu 105
5.3.3. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến một số chỉ tiêu số-
chất lượng tinh dịch lợn Landrace và PiDu 106
5.3.3.1. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến lượng xuất tinh của
lợn Landrace và PiDu 106
5.3.3.2. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến hoạt lực tinh trùng
của lợn Landrace và PiDu 108
5.3.3.3. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến nồng độ tinh trùng
trong tinh dịch lợn Landrace và PiDu 109
5.3.3.4. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến tổng số tinh trùng
tiến thẳng trong tinh dịch của lợn Landrace và PiDu 110
5.3.3.5. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến pH tinh dịch lợn
Landrace và PiDu 111
5.3.3.6. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt giớ đến tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình của lợn Landrace và PiDu 111
5.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 113
5.4.1. Kết luận 113
vii

5.4.2. Đề nghị 113
CHƯƠNG VI. THẢO LUẬN CHUNG 144
6.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ĐẾN THÂN NHIỆT,
NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG CỦA LỢN ĐỰC NGOẠI LANDRACE, PIDU
114
6.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ẨM ĐẾN SỐ -
CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN NGOẠI LANDRACE, PIDU 115
6.3. ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP PHUN NƯỚC KẾT HỢP QUẠT GIÓ LÊN CƠ

THỂ LỢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC
UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN LANDRACE, PIDU 116
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 117
7.1. KẾT LUẬN 117
7.2. ĐỀ NGHỊ 117
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 1 135
PHỤ LỤC 2 146
viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN




THI Chỉ số nhiệt ẩm
ECT Nhiệt độ tiêu chuẩn bốc hơi
LTC Nhiệt độ tiêu chuẩn thấp hơn
UCT Nhiệt độ tiêu chuẩn cao hơn
Lbs
Đơn vị khối lượng Pound (1 kg=2,2 lbs=2,2 pound)
Gal Đơn vị đo thể tích (1 gal = 3,78 lít)
Cfm
Đơn vị đo tốc độ trao đổi không khí bên trong và bên ngoài (Cubic Feet
per Minute, 1CFM = 0.028317 m³/m)
Ft
MCxY
RH

Đơn vị đo diện tích (feet, 1 feet = 0,3048m
2
)
Lợn Móng Cái lai Yorkshire
Độ ẩm tương đối (%)
V Lượng xuất tinh (ml)
A Hoạt lực tinh trùng (%)
C Nồng độ tinh trùng (triệu/ml)
VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh (tỷ/lần)
K
pH
PN
KPN
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%)
Độ pH tinh dịch
Phun nước
Không phun nước
R
2
Mean
SE
Hệ số xác định
Giá trị trung bình
Sai số chuẩn


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dự báo THI đổi với lợn (dựa theo Trường Đại học Bang lowa, 2002) 11

Bảng 2.2. Nhu cầu nước uống của lợn ở các giai đoạn phát triển khác nhau 17
Bảng 2.3. Tốc độ lưu thông gió cần thiết cho một số loại lợn ở những thời điểm khí
hậu khác nhau 20
Bảng 2.4. Yêu cầu không gian tối thiếu của lợn ở các giai đoạn phát triển khác nhau
20
Bảng 2.5. Các yêu cầu không gian tối thiểu đối với tất cả kiểu bề mặt sàn chưa tính
đến diện tích chứa chất thải 21
Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm, tỉnh Vĩnh phúc (Mean ± SE) 31
Bảng 3.2. Nhiệt độ (
o
C) ngoài trời khu vực thí nghiệm và chuồng nuôi hai năm 2009 -
2010 (Mean ± SE) 35
Bảng 3.3. Độ ẩm (%)ngoài trời khu vực thí nghiệm và chuồng nuôi hai năm 2009 -
2010 (Mean ± SE) 36
Bảng 3.4. Chỉ số nhiệt ẩm THI ngoài trời khu vực thí nghiệm và chuồng nuôi hai năm
2009-2010 (Mean ± SE) 37
Bảng 3.5. Thân nhiệt (
o
C) lợn đực Landarce, PiDu hai năm 2009-2010 (Mean ± SE) 41
Bảng 3.6. Nhịp thở (lần/phút) lợn đực Landarce, PiDu hai năm 2009-2010
(Mean ± SE) 47
Bảng 3.7. Lượng nước uống (lít/con/ngày) của lợn đực Landarce, PiDu (Mean ± SE)
53
Bảng 4.1. Lượng xuất tinh V (ml/ lần) của lợn Landrace và PiDu (Mean ± SE) 62
Bảng 4.2. Hoạt lực tinh trùng (A) lợn Landrace và PiDu 68
Bảng 4.3. Nồng độ tinh trùng (C) (triệu/ml) lợn Landrace và PiDu (Mean ± SE) 72
Bảng 4.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC (Tỷ/lần) của lợn Landrace và PiDu
(Mean ± SE) 78
Bảng 4.5. Độ pH tinh dịch của lợn Landrace và PiDu (Mean ± SE) 83
Bảng 4.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%) của lợn Landrace và PiDu (Mean ± SE) 87

Bảng 5.1. Nhiệt độ chuồng nuôi (
o
C) năm 2010 (Mean ± SE) 97
Bảng 5.2. Độ ẩm (%) chuồng nuôi năm 2010 (Mean ± SE) 97
Bảng 5.3. THI chuồng năm và 2010 (Mean ± SE) 98
x

Bảng 5.4: Thân nhiệt lợn (
o
C) năm 2010 (Mean ± SE) 100
Bảng 5.5: Nhịp thở của lợn (nhịp/ phút) năm 2010 (Mean ± SE) 103
Bảng 5.6: Lượng nước uống (lít/con/ngày) năm 2010 (Mean ± SE) 105
Bảng 5.7: Lượng xuất tinh (ml) của lợn năm 2010 (Mean ± SE) 107
Bảng 5.8: Hoạt lực tinh trùng (A) lợn năm 2010 - 2014 (Mean ± SE) 108
Bảng 5.9: Nồng độ tinh trùng (C) (triệu/ml) lợn năm 2010 (Mean ± SE) 110
Bảng 5.10: Tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC (tỷ/lần) của lợn năm 2010
(Mean ± SE) 111
Bảng 5.11: Độ pH tinh dịch lợn năm 2010 (Mean ± SE) 112
Bảng 5.12: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%) của lợn năm 2010 (Mean ± SE) 112

xi

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Minh họa nguyên tắc đều chỉnh nhiệt của lợn (theo Mount,1979) 8
Đồ thị 3.1. Nhiệt độ trung bình/ tháng các năm 2009 - 2010 32
Đồ thị 3.2. THI trung bình/ tháng các năm 2009-2010 32
Đồ thị 3.3. Đồ thị diễn biến nhiệt độ theo giờ 33
Đồ thị 3.4. Đồ thị diễn biến THI theo giờ 33
Đồ thị 3.5. Tương quan giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ chuồng nuôi tại Trung tâm

giống vật nuôi Vĩnh Phúc 38
Đồ thị 3.6. Tương quan giữa độ ẩm ngoài trời và độ ẩm chuồng nuôi tại Trung tâm
giống vật nuôi Vĩnh Phúc 38
Đồ thị 3.7. Tương quan giữa THI ngoài trời và THI chuồng nuôi tại Trung tâm giống
vật nuôi Vĩnh Phúc 39
Đồ thị 3.8a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực
Landrace 42
Đồ thị 3.8b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực PiDu
42
Đồ thị 3.9a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực Landrace
42
Đồ thị 3.9b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực PiDu 42
Đồ thị 3.10a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực Landrace
43
Đồ thị 3.10b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với thân nhiệt của lợn đực PiDu 43
Đồ thị 3.11a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nhịp thở của lợn đực
Landrace 48
Đồ thị 3.11b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nhịp thở của lợn đực PiDu 48
Đồ thị 3.12a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với nhịp thở của lợn đực Landrace
48
Đồ thị 3.12b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với t nhịp thở của lợn đực PiDu .48
Đồ thị 3.13a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nhịp thở của lợn đực Landrace
49
xii

Đồ thị 3.13b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nhịp thở của lợn đực PiDu 49
Đồ thị Hình 3.14a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng nước uống vào
của lợn đực Landrace 54
Đồ thị 3.14b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng nước uống vào của lợn
đực PiDu 54

Đồ thị 3.15a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với lượng nước uống vào của lợn
đực Landrace 54
Đồ thị 3.15b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với lượng nước uống vào của lợn
đực PiDu 54
Đồ thị 3.16a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với lượng nước uống vào của lợn đực
Landrace 55
Đồ thị 3.16b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với lượng nước uống vào của lợn đực
PiDu 55
Đồ thị 4.1a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
Landrace 63
Đồ thị 4.1b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
PiDu 63
Đồ thị 4.2a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
Landrace 63
Đồ thị 4.2b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
PiDu 63
Đồ thị 4.3a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
Landrace 64
Đồ thị 4.3b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực PiDu
64
Đồ thị 4.4a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với lượng xuất tinh của lợn đực
Landrace 69
Đồ thị 4.4b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với hoạt lực tinh trùng của lợn đực
PiDu 69
Đồ thị 4.5a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với hoạt lực tinh trùng của lợn đực
Landrace 69
xiii

Đồ thị 4.5b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với hoạt lực tinh trùng của lợn đực
PiDu 69

Đồ thị 4.6a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với hoạt lực tinh trùng của lợn đực
Landrace 70
Đồ thị 4.6b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với hoạt lực tinh trùng của lợn đực
PiDu 70
Đồ thị 4.7a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
Landrace 73
Đồ thị 4.7b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
PiDu 73
Đồ thị 4.8a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
Landrace 74
Đồ thị 4.8b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
PiDu 74
Đồ thị 4.9a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
Landrace 74
Đồ thị 4.9b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với nồng độ tinh trùng của lợn đực
PiDu 74
Đồ thị 4.10a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực
Landrace 79
Đồ thị 4.10b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực
PiDu 79
Đồ thị 4.11a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực
Landrace 79
Đồ thị 4.11b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực
PiDu 79
Đồ thị 4.12a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực
Landrace 80
Đồ thị 4.12b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với VAC của tinh dịch lợn đực PiDu
80
xiv


Đồ thị 4.13a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực
Landrace 84
Đồ thị 4.13b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực
PiDu 84
Đồ thị 4.14a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực
Landrace 85
Đồ thị 4.14b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực PiDu
85
Đồ thị 4.15a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực
Landrace 85
Đồ thị 4.15b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với pH của tinh dịch lợn đực PiDu 85
Đồ thị 4.16a: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong
tinh dịch lợn đực Landrace 88
Đồ thị 4.16b: Tương quan giữa nhiệt độ chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong
tinh dịch lợn đực PiDu 88
Đồ thị 4.17a: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong
tinh dịch lợn đực Landrace 88
Đồ thị 4.17b: Tương quan giữa độ ẩm chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong
tinh dịch lợn đực PiDu 88
Đồ thị 4.18a: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh
dịch lợn đực Landrace 89
Đồ thị 4.18b: Tương quan giữa THI chuồng nuôi với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh
dịch lợn đực PiDu 89
Biểu đồ 5.1: Nhiệt độ lô đối chứng và lô thí nghiệm 98
Biểu đồ 5.2: Độ ẩm lô đối chứng và lô thí nghiệm 98
Biểu đồ 5.3: THI lô đối chứng và lô thí nghiệm 98
1

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lợn đực giống cao sản như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và con lai của
chúng hiện nuôi ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước khu vực ôn đới như Tây Âu và Bắc
Mỹ, nơi có khí hậu khá khác biệt so với Việt Nam. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở
nước ta, nhiệt độ và độ ẩm cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý cơ thể, từ đó làm giảm
lượng thức ăn ăn vào, tăng lượng nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh
dịch và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho lợn tại
Việt Nam còn thấp (
Đào Đức Thà và cs., 2011).
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ
ẩm môi trường tới cơ thể lợn đực giống. Ở Việt nam mới có một số ít nghiên cứu về
lĩnh vực này trên lợn lai F1 giữa lợn nội với lợn ngoại. Các công trình ngoài nước,
trong nước được nghiên cứu trong các điều kiện khác nhau về vị trí địa lý và vùng khí
hậu (ôn đới và nhiệt đới), mùa vụ, sự biến đổi khí hậu, giống, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng, Vì vậy, các kết quả nghiên cứu được công bố cũng khác nhau.
Vĩnh Phúc là tỉnh có 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm chỉ xấp xỉ 24
o
C, nhưng mùa hè có ngày
nóng đến trên 40
o
C, mùa đông có ngày nhiệt độ xuống dưới 10
o
C. Độ ẩm trung bình
trong năm trên 80%, có thời điểm độ ẩm cao trên 95%. Đây là những yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn đực
giống. Tỉnh có một Trung tâm giống vật nuôi có nhiệm vụ tuyển chọn các lợn đực
giống năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị trường để sản xuất tinh dịch dùng thụ
tinh nhân tạo cho đàn lợn nái của tỉnh. Lợn đực chủ yếu được nuôi là Landrace, và
PiDu. Đây là các giống lợn cao sản, nhưng khả năng thích nghi kém hơn các giống lợn

nội. Việc kiểm tra và theo dõi đàn lợn đực giống nuôi tại
Trung tâm cho thấy vào mùa
nóng, những ngày nhiệt độ ngoài trời cao từ 36
0
C- 40
0
C đã ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
lý cơ thể, chất lượng tinh dịch. Lợn thở nhiều, ít vận động; hoạt lực và nồng độ tinh
trùng giảm, tỷ lệ tinh trùng chết tăng, có khi tinh trùng chết hoàn toàn. Để khắc phục
tình trạng trên, Trung tâm đã áp dụng một số giải pháp kỹ thuật như tăng dinh dưỡng
2

khẩu phần, tắm cho lợn hoặc dùng quạt gió, Tuy nhiên, các giải pháp này ít hiệu quả,
mặt khác lại làm tăng độ ẩm chuồng nuôi khi tắm cho lợn.
Thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm) cũng như giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tác động tiêu cực của nó đối với lợn
đực giống cao sản dùng để sản xuất tinh nhân tạo phục vụ lai tạo và cải tạo giống, một
mũi nhọn trong mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc là rất cần
thiết. Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Ảnh hưởng
của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số- chất lượng
tinh dịch lợn ngoại Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh Phúc và giải pháp khắc phục”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi đến một số chỉ
tiêu sinh lý cơ thể, số - chất lượng tinh dịch lợn.
- Thử nghiệm giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm
cao đến sinh lý cơ thể, số- chất lượng tinh dịch lợn Landrace và PiDu nuôi tại Trung
tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc.
1.3. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU NÀY
- Mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến: thân nhiệt, nhịp thở, lượng
nước uống, số lượng – chất lượng tinh dịch lợn ngoại Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh

Phúc như thế nào? cơ chế tác động ra sao, mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm trong
sự ảnh hưởng như thế nào?
- Kỹ thuật làm mát cho lợn đực bằng phun nước kết hợp với quạt gió như thế
nào? Có cho phép áp dụng đối với lợn đực giống tại Vĩnh Phúc không?
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả công trình nghiên cứu sẽ đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học
đối với chăn nuôi lợn đực giống.
- Xác định được mối tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi thông qua
chỉ số THI và ngưỡng nhiệt độ, THI gây ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể, số - chất lượng
tinh dịch lợn đực giống.
3

- Xác định được hiệu quả, cơ sở khoa học của giải pháp phun nước kết hợp quạt
gió nhằm giảm tác động bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm cao đến sinh lý cơ thể và chất
lượng tinh dịch lợn.
- Các kết quả của đề tài luận án có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo
cho giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sử dụng để khuyến cáo giúp người chăn nuôi
hoàn toàn chủ động và lựa chọn được giải pháp làm giảm tác động của nhiệt độ, độ ẩm
cao đến chăn nuôi lợn đực giống, nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Các nội dung nghiên cứu trong luận án này được tiến hành lần đầu tiên trên lợn
đực giống thuần Landrace và đực lai PiDu nuôi tại Việt Nam.
- Luận án đã xác định được ngưỡng nhiệt độ và THI bắt đầu gây ảnh hưởng đến
sinh lý và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace và PiDu.
- Áp dụng có hiệu quả giải pháp phun nước kết hợp quạt gió để giảm thiểu tác
động bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm cao tới sinh lý và chất lượng tinh dịch của lợn đực

giống.






4

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
2.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên
Quang, phía Nam và Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tổng diện
tích đất tự nhiên của tỉnh là 1370,73 km
2
. Vĩnh Phúc có một thành phố, một thị xã, 7
huyện với 137 xã, phường, thị trấn, trong đó có 39 xã miền núi. Nằm ở khu vực
chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các
tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là với Trung Quốc, Vĩnh Phúc chịu sự tác
động rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi
hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ.
Vĩnh Phúc nằm trên trục quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền
kề với sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm đầu trục giao thông đường sắt và đường
bộ Đông – Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái
Lân (qua đường quốc lộ 5 và trục đường 18 - đường cao tốc cho 6 làn xe), có đường
vận tải thông qua các cảng biển và sân bay.Vị trí này rất tiện lợi để Vĩnh Phúc phát
triển kinh tế và thương mại.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Vùng đồng bằng là khu vực có đất đai bằng phẳng, có truyền thống trồng lúa
nước lâu đời và có tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Vùng trung du có diện tích đất
tự nhiên là 24,9 nghìn ha; vùng núi có diện tích là 65,3 nghìn ha. Vùng trung du và
miền núi thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, là vùng có nhiều hồ
nước, có hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc. Vùng này có
tiềm năng đa dạng, vừa là nơi cung cấp nước cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, vừa là nơi để xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch.
2.1.1.3. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và được chia
thành 4 mùa, trong đó có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Theo số liệu của (Trạm
khí tượng thủy văn Vĩnh Phúc năm 2009), lượng mưa trung bình từ 1500 – 1700 mm,
tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm xấp xỉ 24
o
C,
5

biên độ nhiệt độ, độ ẩm thường có sự dao động rất lớn trong năm. Nhiệt độ các tháng
tăng dần từ tháng 3 đến tháng 7, cao nhất vào tháng 6 nhiệt độ trung bình đạt 31
0
C,
các thời điểm có nhiệt độ cao trong ngày từ 11 giờ đến 14 giờ, thậm chí đến 17 giờ.
Thời điểm có nhiệt độ cao nhất lúc 14 giờ, nhiệt độ lên đến 40
0
C. Nhiệt độ có xu
hướng giảm dần từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1, nhiệt độ trung
bình 16
0
C. Độ ẩm có xu hướng tăng từ tháng 2 đến tháng 8 và thấp dần từ tháng 9 đến
tháng 1 năm sau. Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 4 đạt 84,6%, có ngày độ ẩm lên
tới 97%, thấp nhất vào tháng 10, 11 đạt 70,7%. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm

giao động lớn. Vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,2
o
C, độ ẩm trung
bình 77 – 78%; số giờ nắng trong năm 1400 – 1800 giờ.
Chế độ gió mùa và thay đổi khí hậu trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thâm canh, chăn nuôi, gieo trồng nhiều vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất nông
nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thiên tai do lũ lụt và hạn hán,
lốc xoáy, mưa đá, sương muối, nhiệt độ, độ ẩm cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất chăn nuôi và trồng trọt.
2.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn
2.1.2.1. Số lượng và sản phẩm
Tổng đàn lợn của tỉnh có 498,55 nghìn con. Trong đó, đàn lợn nái sinh sản
79,76 nghìn con chiếm 16% tổng đàn, lợn đực giống 1.475 con, lợn thịt, 401.482 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hơn 67,2 nghìn tấn, số liệu (Cục Thống kê Vĩnh Phúc,
năm 2013)
2.1.2.2. Cơ cấu giống
Đàn lợn nái: chiếm 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm gần 10% tổng đàn
nái, số còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại.
Đàn lợn thịt có trên 95% là lợn lai 3/4 đến 7/8 máu ngoại. Đã có lợn thịt 3 máu
ngoại đến 5 máu ngoại.
Đàn lợn đực giống chiếm 0,36% tổng đàn lợn, trong đó lợn đực ngoại chiếm
95% tổng đàn lợn đực. Các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp hiện nay
chủ yếu là Landrace, một số là Yorkshie. Toàn tỉnh có một Trung tâm giống vật nuôi
có nhiệm vụ chính là tuyển chọn, nuôi dưỡng các loại lợn đực cao sản như: Pi4,
Master16, PiDu, Landrace, để sản xuất tinh dịch dùng thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn
6

nái của tỉnh. Hàng năm Trung tâm sản xuất từ 100 đến 150 nghìn liều tinh dịch lợn. Tỷ
lệ đàn lợn nái của tỉnh được phối giống bằng thụ tinh nhân tại đạt từ 35% - 40% tổng
đàn.

2.1.2.3. Qui mô, phương thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi
Qui mô, phương thức chăn nuôi theo hướng trang trại- công nghiệp tăng dần,
giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Các chủ trang trại đã tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
về giống, thức ăn, công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở Vĩnh
Phúc còn bộc lộ nhiều hạn chế:
Giống lợn (lợn nái, đực giống) trong chăn nuôi nông hộ chất lượng còn thấp do
chưa được chọn lọc, loại thải. Tỷ lệ lợn nái được phối giống bằng TTN còn thấp.
Về qui mô: Theo kết quả điều tra tháng 7/2011 của Cục Thống kê về nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản cho thấy tổng số hộ nuôi lợn là 68.716 hộ; trong đó hộ nuôi 1-2
con chiếm 47,35%, 3-5 con chiếm 21,42%; 6-9 con chiếm 9,4%; 10- 49 con chiếm
20,75%; trên 50 con chiếm 1,08%.
- Lợn nái: Có 49 trang trại nuôi từ 20 con trở lên, trang trại có qui mô lớn nhất là:
1.235 con.
- Lợn thịt: Có 106 hộ nuôi từ 50-100 con/ lứa, từ trên 100 con đến dưới 200 con/
lứa có 43 hộ, từ trên 200 con đến 1000 con/ lứa có 25 hộ, trang trại; Đa số các trang
trại tự sản xuất con giống.
Về phương thức chăn nuôi: đã có một số mô hình trang trại chăn nuôi lợn sử
dụng chuồng kín, có hệ thống làm mát, số lượng lợn lớn từ 500-1.000 con, sử
dụng 100% thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con/hộ) đang giảm dần, nhất
là các xã vùng đồng bằng. Trên 90% sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn công
nghiệp phối trộn phụ phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn. Đàn lợn được nuôi ở hầu
hết các địa phương trong tỉnh, chưa hình thành vùng. Đã có một số xã nuôi lợn trọng
điểm như Quang Sơn (Lập Thạch), Nguyệt Đức (Yên Lạc).
Về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật:
- Lai tạo giống: trên 30% tổng đàn nái được phối giống bằng TTNT và sử dụng
tinh dịch lợn đực cao sản Pi4, Master 16. Landrace, PiDu
- Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn nái ngoại qui mô từ 100 nái trở lên và
từ 200 lợn thịt trở lên áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín có hệ thống làm mát tự động
7


để chống nóng, qui trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).
Chăn nuôi lợn trang trại đã hình thành nhưng đầu tư còn thấp (xây dựng chuồng trại,
thiết bị,…); sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra từ các trang trại còn chiếm tỷ lệ rất thấp so
với tổng sản phẩm chăn nuôi.
- Bảo vệ môi trường: nhiều hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hầm Biogas để xử lý
chất thải. Tuy nhiên vấn đề xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn,
chưa có giải pháp mang tính toàn diện và chiến lược.
- Qui trình chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), an
toàn dịch bệnh (ATDB).
2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao đến sinh lý cơ thể lợn
2.2.1. Cơ chế điều hòa thân nhiệt ở lợn
So với các loài vật nuôi khác, lợn rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Cơ thể
lợn có tuyến mồ hôi kém phát triển. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao lợn có biểu hiện
tăng nhịp thở để thoát nhiệt, song lợn không thể tăng nhịp thở một cách tối đa. Trong
thường hợp này lợn đáp ứng với stress nhiệt bằng cách huy động một phức hợp các
biểu hiện phức tạp của sinh lý, hành vi và tổ chức cơ thể nhằm mục đích tạo thuận lợi
cho sự mất nhiệt, giảm thiểu sức nóng. Trong tự nhiên, lợn hoang dã có thể đằm mình
trong bùn hay nước khi cần thiết hoặc tìm nơi trú ẩn trong thời kỳ nóng và thay đổi
hoạt động của chúng từ ngày sang đêm (Mount,1979). Từ thế kỷ19, lợn đã được nuôi
với mục đích hướng nạc (tỷ lệ nạc cao), tăng trưởng nhanh và đã được nuôi nhốt trong
những hệ thống chuồng kín (Mount, 1979). Lợn hướng nạc phát triển nhanh, nên phải
trao đổi chất một cách mạnh mẽ vì; thế cũng tạo ra nhiều nhiệt hơn từ thức ăn thu
nhận. Sinh nhiều nhiệt kết hợp với chuồng trại hạn chế là một trở ngại đối với những
con lợn nuôi trong hệ thống thâm canh khi cần điều chỉnh cân bằng nhiệt của chúng.
Trong khi lợn nuôi ngoài trời có thể lựa chọn cho riêng mình một môi trường khác (ví
dụ như bóng tối, bùn, hồ bơi, tránh xa con lợn khác…) thì lợn trong nhà phải đối phó
với môi trường trong điều kiện hạn chế. Các điều kiện để thoát nhiệt đặc biệt quan
trọng và cần thiết trong môi trường nuôi nhốt. Trong môi trường khí hậu bình thường,
lợn có một loạt cơ chế để thải nhiệt. Bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu và bay hơi có thể
chuyển nhiệt qua bề mặt cơ thể ra môi trường (Mount 1979). Những con đường mất

nhiệt này rất hiệu quả khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hoặc cao hơn nhiệt độ
8

cơ thể, khi đó cơ thể lợn có thể thay đổi bằng cách tăng hoặc giảm tần số hô hấp, nhiệt
độ da, và nhiệt độ cơ thể.
Theo Mount (1979), sự điều chỉnh nhiệt ở lợn có thể được minh họa như ở hình
2.1. Hình 2.1 cho thấy, trong vùng nhiệt độ A - D lợn có thể giữ nhiệt độ cơ thể không
đổi. Nhiệt độ môi trường phía dưới điểm A thấp hơn nhiệt độ cơ thể, nguyên nhân gây
ra hiện tượng nhiệt độ cơ thể bị giảm, trong khi ở phía trên điểm D nhiệt độ môi
trường tăng cao hơn nhiệt độ cơ thể. Vùng A - D có thể được chia thành 2 vùng nhỏ
hơn là vùng A - B và vùng B - D. Trong vùng A - B, nhiệt độ cơ thể được giữ không
đổi nhờ quy luật sinh nhiệt. Nhiệt tạo ra trong vùng này có thể được tăng thêm do run
hoặc không run (sinh nhiệt bằng phản xạ run). Trong vùng B - D nhiệt độ cơ thể được
giữ ổn định bởi sự thoát nhiệt.
Thoát nhiệt trong vùng B- D được thực hiện bằng cách thay đổi sức kháng nhiệt
của da, bốc hơi nước qua da và phổi. Trong vùng này, nhiệt sinh ra là thấp nhất cho
một lượng thức ăn nhất định. Được biết đến là vùng nhiệt trung lập, đây là vùng tối ưu
sản xuất có thể đạt được, trong khi năng lượng cần thiết cho duy trì là tối thiểu. Điểm
B được gọi là điểm nhiệt độ tới hạn dưới, còn điểm D được gọi là nhiệt độ tới hạn trên.

Hình 2.1. Minh họa nguyên tắc điều chỉnh nhiệt của lợn (theo Mount, 1979).
Trên vùng nhiệt trung tính, nhiệt sinh ra sẽ tăng lên bởi vì giải phóng năng
lượng để mất nhiệt. Nhiệt độ tới hạn trên chủ yếu phụ thuộc vào mức độ ăn, khốii
lượng động vật, đối lưu không khí và độ ẩm tương đối (Esmay, 1969; Curtis, 1985).
Vùng BC, gọi là vùng thoải mái, trong đó lợn có thể điều chỉnh sự mất nhiệt bằng các
9

phương tiện vật lý (Curtis, 1983). Điều này có nghĩa rằng chúng không cần phải tăng
tối đa tần số hô hấp để mất nhiệt. Nhiệt độ thấp hơn vùng thoải mái bằng với nhiệt độ
tới hạn dưới (điểm B, hình 2.1). Nhiệt độ trên của vùng thoải mái thì thấp hơn so với

nhiệt độ tới hạn trên (điểm C, hình 2.1).
2.2.2. Stress nhiệt và chỉ số nhiệt ẩm
2.2.2.1. Khái niệm chung
Trong quá trình sống, động vật nuôi luôn bị các tác nhân bên ngoài và bên trong
cơ thể tác động. Khi những tác động đó vượt quá giới hạn chịu đựng của chúng thì gây
ra hiện tượng gọi là stress. Khi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ
gió (là các nhân tố thời tiết) tác động tới vật nuôi và vượt quá giới hạn chịu đựng
người ta gọi là hiện tượng stress nhiệt.
Stress nhiệt là những kích thích bất thường của khí hậu (nóng quá, lạnh quá,
khô quá và ẩm quá) đối với cơ thể. Ở các nước nhiệt đới như nước ta, nóng ẩm là nhân
tố chủ yếu gây stress nhiệt. Stress nhiệt làm giảm năng suất thịt, sữa, trứng, năng suất
sinh sản, suy giảm sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt làm giảm hiệu quả sử dụng thức
ăn, đẫn tới giảm năng suất từ đó gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
So với các loài vật nuôi khác, lợn kém chịu đựng môi trường nhiệt độ cao. Lợn
không có khả năng thoát nhiệt bằng toát mồ hôi và cũng không thể tăng tối đa nhịp
thở. Lợn có sức tăng trưởng nhanh sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn và sản xuất nhiều
nhiệt hơn lợn có sức tăng trưởng chậm. Độ ẩm môi trường cao sẽ cản trở sự thoát nhiệt
của lợn. Lợn công nghiệp thường được nuôi nhốt và do đó khả năng tự điều chỉnh
nhiệt của chúng thấp hơn lợn nuôi trong điều kiện tự nhiên. Lợn trong tình trạng bị
stress nhiệt chậm phát triển, ăn kém, tăng thải mùi và khí ammonia. Tùy mức độ bị
stress mà lợn sẽ bộc lộ những đáp ứng sinh lý, hành vi và khả năng sản xuất khác
nhau.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của stress nhiệt đến vật nuôi, người ta dùng chỉ
số nhiệt ẩm. Chỉ số nhiệt - ẩm THI (Temperature - Humidity Index) là con số tính toán
được khi kết hợp những thông số nhiệt độ và độ ẩm để xây dựng một chỉ số, nhờ đó
xác định được khoảng vi khí hậu (trong chuồng nuôi) thuận lợi hoặc bất lợi cho sức
khoẻ hoặc năng suất vật nuôi, nhất là trong mùa nóng. Ban đầu, chỉ số này được gọi là
“chỉ số không thoải mái”.

×