Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

bộ đề và đáp án học sinh giỏi môn địa lý lớp 8 tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 61 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014
Mơn: Địa lí 8
Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1(2 điểm)
Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đơng Nam Á ? Giải thích vì
sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó ?
Câu 2 (4 điểm)
Nêu những đặc im ni bt về v trớ a lớ và đặc ®iĨm l·nh thỉ cđa ViƯt
Nam ? Vị trí và hình dạng lãnh thổ có những thuận lợi và khó khăn gì cho cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Câu 3 ( 3 điểm):Cho bảng số liệu sau: Tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm
trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
Các ngành

Nông nghiệp

Cơng nghiệp

Dịch vụ

1990

38,74

22,67

38,59

2000

24,30



36,61

39,09

Năm

a, Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản
phẩm trong nước của nước ta qua 2 năm 1990–2000 ?
b. Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kỳ 1990–2000 ?
Câu 4 ( 1 điểm)
Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay như thế nào ?
Muốn khai thác hợp lí và bảo vệ tài ngun mơi trường biển chúng ta phải làm
gì ?
-------------------------------- Hết------------------------

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm)
* Đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đơng Nam Á (1 điểm)


Khu vực Đơng Nam Á có sự tác đơng của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và
gió mùa mùa đơng . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.
- Gió mùa mùa hạ :
+ Hướng: Tây Nam.(có thể thêm hướng Nam, Đơng Nam)
+ Tính chất: Nóng và ẩm mang mưa nhiều cho khu vực .
- Gió mùa mùa đơng :
+ Hướng: Đơng Bắc.( có thể thêm hướng Bắc)
+ Tính chất: Lạnh và khơ nên ít gây mưa.
* Sự khác nhau này là do : (1 điểm)

- Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam – nơi có
khí hậu nóng , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm,
mang lượng mưa lớn.
- Gió mùa mùa đơng lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá ( Xuất phát từ
lục địa) thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khơ.
Câu 2 (4 điểm)
* VÞ trí địa lí của Việt Nam : (1 im)
Cực Bắc:

23023 B - 105020’ §

Cùc Nam: 8034’ B – 104040’ §
Cùc Tây: 22022 B 102010 Đ
Cực Đông: 12040 B 109024 Đ
- Nớc ta nằm trong đới khí hậu nhiệt ®íi.
- N»m trong mói giê thø 7 theo giê GMT.
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm Đơng Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và
Đơng Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.
* Đặc điểm lãnh thổ: (1 điểm)
- Phần đất liền :
- Hình dạng lãnh thổ cong hình chữ S


+ Kéo dài từ Bắc -> Nam dài 1650km (15 vĩ độ)
+ Đường bờ biển hình chữ S : dài 3260km
+ Đường biên giới dài 4550km
- Phần biển :

- Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đơng và đơng
nam.
- Có nhiều đảo và quần đảo.
* Thuận lợi (1 điểm)
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu
nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới để phát triển kinh tế (giao
thông, buôn bán , du lịch).
- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu
có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế cả trên đất liền, trên biển : Đánh
bắt, nuôi trồng ,giao thơng biển khai thác muối, khống sản ,du lịch…- - Nằm ở
vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú,
đa dạng.
- Đối GTVT cho phép phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ , đường biển,
đường hàng khơng…
* Khó khăn: (1 điểm)
- Lãnh thổ hẹp bề ngang , lại kéo dài gần 15 độ vĩ tuyến nên việc lưu thơng bắc
nam khó khăn..
- Đường biên giới dài : Khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả trên
đất liền cũng như trên biển .
- Nằm trong vùng hay bị thiên tai…
Câu 3 ( 3 điểm)
* VÏ biÓu ®å (2 điểm)


Vẽ 2 biểu đồ hình tròn , bán kính năm 2000 lớn hơn năm 1990 , vẽ tỉ lệ chính
xác và lần lợt, có đầy đủ số liệu , ghi chú , tên biểu đồ ( mỗi dữ liệu thiếu và sai
trừ 0,5đ)
* Nhận xét (1 iểm)

- Năm 1990 tỉ trọng ngành nông nghiệp cao nhất(38,74%),Dịch vụ (38,59)%,
thấp nhất là công nghiệp (22,67%)
- Năm 2000 tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất(39,09%), công nghiệp (36,61)%,
thấp nhất là nông nghiệp (24,30%)
Nh vậy : Từ 1990->2000 tỉ trọng ngành nông nghiệp đang giảm dần,tỉ trọng
ngành dịch vụ và công ngiệp đang tăng lên. Nền kinh tế nớc ta đang phát triển
theo híng tÝch cùc.
Tuy nhiªn nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, điều đó
chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ thấp.
Câu 4 ( 1 điểm)
* Thực trạng mơi trường biển níc ta hiện nay : (0,5 điĨm)
- Mơi trường biển níc ta hiện nay cịn khá trong lành.
- Tuy nhiªn ë một số vùng biển ven bờ đà bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và chất
thải sinh hoạt .
* Muốn khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên mơi trường biển chúng ta phải :
(0,5 điĨm)
- Xử lí tốt các lọai chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Trong khai thác dầu khí phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.
- Trồng rừng ngập mặn ven biển để cải tạo mơi trường biển hạn chế gió bóo
Khai thác nguồn lợi trên biển phải có kế hoạch đi đôi với bảo vệ môi trờng
biển.
THI HC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: ĐỊA LÝ 8

Thời gian làm bài: 120 phút.


Câu 1: ( 2 điểm) Khí hậu Châu Á có đặc điểm như thế nào?Tại sao?
Câu 2: ( 2 điểm): Kể tên các kiểu khí hậu Châu Á. Tương ứng với các kiểu khí

hậu đó là các đới cảnh quan nào?
Câu 3: ( 3 điểm): Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa khác nhau ở điểm nào?
Phân tíc hướng gió giómùa hạ và hướng gió gió mùa mùa đông ở Châu Á?
Câu 4: ( 3 điểm): Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo bảng số liệu sau:
Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải ( Trung Quốc)
Tháng
Yếu tố
Nhiệt độ
( Độ C)
Lượng mưa
(mm)

1

2

3

4

5

3,2

4,1

8,0

13,5


18,8

59

59

83

93

93

6

7

8

9

10

11

23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3
76

145

142


127

71

52

Qua đó xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?

HẾT

ĐÁP ÁN ĐỀTHI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: ĐỊA LÝ 8

Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1: (2 điểm)
- Nêu được đặc điểm: + Khí hậu phân hóa rất đa dạng
+ Phân hóa thành nhiều đới khí hậu, thành nhiều kiểu khí
hậu.
- Giải thích tại sao: + Do nằm trải dài nhiều vĩ độ
+ Do diện tích rộng , địa hình phức tạp.
Câu 2: ( 2 điểm)
- Nêu được 11 kiểu khí hậu: SGK Địa lí 8/tr 7.
- Nêu được các đới cảnh quan tương ứng: SGK Địa lí 8/ tr 11.

12
5,8
37



Câu 3: ( 3 điểm)
- Nêu được sự khác nhau chủ yếu về lượng mưa, giải thích khác nhau về gió, sự
phân bố.
- Phân tích được hướng gió gió mùa mùa hạ
- Phân tích được hướng gió gió mùa mùa đơng.
Câu 4: ( 3 điểm)
- Vẽ biểu đồ chính xác, cân dối, đẹp.
+ Hệ trục tọa độ có 2 trục tung.
+Nhiệt dộ: Vẽ đường biểu diễn.
+ Lượng mưa: Vẽ biểu đồ hình cột.
+ Viết tên biểu đồ.
- Xác định : Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

Hết.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Địa li 8
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề)

Câu 1(3 điểm):
Khu vực Nam Á có mấy miền địa hình ? Hãy nêu đặc điểm địa hình của mỗi
miền? Tại sao cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng mùa đông ở Ấn Độ lại ấm hơn
mùa đông ở Việt Nam ?

Câu 2(4 điểm)
Cho bảng số liệu :
Bình quân GDP đầu người của một số nước ở Châu Á năm 2011.
(Đơn vị:USD)
Quốc gia
Cô-oét

Hàn Quốc
Trung Quốc
Lào
GDP/người
19.040
8.861
911
317
a. Vẽ biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người(GDP/người) của
một số nước Châu Á .
b. Từ biểu đồ đã vẽ , rút ra nhận xét và giải thích.

Câu 3: (3điểm)Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí
haạu nước ta?


ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
Năm học 2013 – 2014
Môn thi: Địa lý lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,5 điểm)
a. Em hãy nêu những thành tựu nổi bật của nền nông nghiệp châu Á.
b. Trình bày đặc điểm sản xuất lúa gạo ở châu Á. Tại sao Thái Lan và
Việt Nam có sản lượng lúa thập hơn Trung Quốc và Ấn Độ nhưng lại
xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
Câu 2. (2 điểm)
Chứng minh rằng yếu tố địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố
lượng mưa của khu vực Nam Á.

Câu 3. (1,5 điểm)
Trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta.
Câu 4. (1 điểm)
Hãy cho biết tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền
nước ta. Các điểm này thuộc địa phương nào.
Câu 5. (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Dân số các châu lục qua một số năm
(Đơn vị: Triệu người)
Tỉ lệ tăng
Năm
1950
2000
2010
tự nhiên (%)
năm 2010
Châu Á
1.402
3.683
4.157
1,2
Châu Âu
547
729
739
0,0
Châu Đại Dương
13
30,4
37

1,1
Châu Mĩ
339
829
929
1,0
Châu Phi
221
784
1.030
2,4
Tồn thế giới
2.522
6.055,4
6.892
1,2
Em hãy:
a. Tính tỉ lệ dân số châu Á so với dân số toàn thế giới trong các năm
trên. (Dân số thế giới trong các năm đều = 100%).
Tính tốc độ tăng dân số của các châu lục và toàn thế giới giai đoạn
1950 – 2010 (Lấy năm 1950 = 100%).
b. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số châu Á trong dân số thế giới năm
2000 và năm 2010.


c. Nhận xét và giải thích số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tốc độ
tăng dân số của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới.

------HẾT-----HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM


Trường THCS
Bình Định
Câu 1. (2,5 điểm)
a. Thành tựu nổi bật của nền nông nghiệp châu Á (1 điểm)

- Sản lượng lúa gạo và lúa mì của tồn châu lục rất cao, chiếm gần 93%
sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của tồn thế giới
(năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có số dân đơng nhất thế giới, nhu
cầu lương thực rất lớn, trước đây thường xuyên thiếu lương thực, thì
hiện nay đã giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và có dư
để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đã giải quyết
được vấn đề lương thực mà hiện nay đã trở thành các nước xuất khẩu
gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Các vật nuôi rất đa dạng: Vùng khí hậu gió mùa ni trâu, bị, lợn, gà,
vịt. Vùng khí hậu khơ hạn ni dê, ngựa, cừu. Vùng khí hậu lạnh ni
tuần lộc.
- Châu Á nổi tiếng với các loại cây công nghiệp như bông, chè, cao su,
cà phê, dừa, cọ dầu, ….
b. Trình bày đặc điểm sản xuất lúa gạo ở châu Á. Tại sao Thái Lan và
Việt Nam có sản lượng lúa thập hơn Trung Quốc và Ấn Độ nhưng
lại xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới (1,5 điểm).
-

Ở châu Á, lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất.

- Nhiều vùng ở châu Á có khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ, nguồn
nước dồi dào nên rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa.
- Hiện nay, châu Á là vùng trồng lúa gạo nhiều nhất của thế giới (sản

lượng lúa gạo năm 2003 chiếm gần 93% sản lượng của toàn thế giới).


-

Lúa gạo được trồng nhiều trên các đồng bằng châu thổ ở phía nam
Nhật Bản, vùng đồng bằng châu thổ Hoa Trung, Hoa Nam của Trung
Quốc, các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng châu thổ
sông Ấn – Hằng ở đông bắc bán đảo Ấn Độ.

-

Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất
châu Á, chiếm 51,6% sản lượng lúa gạo so với thế giới năm 2003
(Trung Quốc chiếm 28,75, Ấn Độ 22,9%).

- Thái Lan và Việt Nam có sản lượng lúa thấp hơn Trung Quốc và Ấn
Độ, mỗi nước chỉ chiếm hơn 4% sản lượng lúa gạo so với thế giới
(Việt nam chiếm 6%, Thái Lan 4,6%) nhưng là hai quốc gia đứng thứ
nhất và thứ hai thế giới về lượng gạo xuất khẩu. Nguyên nhân là do
Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đông dân nhất thế giới, lượng
lúa gạo sản xuất ra dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước nhiều
hơn.
Câu 2. (2 điểm)
Chứng minh rằng yếu tố địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân
bố lượng mưa của khu vực Nam Á.
- Dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ, kéo dài và cao nhất thế giới làm thành một
bức trường thành ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ lục
địa châu Á tràn xuống, làm cho Nam Á vào mùa đơng ít lạnh và khơ.
Vào mùa hạ, dãy núi này lại chắn gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào,

gây mưa lớn ở sườn phía Nam, lượng mưa trung bình từ 2000 – 3000
mm/năm (đặc biệt ở Sê – ra – pun – đi, vùng Đơng Bắc Ấn Độ, có
lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm). Trong khi phía bên kia, trên
sơn nguyên Tây Tạng, khí hậu rất khơ hạn, lượng mưa trung bình dưới
100 mm/năm. (0,5 điểm)
- Đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn
nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió mùa Tây Nam từ biển
thổi vào, qua đồng bằng châu thổ sơng Hằng, gặp núi gió chuyển theo
hướng Đông Nam, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven biển
chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng giảm dần. (0,5 điểm)
- Vùng đồng bằng ven biển phía Tây của bán đảo Ấn Độ là nơi đón gió
mùa Tây Nam vào mùa hạ nên có lượng mưa lớn (trên 1000
mm/năm). Nhưng khi gió vượt qua dãy Gát Tây thì lượng mưa lại
giảm đi đáng kể ở sườn Đơng, vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can.
(0,5 điểm)


- Vùng đồng bằng dun hải phía Đơng của bán đỏa Ấn Độ cũng là nơi
có lượng mưa khá lớn (750 – 1000 mm/năm), nhưng khi vượt qua dãy
Gát Đông, phía sườn Tây lại ít mưa hơn. (0,5 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm)
Trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta.
- Dịng biển: Trên biển có các dịng biển chảy thành hệ thống vòng tròn.
Các dòng biển này đổi chiều theo mùa. Vào mùa gió Đơng Bắc tạo
nên các dịng lạnh chảy theo hường Đơng Bắc – Tây Nam, vào mùa
gió Tây Nam xuất hiện các dịng hải lưu chảy theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc. Cùng với các dịng biển, trên vùng biển nước ta cịn có các
vùng nước trồi và nước chìm vận động lên xuống theo chiều thẳng
đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển. (0,5 điểm)
- Thủy triều: Chế độ thủy triều của vùng biển nước ta rất phức tạp và

độc đáo, có nhiều chế độ thủy triều khác nhau (vừa có chế độ nhật
triều, vừa có chế độ tạp triều). Trong đó chế độ nhật triều của vịnh
Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. Đồng bằng song Hồng và
Đồng bằng sơng Cửu Long là những nơi có thủy triều vào sâu trong
đất liền và lên cao nhất. (0,5 điểm)
- Sóng: Sóng biển Đơng tác động vào vùng biển nước ta chịu sự chi
phối của gió mùa và địa hình vùng biển. Sóng hoạt động mạnh nhất ở
vùng biển Trung Bộ. (0,5 điểm)
Câu 4. (1 điểm)
Tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta.
Các điểm này thuộc địa phương.
- Điểm cực Bắc nằm ở 23023’ B, 105020’ Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực Nam nằm ở 8034’ B, 104040’ Đ thuộc xã Đất Mũi, huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây nằm ở 22022’ B, 102010’ Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông nằm ở 12040’ B, 109024’ Đ thuộc xã vạn Thạnh, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 5. (3 điểm)
a.


- Tỉ lệ dân số của châu Á so với toàn thế giới (%) (0,5 điểm)
Tỉ lệ dân số
Năm 1950
Năm 2000
Năm 2010
Châu Á
55,6

60,8
60,3
Thế giới
100
100
100
- Tốc độ tăng dân số của các châu lục và toàn thế giới giai đoạn 1950 –
2010 (Lấy năm 1950 = 100%). (0,5 điểm)

Châu Á
296,5

Tốc độ tăng dân số giai đoạn 1950 – 2010
(năm 1950 = 100%)
Châu Đại
Châu Âu
Châu Mĩ
Châu Phi
Dương
135,1
284,6
274,0
466,1

Toàn thế
giới
273,3

b. Vẽ biểu đồ (1 điểm)
- Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn.

- Biểu đồ năm 2010 có bán kính lớn hơn biểu đồ năm 2000.
- u cầu: + Biểu đồ chính xác, đẹp
+ Có tên biểu đồ và chú giải
- Biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số châu Á trong dân số thế giới năm 2000
và năm 2010

c.

c. Nhận xét và giải thích (1 điểm)
Năm 2000
Năm 2010
Châu Á có số dân đơng nhất thế giới, luôn chiếm trên 50% dân số
thế giới (năm 1950 chiếm 55,6%, năm 2000 chiếm 60,8%, năm 2010 chiếm
60,3%).
- Nhưng tỉ lệ dân số châu Á trong dân số thế giới giảm dần:
+ Năm 2000: 60,8%


+ Năm 2010: 60,3%
 Giảm 0,5%
*Ngun nhân:
•Châu Á đơng dân là do:
Có điều kiện tự nhiên khá luận lợi cho sự quần cư của con người (Phần
lớn đất đai nừm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, ơn hịa thuận lợi cho mọi hoạt
động của con người. Các đồng bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn. Có nhiều hệ
thống sơng lớn, nguồn nước dồi dào. Các loại tài nguyên khá phong phú).
Trồng lúa là nghề truyền thống của cư dân nhiều vùng thuộc châu Á. Đây
là nghề cần nhiều lao động để chăm sóc nên trong thời gian dài mơ hình gia
đình đơng con thường được khuyến khích.

Là nơi có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
•Tỉ lệ dân số châu Á trong dân số thế giới giảm dần là do quy mô dân số
các châu lục khác ngày càng tăng.
- Đến năm 2010, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á đã giảm đáng
kể, chỉ cịn 1,2%, tương đương với mức trung bình năm của thế giới,
thấp hơn tỉ lệ của châu Phi (2,4%), nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều
so với châu Âu (0,0%) và châu Mĩ (1,0%).
*Nguyên nhân:
Do các quốc gia châu Á đã có những biện pháp điều chỉnh phù hợp về
dân số nên có tỉ lệ tăng dân số thấp hơn châu Phi.
Tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn các châu lục khác là do quy mô dân số châu
Á đông, phần lớn các nước đang phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu vì
vậy họ vẫn sinh nhiều con để có nguồn lao động, trình độ dân cư cịn thấp nên
chưa có ý thức về KHHGĐ.
Đến năm 2010 do việc thực hiện chính sách dân số ở các nước đông dân
nên mức độ gia tăng dân số đã đạt mức trung bình của thế giới.
- Trong vịng 60 năm (1950 – 2010), dân số thế giới và các châu lục đều
tăng khá nhanh. Tuy nhiên sự gia tăng lại khơng đều, trong đó châu Á
là khu vực gia tăng dân số rất nhanh, đứng thứ hai sau châu Phi và cao
hơn so với thế giới (toàn thế giới tăng 2,7 lần, châu Phi tăng 4,7 lần,
châu Á tăng 3,0 lần, châu Đại Dương tăng 2,8 lần, châu Mĩ tăng 2,7
lần, châu Âu tăng 1,4 lần).


ĐÁP ÁN

Câu 1 ( 3 điểm)
- Địa hình khu vực Châu Á được chia làm 3 miền .
+ Phía bắc là hệ thống núi Hy-ma-ly-a hung vĩ , chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam dài 2600km , rộng trung bình từ 320-400km (0,5điểm)

+ Phía Nam là sơn ngun Đe – can tương đối thấp và bằng phẳng , với hai
rìa được nâng cao tạo thành Gát Đơng và Gát Tây (0,5điểm)
+ Nằm giữa đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn và bằng phẳng , dài 3000km, rộng
từ 250 đến 350km (0,5 điểm)
- Ấn Độ nằm cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng mùa đông ở Ấn Độ ấm hơn
mùa đông ở miền Bắc Việt Nam vì :
+ Miền bắc ở Việt Nam đón gió mùa đơng bắc thổi trực tiếp từ cao áp Xibia
tới (0,75điểm)
+ Ở Ấn Độ khi gió mùa đơng bắc thổi tới thì được dãy núi Hy-ma-lyay-a cao
đồ sộ chắn lại.(0,75 điểm)

Câu2 (4điểm)
a. Vẽ biểu đồ (2điểm)
Yêu cầu : Vẽ đủ các cột , chính xác đẹp,có tên biểu đồ, ghi chú đầy đủ .
b. Nhận xét , giải thích:( 2 điểm)
+Nhận xét (0,5 điểm)
- Thu nhập bình qn đầu người (GDP/người) giữa các nước khơng bằng
nhau (0,25 điểm)
- Cơ-t là nước có GDP/người cao nhất , sau đến Hàn Quốc Trung Quốc
và thấp nhất là Lào. (0,25điểm)
+ Giải thích : (1,5 điểm )
- Cơ –t : do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước cơng nghiệp
đầu tư , khai thác
trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người cao
(0,25điểm)
- Hàn Quốc : là nước cơng nghiệp mới , có mức độ cơng nghiệp hoá cao và
nhanh(0,25 điểm)
- Trung Quốc : tập chung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để
xuất khẩu
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.(0,75 điểm)

- Lào : là nước đang phát triển , nên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp ( 0,25 điểm )

Câu 3: (3 điểm)
a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta : (1,5 điểm)


- Nước ta có nguồn nhiệt lớn , số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ trong
năm . Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam
.
- Lượng mưa lớn , trung bình năm 1500 -2000mm . Một số nơi có đia hình
đón gió , mưa nhiều : Bắc Quang ( Hà Giang ) 4802 mm ; Hòn Ba
( Quảng Nam ) 3752mm … Độ ẩm khơng khí cao trên 80% .
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đơng : từ tháng 11 đến tháng 4 , lạnh khô với gó mùa Đơng Bắc .
+ Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10 , nóng ẩm với gió mùa Tây Nam .
b. Giải thích : (1,5 điểm )
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc , ó nhiệt
độ cao càng vào nam càng gần xích đạo nên nhiệt độ tăng dần .
- Mùa đơng chịu ảnh hưởng của khối khí lục đia lạnh , khô từ phương Bắc
tràn xuống .
- Mùa hạ chịu ảnh hưởng cùa khối khí đại dương nóng , ẩm từ phương Nam
thổi lên.
- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài khúc khuỷu , dải đồng
bằng thấp phân bố ở phía đơng làm cho gió biển và hơi nước vào sau
trong đất liền , tạo điều kiện gây mưa lớn và độ ẩm khơng khí cao.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: A L 8

Thi gian lm bi 120 phỳt

A. Đề bài:
Cõu 1(2 điểm)
Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đơng Nam Á ? Giải thích vì
sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó ?
Câu 2 (4 điểm)
Nêu những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ của Việt
Nam ? Vị trí và hình dạng lãnh thổ có những thuận lợi và khó khăn gì cho cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Câu 3 ( 3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu:
Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990
và năm 2007 ( đơn vị %)
Nông nghiệp
1990

2007

Công nghiệp
1990

2007

Dịch vụ
1990

2007



38,7

20,0

22,7

41,7

38,6

38,3

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua
hai năm 1990 và 2007.
b. Từ biểu đồ và bảng số liệu trên em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của nước ta ?
Câu 4 ( 1 điểm)
Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay như thế nào ?
Muốn khai thác hợp lí và bảo vệ tài ngun mơi trường biển chúng ta phải làm
gì ?
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
MƠN THI: ĐỊA LÍ 8
Thời gian làm bài 120 phút

A. Đề bài:
Câu 1( 1,5 điểm)
Một bức điện được đánh từ thành phố Hồ Chí Minh (múi giờ thứ 7) hồi 2 giờ 30
phút sáng ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến Luân Đôn (múi giờ số 0). Ba giờ sau

trao cho người nhận. Hỏi lúc người nhận vừa nhận được bức điện, ở Luân Đôn
là mấy giờ ?
Câu 2 (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm khí hậu Châu Á và giải thích rõ nguyên nhân ?
Câu 3 ( 3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và số dân một số khu vực Châu Á
Khu vực
Diện tích
(Nghìn km2)

Dân số năm 2001( Triệu
người)

Đông Á
11 762
Nam Á
4489
Đông Nam Á
4495
Trung Á
4002
Tây Nam Á
7016
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mật độ của các khu vực Châu Á ?

1503
1356
519
56

286

b. Từ biểu đồ và bảng số liệu trên em hãy nhận xét về đặc điểm dân cư châu Á ?
Câu 4 ( 2 điểm)


Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt
Nam”? Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đến việc
phát triển kinh tế, xã hội nước ta ?
Câu 5 ( 1 điểm)
Vì sao các nước Đơng Nam Á tiến hành cơng nghiệp hóa nhưng kinh tế phát
triển chưa vững chắc ?


B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 ( 1,5 điểm)
- Ln Đơn và thành phố Hồ Chí Minh chênh nhau (7 – 0 = 7 múi giờ)
(0,5điểm)
- Khi thành phố Hồ Chí Minh là 2 giờ 30 phút sáng ngày 01 tháng 01 năm 2014
thì Ln Đơn sẽ là 19 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12 năm 2013.
(0,5 điểm)
- Sau 3 giờ, bức điện đến tay người nhận, lúc đó ở Ln Đơn sẽ là: 19 giờ 30
phút + 3 giờ = 22 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12 năm 2013 . (0,5điểm)
Câu 2 ( 2,5 điểm)
- Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng : (1 điểm)
Khí hậu Châu Á rất đa dạng, có đủ các đới KH trên TĐ :
Phân hóa theo chiều Bắc -Nam có 5 đới KH: Từ khí hậu cực và cận cực -> khí
hậu ơn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
 Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài theo vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng xích
đạo.

- Phân hóa theo chiều Tây -Đơng : Trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều
kiểu khí hậu khác nhau….
 Nguyên nhân: Do lãnh thổ rất rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp lại có các
dãy núi và sơn nguyên cao bao chắn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa. (:
(1 điểm)
- Phân hóa theo độ cao: thể hiện rõ trên các dãy núi cao...
 Nguyên nhân : Theo qui luật đai cao : Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ
c. (0,5 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm)
- Xử lý số liệu chính xác (0,5điểm)
Đơng Á
->
127,8 người /km2
Nam Á
->
302 người /km2
Đông Nam Á ->
115 người /km2
Trung Á
->
14 người /km2
Tây Nam Á
->
41 người /km2
- Vẽ biểu đồ cột đúng, đẹp , có đủ tên biểu đồ và chú giải. (1,5điểm)
Nếu thiếu tên biểu đồ và chú giải trừ (0,5điểm)
- Nhận xét : (0,5điểm)
+ Dân số châu Á đông nhất thế giới .
+ Mật độ dân số châu Á cao và phân bố không đồng đều.
+ Cao nhất ở Đông Nam Á, thấp nhất ở Trung Á.



Câu 4 ( 2 điểm)
* Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
+ Trong đó chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m: chiếm 85%.
+ Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
- Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền
Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ
- Đồng bằng : chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn
cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đến việc phát
triển kinh tế, xã hội nước ta :
- Các thế mạnh:
+ Là khu vực tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp đa ngành (dẫn chứng)
+ Rừng và đất trồng tạo cơ sở phát triển nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới (dẫn
chứng)
+ Diện tích đồi núi lớn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp và chăn
nuôi gia súc lớn ...
+ Các con sông có tiềm năng thủy điện lớn (dẫn chứng)
+ Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ...(dẫn chứng)
- Các hạn chế:
+ Địa hình bị chia cắt, nhiều sơng suối, sườn dốc... gây khó khăn cho việc phát
triển giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Mưa nhiều, độ dốc lớn nên hay xảy ra các thiên tai như lũ quét, xói mịn, lũ
nguồn, trượt lở đất...).
+ Có nguy cơ động đất cao tại các đứt gãy sâu.
+ Nhiều thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại.... gây ảnh hưởng
đến đời sống dân cư.

Câu 5 ( 1 điểm)
. - Phát triển kinh tế vững chắc, bền vững là phát triển có chiều hướng tăng một

cách vững chắc, khá ổn định, đồng thời phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài
ngun, mơi trường trong sạch để có thể tiếp tục cung cấp các điều kiện sống
cho thế hệ mai sau. Môi trường được bảo vệ là 1 trong những tiêu chí đánh giá
sự phát triển bền vững của các quốc gia ngày nay.
- Các nước Đông Nam Á tiến hành cơng nghiệp hóa , do đó cơ cấu kinh tế
đang có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực, đóng góp GDP hàng năm
của các ngành ngày càng nhiều hơn vào nền kinh tế đặc biệt là CN. Tuy nhiên
nền kinh tế của các nước trong khu vực được đánh giá là phát triển nhanh
nhưng chưa vững chắc, vì:
+ KT phát triển chưa vững chắc, dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngồi.
+ Mơi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển đất
nước.


( Ơ nhiễm mơi trường ở các đơ thị, chặt phá rừng, cháy rừng..dẫn đến có nhiều
thảm hoạ thiên tai. )
PHềNG GD& T Lơng tài

THI HC SINH GII CP hun
MƠN: ĐỊA LÍ - LỚP 8
Thời gian lµm bµi: 120 phút
(khơng kể thời gian giao đề)

C©u 1: (2,5 điểm)
Ph©n tÝch ảnh hởng của khí hậu đến địa hình và sông ngßi cđa
ViƯt Nam?
Câu 2: (2,5 điểm)

Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể
hiện qua yếu tố khí hậu, địa hình?
Câu 3: (2,5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
Xác định sự phân bố khoáng sản của nước ta? Tại sao Việt Nam là quốc
gia giàu tài nguyên khoáng sản?
Câu 4: (2,5 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm
1990 và năm 2007 ( đơn vị %):
Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1990

2007

1990

2007

1990

2007


38,7

20,3

22,7

41,5

38,6

38,2

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta qua
hai năm 1990 và 2007.
b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

----------------HẾT-----------------


PHềNG GD& T Lơng tài

P N V BIU IM
MễN: A LÍ - LỚP 8
Thời gian lµm bµi: 120 phút
(khơng kể thi gian giao )

Câu 1: (2,5 im)
a) ảnh hởng đến địa hình:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm làm cho đất đá bị phong
hoá mạnh mẽ tạo nên lớp võ phong hoá dày, vụn bở.

- Lợng ma lớn tập trung theo mùa làm cho đất dễ bị xói mòn,
xâm thực địa hình, nớc ma hoà tan với đá vôi tạo nên dạng địa
hình Cacxto độc đáo.
b) ảnh hởng đến sông ngòi:
- Lợng ma lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nớc.
- Ma nhiều nhng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cũng phân
mùa. Sông có một mùa nớc đầy vào thời kì ma nhiều, một mùa nớc cạn vào thời kì ma ít.
- Ma lớn, tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhng sông ngòi lại mang nhiều phù sa.

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Cõu 2: (2,5 điểm)
* Đặc điểm của biển Đông: (1đ)
+ VN được biển Đơng bao bọc ở phía Đơng và Đơng Nam. Biển Đông là
1 vùng biển rộng trên 1 triệu km2 .
(0,25 đ)
+ Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở
nhiệt độ nước biển, dịng hải lưu và thành phần lồi sinh vật biển. (0,25 đ)
+ Biển Đơng cịn là biển tương đối kín.Hình dạng biển tạo nên tính chất
khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. (0,25
đ)
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản
nhất của biển Đơng và nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta.
(0,25 đ)
* Ảnh hưởng của biển Đơng đối với khí hậu: (1đ)



+ Nhờ có biển Đơng , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải
dương, điều hịa hơn. (0.25đ)
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của khơng khí
thường trên 80%.
(0.25đ)
+ Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.

(0.25đ)

+ Biển Đơng làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và
dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.
(0.25đ)
* Ảnh hưởng của biển Đơng đối với địa hình: (0,5 đ)
+ Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài
mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đầm
phá, cồn cát, các vịnh nước sâu , các đảo ven bờ và những rạn san hơ… (0.25đ)
+ Có nhiều giá trị về kinh tế biển: xây dựng cảng, khai thác và nuôi trồng
thủy sản, du lịch…. (0.25đ)
Câu 3: (2,5 điểm)
Nội dung trình bày
* Xác định sự phân bố các khoáng sản ở nước ta:
- Nước ta đã thăm dò và phát hiện được 5000 điểm quặng và tụ
khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm:
+ Khống sản năng lượng (dẫn chứng át lát)
+ Khoáng sản kim loại ( dẫn chứng át lát)
+ Khoáng sản phi kim loại (dẫn chứng át lát)
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng (dẫn chứng át lát)
* Nước ta có nhiều khống sản vì:
- ViƯt Nam là nớc có lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp,

mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trng, đặc
biệt vào giai đoạn Cổ kiến tạo vận động tạo sơn Hi-ma-lay-a
diễn ra mạnh mẽ và liên tiếp.
- Việt Nam ở vị trí tiếp xúc giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của
thế giới: Thái Bình Dơng và Địa Trung Hải.

im
1,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,25

0,75
0,5

Cõu 4: (2,5 im)
Ni dung trình bày
a. Vẽ 2 biểu đồ:
- Hai biểu đồ hình tròn năm 1990 và 2007
- Đảm bảo chính xác, khoa học.
- Có bảng chú giải và tên biểu đồ.
b. Nhận xét:
- Từ năm 1990 đến năm 2007 cơ cấu kinh tế có sự thay đổi:
+ Giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp: 18,4%

Điểm
2,0


0,5


+ Tăng mạnh tỉ trọng ngành công nghiệp: 18,8%
+ Duy trì vai trò của ngành dịch vụ. (biến động nhẹ giảm: 0,4%)
- Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng:
Công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ
cao.



B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm)
* Đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đơng Nam Á (1 điểm)
Khu vực Đơng Nam Á có sự tác đơng của hai loại gió mùa : gió mùa mùa hạ và
gió mùa mùa đơng . Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất.
- Gió mùa mùa hạ :
+ Hướng: Tây Nam.(có thể thêm hướng Nam, Đơng Nam)
+ Tính chất: Nóng và ẩm mang mưa nhiều cho khu vực .
- Gió mùa mùa đơng :
+ Hướng: Đơng Bắc.( có thể thêm hướng Bắc)
+ Tính chất: Lạnh và khơ nên ít gây mưa.
* Sự khác nhau này là do : (1 điểm)
- Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam – nơi có
khí hậu nóng , vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm,
mang lượng mưa lớn.
- Gió mùa mùa đơng lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá ( Xuất phát từ
lục địa) thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn( qua lục địa ) nên lạnh và khô.
Câu 2 (4 điểm)

* Vị trí địa lí của Việt Nam : (1 điểm)
Cực Bắc: 23023’ B - 105020’ Đ
Cực Nam: 8034’ B – 104040’ Đ
Cực Tây: 22022’ B – 102010’ Đ
Cực Đông: 12040’ B – 109024’ Đ
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
- Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm Đơng Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và
Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.
* Đặc điểm lãnh thổ: (1 điểm)
- Phần đất liền :
- Hình dạng lãnh thổ cong hình chữ S
+ Kéo dài từ Bắc -> Nam dài 1650km (15 vĩ độ)
+ Đường bờ biển hình chữ S : dài 3260km
+ Đường biên giới dài 4550km
- Phần biển :
- Phần Biển Đơng thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đơng và đơng
nam.
- Có nhiều đảo và quần đảo.
* Thuận lợi (1 điểm)
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa nên nước ta có khí hậu
nhiêt đới gió mùa thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp.


- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới để phát triển kinh tế (giao
thông, buôn bán , du lịch).

- Nằm ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, nước ta có vùng biển rộng lớn giàu
có thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế cả trên đất liền, trên biển : Đánh
bắt, nuôi trồng ,giao thông biển khai thác muối, khoáng sản ,du lịch…- - Nằm ở
vị trí tiếp xúc các luồng di cư sinh vật nên nước ta có nguồn sinh vật, phong phú,
đa dạng.
- Đối GTVT cho phép phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ , đường biển,
đường hàng khơng…
* Khó khăn: (1 điểm)
- Lãnh thổ hẹp bề ngang , lại kéo dài gần 15 độ vĩ tuyến nên việc lưu thông bắc
nam khó khăn..
- Đường biên giới dài : Khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cả trên
đất liền cũng như trên biển .
- Nằm trong vùng hay bị thiên tai…gây thiệt hại lớn về người và của .
Câu 3 ( 3 điểm)
* Vẽ biểu đồ (2 điểm)
- Vẽ 2 biểu đồ hình trịn, bán kính năm 2007 lớn hơn năm 1990
- Vẽ tỉ lệ chính xác và lần lượt, có đầy đủ số liệu , ghi chú , tên biểu đồ ( mỗi dữ
liệu thiếu và sai trừ 0,5đ)
* Nhận xét (1 điểm)
- Năm 1990 tỉ trọng ngành nông nghiệp cao nhất(38,7%), dịch vụ đứng thứ 2
(38,6 % ) , thấp nhất là công nghiệp (22,7%) .
- Năm 2007 tỉ trọng ngành công nghiệp cao nhất(41,7%), dịch vụ đứng thứ 2
(38,3 %) , thấp nhất là nông nghiệp (20,0%) .
 Như vậy : Từ năm 1990 đến năm 2007 cơ cấu kinh tế có sự thay đổi:
+ Giảm mạnh tỉ trọng ngành nông nghiệp: 18,7%...
+ Tăng mạnh tỉ trọng ngành công nghiệp: 19 %...
+ Duy trì vai trò của ngành dịch vụ. (biến động nhẹ giảm: 0,3%)
Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế nước ta đang chủn dịch theo hướng
tích cực : theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa .
Tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, điều

đó chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ thấp.
Câu 4 ( 1 điểm)
* Thực trạng môi trường biển nước ta hiện nay : (0,5 điểm)
- Môi trường biển nước ta hiện nay cũn khỏ trong lành.
- Tuy nhiên ở một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và
chất thải sinh hoạt .
* Muốn khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường biển chúng ta phải :
(0,5 điểm)
- Xử lí tốt các lọai chất thải trước khi thải ra môi trường.


×