Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

hệ sinh thái rừng u minh hạ ở cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.31 KB, 17 trang )


1 | h t t p ://v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n


BÀI BÁO CÁO
SINH THÁI HỌC VÀ ỨNG DỤNG

Đề tài:

HỆ SINH THÁI RỪNG U MINH HẠ
Ở CÀ MAU





Tháng 10/2012

2 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n

LỜI MỞ ĐẦU

Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy và sự hỗ trợ của các trang web đã
giúp chúng em dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như những kiến thức cần thiết để
thực hiện bài báo cáo này


3 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n


MỤC LỤC


Vị trí, địa lý 4
Đất 5
Lịch sử 5
Sự ảnh hưởng của đất tới rừng 5
Phân loại 6
Sự ảnh hưởng của động vật đối với hệ sinh thái 7
Sự ảnh hưởng của thực vật đối với hệ sinh thái 13
Sự đều chỉnh cân bằng hệ sinh thái 14



4 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n


1. Vị trí, địa lý
Rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Ngày 20 tháng 01 năm 2006 được thành lập thành
rừng quốc gia U Minh Hạ trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Ngày 26 tháng 05
năm 2009, vườn quốc gia U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh
quyển của thế giới
Vườn quốc gia U Minh Hạ có 03 phân khu chính gồm:
Khu bảo tồn sinh thái rừng trên đất than bùn
Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước
Phân khu dịch vụ hành chính
Rừng U Minh Hạ ở Cà Mau là hệ sinh thái rừng tràm trên nền đất phèn, than bùn ngập nước
theo muà của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một kiểu hệ sinh thái không còn nhiều
ở Việt Nam và trên thế giới. Rừng U Minh Hạ có rất nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm để
phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch sinh thái. Đây là
khu bảo vệ cần thiết đảm bảo cho sự phục hồi của các loài đặc hữu của hệ sinh thái rừng ngập
mặn với nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.




5 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n

2. Đất
2.1. Lịch sử
Lịch sử địa chất của hệ sinh thái rừng úng phèn trên Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyeen và
U Minh Cà Mau có liên quan mật thiết với lịch sử thành tạo Đồng Bằng sông Cửu Long.
Do quá trình cố định đất hình thành than bùn từ sự phá hủy của nhiều nguyên nhân. Đất ở
đây được hình thành lâu đời từ nguyên đại đệ tứ, do sự bồi đắp của phù sa ven biển mang lại từ
hệ thống sông Cửu Long, qua thời gian cố định dần, cùng với sự có mặt của thảm thực vật cây
rừng ngập và sinh khối rơi rụng của nó trong điều kiện yếm khí vì bị ngập nước thường xuyên từ
5 – 6 tháng/năm ( khoảng tháng 6 đến tháng 10 hằng năm) nên đã hình thành lớp than bùn có độ
dày từ 0,5m đến 1m; dưới lớp than bùn là tầng đất sét có chứa phèn tiềm tàng ở các độ sâu khác
nhau
2.2. Sự ảnh hưởng của đất tới rừng
Các chuyển động tân kiến tạo vào cuối Tân Sinh, tạo thành hai khối Đông Nam Trung Bộ
và Đông Campuchia bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các trũng rộng lớn sau đó được
sông Cửu Long và các khu phụ lưu bồi đắp thành lớp trầm tích pliopleixtoxen cách đây
khoảng 700.000 năm. Kế đó với các giai đoạn biển tiến và biển thoái, kết thúc cách đây
4.500 năm trước đã tạo thành một vùng trũng thấp, sình lầy rộng lớn với sự hình thành lớp
trầm tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh phèn rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng phèn nầy.
Cũng theo Thái Văn Trừng (2000), nhóm đất phèn chiếm phần lớn diện tích đất trũng nội
đồng, có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (Phèn nặng), trầm tích đầm lầy
đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ). Tầng sinh phèn khi
tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con người, như đào kênh thoát nước hay lên líp
canh tác sẽ chuyển thành phèn hoạt động. Đặc biệt ở U Minh còn có nhóm đất than bùn, có
hay không có phèn tiềm tàng (Phùng Trung Ngân và cộng tác viên, 1987)


6 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n

Về sinh trưởng của rừng Tràm, Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) đã nhận
xét rằng rừng Tràm trồng ở những nơi có điều kiện thoát nước, rửa phèn tốt thì tăng
trưởng nhanh hơn, thân cây thẳng đẹp, rừng Tràm mọc ở những nơi thấp trũng, úng
nước thì chậm lớn nhưng gỗ chắc (nặng) hơn.
Căn cứ theo kết quả điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Trường Đại
học Cần Thơ thì Cà Mau là vùng đất trầm tích trẻ: Trầm tích biển, trầm tích lòng
sông… được phân thành 4 loại đất. Khu vực nghiên cứu của đề tài bao gồm 2 nhóm
đất: Đất phèn và đất than bùn
+ Nhóm đất phèn: Phân bố trong toàn tỉnh, do ảnh hưởng của nước mặn nên trị
số pH không quá thấp như vùng đất phèn Đồng Tháp, hàm lượng hữu cơ cao,
giàu Kali, nghèo Lân.
+ Nhóm đất than bùn: Tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh có tác dụng bảo
vệ đất, giữ ẩm hạn chế cháy rừng.
2.3. Phân loại
Đất than bùn U Minh được hình thành do xác thực vật tích lũy trong điều kiện khử trải qua hàng
ngàn năm để hình thành tầng than bùn rất dày, có nơi dày 1- 2m từ trên mặt, là loại đất than bùn
trên tầng phèn ( Nguyễn Văn Bộ et., 2001)

7 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n


Điểm 1 và 2 thuộc khu vực rừng than bùn tái sinh có địa hình trũng thấp so với điểm 3, 4 và 6 có
địa hình vồ; điểm 5 thuộc khu vực rừng bị cháy mất toàn bộ tầng than bùn nên ngập nước quanh
năm
ở vùng lõi, điểm 7 có địa hình vồ thuộc khu vực rừng than bùn tái sinh và điểm 8 thuộc khu vực
rừng than bùn bị cháy
điểm 1 và 2 thuộc khu vực than bùn mỏng, có độ dày từ 30-40 cm do việc chát rừng đã làm mất
đi một phần lớp than bùn trên mặt; điểm 3,4,6 và 7 thuộc khu vực rừng than bùn dầy, có độ dầy

tầng than bùn từ 40-75 cm

3. Sự ảnh hưởng của động vật đối với hệ sinh thái
Sơ lược về dộng vật tiêu biểu của Rừng U Minh Hạ:
Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.286 ha thuộc các xã: Khánh Lâm, Khánh An
(huyện U Minh), Khánh Bình, Tây Bắc và Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), trong đó có Vồ
Dơi rộng hơn 3.600 ha, là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở tỉnh Cà Mau. Đây là

8 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n

một động thái tích cực nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái ngập úng rất đa dạng phong
phú của vùng đất U Minh.



Rừng U Minh Hạ và cả rừng U Minh Thượng của Kiên Giang hiện có gần 250 loài thực vật
trong đó loài ưu thế như tràm, móp, mật cật, nhiều loài dương xỉ, tảo, nhiều loài cá (những
loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác ),
hơn hai mươi loài bò sát và lưỡng thê (một số loài hiếm quý như chàng hiu, trăn gấm, kỳ đà,
cá sấu, rùa vàng, cần đước, nhiều loài rắn ), có 182 loài chim, hơn 40 loài thú, nhiều loài
côn trùng.
Hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, như: rắn hổ
mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi,v.v. và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các
loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

9 | h t t p :/ / v i e tq u i z . v n – V IE T Q U I Z. v n



Sau những vụ hỏa hoạn, vào những năm gần đây thì người và chim muông và về đây sinh

sống. Tạo thành những vườn dơi, sân chim, vườn cò, máng diệc đều khắp các lâm ngư
trường rừng tràm.
U Minh Hạ bây giờ không chỉ là tổ ấm của nhiều giống chim mà còn là nơi hội tụ nhiều loài
động vật rừng đặc chủng của vùng đất phương nam, như heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn,
rắn, rùa, v.v
Hệ sinh thái:
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng
các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa dạng về loài và các chu trình
vật chất.
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và môi
trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ )
Động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng U Minh Hạ:

Rắn Hổ Mang

10 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

Rắn hổ mang có cỡ lớn, đầu liền với cổ(còn gọi là hổ đất) không có vảy má, có khả năng
bạnh cổ khi bị kích thích. Khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là
gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa
văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể tới 2m
Sinh sản và tập tính:Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu.
Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59-62 / 29-
29mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài
200-350mm và có khả năng bạnh cổ
Con mồi: Chúng là kẻ săn mồi nguy hiểm bậc nhất trong tự nhiên, ăn các động vật có vú,
động vật nhỏ như thằn lằn, chim, ăn trứng, cả sâu bọ và thậm chí là ăn thịt đồng loại, thú có
túi cũng như nhiều loài côn trùng hiện đại.
Cách săn mồi:cơ bắp rắn chắc và nọc độc “ép” con mồi đến chết. Sau khi con mồi lịm đi, rắn
xanh Nam Mỹ bắt đầu nuốt chúng, từ con chim, lợn rừng hay báo đốm đều “vừa” miệng cả.




11 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n


Chúng thường nhắm tới rất nhiều điểm trên cơ thể con mồi, đặc biệt là mắt. Khi bị trúng
độc nếu không được điều trị kịp thời, nạn nhân sẽ bị mù

 Tóm lại: rắn hổ mang ăn những động vật nhỏ hơn kiềm hoãn sự phát triển của loài
đó. Trong chuỗi thức ăn thì rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ. Sống trong hang hốc, có
khả năng phun độc dể tấn công con mồi vả để phòng thủ. Đến kì, rắn lột xác ( lột bỏ
lớp da cũ và thay một lớp da mới) lớp da cũ đó rơi xuống đất bị tác động của yếu tố
tư nhiên như nắng mưa trộn lẫn vào đất thành thảm thực vật.

Ngoài ra còn có:
Gắn liền với điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái rừng tràm, đặc biệt là sự thích nghi và phát
triển chiếm ưu thế của cây tràm, loài ong mật cũng phát triển theo và cho sản phẩm mật ong
đặc trưng của rừng tràm. Bên cạnh đó, sinh kế của cộng đồng dựa vào tự nhiên, nghề gác kèo
ong (GKO) truyền thống, đã được hình thành và phát triển từ rất lâu

12 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

Với hơn 40.000 ha rừng tràm U Minh Hạ là diện tích rừng tràm lớn nhất trong cả nước, mang
lại những giá trị sinh thái và sinh kế to lớn. Người dân vùng U Minh Hạ từ lâu đã tích lũy qua
nhiều thế hệ những cách thức để sống hài hòa với thiên nhiên và hưởng lợi từ thiên nhiên một
cách bền vững. Thu lấy mật ong do những con ong làm tô trong cây tràm.
Rừng bị chia cắt vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ Nghề gác kèo ong từ mô hình quản lý là các tập
đoàn phong ngạn thực hiện gác kèo trên diện tích lớn của rừng tràm quốc doanh trước đây
dần dần chỉ còn các hộ dân cá thể tự thực hiện gác kèo trên phần đất lâm phần được giao

khoán.=> Ảnh hưởng đến diện tích rừng
Cải thiện tình trạng suy thoái chất lượng rừng :Nghiên cứu mối tương quan giữa diện tích
rừng, tuổi rừng, chu kỳ khai thác với sản lượng mật ong rừng tràm. Xây dựng kế hoạch khai
thác mật ong phải gắn với kế hoạch và phương án khai thác rừng tràm
Hạn chế sử dụng các loại hóa chất, thuốc BVTV: Việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp hiện nay đang diễn ra tràn lan làm ảnh hưởng đến côn trùng, đặc biệt là
loài ong mật rừng.=> ảnh hưởng môi trường đất, không khí, nguòn nước của rừng





13 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

 Những xác chết của khu hệ động vật rừng ngập mặn tham gia vào quá trình trao đổi
vật chất và năng lượng của hệ sinh thái với quy mô và cường độ rất nhanh, nhanh nhất
trong các hệ sinh thái rừng.

4. Sự ảnh hưởng của thực vật đối với hệ sinh thái
Tràm (tên Latinh: Melaleuca cajepputy) nằm trong nhóm cây họ dó, lá chứa nhiều tinh dầu với
mùi thơm đặc trưng. Bông tràm còn cống hiến cho con người loại mật ong hảo hạng.
Cây tràm có tác dụng làm tăng độ màu mỡ của đất do tạo lớp than bùn dày trên mặt đất
Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộ chắn gió bão, là nơi cư trú của rất
nhiều loài động vật hoang dã nhất là các loài bò sát,cá, các loài chim …
Sau những vụ cháy lớn rừng U Minh hạ mùa khô năm 2002 và nhiều năm "đóng cửa " rừng, môi
trường sinh thái biến động, không được cải thiện, các loài sinh vật dưới tán rừng, nhất là cá đồng
bị suy kiệt thảm hại.
Rừng tràm U Minh Hạ và hệ sinh thái ngập nước độc đáo nhất thế giới đang biến thành nơi trồng
rừng keo lai! Cả ngàn hecta rừng tràm đang ngày đêm bị con người, xe cơ giới đốn hạ, san
bằng để trồng cây keo lai.

Rừng U Minh sau những trận cháy, cùng với việc biến mất cây rừng là sự ra tro của tấm đệm
thực bì dày hàng mét và hàng triệu mét khối than bùn, theo đó hệ động thực vật cũng biến mất.
Trong những năm gần đây để tăng cường hiệu quả và đẩy mạnh công tác bảo vệ và phòng chống
cháy rừng tràm, việc đắp các đập giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện dần hệ thống kênh
mương nội đồng trong khu vực rừng U Minh đã đem lại kết quả khả quan, tình trạng cháy rừng
được từng bước ngăn chặn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm do việc giữ nước mang lai, một
số yếu tố bất lợi đã phát sinh như đã có một số diện tích rừng Tràm bị chết đồng loạt (1998) mà
không rõ nguyên nhân cụ thể, chủ yếu là trên các vùng đất bị ngập quanh năm (do việc quản lý
nước phòng chống cháy rừng). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập với các chế
độ ngập nước khác nhau (độ ngập thấp, ngập thường xuyên; độ ngập cao, không/ít ngập và độ
ngập trung bình, ngập theo mùa) đến sinh trưởng và phát triển của rừng tràm trên đất phèn rất
cần thiết và có ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ và kinh doanh hiệu quả, bền vững rừng
Tràm.

14 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

5. Sự đều chỉnh cân bằng hệ sinh thái
Vườn quốc gia U Minh Hạ là vùng đất ngập nước theo mùa, thảm thực vật ở đây là hỗn hợp rừng
tràm, trảng cỏ ngập nước theo mùa và đầm lầy trống. Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm sáu
tháng ngập nước và sáu tháng khô hạn.
Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh
thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam như: rắn hổ mang chúa, tê tê,
rái cá lông mũi và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh
thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Ở vài nơi trong khu vưc rừng U minh hạ, cây rừng có biểu hiện khô héo, có nơi cây chết dến
30% là do
tác động của ôi trường nước (do giữ nước dưới chân rừng để phòng chống cháy), một số nơi cây
chết do bị dây leo bám).
Trải qua nhiều biến cố, nhất là những vụ cháy lớn, hệ sinh thái rừng tràm trên cả nước chỉ còn
duy nhất tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) khoảng 3.000 ha là chưa bị tác động. Nơi đây

có nhiều hệ thực vật, động vật với nhiều cá thể quý hiếm có tên trong Sách đỏ. Tuy hiện chỉ còn
đúng 2.593 ha rừng tràm nguyên sinh trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ nhưng sự
hồi sinh của động - thực vật trên vùng rừng ngập nước này đang diễn ra mạnh mẽ.
Rừng U minh hạ rất dễ cháy vào mùa khô, vừa làm giảm sút chất lượng tài nguyên rừng, phá vỡ
cân bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học. Theo các nhà khoa học các nguyên nhân sau:
 Than bùn là nguyên nhân chính thứ nhất. Lớp than đó nằm dưới lớp thực bì trên mặt đất có
cây rừng với chức năng hút nước, góp phần điều hoà chế độ nước, bổ sung nguồn nước ngầm
đảm bảo độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, nếu lớp than này nằm xấp xỉ
hoặc dưới mực nước trong kênh, rạch thì khả năng cháy rừng, cháy than quy mô lớn ít khi
xảy ra. Thế nhưng, thực tế trên lâm phần U Minh hạ, do mạng lưới kênh, rạch đào chằng chịt
làm cho lượng nước dễ bị rò rĩ, thất thoát và bốc hơi nhanh, nhất là vào giai đoạn cao điểm
mùa khô trở về sau, mực nước trong kênh rạch hạ thấp, cạn kiệt dẫn đến thiếu nước phòng
cháy chữa cháy.Theo đó, lớp than bùn nằm cao hơn mực nước (trên dưới 1 m vào mùa khô)
không còn khả năng điều hòa nước và lớp thực bì phía trên bị khô giòn, trở thành vật liệu dễ
cháy, dễ bén lửa làm cháy than bùn, cháy lan lớp thực bì rất nhanh gây cháy lớn rừng nếu

15 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

không phát hiện, dập tắt lửa kịp thời. Qúa trình cháy than lan sang cháy rừng và ngược lại là
hiện tượng cháy cực kỳ nguy hiểm, do tầng than dày, phân bố rộng kéo theo cháy ngầm âm ỉ,
kéo dài nhiều ngày rất khó khăn trong việc chữa cháy.
 Tiếp đến, do kỹ thuật canh tác lạc hậu, lạm dụng sự ưu đãi từ tự nhiên của con người hàng
chục năm qua và thiếu sự đầu tư phát triển đã tạo ra loại rừng quảng canh năng suất, chất
lượng thấp dễ gây cháy nhưng rất khó chữa cháy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây cháy rừng
U Minh hạ. Ngoài ra, lâm phần U Minh hạ hiện có gần 6.000 hộ dân đang sinh sống, nhưng
tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao.Phần lớn những hộ cư dân này sống dựa vào khai thác tài nguyên
rừng để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày, gây áp lực kinh tế - xã hội rất lớn đối với
rừng. Họ chưa thật sự nhận thức đầy đủ về phòng chống cháy rừng mùa khô, lén lút vào rừng
lấy mật ong, hầm than trái phép, đốt thực bì để dọn đất rừng sau khai thác, đốt đất nông
nghiệp ven rừng gây cháy rừng. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho lâm phần trong mùa

khô còn dựa vào tự nhiên, không có nguồn nước bổ sung khi cạn kiệt
Để giải quyết tận gốc vấn đề này, nhiều nhà khoa học khuyến cáo tỉnh Cà Mau cần sớm thay đổi
kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ trên cơ sở ứng dụng những biện pháp điều tiết, quản lý
rừng bền vững, tạo sức hấp dẫn đối với cư dân nhận khoán đất rừng từ hiệu quả kinh tế cao trong
sản xuất. Mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, xây dựng
nhà máy chế biến gỗ. Đầu tư trồng rừng thâm canh vừa không xảy ra cháy lớn rừng, vừa đem lại
hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân làng rừng, giảm những
tác động tiêu cực, bất lợi đối với tài nguyên và phát triển rừng bền vững. ( theo
)
Sự phục hồi của cây sau khi rừng bị cháy dựa theo nguyên lý diễn thế sinh thái: phục hổi phục
hồi tràm trên đất đã cháy hết than bùn:
 Diễn thế phục hồi rừng tràm trên đất còn than bùn
Trên những diện tích còn than bùn, thường cũng là những nơi còn những cây tràm chết khô, hạt
của chúng được phát tán sau cháy rừng và tạo thành nguồn giống cho tái sinh mạnh mẽ. Ảnh
hưởng của bề dày tầng than bùn liên quan chủ yếu tới chiều cao nước ngập. Nơi có lớp than bùn
mỏng cũng là nơi thấp dễ ngập nước, ngược lại nơi lớp than bùn dày cũng là những nơi cao ít
ngập nước và cơ hội tràm này mầm và tái sinh mạnh hơn. Diện tích sau cháy còn than bùn thì
diễn thế tự nhiên cho phép phục hồi rừng tràm một cách nhanh chóng.

16 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n

 Diễn thế phục hồi rừng tràm trên đất đã cháy hết than bùn
Trên đất cháy hết than bùn, quá trình diễn thế phục hồi rừng tràm tương đối khó khăn và phải trải
qua thời gian dài. nguyên nhân tái sinh kém ở nơi ngập nước các chuyên gia cho rằng hạt tràm
dễ dàng bị hư hỏng trong điều kiện ngập nước. Một số hạt có thể còn sống sót nhưng cây mầm
của chúng cũng không có khả năng bám rễ xuống mặt đất để phát triển thành cây con. Thời gian
ngập càng dài thì khả năng sống của tràm tái sinh càng thấp.
Để phục hồi được trong điều kiện ngập nước, rừng tràm phải diễn thế qua nhiều giai đoạn. Trước
hết cỏ lăn và sậy phát triển mạnh, chúng tạo nên lớp thảm mục ngày càng dày. Đến một chừng
mực nào đó lửa cháy mùa khô sẽ làm lộ lớp thảm khô và thảm mục tương đối ẩm. Trên bề mặt

như vậy, tràm sẽ tái sinh với nguồn hạt phát tán từ những khu vực xung quanh nhờ gió hoặc
nước. Tràm tái sinh sẽ lớn dần và chiếm ưu thế, sự che bóng của tràm sẽ loại dần lớp sậy và cỏ
ưa sáng để tràm chiếm ưu thế.
Nhìn chung ở khu vực cháy hết than bùn thì quá trình diễn thế tự nhiên phục hồi rừng tràm diễn
ra trong thời gian dài.

 giải pháp kỹ thuật phục hồi tràm sau cháy:
TT
Điều kiện lập địa
Giải pháp phục hồi rừng
1
Đất than bùn không chai
cứng, không ngập nước
Tái sinh tự nhiên
2
Đất còn than bùn nhưng
mỏng, chai, ngập cục bộ
Tái sinh tự nhiên
3
Còn than bùn nhưng mỏng,
chai, ngập toàn diện
Tái sinh tự nhiên kết hợp với
trồng cây con trong bầu bổ sung
ở nơi sau 5 tháng vẫn không có
tái sinh
4
Đất đã cháy hết than bùn, còn
mô than bùn, chai cứng ngập
nước toàn diện
Tái sinh tự nhiên kết hợ với

trồng bổ sung bằng cây con rễ
trần ở nơi không không còn
than bùn
5
Đất sét ngập hoàn toàn
Trồng bằng cây con rễ trần


17 | h tt p : / / vi e t q u i z . v n – VI E T Q UI Z . v n


TRÍCH NGUỒN
1. Bảo vệ thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng (TTXVN,
12/09/2012, )
2. Rắn hồ mang (wikipedia,

3. />BB%91c+gia+U+Minh+H%E1%BA%A1&type=A0
4. Vườn quốc gia U Minh Hạ ( wikipedia,
/>h_H%E1%BA%A1)
5. Achiko - Theo PLXH, 2011, rắn, “ sát thủ” máu lạnh cực nguy hiểm,
/>20110325031155921.chn
6. Duy Nhân, 2012, U Minh kỳ thú, />minh-ky-thu.htm
7. Yume.vn,2011, khu du lịch sinh thái rừng U Minh Hạ - Cà Mau,
/>Mau.vivut

×