Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

DỰ ĐOÁN THEO KINH DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.34 KB, 31 trang )

DỰ ĐOÁN THEO KINH DỊCH
2- DỰ ĐOÁN VẬN HẠN CUỘC ĐỜI 10
3- DỰ ĐOÁN CẦU QUAN 13
4- DỰ ĐOÁN THI CỬ 14
6- DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN 16
7- DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG CÓ CON 18
5- DỰ ĐOÁN XUẤT HÀNH 19
8- DỰ ĐOÁN ỐM BỆNH 21
9- DỰ ĐOÁN KIỆN TỤNG 23
10- DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT 25
11– DỰ ĐOÁN CẦU TÀI 27
1 - DỰ ĐOÁN NHÀ ĐẤT
1.1.Dự đoán nhà đất theo tượng quẻ:
Sinh khắc Dụng Thể
Trong dự đoán về nhà đất theo tượng quẻ ta lấy quẻ Thể là chủ nhà, còn quẻ Dụng
là nhà. Ý nghĩa sinh khắc Thể Dụng như sau:
- Quẻ Dụng sinh quẻ Thể: Người sống trong nhà sẽ thuận lợi, được của, kinh tế
dần phát triển.
- Quẻ Dụng khắc quẻ Thể thì nhà không dễ ở, nhiều hiểm nguy.
- Quẻ Thể khắc quẻ Dụng: Nhà ở được tốt lành, may mắn.
- Quẻ Thể sinh quẻ Dụng: Người trong nhà bị hao tốn tiền tài sinh lực hoặc bị
cướp.
- Quẻ Thể Dụng tỷ hòa: Nhà ở yên ổn bình an vô sự.
Theo Thiệu Khang Thiết, khi dự đoán về nhà và gia trạch thì có thể dựa theo
tượng của các quẻ là “nhà” nêu trong Bảng 1. Bảng này có thể sử dụng khi phân
tích quẻ.
Bảng 1- Tượng các quẻ trong dự đoán nhà và gia trạch
Tên quẻ là nhà Ý nghĩa tượng quẻ khi dự đoán nhà, gia trạch
Càn
Nhà ở hướng Tây Bắc, lâu đài ven sông, lâu đài cao, đường đại
sảnh, nhà trạm xá, mùa Thu xem thì nhà hưng thịnh, mùa Hạ có


hại, mùa Đông vắng lạnh, mùa Xuân may mắn.
Đoài Nhà hướng Tây, nhà gần đầm, tường nhà đổ, không yên, đề
phòng miệng lưỡi, xem mùa Thu thì tốt, mùa Hạ thì có tổn thất.
Ly Nhà ở phía Nam, nhà sáng sủa, cửa sổ thoáng, yên ổn, bình
thiện, mùa Đông xem bất an, có hỏa tai.
Chấn Nhà hướng Đông, nhà lầu gác ở rừng núi, trong nhà không có gì
đáng sợ, mùa Đông, mùa Xuân xem thì tốt, mùa Thu thì bất lợi
Tốn Nhà hướng Đông Nam, yên ổn, lợi chợ, mùa Xuân xem thì tốt,
mùa Thu bất an
Khảm Nhà hướng Bắc, gần nước, quán trà rượu, trong nhà ẩm ướt, nhà
trên sông, bất an, có âm vị, phòng cướp.
Cấn Nhà ở hướng Đông Bắc, ở trong núi gần đá, nhà gần đường, ẩn
yên, nhiều việc trở ngại, người nhà không hòa thuận, mùa xuân
xem không ổn
Khôn Nhà hướng Tây Nam, thôn cư, điền xá, bậc tam cấp, nhà kho,
yên ổn, nhiều âm khí, mùa xuân xem không yên.
1.2 Dự đoán nhà đất theo phân tích hào:
Phần này chỉ giới thiệu những tiêu chí dự báo để thấy tình trạng của nhà, trả
lời cho câu hỏi nhà này ở tốt xấu ra sao (có yên ổn không, có tài lộc không, có mộ
dưới nền nhà không, có được phúc thần trợ giúp không…), mà không đi sâu vào
tình trạng nhà: nhà mới, nhà cũ, tường vách thấm dột, vị trí của nhà…
1.2.1 Nguyên tắc dự báo dựa theo phân tích các hào
- Khi dự báo về nhà đất dựa theo phân tích các hào thì việc lập trùng quái Chủ và
Biến được thực hiện theo phương pháp dùng năm tháng ngày giờ và phương pháp
gieo đồng tiền. Trong đó coi quái Hạ là nhà, quái Thượng là người (chủ nhà). Nhà
sinh cho người thì tốt, ngược lại, người sinh nhà thì xấu
- Khi phân tích dự báo nhà đất thì không chọn hào Dụng thần, mà phân tích ý
nghĩa từng hào trong trùng quái Chủ và trùng quái Biến.
- Quy ước về đặc trưng các hào trong trùng quái được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2- Đặc trưng các hào trong trùng quái

Tên Hào Đặc Trưng về Hào Đặc Trưng về nhà
Hào 6 Tổ tiên Cột chính, nóc, tường, vách
Hào 5 Cha, con trai cả, (người) Đường đi
Hào 4 Mẹ Cửa chính (phòng chính), cổng ngõ
Hào 3 Anh em Cửa, giường
Hào 2 Vợ Gian ở chính (nhà), bếp
Hào 1 Con cái, người làm thuê Nền nhà, giếng nước
- Khi dự đoán về nhà thì ý nghĩa lục thân như sau:
Hào Phụ mẫu là rường cột;
Hào Thê tài là nhà bếp, bếp núc;
Hào Huynh đệ là cửa ngõ, hành lang;
Hào Tử tôn là nhà phụ;
Hào Quan quỷ là dinh thự.
1.2.2 Những tiêu chí để dự đoán về nhà
Khi dự đoán về nhà cần phân tích từng hào trong trùng quái, giống như bác sĩ
khám bệnh từng bộ phận của cơ thể bệnh nhân.
1) Đánh giá chung:
- Được quẻ vượng thì tốt, gặp quẻ hợp là tốt, gặp tam hình, lục xung là không tốt.
- Cả 6 hào trong quẻ đều yên tĩnh là nhà ở yên ổn. Nếu trong 6 hào động nhiều lại
có Thủy Hỏa thì đề phòng có tai nạn về nước, lửa.
- Tử tôn (tài phúc), phụ mẫu, huynh đệ, quan quỷ ở quẻ Thượng thì tốt.
- Hào 2 là nhà, hào 5 là người, hai hào này tương sinh thì tốt. Hào 2 khắc hào 5 là
nhà khắc người là xấu, ngược lại hào 5 khắc hào 2 thì tốt.
- Trong quẻ Hỏa nhiều thì gặp điều phiền não, Mộc nhiều là người thanh tú, Thủy
nhiều thì phụ nữ vượng, Kim nhiều thì phụ nữ đông, Thổ nhiều thì tiền của nhiều
- Gặp quẻ Du hồn và Bát thuần thì tai họa liên miên.
- Hào thế ứng lâm tử, thanh long, thiên ất quý nhân, vượng do được nhật, nguyệt
kiến thì tốt.
- Trong quẻ chủ có nhiều hào âm, ít hào dương ( ví dụ 5 hào âm, 1 hào dương) là
âm khí nặng nên dễ gặp nạn vì đàn bà.


2) Những tiêu chí dự đoán các hào
- Hào 1 vượng tướng là vùng đất ở tốt.
- Hào 2 vượng tướng là chỗ đất ở tốt.
- Hào 3 vượng tướng là chỗ ở gần chợ.
- Hào 4 vượng là ở thị trấn, thành phố.
- Hào 5 vượng là ở nơi kinh thành.
- Hòa 6 vượng là ở nơi rừng núi trung du hoặc vùng nông thôn.
3) Phân tích các hào
a) Hào1: Là nền nhà, giếng nước, người làm thuê trong nhà.
- Lâm tài, tử thì cát, lâm quan quỷ hay kỵ thần là hung.
- Là hào thổ hóa sang thổ thì dưới nền đất có mộ.
- Lâm quan quỷ, hay là hào phụ mẫu động lâm bạch hổ thì nền nhà gây tổn
thương cho con cái hay người làm thuê.
- Là hòa quan quỷ lâm mộ thì dưới nền nhà có mộ cổ. Thì dụ: hào 1 tị hỏa
quan, dự báo vào ngày tuất hay tháng tuất là lâm mộ (dần ngọ hỏa tuất) nếu không
phải hào quan, nhưng lâm mộ lại gặp phi xà ( chủ quái dị) thì nền nhà cũng có mộ.
- Là hào mộc quan quỷ thì phía bên trái có rễ cây xuyên qua nền nhà.
- Hào 1 (nền nhà) xung hào 5 (người) thì người ở không yên.
b) Hào 2 (hào trạch): Là không gian ở của nhà hoặc bếp.
- Là hào hỏa quỷ và chu tước thì nhà dễ hỏa hoạn. Nếu là hào tài, tử (phúc)
vượng tướng thì nhà yên và đầy đủ.
- Lâm quan quỷ lại nằm ở quẻ nội Cấn thổ (là quỷ môn) thì nhà thường có
việc kinh dị.
- Là hào thuộc Mộc bị nhật, hào Kim xung khắc thì nhà nghèo, Nếu gặp Kim
cục mà bị xung thì cũng nghèo.
- Hào 2 không vong lâm hào Thân tuần không là nhà chủ cũ đã bỏ đi vì ở
không yên. Nếu là bạch hổ lại thêm hình khắc thì nhà này đại hung.
- Là hào vượng lâm thanh long thì là nhà quan chức.
- Là hào ứng thì nhà có người ngoài ở cùng ( dương nam, nữ âm). Nếu có đào

hoa lâm huyền vũ thì đề phong quan hệ nam nữ.
- Lâm kim động là việc công lôi thôi, Mộc động là phong thủy xấu, Thổ động
là nhà ổn định, Thủy động là chỗ ở không tốt bên sông, Hỏa động là nơi đường chợ
ồn ào.
- Là hào động lâm nguyệt phá khắc hào thế, hào thân thì nhà tai vạ liên miên.
- Hào thế lâm nhật thìn (hợp nhật) khắc hào 2 là chỗ ở không yên.
- Lâm nhật, động sinh hào thế hoặc hào thân là nhà ở tốt.
- Lâm quan quỷ thì nên tĩnh, nếu động thì không ở được lâu.
- Lâm tài hoặc quan gặp thanh long quý nhân (thì sinh vượng )sinh hợp thế thì
gia đình làm ăn thịnh vượng.
- Hòa 2 không bị phá, sinh tài thì vượng. Nếu là hào tài, tử sinh vượng mà
sinh hợp hào thế hào thân thì gia đạo bền vững.
- Bị xung phá thì vợ chồng mỗi người 1 ý.
c) Hào 3: Là cửa của nhà
- Nếu sinh hợp với nhật, thái tuế là hướng nhà có lợi.
- Lâm tài, tử, thanh long là có cát thần phù trợ. Lâm quan quỷ lại bạch hổ thì
hay gặp điều cãi vã, thị phi. Lâm huynh đệ thì tiền tài hao tán không tụ.
- Hào 3, 4 tương xung là nhà có hai cửa thông nhau, ít sinh tài.
d) Hào 4: Là cửa giữa, không gian ở
- Gặp tài, tử, thanh long là tốt, lâm quan quỷ, chu tước là có việc kiện tụng.
- Lâm cát thần động thì tốt, hung thần động thì xấu.
- Lâm quan quỷ hay gặp phi xà động thì nhà không yên, dễ kiện tụng, cãi vã.
e) Hào 5: Là người , con trai cả
- Lâm quan quỷ thì vợ chồng dễ sinh ly, gặp tử tôn thì yên ổn.
- Hào 5 khắc hào 2 thì người yên ổn, động mà khắc hào 2 thì không yên.
- Lâm quan quỷ, bạch hổ, phi xà thì con trai có việc hối tiếc. bạch hổ động
khắc hào 5 là bệnh nan y khó chữa.
- Lâm tử tôn khắc phụ mẫu thì con cái không hiếu thảo, lâm tài trì thế là phụ
nữ lấn át quyền chồng.
- Lâm thê tài tương hợp quan quỷ là nhà có vợ nội chợ tốt, nếu tài vượng thì

vợ lấn át chồng.
- Trong quẻ không có hào sinh cho hào 5 là anh em không nhờ được nhau.

f) Hào 6: Là nóc nhà, là cha
- Gặp kim quỷhoawcj bị nhật nguyệt xung là nhà không yên hoặc đói rách.
- Lâm tài, gặp không vong là vợ yếu đuối. Nếu gặp nhật xung thì vợ có thể bị
thiệt mạng.
- Cần xem hào 6 có động không: Lâm huynh đệ động thì vợ chồng không
đoàn tụ; Phụ mẫu động thì con cái có nỗi lo; tử tôn động thì nhà luôn có niềm vui;
quan quỷ động thì nhà nhiều tai họa.
1.2.3 Những tiêu chí cho lục thân
- Quỷ có hào phụ mẫu không có hào tử tôn là nhà đó hư hao và có nhiều điều
phiền não.
- Hào phụ mẫu không vong là nhà không tốt. Phụ, tử, tài đều vượng là của cải
đầy nhà, nếu gặp thiên hỷ thanh long là nhà phú quý.
- Phụ mẫu động thì nhà nhiều việc phiền não. Phụ mẫu hưng vượng là đất có
hồn khí.
- Phụ mẫu hóa thê tài là của cải nhiều. Phụ mẫu tuần không hoặc thân quẻ
động biến thì khó kế nghiệp tổ tiên.
- Quẻ thiếu tử tôn thì tài hao tán, không chế được quan (tử khắc quan), thì
công việc sẽ rắc rối.
- Tử tôn lâm nhật động thì mất chức.
- Tử tôn ở hào 5 hợp phụ mẫu là nhà có con nối nghiệp cha, ngược lại tử khắc
phụ thì con ngỗ ngược.
- Hào tử tôn lâm tử địa mà không có hào huynh sinh trợ thì đời sau không
vượng.
- Tài động thì hao tổn và vợ có nhiều bệnh. Nếu động mà khắc phụ thì nhà
không yên ổn (nhưng không khắc được hào 5).
- Hào tài ở quẻ thượng, lại có hào 2 (nhà) lâm thanh long thì nhà đại cát.
- Tài không bị tổn thương lại có hào tử (sinh tài) thì nhà giàu có vinh hoa.

- Tài hưng vượng lại được sinh phù thì nhà giàu có và thế lực. (Hào tài nhiều,
được nhật nguyệt sinh phù lại có tử sinh tài thì nhà giàu hào kiệt).
- Tài được tử sinh trợ, lại dộng khắc phụ mẫu thì là hại cha mẹ (phụ dương thì
bố bị khắc, âm thì mẹ bị khắc).
- Tài hóa tử tôn thì không lợi cho việc thăng quan tiến chức.
- Quan quỷ có trợ giúp mà không bị kiềm chế (tức là có yếu tố khắc chế) thì
nhà âm thịnh, đại suy.
- Quan lâm trạch động là nhà ở không được lâu.
- Quẻ có quan mà không có tài thì họa liên miên, có tài mà không có quan thì
hao tán.
- Quan quỷ động lâm bạch hổ thì nhà hay gặp tai ương. Trong trường hợp này
nếu có Tử tôn để kiềm chế quan quỷ (tử khắc quan) thì không sao.
- Quan trì thế có tài sinh cho là nhà ở tốt. Tài hóa phúc thần (tử tôn) thì của
cải ngày càng nhiều ( tử sinh tài).
- Quan lâm mộ, hào thân là dưới nền nhà có mộ.
- Hào quan nằm ở cung khôn (thổ) thì mồ mả tổ tiên không yên.
- Quan động mà không có kiềm chế thì gặp kiện tụng.
- Quan vượng lâm trạch (hào 2) lại gặp thanh long thì đại cát.
- Quan ở cung khôn, cấn thì mồ mả tổ tiên không yên, dễ gặp tai họa.
- Có quan mà không có tài thì người trong nhà nhiều bệnh.
- Hào quan động lâm hỏa thì phải đề phòng có hỏa hoạn.
- Bốn trụ (năm, tháng, ngày, giờ) trì thế lại lâm hào thân là chủ về tai nạn.
- Hào huynh nhiều thì con ngỗ ngược. Nếu huynh khắc thế thì quẻ rất xấu.
- Trong quẻ không có hào huynh sinh cho hào 5 trì thế (hào người) thì anh em
không nhờ được nhau.
1.2.4 Những tiêu chí cho lục thần
- Thanh long lâm thủy, mộc hào tài là có vợ tốt, nhiều của.
- Thanh long quý nhân lâm hào trạch (hào 2) là nhà đại cát.
- Thanh long lâm tài, tử thì tốt.
- Thanh long động thì nên dời chuyển nhà.

- Thanh long ở quẻ hạ không có là trước giàu sang sau nghèo. Ngược lại ở quẻ
thượng là trước nghèo sau giàu.
- Thanh long lâm quan, lại có hào thiên ất quý nhân thì lơi về đường quan chức.
- Chu tước lâm quan quỷ động thì trong tuần sẽ có cãi và và kiện tụng.
- Chu tước động, nhật kiến nguyệt sinh thì có thể sinh hỏa hoạn.
- Chu tước nội động là có thị phi, ngoại động lâm quý nhân là có tin mừng về
giấy tờ.
- Cầu trận, huyền vũ lâm thê tài thì phụ nữ dễ gặp điều xấu.
- Câu trần lâm nguyệt kiến gặp Quan quỷ nội động thì là thổ thần không yên. Nếu
ngoại động thì mưu việc gì cũng khó khăn. Nếu lâm Tài động khắc thế thì trong
tháng đó có tiến tài.
- Câu trần lâm nhật kiến vượng là tăng điền nghiệp.
- Phi xà ở hào 4 lại động thì trong nhà thấy có việc quái dị.
- Phi xà nội động thì người làm thuê hoặc trẻ con đi mất. Nếu ngoại động lâm
quan quỷ thì đề phòng mất trộm.
- Phi cà lâm nguyệt kiến là sẽ gặp chuyện không hay.
- Phi xà lâm thế hoặc khắc thế thì chủ nhà đêm ngủ không yên. Nếu khắc ứng thì
người mẹ ngủ không yên.
- Bạch hổ làm tổn thương thanh long là chồng mất.
- Bạch hổ ở quẻ ngoại thì nên ở yên chỗ cũ. Bạch hổ lâm quan động thì phải đề
phòng tai họa cho người nhà.
- Bạch hổ lâm quan , huynh thình nhà đó xấu.
- Huyền vũ lâm huynh đệ thì là nước ao đầm ngẫm vào nền móng.
- Huyền vũ sinh vượng lâm phụ mẫu thì công việc làm ăn dễ dàng, nếu hưu tù thì
việc hay trắc trở.
- Bạch hổ lâm tử tôn thì chủ nhà khó an toàn. Bạch hổ ở hào 3 là nhà có người
xuất giá làm tăng ni.
1.2.5 Bàn về hào thế hào ứng
- Thế - Ứng nên tương hòa thì tốt, tương khắc tương xung thì không có lợi.
- Gặp quẻ Du hồn là chỗ ở không cố định. Du hồn hóa sang Quy hồn là dời đi rồi

lại trở về thì tốt.
- Thế thì hào lâm năm tháng, ngày khắc thì gia quyến nguy hại, bị Thái tuế khắc
thì quanh năm tai họa, bị Nguyệt khắc thì tai họa mấy tháng liền.
- Hào thế, hào Thân gặp Tuyệt lại ở tuần không vong, bị hào Quan khắc là có nỗi
sợ về chết chóc.
- Thế sinh Tài thì được người vợ nội trợ tốt.
2- DỰ ĐOÁN VẬN HẠN CUỘC ĐỜI
2.1- Lập quẻ:
Lập quẻ theo năm tháng ngày giờ sinh. Trong đó:
Năm lấy theo hàng Can
Tháng lấy theo tiết lệnh
2.2- Hào T hào Ư:
Hào T là người được dự đoán. Luôn lấy T = DT.
Hào Ư là người được liên quan (vợ hoặc chồng).
2.3- Các tiêu chí dự đoán:
- T vượng không bị khắc là người có cuộc sống trung bình, có tài có danh.
- Có thêm quý nhân (Lộc, Mã, Đào hao, Hóa cái) thì sự nghiệp, công danh được
nâng cao một bước. T vượng mà được Nhật Nguyệt sinh hợp, hào 5 (hào Quý vị)
động vượng sinh hợp hay hào 5 trị T vượng thì sự nghiệp nổi danh, có tiền của,
giàu có.
- T, Tài, Tử không bị tổn thương thì giàu và thọ.
- T lâm Tài, lâm Tử thì giàu có.
- T vượng mà Tài Tử suy thì về sau nghèo. T trung bình mà Tài Tử vượng thì về
sau giàu có.
- T lâm Tử lâm Tuyệt thì ít thọ.
- T, Tài, Tử lâm Không vong, mộ, Tuyệt thì cả đời nghèo (1 trong 3 cái lâm 1
trong 3 thứ).
- Ư sinh T là được vợ giúp.
- Huynh gặp trì T, lại Huynh hóa Huynh thì có nạn kiếp thê tài.
- T lâm KV, hình xung khắc hại không có cứu thì sự nghiệp không thành.

- Ư lâm KV – hay gặp tai nạn.
- T hay Ư động – cuộc đời hay gặp trắc trở.
- T suy mà có phụ trợ là có sự giúp đỡ.
- T lâm Thái tuế là có người giúp đỡ lúc khó khăn.
- Hào 5 động sinh T thì công danh được một bước lên trời.
- Hào 5 sinh T thì con đường thành văn (bằng cấp) bằng phẳng.
- Có Tài háo Tài + Tài hóa Tử thì nhiều tiền.
- T hưu tù tử tuyệt mà Tài Tử đều vượng thì là đại hung, có bạc vạn nhưng đoản
thọ.
- Tài, Tử đều vô khí, hoặc gặp KV bị Mộ Tuyệt, động mà biến thành hung thì
không có cơm ăn áo mặc.
- DT, T hoa cái thì là người tu hành.
- Quan trì T mà Phụ vượng thì thành công trong quan danh nghệ thuật. Lại được
hào 5 sinh thì bước lên trời.
- Quan trì T mà vượng thì có quan danh. Nếu thêm Tử Tài cùng vượng thì là quan
chức lớn, tiếng tăm lừng lẫy (cụ Hồ…). Ngược lại, Quan trì T mà suy, không có
phù trợ thì không có quan danh, còn hay bị bệnh.
- Quan vương, T vượng, Ư sinh T thì liên quan.
Lục thân:
- Phụ trì T mà không có giúp đỡ thì cả đời vất vả, vượng thì thành đạt trong văn
thư, nghệ thuật. Có tâm với cha mẹ, được ẩm phục của cha mẹ.
- Tử trì T thì cuộc sống bình thường, không có Tài lộc, bất lợi cho quan danh. Nếu
Nhật, Nguyệt, hào động sinh Tử thì thành đạt trong cuộc sống (cả đời luôn có
người phù trợ).
- Tử vượng trì T thì không làm quan, chỉ là dân thường.
- Tử trì T là phúc ở ta: ở đời bình yên, không chức tước.
- Tài trì T có Huynh vượng là người khéo tay (nghệ nhân), nhưng chưa giàu có
lớn. Nếu có Tài hợp T hay thêm Nhật Nguyệt phù trợ cho T thì giàu có lớn. Người
này hay kiêu ngạo.
- Huynh trì T mà vượng thì hay giúp người khác (Huynh = bạn ta). Nhưng lâm

Bạch hổ, Huyền vũ hay Phi xà thì lại là người chuyên lừa đảo.
- Huynh trì T mà suy là người chuyên đi gây sự.
Lục thần:
- Thanh long trì T là người hòa nhã. Thanh long khắc T là người đam mê tửu sắc.
- Chu tước trì T mà vượng là người nóng tính nhưng được việc. Nếu suy thì là
người hay lo nghĩ đau đầu.
- Câu trận trì vượng là người chắc chắn. Nếu suy thì buồn bã.
- Phi xà trì T vượng là người dũng mãnh, có mưu kế. Nếu suy thì là người hay lo
nghĩ đau đầu.
- Bạch hổ trì T vượng là người anh dũng, suy là người liều lĩnh.
- Bạch vũ trì T vượng là người gian hung (tài tháo vát), nếu suy thì hẹp hòi.
3- DỰ ĐOÁN CẦU QUAN
3.1- Quy ước:
- Lấy hào Quan làm Dụng thần (Q= DT)
- Hào Phụ là hồ sơ.
3.2- Có lợi cho thăng quan:
- Hào Tài, Hào Quan đều vượng.
- Quan vượng trì T được Tài động sinh, hoặc Tài động vượng hợp T.
- Hào T và hào Phụ vượng tướng, hoặc động mà biến cát, hoặc Phụ mẫu trị T.
- Thái tuế lâm hào 5, động mà sinh hợp T thì phú quý cao sang.
- Tài trì T động hóa Quan, Quan động hóa Tài.
- Quan động sinh hợp T.
- Nhật lâm Quan sinh hợp T.
- Hào Tài, hào Quan vượng nhưng T thì có thăng quan, có con hoặc có Tài.
- Quan lâm Tý Ngọ Mão: Chức chánh;
Dần Thân Tỵ: Chức phó;
Thìn Tuất Sửu Mùi: nhân viên.
- Nhật nguyệt lâm Tài sinh T, Bạch hổ lâm quan trì T: Đỗ bảng vàng hoặc lập
công võ nghệ.
- T lâm Nguyệt, Nhật kiến, có Quan động sinh thì tất có chức quan.

- Phụ (văn thư) nên vượng, phù T là tốt. Nếu lâm Thái tuế sinh hợp T thì có
quyết định đề bạt. Nếu tuần không thì không được gì.
- Có 2 hào Phụ + 2 hào Quan thì nhậm chức ở 2 chỗ hoặc 2 chỗ đều cần.
- Quan vượng, T vượng, Ư sinh T.
3.3- Không lợi cho thăng quan:
- Hào Tử trì T hoặc lâm Nhật Nguyệt động khắc T, khắc Quan, hoặc Tử động
khắc Quan.
- Tài vượng, T vượng, Quan tuần không.
- Quan tĩnh hoặc gắp khắc trì T, Huynh động hoặc Tài trì T hóa Huynh thì
không thành sự.
- Tam hợp Quan sinh Ư thì người khác được quan danh.
- T tuần không bị phá hoặc Quan tuần không bị phá.
- T suy hóa khắc trở lại: Đề phòng tai nạn đoản thọ.
- Tử động: đề phòng mất chức.
- Huynh động: đề phòng giảm lương. Nếu cả Tử động: nhất định bị giảm
lương.
- T lâm không vong mà không có cứu thì sẽ gặp khó khăn lớn dù có nhậm
chức, thậm chí chết người.
- Quan động hình khắc T: có điều xấu.
- Hào Thái Tuế động làm tổn thương T: sẽ bị giáng cấp. Nếu có Bạch hổ, Phi
xà hình hại thì bị bắt giam.
- Quan động + Nhật, Nguyệt, Tuế quân làm tổn thương thì nên tránh xa.
- Quan động hóa Huynh, Huynh xung T là bạn đồng hành bất hòa. Huynh
hình khắc T cũng là bạn bất hòa.
- Quẻ Thể bị khắc thì làm quan cũng bị tai họa.
- Quan động sinh hợp T, không bị Nhật Nguyệt hào động xung khắc mà Tài
lâm không vong hoặc phục ở Tử tuyệt thì vì hối lộ mà mất thanh danh.
4- DỰ ĐOÁN THI CỬ
4.1- Quy ước:
- Hào Phụ là bài làm;

- Hào Quan là người chấm thi;
- Hào T là ta, người đi thi;
- Lấy hào Quan làm Dụng thần.
4.2- Các yếu tố đỗ
- Hào Phụ hào Quan cùng vượng.
- Hào Phụ, Quan T hợp cục.
- Hào T vượng được Nhật sinh.
- Hào T vượng, hào Quan vượng, hào Phụ suy (Quan sinh phụ).
- Hào Phụ vượng, hào Tài động vượng ( Tài sinh Quan nên Quan vượng).
- Hào Quan động, hào Phụ động sinh T.
- Hào T và hào Phụ cùng vượng.
- Quẻ lục xung biến sang lục hợp.
4.3- Các yếu tố không đỗ
- Hào Tài, hào Tử vượng mà Tử trì T. (Tài khắc Phụ = Bài làm; Tử khắc Quan
= người chấm bài). Như thế là đi thi khắc thâỳ.
- Hào Tài, hào Tử cùng động biến.
- Hào T bị xung phá.
- Hào Phụ động biến hồi đầu khắc ( thì Phụ chết, làm bài không có gì ).
- Trong quái chủ có 6 hào động (loạn động)
- Hào T, Quan, Phụ hóa thoái thần.
- Hào Phụ động biến hồi đầu khắc lâm Bạch hổ.
- Hào Phụ hay Quan sinh cho Ư (bài làm và người chấm sinh cho người
khác).
- Hào Phụ, Hào Quan suy.
- Hào Quan khắc T (bị Quan trù)
- Hào Tài bị khắc hay bị xung (Tài là Nguyên thần của Q, bị khắc thì không
sinh cho Q được.
- Dụng thần là Quan (đoán chồng đi thi) bị xung, (tức người đi thi và người
chấm xung nhau)
- Dụng thần lâm Mộ thì không làm được bài.

6- DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN
6.1. Quy ước
- Nam đoán nữ: Thê tài làm dụng thần;
- Nữ đoán nam: Quan quỷ làm dụng thần;
- Cha mẹ xem cho con: Xem cho con trai: Quan làm dụng thần, T là ta.
Xem cho con gái: Tài làm dụng thần, T là ta.
6.2. Các tiêu chí dự đoán
- Nam đoán nữ thì T nên dương, Ư nên âm. Nữ đoán nam thì T nên âm, Ư nên
dương. Đó là tượng được ngôi, là tốt.
- Dụng thần nên vượng, tương sinh, không nên hưu tù tử tuyệt hình xung phá
hại.
- T và Ư tương sinh, tương hợp, tương hòa thì hôn nhân dễ thành.
- T và Ư không vong thì chia ly. Tuần không không đáng lo khi nam đoán nữ
mà quan tuần không, nữ đoán nam mà tài tuần không.
- T tuần không: ta không thực lòng; Ư tuần không người không thực lòng.
- T sinh Ư là nam tìm đến nữ; Ư sinh T là nữ tham của.
- T hóa thoái thần thì có sự phản bội trong hôn nhân.
- Nam đoán có Ư = tài thì vợ nội trợ tốt, làm ra tiền. Nữ đoán có quan = Ư thì
được chồng vừa lòng như ý, làm ra tiền.
- Nữ đoán nam mà có 2 hào tài thì hôn nhân không thuận ( anh chàng bắt cá
hai tay). Nam đoán nữ mà có 2 hào quan là có tranh chấp (2 nam tranh 1 nữ).
- Nam đoán nữ mà có tài trì thế thì vợ lấn quyền chồng. Nếu tài ( là vợ) khắc
T thì hôn nhân không thuận.
- Nữ đoán nam mà có quan trì T (tức chồng là ta) thì về có thể sai khiến
chồng.
- Nam đoán mà tài không bị tuần không, nữ đoán mà quan không bị tuần
không, lại lâm vượng địa là đại cát.
- Quan trì T, sinh T, hợp T, vượng tướng thì hôn nhân đẹp đẽ và mãi mai
chung sống với nhau.
- Tài vượng tướng lại được nhật nguyệt hào động sinh hợp T, động mà hóa cát

thì vọ chồng chung sống suốt đời.
- Tài hóa tiến thì nhà nhiều của.
- Tài vượng: con gái nhà giàu; Tài suy: con gái nhà nghèo.
- Tài vượng, huynh trì T thì vợ chồng coi nhau như kẻ thù.
- Tài động biến sang Quan hay huynh thì vợ chồng chia ly.
- Dụng thần sinh hợp T, T +Ư tương hợp thì hôn nhân dẽ thành, gia đình hòa
thuận.
- Gặp quẻ lục hợp là tốt.
- Quẻ dụng gặp thanh long là đại cát.
- Quan gặp thanh long: quý hiển.
- Tài gặp thanh long: nhiều của.
- Hào Ư yên tĩnh thì hôn nhân đúng như đính ước. Quan + Tài ở cùng một
cung thì tình thêm thân thiết.
- Quẻ chủ lục xung biến sang quẻ biến lục hợp thì có trục trặc nhưng không
tan vỡ.
- Quan phục ở tài thì nam đã có vợ ( có thể dấu ở đâu đấy). Tài phục ở Quan
thì nữ đã có chồng.
- Quan hoặc tài hưu tù thì thường vợ chồng có trặc.
- Nhiều quan lại vượng tướng là nam giàu, quan hưu tù là nghèo.
- Tài ẩn phục lại không vượng thì tình duyên sẽ trắc trở.
- Thế suy lại lâm mộ thì hôn nhân khó bền vững.
- Quan dụng thần sinh cho Ư là không chung thủy.
- T khắc Ư, Ta chống lại hôn nhân.
7- DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG CÓ CON
7.1. Yêu cầu
Người nữ phải trực tiếp reo quẻ
7.2. Các tiêu chí dự đoán về khả năng có con
- Cả 6 hào trong quẻ và năm, tháng, ngày, giờ đều không có hào thai thì hiện
không có thai.
Cách tính hào thai:

Tìm hào thai theo ngày dự đoán.
Ví dụ: ngày dự đoán là nhâm, quý (hành thủy), thủy trường sinh ở thân, ta có
trật tự: thân tý thìn tị ngọ mùi, tương ứng trường sinh , đế vượng, mộ, tuyệt,
thai, dưỡng. vậy có hào ngọ là hào thai.
- Hào tử lâm nhật nguyệt hoặc được nhật nguyệt sinh phù, động mà hóa cát thì
đều cho phép có con.
- Cả 6 hào không có hào tử tôn thì không có con. ( cần tìm nguyên nhan vì sao
không có con).
- Nếu trong quẻ có hào động hóa thành hào thai thì tuy trước mắt chưa có thai,
nhưng sau tất sẽ có thai.
- Nếu có hào thai xuất hiện tức đã có thai rồi.
- Tử tôn vượng tướng, hoặc hưu tù mà động, động hóa cát chủ về có con.
- Tử tôn hóa tiến thần, hóa sinh trở lại thì có nhiều con.
- Hào tử tôn hưu tù mộ tuyệt, động biến thành quan hoặc quan biến thành tử
tôn, phụ mẫu hóa tử tôn hay tử tôn hóa phụ mẫu, phụ mẫu động khắc tử tôn đều là
tượng không có con.
- Hào T vượng khắc tử là tượng chưa cóthai.
- Tử tôn hưu tù mộ tuyệt không phá, lại gặp hình xung khắc hại thì không thể
có con, hoặc có sinh cũng như không.
- Tử lâm không vong thì không đáng ngại, sau xuất không hoặc gặp xung thì
sẽ có thai.
- Tử trì T mà hóa tiến là tượng có con
7.3. Về thai
- Hào thai lâm bạch hổ tất sẽ xẩy thai.
- Quẻ không có hào tử, nếu hào thai bị nguyệt kiến nhật thần hoặc hào động
hình khắc thì đó là tượng đại hung.
- Quẻ có 2 hào tử lại có 2 hào thai đều tĩnh là chủ sinh đôi.
- Tử tôn hóa quan lâm tuyệt thì có thai cũng hỏng.
- Tử vượng tướng, là hào dương thì sinh con trai. Ngược lại hưu tù, là hào âm
thì sinh con gái.

- Tử dương biến thành âm: con gái; tử âm động thành dương là con trai.
- Các quẻ âm bao dương: Khảm, đại quá, tiểu quá, hàm, hằng: con gái. Các
quẻ dương bao âm: ly, trung phù, di, tốn: con trai.
- Tử tôn động hay hào thai động lâm bạch hổ là thai bị phá. Thê tài động cũng
vậy.
- Thanh long ở quan quỷ thì sẽ xảy thai.
- Hào thai lâm quan hoặc động hóa quan thì thai chết.
- Thê tài bị tổn thương thì phải đề phòng cả hai mẹ con có nạn.
- Hào tài hợp tử thì sinh nở yên ổn.
5- DỰ ĐOÁN XUẤT HÀNH
5.1- Quy ước
- Hào T là người xuất hành;
- Hào Ư là việc xuất hành.
5.2- Nên xuất hành
Hào T vượng hay Ư sinh T thì xuất hành thuận lợi.
5.3- Không nên xuất hành
- Gặp quẻ lục xung.
- Mộc trì T động gặp Bạch hổ.
- Quan lâm không vong hoặc T bị hình.
- Quẻ chủ ở cung Cấn ( dừng) mà có Quan Dần và T bị khắc. (Dần= hổ, gần
rừng Cấn nên rất vượng. Khi đó T bị bất cứ gì khắc đều rất nguy hiểm).
5.4- Các yếu tố xem xét
- Hào Phụ là hành lý. Phụ vượng thì hành lý nhiều, suy thì ít.
- Hào Tài là tiền đi đường. Tài vượng thì không lo, tiền đủ, đi đến nơi về đến
chốn.
- Tử trì T mà động biến thì có khó khăn nhưng qua được.
- T gặp xung thì phải chờ qua ngày xung.
- T gặp hợp (bị giữ lại) hoặc Lâm không vong thì có sự trắc trở.
- Quan Mộ khắc T thì đi có phát sinh.
- T + Ư cùng lâm không vong thì tốn tiền.

- Phụ trì T hoặc Phụ động biến xung khắc T thì đi có trắc trở.
- Quan lâm không vong hoặc T bị hình thì đi sẽ bị bắt hoặc bị vong trêu.
- Huynh trì T có Quan động xung khắc T thì đi bị lừa hoặc bị mất của.
- Tài khắc T thì đề phòng tai vạ vì tiền.
- T hợp Tài (đàn bà) thì đề phòng bị nạn vì sắc.
- Quan động khắc T thì đi sẽ bị tai nạn
- Quan động ở quẻ Càn, Chấn thì đề phòng tai nạn tầu xe.
- Quan động ở quẻ Khảm, Đoài thì đề phòng tai nạn sông biển.
- Quan động ở quẻ Khôn, Cấn thì đề phòng tai nạn ở nơi vắng vẻ.
- Quan động ở quẻ Tốn: đề phòng nạn do trai gái.
- Quan động ở Ly: đề phòng tai nạn do hỏa hoạn.
- Định xuất hành mà gặp quẻ Quy hồn thì sẽ không đi được.
8- DỰ ĐOÁN ỐM BỆNH
8.1- Quy ước
- Quan = chứng bệnh;
- Tử = thuốc;
- Phụ = đơn thuốc, bác sĩ.
8.2- Chọn Dụng thần (DT)
- Xem cho cha mẹ: lấy Phụ mẫu làm DT;
- Xem cho con cháu: lấy Tử tôn làm DT;
- Xem cho anh chị em: lấy Huynh đệ làm DT;
- Xem cho vợ: lấy Thê tài làm DT;
- Xem cho chồng: lấy Quan quỷ làm DT;
- Xem cho mình: lấy Thế làm DT


8.3- Bát quái phối cơ thể
Quan quỷ ở quái Càn: Bệnh ở đầu, phổi;
Ly: tim, mắt;
Chấn: gan, chân;

Tốn: mật, mông;
Cấn: tay, lá nách;
Khôn: dạ dày, bụng (nội tạng);
Khảm: thận, tai;
Đoài: miệng, họng.
Chú thích: Qua thực tế kiểm nghiệm, tác giả thấy điều này không phải lúc nào
cũng phù hợp.
8.4- Những dấu hiệu sẽ khỏi
- DT vượng tướng hay được sinh phù.
- DT suy yếu nhưng được Nhất, Nguyệt, hào động vượng sinh hợp.
- Tử trì T động biến;
- Tử lâm không vong, sau xuất không sẽ khỏi. (đk: DT phải vượng)
- Tử trì T mà Phụ động biến hồi đầu khắc (nếu hồi đầu sinh thì bất lợi).
- Tử lâm Nhật sinh cho DT.
- Tử động khắc Quan.
8.5- Những dấu hiệu không khỏi hoặc chết
- DT suy mà không có cứu.
- DT lâm không vông, suy, gặp khắc thì ra khỏi không vong bệnh sẽ nặng thêm.
Nếu không có cứu thì chết.
- Kỵ thần động và vượng thì rất nguy hiểm:
* Nếu có Nguyên thần động thì không lo;
* Nếu Nguyên thần không động hoặc bị khắc thì nguy hiểm (bệnh khó
khỏi hoặc bị chết).
- Kỵ thần hợp cục thì DT lâm nguy.
- Hai Quan kẹp DT hoặc kẹp T thì xấu. Quan khắc T hay DT thì càng xấu ( có thể
chết).
- T lâm Mộ, suy, không có cứu thì chết.
- DT, T hợp Nhật thì phải chờ ngày xung Nhật hoặc xung hào ấy: chết, xung mới
chết. Khỏi, xung mới khỏi.
- T lâm Mộ thêm xung: chết.

- Người mới bị bệnh mà gặp hợp (Nhật, Nguyệt hay hào động hợp) thì chết. Gặp
xung thì khỏi.
- DT bị tam hình khắc thì chết (Thí dụ: DT Tị, Nguyệt sinh là Dần, Nhật Thân hợp
Tị thì sẽ có tam hình là Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần).
- Quỷ Mộ lâm Phi xà: chết.
8.6- Các yếu tố khác để xem xét:
- Hào Quan (bệnh) vượng hay động biến thì bệnh khó khỏi: cần cân nhắc xem DT
thắng bệnh hay bệnh thắng DT.
- Quẻ lục xung biến lục xung thì bệnh khó khỏi.
- Quỷ trì T thì khó khỏi, Động biến Mộ thì xấu.
- Quỷ động khắc Tài: bệnh nhân không ăn được.
- Quỷ động sang Quỷ: Bệnh cũ chưa khỏi lại thêm bệnh mới.
- Quỷ hóa tiến: Bệnh nặng hơn, hóa thoái bệnh giảm dần.
- Quỷ ở cả quẻ nội và ngoại: bệnh ở 2 chỗ. Hai quỷ xung nhau thì dễ khỏi.
- Phụ động biến đề phòng bệnh tái phát lại.
- DT lâm không vong: chò ngày xung hay xuất không thì bệnh khỏi, nhưng phải là
bệnh mới và DT vượng.
- Gặp 1 trong 3 mộ là xấu: Quỷ mộ, DT mộ, T mộ.
- Xem người ốm mà DT bị nguyệt phá thì nguy nan trong tháng đó.
- Tử = thuốc: tử vượng là gặp thuốc; tử ẩn phục hay suy là thuốc không có tác
dụng; quá nhiều tử là thuốc tạp nham.
Ứng nghiệm:
- DT hoặc T hợp nhật thì phải chờ ngày xung nhật hoặc xung hào ấy mới ứng
nghiệm:
· Bệnh khỏi: đến ngày xung mới khỏi.
· Bệnh chết: đến ngày xung mới chết.
- DT hoặc T lâm không vong: bệnh nặng ra khỏi không vong mới chết.
- DT hoặc T lâm mộ:
· Bệnh nặng: lâm mộ là chết.
· Bệnh nhẹ: ra khỏi mộ mới khỏi.

9- DỰ ĐOÁN KIỆN TỤNG
9.1. Quy ước
T là ta; Ư là đối phương; Tài là lý; Phụ và văn thư, đơn kiện.
9.2. Các tiêu chí để xem xét thắng kiện hay thua kiện
- T và Ư mạnh thắng yếu, suy không thắng được vượng.
- T khắc ứng: Mình thắng; Ư khắc T: người thắng. Hình nhau cũng vậy.
- T và Ư bị khắc mà động biến thì hết bị khắc.
- T và Ư lâm quan mộ thì gặp điều xấu.
- T, Ư đều vượng: hào nào được nhật sinh hợp thì thắng. còn phải xem lục thần
phù hợp ai, khắc ai.
- Thái tuế lâm quan khắc ai người đó thua.
- T, Ư suy mà gặp nhật, nguyệt, hào động sinh hợp (tức có quý nhân phù trợ) thì
thắng.
- T, Ư, ai động là người đó có mưu kế mới. Nếu hóa khắc trở lại thì mưu kế thất
bại.
- T, Ư đều không vong là tòa nghỉ, tạm dừng. T biến Q là ta muốn dừng.
- T hay Ư biến thành Quan thì vì kiện mà 2 bên đều hại.
- T hay Ư lâm mộ hoặc hóa mộ là xấu.
- T,Ư động, tuần không, hóa không là giải hòa. T sinh hợp Ư là ta cầu hòa; ư sinh
hợp T là đối phương cầu hòa.
-T suy lại bị nhật khắc, lâm tử tuyệt là không tốt.
- T mộ , quan mộ động nhập mộ là hình tượng bị bắt giam. Khi nhật xung khắc phá
T thì được tha.
- Thân quẻ vượng là việc lớn, suy là việc nhỏ.
- Thái tuế sinh hợp T: bất ngờ gặp may mà xóa tội.
- Hào giữa T và Ư là người làm chứng, nếu sinh hợp T là có lợi cho ta, nếu sinh
hợp Ư là có lợi cho người. Nếu hào này khắc T sinh Ư thì đề phòng người làm
chứng hợp lực với đối phương hại mình.
- Phụ: là văn thư, đơn kiện: nếu phụ suy hoặc không có phụ thì không có cáo trạng.
Có cả quan và phụ thì mới có khí. Khởi kiện mà gặp phụ và quan động thì việc tất

thành. Phụ trì thế là mình tố cáo; phụ trì Ư là đối phương tố cáo mình.
- Tài động làm tổn thương phụ thì việc kiện không thành.
- Tài trì T là mình có lý. Nhưng bị quan khắc thì quan tòa không nghe.
- Quan ở cả quẻ nộ và quẻ ngoại thì quyền xử không về một mối, việc xử sẽ lặp đi
lặp lại. Quan hóa quan cũng vậy. Quan vượng thì tội nặng, suy thì tội nhẹ. Nếu
không có quan thì chưa có người xử.
- Quan sinh Ư khắc T: Mình lo; Quan sinh T khắc Ư : người lo.
- Huynh động là không cho phép phân giải. huynh nằm giữa T và Ư là việc có liên
quan đến nhiều người. Huynh khắc T hay Ư là người làm chứng đòi hối lộ.
- Huynh trì T, huynh động khắc T, Huynh hóa huynh thì việc kiện mà khuynh gia
bại sản.
- Tử trì T hoặc Tử động là có cứu giúp ( thoát chết).
10- DỰ ĐOÁN THỜI TIẾT
10.1 Quy ước
- Lập quẻ hôm nay, dự đoán cho những ngày sau: Lấy ngày giờ lúc lập quẻ để
lập quẻ. Xong lấy ngày cần xem để đối chiếu từng hào.
- Lập quẻ đúng ngày giờ cần xem: lấy ngày giờ cần xem để lập quẻ. Xong xét
từng hào.
- Lập quẻ cho cả ngày thì lấy giờ tý của ngày đó.
Bát quái với thời tiết
- Quái càn chủ về trời nắng
- Quái đoài chủ về mưa
- Quái ly chủ về trời nắng to
- Quái chấn chủ về sấm chớp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×