Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn rèn kĩ NĂNG xác lập và PHÂN TÍCH các mối QUAN hệ TRONG GIẢNG dạy và học tập địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.39 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC CẨM GIÀNG

KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG XÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH
CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỊA LÍ
Bộ môn: Địa lý - THCS
NĂM HỌC: 2007 - 2008
PHÒNG GIÁO DỤC CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM HOÀNG
***@***
KINH NGHIỆM
RÈN KĨ NĂNG XÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH
CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỊA LÍ
Bộ môn: Địa lý
Họ, tên tác giả: Trần Đức Vũ
Đánh giá của nhà trường:
(nhận xét, xếp loại, kí, đóng dấu)





TM nhà trường:
KINH NGHIỆM
Số phách của Phòng GD ghi
RÈN KĨ NĂNG XÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH
CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỊA LÍ
Bộ môn: Địa lý


ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC:









Cẩm Giàng, ngày tháng năm 2008
PHÒNG GIÁO DỤC

Họ, tên tác giả:
Đơn vị công tác:
A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I/ Cơ sở lí luận :
Địa lí là 1 môn khoa học được nghiên cứu trong các nhà trường, Qua học
đia lí chúng ta có thể hiểu được các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội của 1 khu
vực, 1 quốc gia hay toàn bộ thế giới.
Trong quá trình giảng dạy môn địa lí trong nhà trường, người giáo viên có
thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp . Song để học sinh không những nắm
được các kiến thức cơ bản mà còn hiểu sâu sắc của các kiến thức đó thì phương
pháp phân tích các mối quan hệ địa lí là rất cần thiết và không thể thiếu được
trong bất kì 1 tiết học địa lí nào.
II/ Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế giảng dạy ở trường THCS, qua việc dự giờ của 1 số đồng
nghiệp tôi nhận thấy:
1/ Về phía giáo viên:
Một số giáo viên chỉ coi trọng việc truyền đạt được đầy đủ kiến thức cơ

bản trong bài mà đã quên đi việc rèn cho học sinh các kĩ năng địa lí cần thiết,
đặc biệt là kĩ năng xác lập và phân tích các mối quan hệ trong địa lí. Các bài
giảng tẻ nhạt. rời rạc, học sinh không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong
học tập .
2/ Về phía học sinh :
Đối tượng học sinh không đều, bên cạnh những em yêu thích môn địa lí,
muốn tìm tòi, khám phá nhữnh điều mới lạ trong địa lí, thì 1 bộ phận không nhỏ
trong học sinh không yêu thích bộ môn này. Các em này thường lười suy nghĩ,
tiếp nhận kiến thức 1 cách thụ động và coi đây là bộ môn phụ nên không có sự
đầu tư nhiều cho bộ môn. Trong trường hợp này người giáo viên muốn thực hiện
tốt các yêu cầu của bài là rất khó. Đặc biệt để học sinh hiểu và phân tích được
các mối quan hệ địa lí trong bài học lại càng khó hơn.
Vậy làm thế nào để có những giờ học sinh động, phát huy được tính tích
cực của học sinh và để học sinh thêm yêu thích môn địa lí hơn. Xuất phát từ
những trăn trở đó , tôi đã cố gắng đọc tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, đối mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn và với từng bài
học.
Với nội dung trong đề tài này tôi mạnh dạn ghi lại một số suy nghĩ và kết
quả tôi đã thực hiện trong việc Hương dẫn học sinh xác lập và phân tích các mối
quan hệ trong “giảng dạy địa lí” trong nhà trường THCS.
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
I/ Các mối quan hệ trong địa lí:
Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là các mối quan
hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa tự nhiên với kinh tế- xã hội và
giữa các hiện tượng kinh tế xã hội với nhau. Trong các mối quan hệ đó có các
mối quan hệ nhân quả và mối quan hệ thông thường. Vì vậy trong quá trình
giảng dạy giáo viên cần phải giúp học sinh biết cách phân biệt chúng thuộc loại
nào để có được những phán đoán và nhận định đúng về các hiện tượng sự vật
địa lí.
1/ Hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan hệ trong địa lí:

a/ Xác lập các mối quan hệ nhân quả:
Mối quan hệ nhân quả là những mối quan hệ biểu hiện mối tương quan phụ
thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng địa lí, trong đó có hai thànhphần
một bên là nhân, một bên là quả. Chỉ có nhân sinh ra quả chứ quả không sinh ra
nhân.
Trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí, có rất nhiều các mối quan hệ
học sinh chưa xác định được sự khác nhau giữa mối quan hệ nhân quả và các
mối quan hệ thông thường khác. Trong trường hợp này cách tốt nhất để học sinh
nhận biết được có phải mối quan hệ đó có phái là mối quan hệ nhân quả không,
giáo viên nên đưa ra các câu hỏi suy nghĩ. Phải chăng cứ có cái này thì nhất thiết
phải có các kia? Chỉ khi nào có câu trả lời khẳng định thì đó là mối quan hệ
nhân quả và khi đó có thể nói Vì…nên”. Nếu câu trả lời là phủ định thì không
phải mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Trái đất tự quay quanh trục với vận tốc không đều từ xích đạo đến 2
cực( là nguyên nhân) nên điều tất yếu xẩy ra là sự lệch hướng cúa các chuyển
động trên bề mặt trái đất( là hậu quả).
Hoặc: Vì có địa hình cao ( nguyên nhân) nên Đà Lạt mát dịu quanh năm
( là quả).
Như vậy trong các trường hợp trên quả là điều tất yếu phải xảy ra khi đã có
nhân và quả không thể sinh ra nhân được. Đó chính là các mối quan hệ nhân quả
trong địa lí.
b/ Xác lập các mối quan hệ địa lí thông thường:
Trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí, có rất nhiều mối quan hệ địa lí
thông thường. ở các mối quan hệ này phần lớn học sinh đều nhầm lẫn cho rằng
đó là mối quan hệ nhân quả. Để giúp học sinh phân biệt được, giáo viên cũng
nên đưa câu hỏi như với mối quan hệ nhân quả trên. Nếu câu trả lời là phủ định
thì đó là mối quan hệ địa lí thông thường.
Ví dụ: Cho rằng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ do có vị trí gần biển nên
có nghề cá phát triển. Trong câu hỏi này giáo viên nên hướng dẫn học sinh đặt
câu hỏi ngược lại. Qua thực tế có phải cứ nơi nào gần biển thì có nghề cá phát

triển? Từ đó học sinh sẽ dễ dàng phân biết và nhận định được mối quan hệ trên
là mối quan hệ địalí thông thường vì có câu trả lời là phủ định.
Hay: Cứ nơi nào có đồng cỏ thì nơi đó phát triển ngành chăn nuôi gia súc?
Cứ nơi nào có nhiều khoáng sản thì nơi đó ngành công nghiệp phát triển?
Các câu trả lời đều là phủ định, mà bên cạnh các yếu tố tự nhiên các ngành
kinh tế phát triển được còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố kinh tế- xă hội
khác.
Như vậy mối quan hệ địa lí thông thường cũng có nhân và quả, nhưng quả
đó cũng có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra. Điểm này khác với mối quan hệ
nhân quả vì có quả là điều tất yếu phải xảy ra. Để giúp học sinh nhận biết đễ
dàng, giáo viên hướng dẫn học sinh dùng phương phapó so sánh giữa hai loại
quan hệ này như vậy học sinh sẽ dễ nhớ và nhớ kiến thức lâu hơn.
c/ Xác lập mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp:
Với mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ đơn giản, trong đó nhân trực tiếp
sinh ra quả không qua cầu trung gian.
Ví du: Mưa lớn kéo dài thì sinh ra lũ lụt .
Tuy nhiên ở mối quan hệ này giáo viên cần giúp học sinh nhận biết đâu là
nhân, đâu là quả để học sinh xác lập các mối quan hệ địa lí trong 1 bài hay 1
chương học.
Với mối quan hệ gián tiếp. Đây là mối quan hệ phức tạp, không đễ gì học
sinh hiểu ngay được. Nó có mối quan hệ phức tạp, từ quả này được sinh ra do
nhiều nguyên nhân khác,các nguyên nhân đó lại có quan hệ nối tiếp với nhau.
Ví dụ: Nơi có dòng biển lạnh đi qua ( nguyên nhân) đã làm cho 1 số nơi ở
ven biển trở thành hoang mạc ( là quả) . Nhưng tại sao dòg biển lạnh lại làm
hình thành các hoang mạc ven bờ lục địa thì lại do 1 nguyên nhân nữa là các
dòng biển lạnh đã làm hạn chế sự bốc hơi nước ngăn chặn sự di chuyển của hơi
ẩm vào đất liền dẫn tới ít mưa nên hình thành các hoang mạc.
Như vậy bản chất của khoa học địa lí là khoa học gắn với không gian, với
bản đồ và các mối quan hệ giữa các sự vật địa lí. Để giúp học sinh hình thành và
xác lập các mối quan hệ gián tiếp, phức tạp này. Trước hết trong quá trình giảng

dạy giáo viên phải giúp học sinh hiểu được các đặc điểm thuộc tính của các của
các sự vật, hiện tượng địa lí.
Thứ hai, trong khi học tập địa lí gặp các mối quan hệ gián tiếp giáo viên
yêu cầu học sinh đặt câu hói và dựa vào bản đồ để giải thích và tìm ra các mối
quan hệ khác nằm trong mối quan hệ phức tạp đó.
Ví dụ: Càng đi về phía đông

khí hậu châu âu càng mang tính chất lục
địa rõ rệt.
ở ví dụ trên có thể coi cụm từ Càng về phía đông” là nguyên nhân bao
trùm. Khí hậu càng mang tính chất lục địa rõ rệt” là hậu quả. Muốn giải thích tại
sao lại như vậy thì phải xác lập mối quan hệ giữa các đặc điểm khí hậu với đặc
điểm địa hình, hướng núi, biển, dòng biển, gió tây ôn đới dựa vào bản đồ tự
nhiên và bản đồ khí hậu châu âu để phân tích tìm ra các mối quan hệ ẩn giữa các
sự vật địa lí đó.
Tôi tin rằng khi học sinh đã nắm vững đặc điểm thuộc tính của các sự vật
hiện tượng địa lí và có niềm say mê tìm hiểu môn học thì học sinh sẽ dễ dàng
hình thành và xác lập được các mối quan hệ phức tạp, đa dạng đó.
2/ Xác lập sơ đồ các mối quan hệ trong địa lí:
Sơ đồ các mối quan hệ là 1 loại sơ đồ tổng hợp giúp ta có thể kiến lập được
tất cả các mối quan hệ giữa 1 sự vật, hiện tượng địa lí với môi trường xung
quanh hoặc với các sự vật, hiện tượng địa lí khác có liên quan với nhau. Sơ đồ
có thể giúp ta dễ dàng nhận biết trong một hiện tượng nào đó( vềtự nhiên hay
xãz hội) có bao nhiêu thành phần tham gia và thành phần nào quan trọng nhất có
tác dụng chi phối các thành phần khác. rong giảng dạy, học tập địa lí, sơ đồ còn
giúp học sinh tóm tắt hoặc hệ thống hoá một bài học có khi cả 1 chương chỉ
bằng 1 sơ đồ. Nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh xây
dựng các sư đồ thể hiện các mối quan hệ trong địa lí, nhằm giúp các em dễ dàng
nhận ra và biết cách hệ thống hoá kiến thức trong địa lí bằng các sơ đồ.
Việc xây dựng sơ đồ các mối quan hệ thường được tiến hành qua các bước

sau:
Xác định tên của sơ đồ.
đọc bài học để tìm các thông tin, những mối quan hệ có liên quan đến nội
dung của tên sơ đồ
Lựa chọn các thành phần có quan hệ cần phải đưa lên sơ đồ.
Xác định vị trí của từng thành phần trên sơ đồ dự kiến sẽ phác hoạ
Đặt các thành phần lựa chọn vào đúng các khung dự kiến.
Xác định vai trò tác động của từng thành phần đối với các thành phần khác
trên sơ đồ để xếp cùng hàng với nhau
Vẽ các mũi tên.
Ví dụ khi dạy bài 13 sách giáo khoa địa lí 7 :
Xác lập mối quan hệ để giải thích tại sao thời tiết đới ôn hoà lại diễn biến
thất thường. Như vậy ở yêu cầu này, cho ta biết được quả, việc phải làm là tìm
nguyên nhân để xác lập sơ đồ mối quan hệ này. Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn
học sinh đọc kênh chữ đặc biệt là hình 13.1(sgk) để tìm thông tin có liên quan
đến thời tiết ở đới ôn hoà và thực hiện các bước còn lại trong việc xác lập sơ đồ
các mối quan hệ địa lí để lập sơ đồ về mối quan hệ trên
Tên sơ đồ: Các nhân tố ảnh hưởng đến thời tiết đới ôn hoà.
Ở ví dụ trên các hiện tượng sự vật địa lí tác động đến nhau theo một chiều
thống nhất. tuy nhiên trong nội dung chương trình, có các hiện tượng, sự vật địa
lí lại có tác động qua lại với nhau, thì trên sơ đồ mũi tên sẽ có hai chiều.
Ví dụ : ở bài 20 “Khí hậu và cảnh quan trên trái đất” ( sgk địa lí 8)
Vị trí
trung gian
Thời tiết
diễn biến
thất thường
Gió tây
Dòng biển
Khí nóng

Khí lạnh
Qua học địa lí ở lớp 6, lớp 7. Học sinh đã nắm được các thành phần tạo nên
vỏ trái đất. Từ sơ đồ trống trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu và hướng dẫn
học sinh xác lập tiếp mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên lớp vỏ trái đất để
được một sơ đồ hoàn chỉnh như sau:
Từ sơ đồ trên giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ cụ thể qua kiến thức
đã họcvà thực tế xung quanh để làm sáng tỏ sơ đồ trên.
3/ Cách sử dụng biểu đồ các mối quan hệ :
Biểu đồ các mối quan hệ là biểu đồ thể hiện mối quan hệ của nhiều sự vật,
hiện tượng địa lí thuộc cùng 1 loại. đây là loại biểu đồ được sử dụng nhiều trong
kinh tế nhằm thể hiện sự tăng trưởng hay tốc độ tăng trưởng cùng lúc của nhiều
hiện tượng kinh tế, sản phẩm….khác nhau.
Các biểu đồ nếu thể hiện một quá trình riêng lẻ của một hiện tượng, sự vật
địa lí thì tưởng như chúng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng khi nhiều sự vật,
hiện tượng địa lí cùng được thể hiện chung trong một biểu đồ, ta sẽ thấy chúng
có tác động chi phối, ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng, phát triển của nhau.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần luyện tập cho học sinh thói quen
đọc biểu đồ các mối quan hệ theo 3 bước sau:
Bước 1: Đọc lần lượt sự tăng, giảm của từng sự vật, hiện tượng thể hiện
trên các biểu đồ theo thứ tự từng năm được ghi trên trục hoành hoặc đọc cả một
giai đoạn tăng hay giảm thể hiện trên đường biểu diễn của biểu đồ.
Sinh
vật
Không
khí
Nước
Đất
Địa
hình
Ví dụ: Qua biểu đồ đã vẽ từ bảng số liệu 22.1 sgk địa lí lớp 9 ( Biểu đồ thể

hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu
người ở đồng bằng sông hồng) . Ta đọc từng tiêu chí trong cả giai đoạn từ 1995

2002 tăng bao nhiêu %.
Dân số tăng : 8,2%
Sản lượng lương thực tăng: 31,1%
Bình quân lương thực đầu người tăng: 21,2%
Bước 2: Sau khi đã đọc hết các hiện tượng, sự vật địa lí trong biểu đồ. giáo
viên hướng dẫn học sinh so sánh tốc độ tăng , giảm giữa các hiện tượng, sự vật
địa lí với nhau để thấy các sự vật, hiện tươựng tăng, giảm như thế nào trong mối
tương quan với nhau.
Ví dụ: Từ năm 1995

2000 ở đồng bằng sông hồng có sản lượng lương
thực tăng nhanh nhất sau đến bình quân lương thực đầu người, cuối cùng là dân
số tăng chậm nhất
Bước 3: Từ việc so sánh tốc độ tăng, giảm qua từng năm hoặc từng giai
đoạn giữa các hiện tượng, sự vật địa lí, học sinh rút ra nhận xét về mối tương
quan, mối liên hệ…giữa các hiện tượng, sự vật địa lí để thấy chúng diễn ra như
thế nào? Sự vật, hiện tượng nào chi phối hoặc tác động làm tăng hoặc giảm tốc
độ phát triển, gia tăng của sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: ở đồng bằng sông hồng bình quân lương thực đầu người tăng là do
tốc độ tăng của sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số
4/ Cách sử dụng bản đồ, lược đồ có mối quan hệ:
Bản đồ hoặc lược đồ các mối quan hệ là bản đồ thể hiện các mối quan hệ
địa lí phức tạp, đa dạng có thể là cùng loại hoặc các sự vật địa lí khác nhau
nhưng có liên quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thường được thể hiện trên
bản đồ, lược đồ bằng các mũi tên hoặc gam màu đậm nhạt nhằm làm nổi bật các
mối quan hệ trong bản đồ. Các mối quan hệ thể hiện trên bản đồ có loại đơn giản
song cũngcó nhiều mối quan hệ rất phức tạp.

Ví dụ: ở chương trình Địa lí 7 có một số các bản đồ, lược đồ có các mối
quan hệ đơn giản, thường thể hiện bằng các mũi tên , hoặc gam màu như bản đồ
Các luồng dân đến châu Mỹ” hay bản đồ Các nhân tố ảnh hưởng đến thời tiết
đới ôn hoà”…Với loại bản đồ có các mối quan hệ đơn giản này, giáo viên cần
luyên cho học sinh có thói quen đọc bản đồ, lược đồ theo các bước sau:
Đọc tên bản đồ và cho biết chủ đề của bản đồ là gì?
Đọc bản chú giải để biết được ý nghĩa của từng loại mũi tên.
Xác định hướng của mũi tên đi từ đâu đến để xác lập từng mmối quan hệ
được thể hiện trên bản đồ.
Qua thực tế trong quá trình giảng dạy và học tập địa lí, có nhiều mối quan
hệ thể hiện trên bản đồ rất phức tạp, thường là các mối quan hệ ẩn không trực
tiếp thể hiện trên bản đồ. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng bản
đồ để tìm hiểu, trình bày, mô tả, giải thích và kết hợp với kiến thức đã học để
tìm ra các mối quan hệ ẩn đó.
Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh xác lập và phân tích mối quan hệ giữa địa
hình với sông ngòi giáo viên yêu cầu học sinh dưạ vào gam màu, hướng của dãy
núi và kết hợp với những kiến thức đã học về địa hình của khu vực đó. Từ việc
phân tích đó bằng các câu hỏi dẫn dắt giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các đặc
điểm của sông ngòi do sự ảnh hưởng của địa hình như hướng chảy, độ dốc, đặc
điểm của lũ…
Hay mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu của châu phi: Việc đầu tiên là xác
định vị trí bằng việc xác định vĩ độ . Từ việc xác định vĩ độ và kết hợp với kiến
thức đã học, học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy châu phi có phần lớn diện tích nằm
khu vực nội chí tuyến

có góc nhập xạ quanh năm lớn

Nhiệt độ cao quanh
năm


châu Phi có khí hậu nóng.
Như vậy để xác lập và đọc được các mối quan hệ phức tạp trên bản đồ đòi
hỏi học sinh không những phải nắm được kiến thức cơ bản, có kĩ năng đọc bản
đồ tốt mà còn phải có khả năng tư duy tốt. Nên trong quá trình giảng dạy, giáo
viên cần phải tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên tiếp xúc với bản đồ, biết
cách tìm kiếm các thông tin từ bản đồ, đôi chiếu, so sánh, phối hợp các bản đồ
với nhau trên cơ sở đó mà nắm vững tri thức, phát triển tư duy và khả năng sử
dụng bản đồ và cao hơn nữa là học sinh phải biết xác lập các mối quan hệ , phải
vận dụng vốn kiến thức địa lí đã có với các đặc điểm và tính chất của đối tượng
để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện trực tiếp.
II/ Xác lập mối quan hệ địa lí trong bài 33 địa lí lớp 8:
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
1/ Mục tiêu của bài học:
Qua bài học, hs nắm được
Bốn đặc điểm cơ bản của sông ngòi nước ta.
Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên địa chất, địa
hình, khí hậu
Giá trị tổnghợp to lớn của nguồn lợi do sông ngòi mang lại
Trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh
tế lâu bền.
2/ Phương tiện dạy học:
Bản đồ sông ngòi Việt Nam
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
3/ Các bước tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ, kênh hình, giúp học sinh
nắm được những đặc điểm cơ bản của sông ngòi Việt Nam: Gồm 4 đặc điểm
sau:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng TB-ĐN và hướng vòng
cung.

Sông ngòi nước ta có chế độ chảy theo mùa. một năm có hai mùa nước,
mùa lũ và mùa cạn.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Từ những đặc điểm đã tìm được, xác lập mối quan hệ giữa sông ngòi với
các thành phần tự nhiên khác địa chất, địa hình, khí hậu.
Giáo viên cho học sinh thời gian, yêu cầu học sinh nhớ lại các đặc điểm về
lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam, về đặc điểm địa hình, khí hậu Việt
Nam mà học sinh đã được học, đồng thời dựa vào bản đồ căn cứ vào gam màu,
hướng núi, hướng gió thổi … để xác lập các mối quan hệ giữa sông ngòi với các
thành phần tự nhiên khác.
Coi những đặc điểm của sông ngòi đã tìm được là hệ quả, dựa vào kiến
thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam để tìm các nguyên nhân cho các hệ
quả trên. Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, cứ 2 nhóm xác lập một sơ
đồ. Từ bốn đặc điểm của sông ngòi Việt Nam có thể xác lập thành bốn sơ đồ
như sau:
Sơ đồ về nguyên nhân hình thành các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
Sơ đồ 1 : Đặc điểm 1
Sơ đồ 2 : Đặc điểm 2
Sơ đồ 3 : Đặc điểm 3
Sơ đồ 4: Đặc điểm 4
Ngoài các mối quan hệ trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác lập các
mối quan hệ khác như: Địa hình cao, dốc + với lãnh thổ có bề ngang hẹp


sông nhỏ, ngắn, lòng sông dốc

thường gây lũ quét ở các khu vực miền núi….
Vị trí nội chí
tuyến
Khí hậu nhiệt

đới gió mùa
Lượng mưa
trung bình
năm lớn
Mạng lưới
sông ngòi dày
đặc
Hướng các mảng nền cổ và
vận động tần kiển tạo
Hướng núi TB-
ĐN và vòng cung
Sông có hướng chảy
TB-ĐN và vòng
cung
Khí hậu : 2 mùa
Mùa mưa và mùa khô
Sông có chế độ nước theo
mùa lũ và mùa cạn
Địa hình 3/4 là đồi núi có độ
dốc lớn
Mưa lớn và tập trung
Sông có hàm lượng
phù sa lớn
Như vậy với mỗi đặc điểm của sông ngòi, giáo viên có thể gợi mở bằng các
câu hỏi giúp học sinh tìm các nguyên nhân của các đặc điểm đó. Từ đó học sinh
có thể dễ dàng xác lập và xây dựng được sơ đồ các mối quan hệ , đồng thời
nhận biết đó là mối quan hệ thường hay mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ đơn
giản hay phức tạp. Trong mỗi bài giảng giáo viên nên luyện cho học sinh thói
quen và kĩ năng xác lập và phân tích các mối quan hệ. Có như vậy sẽ giúp các
em nắm kiến thức được sâu hơn, tránh được những hiểu biết mơ hồ, chung

chung về nội dung kiến thức, và đó cũng là cơ sở để các em yêu thích bộ môn
hơn, có niềm hào hứng khi học các tiết sau hơn.
III/ Ứng dụng:
Việc xác lập và phân tích các mối quan hệ là một trong những kĩ năng đặc
trưng và cần thiết của môn địa lí . Vì qua việc xác lập và phân tích các mối quan
hệ sẽ giúp học sinh không những củng cố các kĩ năng quan sát, đọc bản đồ, lược
đồ, biểu đồ, tranh ảnh, kĩ năng phân tích, so sánh…Mà còn giúp học sinh nắm
và hiểu sâu kiến thức hơn, thêm yêu thích bộ môn hơn.
Đối tượng thực nghiệm và phương pháp áp dụng:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn ở nhà trường THCS tôi đã tiến hành dạy
thực nghiệm ở 2 lớp khối 8 tại trường nơi tôi đang công tác, với chất lượng đại
trà ban đầu 2 lớp học sinh như nhau.
Lớp 8A được áp dụng đề tài trên vào trong giảng dạy ở trong mỗi bài, mỗi
phần đặc biệt là trong các bài ôn tập
Lớp 8B Không áp dụng đề tài trên vào giảng dạy.
Cuối kì tôi tiến hành kiểm tra 2 lớp học sinh thuộc đối tượng thực nghiệm,
với nội dung đề bài như nhau nhằm đánh giá được chất lượng của học sinh và
kiểm tra mức độ thành công của đề tài.
*Kết quả thực nghiệm:
Sau khi kiểm tra, chấm điểm 2 lớp có kết quả như sau(tỉ lệ %):
Lớp Giỏi Khá Trung Yêú Kém
bình
8A 22 35 38 5 0
8B 10 25 59 6 0
Tổng 16 30 48,5 5,5 0
Như vậy với kết quả kiểm tra trên đã một phần nào nói lên sự thành công
bước đầu của đề tài . Điều đó giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài vào
trong giảng dạy và đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của học
sinh.
IV/ Bài học kinh nghiệm:

Qua thực tế giảng dạy và vận dụng đề tài vào trong giảng dạy. Để giúp học
sinh học tốt bộ môn hơn đặc biệt là học sinh biết xác lập và phân tích được các
mối quan hệ trong địa lí, tôi nhận thấy cần chú ý những điểm sau:
* Với giáo viên:
Việc xác lập và phân tích các mối quan hệ trong địa lí, là một yêu cầu cao
với học sinh. Nên để học sinh thực hiện tố yêu cầu này, bên cạnh việc truyền đạt
kiến thức cơ bản, giáo viên phải luôn chú ý rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học
sinh đầy đủ và có hệ thống.
Thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học để xác lập và phân tích các
mối quan hệ trong địa lí.
Với mỗi bài học giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, tài liệu có liên
quan đặc biệt là những nội dung thuộc các mối quan hệ địa lí. Đề ra các phương
án, tình huống giúp học sinh xác lập và phân tích mối quan hệ trong địa lí.
Giáo viên luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm những hình thức hoạt
động học tập mới, sinh động để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập.
* Với học sinh:
Học sinh phải nắm thật chắc kiến thức cơ bản của nội dung chương trình
địa lí đã được học ở nhà trường THCS.
Luôn có thái độ tích cực học hỏi, say mê tìm hiểu khoa học địa lí. Tham gia
tích cực trong việc xác lập và phân tích các mối quan hệ địa lí trong các giờ học
trên lớp và theo yêu cầu của giáo viên.
V/ Những vấn đề bỏ ngỏ:
Việc vận dụng xác lập và phân tích các mối quan hệ trong quá trình học tập
địa lí còn một số khó khăn, hạn chế sau:
Qua thực tế giảng dạy có rất nhiều mối quan hệ phức tạp, để học sinh xác
lập và phân tích được các mối quan hệ đó được đầy đủ ,chi tiết sẽ ảnh hưởng
không nhỏ đến thời gian cho việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức của các phần
khác trong bài.
Học sinh chưa thật sự tích cực và còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các
phương tiện để xác lập và phân tích các mối quan hệ trong địa lí.

VI/ Hướng giải quyết:
Giáo viên tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học. đặc
biệt trong quá trình giảng dạy luôn luôn chú ý rèn các kĩ năng địa lí cho học
sinh, tạo cho các em thói quen phát hiện , xác lập và phân tích các mối quan hệ
trong quả trình học địa lí.
Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học, thường xuyên sử dụng các
phương tiện đó để phân tích và xác lập các mối quan hệ trong địa lí.
VII/ Phạm vi áp dụng đề tài:
Với đề tài này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các đối tượng học sinh thuộc
các khối lớp trong nhà trường . Vì có phân tích được các mối quan hệ thì học
sinh mới hiểu sâu sắc được nội dung của từng kiến thức trong bài học, trong
chương học.
C. KẾT LUẬN
Dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng, vừa là khoa học vừa là một
nghệ thuật. Trong đó người thầy phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp
cũng như sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ phải phù hợp và có tính thuyết phục. Trong
thực tế hiện nay, việc rèn các kĩ năng địa lí cho học sinh là một điều khó. Thì
việc tạo cho học sinh có được thói quen và phương pháp xác lập và phân tích
các mối quan hệ trong địa lí là một điều càng khó khăn hơn. Để học sinh thực
hiện tốt các yêu câù trên và đạt được các mục tiêu đã đề ra trong từng bài, từng
chương học và cả nội dung chương trình, thì đòi hỏi phải có sự lỗ lực của cả
thầy và trò từ các khâu chuẩn bị đến các bước trong quá trình dạy học ở trên lớp.
Với đề tài này, tôi chỉ có một tham vọng là góp thêm một số ý kiến nhỏ để cùng
đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất, phù hợp với đặc trưng của
bộ môn, phù hợp với việc thay đổi chương trình SGK ở trường THCS . Mặc dù
có nhiều cố gắng song chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế, rất
mong được sự góp ý của ban chuyên môn và đồng nghiêp.
Tôi xin chân thành cảm ơn./

×