Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC
LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri
GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
Cần Thơ, 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền Thoại
Lớp: NTTS5
MSSV: 1053040027
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP DỊCH CHIẾT THẢO DƯỢC
LÊN VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri
GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
Cần Thơ, 2014
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền Thoại
Lớp: NTTS5
Mssv: 1053040027
Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thành Tâm
LỜI CẢM TẠ
Sau một khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm tại Phòng thí nghiệm Thủy sản-Sinh hóa-vi
sinh, Khoa Sinh học Ứng dụng của trường Đại học Tây Đô. Áp dụng những kiến thức đã học


kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Thành Tâm đã tận tình chỉ
dạy cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô – Khoa Sinh học Ứng dụng – trường Đại học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành.
Em xin cảm ơn Cô Trần Ngọc Huyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề
tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp Nuôi trồng Thủy Sản K5 đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn và ghi nhớ !
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hỗn hợp dịch chiết thảo dược lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra” được thực hiện nhằm tìm ra các loại thảo dược có khả năng
kháng lại vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra nuôi thâm canh tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Kiểm tra tính kháng khuẩn của hỗn hợp 3 loại thảo dược (Ổi, Trầu
Không, Bàng) với các tỷ lệ khác nhau bằng phương pháp giếng khuyếch tán với vi khuẩn chỉ
thị là E. ictaluri. Kết quả đã xác định được ở các tỷ lệ khác nhau của hỗn hợp 3 loại thảo dược
đều có khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri được thể hiện qua giá trị trung bình đường kính
vòng kháng khuẩn. Trong hỗn hợp dịch chiết thảo dược, tỷ lệ 2:2:2 có khả năng kháng khuẩn
mạnh nhất, trung bình vòng kháng khuẩn là 13,3 mm. Vậy có thể sử dụng hỗn hợp dịch chiết
thảo dược này để phòng bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trong tương lai.
Từ khóa: Hỗn hợp dịch chiết thảo dược, kháng khuẩn, Edwardsiella ictaluri, giếng khuyếch
tán, bệnh gan thận mủ.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.1.3 Phân bố 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 4
2.2 Tổng quan nghề nuôi cá Tra hiện nay 5
2.3 Tình hình dịch bệnh trên cá Tra 5
2.4 Tổng quan về vi khuẩn E. ictaluri 6
2.4.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri 6
2.4.2 Đặc điểm sinh học của vi khuẩn E. ictaluri 6
2.4.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn 7
2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược 8
2.5.1 Trên thế giới 8
2.5.2 Tại Việt Nam 9
2.6 Tổng quan về thảo dược được nghiên cứu 10
2.6.1 Cây Ổi 10
2.6.2 Cây Trầu không 11
2.6.3 Cây Bàng 12
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14

3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất 14
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 14
3.2.2 Dụng cụ, hóa chất 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 15
3.3.2 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn 15
3.3.3 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn 15
3.3.4 Cách thu dịch chiết thảo dược 16
3.3.5 Phương pháp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược 16
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Kết quả so sánh độ rộng vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo
dược… 18
4.2 Độ rộng vòng kháng khuẩn của các tỷ lệ trong hỗn hợp dịch chiết thảo
dược 18
4.2.1 Tỷ lệ 1:1:1 19
4.2.2 Tỷ lệ 1:1:2 19
4.2.3 Tỷ lệ 1:2:1 20
4.2.4 Tỷ lệ 1:2:2 21
4.2.5 Tỷ lệ 2:1:1 21
4.2.6 Tỷ lệ 2:1:2 22
4.2.7 Tỷ lệ 2:2:1 23
4.2.8 Tỷ lệ 2:2:2 23
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26
5.1 Kết luận 26
5.2 Đề xuất 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC A A
PHỤ LỤC B B
PHỤ LỤC C D

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của quốc gia, góp phần thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương
thực, cải thiện đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Với hơn 1,9 triệu ha diện tích
mặt nước Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy
sản 9 tháng đầu năm 2012 đạt 4.337 nghìn tấn trong đó khai thác đạt 2.042 nghìn tấn, nuôi
trồng đạt hơn 2.320 nghìn tấn (Bộ Thủy Sản, 2012).
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá da trơn nước ngọt có giá trị xuất khẩu cao,
được nuôi phổ biến ở một số quốc gia như: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,…Ở Việt
Nam đối tượng này được nuôi với quy mô công nghiệp ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang,…Theo VASEP, 7 tháng
đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 985 triệu USD, giảm 0,6% so cùng kỳ 2012.
Sản phẩm cá Tra đang có mặt ở 137 thị trường trên thế giới, trong đó có 8 thị trường chính là
Mỹ, EU, Mê-xi-cô, Bra-xin, Cô-lôm-bia, ASEAN, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông), Ả rập
Xê-út. Trong đó, Mỹ và EU chiếm gần 46% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra của
Việt Nam (7 tháng đầu năm, kim ngạch vào thị trường Mỹ đạt 230 triệu USD, tăng 7,5% so
cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên trong những năm gần đây, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường
đang trở thành những thách thức lớn đối với ngành Nuôi trồng thủy sản.
Trong số những dịch bệnh thủy sản thì bệnh do vi khuẩn gây nên chiếm tỷ lệ khá lớn,
gây ra những vụ dịch bệnh quy mô lớn. Vi khuẩn cũng là một trở ngại lớn trong việc
phát triển công nghiệp sản xuất giống thủy sản, một số bệnh thường gặp trên động vật
thủy sản như bệnh xuất huyết và nhiễm trùng máu trên cá Mè, Trắm Cỏ, Mè Vinh, cá
Trê, tôm Càng Xanh… do vi khuẩn Pseudomonas sp., bệnh đục cơ trên tôm Càng
Xanh do cầu khuẩn Lactococcus garvieae, bệnh xuất huyết, hoại tử da, cơ ở cá nước
ngọt và nước mặn như cá Lóc, cá Chẽm… do vi khuẩn Mycobacterium, bệnh hoại tử
cơ ở cá nheo Mỹ do Bacillus mycoides và bệnh nhiễm trùng máu và bệnh gan thận mủ
trên cá Tra và nhiều loài cá nước ngọt cũng như cá biển do vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri (E. ictaluri) gây nên gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tăng tỉ lệ hao hụt và

chi phí cho người nuôi (Hawke, 1979, Crumlish et al., 2002).
Thông thường, để hạn chế dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá Tra thì người nuôi
thường sử dụng kháng sinh, các loại hóa chất đặc trị. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất,
kháng sinh không đúng quy cách, không đúng liều lượng đã tạo ra các dòng vi khuẩn
kháng thuốc, suy thoái môi trường, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người
(Nguyễn Đức Hiền, 2008). Hơn nữa, theo các quy định về an toàn thực phẩm, nghiêm
cấm sự tồn dư các loại hóa chất, kháng sinh có trong động vật thủy sản theo chỉ thị
03/2005 CT - BTS của Tổng cục thủy sản.
Những năm gần đây xu hướng dùng thảo dược trong chữa trị bệnh trên động vật thủy
sản ngày càng được phổ biến do biên độ an toàn cao (Phạm Thiệp và Vũ Ngọc Thuý,
2001), có nhiều nghiên cứu sử dụng chiết chất thảo dược để phòng bệnh nhiễm khuẩn
ở cá Tra được thực hiện. Bùi Quang Tề (2006), phối hợp chất chiết từ Tỏi (Allium
sativum) và Sài đất (Weledia calendulacea) để tăng cường hệ miễn dịch cho cá Tra
chống mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Huỳnh Kim
Diệu (2011) sử dụng bột lá Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) để tăng sức đề
kháng và giúp cá tăng trọng tốt hơn, chiết chất từ cây Hoàng Kỳ cũng đã được thử
nghiệm để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của cá Tra (Đặng Thị Hoàng Oanh
và Trần Thị Yến Nhi, 2011).
Qua các nghiên cứu về những thảo dược xử lý bệnh gan thận mủ và đề tài khảo sát sự kháng
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bởi một số dịch chiết từ thảo dược của Nguyễn Văn Dương,
2013… nên đề tài: “Ảnh hưởng của hỗn hợp dịch chiết thảo dược lên vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra” cần được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra bởi
tỷ lệ dịch chiết thảo dược trong hỗn hợp.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri bởi hỗn hợp dịch chiết thảo dược (cây Ổi,
cây Trầu, cây Bàng).
Đo và so sánh đường kính vòng kháng khuẩn để xác định tỷ lệ hỗn hợp dịch chiết thảo dược
thích hợp.

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại của Rainboth (1996) (được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường, 2008)
cá Tra thuộc
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: Stripped catfish
Tên tiếng Việt: cá Tra
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Tra là loài cá da trơn được mô tả
như sau:
Đầu rộng, dẹp bằng, mõm ngắn. Miệng trước rộng ngang, không co duỗi được, dạng hình
vòng cung và nằm trên mặt phẳng ngang. Răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám
nhỏ, mỏng, nằm trên đường vòng cung, đôi khi bị che lấp bởi lớp da vòm miệng. Có 2 đôi râu,
râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Thân thon dài, phần sau dẹp
bên. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh, bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc
vi đuôi. Mặt sau của vi lưng, vi ngực có răng cưa hướng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa
chạm đến khởi điểm của gốc vi hậu môn.
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá Tra
Theo Nguyễn Chung (2008) cá Tra là loài cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lưng xám đen, bụng
hơi bạc, vây lưng và vây bụng xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ, miệng rộng có hai đôi râu dài,
đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to.
2.1.3 Phân bố
Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở 4 nước: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam. Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao có nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có
thể nuôi với mật độ cao. Ở Việt Nam, cá Tra hoang dã xuất hiện tự nhiên ở vùng hạ lưu sông

Mekong, ở hầu hết các sông và ao đầm của sông Hậu và sông Tiền, chúng cũng xuất hiện ở
các sông rạch như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,… (Nguyễn Chung, 2008)
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra là loài cá dữ, ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau,
quả, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá,…Cá nuôi trong ao sử dụng nhiều loại thức ăn khác
nhau. Thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, cám, tấm, rau muống,…Thức ăn có nguồn gốc
động vật giúp cá lớn nhanh hơn (Nguyễn Văn Hảo, 1999).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra sống ở vùng nước ấm có nhiệt độ thích hợp là 26 – 32
o
C. Cá có cơ quan hô hấp phụ,
có thể thở bằng bóng khí và da. Do đó chúng có thể sống nơi nước tù đọng, chật hẹp, thiếu
oxy và độ mặn 7 – 10‰, chịu được nhiệt độ cao 39
o
C, nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
o
C. Trong tự nhiên cá Tra 1 năm tuổi đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi đạt 1,5 – 2 kg/con và 3 năm
tuổi có thể lớn 3 – 4 kg/con (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục, con đực ở 2 năm tuổi và con cái là 3 năm tuổi. Trong tự nhiên, mùa
sinh sản của cá Tra bắt đầu từ tháng 5 – 7 âm lịch. Chúng di cư ngược dòng để tìm bãi đẻ, nơi
có điều kiện sinh thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự phát triển tuyến sinh dục
và đẻ trứng. Bãi đẻ của cá nằm ở ngã tư giao tiếp 2 con sông Mekong và Tonlesap nơi giáp
biên giới Campuchia và Lào, trứng cá Tra có tính dính, đường kính 1,2 – 1,3 mm. Sức sinh
sản tương đối 135.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Chung, 2008).
Hiện trạng sản xuất giống cá Tra: Nhu cầu giống cần từ 1,5 – 2 tỷ con/năm, trong khi toàn
vùng có 116 trại sinh sản nhân tạo và hơn 4.000 hộ ương nuôi cá giống/ diện tích 2.135 ha.
Tuy nhiên chất lượng cá giống lại thấp do sức ép từ nhu cầu giống nên nhiều cơ sở chọn đàn
cá bố mẹ có chất lượng thấp và điều kiện ương dưỡng không đảm bảo kỹ thuật. Trước đây, cá
giống được bắt từ tự nhiên về nuôi đến 2,5 – 3 năm tuổi mới thành thục sinh dục; còn cá

giống hiện nay được sinh sản nhân tạo và chỉ cần nuôi từ 10 – 12 tháng tuổi là đã thành thục.
Nhằm giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất giống đã sử dụng đàn cá bố mẹ này, đồng thời giảm
dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ và lạm dụng kích dục tố để tăng cường độ sinh sản (5 – 6
lứa/năm) nên chất lượng đàn cá bột rất thấp (fishbase.com).
2.2 Tổng quan nghề nuôi cá Tra hiện nay
Hiện nay, cá Tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với các
nước như: Lào, Thái Lan, Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia…Việt Nam có điều kiện môi
trường thuận lợi để nuôi nhiều loài cá giàu giá trị dinh dưỡng và có tiềm năng xuất khẩu lớn.
Mặt khác, cá Tra đặc biệt thích ứng với môi trường nước ở vùng ĐBSCL, vùng đất có vai trò
quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cá Tra lớn
nhất thế giới.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến ngày 16/8/2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.696 ha,
tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2012. Diện tích đã thu hoạch 3.570 ha, đạt sản lượng 770.796
tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước.
2.3 Tình hình dịch bệnh trên cá Tra
Kết quả điều tra tại An Giang và Cần Thơ cho thấy các loại bệnh phổ biến trong nuôi cá Tra
thâm canh như sau: mủ gan, đốm đỏ, phù đầu, lở loét, lồi mắt – nổ mắt, nấm thủy mi, xuất
huyết đường ruột, kí sinh trùng. Trong đó bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn là bệnh gan
thận mủ với tỉ lệ chết lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Kế đến là
bệnh phù đầu, lồi mắt – nổ mắt với tỉ lệ cá chết 60 – 70% (Nguyễn Chính, 2005).
Theo báo cáo thống kê của Chi cục Thủy sản Cần Thơ (2007) tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp. Trong đó bệnh gan thận mủ là vấn nạn của người nuôi cá Tra với mức thiệt hại rất
có thể lên đến 100%. Theo nhận định thì tỉ lệ cá bệnh chết cao gấp 3 – 4 lần so với các năm
trước. Nguyên nhân gây ra bệnh trên cá Tra là do nuôi mật độ cao, thời tiết diễn biến phức
tạp,… dịch bệnh trên lúa, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân nhiều hơn trước,
chất thải nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường từ đó cá dễ nhiễm bệnh hơn.
Theo Từ Thanh Dung và ctv. (2004) vùng ĐBSCL bệnh mủ gan xuất hiện đầu tiên ở các tỉnh
nuôi cá Tra thâm canh phát triển mạnh như: Vĩnh Long, Đồng Tháp và Cần Thơ, sau đó bệnh
lây lan qua các vùng lân cận. Đặc biệt những năm gần đây bệnh cũng xuất hiện ở một số tỉnh
mới phát triển nuôi cá Tra như: Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre. Cá bị bệnh mủ gan không có

dấu hiệu bất thường bên ngoài. Ở giai đoạn mới chớm bệnh cá vẫn còn bắt mồi. Tuy nhiên ở
giai đoạn này nếu không phát hiện sớm và môi trường nuôi quá bẩn thì bệnh cá sẽ trở nên
trầm trọng hơn và rất khó khăn trong điều trị. Khi bị bệnh nặng hơn, cá có biểu hiện gầy, bơi
lờ đờ, da nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết trên da và hậu môn. Bệnh trong nội tạng (gan,
thận, tỳ tạng) xuất hiện những đốm trắng đường kính 1 – 3 mm và các cơ quan này sưng to và
có hiện tượng nhũn ở thận. Bệnh mủ gan có thể xảy ra trên cá Tra nuôi ở các giai đoạn, tỉ lệ
hao hụt có thể lên đến 90% (Nguyễn Quốc Thịnh và ctv., 2003), tỉ lệ hao hụt ở cá Tra giống có
thể từ 10 – 90%, nhưng gây thiệt hại kinh tế lớn nhất là ở giai đoạn cá có trọng lượng từ 300 –
500g (Từ Thanh Dung và ctv., 2004). Đầu năm 2006, bệnh mủ gan đã gây thiệt hại nghiêm
trọng với cá Tra nuôi thâm canh ở 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ cá chết lên tới 60% (Bộ Tài
nguyên môi trường Việt Nam, 2006)
2.4 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
2.4.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Tên khoa học: Edwardsiella ictaluri (Hawke, 1979)
Vi khuẩn E. ictaluri lần đầu tiên được phân lập trên cá Nheo Mỹ (Hawke, 1979) gây bệnh
nhiễn trùng máu cấp tính trên cá Nheo Mỹ gây tỉ lệ hao hụt cao, với tên là Enteric Septicemia
of Catfish (ESC) gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp nuôi cá Nheo. Vào năm 2001,
Ferguson et al. đã phát hiện bệnh này và được ghi nhận bệnh xuất hiện lần đầu tiên trên cá Tra
nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vào cuối năm 1998 và có tên là Bacillary
Necrosis of Pangasius (BNP). Theo Từ Thanh Dung và ctv. (2001) (được trích dẫn bởi Huỳnh
Chí Thanh, 2007) đã phân lập được vi khuẩn E. ictaluri trên cá Tra bệnh. Zilong Tan et al.
(2003) cũng đã phân lập vi khuẩn E. ictaluri trên cá Tra nuôi bè ở Việt Nam với dấu hiệu bệnh
có nhiều nốt trắng trên gan.
Vi khuẩn E. ictaluri còn gây bệnh trên một số loài cá trong điều kiện thí nghiệm như: cá Hồi
(Chinook salmon: Oncarhynchus tshauytscha) và cá Hồi (Ranbow trout: Oncorhynchus
mykiss) (Trần Trọng Nguyễn, 2010). Ở Việt Nam vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh chủ yếu trên

cá Tra (ở tất cả các giai đoạn phát triển). Tỉ lệ hao hụt lớn là trên cá Tra giống, nhưng gây thiệt
hại về kinh tế lớn nhất ở giai đoạn cá Tra thịt cỡ 300 – 500g (Từ Thanh Dung và ctv., 2004)
2.4.2 Đặc điểm sinh học vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri được mô tả bởi Hawke et al. (1981) (được trích dẫn bởi Huỳnh Chí
Thanh, 2007) là một loài đặc trưng thuộc nhóm Enterbacteriaceae, Gram âm, hình que ngắn
khoảng 0,75 x 1,5 µm, di động chủ yếu ở 25
o
C và bất di động ở nhiệt độ 30
o
C, oxidase âm
tính, catalase dương tính, L-Lysin, L-Ornithin và Gas from Glucose dương tính, sinh H
2
S và
Indol âm tính, có khả năng lên men, không có khả năng chịu được độ mặn cao hơn 1,5%. E
ictaluri phát triển trên môi trường thạch rất chậm, trên môi trường TSA (Tryptone sova agar)
sau 48 giờ ở 28
o
C hình thành khuẩn lạc nhỏ, tròn và trắng đục. Chúng có môi trường đặc
trưng là EMB (Eosin Methylen Blue), EIA (Ewardsiella ictaluri Agar).
2.4.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn
Bệnh gan thận mủ trên cá Tra xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1998, tác nhân gây bệnh lúc
đầu được xác định bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Stirling phối hợp với trường Đại
học Cần Thơ là Bacillus sp (Ferguson et al., 2001). Đến năm 2002, nhóm nghiên cứu này đã
đính chính lại tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra là vi khuẩn E. ictaluri (Crumlish et
al., 2002). Vi khuẩn E. ictaluri được báo cáo đầu tiên trên cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus)
vào năm 1979 (Hawke, 1979; được trích dẫn bởi Lê Minh Dương, 2007). Vi khuẩn E. ictaluri
gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính trên cá da trơn, hội chứng này được gọi tắt là ESC
(Enteric Septicaemia of Catfish) và có thể dẫn đến tỉ lệ chết cao ở cá Nheo Mỹ (Austin, 1999)
Bệnh này được tìm thấy tại bất cứ nơi nào nuôi cá Nheo tại nước Mỹ. Bệnh xảy ra ở tất cả các
kích cỡ cá nuôi nhưng tập trung ở giai đoạn cá hương và cá giống (USDA/APHIS, 2003). Sự

thiệt hại cho nghề nuôi công nghiệp của cá da trơn do ESC được ước tính hàng năm khoảng 4
– 6 triệu USD tính từ năm 1990 và đã tăng nhanh sau đó. Khoảng 70% các hộ nuôi được khảo
sát năm 1996 cho thấy nguyên nhân từ ESC đã gây ra thiệt hại cao nhất cho các hộ nuôi cá da
trơn, với 57% số hộ nuôi bị thiệt hại nặng (USDA/APHIS, 1997) (được trích dẫn bởi Trần
Trọng Nguyễn, 2010). Theo Tucker et al. (2004) thì bệnh ESC xảy ra theo mùa, đặc biệt xảy
ra thường xuyên khi nhiệt độ nước nằm trong khoảng 20 – 29
o
C. Cá bị bệnh ESC thường
giảm ăn, lờ đờ, bơi dạng xoay vòng, xuất huyết xung quanh vùng miệng và phần bụng, nhiều
vết lở loét nhỏ màu trắng có thể xuất hiện trên bề mặt da. Cá nhiễm bệnh thường lồi mắt và
bụng trương to.
Mygolomba và Plumb (1992) đã phân lập vi khuẩn E. ictaluri trên cá Nheo Mỹ trong máu và
tại các cơ quan khác như thận trước, thận sau, não, tỳ tạng, buồng trứng, tuyến tụy và cơ. Ở
Việt Nam, Từ Thanh Dung và ctv. (2005) đã phân lập được vi khuẩn E. ictaluri trên các cơ
quan thận, gan và tỳ tạng của cá Tra.
Ngoài ra, Lương Trần Thục Đoan (2006) sau khi gây cảm nhiễm thấy rằng vi khuẩn E.
ictaluri xuất hiện ở các cơ quan máu, não, cơ tim, gan, mang, thận, tỳ tạng và bóng hơi. Theo
Nguyễn Quốc Thịnh (2002) cho rằng khi cá bệnh mủ gan cấu trúc vi thể của thận bị hủy hoại
trầm trọng xảy ra các phản ứng sưng viêm ở toàn bộ tổ chức. Thận sưng to đồng thời bị nhũn
do xung huyết một phần có thể do tích tụ nước trong thận mà không thể đào thải được do hệ
thống tiểu cầu thận và ống thận bị hư hại.
Theo Từ Thanh Dung và ctv. (2004) thì cá bị bệnh thường không có biểu hiện bất thường bên
ngoài ở giai đoạn chớm bệnh. Tuy nhiên khi bệnh nặng cá gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, cá có
hiện tượng xuất huyết ở da và hậu môn. Bên trong, các nội quan gan, thận, tỳ tạng xuất hiện
những đốm trắng có đường kính 1 – 3 mm, các cơ quan này sưng to và có hiện tượng nhũn ở
thận, xoang nội quan có dịch lỏng đục màu đỏ, đôi khi có màu vàng.
2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược
2.5.1 Trên thế giới
Việc tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản bằng cách ồ ạt đã khiến dịch bệnh ngày
càng trở thành một vấn đề gây đau đầu cho người nuôi. Để xử lý vấn đề này, các loại hoá chất,

kháng sinh được xem như biện pháp đầu tiên được con người sử dụng để xử lý cho các loại
thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh không đúng quy cách, liều
lượng đang gây ảnh hưởng lớn tới sinh thái môi trường. Bên cạnh đó, việc tồn dư kháng sinh
còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Trong những năm gần đây, xu hướng sử
dụng thảo dược trong xử lý cho bệnh thủy sản đang được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý
bệnh trên động vật thủy sản. Hơn nữa việc sử dụng thảo dược có biên độ an toàn lớn, ít ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái cũng như môi trường nuôi, đồng thời không ảnh hưởng tới sức
khỏe của con người. Các chiết xuất từ thảo dược như hinokiticol, citral, allylisocyanate được
sử dụng rộng rãi trong bảo quản, điều trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên cá, tôm.
Năm 1858, Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của Tỏi. Năm 1944,
Cavallito đã phân tích được hợp chất allicin trong Tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh.
Allicin chỉ có trong Tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc
Penicillin, 1/10 thuốc Tetraciline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt
nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc. Năm 1948, Marchado et al. đã chiết xuất từ Tỏi được
Garcilin, chất này không có mùi lưu huỳnh, không độc, ứng dụng tốt trong bệnh nhiễm trùng
Shigella, Salmonella hoặc các bệnh ký sinh trùng như giun Kim, giun Đũa, giun Tóc. Một
nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh nước tinh chất của Tỏi có thể chữa được
nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn.
Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá Hồ Đào đối với Bacillus
anthracis. Vào năm 1887 Koch đã nghiên cứu chứng minh tính kháng khuẩn của nhiều loại
tinh dầu. Cũng trong thời gian này Chamberland chứng minh nhiều loại tinh dầu có tính
kháng khuẩn, các thí nghiệm này được nhiều người như: Cadeae, Mennic, Bering,
Reilling, tiếp tục nghiên cứu. Năm 1959, Horak và Santavi chiết xuất từ Cannabit sativa -
Cannabinnaceae, được chất Cannabiriolic, dung dịch 10 – 15 µg/ml có tác dụng diệt khuẩn
với vi khuẩn gây bệnh lao ở người, vi khuẩn Gram dương, đặc biệt vi khuẩn kháng lại
Penicillin.
Từ củ của cây Stephania cepharantha - Menispermaceae. Năm 1934 Kondo et al. tách chiết
một alcaloid có tên Cepharantin, chất này có tác dụng với vi khuẩn lao ở nồng độ 10 – 20
mg/ml. Năm 1944 Gupta và Kahali đã chiết xuất từ cây Berberis vulgaris (cây hoàng liên gai)
chất berberin, chất này có ảnh hưởng tốt đối với các bệnh ký sinh trùng do Leishmannia

tropica, Trypanosoma equiperdum gây ra. Ukita Mizuno và Tamura (1949) nhận thấy
Berberin có tác dụng tốt hơn Sunfathiazon đối với Staphylococcus aureus, Shigella,
Gonococcus.
Năm 1985, Khuê Lập Trung đã đưa ra 22 loài thảo dược, chủ yếu phòng trị các bệnh về vi
khuẩn, ngoại ký sinh trùng, bệnh đường ruột cho tôm, cá và nhuyễn thể như: Xuyên Tâm Liên,
Địa Niên Thảo, Lưu Xổ Tử, Quản Trọng, Ngủ Bội Tử, Tiền Thảo,
Các kết quả trên chỉ mới bước đầu thử nghiệm sàng lọc các loại thảo dược chưa xác định
được thành phần nào trong thực vật có tác dụng trên vi rút và vi khuẩn.
2.5.2 Tại Việt Nam
Từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã sử dụng nhiều thảo mộc như Tỏi, Hẹ, Tô Mộc, hạt Cải, Trầu
Không để trị một số bệnh viêm nhiễm.
Từ giữa thế kỷ XX, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngữ (1956) trên 500 loài cây
thuốc, đã khẳng định rằng nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn rất lớn. Theo kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Văn Hưởng và ctv. (1959), trên 1.000 cây thuốc, chỉ ra rằng kháng sinh thực
vật sử dụng rất an toàn, có tác dụng mạnh, nhóm nghiên cứu đã đưa ra chế phẩm cây Tô Mộc
trị bệnh tiêu chảy
Theo Hà Ký và ctv. (1995) thực hiện trong chương trình KN 04 - 12 về nghiên cứu một số loài
thảo dược dùng để phòng trị bệnh trên cá. Bước đầu đã chọn được 9 loài cây thuốc sau: rau
Nghể (Polygonum hydropiper), rau Sam (Portulaca cleracea), cây cỏ Sữa lá to (Euphorbia
hirta), cỏ Sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolis), Sài Đất (Wedelia calendulacea), Nhọ Nồi
(Eclipta alba), Bồ Công Anh (Lactuca indica), cây Vòi Voi (Heliotropium indicum), cây Diệp
Hạ Châu (Phyllanthus urinaria) có thể sử dụng trong phòng trị bệnh trên động vật thuỷ sản.
Các cây cỏ được dùng trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy sản chủ yếu từ kinh nghiệm dân
gian người dân đã biết dùng cây Cỏ mực (Eclipta alba), cây Trầu (Piper betel) để trị bệnh kí
sinh trùng cho động vật thủy sản, một số địa phương khác theo kinh nghiệm người dân cũng
biết dùng một số loài thực vật quen thuộc để chữa bệnh cho tôm cá đem lại hiệu quả như ở
Nghệ An, Huế. Ngoài ra một số địa phương dùng cây Tỏi (Allium sativum) để phòng, trị bệnh
cho động vật thủy sản.
Bùi Quang Tề và Lê Xuân Thành (2006) đã nghiên cứu thành công hai loại chế phẩm thảo
dược VTS1-C, VTS1-T phối chế từ các hoạt chất chiết tách từ Tỏi (Allium sativum), Sài Đất

(Weledia calendulacea) sử dụng phòng bệnh cho tôm cá, kết quả cho thấy Tỏi, Sài Đất đều có
tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn: V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, A.
hydrophyla, E. tarda và Hafnia alvei gây bệnh ở nước ngọt, nước lợ mặn.
Nguyễn Ngọc Hạnh và ctv. (2000) đã nghiên cứu thử nghiệm thành công các hợp chất chiết
xuất từ thảo dược, như Hepato và Alixin có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá tốt, giúp tôm khỏe mạnh,
sinh trưởng bình thường, có khả năng chống nhiễm bệnh đặc biệt các bệnh về gan. Trong đó
Hepato có công dụng hỗ trợ và bảo vệ gan phòng và trị bệnh về gan như MBV và teo gan.
Nghiên cứu khác của Phan Xuân Thanh (2002) đã xác định được chất
2-hydroxy-6-pentandecatrienilbenzoat có nguồn gốc từ thảo dược, có tác dụng phòng trừ các
bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra. Nhằm mục đích sử dụng các hoạt chất sinh học thay thế các
hoá chất độc hại, kháng sinh bị cấm sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Gần đây khi nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết lá Trầu, Nguyễn Ngọc Phước và
ctv. (2006) kết luận rằng chất chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt các loài nấm thuộc họ
Lagenladium, chủng nấm này gây bệnh phổ biến trên tôm nước lợ, mặn. Dịch chiết lá Trầu
Không có khả năng ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và
Striptococcus sp.
Nguyễn Anh Tuấn (2008) đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết tỏi và lá húng
đối với vi khuẩn Areomonas gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm Cỏ tại Thừa Thiên Huế.
2.6 Tổng quan về thảo dược được nghiên cứu
2.6.1 Cây Ổi
Đặc điểm phân loại
Hệ thống phân loại của cây Ổi theo Võ Văn Chi, 1997 như sau:
Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae
Chi: Psidium
Loài: Psidium guajava
Hình 2.2: Cây Ổi
(Nguồn: sinhvatcanh.com.vn)
Ổi là một loại cây nhỡ, cao từ 3 – 6m. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có
cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẽ lá. Quả mọng,

vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu
Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại Ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến
đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả.
Theo Võ Văn Chi (1997) Ổi có tác dụng kháng sinh, kháng siêu vi và diệt nấm gây bệnh.
Trong phòng thí nghiệm, các trích tinh từ lá và vỏ thân của cây Ổi có tác dụng sát khuẩn đối
với các vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E. coli, Clostridium và
Pseudomonas,…
Thành phần hóa học: quả và lá đều chứa Sitosterol, Quereetin, Guaijaverin, Leucocyanidin và
Avicularin; lá còn có Volatile oil, Eugenol; quả chín chứa nhiều Vitamin C và các
Polysaccharide như Fructose, Xytose, Glucose, Rhamnose, Galactose…; rễ có chứa Arjunolic
acid; vỏ rễ chứa Tanine và Organic acid.
Dịch chiết từ lá Ổi bằng nước muối 1:40 có tác dụng diệt Staphylococcus aureus.
Nước ép tươi từ lá Ổi có nồng độ 66% có hoạt tính diệt siêu vi Tobacco mosaic.
Nước trích từ lá ngăn chặn được sự tăng trưởng của các nấm Trichophyton rubrum, T.
mentagrophytes và Microsporum gypseum…
Một nghiên cứu tại Jordan ghi nhận tác dụng ngăn chặn sự phát triển các mụn trứng cá do các
vi khuẩn loại Propionibacterium acnes gây ra. Tuy không bằng các kháng sinh Doxycyclin và
Clindamycin nhưng có thể hiệu nghiệm trong các trường hợp mụn trứng cá lờn kháng sinh và
không dùng được kháng sinh.
Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá Ổi giã nát hoặc nước sắc lá Ổi để làm thuốc sát
trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho,
viêm họng. Theo y học cổ truyền, quả Ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát có tác dụng sát
trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
2.6.2 Cây Trầu Không
Hệ thống phân loại của cây Trầu Không được trích dẫn bởi Võ Văn Chi, 1997 như sau:
Bộ: Piperales
Họ: Piperaceae (Hồ tiêu)
Chi: Piper
Loài: Piper betle
Hình 2.3: Cây Trầu Không

(Nguồn: giaoduc.edu.vn)
Trầu Không là một loại dây leo, thân là dây leo bám tạo thành từng đốt nối với nhau, cành
hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu nối. Lá có hình trái tim, mọc so le, đầu lá
nhọn dài, mặt trên lá sẵm bóng, mặt dưới có gân lá nổi rất rõ, cuống lá có bẹ kéo dài gần 1/3
đến đài của lá.
Hoa mọc thành cụm hình đuôi sóc buông thòng ở kẽ lá trên thành cụm có hoa đực và hoa cái.
Hoa đực dài, cuống có lông, nhị 2, chỉ nhị ngắn, hoa cái dài hơn, cuống phủ lông dài, bầu có
lông ở đỉnh.
Theo Nguyễn Ngọc Phước và ctv (2007), dịch chiết lá Trầu Không với dung môi là nước và
ethanol đều có khả năng ức chế sự phát triển của họ nấm Saprolegniaceae (loài nấm gây bệnh
phổ biến ở cá nước ngọt). Ở nồng độ 10.000 ppm chúng có khả năng tiêu diệt 5 chủng nấm họ
Saprolegniaceae là Saprolegnia diclina NJM 0208, Saprolegnia diclina H3 ATCC 90215,
Saprolegnia parasitica H2 ATCC 90213, Achlya sp. NJM 0323 và Aphanomyces piscicida
NJM 0002.
Theo Nguyễn Văn Toại, Lê Thị Oanh, Nguyễn Xuân Huyên (2001), hoạt chất toàn phần của lá
Trầu Không ức chế mạnh sự phát triển của tất cả các chủng HP (Helicobactre pylori – loài vi
khuẩn gây bệnh lý dạ dày tá tràng) phân lập được từ các mảng sinh thiết dạ dày qua nội soi
trên in vitro.
Theo Caburian và Osi. (2010), tinh dầu có tính kháng khuẩn và kháng nấm đáng kể với vi
khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus pyrogenes, với nấm Candida albicans và
Trichophyton mentagrophytes, với các MIC (minimum inhibitory concentration) tương ứng là
125 µg/ml, 15,60 µg/ml, 250µg/ml, 195µg/ml.
Hoạt động kháng khuẩn được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán thạch (agar diffusion
method) cũng cho thấy tinh dầu ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật trên. Đường
kính vòng ức chế của Staphylococcus aureus bằng 67,5 mm, Candida albicans, Streptococcus
pyrogenes và Trichophyton mentagrophytes cùng bằng 90 mm với nồng độ tinh dầu khảo sát
là 100 µg/ml.
2.6.3 Cây Bàng
Hệ thống phân loại của cây Bàng được trích dẫn bởi Võ Văn Chi (1997) như sau:
Bộ: Myrtales

Họ: Combretaceae
Giống: Tirminalia
Loài: Catappa
Hình 2.4: Cây Bàng
(Nguồn: ngoisao.net)
Loài cây này có thể mọc cao tới 35m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang.
Khi cây già hơn thì tán lá trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải
rộng. Lá to, dài khoảng 15 – 25 cm và rộng 10 – 14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là
loài cây có lá sớm rụng vào mùa khô, trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh
hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như Violaxanthin, Lutein hay Zeaxanthin.
Theo Võ Văn Chi (1997), lá chứa một số Flavonoid (chẳng hạn Kamferol hay Quercetin)
cũng như các chất Tanin (như Punicalin, Punicalagin, Tercatin), các chất Saponin và
Phytosterol. Do chứa nhiều hóa chất nên lá và vỏ thân cây Bàng còn được sử dụng trong y
học cổ truyền vào một số mục đích. Chẳng hạn, tại Đài Loan người ta dùng các lá rụng làm
thuốc chữa một số bệnh liên quan tới gan. Tại Suriname, chè được làm từ lá Bàng được dùng
để chữa các bệnh như lỵ và tiêu chảy. Người ta cũng cho rằng lá Bàng có chứa các chất ngăn
cản ung thư (mặc dù không thấy chúng thể hiện khả năng chống ung thư) và các đặc trưng
chống oxi hóa cũng như chống phá hủy bộ nhiễm sắc thể.
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày 12/2013 đến ngày 6/2014.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm vi sinh Khoa Sinh học ứng dụng - Đại Học Tây Đô.
3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn vi khuẩn: vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được cung cấp bởi Chi cục Thủy sản Cần
Thơ.
Nguồn thảo dược: được thu thập ngoài tự nhiên gồm: Cây Ổi, cây Trầu Không, cây Bàng
được xác định thông qua hình dạng bên ngoài dựa trên sự miêu tả của Đỗ Tất Lợi (1968).
3.2.2 Dụng cụ, hóa chất

Ống nghiệm có nắp nhựa, cốc 100 ml, chai thủy tinh nấu môi trường 500 ml
Đĩa petri, khay nhựa, giá để ống nghiệm.
Micropipet BIOHIT – Phần Lan.
Đũa tán thủy tinh, que cấy.
Găng tay, khẩu trang, giấy thấm, giấy bạc.
Tủ cấy vi sinh CEMACO
Tủ ủ Memmert – Đức
Tủ lạnh
Tủ sấy Memmert – Đức
Autolave STURDY – Đài Loan
Máy lắc Vortex - Ấn Độ
Máy khuấy từ Yellowline IKA – Đức, cân 2 số lẻ Sartorius.
BHI_Broth (Brain Heart Infusion Broth) 1.000 ml
TCBS Agar (Selective) 1.000 ml
Cồn 70%, cồn 96% và nước cất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
Để thử nghiệm khả năng kháng vi khuẩn E. ictaluri của hỗn hợp dịch chiết thảo dược, thí
nghiệm cần được thực hiện theo một trình tự nhất định, các bước thực hiện được trình bày qua
sơ đồ dưới đây:
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
3.3.2 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn
Vi khuẩn trữ ở -20
o
C được rã đông và phục hồi bằng cách dùng que cấy tiệt trùng cấy trên
môi trường TCBS. Hình thái, màu sắc, kích thước khuẩn lạc của vi khuẩn được quan sát để
xác định tính thuần của chúng trước khi tiến hành thử nghiệm.
Sau khi kiểm tra độ thuần chủng của vi khuẩn, chọn 1 khuẩn lạc riêng lẻ trên đĩa TCBS cho
vào ống nghiệm chứa 5ml BHI Broth ủ ở 28
o

C trong vòng 24 giờ (có thể ủ lâu hơn nếu thấy
vi khuẩn chưa phát triển).
3.3.3 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn
Dựa theo phương pháp pha loãng nối tiếp của Joseph Lister (1878), phương pháp xác định
mật độ vi khuẩn được tiến hành như sau:
1ml 1ml 1ml 1ml
1ml
Dung dịch gốc 10
-1
10
-2
. 10
-(n-1)
10
-n
Hình 3.2: Sơ đồ xác định mật độ vi khuẩn
9ml
9ml
9ml9ml
Vi khuẩn dự trữ
Phục hồi và tách ròng
Xác định nồng độ vi khuẩn 10
6
cfu/ml
Thử nghiệm dịch chiết xuất từ thảo dược
Mật độ vi khuẩn tính theo công thức:
M =
V
DA .
(cfu/ml) (3.1)

Trong đó:
M: mật độ vi khuẩn (cfu/ ml)
A: Số lượng khuẩn lạc trung bình/ đĩa (KL/ đĩa)
D: độ pha loãng (ml)
V: thể tích dung dịch cho vào mỗi đĩa (ml)
3.3.4 Cách thu dịch chiết thảo dược
Thảo dược được dùng làm thí nghiệm bao gồm thân và lá được rửa sạch, để ráo nước tự nhiên
ở nhiệt độ phòng, rồi cho vào cối đâm nhuyễn, sau đó ngâm vào trong nước cất vô trùng, tỷ lệ
giữa nguyên liệu (thảo dược) và dung môi (nước cất vô trùng) sử dụng với các tỷ lệ được thể
hiện ở bảng 3.1. Sau đó tiến hành đun sôi ở nhiệt độ 100
o
C trong thời gian 3 giờ, sau đó lọc
qua lưới lọc và giấy lọc được dung dịch chiết, bảo quản ở nhiệt độ dưới 50
o
C.
Bảng 3.1: Tỷ lệ phối trộn dịch chiết thảo dược
(Nguồn: Nguyễn Văn Dương, 2013. Luận văn khảo sát sự kháng vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri bởi một số dịch chiết từ thảo dược)
Thảo dược Tỷ lệ kháng mạnh
Cây Ổi 1:1
Cây Trầu Không 1:1
Cây Bàng 1:3
3.3.5 Phương pháp thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của thảo dược
Tiến hành thử nghiệm dịch chiết thảo dược trên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri theo phương
pháp giếng khuếch tán. Các thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Phương pháp tiến hành trộn chung 3 loại thảo dược được sử dụng trong thử nghiệm như sau:
Hỗn hợp thảo dược thí nghiệm được bố trí thử nghiệm với 8 nghiệm thức là 8 tỷ lệ dịch chiết
thảo dược, được sử dụng để thử nghiệm khả năng kháng khuẩn đối vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri.
Bảng 3.2: Bảng bố trí thử nghiệm khả năng kháng E. ictaluri của thảo dược.

Nghiệm thức Tỷ lệ Thể tích dịch chiết
(µl)
Mật độ vi khuẩn
(cfu/ml)
1 1:1:1 100 10
6
2
1:1:2
100
10
6
3
4
5
6
7
8
1:2:1
1:2:2
2:1:1
2:1:2
2:2:1
2:2:2
100
100
100
100
100
100
10

6
10
6
10
6
10
6
10
6
10
6
Sau khi chuẩn bị môi trường, tiến hành đổ 20 ml dung dịch môi trường trên mỗi đĩa, khi môi
trường đã khô, tiếp tục lấy 100 µl dung dịch ở ống nghiệm chứa vi khuẩn có mật độ 10
6
cfu/ml trải đều trên mặt thạch bằng que trải vi khuẩn, để khô tự nhiên. Sau 1 phút, mỗi đĩa
thạch nhỏ 100 μl dịch chiết thảo dược vào mỗi giếng, đường kính giếng là 9 mm, giữ ở nhiệt
độ 30
o
C – 37
o
C. Sau 12 giờ tiến hành xác định độ rộng vòng kháng khuẩn.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp đo bề rộng vòng kháng khuẩn
Tiến hành đo độ rộng vòng kháng khuẩn bằng thước nhựa 20 cm (Jan Hudzicki, 2009)
Số liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Độ rộng vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược
Hỗn hợp dịch chiết thảo dược ở các tỷ lệ khác nhau đều có khả năng kháng khuẩn. Khả năng
kháng khuẩn khác nhau đối với từng tỷ lệ khác nhau. Kết quả này được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1 Độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn của hỗn hợp dịch chiết thảo dược (đã trừ
đường kính giếng là 9 mm)
Tỷ lệ ly trích ( Ổi: Trầu Không: Bàng) Độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn
(mm)
1:1:1 3,3
1:1:2 5,3
1:2:1 7,3
1:2:2 9,3
2:1:1 9,6
2:1:2 11,3
2:2:1 11,6
2:2:2 13,3
ĐC 0
Qua bảng 4.1 cho thấy cả 8 tỷ lệ hỗn hợp dịch chiết thảo dược đều có khả năng kháng vi
khuẩn E. ictaluri. Trong đó, tỷ lệ 2:2:2 có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất, trung bình vòng
kháng khuẩn là 13,3 mm. Tỷ lệ 1:1:1 có khả năng kháng khuẩn yếu nhất, trung bình vòng
kháng khuẩn là 3,3 mm. Các tỷ lệ 2:1:2 và 2:2:1; 1:2:2 và 2:1:1 có khả năng kháng khuẩn
tương đương nhau lần lượt là 11,3 mm và 11,6 mm; 9,3 mm và 9,6 mm. Tỷ lệ 1:2:1, 1:1:2 có
khả năng kháng khuẩn yếu hơn lần lượt là 7,3 mm; 5,3 mm.
4.2 Độ rộng vòng kháng khuẩn của các tỷ lệ trong hỗn hợp dịch chiết thảo dược
4.2.1 Tỷ lệ 1:1:1
Tỷ lệ 1:1:1 nồng độ thảo dược Ổi: Trầu Không: Bàng trong hỗn hợp như nhau. Độ rộng vòng
kháng khuẩn của tỷ lệ này thấp, độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn là 3,3 mm. Khả năng
kháng khuẩn ở mức độ yếu.
Hình 4.2 Kết quả tạo vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:1:1
Bảng 4.2: Độ rộng vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:1:1
Kết quả (mm) Đánh giá (Theo Jan Hudzicki, 2009)
Lần 1 4 Yếu
Lần 2 3 Yếu
L


n
3
3
Y
ế
u
Trung bình 3,3 Yếu
Đối chứng 0
-
Ghi chú: Kết quả đã trừ đường kính giếng là 9 mm.
4.2.2 Tỷ lệ 1:1:2
Ở tỷ lệ này nồng độ dịch chiết Ổi và Trầu Không được giữ nguyên riêng nồng độ dịch chiết
Bàng tăng lên theo đó độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn cũng tăng lên là 5,3 mm nhưng
khả năng kháng khuẩn vẫn ở mức yếu thể hiện ở vòng kháng khuẩn.
Hình 4.3 Kết quả tạo vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:1:2
Bảng 4.3: Độ rộng vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:1:2
Kết quả (mm) Đánh giá(Theo Jan Hudzicki, 2009)
Lần 1 5 Trung bình
L

n
2
5
Trung
b
ì
nh
Lần 3 6 Trung bình
Trung

b
ì
nh
5,3
Trung
b
ì
nh
Đối chứng 0
-
Ghi chú: Kết quả đã trừ đường kính giếng là 9 mm.
4.2.3 Tỷ lệ 1:2:1
Tỷ lệ 1:2:1 nồng độ dịch chiết Ổi và dịch chiết Bàng được giữ nguyên trong đó nồng độ Trầu
Không tăng lên, độ rộng trung bình vòng kháng khuẩn cũng tăng 5,3 mm (tăng thêm 2 mm so
với tỷ lệ 1:1:1). Khả năng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:1:2 ở mức độ trung bình.
Hình 4.4 Kết quả tạo vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:2:1
Bảng 4.4 Độ rộng vòng kháng khuẩn của tỷ lệ 1:2:1
Kết quả (mm) Đánh giá(Theo Jan Hudzicki, 2009)
Lần 1 8 Trung bình
Lần 2 8 Trung bình
L

n
3
7
Trung
b
ì
nh
Trung bình 7,6 Trung bình

Đối chứng 0
-
Ghi chú: Kết quả đã trừ đường kính giếng là 9 mm.

×