Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá hiệu quả bảo tồn insitu nguồn gen một số loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.72 KB, 37 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Tài nguyên di truyền thực vật có thể được bảo tồn in situ (nội vi hay tại
chỗ, trong điều kiện tự nhiên nơi phát sinh nguồn gen) và ex situ (ngoại vi hay
chuyển chỗ, tại nơi khác với nơi xuất sứ của nguồn gen). Đối với các cây hoang
dại, việc bảo tồn insitu có thể là trong các vườn quốc gia (natural parks), các khu
bảo tồn thiên nhiên (nature reserves), khu đặc dụng (strict reserves). Đối với cây
trồng, bảo tồn in situ được tiến hành tại nơi mà các giống cây trồng đó hình
thành nên đặc tính của nó. Như vậy, bảo tồn ins itu quỹ gen cây trồng gắn liền
với bảo tồn hệ thống canh tác, hệ sinh thái nông nghiệp và được thực hiện trên
đồng đất của nông dân (vì thế còn được gọi bảo tồn on-farm). Đối với những cây
bản địa sinh sản bằng con đường vô tính, thì in situ lại là hình thức bảo tồn hữu
hiệu hơn cả . Hơn nữa, để tăng cường khai thác sử dụng nguồn gen và hướng tới
công bằng, bình đẳng trong việc phân chia lợi ích thu được từ việc sử dụng quỹ
gen cây trồng thì bảo tồn in situ là giải pháp thực thi hơn bất kỳ một cơ chế chia
sẻ lợi ích nào khác .
Một trong những cơ sở quan trọng để đưa ra các định hướng cũng như các
giải pháp trong bảo tồn các nguồn gen di truyền thực vật là dựa trên những kiến
nghị rút ra từ việc đánh giá thường kỳ hiệu quả bảo tồn các nguồn gen.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nơi không chỉ phong phú về
tài nguyên thực vật mà còn là nơi có nhiều loài cây đặc sản có giá trị, trong đó
có một số loài như bưởi Sửu (Đoan Hùng), Vải chín sớm Hùng Long (Đoan
Hùng), Hồng Hạc Trì (Việt Trì). Trong đó, bưởi Đoan Hùng đã được công nhận
chỉ dẫn địa lý quốc gia gồm hai giống bưởi Sửu và giống bưởi Bằng Luân.
Trước đây, dân sở tại chỉ gây trồng bưởi với quy mô nhỏ, manh mún, kỹ thuật
chăm sóc kém, giá trị hàng hóa thấp. Chính vì vậy, chính quyền và nhân dân địa
phương đã mở rộng gây trồng, thực chất là áp dụng bảo tồn insitu nhằm nâng
cao giá trị kinh tế của các giống bưởi này. Đã có nhiều chương trình bảo tồn in
situ nguồn gen của 2 giống này được thực hiện tại nhiều xã tại Đoan Hùng bởi
Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên hiệu quả đến nay
vẫn bộc lộ nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện mà một trong những nguyên


nhân chính là do cung cấp giống không chuẩn của cơ quan thực hiện chương
trình bảo tồn. Đối với các loài cây đặc sản khác tuy đã được tiến hành bảo tồn
nguồn gen, nhưng chủ yếu là bảo tồn exsitu tại vườn thực vật phục vụ cho thí
1
nghiệm, nghiên cứu là chính. Chính vì vậy, ý nghĩa cộng đồng của những
chương trình bảo tồn exsitu này còn hạn chế.
Từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả bảo tồn insitu nguồn
gen một số loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ” nhằm đề xuất một số giải pháp
tăng cường công tác bảo tồn, đồng thời đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa
phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng bảo tồn in situ nguồn gen một số loài cây đặc sản
tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất một số kỹ thuật và chính sách để bảo tồn in situ một số loài cây
đặc sản tỉnh Phú Thọ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thông tin đầy đủ về một số loài cây ăn quả đặc sản của tỉnh
Phú Thọ.
- Cung cấp thông tin về hiện trạng bảo tồn in situ một số loài cây ăn quả
đặc sản của tỉnh Phú Thọ, nguồn lực và nhận lực để quản lý, thực hiện công tác
bảo tồn.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp phục vụ việc bảo tồn các loài cây đặc
sản tỉnh Phú Thọ.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Tư liệu của đề tài góp phần vào công tác quản lý bảo tồn, sử dụng và
phát triển bền vừng tài nguyền di truyền thực vật tại tỉnh Phú Thọ.
- Làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách bảo tồn và phát triển bền
vững các loài cây ăn quả đặc sản.
4. Những đóng góp mới của đề tài

- Lần đầu tiên có sự đánh giá hiệu quả công tác bảo tồn một số loài cây ăn
quả đặc sản có gía trị kinh tế cao tại tỉnh Phú Thọ.
- Cung cấp nhiều số liệu phân tích tình hình quản lý công tác bảo tồn tại
tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn cho tổ chức quản lý bảo tồn, phát triển bền
vững tài nguyên di truyền thực thực vật tỉnh Phú Thọ.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “Đa
dạng sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu
loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường’’. ĐDSH bao
gồm 3 cấp độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (HST).
Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài động vật, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn,
ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá
thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt
giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối
tương tác giữa chúng với nhau .
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt,
và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng
trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa
các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái. Nói cách khác ĐDSH là sự đa
dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp .
Theo luật ĐDSH năm 2008, ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, các
loài sinh vật và HST trong tự nhiên . ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh

vật sống trong tự nhiên trên trái đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh
vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật, các HST và môi trường
chúng sinh sống.
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế,
góp phần xóa đói, giảm nghèo…. Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng,
tiêu thụ, và sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người. ĐDSH và
cảnh quan là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn
nước, bảo vệ môi trường đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi
khí hậu hiện nay , .
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên di truyền thực vật
Tài nguyên di truyền cây nông nghiệp tức là quỹ gen cây nông nghiệp,
3
được FAO gọi là tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lương thực và nông
nghiệp, lại là phần có trọng số lớn nhất của toàn bộ tài nguyên di truyền thực vật.
Sự xói mòn nguồn gen cây trồng trong nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân
hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng. Để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa
dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong đó tài nguyên di truyền thực vật là hạt
nhân, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockholme,
Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền
thực vật. Hai mươi năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai họp tại Río de
Janero, Brazin năm 1992 đã thoả thuận Công ước đa dạng sinh học. Hội nghị Kỹ
thuật quốc tế lần thứ tư về tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương
nông do FAO triệu tập năm 1996 tại Cộng hòa liên bang Đức đã thống nhất Kế
hoạch hành động toàn cầu (Global Plant of Action, GPA) về bảo tồn quỹ gen cây
nông nghiệp. Gần đây, tháng 11 năm 2001 Đại hội đồng FAO đã thông qua Hiệp
ước về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông (ITPGRFA)
nhằm thiết lập một hệ thống tiếp cận tài nguyên cây trồng và chia sẻ lợi ích đa
phương phục vụ lương thực và nông nghiệp.
1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con

người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương
pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di
truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền
vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,… , . Có thể
phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:
Bảo tồn tại chỗ (in situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo
vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy
theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo
tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các
biện pháp quản lý phù hợp .
Bảo tồn chuyển chỗ (ex situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các
sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng . Mục đích của việc di dời
này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1)
4
nơi sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2)
dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để
nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các vườn thực
vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống…
Với mục đích có một cái nhìn khái quát về tình hình bảo tồn
TNDTTVLN, trên cơ sở phân tích một cách hệ thống các thông tin từ các nghiên
cứu chuyên đề, các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí, các sách chuyên khảo và từ các
website, các dữ liệu từ các đề tài dự án trong và ngoài nước, tác giả đã tổng quan
lại những vấn đề liên quan bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực
vật trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Bảo tồn in situ tài nguyên di truyền thực vật trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên di truyền thực vật

(TNDTTV), nhiều nước trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế đã tập trung cho
bảo tồn ex situ, cho đến những năm 90 thì bắt đầu quan tâm nhiều đến bảo tồn in
situ. Hiện nay Chiến lược bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài
hoà hai phương pháp ex situ và in situ. Các nước kinh tế phát triển đã hình thành
đầy đủ cơ sở vật chất của bảo tồn ex situ nên đang quan tâm nhiều đề bảo tồn in
situ. Ngược lại, các nước đang phát triển chưa tạo lập được ngân hàng gen thích
hợp để giữ cho không mất nguồn gen của mình nên phải ưu tiên đến bảo tồn ex
situ, đồng thời xúc tiến bảo tồn in situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex situ.
1.3. Bảo tồn in situ tài nguyên thực vật tại Việt Nam
1.3.1. Vai trò của bảo tồn in situ
Bảo tồn sự đa dạng và di truyền là điều vô cùng quan trọng để giữ vững
và cải thiện năng suất, phẩm chất các sản phẩm của hầu hết các cây trồng trọt
vật chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Theo báo cáo của tổ chức FAO và môi
trường cho thấy: “Các đặc tính ưu tú về di truyền của các giống cây trồng, cây
làm thuốc, các loài gia súc, gia cầm, các loài thủy sinh và các vi sinh vật kể cả ở
dạng đã được thuần chủng và dạng hoang dại vô cùng cần thiết đối với các
chương trình chọn giống để tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, tạo tính kháng
sâu bệnh, tạo sự thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau và nhiều đặc
tính tốt”.
Đa dạng sinh học cần được bảo tồn bằng một loạt các biện pháp nhằm
đảm bảo an toàn cho các loài và các kho dự trữ gen như xây dựng và duy trì
những khu vực bảo vệ, những chiến lược tổng thể kết hợp được các hoạt động
kinh tế với hoạt động bảo vệ trên toàn khu vực. Các chính phủ thường quy
5
hoạch những vùng có tầm quan trọng đặc biệt về tính đa dạng sinh học thành
những khu bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học ở tất cả các mức
độ là duy trì một cách cơ bản các quần thể của các loài có thể thực hiện được
hoặc các quần thể xác định được. Như vậy có thể hoặc là bảo vệ nguyên vị (in
situ) hoặc bảo vệ chuyển vị (ex situ). Một số chương trình quản lý kết hợp cả hai
tiếp cận này.

Bảo tồn in situ nguồn gen cây trồng là duy trì các loài cây trồng tại vùng
xuất xứ, hay nói cách khác là bảo vệ trong tự nhiên hoang dại của chúng. Bảo
tồn in situ liên quan nhiều đến địa điểm hơn là đến từng loài, cho nên đối tượng
bảo tồn gồm cả các loài đã được xác định và chưa được xác định. Bảo tồn in situ
quỹ gen cây trồng là bảo tồn dựa vào cộng đồng (community-based
conservation), đặc biệt là sự tham gia của nông dân và các cấp chính quyền,
đoàn thể địa phương là yếu tố quyết định . Vì vậy, bảo tồn in situ cần một đội
ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp và làm việc với cộng đồng
tốt, để có thể huy động sự tham gia tích cực của nông dân và chính quyền địa
phương trên đồng đất của nông dân, của địa phương (bảo tồn on farm) .
Bảo tồn in situ đòi hỏi cách tiệp cận hệ thống bao gồm các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, văn hóa, sinh thái và môi trường. Để thực hiện hiệu quả bảo tồn in
situ đối với các loài cây trồng bản địa của Việt Nam, rất cần một chiến lược bảo
tồn dựa trên các giải pháp tổng hợp về chính sách, kỹ thuật, tổ chức và đặc biệt
cần xác định cụ thể các chương trình hoạt động trong từng giai đoạn bảo tồn .
Bảo tồn in situ cây trồng là một lĩnh vực không mới, đã có nhiều đề tài dự
án liên quan được tiến hành, nhưng thực tế triển khai đầy đủ các nội dung của
bảo tồn in situ hiện còn gặp nhiều khóa khăn và ít được quan tâm tại Việt Nam.
Theo Vũ Mạnh Hải, nội dung chính của bảo tồn in situ gồm những hoạt động
chính như: nghiên cứu cơ bản làm cơ sở khoa học cho việc thiết lập điểm/vùng
bảo tồn; quy hoạch vùng bảo tồn in situ và phát triển nguồn gen cho bảo tồn ;
thành lập nhóm (hội nông dân) cùng sở thích tham gia bảo tồn; xây dựng kế
hoạch bảo tồn từng giai đoạn; và thực hiện các hoạt động duy trì hệ thống bảo
tồn.
Nếu thực hiện một cách hiệu quả các nội dung của bảo tồn in situ, chương
trình bảo tồn sẽ mang lại nhiều lợi ích: bảo tồn quá trình thích nghi của các
giống địa phương với môi trường sống của chúng; bảo tồn đa dạng sinh học ở
mọi mức độ; cải thiện sinh kế của nông dân; duy trì hoặc gia tăng sự tiếp cận và
quản lý của nông dân đối với tài nguyên di truyền thực vật của họ; gắn kết nông
6

dân với mạng lưới tài nguyên di truyền thực vật quốc gia và cuốn hút trực tiếp
nông dân tham gia vào quá trình bổ sung giá trị nguồn gen
Như vậy, bảo tồn in situ đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cá nhân và
cộng đồng các điều kiện về kinh tế, xã hội, sinh thái và di truyền. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có nước nào trên thế giới hoàn toàn thành công với phương
pháp bảo tồn in situ đối với cây trồng quan trọng. Việt Nam là một trong những
nước đầu tiên ở Châu Á tham gia vào một số dự án nghiên cứu cơ sở khoa học
và xây dựng mô hình bảo tồn in situ ở mức toàn cầu, và vùng từ những năm 90
của thế kỷ XX. Tuy nhiên đến nay, bảo tồn in situ quỹ gen cây trồng ở nước ta
vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có vùng/điểm bảo tồn on farm nào
được duy trì và hoạt động bền vững .
Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể thấy rõ rằng để tiến hành nhiệm vụ bảo
tồn TNDTTVcó kết quả, bản thân một mình khoa học không thể làm được mà
cần đến công cụ chính sách và kế hoạch của Nhà nước, nhất là trong các lĩnh
vực khuyến nông và phát triển nông nghiệp bền vững. Các vấn đề nghiên cứu
khoa học liên quan đến bảo tồn in situ như sinh thái, di truyền, kinh tế, xã hội
học đòi hỏi thời gian dài mới có được kết quả cụ thể. Xã hội hoá công tác bảo
tồn có thể là hướng đi đúng đắn khi nhà nước có chính sách đầu tư phù hợp với
hoạt động bảo tồn và khai thác sử dụng bền vững TNDTTV.
1.3.2. Thực trạng bảo tồn in situ quỹ gen cây trồng ở nước ta
Sự đa dạng, giàu có về tài nguyên di truyền thực vật là tiền đề để nước ta
phát triển nông nghiệp nói riêng và các nhiệm vụ kinh tế xã hội nói chung. Tuy
nhiên do sức ép gia tăng dân số và sự thâm canh nông nghiệp không hợp lý,
nguồn gen cây nông nghiệp đã và đang bị xói mòn, mất mát với tốc độ rất
nhanh. Nhiều giống cây trồng đặc sản bị các giống mới năng suất cao nhưng nền
di truyền hẹp thay thế, dẫn tới việc mất đi các giống địa phương tuy năng suất
thấp nhưng phẩm chất lại cao và có tính thích nghi bền vững do nền di truyền
rộng. Nạn phá rừng, việc thay đổi phương thức sử dụng đất, mở mang đô thị,
giao thông và các công trình công cộng đã và đang đe dọa nghiêm trọng tài
nguyên di truyền thực vật cổ truyền quý giá của nước ta. Vì vậy tìm biện pháp tổ

chức và quản lý hợp lý nhiệm vụ bảo tồn để phục vụ cho khai thác, sử dụng có
hiệu quả tài nguyên cây nông nghiệp là nhiệm vụ khoa học cấp bách của nước ta
hiện nay. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta đã ưu tiên đầu tư
cho bảo tồn ex situ để lưu giữ an toàn và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang
diễn ra rất nhanh, đồng thời từ năm 2001 đã xúc tiến bảo tồn in situ để hỗ trợ
7
cho bảo tồn ex situ trong việc duy trì quá trình tiến hóa tự nhiên của cây nông
nghiệp. Có thể thấy những năm gần đây cả 4 nhóm hoạt động của công tác bảo
tồn quỹ gen cây trồng là: Điều tra, kiểm kê thu thập và nhập nội nguồn gen; Lưu
giữ nguồn gen (ex situ và in situ); Mô tả, thông tin và tư liệu hoá; và Khai thác
sử dụng bền vững nguồn gen đã được tăng cường.
Tuy nhiên, các nỗ lực quốc gia trong công tác bảo tồn mới chỉ tập trung
cho bảo tồn ex situ. Ngay cả nhiều nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học
làm công tác tài nguyên di truyền thực vật cũng coi bảo tồn in situ là biện pháp
khó thực hiện, kém hiệu quả và thậm chí là không cần thiết đối với cây trồng.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các hoạt động bảo tồn in situ vừa ít về số
lượng vừa không hiệu quả lại kém bền vững. Hầu hết các hoạt động bảo tồn in
situ từ trước tới nay là do nước ngoài tài trợ trong khuôn khổ một số dự án phát
triển cộng đồng hoặc một số ít về bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, sự bền
vững của các điểm được thiết lập bảo tồn in situ này thường không được duy trì
và quan tâm đúng mức .
Bảng 1.1. Một số dự án bảo tồn được thực hiện tại Việt Nam
Stt Tên dự án, chương trình Đối tượng/ nội dung
Địa điểm thực
hiện dự án/ đơn vị
thực hiện
Đơn vị tài trợ
1
Tăng cường cơ sở khoa
học cho bảo tồn in situ

đa dạng sinh học trong
nông nghiệp đồng ruộng
của nông dân
Cây lúa, thảo quả và
khoai môn.
Viện Khoa học
KT Nông nghiệp
Việt Nam
Quỹ phát triển
Nauy; năm
1998 – 2003
2
Sử dụng và bảo tồn đa
dạng sinh học ở châu Á
(BUCAP)
Tập huấn, hỗ trợ
nông dân thực hiện
chọn tạo và sản xuất
hạt giống lúa với
mục tiêu phục hồi
và phát triển đa
dạng các giống lúa
trồng tại một số địa
phương
10 tình (Hòa
bình, Hà Nội,
Thừa Thiên Huế,
Bắc Kạn, Quảng
Nam, Yên Bái,
Nghệ An, Quảng

Bình, Kiên Giang
và Đồng Tháp
Quỹ phát triển
Nauy (2000 –
2004)
3
Bảo tồn in situ quỹ gen
cây lúa
Bảo tồn một số
nguồn gen lúa
Thừa Thiên Huế
IRRI (1995 –
1999)
8
4
Bảo tồn tại chỗ một số
nhóm cây trồng bản địa
và họ hàng hoang dại
của chúng ở Việt Nam
6 nhóm cây trồng
bản địa (lúa nương,
đậu nho nhe, cây có
múi, chè, khoai sọ,
nhãn – vải
Hải Dương, Hưng
Yên, Tuyên
Quang, Hà Tây,
Cao Bằng, Hà
Giang, và Lạng
Sơn.

Chương trình
phát triển liên
hợp quốc
(UNDP).
(2002 –
2006).
5
Đánh giá vai trò của
vườn gia đình đối với
bảo tồn tài nguyên di
truyền thực vật
Xác định vai trò của
vườn gia đình trong
việc bảo tồn đa dạng
cây trồng
Trung tâm Tài
nguyên thực vật
IPGRI
6
Thử nghiệm hợp tác
Italia – Việt Nam về
quản lý tài nguyên di
truyền nông nghiệp tại
cộng đồng
Xoài Yên Châu, lúa
Tám xoan Nghĩa
Hưng, Hồng Nho
Quang. (các hoạt
động không được
tiếp túc khi dự án

kết thúc).
VASI
Bộ Ngoại giao
Ý (2001 –
2005)
7
Nghiên cứu phục hồi và
phát triển cam đặc sản
Xã Đoài ở vùng nguyên
sản xã Đoài, Nghi Kim,
Nghi Lộc, Nghệ An.
5 cây đầu dòng của
giống Cam xã Đoài
(hiện nay chỉ còn có
3 loài)
8
Bảo tồn chè Shan tại Hà
Giang
Chè Shan (Hà
Giang)
Viện nghiên cứu
chè
9
Điều tra, đánh giá vai
trò vườn gia đình trong
bảo tồn in situ tài
nguyên di truyền thực
vật
Thiết lập các điểm
bảo tồn trong vườn

gia đình
Huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình
Trung tâm Tài
nguyên thực
vật
10
Tặng cường hoạt động
của cộng đồng trong
bảo tồn và phát triển tài
nguyên di truyền thực
vật vườn gia đình ở
nông thôn miền Bắc
Việt Nam
Thiết lập các mô
hình bảo tồn vườn
gia đình
Hòa Bình, Nam
Định, Ninh Bình.
Trung tâm Tài
nguyên thực
vật
9
Ngoài ra còn một số dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng bản
địa tại cộng đồng do tổ chức UNDP tài trợ như bảo tồn cây chuối Ngự Đại
Hoàng, Quýt, Hồng Lý Nhân (Hà Nam), Trám đen Hoàng Văn (Bắc Giang),
bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh), Nếp Nàng Hương (An Giang). Đặc điểm
chung của các dự án là các hoạt động bảo tồn không được duy trì chỉ thời gian
ngắn sau khi dự án kết thúc.
Như vậy, có nhiều kinh nghiệm khác nhau cũng được phát triển tại Việt

Nam nhằm bảo tồn in situ quỹ gen cây trồng trên đồng đất của nông dân. Tuy
nhiên, hầu hết là nhằm xác định rõ cơ sở khoa học, quy trình bảo tồn và do hạn
chế chính sách, chưa đạt đến mức có thể xây dựng hoàn chỉnh cách quản lý tài
nguyên di truyền thực vật có hiệu quả.
1.3.3. Bảo tồn in situ các loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên di truyền thực
vật, phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế của
sản phẩm, thời gian gần đã có nhiều chương trình, dự án được thực hiện tại tỉnh
Phú Thọ.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là một trong
những cơ sở nghiên cứu có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn các loài cây đặc sản
tại Tỉnh. Các hoạt động bảo tồn từ thu thập nguồn quĩ gen, đến điều tra tuyển
chọn, khảo nghiệm và so sánh giống, trong những năm qua đã tuyển chọn được
20 giống cây ăn quả được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Trong đó, có 3
giống dứa, 3 giống chuối, 4 giống hồng, 3 giống vải, 3 giống bưởi, 1 giống xoài
và 1 giống lạc tiên.
Nhiều qui trình kỹ thuật thâm canh cây ăn quả được công nhận là tiến bộ
kỹ thuật như: kỹ thuật thâm canh bưởi, hồng, dứa, chuối, nhãn, vải, xoài, các
biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ bệnh thối nõn và sâu hại rễ dứa, sâu gặm
vỏ quả chuối, bệnh sùi cành, bệnh thối rễ cây hồng và cây bưởi con ở vườn
ươm. Ngoài ra, hàng năm Viện còn tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo phát
triển cây ăn quả cho cán bộ Khuyến nông cơ sở và nông dân chủ chốt trong
Vùng.
Trong các cây trồng đặc sản của tỉnh Phú Thọ, cây Bưởi Đoan Hùng và
Hồng Gia Thanh được quan tâm chú trọng và có nhiều chương trình, dự án được
thực hiện nhằm bảo tồn và phát triển giống cây ăn quả này. Được xác định là
“cây xoá đói giảm nghèo của huyện Đoan Hùng, bởi vậy trong thời gian qua các
10
bộ ngành, tỉnh và huyện tập trung nhiều chính sách tập trung vào vấn đề khôi
phục và mở rộng diện tích bưởi thông qua trồng mới, tập trung vào xây dựng và

tổ chức các hoạt động khuyến nông hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc và
phòng trừ sâu bệnh hại bưởi.
Bảng 1.2. Một số Dự án nhằm bảo tồn và phát triển cây bưởi đặc sản
huyện Đoan Hùng
Stt Tên dự án, chương trình Cơ quan chủ trì Đối tượng hưởng lợi
1
Dự án phát triển cây bưởi đặc sản
huyện Đoan Hùng giai đoạn 2003
– 2005 và đến 2010.
UBND tỉnh Phú Thọ Hộ gia đình, nhóm hộ, Hợp
tác xã, các doanh nghiệp
2
Dự án phát triển 1000 ha bưởi đặc
sản Đoan Hùng
UBND tỉnh Phú Thọ Hộ gia đình, nhóm hộ, Hợp
tác xã, các doanh nghiệp
3
Dự án trồng và thâm canh 300 ha
bưởi đặc sản Đoan Hùng
Bộ Khoa học Công
nghệ
Hộ gia đình, tổ chức có liên
quan
4
Dự án xác lập và quản lý quyền
đối với tên gọi xuất xứ Đoan
Hùng cho sản phẩm Bưởi của tỉnh
Phú Thọ
Cục Sở hữu trí tuệ,
Chương trình SPC,

Sở KH&CN tỉnh Phú
Thọ
Hộ gia đình, các tổ chức, cá
nhân kinh doanh bưởi
5
Dự án quản lý và phát triển chỉ
dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản
phẩm bưởi quả của tỉnh Phú Thọ
Bộ khoa học và Công
nghệ tỉnh Phú Thọ
Hộ gia đình, Hiệp hội sản
xuất và kinh doanh bưởi,
6
Đề tài tuyển chọn, phục tráng và
xác định biện pháp kỹ thuật chủ
yếu thâm canh một số giống bưởi
đặc sản Đoan Hùng
UBND huyện Đoan
Hùng, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh
Phú Thọ
Hộ gia đình, tổ chức có liên
quan
7
Nghiên cứu, ứng dụng biện pháp
phòng trừ sâu bệnh hại chính trên
giống bưởi đặc sản Đoan Hùng
Chi cục BVTV, Sở
Khoa học và Công
nghệ tỉnh Phú Thọ.

Hộ gia đình, tổ chức có liên
quan
8
Nghiên cứu, tuyển chọn và nhân
giống cây Hồng Gia Thanh và
Hồng Hạc trì
Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Phú Thọ
Hộ gia đình, tổ chức có liên
quan
9
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô
để sản xuất khoai tầng vàng ở tỉnh
Phú Thọ
Viện Di truyền Nông
nghiệp
Hộ gia đình, tổ chức có liên
quan
Việc phát triển sản xuất các loài cây đặc sản dựa trên việc bảo tồn nguồn
gen quý, được lựa chọn, thông qua kiểm nghiệm giống là công việc cần thiết.
Tuy nhiên, để công tác bảo tồn được thực hiện một cách có qui củ, có mục tiêu
11
rõ ràng, nội dung, sản phẩm rõ ràng kể cả trong lĩnh vực tổ chức thực hiện, đỏi
hỏi công tác đánh giá hiệu quả bảo tồn cần được thực hiện thường xuyên và có
kế hoạch.
1.4. Đánh giá hiệu quả bảo tồn
Đánh giá hiệu quả bảo tồn là việc làm cần thiết nhằm bảo tồn và phát triển
bền vững tài nguyên di truyền thực vật. Việc đánh giá hiệu quả bảo tồn thường
được tiến hành định kỳ (2-5 năm/lần). Kết quả của việc đánh giá là cơ sở để đề
xuất, kiến nghị đối với các cấp quản lý, để điều chỉnh một cách phù hợp phương

thức quản lý, cũng như điều chỉnh các mối quan hệ của các bên liên quan đến
bảo tồn.
Tại Việt Nam, đánh giá hiệu quả bảo tồn được hiện chủ yếu tại các vườn
quốc gia nới có giá trị tài nguyên di truyền thực vật cao và thường gặp nhiều khó
khăn trong quá tình quản lý. Đối tượng của đánh giá hiệu quả thường trên quy
mô hệ sinh thái, hoặc đối tượng bảo tồn cụ thể như các loài cây có giá trị kinh tế
cao, có nguy cơ bị đe dọa.
Phú Thọ là địa phương có nhiều cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trong
đó, các giống Bưởi Đoan Hùng, Hồng Gia Thanh thông qua nỗ lực bảo tồn gen
nguồn gen di truyền và phát triển bền vừng của các cấp ngành, địa phương và
người dân, sản phẩm của chúng đã có thường hiệu trên thị trường và mang lại
hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tính không
ổn định của đặc tính di truyền và giá trị thương hiệu sản phẩm. Chính vì vậy,
đánh giá hiện trạng phát triển và quản lý bảo tồn các loài cây trên được nhóm tác
giả chọn lựa thực hiện.
12
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cây đặc sản có giá trị kinh tế tại tỉnh Phú Thọ
Phạm vi nghiên cứu: một số loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có
tiềm năng phát triển sản xuất (lựa chọn 02 - 03 loài cây để nghiên cứu hiệu quả
bảo tồn).
Địa điểm nghiên cứu: số liệu thu thập tại một số địa phương tại tỉnh Phú
Thọ, những nơi hiện nay có các hoạt động bảo tồn các loài cây đặc sản.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1/2013 – 12/2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xác định danh mục các loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ
- Xác định một số loài cây đặc sản đang được bảo tồn và phát triển tại tỉnh
Phú Thọ.

- Xác định một số đặc điểm nhận thực vật học và sinh thái học của các
loài cây trên.
- Xác định, lựa chọn một số loài cây ưu tiên cho công tác bảo tồn.
2.2.2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn các loài cây ưu tiên
tại khu vực nghiên cứu
Trong khuôn khổ và giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu
các vấn đề sau:
- Hệ thống tổ chức quản lý, nguồn lực và các chương trình, dự án chính
sách áp dụng trong bảo tồn;
- Ảnh hưởng của các cơ sở nghiên cứu (trường đại học, viện nghiên cứu)
trong các hoạt động bảo tồn.
- Ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, xã hội, môi trường đến quyết định
của nông dân trong bảo tồn các loài cây trên.
2.2.3. Đánh giá hệ thống kiến thức bản địa đã áp dụng trong các hoạt động
bảo tồn.
- Những quá trình/biện pháp được nông dân sử dụng trong bảo tồn, những
kiến thức nào có ích những chưa được sử dụng.
- Vai trò của đối tượng tham gia bảo tồn nguồn gen (nam, nữ, già, trẻ hoặc
dân tộc thiểu số).
13
2.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên di truyền của các loài
cây đặc sản
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên: Lý luận về tiếp cận hệ thống, Quan
điểm bảo tồn – phát triển; tiếp cận có sự tham gia.
a) Tiếp cận hệ thống
Hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn chỉnh nó bao gồm nhiều bộ phận
chức năng liên kết với nhau một cách tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo
những quy luật thống nhất. Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống nhỏ hơn

hay còn gọi là hệ thống phụ. Sự tác động của người dân địa phương đến tài
nguyên rừng là hoạt động trong hệ thống kinh tế xã hội và tác động tới hệ thống
tự nhiên. Cách tiếp cận hệ thống cho thấy cần phải lồng ghép các giải pháp quản
lý và bảo tồn vào các chương trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa
phương với mục tiêu phát triển bền vững.
b) Quan điểm bảo tồn – phát triển
Quan điểm bảo tồn và phát triển tạo ra sự liên kết việc bảo tồn tài nguyên
và đáp ứng những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 3 thành phần
chính (cách tiếp cận sau):
- Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển tại địa phương đó có thể được đáp ứng
bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm
bớt và tài nguyên được bảo tồn: “Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế”.
- Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào
quan tâm đến việc bảo tồn vì những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng vẫn còn
chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội
của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: “Cách tiếp
cận phát triển kinh tế”.
- Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn TNTN
nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản
lý tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài
nguyên có thể được bảo tồn bên cạnh đó một số nhu cầu cơ bản của người dân
địa phương cũng được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên
một cách hợp lí và bền vững: “Cách tiếp cận tham gia quy hoạch”.
Trong nghiên cứu này, cả 3 cách tiếp cận trên được vận dụng một cách
linh hoạt để đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài cây đặc sản tại tỉnh
14
Phú Thọ.
c) Tiếp cận có sự tham gia
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ
thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định.

Điều quan trọng là người dân địa phương tham gia vào việc tư vấn cho hoạt
động điều tra khảo sát, có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về tài nguyên
rừng với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này
có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra. Điều này được thể hiện thông
qua việc thiết kế các bảng hỏi, nội dung phỏng vấn trực tiếp và họp nhóm nhằm
thu được các thông tin thực tiễn, nguồn kiến thức bản địa một cách cụ thể và
nhanh chóng nhất .
Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp
dụng. Các phương pháp đánh giá nông thôn (PRA) và phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA) sẽ được sử dụng để thu thập thông tin cho
nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin và phân tích
của chính người dân địa phương, nên thông tin có thể được sử dụng cho nhiều
nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng tài nguyên di truyền
thực vật, các giải pháp quản lí và bảo tồn.
2.3.2. Thu thập và kế thừa thông tin, số liệu có chọn lọc
Thu thập, tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của xã Chi Đám, huyện Đoan và xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ. Tham khảo những số liệu về hiện trạng sử dụng tài nguyên di
truyền thực vật và những khó khăn, thuận lợi trong phát triển kinh tế và công tác
bảo tồn tại các xã trong khu vực nghiên cứu. Kế thừa cơ sở dữ liệu trong và
ngoài nước đã triển khai dự án trên khu vực.
2.3.3. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân có rất nhiều công cụ thực hiện, tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu và nội
dung nghiên cứu chúng tôi chỉ sử dụng một số công cụ sau đây:
- Phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi:
+ Phỏng vấn trực tiếp với nhóm mục tiêu, nội dung phỏng vấn được ghi
chép lại. Câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi nửa cấu trúc bao gồm những câu
hỏi mở .
+ Chọn lựa đối tượng được phỏng vấn: Cùng với việc phỏng vấn hộ bằng

các bộ câu hỏi, sử dụng các bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn chính quyền và
15
người dân ở 2 xã (Chí Đám – Đoan Hùng và Gia Thanh – Phù Ninh), phỏng vấn
15 – 30 hộ gia đình (bao gồm những hộ trực tiếp tham gia hoạt động bảo tồn và
cả những hộ không tham gia trực tiếp các hoạt động bảo tồn nhưng sống trong
khu vực nghiên cứu) về tình hình sử dụng và bảo tồn các loài cây đối tượng
nghiên cứu. Trao đổi mở với các cán bộ lãnh đạo của UBND các cấp ở địa
phương, cán bộ phụ trách các vấn đề nông nghiệp, kinh tế xã hội, cán bộ phụ
trách công tác thống kê, cán bộ Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ. Ngoài
ra, Tổng số có 15 cuộc phỏng vấn và trao đổi đã được thực hiện ở mỗi xã.
2.3.4. Phân tích và tổng hợp dự liệu thu thập
- Tài liệu, dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên các mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu, từ các bài báo chuyên đề liên quan, các kỷ yếu hội thảo,
sách chuyên khảo trong và ngoài nước.
- Việc tổng hợp tài liệu, phân tích thông tin, thiết kế phiếu phỏng vấn
được dựa trên sự tham khảo Khung đánh giá hiệu quả quản lý của Ủy ban thế
giới về các khu vực bảo tồn (World Commission on Protected Areas – WCPA)
và bộ công cụ Đánh giá hiệu quả quản lý các di sản của thế giới (Enhancing our
Heritage Toolkit: Assessing management effectiveness of natural World
Heritage sites) (Phụ lục).
16
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng công tác bảo tồn một số loài cây đặc sản tại tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Đặc điểm đa dạng cây đặc sản tại khu vực nghiên cứu
a. Các giống bưởi
Huyện Đoan Hùng khá đa dạng về các sản phẩm bưởi quả, tuy nhiên có
hai loại sản phẩm được ưa chuộng hơn cả là bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân, trong
đó sản lượng bưởi thương mại chủ yếu là bưởi Bằng Luân. Sản lượng quả của
giống bưởi này chiếm tới hơn 90% tổng sản lượng bưởi trên thị trường. Một số

giống bưởi khác, tuỳ theo truyền thống, mục đích và hình thức canh mà người
dân trong vùng vẫn gìn giữ và phát triển ở một diện tích giới hạn và được cung
ứng vào thị trường ở các thời điểm khác nhau.
* Bưởi Sửu
Nguồn gốc từ xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, đây cũng là
một trong hai loại sản phẩm bưởi quả của huyện được Nhà nước bảo hộ chỉ dẫn
địa lý. Mô tả chi tiết về bưởi Sửu được ghi trong đăng bạ sản phẩm bảo hộ chỉ
dẫn địa lý.
Qua tìm hiểu thông tin từ phía các hộ trồng bưởi quanh khu vực xã Chí
Đám được biết, quả bưởi Sửu có hai loại là Sửu vàng và Sửu xanh với một số
các đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết như:
Bảng 3.1. Đặc điểm khác nhau giữa bưởi Sửu vàng và bưởi Sửu xanh
Sửu vàng Sửu xanh
Bưởi Sửu vàng có vỏ nhẵn, màu vàng
sáng.
Thành cao và núm nhọn, vỏ nhẵn mịn
màu vàng rơm, múi dài màu hồng, tôm
vàng, vỏ có nhiều chấm đen nhỏ li ti,
mùi tinh dầu gần giống mùi tinh dầu
của bưởi Diễn.
Hạt màu trắng.
Bưởi Sửu xanh có vỏ xanh, khi chín
có màu xanh vàng (không chuyển
hoàn toàn sang màu vàng rơm).
Thành quả không cao, múi quả đều,
vỏ quả sần sùi hơn so với Sửu vàng.
Hạt màu tía đỏ
Hiện tại, do diện tích cho thu hoạch rất nhỏ nên thị phần của bưởi Sửu là
rất ít. Người tiêu dùng thường tự tìm đến hộ trồng bưởi để mua được những trái
bưởi đúng giống, họ không quan tâm nhiều đến giá cả.

* Bưởi Bằng Luân
17
Là một trong hai giống bưởi của huyện Đoan Hùng được Nhà nước bảo
hộ chỉ dẫn địa lý. Mô tả chi tiết về bưởi Bằng Luân được ghi trong đăng bạ sản
phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Trên thị trường xuất hiện 2 giống bưởi Bằng luân là loại lá to và loại lá
nhỏ. Bằng luân lá nhỏ có đặc điểm lá nhỏ, dầy lá, lá màu xanh đậm; với các ưu
điểm như ngọt và thơm ngon hơn so với loại Bằng luân lá to, do vậy giá bán
cũng cao hơn. Tuy nhiên, bưởi Bằng luân lá to lại có một ưu điểm mà bưởi Bằng
luân lá nhỏ không có được là ít bị khô quả và năng suất quả/cây cũng ổn định
hơn.
Bảng 3.2. Đặc điểm khác nhau giữa bưởi Bằng luân lá nhỏ và bưởi
Bằng luân lá to
Bộ phận
Bằng luân lá nhỏ Bằng luân lá to
Cây
Tán cây thấp, đường kính tán
rộng và đều về các hướng.
Tán cây thường cao, đường kính
tán nhỏ hơn

Màu xanh đậm, dày lá, mật độ lá
mau hơn so với bưởi Bằng Luân lá
to
Màu xanh vàng (ở gân lá), lá
mỏng và thưa lá. Gân lá lồi.
Quả
Túi tinh dầu nhỏ và vỏ quả nhẵn,
quả có hương thơm và chất
lượng ngon hơn so với giống

bưởi lá to. Tuy nhiên hiện tượng
mất mùa xảy ra nặng hơn và tỷ lệ
quả bị khô cao hơn so với giống
lá bưởi lá to. Thường thu hoạch
quả muộn hơn, giá bán thường
cao hơn so với giống lá to
Túi tinh dầu to, vỏ quả thô, ít bị
khô hơn so với giống lá nhỏ
nhưng chất lượng quả ăn kém
hơn so với giống Bằng Luân lá
nhỏ, và giá bán cũng thấp hơn.
Thường thu hoạch quả sớm hơn
so với giống bưởi lá nhỏ, ít xảy
ra hiện tượng mất mùa, tỷ lệ bị
khô thấp;
Bưởi Bằng Luân có tính thích nghi rộng, thời gian thu hoạch quả dài nên đến
nay phát triển hầu khắp ở các xã. Đây là giống bưởi được buôn bán chính trên thị
trường, giá cả phải chăng và chất lượng ngon ngọt nên được người tiêu dùng ưa
chuộng.
Ngoài hai giống bưởi trên, thị trường Đoan Hùng còn có một số loại bưởi
khác như: Bưởi Kinh (khu vực xã Chi Đám); Bưởi Hột (cây sinh trưởng tốt hơn
nhưng chất lượng quả kém so với các giống bưởi khác); bưởi chua Bằng Luân (cây
sinh trường ổn địn, ít sâu bệnh).
b. Các giống hồng
18
* Hồng Gia Thanh
Hồng không hạt Gia Thanh là một thứ quà ưa thích vào mỗi dịp Tết trung
thu bởi giống hồng này chín rộ vào thời điểm đó, cũng bởi vậy mà khả năng tiêu
thụ rất cao. Thứ quả này là đặc ân mà trời đất đã ban cho chỉ riêng vùng đất Gia
Thanh của huyện Phù Ninh mà không nơi nào khác có được.

Đặc điểm nhận biết: Quả hồng không hạt Gia Thanh to, dạng quả chia
thành bốn múi rất vuông vắn, không lõm sâu như hồng Hạc Trì mà vuông thành,
khi gọt không phải lẹm sâu vào phần lõm của quả như hồng Hạc Trì. Khi xanh
quả có màu xanh vàng, khi chín có màu vàng sáng bóng. Rốn quả có một cái gai
nhỏ. Khi ăn có độ ròn đều, thơm, ngọt mát. Phân tích thịt quả của giống hồng
đặc sản này cho thấy tỷ lệ đường 14,5%; VitaminC 3,25mmg; Axit 0,25%;
Tanin 0,28%, tỷ lệ ăn được 84%.
Hồng Gia Thanh có các thông số chất lượng như sau:
- Độ tuổi của cây: > 6 tuổi - Tỷ lệ chất khô: > 19,5%
- Số lượng quả/cây: > 500 quả - Độ đường : > 12%
- Khối lượng quả: > 80 gr/ quả - Axit tống số : 13%
- Số hạt/ quả: không hạt - Tanin : > 0,25%
Địa điểm phân bố: được trồng tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh.
Đặc điểm địa bàn phân bố: Cây hồng được trồng ở vùng gò, đồi thấp có
độ dốc từ 3 -25
0
. Đất trồng hồng chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, vàng nhạt phát
triển trên đa Glay, có tầng canh tác > 70 cm. Cây hồng được trồng trong vùng có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23,3
0
C, nhiệt độ trung bình tối
cao 28,4
0
C, nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,1
0
C trong đó có những năm nhiệt
độ xuống dưới 10
0
C lượng mưa trung bình 1.600 -1.700mm, độ ẩm trung bình
năm là 85%, hiện tượng mưa đá, sương muối, hay bão lũ… ít xảy ra là điều kiện

thuận lợi cho cây phát triển, ra hoa đậu quả ổn định.
* Hồng Hạc trì
Hồng Hạc Trì được trồng rải rác trong huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh
và thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Là đặc sản nhưng giống hồng này đang
đứng trước nguy cơ mai một và suy giảm diện tích do người dân không coi đây
là một cây trồng hàng hóa mà chỉ là một thứ cây ăn quả trong vườn nhà.
Hồng quả to, không có hạt. Dạng quả vuông, thành chia bốn múi lõm sâu
rõ rệt, đỉnh và đáy quả cũng lõm sâu. Vỏ quả có màu xanh vàng, khi chín có
màu vàng sáng. Thịt quả có màu vàng đậm, có nhiều cát, ăn giòn, vị ngọt mát,
mùi thơm dịu riêng biệt.
19
c. Một số loài cây ăn quả khác
* Xoài Vân Du
Đây là giống xoài đặc sản bản địa được các nhà khoa học Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả (thuộc NOMAFSI) phát hiện đầu tiên tại
xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, chọn tạo và trồng thử nghiệm
thành công cho kết quả tốt, được Bộ Nông nghiệp - PTNT công nhận là giống
Quốc gia và cho phép phát triển ra sản xuất từ đầu năm 2009.
Một số đặc điểm giống xoài Vân Du: Cây mọc thẳng, phân cành sớm.
Trồng bằng cây ghép sau 3 năm đã cao 2-2,5m. Lá hình bầu dục thuôn dài, mép
lá gợn sóng. Cụm hoa hình tháp, nhiều hoa cái, khả năng đậu quả cao. Quả dài,
khối lượng bình quân 220g/quả; quả lúc còn non có màu xanh sáng, khi chín có
màu vàng sẫm kèm theo nhiều vết xám; độ Brix 20-22 %, axid 0,12%, đường
14,5%, caroten 3,02mg/100g; vị ngọt, ăn ngon, có hương vị đặc trưng. Có thể ăn
xanh và giấm chín. Năng suất ổn định và ít có hiện tượng ra quả cách niên như
nhiều giống xoài khác, cây cây 5 tuổi đạt từ 18-20 tấn/ha. Xoài Vân Du có khả
năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở các vùng đồi hoặc vùng đất phù sa ven sông
sẽ cho năng suất cao, hiệu quả lớn.
* Vải chín sớm Hùng Long
Hiên nay, Vải chín sớm Hùng Long (được tuyển chọn tại xã Hùng Long,

huyện Đoan Hùng (Phú Thọ)) đã được công nhận chính thức từ năm 2006. Thời
gian thu hoạch từ ngày 10-15/5 hàng năm. Cây sinh trưởng rất tốt, tán cây hình
bán cầu, lá hình lòng máng, màu xanh đậm, mép lá phẳng. Chùm hoa to hình
tháp, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình trái tim khi chín có màu đỏ sẫm, gai
thưa, nổi. Quả to trung bình 23,5g, năng suất trung bình 80kg/cây.
d. Một số loài cây đặc sản khác
* Khoai tầng vàng
Khoai tầng vàng vốn là một loại trong tập đoàn khoai tầng rất nổi tiếng ở
huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Củ đạt trọng lượng 1,5-3 kg, phân tầng, hình thập tự,
thân chính ở giữa, nhiều nhánh ngọn ở trên, màu sắc lõi củ vàng nên có tên là
khoai tầng vàng.
Khoai tầng là cây ưa ánh sáng tán xạ, có thời gian sinh trưởng kéo dài từ
8-10 tháng, ưa trồng trên đất dốc 5-15 độ, chống chịu hạn rất tốt, năng suất củ
trung bình có thể đạt 20-25 tấn/ha. Là cây trồng rất mẫn cảm với phân bón hoá
học và vùng tiểu khí hậu, cho chất lượng cao khi trồng ở nơi có nhiệt độ ngày
đêm chênh nhau 5-7 độ.
20
* Lúa nếp gà gáy
Gà gáy là giống lúa nếp dài ngày, thời gian từ gieo mạ cho tới thu hoạch
khoảng 5 tháng, chủ yếu được cấy vào vụ mùa. Gieo mạ và cấy từ 8/4 đến 15/5,
thu hoạch trà trung vào khoảng 15 tháng 10 (âm lịch). Năng suất thu hoạch đạt
từ 130-135kg/sào. Gạo nếp Gà gáy thổi xôi ăn dẻo, bùi, béo, không dính tay, ăn
không biết chán, là loại gạo đặc sản được nhiều người ưa thích nhất là vào các
dịp lễ, tết. Giá thóc nếp Gà gáy hiện nay là 1.200.000 đồng/tạ, gạo nếp là
khoảng 20.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần so với các loại thóc tẻ thường và cao
hơn các loại gạo nếp khác. Tuy là giống nếp đặc sản nhưng hiện nay trên địa bàn
xã Mỹ Lung số hộ gieo trồng loại gạo này không còn nhiều, ngày càng bị mai
một và có nguy cơ bị mất giống.
3.1.2. Thực trạng phát triển một số loài cây đặc sản của tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Thực trạng phát triển cây Bưởi Đoan Hùng

a. Diện tích
Đến đầu năm 2008, tổng diện tích bưởi cho thu hoạch khoảng 205ha
(trích nguồn
1
, trong đó có 95ha bưởi ở độ tuổi trên 20 năm, 88ha bưởi ở độ tuổi
từ 15 – 20 năm, 22ha bưởi ở độ tuổi từ 5 – 7 năm. Diện tích được xác định cho
chất lượng ổn định và có chất lượng vào khoảng 150ha bưởi Bằng Luân và
khoảng 5ha bưởi Sửu. Phần lớn diện tích bưởi Đoan Hùng hiện nay đang trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản và mới cho sản phẩm khoảng 2-3 năm.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Phát triển nông thôn, số lượng cây
của từng thôn trong xã, và các hộ trồng bưởi như sau:
Bảng 3.3. Số lượng cây bưởi trong độ tuổi thu hoạch phân theo độ tuổi ở
huyện Đoan Hùng (tính đến 01/01/2008)
Đơn vị tính: cây
Stt Địa bàn (xã)
Từ 5 - 10
năm
Từ 10 - 20
năm
Trên 20
năm
1 Bằng Luân 10.518 12.609 2.925
2 Quế Lâm 3.738 2.210 1.159
3 Ngọc Quan 296 5 -
4 Chí Đám 1.114 122 1
5 Phương Trung 2.005 2.224 43
6 Phong Phú 573 273 117
7 Bằng Doãn 572 105 13
8 Đông Khê 1.391 1.518 854
1

Thuyết minh dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả của tỉnh Phú Thọ,
Sở Khoa học và công nghệ, 5/2007.
21
Stt Địa bàn (xã)
Từ 5 - 10
năm
Từ 10 - 20
năm
Trên 20
năm
9 Nghinh Xuyên 1.934 1.425 1.095
10 Phúc Lai 728 - -
11 Tây Cốc 2.343 105 12
12 Ca Đình 252 - -
13 Minh Lương 4.214 432 19
14 Hùng Quan 77 209 28
15 Vân Du 603 - -
Cộng 30.358 21.237 6.266
(Nguồn: Trung tâm PTNT, Viện CS&CL PTNNNT, 3/2008)
Bên cạnh những diện tích bưởi được trồng từ nhiều năm nay, việc triển
khai dự án phát triển 1000 ha bưởi đặc sản đã tạo một cú huých rất lớn mở rộng
quy mô và tạo nên những vùng chuyên canh bưởi trong huyện. Trong tổng số
1.071,58 ha, chỉ có 40% diện tích trồng thuần (chuyên canh), còn lại chủ yếu là
trồng trong vườn tạp xen chè, cây ăn quả khác; tỷ lệ số cây phát triển tốt chỉ giao
động 30 – 40%.
Bảng 3.4. Kết quả trồng mới của các dự án trồng bưởi trên địa bàn huyện
Đoan Hùng đến hết năm 2007
Năm 2004 2005 2006 2007 2004 ÷ 2007
1. Diện tích trồng mới dự
án 1000 ha 136,5 100,6 396,14 138,34 771,58

2. Diện tích trồng mới dự
án bộ KH & CN

300 300
Cộng tổng 136,5 100,6 396,14 438,34 1.071,58
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản
Đoan Hùng, UBND huyện Đoan Hùng, 3/2008)
Theo số liệu hiện trạng đất đai năm 2003 và kết quả nghiên cứu của viện
thổ nhưỡng và nông hoá, diện tích đất có khả năng trồng bưởi của các xã còn có
khả năng mở rộng thêm.
Cho đến năm nay, số diện tích bưởi Đoan Hùng trồng tăng lên không
đáng kể, thậm chí ở nhiều xã trong huyện diện tích còn giảm nhiều do chất
lượng cây giống không đảm bảo và hiện tượng mất mùa bưởi diễn ra thường
xuyên. Số diện tích cho quả thì tăng khá rõ vì toàn bộ số diện tích bưởi trồng
năm 2004 và năm 2005 đã cho thu hoạch, nhưng chất lượng chưa ổn định.
b. Năng suất
Khoảng 5 năm trở lại đây, đặc tính về sự ổn định năng suất và chất lượng
22
sản phẩm của hai giống bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu không còn giữ được sự ổn
định như trước. Có nhiều nguyên nhân được nêu ra nhưng đến nay chưa có một
kết quả nghiên cứu nào đưa ra được các giải pháp phù hợp để mang lại sự ổn
định cho hai đặc tính trên. Điều này dẫn đến sự không ổn định trong nguồn cung
ứng, dẫn tới giá bưởi trên thị trường tăng cao, lượng sản phẩm chưa đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong hai giống bưởi được bảo hộ, giống bưởi Bằng Luân có ưu thế hơn
về sự ổn định năng suất so với bưởi Sửu. Khả năng thích ứng của giống bưởi
Bằng Luân rộng hơn. Cho đến nay, phần lớn sản phẩm bưởi thương mại trên thị
trường đều là giống bưởi Bằng Luân.
Trên thực tế biên độ biến động năng suất là rất lớn, năng suất bưởi Bằng
Luân cao nhất ở cây trên 15 năm có thể đạt 200 – 250 quả/cây. Số diện tích bưởi

mới cho thu hoạch năng suất chỉ đạt 10 – 20 quả, mà những quả này đều có chất
lượng rất kém. Biến động năng suất đối với giống bưởi Sửu còn lớn hơn, khi
lượng cây cho thu hoạch quả là rất thấp, bình quân chỉ đạt 10 – 20 quả/cây.
Dựa trên số liệu điều tra thu thập được, chúng tôi tổng hợp một số khó
khăn trong hoạt động sản xuất và thương mại bưởi quả Đoan Hùng của các hộ
trồng bưởi trong bảng 3.5. Các số liệu được tính % trên tổng số mẫu điều tra.
Bảng 3.5. Khó khăn của hộ trồng bưởi Đoan Hùng
Stt Khó khăn
Nhóm hộ trồng
bưởi Bằng Luân
(%)
Nhóm hộ trồng
bưởi Sửu
(%)
1 Sâu bệnh hại nhiều 33,3 46,7
2 Tỷ lệ đậu quả kém 20,0 26,6
3 Thiếu hiểu biết về kỹ thuật 20,0 26,6
5 Thiếu vốn đầu tư và lao động 40,0 46,7
6 Khác (không có khó khăn) 10,3 19,5
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2013)
Sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng sau khi được công nhận thương hiệu dưới
hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý, mức độ biết đến của sản phẩm rộng hơn. Lợi ích
của người dân địa phương, các hình thức tổ chức sản xuất thay đổi đáng kể so
với thời điểm trước khi sản phẩm được bảo hộ thương hiệu
Bảng 3.6. So sánh tình hình bảo tồn và phát triển Bưởi Đoan Hùng
trước và sau khi được công nhận thương hiệu
Trước khi sản phẩm có thương hiệu Sau khi sản phẩm có thương hiệu
- Người nông dân sản xuất thường hay - Người nông dân trực tiếp trồng cây
23
bị ép cấp, ép giá, giá trị sản phẩm thấp;

nhiều hộ không thiết tha với việc đầu
tư trồng bưởi
bưởi đặc sản Đoan Hùng trên vùng
lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý:
được đầu tư về kinh phí để phát triển,
cải tạo giống, nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo
ra sản phẩm có uy tín và có khả năng
tiêu thụ rộng;
- Tổ chức tập thể của những người sản
xuất và kinh doanh bưởi hoạt động còn
mang nặng tính hình thức, năng lực
quản lý kém.
- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến
bảo tồn và phát triển: Nhận thức, năng
lực, trình độ quản lý được nâng cao,
phát triển cây bưởi sẽ gắn với du lịch,
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai;
3.1.2.2 Thực trạng phát triển cây Hồng Gia Thanh
a. Diện tích
Theo kết quả thống kê mới nhất của xã tới tháng 11/2013 toàn xã có
khoảng 50ha hồng trồng tập trung, trong đó có 10ha đã cho thu hoạch ổn đinh,
10ha cho quả bói, hơn 20ha mới trồng được 5 - 7 năm. Con số này chưa tính đến
những hộ trồng phân tán trong xã. Một hộ bình quân có khoảng 700m
2
(40 – 50
gốc), hộ ít trồng 1-2 cây để ăn, hộ nhiều có đến 3ha. Thu nhập từ cây hồng có xu
hướng tăng nên nhiều hộ cải tạo vườn đồi để mở rộng diện tích.
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của cây hồng Gia Thanh là làm sao để hạn

chế không bị rụng hoa, quả, không bị nám quả. Có những năm cây hồng rụng
hoa và rụng quả nhiều và thời gian rụng là suốt cả thời kỳ phát triển của quả mà
không biết lý do. Kỹ thuật canh tác vẫn còn là một vấn đề lớn với người trồng
hồng, đặc biệt là kỹ thuật nhân giống. Hiện nay, kỹ thuật nhân giống chính đối
với Hồng Gia Thanh là sử dụng dễ cây mẹ. Việc nhân giống như vậy sẽ ảnh
hưởng cơ giới tới hệ rễ của cây mẹ và hệ số nhân giống rất thấp. Ngoài ra, khi
30ha trồng mới bước vào thời kỳ thu hoạch sẽ là thách thức đối với người trồng
hồng về thị trường tiêu thụ.
Cây hồng Gia Thanh là một trong những cây ăn quả mà tỉnh ưu tiên phát
triển. Tỉnh có các chương trình nhân rộng, bình tuyển cây hồng có chất lượng
cao, tổ chức hội thi hồng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi quả hồng Gia Thanh.
Tỉnh cũng trợ giúp vốn đầu tư cho vườn và cây giống để người dân đầu tư mở
rộng. Định hướng quy hoạch số 372/QH – UB của UBND huyện Phù Ninh ngày
24
4 tháng 7 năm 2001 về việc “Phát triển vùng sản xuất hồng giai đoạn 2001 –
2010” đã xác định tổng diện tích mở rộng vùng diện tích trồng hồng với quy mô
và phạm vi rộng trên địa bàn toàn xã Gia Thanh.
Quyết định số 326/2005/QĐ – UB ngày 19/01/2005 của UBND tỉnh Phú
Thọ về một số chính sách phát triển cây ăn quả, trong đó xác định hồng Gia
Thanh sẽ là một trong những cây ăn quả được ưu tiên phát triển trên địa bàn
tỉnh. Đây là một nhân tố lớn góp phần mở rộng diện tích hồng ở địa phương.
b. Năng suất
Giá bán bình quân năm 2013 dao động từ 20.000-30.000đ/kg, có sự chênh
lệch khá lớn giữa giá thu gom tại hộ và giá bán lẻ tại các thành phố. Thông
thường, thì những người thu gom ngoài huyện thường mua hồng từ khi quả còn
non, chính điều này làm giảm thu nhập của hộ trồng hồng và dẫn tới tình trạng
trà trộn các giống hồng khác làm mai một thương hiệu hồng Gia Thanh. Phần
lớn lượng hồng Gia Thanh được tiêu thụ chủ yếu tại chợ Phú Lộc, xã Gia Thanh,
chợ thành phố Việt Trì và thị xã Sơn Tây (Hà Nội).
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý bảo tồn giống Bưởi Sửu Đoan Hùng và

giống Hồng Gia Thanh
3.1.3.1. Hệ thống tổ chức quản lý
Hiện trạng tổ chức bộ máy: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và UBND xã (có biên chế cán bộ khuyến nông, khuyến lâm) là lực lượng
chuyên môn và quản lý hành chính Nhà nước chính đối với các hoạt động phát
triển sản xuất và bảo tồn. Ngoài ra, các hoạt động phát triển sản xuất và bảo tồn
còn được hỗ trợ bởi Sở Khoa học và công nghệ và một số cơ quan chuyên môn
khác. Tuy nhiên, sự hỗ trợ như vậy thường trở lên cạn kiệt khi chương trình, dự
án kết thúc.
Qua tổng hợp nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ hỗ trợ người dân trong
các tác sản xuất và bảo tồn cho thấy, nhân lực của khu vực còn thiếu, do vậy sẽ
rất khó khăn cho việc đáp ứng chức năng nhiệm vụ cần thiết trong bảo tồn in
situ nguồn gen thực vật, điều này được thể hiện như sau:
- Thiếu cán bộ chuyên môn: Ví dụ ở xã Chí Đám, chỉ có 01 cán bộ phụ
trách khuyến nông có trình độ đại học, với nhiệm vụ phụ trách 18 thôn trong xã
với hàng trăm diện tích cây trồng. Như vậy, rất khó có thể bao quát và kiểm tra
các hoạt động sản xuất của nhân dân. Hơn nữa, cán bộ khuyến nông của các xã
thường kiêm nhiệm nhiều công việc không đúng chuyên môn khác.
3.1.3.2. Ảnh hưởng của các chương trình, chính sách đến quán lý và công tác
25

×