Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao hiệu quả dạy học ở bài phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.11 KB, 25 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRONG BÀI “
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ
QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII” LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Người thực hiện: Đỗ Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Tổ Sử - Địa –GDCD
SKKN thuộc môn: Lịch sử

Năm học: 2011 - 2012
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao,
các trường Phổ Thông đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng đào tạo, qua
việc dạy học tốt các bộ môn văn hóa cơ bản trong đó có bộ môn lịch sử.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học môn lịch sử ở trường Phổ Thông hiện nay
còn nhiều hạn chế. Yêu cầu đặt ra để năng cao chất lượng dạy học môn lịch sử.
Tài liệu tham khảo có vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường Phổ
Thông. Đó là cơ sở để tiến hành vận dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch
sử, giúp học sinh huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc sự kiện, hiện
tượng lịch sử, góp phần làm cho bài giảng phong phú, sinh động, gây hứng thú
cho học sinh.
Nghiên cứu lí luận về phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo để rút ra
kinh nghiệm và nâng cao trình độ nhận thức của bản thân
Chính vì thế, tôi chọn đề tài sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch
sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.Làm thay đổi quan niệm của dư luận


xã hội về bộ môn lịch sử, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về bộ môn.
Qua đó thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà nước là đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, xây dựng đất nước giàu đep.
Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử còn giúp học sinh có
khả năng nhìn nhận đánh giá xã hội một cách toàn diện, chính xác hơn, gần gũi
hơn.
Xuất phát từ lí luận thực tiễn và xã hội nêu trên, từ quá trình giảng dạy và
tìm tòi, tôi đã quyết định sử dụng phương pháp: “ Sử dụng tài liệu tham khảo
để nâng cao hiệu quả dạy học ở bài : Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống
nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”
2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Tài liệu lịch sử thành văn gồm nhiều loại , nội dung và tính chất của mỗi
loại không giống nhau, về đại thể có thể phân tài liệu lịch sử thành các loại sau:
Bao gồm các loại văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra
đời vào thời điểm xảy ra sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, tuyên
ngôn… Loại tài liệu này để dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện trình bày. Ví
dụ khi giảng bài Cách mạng tư sản Pháp 1789 giáo viên không thể không sử
dụng một số điểm trong bản Tuyên ngôn độc lập nhân quyền và dân quyền, hoặc
giảng về cách mạng Tháng Tám năm 1945 cần phải sử dụng “Tuyên ngôn độc
lập”.
Một số tài liệu trích trong các tác phẩm của các tác giả kinh điển chủ nghĩa
Mác- Lê nin, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đảo
Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là các văn kiện phản ánh những vấn đề quan trọng
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
nhất của sự phát triển lịch sử lúc bấy giờ về tình hình kinh tế xã hội của đất
nước, chính sách đối nội, đối ngoại, các phong trào cách mạng trong lịch sử nước

ta cũng như lịch sử thế giới có thể sử dụng như tài liệu lịch sử. Các tác phẩm, bài
nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử ví dụ
như tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, hay những đoạn nhận xét, nhận
định về các cuộc cách mạng tư sản Pháp, Mĩ, Cách mạng Tháng Mười Nga
(1917). Ngoài ra, giáo viên có thể tìm thấy trong tác phẩm “ Đường Kách
Mệnh”, những quan niệm lịch sử đúng, chính xác, cách chọn lọc kiến thức cơ
bản, việc liên hệ kiến thức lịch sử với thực tế đấu tranh cách mạng…
Hiện nay chúng ta đã có một số sách “ tư liệu lịch sử “, dùng để tham khảo
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Những loại sách này rất cần thiết cho
giáo viên vì nó không chỉ cung cấp thêm những tư liệu lịch sử phong phú, bổ
sung thêm thiếu hụt sách giáo khoa mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ
bản của bài học.
Kết quả bài học phụ thuộc vào việc tổ chức dạy học. Phải xuất phát từ mục
đích, nội dung của bài học, tùy theo yêu cầu hình ảnh cụ thể của mỗi lớp mà
chọn tài liệu và phương pháp sử dụng thích hợp. Trong điều kiện của chúng ta
hiện nay, việc sử dụng tài liệu lịch sử được tiến hành trong những trường hợp
sau.
Thứ nhất, dùng để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học
nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể có tính hình ảnh tăng thêm
tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của
các em. Tài liệu được sử dụng là những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích
giàu hình ảnh, học sinh có thể tiếp thu được dễ dàng, không cần giải thích gì
thêm. Ví dụ khi trình bày về chế độ chiếm nô, không gì sinh động bằng việc trích
đọc một số điều trong bộ luật Hamurabi. Khi giảng về cuộc sống gian khổ của
Bác Hồ không dùng những từ chung chung như “ khó khăn”, “gian lao vất vả ”
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
mà trích một đoạn tư liệu miêu tả lao động của Nguyễn Ái Quốc trên tàu thủy”
Hàng ngày Thành phải cọ rửa gian bếp lớn trên tàu, sau đó nhóm lò rồi khuân
than, kéo những sọt rau quả, thịt cá, nước đá… từ dưới hầm tàu lên. Có lần

trong lúc trời giông bão, Thành đang kéo một sọt nặng trên boong thì một đợt
sóng lớn chồm tới, cuốn lấy thân thể mảnh dẻ của anh, và suýt lôi anh xuống
biển. Thật may mắn vào khoảnh khắc cuối cùng thì anh bám được vào dây cáp
và nhờ đó mà thoát chết…”
Đoạn trích trên không chỉ cho các em hình ảnh cụ thể sinh động và hấp
dẫn về những khó khăn mà Bác Hồ đã trải qua trên đường đi tìm đường cứu
nước, mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về tấm gương của Bác Hồ để các em
noi theo.
Thứ hai, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử để giải thích một sự kiện lịch
sử, học sinh hiểu được bản chất của nó, thêm hứng thú. Ví như khi trình bày về ý
nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc đọc “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” đăng trên báo nhân đạo (1920), giáo viên trích dẫn một đoạn “
Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng
biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng tối mà tôi
như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ
đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Quốc tế III và tin theo Lênin”
Trên cơ sở ấy, giáo viên giải thích để học sinh hiểu rõ Luận cương của
Lênin đã nâng cao những hiểu biết thực tế của Nguyễn Ái Quốc về công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, làm sáng tỏ con đường cứu nước đúng đắn. Trước
khi đọc tài liệu, giáo viên cần giới thiệu qua cho học sinh hiểu xuất xứ nội dung
cơ bản của tài liệu.
Thứ ba, tài liệu lịch sử dùng trong bài học làm cơ sở chứng minh cho một
luận điểm khoa học để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử.
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Khi dùng tài liệu lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh không chỉ
biết cách sử dụng trên lớp mà còn biết tự học ở nhà. Cần giới thiệu tài liệu có
liên quan chặt chẽ với các sự kiện cơ bản trong bài học, vừa sức để học sinh có
thể tự học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Việc hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu lịch sử cần phải tiến hành cụ thể
từng bước. Trước hết phải chọn lưạ tài liệu và cho các em tiếp xúc với tài liệu có
liên quan đến bài học. Hướng đẫn học sinh đọc và rút ra ý chính của mỗi phần
hay toàn bộ nội dung tài liệu, sử dụng tài liệu để giải thích, minh họa các sự kiện
đang học, trả lời các câu hỏi và bài tập…Ví dụ hướng dẫn học sinh đọc một số
đoàn trong”Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của Mác và Ănghen, giáo viên giúp
các em nắm nội dung cơ bản các đoạn đó từ đó rút ra những vấn đề cốt yếu nhất,
có liên quan đến nội dung các khóa trình lịch sử ở trường phổ thông.
Khi sử dụng tài liệu ta chú trọng sử dụng tài liệu các tác gia kinh điển của
chủ nghĩa Mac- Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sáng tạo có hiệu quả
giáo dục, tránh các thiếu sót thường gặp trước đây, như giáo điều máy móc…
mục đích của việc sử dụng nhằm giúp học sinh nhận thức đúng một số vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về lịch sử rồi vận dụng
để hiểu một số vấn đề có liên quan đến học tập.
Khi sử dụng các tài liệu lịch sử trong dạy học, giáo viên cần chọn những
tài liệu phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức của học sinh. Có thể
sử dụng toàn bộ tác phẩm hay chỉ một số đoạn nhất định và hướng dẫn học sinh
thực hiện theo các bước sau:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tài liệu, tác phẩm, nhằm giúp học sinh
hiểu giá trị, tác dụng, mối liên hệ của nó với hoàn cảnh lúc bấy giờ.
- Nội dung chủ yếu của tài liệu, giải thích các thuật ngữ khái niệm.
- Những luận điểm được thể hiện trong tác phẩm có liên quan đến kiến
thức của bài, làm sáng tỏ hơn sự kiện của bài.
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
- Tác dụng và ý nghĩa lịch sử của tài liệu.
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TRƯỚC KHI ĐƯA PHƯƠNG
PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
2.1. Thực trạng chung
Bộ môn lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội giúp học sinh hình dung lại

quá khứ một cách chính xác nhất, nhưng không ai sờ được nó và quan sát được
lịch sử. Vì vậy để có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng nhất định về
một thời kỳ lịch sử đã qua giáo viên thường sử dụng sách giáo khoa là nguồn
cung cấp kiến thức đầu tiên, chính xác nhất, bên cạnh đó giáo viên cũng còn sử
dụng một số tư liệu lịch sử và tư liệu thời sự chính trị vào bài giảng. Tuy nhiên
trước khi sử dụng tài liệu tham khảo lịch sử vào dạy học lịch sử bài giảng của
giáo viên thường cảm thấy khô khan, các sự kiện và nhân vật lịch sử dày đặc
thiếu hình ảnh khiến giáo viên cảm thấy khó truyền thụ một cách hứng thú cho
học sinh.
Bản thân môn sử ít được học sinh học tập một cách tích cực. Thường chỉ
là đối phó. Bài học lại chỉ thiên về chính trị, kinh tế hay các cuộc chiến tranh nên
khi tiếp thu bài học học sinh thường phải ghi nhớ một cách máy mọc các mốc sự
kiện, hiện tượng lịch sử điều đó dẫn tới học sinh chán, ngại học môn lịch sử.
Những năm gần đây tình trạng học sinh nắm về kiến thức lịch sử nhất là lịch sử
dân tộc quá mơ hồ thậm chí thiên lệch đã khiến cho dư luận xã hội phải lên
tiếng. Đã có những học sinh viết:" Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch lịch sử
quan trọng chính vì thế Bác nói hãy để tôi chỉ huy chiến dịch này, chiến dịch
diễn ra vô cùng ác liệt trong hai ngày ba đêm cuối cùng giành thắng lợi đưa Lê
Lợi lên làm vua". Về vấn đề thực trạng bộ môn hiện nay còn rất nhiều điều đáng
để suy ngẫm. Nhưng một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh nắm bắt
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
các sự kiện lịch sử một cách sai lệch, mơ hồ là do các em không hứng thú, không
tích cực trong khi học tập nên không nắm được bản chất vấn đề.
2.2. Thực trạng đối với giáo viên.
Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay có nhiều giáo viên
đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, biết kết hợp một cách hài hòa
giữa các nguyên tắc, phương pháp dạy học khác nhau để làm cho bài giảng thêm
phong phú, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Có nhiều giáo viên đã ý thức được
vai trò của việc sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo bên ngoài đặc biệt là tài

liệu lịch sử vào trong giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh đối với bộ môn.
Khi được hỏi " Theo thầy cô có cần thiết phải sử dụng tài liệu tham khảo
trong dạy học lịch sử dân tộc không?", 100% giáo viên đều cho là cần thiết. Bởi
vì: Sử dụng tài liệu tham khảo đúng cách, hợp lí không chỉ góp phần làm cho
bài học lịch sử thêm phần hấp dẫn mà còn góp phần nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của giáo viên. Vì vậy, nhều giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm,
tâm huyết với nghề đã đầu tư thời gian tìm tòi và sử dụng các nguồn tài liệu
tham khảo vào trong các bài dạy lịch sử góp phần tạo hứng thú đối với học sinh
và nâng cao hiệu quả bài học.
Tuy nhiên thực tiễn phần lớn giáo viên đã có ý thức sưu tầm và sử dụng tài
liệu tham khảo vào dạy học lịch sử nhưng không thường xuyên và chỉ mang tính
chất minh họa. Một số ít giáo viên chưa biết cách khai thác và sử dụng nguồn tài
liệu này trong dạy học lịch sử.
Ở các trường phổ thông hiện nay tài liệu tham khảo thường được sử dụng
theo các hình thức sau đây: sử dụng trong các bài giảng lịch sử, trong hoạt động
ngoại khóa, trong kiểm tra Phương pháp được sử dụng đối với tài liệu tham
khảo khi đưa vào các bài giảng lịch sử rất đa dạng như: Thông báo, tường thuật,
miêu tả, giải thích, đàm thoại, phất vấn. Điều đó tạo nên sự phù hợp với nội
dung từng bài giảng, từng sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể . Đồng thời, sử dụng
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
các phương pháp như vậy còn có tác dụng phát huy sức tính độc lập, sáng tạo
trong tưu duy của học sinh, tạo điều kiện cho các em tích cực, chủ động lĩnh hội
kiến thức.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên chỉ sử dụng SGK là tài liệu để truyền đạt
làm cho bài học trở nên khô khan, nhàm chán. Điều này một phần do giáo viên
chưa có khả năng, thiếu tích cực trong việc thu thập, sử dụng tài liệu tham khảo
trong dạy học lịch sử. Một số ít giáo viên không biết cách tích hợp các tài liệu
tham khảo và sử dụng chúng cho phù hợp với nội dung bài học. Một số giáo viên
lại chỉ có thể sử dụng tài liệu tham khảo trong việc minh họa bài giảng trên lớp

mà chưa biết cách khai thác các nội dung lịch sử được đề cập đến trong các tác
phẩm hoặc chưa chú ý đến việc học sinh làm bài tập ở nhà như sưu tầm, đọc các
tài liệu.
Như vậy đối với giáo viên hầu hết đều nhận thức được vai trò của việc sử
dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử song việc thu thập sử dụng như
thế nào trong từng bài học để có tác dụng đối với cảngười dạy và người học thì
còn có nhiều điều cần luận bàn. Vấn đề đặt ra là phải có nhận thức đúng và có
phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo hợp lí để việc dạy học sử đạt kết quả
cao hơn làm cho các em yêu thích, hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc để định hướng
đúng đắn cho hành động của mình đối với lịch sử dân tộc.
2.3 Thực trạng đối với học sinh.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông
hơn tám năm, qua thực tiễn giảng dạy và bản thân đã tích cực trong việc sử
dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy thực tiễn tâm lí, thái
độ, nhận thức của học sinh đối với việc các thầy cô giáo sử dụng tài liệu tham
khảo trong các tiết dạy lịch sử.
Hầu hết các em đều rất hứng thú và chăm chú, tích cực xây dựng xây dựng
bài trong những gìơ học lịch sử mà giáo viên sử dụng nguồn tài liệu tham khảo
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
một cách hợp lí. Có nhiều học sinh đã phát biểu " Những giờ học lịch sử của cô
làm cho em vô cùng thích thú, em thấy môn lịch sử không còn khô khan, dày đặc
các sự kiện nữa mà lịch sử trở nên gần gũi, như là hơi thở của cuộc sống vậy.
Đặc biệt là những tiết cô giáo đan xen giữa nội dung lịch sử và những câu
chuyện những ý kiến đánh giá nhận xét làm cho chúng em thấy dễ nhớ, dễ học
và hứng thú với mỗi tiết học".
Thực tế giảng dạy lịch sử gần 10 năm ở trường THPT tôi đã tiến hành nhiều
phương pháp trên cùng một bài học và so sánh cho thấy nhứng tiết sử dụng tài
liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học thì học sinh rất chăm chú lắng
nghe, thích thú trao đổi thảo luận, hứng thú với những câu hỏi của giáo viên. Khi

tiến hành điều tra ở lớp 10a5 năm học 2009-2010 với câu hỏi:"Em thấy như thế
nào với những tiết giảng lịch sử mà các thầy cô giáo sử dụng tài liệu tham
khảo trong bài học ? .93% học sinh cho là "hứng thú", 4% chọn "rất hứng thú"
3% cho là "bình thường" và không có học sinh nào là không hứng thú.
Khi kiểm tra câu hỏi nhận thức sau tiết dạy về mức độ tiếp thu bài tại lớp 10
a1 năm học 2011- 2012 thì có 93 % đạt khá giỏi và 7% trung bình, không có yếu
kém. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài liệu tham khảo làm cho học sinh tiếp
thu bài một cách mau chóng, nhớ lâu và khắc sâu kiến thức.
Bên cạnh mặt tích cực thì vẫn có những hạn chế về nhận thức của học sinh về
việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử. Khi được hỏi :'các em có
hay đọc những tác phẩm có liên quan đến lịch sử không ?" . Có tới 94% học
trả lời là không hoặc ít khi đọc và nguyên nhân của điều này là do các em ít có
điều kiện đọc hoặc đến thư viện để tìm hiểu những nguồn tài liệu này và thời
gian học trên lớp và làm bài tập đã chiếm quá nhiều thời gian của các em.
Đồng thời xu hướng chung hiện nay của học sinh là yêu thích các môn học tự
nhiên hơn khoa học xã hội. Học tập môn lịch sử chỉ là môn phụ nếu lựa chọn
môn lịch sử thì tương lai thi vào các trường đại học rất hạn hẹp.
10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Từ thực tế giảng dạy cũng như qua trao đổi với đồng nghiệp về tình hình sử
dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử hiện nay cho thấy việc sử dụng tài
liệu tham khảo trong dạy học lịch sử là cần thiết. Phần lớn giáo viên đã ý thức
được việc sưu tầm và sử dụng tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm bài
học . Một số thầy cô đã sử dụng ở một mức độ nhất định và đạt được hiệu quả
bước đầu. Học sinh cũng rất hứng thú và say mê với những tiết học có sử dụng
tài liệu tham khảo. Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu tham khảo cũng còn nhiều
hạn chế. Làm thế nào để sử dụng tài liệu tham khảo vào trong giảng dạy có hiệu
qủa trên tất cả các mặt là không đơn giản. Nó đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực của mỗi
giáo viên giảng dạy lịch sử.
Qua những vấn đề trình bày ở trên, cho thấy sự cần thiết phải sử dụng tài

liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1. Mục tiêu bài học:
3.1.1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được:
- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở hai miền,nguy cơ chia
cắt đất nước càng gia tăng. Phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập
đoàn phong kiến đang thống trị, đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống
nhất lại đất nước.
- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng
lợi 2 cuộc kháng chiến ( chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân
tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng
của dân tộc
3.1.2. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất
nước.
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
3.1.3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.
3.2. MỘT PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG
DẠY HỌC BÀI “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,
bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII ”
Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học sinh ở trường phổ thông,
nó được biên soạn theo chương trình bộ môn, giúp học sinh nắm kiến thức cơ
bản, hiện đại có khả năng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và dể ôn tập,
củng cố những kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và bài tập ở nhà. Song điều
đó không có nghĩa là tất cả những gì đã trình bày trong sách giáo khoa đều rõ
ràng đầy đủ và cần thiết cho học sinh nắm vững. Trong tiết học 45 phút giáo viên

không thể nói hết tất cả những gì sách giáo khoa đã viết mà cần phải lựa chọn
kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất truyền thụ cho học sinh. Ngoài ra cần phải
luôn mở rộng lượng thông tin bằng những kiến thức bổ sung tức là phải nghiên
cứu, đọc thêm tài liệu tham khảo để làm cho bài giảng phong phú, sinh động
khắc sâu được kiến thức cơ bản.
Tài liệu tham khảo rất nhiều nhưng kết quả việc sử dụng tài liệu tham
khảo vào dạy học phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức dạy học của giáo viên. Nó
phải xuất phát từ mục đích,yêu cầu của bài học, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể
mỗi lớp mà đưa nguồn tài liệu nào cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả giáo dục
cao nhất.
Qua thực tiến giảng dạy ở trường phổ thông trong những năm vừa qua, tôi
đã sử dụng những phương pháp sau đây dể sử dụng tài liệu tham khảo vào bài
giảng góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
3.2. 1. Sử dụng tài liệu tham khảo để cụ thể hoá các sự kiện.
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Thứ nhất khi dạy mục I: " Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước cuối thế kỉ XVIII " Khi nói về tình hình nước ở thế kỉ XVIII giáo viên có
thể sử dụng đoạn tư liệu tham khảo sau đây: Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy
giờ “ Gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả,
xác chết chồng chất lên nhau.”đồng thời với phát vấn :”Vậy điểm nổi bật về tình
hình nước ta ở thế kỉ XVIII là gì”?
Qua nhận xét khách quan đó cho ta thấy dưới sự thống trị của chính
quyền phong kiến ở Đàng Trong, đời sống nhân dân cực khổ dẫn tới mâu thuẫn
giữa đại đa số nông dân với địa chủ và là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi
nghĩa nông dân mà trong đó tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.
Thứ hai khi dạy phần kháng chiến chống Xiêm (1785), giáo viên sử dụng
đoạn văn miêu tả đoạn sông Rạch Gầm- Xoài Mút và nêu câu hỏi “ Tại sao
Nguyễn Huệ lại chọn Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân
Xiêm?”

“ Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến sông Xoài Mút dài chừng 7 km.
Lòng sông ở đây lại mở rộng hơn 1km, có chỗ đến trên dưới 2km. Với đoạn sông
dài và lớn như vậy, quân Tây Sơn có thể dồn hàng trăm thuyền chiến của địch
lại mà tiêu diệt.
Hai bên bờ sôngMỹ Tho ở quảng này có một số thôn xóm, nhưng bấy giờ
còn thưa thớt, cây cỏ còn rậm rạp là những chỗ giấu quân và mai phục thuận lợi
của bộ binh Tây Sơn.
Khoảng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, dòng sông Mỹ Tho có cù lao Thớt
Sơn. Đây là một bãi đất bồi, chu vi dài 5 dặm ( khoảng 6 km)nằm hơi chếch về
phía nam sông Mỹ Tho, đối diện với cửa sông Xoài Mút. Bộ binh Tây Sơn bố trí
trên cù lao có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sãn sàng
tiêu diệt những tên liều lĩnh đổ bộ lên để tìm đường tháo chạy. ”
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Với địa hình trên bờ sông ở đây đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí một thế trận
tiến công vận động lớn, cho phép quân Tây Sơn bao vây chặt rồi chia cắt, tiêu
diệt toàn bộ quân địch.
Thứ ba, khi trình bày về diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút, giáo viên
kết hợp với lược đồ để miêu tả:
“ Khoảng đầu canh năm ngày 19 tháng 1 năm 1785, đoàn thuyền chiến
của địch lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn ở Rạch Gầm và Xoài Mút.
Từ đây dòng sông mở rông quang đãng, đoàn thuyền địch trên 300 thuyền lớn
nhỏ xếp thành đội hình tiến nhanh về phía Mỹ Tho. Khi đoàn thuyền đã vào hết
trong khúc sông được chọn làm trận quyết chiến, Nguyễn Huệ ra lện công kích.
Mở đầu trận đánh, hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất
ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân dịch vào vòng vây đã bố trí sãn. Đồng
thời đại bác của Tây Sơn từ hai bên bờ sông và cù lao Thớt Sơn bắn xối xả vào
khúc giữa đoàn thuyền địch lúc bấy giờ đang bị ùn lại.
Bị chặn đầu khóa đuôi và bị hỏa lực quân Tây Sơn áp đảo từ đầu, quân
địch hết sức hốt hoảng và đội hình bị rối loạn. Ngay sau đó, những đội thuyền

chiến của Tây Sơn từ các vị trí mai phục xông thẳng vào đội hình dang rối loạn
của địch, chia nhỏ đoàn thuyền của chúng ra từng mảng mà tiêu diệt. Quân Tây
Sơn thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt đánh kết thúc nhanh, gọn và đạt kết
quả hết sức to lớn và oanh liệt. Toàn bộ chiến thuyền của địch trên 300 chiếc
đều bị đánh đắm và phá hủy.”
Thứ tư, khi nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm,
giáo viên có thể nêu câu hỏi “ý nghĩa của chiến thắng chống quân Xiêm là gì? ”
và sử dụng nhận xét của các sử thần triều Nguyễn : “ Người Xiêm từ sau cuộc
bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như sợ
cọp” Như vậy bằng chiến thắng vang dội trong trận Rạch Gầm- Xoài Mút đã
14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất Gia Định và làm tiêu tan tham vọng của vua
Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.
Thứ năm, giáo viên có thể sử dụng tài liệu tham khảo để minh họa cho sự
tàn bạo của quân Thanh khi tiến hành xâm lược nước ta và đồng thời là sự tiếp
sức, sự ươn hèn, đốn mạt của vua Lê Chiêu Thống:
“ Bọn chúng kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức,
cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của
cải, hãm hiếp đàn bà, không còn khiêng sợ gì cả ”.
“Nước Nam từ khi có đế, có vương đến nay, chua thấy bao giờ có ông vua
luồn cúi đê hèn như thế.”
Thứ sáu khi nói về kết quả của trận Ngọc Hồi- Đống Đa, giáo viên sử
dụng tài liệu tham khảo để minh họa: đồn Ngọc Hồi, cứ điểm phòng ngự kiên cố
nhất của quân Thanh bị phá vỡ. Một bộ phận quan trọng quân địch bị tiêu diệt
tại trận. Mô tả trận đánh này Hoàng Lê nhất thống chí chép: “Quân Thanh chống
không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết Quân Tây Sơn thừa
thắng chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng máu chảy thành suối, quân Thanh
đại bại.”
Đoạn nói về Tôn Sĩ Nghị khi nghe tin thất trận thì hết sức hoảng hốt, như

trong bản tấu gửi về triều đình nhà Thanh, ông ta cảm thấy “quân giặc nhiều
quá” quân Thanh thì bị “ Vây hãm bốn mặt, hắn sợ mất mật” và “ngựa không kịp
đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn kỵ mã của mình chuồn trước qua
cầu phao” Chủ tướng bỏ chạy “ Quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hốt, tan
tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau rơi xuống mà chết rất
nhiều” Qua khỏi cầu phao sang bờ Bắc sông Nhị, Tôn Sĩ Nghị lại sợ quân Tây
Sơn lợi dụng cầu phao đuổi theo. Chỉ lo bảo toàn tính mạng bản thân, viên bại
tướng đó không ngần ngại ra lệnh “ Cắt đứt cầu phao để chẹn phía sau”. Hành
động ích kỉ và tàn nhẫn của Tôn Sĩ Nghị đã làm cho hàng vạn quân Thanh bị
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
dòng nước sông Nhị cuốn trôi “ Cầu gãy người chết vô kể, nước sông Nhị vì thế
mà tắc nghẽn không chảy được”
Giáo viên kết luận : Bằng thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến, dân tộc
ta dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đập tan mộng tưởng cướp nước của
phong kiến Mãn Thanh và âm mưu bán nước của bè lũ Lê Chiêu Thống, giải
phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của nước ngoài, giữ vững nền độc lập, tự do
của tổ quốc.
Việc sử dụng tư liệu tham khảo để xây dựng những đoạn tường thuật như
trên còn có tác dụng tích cực trong việc gây hứng thú cho học sinh, góp phần làm
cho bài giảng thêm phần sinh động chánh sự nhàm chán trong khi học sử vì phải
tiếp thu những con số, sự kiện khô khan thiếu hình ảnh và biểu tượng
3. 2. 2. Sử dụng tài liệu tham khảo để phân tích, giải thích sự kiện, hiện
tượng lịch sử:
Thứ nhất, khi dạy mục I "Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất
nước cuối thế kỉ XVIII" giáo viên có thể dùng câu hỏi sau để khích sự tìm tòi của
học sinh : em biết gì về quê hương và tên gọi của Quang Trung- Nguyễn Huệ?
Sau đó giáo viên sử dụng tài liêu tham khảo để giúp các em hiểu thêm về những
vấn đề này. Tổ tiên của anh em Tây Sơn vốn ở làng Thái Lão (huyện Hưng
Nguyên- Nghệ An), hiện nay ở địa phương còn lưu truyền truyền thuyết về anh

em Tây Sơn. Trong bài về làng Thái Lão có hai câu đầu:
“ Xã Thái Lão phát vương
Trai anh hùng tráng kiệt”
Giữa thế kỉ XVII, quân Nguyễn vượt sông Gianh bắt nhiều nông dân ở
Nghệ An, cưỡng bức vào khai hoang ở Đàng Trong.Tổ 4 đời của Tây Sơn là 1
trong những nạn nhân đó.
16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Mọi tài liệu đều thừa nhận tổ tiên anh em Tây Sơn là họ Hồ. Nguyễn Huệ
lúc còn nhỏ gọi là chú ba Thơm (Hồ Thơm). Thầy giáo Hiếu ở làng cho Thơm là
hoa Huệ, Thơm nên đổi là Huệ, vì Huệ vẫn là Thơm nhưng hay hơn.
Thứ hai, giáo viên dùng tài liệu tham khảo kết hợp với kênh hình để phân
tích vai trò của phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn trong cuộc kháng chiến chống
Thanh. Theo kế sách của Ngô Thì Nhậm trước sức mạnh ồ ạt của 29 vạn quân
Thanh liền cho quân rút về Tam Điệp (Ninh Bình) , Biện Sơn (Thanh Hóa).
Quân ta lợ dụng địa hình lợi hại ở vùng này, xây dựng thành một chiến tuyến
vững chắc vừa có thể chặn đứng cuộc tiến công quân địch vào phía Nam, vừa
chuẩn bị địa bàn tập kết cho đại quân và căn cứ xuất phát cho cuộc phản công
sau này. Quang Trung đã rất khen kế đó “Nén nhịn để tránh mũi nhọn của
chúng, ta chia quân ra trấn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng
quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy rất đúng.”
Thứ ba, giáo viên kết hợp cả tài liêu tham khảo và câu hỏi “ Phân tích ý
nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ của vua Quang Trung ”. Tại Thọ Hạc (thị xã
Thanh Hóa), Quang Trung làm lễ “thệ sư” và ra lệnh “ Bớ chư quân, Phàm ai
bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muốn thì
hãy xem ta giết vài vạn ngươì trong một trận, đó không phải chuyện hiếm lạ
đâu”. Cũng trong buổi lễ tuyên thệ trang trọng đó, Quang Trung đọc bài hiểu
dụ tướng sĩ với những lời tuyên bố đanh thép biểu thị cao độ ý chí độc lập, tựu
chủ và quyết tâm tiêu diệt địch:
Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
Theo nguyên văn chữ nôm của Quang Trung. Hai câu nói lên ý thức đánh giặc
để bảo vệ nền văn hóa dân tộc lâu đời, để giữ gìn những phong tục tập quán của
nhân dân. Hai câu giữa nói lên quyết tâm đánh tiêu diệt khiến cho quân giặc
không còn chiếc xe nào trở về, không còn mảnh giáp nào nguyên. Câu cuối
nghĩa là: đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.
Lễ “Thệ sư” ở Thọ Hạc là một hình thức động viên chính trị có tác dụng
bồi dưỡng thêm bước nữa ý chí, nghị lực và khí thế của quân đội, nâng cao tầm
vóc của quân đội lên ngang với yêu cầu của sứ mạng lịch sử. Sách Lê quý ký sự
mô tả không khí buổi lễ như sau: “Huệ vừa dứt lời, chư quân dạ ran như sấm,
rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang,
quân lính qấp đường ra Bắc ”
Thứ tư, giáo viên dùng tài liệu để phân tích, chứng minh cho tài nghệ dùng
binh của Quang Trung trong phần tiểu kết cuối mục 2 “Kháng chiến chống
Thanh”. Quang Trung là một nhân vật lịch sử đặc sắc trong thế giới Đông Tây
Kim Cổ. Sự xuất hiện của ông vào thế kỉ XVIII là một kỳ thú, niềm tự hào của
dân tộc Việt Nam. Tài năng xuất sắc của Quang Trung được biểu hiện trên nhiều
mặt: chính trị, văn hóa, ngoại giao Đặc biệt về phương tiện quân sự, ông là một
thiên tài xuất chúng, một danh tướng trăm trận trăm thắng.
Những kẻ thù đương thời cũng phải thừa nhận đúng tầm vóc và thiên tài
của Nguyễn Huệ: Quân Nguyễn cho Nguyễn Huệ “Ứng biến như thần” giặc
Xiêm thua trận đầu năm 1785 coi Nguyễn Huệ là “ Tướng nhà trời” còn Tôn Sĩ
Nghị nghe thấy ông đưa quân ra Thăng Long thì “Sợ mất mật, bủn rủn chân tay ”
và báo với Càn Long là do bọn Lê Chiêu Thống “ Nghe tin Nguyễn Huệ thân
hành đem binh đến mất cả hồn vía, bỏ chạy, làm cả đội quân thiên triều cũng

chạy theo”.
Trong nghệ thuật quân sự của người anh hùng áo vải thì yếu tố thần tốc là
nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo. Năm 1788, Quang Trung hai lần ra Thăng Long,
18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
lần đầu vào tháng 4 để phán xét tên phản bội Vũ Văn Nhậm, đội quân có 150 voi
với 100 võng thế mà đoạn đường từ Phú Xuân ra Thăng Long chỉ chưa đầy 10
ngày.
Lần thứ hai – là cuộc phản công tiêu diệt quân xâm lược Thanh, ra đi từ
Phú Xuân vào ngày 22 tháng 12 năm 1788 đến 30 tháng 1789 đã vào Thăng
Long chỉ mất 40 ngày. Bằng phương tiện vận chuyển thô sơ, điều kiện đi lại
hiểm trở khó khăn của nước ta vào thế kỷ XVIII, trên hành quân lại vừa tuyển
quân, bồi dưỡng sức chiến đấu, vừa đánh địch trên hệ thống phòng thủ Thăng
Long ở tuyến phía Nam, dày đặc gần 100km.
Ví dụ tiêu biêu, vừa đến Tam Điệp, Quang Trung đã tuyên bố với quân
lính ở Bắc Hà: “ Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã
tính sãn. Chẳng qua 10 ngày có thể đuổi được người Thanh”
.
3. 2. 3. Sử dụng tài liệu tham khảo để làm kết luận, chứng minh cho một
luận điểm khoa học.
Ví dụ khi chứng minh luận điểm đánh giá về công lao bước đầu hoàn
thành sự nghiệp thống nhất đất nước giáo viên có thể sử dụng đoạn trích sau:
“Tuy còn dang dở, nhưng thực tế là phong trào Tây Sơn và vương triều Quang
Trung đã gạt bỏ được những cản trở lớn nhất của nền thống nhất quốc gia- đó
là tình trạng chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài và tình trạng phân quyền của
những tập đoàn phong kiến đối nghịch”.
Đoạn trích trên đã đánh giá đầy đủ về sự nghiệp thống nhất đất nước của
Phong trài Tây Sơn. Đến thời Gia Long với việc lên ngôi hoàng đế năm 1802, đó
cũng là sự chín muồi của nền thống nhất, đất nước liền một dải từ Bắc tới Nam,
dưới sự lãnh đạo của một nhà nước phong kiến chuyên chế tập trung.

Hay đánh giá về những chính sách tiến bộ của vương triều Quang Trung
ta có thể sử dụng một đoạn trong Chiếu lập học: “Nho sinh và sinh đồ cứ đợi
19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
đến kỳ thi, hạng ưu thì tuyển vào, hạng kem, thì bãi học ở trường xã còn như
sinh đồ ba quan nhất thiết bắt về làm dân, cùng dân chịu sưu dịch”
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Tôi đã tiến hành trên hai đối tượng lớp 10a9,10a8 không sử dụng tài liệu
tham khảo kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
10a8 45 0 10
22,3 %
19
42,2%
16
35,5%
0
10a9 44 1
2,3%
9
20,9%
20
46,5%
13
30,3%
0
và các lớp 10a1; 10a2; 10a3; 10a4 đưa tài liệu tham khảo và trong bài dạy
đạt kết quả sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
10a1 40 13

32,5%
23
57,5%
4
10%
0 0
10a2 44 12
27,3%
22
50%
10
22,7%
0 o
10a3 45 9
20%
17
37,8%
19
42,2%
0 0
10a4 44 8
18,1%
20
45,4%
16
36,5%
0 0
20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. Kết luận
Để đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn lịch sử có nhiều phương pháp
khác nhau, tuỳ thuộc vào từng bài học và đối tượng học sinh mà người giáo viên
nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp vừa tạo dược hứng thú cho học sinh
vừa nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học bộ mộn. Sử dụng tài liệu tham khảo
trong dạy học lịch sử là một trong những phương pháp thường được sử dụng để
tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học. Tuy nhiên để sử dụng thành công
phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo giáo viên cần nắm vững những nguyên
tắc của bộ môn và đối tượng áp dụng.
Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua tại một trường bán công
mà điều kiện dạy và học còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi đã cố gắng rất
nhiều trong việc đưa nhiều phương pháp khác nhau trên cùng một đối tượng dạy
học. Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học bài “ Phong trào Tây Sơn và
sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” SGK lịch sử 10
chương trình chuẩn đã cho tôi những thành công sau mỗi tiết dạy. Học sinh
không còn thờ ơ với những tiết học lịch sử mà các em thực sự hứng thú và say
mê từ đó tích cực học tập bộ môn.
II. Kiến nghị đề xuất:
*Kiến nghị đối với nhà trường:
- Có phòng học đa năng để giáo viên có thể sử dụng kết hợp nhiều phương
tiện dạy học một cách dễ dàng, hiệu quả.
21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
- Có những chủ trương, biện pháp cụ thể động viên những giáo viên ứng
dụng những cách dạy sáng tạo, nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Có thêm nhiều đầu sách tham khảo tạo điều kiện để giáo viên sử dụng.
*Kiến nghị đối với Sở giáo dục và đào tạo:
- Thường xuyên có những lớp bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm giảng dạy
đối với đội ngũ giáo viên.
Kinh nghiệm nhỏ này của tôi hy vọng có thể được chia sẻ với đồng

nghiệp. Tuy nhiên nó cũng còn có những hạn chế nhất định mong được sự đóng
góp của đồng nghiệp để sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học hiện
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo
dục 1999
2. Đỗ Bang, Những khám phá về hoàng đế Quang Trung, NXB Thuận Hóa
năm 2003
3. Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá
Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Quân
đội nhân dân 1976
22
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
4. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Thiết kế bài giảng lịch sử THPT,NXB
Đại học quốc gia Hà Nội 1998
5. Nguyễn Xuân Trường, Giáo Án lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn, NXB
Giáo dục 2006
6. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Cơ, Sách giáo khoa lịch sử 10 chương
trình chuẩn , NXB giáo dục 2006
7. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Cơ, Sách giáo viên lịch sử 10 chương
trình chuẩn, NXB giáo dục 2006
8. UBND tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo khoa học- Chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, năm2008
23
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 2

II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TRƯỚC KHI ĐƯA
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
2.1. Thực trạng chung 4
2.2. Thực trạng đối với giáo viên 5
2.3. Thực trạng đối với học sinh 6
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 7
3.1. Mục tiêu của bài học 7
3.2. Một số phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học bài
“Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc
cuối thế XVIII”
8
3.2. 1. Sử dụng tài liệu tham khảo để cụ thể hoá các sự kiện 8
3.2.2. Sử dụng tài liệu tham khảo để phân tích, giải thích sự kiện, hiện
tượng lịch sử
11
3.2.3. Sử dụng tài liệu tham khảo để làm kết luận, chứng minh cho một
luận điểm khoa học
13
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 13
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 14
24
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Email:
25

×