Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

lịch sử việt nam cận hiện đại (1858-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 278 trang )


HÀ MINH HỒNG










LỊCH SỬ VIỆT NAM
CẬN HIỆN ðẠI
(1858 – 1975)












NHÀ XUẤT BẢN ðẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH,
2005

2




LỊCH SỬ VIỆT NAM
CẬN HIỆN ðẠI
(1858 – 1975)


3

LỜI NÓI ðẦU
Lịch sử Việt Nam cận - hiện ñại (thời kỳ 1858 - 1975) là lịch
sử ñấu tranh anh dũng ngoan cường của dân tộc Việt Nam chống chủ
nghĩa thực dân và phát xít. Quá trình ấy, nhân dân ta ñã không chịu
khuất phục trước sự thống trị, áp bức tàn bạo của ngoại bang, liên tục
ñứng lên kiên quyết chống xâm lược, giành lại ñộc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia dân tộc; bảo vệ và phát
huy những thành quả của cách mạng tháng Tám; từng bước kiến thiết
ñất nước theo con ñường chủ nghĩa xã hội, làm tiền ñề cho công cuộc
thống nhất ñất nước. Từ những bi hùng của thời kỳ mất nước, ñến
những ngày bão táp cách mạng mùa Thu, và kháng chiến 3000 ngày
không ngủ, những năm tháng hào hùng “xẻ dọc Trường Sơn ñi cứu
nước”, nhân dân Việt Nam ta ñã viết tiếp những trang sử vàng của
truyền thống chống xâm lăng, ñã nêu cao chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam trong thời ñại Hồ Chí Minh.
Các chương của tập sách này phản ánh khái quát và tóm lược
những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam hơn một thế kỷ, trong
ñó làm toát lên chủ nghĩa yêu nước và nguyện vọng thiết tha của dân
tộc về nền ñộc lập tự do của Tổ quốc thống nhất. Những nội dung
phong phú khác của lịch sử sẽ ñược ñề cập ñến trong các công trình
tiếp sau. Tập sách ñược xuất bản với mong muốn sẽ ñược ñồng

nghiệp và sinh viên ñóng góp xây dựng khi ñọc và khi học, ñể lần tái
bản sau ñược hoàn chỉnh hơn.
Nhân lần xuất bản này, chân thành cảm ơn Hội ñồng khoa
học Khoa Lịch sử, các ñồng nghiệp trong và ngoài Khoa Lịch sử
trường ðại học Khoa học xã hội và Nhân văn; cảm ơn Nhà xuất bản
ðại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ñã tạo ñiều kiện cho sách
ñược xuất bản.
Thành phố Hồ Chí Minh, 13 tháng 7 năm 2005
TÁC GIẢ

4



5

CHƯƠNG I
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

I. THỰC DÂN PHÁP ðÁNH CHIẾM VIỆT NAM - NHÂN DÂN
NAM BỘ GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ CHỐNG XÂM LƯỢC
1. Việt Nam dưới triền Nguyễn ñối phó với âm mưu xâm
lược của thực dân Pháp
Từ lâu các thương nhân, giáo sĩ phương Tây, trong ñó có
thương nhân và giáo sĩ người Pháp, ñã có mặt ở Việt Nam ñể tìm
kiếm thị trường và ñạo trường mới. Sau khi bị ñẩy ra khỏi thuộc ñịa
chung với Anh ở An ðộ, tư bản Pháp ñã ra sức tìm kiếm thuộc ñịa
mới ở miền viễn ñông. Năm 1769, cùng lúc với sự ñóng cửa Công ty
ðông An Pháp ở An ðộ, Hội truyền giáo của Pháp ở nước ngoài

ñược thành lập. Tư bản Pháp cấu kết với giáo hội ñể mở cửa các
quốc gia phong kiến phương ðông, trong ñó có Việt Nam.
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771) và chuyển thành phong
trào dân tộc mạnh mẽ. Lợi dụng lực lượng Nguyễn Ánh chống Tây
Sơn, thông qua việc ký Hiệp ước Versailles (28/7/1787), thực dân
Pháp muốn xúc tiến việc can thiệp vào nội tình Việt Nam; nhưng ñến
trước thế kỷ XIX thực dân Pháp vẫn chưa thực hiện ñược âm mưu
xâm lược ở xứ này.
Sau cuộc chiến chống Tây Sơn và vương triều Nguyễn Quang
Trung, thì vương triều Nguyễn Gia Long ñược thiết lập (1802). Nửa
ñầu thế kỷ XIX, các vương triều Nguyễn từ ñời Gia Long ñến ñời
Minh Mạng, Thiệu Trị và ñầu ñời Tự ðức, ñã cho thi hành nhiều
chính sách ñối nội và ñối ngoại nhằm củng cố phát triển quốc gia về
chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng.

6

Tuy nhiên, triều Nguyễn ñã xây dựng bộ máy chính trị quan
liêu, ñộc ñoán và sâu mọt; xây dựng nền kinh tế tiểu nông không có
khả năng phát triển thành kinh tế hàng hoá; kinh tế công thương bị sa
sút và bế tắc. Một số biện pháp khuyến nông không ñủ làm thay ñổi
sự trì trệ lạc hậu của ñời sống kinh tế. Những tiến bộ ở một số lĩnh
vực văn hóa không ñủ làm thay ñổi cả nền học thuật cổ hủ và tư
tưởng bảo thủ. Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn bất ổn với tình
trạng xiêu bạt của nông dân ngày càng lớn, mâu thuẫn giai cấp ngày
càng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân ngày càng nhiều. ðất nước lâm
vào cuộc khủng hỏang suy vong trầm trọng.
Có thể nói, những biện pháp của các vương triều Nguyễn
không ñem lại hiệu quả phát triển kinh tế, không làm cho ñất nước ổn
ñịnh về chính trị, không ñưa quốc gia ñến sự hùng mạnh ñể ñủ sức

chống lại những âm mưu thôn tính của ngoại bang.
Trong khi ñó chính sách ñối ngọai của triều ñình Nguyễn
không những lạc hậu với thời cuộc, không thích hợp trong bang giao
với các nước láng giềng, mà còn có những sai lầm và mù quáng
trước những diễn biến của tình hình thế giới ñang chuyển ñộng theo
quy luật phát triển của nó. ðặc biệt là những biện pháp của các
vương triều Nguyễn ñối phó với âm mưu xâm lược của chủ nghĩa
thực dân phương Tây (cấm ñạo, cự tuyệt buôn bán, cự tuyệt ngọai
giao…) ñã không thể ñem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn thực dân
Pháp thực hiện dã tâm xâm lược, ñồng thời còn tạo cho chúng có cớ
ñể can thiệp và ñem quân sang ñánh Việt Nam.
Về phía thực dân Pháp, suốt 70 năm kể từ ký Hiệp ước
Versailles (1787) ñến năm lập Hội ñồng Nam kỳ (1857), tư bản Pháp
ñã tìm ñủ mọi cách ñể mở cửa Việt Nam. Chúng ñã từng bước can
thiệp vào nội tình ñất nước, khiêu khích bằng quân sự, ñưa ra yêu
sách tự do truyền ñạo, tự do buôn bán, ñưa ra chiêu bài ngọai giao
hữu hảo, tìm nguyên cớ cho cuộc chiến tranh. ðó thực chất chỉ là quá
trình chuẩn bị của tư bản Pháp trong việc thực hiện âm mưu chiến

7

lược: muốn thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc ñịa và
căn cứ ở Viễn ðông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, nhằm giành
giật thị trường với tư bản Anh và các tư bản khác ở khu vực béo bở
này.
Tháng 7/1857 Napoléon III quyết ñịnh vũ trang can thiệp
Việt Nam với lý do: Bảo vệ quốc thể, bảo vệ ñạo, khai hóa văn minh.
Sau khi buộc triều ñình nhà Thanh ký Hiệp ước Thiên Tân
(27/6/1858) nhường cho liên quân Anh - Pháp nhiều quyền lợi ở
Trung Quốc, chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha

kéo xuống phía Nam, dàn quân trước cửa bể ðà Nẵng. Chúng ñã sẵn
sàng hành ñộng vũ trang xâm lược Việt Nam.
2. Từ mặt trận ðà Nẵng ñến mặt trận Gia ðịnh
Mờ sáng ngày 1/9/1858 quân xâm lược Pháp gửi tối hậu thư
cho Tổng ñốc Nam Ngãi ñòi quan quân nhà Nguyễn ở ñây phải ñầu
hàng. Liền ñó 2.500 quân Pháp do Phó ñô ñốc Rigault de Genouilly
chỉ huy, với 13 chiến thuyền, 50 ñại bác, cùng với 1 chiến thuyền
450 quân Tây Ban Nha do ñại tá Palanca chỉ huy, bắt ñầu tấn công
bán ñảo Sơn Trà (ðà Nẵng) mở ñầu qúa trình ñánh chiếm Việt Nam.
Chúng muốn thực hiện ñánh nahnh thắng nhanh bằng việc chiếm lấy
ðà Nẵng làm bàn ñạp ñể ñánh sâu vào nội ñịa, thiết lập hậu phương
rồi thúc quân ñánh ra Huế buộc triều ñình Nguyễn ñầu hàng, kết thúc
chiến tranh.
Nhưng cuộc ăn cướp trắng trợn ấy của Pháp không kết thúc
nhanh chóng như chúng tưởng. Quân dân ðà Nẵng dưới sự chỉ huy
của Nguyễn Tri Phương ñã xây dựng phòng tuyến chống giặc, ñánh
bật các cuộc tấn công của quân Pháp - Tây Ban Nha. Quân ñịch bị sa
lầy ở mặt trận ðà Nẵng.
ðể giải quyết khó khăn do cuộc chiến kéo dài và quyết tâm
ñánh chiếm Việt Nam, từ tháng 2/1859 quân Pháp - Tây Ban Nha
liền mở mặt trận mới ở Gia ðịnh, song chúng cũng bị sa lầy ở ñó.

8

Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ñánh chiếm Việt Nam lúc này là Le
Page cho quân rút khỏi ðà Nẵng, gửi thư xin nghị hòa với triều ñình
Huế ñể cứu những vị trí chiếm ñóng của chúng ñang chìm trong cuộc
kháng chiến nhân dân ở miền Lục Tỉnh.
Bằng việc lựa chọn kế “Trì cửu”, chủ trương “Thủ ñể hòa”,
“Lấy tư cách chủ ñợi khách, thi hành kế giữ lâu dài ñể ñợi họ mỏi

mệt”, triều ñình Nguyễn ñã bỏ lỡ thời cơ bảo vệ nền ñộc lập dân tộc.
Khi ñô ñốc Charner sang thay chỉ huy quân Pháp ñánh chiếm Việt
Nam, thì ở chiến trường Gia ðịnh, Thống ñốc quân vụ ñại thần
Nguyễn Tri Phương ñược giao nhiệm vụ toàn quyền mặt trận này.
Quân Pháp quyết tâm ñánh chiếm Gia ðịnh ñể làm bàn ñạp chiếm
toàn bộ Lục Tỉnh, còn quân dân của Nguyễn Tri Phương tập trung
xây dựng ðại ñồn Chí Hòa.
Song ñã ñến lúc thành trì phong kiến dù kiên cố ñến ñâu cũng
không chịu nổi sức tấn công của chủ nghĩa tư bản. Nguyễn Tri
Phương có 12.000 quân ñầy ñủ súng ñạn, lương thực, tự ñặt mình
trong thế chống ñỡ ñạo quân gần 5.000 lính Pháp - Tây Ban Nha từ
xa hàng ngàn dặm tấn công tới.
Sau khi có thêm tiếp viện, ngày 24/2/1861 quân Pháp - Tây
Ban Nha lại tấn công quân ñội nhà Nguyễn. Cuộc diễn ra rất quyết
liệt giữa quân ñội do Nguyễn Tri Phương chỉ huy giữ ðại ñồn Chí
Hòa, với quân Pháp - Tây Ban Nha kiên quyết tấn công ñánh chiếm
thành. Nhưng chỉ chưa ñầy 2 ngày, ðại ñồn Chí Hòa ñã nhanh chóng
thất thủ, Nguyễn Tri Phương và quân lính của ông rút về Biên Hòa.
Pháp chiếm ðại ñồn và từ ñó ñánh chiếm tòan bộ Gia ðịnh. Chúng
mở rộng tấn công ra các tỉnh xung quanh. Quan quân triều Nguyễn ở
các tỉnh chạy dài trước cuộc tấn công liên tiếp của quân Pháp. Tháng
4/1861 chúng ñánh xuống ðịnh Tường. Tháng 12/1961 chúng ñánh
lên Biên Hòa. Tháng 3/1862 chúng ñánh xuống Vĩnh Long… ðến
giữa năm 1862 ñã có 4/6 tỉnh ở miền Lục Tỉnh lọt vào tay quân xâm
lược.

9

3. Triều ñình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 -
Khởi nghĩa Trương ðịnh

Trước họa xâm lăng, nhân dân Lục Tỉnh ñã phối hợp với
quân ñội triều ñình kiên quyết chống lại quân Pháp. Những ngọn lửa
kháng chiến ñã bùng lên khắp nơi, chặn bước chân quân Pháp - Tây
Ban Nha và vây bắt chúng. Quân xâm lược càng mở rộng ñịa bàn
ñánh chiếm, thì chúng càng gặp nhiều khó khăn vì phải ñối phó với
các lực lượng “dân ấp, dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, họ
ñang ra sức ñánh Pháp giữ gìn quê hương ñất nước.
Thực chất là ñến giữa năm 1862, quân xâm lược Pháp ñánh
chiếm ñược 4 trong số 6 tỉnh Nam bộ, nhưng chúng phải chựng lại vì
bị sa lầy vào biển lửa của chiến tranh nhân dân ở Nam bộ ñang phát
triển nhanh chóng.
Trong ñiều kiện thuận lợi ấy, triều ñình Huế ñã không tranh
thủ giương cao ngọn cờ ñể cứu nước, ñể lãnh ñạo phong trào quần
chúng ứng nghĩa. Triều ñình phân hóa thành hai phái chủ chiến và
chủ hòa. Phái chủ chiến không quyết tâm kháng chiến, còn phái chủ
hòa - trong ñó có vua Tự ðức thì lo sợ sức mạnh của tàu ñồng, súng
ñạn của quân Pháp, ñồng thời họ lo sợ cả sức mạnh của phong trào
quần chúng ñang nổi dậy ñấu tranh chống Pháp ở miền Lục Tỉnh.
Ngày 5/6/1862, triều ñình cử các quan ñại thần là Phan Thanh
Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn ký với quân Pháp bản “Hòa ước
Nhâm Tuất”. Hòa ước gồm 12 ñiều khỏan với nội dung chủ yếu là:
triều Nguyễn nhượng hẳn ba tỉnh miền ðông và ñảo Côn Lôn cho
Pháp; chịu bồi thường chiến phí cho quân Pháp; cam kết phối hợp
với quân Pháp chống lại phong trào kháng chiến của nhân dân.
Hành ñộng ñầu hàng và thỏa hiệp ñó của triều ñình Nguyễn
không thể dập tắt cuộc chiến ñấu của nhân dân Nam bộ, ngược lại
càng làm cho ngọn lửa kháng chiến của nhân dân bốc lên ngùn ngụt.
Những cờ nghĩa “Bình Tây” phất lên khắp miền Lục Tỉnh. Quần

10

chúng nhân dân cùng với một bộ phận quân lính triều ñình ñi với
nhân dân, dưới sự lãnh ñạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, ñã
ñứng lên chống xâm lược và chống cả lực lượng tay sai của chúng.
Quá trình ấy cũng là quá trình chuyển ngọn cờ dân tộc từ tay giai cấp
phong kiến thống trị sang tay quần chúng nhân dân. Trong ñó khởi
nghĩa Trương ðịnh là tiêu biểu.
Ngay từ khi quân Pháp ñánh Gia ðịnh (tháng 2/1859) Trương
ðịnh ñã tổ chức dân binh ứng nghĩa với quân triều ñình, chống quân
Pháp xâm lược. Khi triều ñình ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862, làm
bùng nổ phong trào của các tầng lớp nhân dân “chống cả triều lẫn
Tây”, khởi nghĩa Trương ðịnh trở thành phong trào lớn, có sức qui
tụ nhiều lực lượng yêu nước ở Nam bộ ngày càng ñông. Những năm
1862-1864 nghĩa quân Trương ðịnh ñã hoạt ñộng trên một vùng rộng
lớn từ miền ðông xuống miền Tây Nam bộ. Lúc ñầu có khoảng 500
người, sau thành lực lượng gần 6.000 nghĩa quân, lấy Gò Công làm
căn cứ thủ hiểm ñể từ ñó tung ra ñánh Pháp. ðịch phải cầu cứu viện
binh từ Trung Quốc, Philippin, ñể tập trung công phá căn cứ Gò
Công và tiêu diệt nghĩa quân. Chúng còn sử dụng lực lượng tay sai
và cả những người từ nghĩa quân ñã ñầu hàng chúng, ñể chống lại
quân khởi nghĩa. Nghĩa quân Trương ðịnh nhiều lần ñánh cho quân
Pháp và tay sai những ñòn ñau, phải hao binh tổn tướng. Ngày
20/8/1864, tại căn cứ ở Gò Công, Trương ðịnh và những cận vệ của
ông lọt vào ổ phục kích của quân Pháp và lực lượng bội phản, buộc
ông và các nghĩa sĩ phải chiến ñấu ñến người cuối cùng, chịu hy sinh
tất cả chứ nhất quyết không ñể bị ñịch bắt.
(Ảnh Trương ðịnh nhận phong Soái)
Từ sau khi Trương ðịnh hy sinh, nghĩa quân của ông tiếp tục
chiến ñấu dưới cờ nghĩa của Trương Quyền (con của Trương ðịnh)
và các thủ lĩnh khác trên các ñịa bàn miền ðông Nam bộ. Một cuộc
khởi nghĩa này bị dập tắt, nhiều cuộc khởi nghĩa khác lại nổ ra, kiên

quyết chống quân xâm lược và tay sai của chúng.

11
Trong khi ñó ở Bắc Hà và miền Trung, những năm 1862-
1867 nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách áp bức của triều
ñình Nguyễn liên tiếp nổ ra (khởi nghĩa Cai Vàng, khởi nghĩa Chày
Vôi…). Quân ñội triều ñình ñã ñàn áp ñẫm máu các cuộc khởi nghĩa
nông dân. Nhiều lãnh tụ nông dân và quân nổi dậy bị giết hại, quần
chúng khởi nghĩa rất căm phẫn. Mâu thuẫn giữa triều ñình Huế và
các tầng lớp nhân dân ngày càng tăng lên. Trong khi ñó, chính sách
cấm ñạo, sát ñạo của triều ñình Huế vẫn tiếp tục. Quân Pháp tiếp tục
lợi dụng những mâu thuẫn này ñể can thiệp vào nội tình ñất nước.
ðiều ñó chứng tỏ triều Nguyễn vẫn chưa tập hợp ñược lực
lượng dân tộc ở các vùng còn lại ñể bảo vệ ñất nước; ngược lại họ
chỉ làm cho khả năng tự vệ của ñất nước bị hủy hoại thêm. Quân
Pháp ở Nam bộ ñược củng cố và chúng lấn tới, âm mưu thôn tính nốt
các tỉnh còn lại ở miền Tây Nam bộ.
4. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Tháng 8/1863, thông qua một chuyến du ngoạn quân sự ñể
”thăm viếng hữu hảo” ở Campuchia, quân Pháp buộc triều ñình
Nôrôñôm ký bản “Hiệp ước hữu nghị và thương mại”. Theo ñó, Pháp
ñã áp ñặt ñược ách ñô hộ trên ñất nước này không tốn một viên ñạn.
Cũng từ ñây quân Pháp ñã ñặt các tỉnh miền Tây Nam bộ vào thế bị
cô lập ñể tiếp tục thôn tính tòan bộ miền Lục Tỉnh.
Triều ñình Nguyễn từ sau khi ñể mất 3 tỉnh miền ðông, ñã
chủ trương hòa với quân Pháp ñể chuộc lại ñất dấy nghiệp ở Gia
ðịnh. Do ñó, các tỉnh thành Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không
ñược củng cố ñể tăng cường phòng thủ, quân ñội triều ñình giữ các
tỉnh thành này không ñược ñặt trong tư thế sẵn sàng chiến ñấu vì sợ
ảnh hưởng ñến cuộc thương thuyết của triều ñình chuộc ñất Gia

ðịnh.
Chính vì vậy, quân Pháp tiếp tục lấn tới và ñe dọa triều ñình
Nguyễn ñể chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Trước thái ñộ bạc nhược của

12
triều ñình Huế, ngày 20/6/1867 quân Pháp kéo xuống Vĩnh Long và
dàn quân trước cửa thành Vĩnh Long, gây áp lực quân sự lớn ñối với
Phan Thanh Giảng, buộc ông phải giao thành Vĩnh Long cho chúng.
Tiếp ñó quân Pháp buộc Phan Thanh Giản viết thư, yêu cầu quan
quân triều ñình ñang trấn giữ các tỉnh thành An Giang và Hà Tiên
giao thành cho Pháp. Thế là trong mấy ngày từ 20/6/1867 ñến ngày
24/6/1867, quân Pháp ñã ñánh chiếm các tỉnh thành Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên không tốn một viên ñạn.
Sau khi ñể mất nốt 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản tuyệt
mệnh trước chén thuốc ñộc sau 17 ngày nhịn ăn và bất hợp tác với
quân Pháp. Triều ñình Huế trốn tránh trách nhiệm trong việc ñể mất
3 tỉnh miền ðông và bây giờ ñể mất 3 tỉnh miền Tây, ñổ lỗi trách
nhiệm cho một mình vị trung thần kia.
Các văn thân, sĩ phu và “Dân ấp, dân lân mến nghĩa” thì thiết
thực hơn, họ tụ nghĩa theo Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan
Liêm, ðỗ Thừa Long, ðỗ Thừa Tự, Thái Văn Nhíp, ðốc Binh
Kiều… lập căn cứ chống Pháp ñến cùng.
Mưu dũng có thừa và ñã làm cho quân ñịch hao binh tổn
tướng trong nhiều năm, song nhân dân tay không làm sao giành lại
ñược Lục Tỉnh ? Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực sau mấy năm phát
triển (từ 1867 - 1868) cũng phải chịu thất bại.
Năm 1868, tại pháp trường ở Hà Tiên, Nguyễn Trung Trực
hiên ngang trả lời giặc Pháp: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới
người Nam ñánh Tây”.
ðến năm 1885, sau hàng chục năm cai trị, quân Pháp vẫn

phải lo ñối phó với nghĩa quân của D6è Bường - Phan Công Hớn
trong cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu ở Hóc Môn - Bà ðiểm…
Quân xâm lược chiếm ñóng tòan bộ các tỉnh thành, bắt ñầu
biến Lục Tỉnh thành thuộc ñịa Nam kỳ. Chúng xây dựng Nam kỳ làm

13
bàn ñạp ñể ñánh chiếm các miền ñất còn lại của Việt Nam và cả
ðông Dương.
II. THỰC DÂN PHÁP MỞ RỘNG VIỆC ðÁNH CHIẾM RA BẮC -
SỰ SỤP ðỔ HOÀN TOÀN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
TRIỀU NGUYỄN
1. Thực dân Pháp mở rộng ñánh chiếm ra Bắc. Nhân dân
Bắc Hà ñứng lên kháng chiến lần thứ nhất
Triều ñình Huế ñể mất Nam kỳ là một sai lầm lớn. Tuy vậy
triều ñình vẫn không có biện pháp hữu hiệu ñể giữ các phần ñất còn
lại, mà chỉ lo chuộc ñất dấy nghiệp ở Gia ðịnh. Triều chính không
ñược sửa sang, chính sách kinh tế - xã hội không hề ñược thay ñổi,
việc ñối nội ñối ngoại cũng chưa có chuyển biến nào ñáng kể. Tình
hình ñất nước vẫn trì trệ, mâu thuẫn xã hội vẫn ngày càng tăng lên,
quốc gia không còn khả năng tự vệ trước họa xâm lăng.
ðứng trước tình hình ñất nước như vậy, ngay trong triều ñình
ở Huế cũng có nhiều người ñưa ra những bản “ðiều trần” và sáng
kiến ñể canh tân ñất nước, tự cường dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc
gia. Trần ðình Túc, Nguyễn Huy Tế, ðinh Văn ðiền, Nguyễn
Trường Tộ và cả Viện Thương Bạc, ai ai cũng tâm huyết với vận
mệnh nước nhà.
Nguyễn Trường Tộ có 14 tập ñiều trần, ñó là một hệ thống
những sáng kiến, cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Song
triều Huế và bản thân vua Tự ðức bảo thủ ñến mức phản ñộng, khi
họ ra các chiếu, dụ khiển trách mọi ñiều trần và cải cách.

Trong lúc ñó quân Pháp chuẩn bị ráo riết ñánh chiếm Bắc Hà,
cố giành trước “Vấn ñế sông Hồng” trong cuộc chạy ñua thị trường
miền Viễn ðông với các ñế quốc khác. Chúng củng cố Nam kỳ, khai
thác sức người sức của ở ñây phục vụ cho ñạo quân chiếm ñóng.
Chúng tăng thêm viện binh và thiết lập căn cứ hải quân, xây dựng
quân ñội tay sai người bản xứ, ñàn áp các phong trào khởi nghĩa của

14
nhân dân. Chúng gây sức ép với triều ñình Huế, can thiệp vào công
việc nội bộ của triều ñình, tìm mọi cách ñể buộc triều ñình Tự ðức
chấp nhận sự bảo hộ của chúng ở các phần ñất còn lại.
Bước sang năm 1872, Pháp không thể kiên trì tìm cách ra Bắc
bằng một “Hiệp ước” ñược nữa, chúng ñã sử dụng con bài thương
nhân là Jean Duipuis ñể mở ñường cho việc ñưa quân ñi ñánh chiếm.
Những cuộc khiêu khích của lực lượng thương nhân Pháp ở Hà Nội
ñiễn ra liên tục từ cuối năm 1872 ñến giữa năm 1873, khiến nhân dân
rất căm phẫn, chỉ ñợi lệnh của Tổng ñốc Nguyễn Tri Phương là họ
thẳng tay trừng trị, quét sạch bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Nhưng
Nguyễn Tri Phương ñã không dám quyết ñoán, còn triều ñình Huế thì
mắc bẫy khi yêu cầu Pháp ở Nam kỳ cho người ra Bắc “giải quyết vụ
J. Duipuis”.
Ngày 5/11/1873 lực lượng Pháp do Francis Garnier dẫn ñầu
ñã tới Hà Nội, chúng hợp quân với lực lượng nội gián của J.Duipuis.
F.Garnier còn ñược giao toàn quyền hành ñộng và tùy tình hình mà
thiết lập chế ñộ chính trị ở Bắc Hà. Chúng ngang ngược ñưa yêu sách
ñòi tước bỏ chủ quyền của quan quân Nguyễn Tri Phương ở Hà Nội.
Ngày 20/11/1873 chúng bất ngờ tấn công thành Hà Nội, buộc quân
dân Bắc Hà phải ñứng lên kháng chiến.
Dưới sự lãnh ñạo của Nguyễn Tri Phương, quân dân Hà Nội
tổ chức cuộc chiến ñấu anh dũng ngoan cường trên 5 cửa ô Hà Nội.

Tại Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng) nhân dân ñã phối hợp với ñội
quân hơn 100 người của triều ñình kiên quyết giữ thành. Cánh quân
của Nguyễn Lâm, con trai Nguyễn Tri Phương ñã chiến ñấu ñến
người cuối cùng ñể cản giặc… Nhưng 7.000 quân triều ñình trước ñó
không ñược tập luyện, lại thiếu chủ ñộng chiến ñấu, nên khi nghe tin
Nguyễn Tri Phương bị thương, họ ñã thiếu quyết tâm giữ thành.
Chiều ngày 20/11/1873 thành Hà Nội thất thủ. Quân Pháp thừa
thắng, từ Hà Nội chúng nhanh chóng ñánh chiếm các tỉnh vùng châu
thổ sông Hồng. Ngày 25/11/1873 Pháp chiếm Hưng Yên, Phủ Lý.

15
Ngày 3/12/1873 chúng ñem quân xuống Hải Dương. Ngày 5/12/1873
chúng tấn công Ninh Bình. Ngày 12/12/1873 chúng ñánh thành Nam
ðịnh…
Cũng giống như ở Nam bộ trước ñó, quân Pháp ñánh chiếm
các tỉnh thành tương ñối dễ dàng, vì quân ñội triều ñình giữ thành bỏ
chạy. Nhưng ñồng thời chúng vấp phải cuộc chiến ñấu của nhân dân
vô cùng quyết liệt. ðịch phải phân tán binh lực ñể chiếm ñóng,
nhưng càng phân tán lại càng mỏng và càng bị hao tổn.
Trong lúc quân Pháp bị sa lầy ở các tỉnh châu thổ sông Hồng,
thì một vòng vây của quân dân Bắc Hà ñã hình thành quanh Hà Nội.
Quân Hoàng Tá Viêm - Lưu Vĩnh Phúc từ Sơn Tây kéo về, ñược
nhân dân hỗ trợ, tất cả ñang rừng rực căm thù quân cướp nuớc và sẵn
sàng ñánh ñuổi tiêu diệt chúng.
Ngày 20/12/1873 Nguyễn Tri Phương mất. Cái chết của
người chủ tướng không chịu khuất phục trong tay quân Pháp, ñể lại
niềm tiếc thương to lớn cho quân dân ñang chiến ñấu.
Ngày hôm sau, 21/12/1873, ñể phá vòng vây Hà Nội, quân
Pháp thúc quân ñánh lên Hoài ðức. Nhưng ñại quân chúng vừa qua
khỏi Cầu Giấy thì lọt vào trận ñịa phục kích của quân Lưu Vĩnh

phúc. Ngay từ phút ñầu, ta ñã hạ sát tướng giặc F.Garnier.
Thấy chủ tướng bị tử trận, quân lính Pháp hoảng loạn quay về
cố thủ trong các tỉnh thành. Pháp ở Sài Gòn vội vàng tuyên bố trả
thành cho quan quân nhà Nguyễn và yêu cầu nhà Nguyễn ñàm phán.
Quân dân Bắc Hà càng phấn khởi và quyết tâm ñánh bại cuộc vũ
trang xâm lược của Pháp ở ñây.
Vậy mà triều ñình Huế lại bỏ lỡ cơ hội cứu nước và ñi thỏa
hiệp với Pháp. Ngày 15/3/1874 triều ñình ñã ký với Pháp bản Hòa
ước Giáp Tuất, mang tên “Hiệp ước hòa bình và liên minh”. Hiệp
ước có 22 ñiều khỏan với nội dung chủ yếu là: triều ñình Nguyễn
thừa nhận hoàn toàn chủ quyền của Pháp ở Lục Tỉnh Nam kỳ; cho

16
phép quân Pháp ñi lại, vận chuyển, buôn bán, kiểm soát, ñiều tra ở tất
cả các tỉnh thuộc Bắc bộ và Trung bộ. Ngày 31/8/1874 triều ñình
Huế còn cho ký một hiệp ước bổ sung cho hòa ước bán nước này,
xác ñịnh ñặc quyền kinh tế của Pháp ở khắp nước Việt Nam.
Ký kết Hiệp ước 1874 phản ánh sức mạnh quân sự có hạn của
Pháp trong việc ñánh chiếm Việt Nam, ñồng thời phơi bày khả năng
tự vệ ñã tê liệt của triều ñình Huế. ðến ñây toàn bộ ñất nước ta thực
chất ñã bị ñặt dưới quyền bảo hộ của thực dân Pháp, trong ñó Nam
kỳ ñã là ñất thuộc ñịa của chúng.
2. Nhân dân Bắc hà ñứng lên ñánh Pháp lần thứ hai
Mục tiêu của quân Pháp là ñánh chiếm toàn bộ Việt Nam,
buộc triều ñình Huế phải ñầu hàng, biến cả Việt Nam và ðông
Dương thành thuộc ñịa của chúng.
Lấy cớ ñưa quân ra Bắc duy trì hiệp ước Giáp Tuất, ngày
3/4/1882, ñạo quân viễn chinh Pháp do trung tá hải quân Henry
Rivière cầm ñầu, rời Nam kỳ tấn công ñánh Bắc Hà lần thứ hai.
Ngày 25/4/1882 Henry Riviere ñã gửi tối hội thư cho Tổng ñốc

Hoàng Diệu, với lời lẽ láo xược, ngay sau ñó chúng chúng nổ súng
ñánh thành Hà Nội.
Quân dân ta dưới sự lãnh ñạo của Hoàng Diệu lại bước vào
trận ñánh quyết liệt ở 5 cửa ô Hà Nội. Trên bờ sông Hồng, nhân dân
tự ñốt nhà cửa và vật dụng, tạo thành bức tường lửa ngăn cản bước
tiến công của quân Pháp. Tổng ñốc Hoàng Diệu dẫn ñầu các quân sĩ
xông lên mặt thành chống ñịch. Cử nhân Võ Nguyên ðồng tập hợp
hàng ngàn người trước cửa ñình Quảng Văn (cửa Nam) ñể tiến vào
thành hỗ trợ cho quân ñội triều ñình chiến ñấu.
Bỗng kho ñạn trong thành bốc cháy làm quân sĩ dao ñộng.
Thừa cơ ñó bọn xâm lược Pháp thúc quân phá vỡ cửa thành và ồ ạt
ñánh vào thành. Tổng ñốc Hoàng Diệu thấy tuyệt vọng ñã rút gươm
trích máu viết Di biểu cho nhà vua rồi tự vẫn. Thành Hà Nội thất thủ

17
lần thứ hai. Quan quân triều ñình bỏ chạy, phần ñông rút về miền
Sơn Tây ñể ñợi dịp kéo về vây thành ñánh Pháp như chín năm về
trước.
Quân Pháp sợ bị bao vây như lần trước, nên ñã tuyên bố trả
lại thành Hà Nội, ñồng thời chúng tăng thêm viện binh. Khi có viện
binh chúng vội vã ñánh chiếm Hòn Gai và các tỉnh vùng châu thổ
sông Hồng.
Hành ñộng ấy lại ñưa quân Pháp lọt vào cuộc chiến tranh
nhân dân ở ñây và ñó là thời cơ cho ta vây thành Hà Nội. ðội quân
Lưu Vĩnh Phúc ñã thách thức quân Pháp ñánh nhau ở cánh ñồng phủ
Hoài ðức. Henry Rivière tức tối xua quân ñi giải vây. Ngày
19/5/1883 ñại quân Pháp vừa qua khỏi Cầu Giấy, thì lọt vào trận ñịa
phục kích của quân ta, ngay phút ñầu H. Rivière ñã bị hạ sát. Binh
lính Pháp hoảng loạn bỏ chạy về Hà Nội, quân ta truy kích diệt nhiều
quân xâm lược.

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai ñã gắn liền với chiến tích
của ñội quân Hoàng Tá Viêm, Trương Quang ðản, Lưu Vĩnh Phúc,
khi họ ñi cùng với nhân dân ñánh giặc cứu nước. Chiến thắng này ñã
cổ vũ cho cuộc kháng chiến toàn dân ở Bắc Hà, tạo ñiều kiện cho nhà
Nguyễn có chỗ dựa vững chắc ñể ñề ra những ñối sách chống xâm
lược và bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Song lại một lần nữa thời cơ cứu nước bị bỏ qua. Ngày
17/7/1883 vua Tự ðức băng hà, triều ñình Huế bối rối, tranh chấp
quyền lực giữa các phe phái xảy ra. Quân Pháp lợi dụng tình hình ñó
ñể thực hiện quyết tâm của chúng ñánh chiếm Việt Nam.
3. Sự sụp ñổ hoàn toàn của Nhà nước phong kiến ñộc lập
triều Nguyễn
Từ cuối tháng 5/1883, Pháp ở Nam kỳ ñã cử Bouét ra Bắc kỳ
thay H. Rivière, ñồng thời chúng tăng nhanh viện binh ñánh chiếm
Bắc Hà. Tháng 6/1883 Bouét cho quân ñánh thốc lên Sơn Tây, diệt

18
các ổ ñề kháng của triều ñình Huế ở ñây. Nhưng chúng lại bị thất bại
lớn. Tháng 7/1883, thừa cơ lúc triều ñình Huế ñang khủng hỏang do
cái chết của Tự ðức tạo ra, Bouét tức tốc cho quân ñánh thẳng vào
Huế. Ngày 20/8/1883 quân Pháp ñánh chiếm cửa Thuận An, từ ñó
chúng ñã sẵn sàng ñổ bộ vào ñánh chiếm kinh ñô Huế.
Trước tình hình nguy ngập ấy, vua Hiệp Hòa ñã vội vàng xin
hòa và chấp nhận ký kết theo yêu cầu của Pháp ñưa ra. Ngày
25/8/1883 triều ñình Huế cử Trần ðình Túc và Nguyễn Trọng Hợp ra
thương thuyết và nhận ký với Cao ủy Pháp là Harmand bản “Hiệp
ước Qúy Mùi” (Hiệp ước Harmand). Hiệp ước có 23 ñiều khỏan, nội
dung chủ yếu là: xác nhận Nam kỳ là thuộc ñịa của Pháp, Bắc kỳ và
Trung kỳ là xứ bảo hộ của Pháp; Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba
chế ñộ chính trị khác nhau: Nam kỳ (Conchinchine) có chế ñộ thuộc

ñịa, Trung kỳ (An Nam) có chế ñộ trực trị, Bắc kỳ (Tonkin) có chế
ñộ bảo hộ; triều ñình Huế cai quản xứ An Nam từ Hà Tĩnh ñến
Khánh Hòa; bên cạnh triều ñình An Nam có Khâm sứ Pháp và các
ñồn binh Pháp.
Ký xong “Hiệp ước Harmand”, quân Pháp tiếp tục tấn công
ñánh chiếm các tỉnh thành ở Bắc bộ. Tháng 12/1883, chúng ñánh
chiếm Sơn Tây. Tháng 3/1884 Bắc Ninh, Thái Nguyên lọt vào tay
Pháp. Tháng 4/1884 Pháp ñánh chiếm Hưng Hóa. Tháng 5/1884
chúng ñánh chiếm Tuyên Quang… Quân Pháp lần lượt ñánh và
chiếm ñóng các tỉnh Bắc bộ. Ngày 11/5/1884 Pháp ký với triều ñình
Mãn Thanh bản “Hiệp ước Thiên Tân” buộc nhà Thanh rút quân ra
khỏi Bắc kỳ và chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
Ngày 6/6/1884 Pháp buộc triều ñình Huế ký “Hiệp ước
Patenotre” gồm 19 ñiều khoản với nội dung hoàn chỉnh thêm những
ñiều khỏan ñã ký kết trong “Hiệp ước Harmand”. Pháp cũng cho ñiều
chỉnh nới rộng ñịa phận của Trung kỳ do triều ñình Huế cai quản từ
Thanh Hóa ñến Bình Thuận.

19
Từ năm 1885 ñến năm 1887 Pháp ký với nhà Thanh hàng loạt
Hiệp ước và Công ước về quyền lợi chính trị, kinh tế, hoạch ñịnh
biên giới quốc gia… Tất cả những ký kết ấy ñều không có sự tham
gia của triều ñình Huế.
Ngày 3/10/1893 Pháp ký với Xiêm Hiệp ước ñể giành lấy
toàn bộ quyền thống trị ở Lào. Từ ñó ðông Dương ñã nằm trọn trong
tay thực dân Pháp, trong ñó Việt Nam bị xẻ làm ba xứ theo chính
sách “chia ñể trị”.
III. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA VŨ TRANG CUỐI THẾ KỶ
XIX
Tuy quân Pháp giành ñược nhiều thắng lợi trong cuộc chiến

tranh xâm lược và ñã ñặt ñược ách ñô hộ lên ñất nước ta, nhưng
những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp ở Việt Nam trong những
năm cuối thế kỷ XIX vẫn liên tục ñược dấy lên ñể giành lại chủ
quyền dân tộc và nền ñộc lập vừa bị mất.
Có cả một triều ñình kháng chiến lần ñầu tiên ñược hình
thành ñể phát ñộng phong trào trên phạm vi rộng lớn. Có cả những
cuộc khởi nghĩa nông dân và phong trào tự phát nổ ra ở các ñịa
phương mà quân thù không sao dập tắt ñược.
1. Phong trào Cần vương
Khi vua Tự ðức mất, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng
hỏang tranh chấp quyền lực ngôi vị trong triều chính. Hội ñồng phụ
chánh ñược thành lập theo di chiếu của vua Tự ðức, gồm Tôn Thất
Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiễn Thành. Do nắm binh quyền
và từ lâu vẫn toan tính ý ñồ chống Pháp, Tôn Thất Thuyết ñã liên tục
phế truất các vị vua có tư tưởng thân Pháp như Dục ðức, Hiệp Hòa
và Kiến Phúc, cuối cùng ñưa Hàm Nghi lên ngôi, mặc dù mới 9 tuổi.
Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết và vị vua trẻ Hàm
Nghi ñã áp chế hòan tòan phái chủ hòa trong triều Huế ngự trị bấy

20
lâu nay, ñồng thời tích cực chuẩn bị cho những kế họach chống Pháp.
ðược sự hỗ trợ của nhân dân và sự ủng hộ của những người yêu
nước trong triều ñình, Hàm Nghi - Tôn Thất Thuyết ñã củng cố và
tập hợp binh lực, xây dựng hệ thống sơn phòng, bí mật chuẩn bị
những kế họach tấn công các vị trí quân Pháp ở Huế…
Ngay từ khi phát hiện tình hình ñó, quân Pháp ở Huế ñã tập
trung lực lượng, chuẩn bị kế họach lọai trừ Tôn Thất Thuyết, thủ tiêu
triều ñình kháng chiến. Tướng Pháp De Courcy ñem quân từ Bắc vào
Huế ñể chuẩn bị hành ñộng. Biết rõ âm mưu của Pháp, Tôn Thất
Thuyết cũng tích cực ñối phó và ráo riết chuẩn bị khởi sự.

ðêm mồng 4 rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh
tấn công các vị trí Pháp ở Huế, ñồng thời tổ chức cho Hàm Nghi
cùng ñòan tùy tùng rời khỏi kinh thành, hướng lên miền Tân Sở
(Quảng Trị) bắt ñầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Quân Pháp bị bất
ngờ, sau ñó ñã ñàn áp dã man lực lượng triều ñình và những người
yêu nước chống Pháp ở Huế.
(Anh Vua Hàm Nghi)
Ngày 13/7/1885 tại miền sơn phòng Tân Sở, Hàm Nghi - Tôn
Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương lần thứ nhất, kêu gọi sĩ dân trong
nước tề tựu cần vương chống thực dân Pháp xâm lược. Tiếp tục hành
quân, ngày 20/9/1885 Hàm Nghi - Tôn Thất Thuyết hạ chiếu Cần
Vương lần thứ hai, kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước phò
vua cứu nước
1
.
Với các chiếu Cần Vương ban ra, lá cờ “Cần Vương” chống
xâm lược ñã phát lên, Hàm Nghi - Tôn Thất Thuyết ñã tạo ra danh
chính ngôn thuận cho sĩ dân trong nước ñứng lên kháng chiến.

1
Sau khi hạ các chiếu Cần Vương, Tôn Thất Thuyết lên ñường sang Trung Quốc
cầu viện (1886) và mất ở ñó; Hàm Nghi bị bắt (1888) và bị ñi ñày.


21
Có cả một lớp sĩ phu văn thân yêu nước ñứng về phía nhân
dân tụ nghĩa ñánh giặc cứu nước như Mai Xuân Thưởng ở Bình
ðịnh, Trịnh Phong ở Khánh Hòa, Trần Văn Dự Nguyễn Duy Hiệu,
Phan Thanh Phiến ở Quảng Nam, Lê Trung ðình, Nguyễn Tự Tân ở
Quảng Ngãi, Trương ðình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị, Lê

Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, Lê Ninh, Phan ðình
Phùng, ở Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Dõan Nhạ ở Nghệ An, Tống
Duy Tân, Phạm Bành, ðinh Công Tráng, Cao ðiền ở Thanh Hóa, Tạ
Hiện ở Thái Bình, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên… Lớp lớp nhân
dân ở các nơi từ ñồng bằng Bắc bộ vào ñến Bắc Trung bộ và Nam
Trung bộ, ñứng lên chiến ñấu dưới sự lãnh ñạo của các văn thân sĩ
phu yêu nước. Tiêu biểu là: khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên (1883-
1892) của Nguyễn Thiện Thuật; khởi nghĩa Ba ðình ở Thanh Hóa
(1886-1887) của Phạm Bành và ðinh Công Tráng; khởi nghĩa Hùng
Lĩnh ở Thanh Hóa (1887-1892) của Tống Duy Tân và Cao ðiền;
khởi nghĩa Hương Khê ở Hà Tĩnh (1885-1895) của Phan ðình Phùng
và Cao Thắng…
(ảnh Phan ðình Phùng)
ði theo ñường lối quân sự phong kiến, các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào cần vương ñã tập hợp nông dân tình nguyện làm
nghĩa quân, xây dựng căn cứ dựa vào thế hiểm trở của núi rừng và
ñịa hình ñịa vật, tổ chức những trận ñánh theo chiến thuật du kích
làm hao tổn binh tướng của quân Pháp và tay sai. Thực dân Pháp
phải huy ñộng lực lượng quân sự lớn và sử dụng nhiều vũ khí hiện
ñại với sức cơ ñộng cao, công phá các căn cứ của nghĩa quân, sử
dụng cả lực lượng bội phản và ñội quân tay sai ñể ñánh phá lực
lượng khởi nghĩa.
Cuối cùng, những những cuộc khởi nghĩa của Phong trào Cần
Vương ñều bị thất bại. Sự thất bại ấy trước hết bởi nó ñã bị giai cấp
thống trị mà tiêu biểu là triều ñình Huế bỏ rơi, sau ñó và cùng với
qúa trình ñó, nó bị thực dân Pháp cấu kết với phong kiến tay sai kiên

22
quyết bình ñịnh tiêu diệt dần từng cuộc khởi nghĩa một. Mặt khác
phong trào chỉ có thể phát triển trong khuôn khổ ñường lối chính trị

và ñường lối quân sự kiểu phong kiến lạc hậu; do ñó mặc dù nghĩa
quân chiến ñấu rất dũng cảm ngoan cường và mưu trí sáng tạo, quần
chúng ñông ñảo rất căm thù bọn cướp nước và bán nước, nhưng họ
không thể giành ñược thắng lợi.
2. Phong trào nông dân Yên Thế
Phong trào nhân dân Yên Thế bùng nổ từ tháng 6/1884, khi
các ñội quân của ðề Nắm, ðề Thám chống trả quyết liệt cuộc hành
binh của quân Pháp lên vùng Yên Thế (Bắc Ninh).
(ảnh Hoàng Hoa Thám)
Sau trận này, lực lượng của các ñội quân trong vùng (ðề
Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, ðề Thuật, ðề Chung, ðề
Thám…) ñã phối hợp chiến ñấu chống các cuộc hành quân càn quét
của ñịch. Sau cái chết của thủ lĩnh có uy tính nhất là ðề Nắm (1892),
ðề Thám (Hòang Hoa Thám) ñứng ra thống nhất các lực lượng và
phát triển thành phong trào khởi nghĩa lớn.
Nghĩa quân xây dựng Hố Chuối (Yên Thế) thành căn cứ vững
chắc và từ bàn ñạp này mở rộng họat ñộng ra các vùng thuộc Bắc
Ninh, Bắc Giang, tổ chức những trận ñánh làm thất ñiên bát ñảo quân
Pháp.
ðã hai lần nghĩa quân ñình chiến với quân Pháp (tháng
10/1894 và tháng 12/1897), ñó cũng là thời gian ñể củng cố, xây
dựng lực lượng, tiếp xúc và phối hợp với các lực lượng yêu nước ở
Hà Nội và Trung kỳ, xây dựng thêm căn cứ mới ở Phồn Xương và
ñồn Tú Nghệ… Trong khi ñó quân Pháp ở Bắc kỳ cũng ra sức chuẩn
bị cho những cuộc tấn công hòng tiêu diệt nghĩa quân Hòang Hoa
Thám.

23
ðầu năm 1909 quân Pháp chấm dứt ñình chiến bằng cuộc tấn
công ào ạt lên Yên Thế. Nghĩa quân Hòang Hoa Thám cũng bước

vào giai ñọan quật khởi cuối cùng. Những trận ñánh ác liệt diễn ra
làm tổn thất lớn cả binh lực của Pháp và nghĩa quân. Nhiều thủ lĩnh
khởi nghĩa ñã hy sinh hoặc sa vào tay giặc, một số ra hàng, làm cho
so sánh lực lượng ngày càng chênh lệch bất lợi cho nghĩa quân.
Ngày 10/2/1913 Hòang Hoa Thám bị giết hại, ñánh dấu sự
thất bại hòan tòan của cuộc khởi nghĩa - một phong trào tự phát của
nông dân sau gần 30 năm tồn tại bền bỉ dẻo dai, với sức mạnh và
danh tiếng từng vang khắp 4 tổng vùng Nhã Nam - Yên Thế.
3. Những phong trào yêu nước và ñấu tranh tự phát
Thực dân Pháp tiến hành bình ñịnh và áp ñặt ách cai trị ở ñâu
trên ñất nước ta, kể cả ở vùng rừng núi hay thuộc ñịa Nam kỳ, chúng
cũng vấp phải sức kháng cự ñấu tranh của các tầng lớp nhân dân yêu
nước.
Ở Tây Bắc có các cuộc nổi dậy của người Mường, Thái,
Mông vùng Lai Châu dưới sự lãnh ñạo của Ngô Quang Bích, Nguyễn
Văn Giáp; trong khi ñó người Thái, Dao vùng Sơn La, Yên Bái nổi
dậy dưới sự lãnh ñạo của ðèo Văn Trị, Nông Văn Quang, Cầm Văn
Thanh, Cần Văn Hoan, ðèo Chính Lục, ðặng Phúc Thành, Bàn Văn
Siêu…
Ở ðông Bắc, người Dao, Hoa do Lưu Kỳ lãnh ñạo ñứng lên
chống Pháp vùng Móng Cái, ðông Triều.
Ở Trung kỳ, vùng Thanh Hóa có các cuộc cuộc nổi dậy của
người Mường do Hà Văn Mao lãnh ñạo, người Thái do Cầm Bá
Thước lãnh ñạo.
Ở Tây Nguyên, người Thượng nổi dậy dưới sự lãnh ñạo của
M’Trang Guh, Ama Wal, Ama Kol, Ama Jhao…

24
Phong trào Hội kín ở Nam kỳ xuất hiện cuối thế kỷ XIX,
mang màu sắc tôn giáo, gồm các hội: Nghĩa hòa, Phục hưng, Thi

bình, Ai quốc… Nhiều họat ñộng khủng bố, ám sát cá nhân ñã xảy ra
nhằm vào quân Pháp và ác ôn người Việt.
Phong trào của Kỳ ðồng - Mạc ðĩnh Phúc ở Bắc kỳ cuối thế
kỷ XIX, cũng mang màu sắc tôn giáo, phát triển khắp các tỉnh Quảng
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hải Phòng, Nam ðịnh, Hà
Nam. Sau chuyển thành khởi nghĩa chống Pháp tồn tại từ 1895 ñến
1897.
Phong trào của Vương Quốc Chính ở Hà Tây với hội Thượng
Chí lấy chùa Ngọc Long ðộng làm căn cứ. Sau chuyển thành lực
lượng khởi nghĩa chống Pháp năm 1898 và bị ñàn áp.
Khởi nghĩa của Võ Trứ, Trần Cao Vân ở Phú Yên, Bình ðịnh
dùng màu sắc tôn giáo, lấy cơ sở là chùa Chánh Danh, ñể chuẩn bị
khởi nghĩa; nhưng thất bại.
*
Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XIX khủng hoảng suy
vong trầm trọng không có lối thoát ñã trở thành miếng mồi cho chủ
nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng việc mất nước ta nửa cuối thế kỷ
XIX không phải là ngẫu nhiên, mà do nhiều nguyên nhân bên, trong
ñó trách nhiệm lớn nhất thuộc về triều ñình Nguyễn. Cuộc chiến ñấu
ngoan cường của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, cuối cùng ñã thất bại
trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp nhằm thôn tính Việt
Nam làm thuộc ñịa.
Phong trào ñấu tranh yêu nước chống xâm lăng của dân tộc
cuối cùng ñã thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân
Pháp. Sự thất bại ấy không phải do thiếu tinh thần và lực lượng, mà
là không có người tổ chức lãnh ñạo. Triều ñình nhà Nguyễn và giai
cấp phong kiến thống trị có trách nhiệm trong việc tổ chức cuộc
kháng chiến bảo vệ nền ñộc lập dân tộc, nhưng họ ñã tự tước bỏ vai

25

trò nhiệm vụ lịch sử của mình. Trong lúc ñó xã hội vẫn chưa xuất
hiện một tầng lớp, giai cấp mới nào có thể giương lên ngọn cờ dân
tộc. ðiều ấy phản ánh sự trì trệ của xã hội phong kiến thời Nguyễn.
Mặc dù nền kinh tế - văn hóa - xã hội vẫn ì ạch lăn chuyển, và ñược
ñiểm xuyết một vài tiến bộ, nhưng tất cả chưa ñủ sức sản sinh ra từ
trong lòng xã hội cũ, những nhân tố mới của một xã hội tương lai,
trong lúc thế giới bên ngoài vẫn cứ ầm ầm chuyển ñộng.
Nhiệm vụ nóng bỏng của dân tộc khi bước vào thế kỷ XX là:
Phải cứu giang sơn ñang chìm ñắm trong nô lệ của ngoại bang, phải
giành lại ðộc lập - Tự do- Hòa bình - Thống nhất cho Tổ quốc, ñưa
ñất nước tiến lên con ñường phát triển và hội nhập vào thế giới hiện
ñại.
Muốn vậy cần có những thế hệ mới - thế hệ biết suy nghĩ và
hành ñộng theo yêu cầu nhiệm vụ lịch sử; phải có giai cấp mới tiên
tiến có ñường lối phù hợp, tập hợp lực lượng của toàn thể dân tộc,
giương lên ngọn cờ ñấu tranh cho tự do ñộc lập thực sự của dân tộc,
kiên quyết ñấu tranh lật ñổ ách thống trị áp bức của thực dân, ñế
quốc và phong kiến tay sai của chúng, giành chính quyền về tay nhân
dân.

×