LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG CỔ ĐẠI
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn mang đặc trưng riêng trên phần lớn các di
sản truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt nam
truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các
vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trong tâm của giới sử
học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá
chính xác hơn về triều đại này.
Xét trên phương diện chung, lịch sử nhìn nhận triều Nguyễn là một triều
đại có nhiều sai lầm và hạn chế. Ngay từ khi thiết lập vương triều với những
chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ
của dòng họ mình tiếp tục duy trì các tư tưởng, các chính sách bảo thủ lạc hậu
kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đặc biệt với thái độ bạc nhược, thiếu kiên
quyết triều Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp,
biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập tự chủ thành một nước thuộc địa
nửa phong kiến kéo dài hơn 80 năm.
Nhưng xét trên từng khía cạnh riêng, chúng ta không thể phủ nhận hết các
vai trò của vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn với tư cách là vương triều cầm
quyền đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và
xã hội đặc biệt là những chính sách quan tâm của triều Nguyễn với Huế với tư
cách là một kinh đô.Triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một kinh đô cổ kính
và hoa lệ. Kinh đô Huế mà những di sản vật thể và phi vật thể đã đựơc
UNESSCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới. Đó chính là kết quả của những
chính phát triển có trọng tâm và có sự ưu đãi hơn so với các địa phương khác
trong cả nước . Như vậy Huế không chỉ là trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội của
Đại Nam thời Nguyễn mà còn là một thành phố có nhiều thế mạnh và vai trò
quan trọng với nước ta hiện nay.
1
Nghiên cứu tổng hợp các chính sách của kinh đô Huế, triều Nguyễn có
nhiều ưu đãi quan tâm khuyến khích phát triển hơn so với các vùng khác, rút ra
bài học trong chính sách phát triển thủ đô hiện nay và những kinh nghiệm cho
chúng ta trong việc phát triển những di sản của cố đô Huế- một thành phố giàu
tiềm năng. Chúng tôi chọn vấn đề “chính sách của nhà Nguyễn đối với kinh đô
Huế từ 1802-1884” làm báo cáo.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi muốn tìm hiểu nhà nước tập quyền quân
chủ ở giai đoạn chuyên chế này đã quản lý kinh kỳ với những chính sách mục
đích, kết quả như thế nào?
Các chính sách nghiên cứu gồm: chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội và giới
hạn từ 1802-1884 và cả Thừa Thiên phủ
Đề tài giới hạn từ 1802-1884, đây là giai đoạn triều Nguyễn trị vì cả đất
nước rộng lớn theo mô hình quân chủ tập quyền trước khi ta mất chủ quyền vào
tay thực dân Pháp. Chính sự ổn định tương đối trong giai đọạn đầu tạo điều kiện
để nhà Nguyễn có những chính sách phát triển hợp lý với kinh đô về mội mặt,
tạo điều kiện cho huế phát triển vuợt trội hơn so với các địa phương khác trong
cả nước
Đề tài góp phần giúp chúng ta tiếp cận với việc chỉ đạo của nhà nước
phong kiến Nguyễn. Đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta xem xét vai trò của
nhà nước với thủ đô hiện nay. Đồng thời bổ sung các cứ liệu lịch sử để khôi
phục tôn tạo các di tích di vật và chiến lược phát triển Huế hiện nay.
III. CƠ SỞ TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn tư liệu quan trọng được lấy từ những bộ chính sử nhà Nguyễn như
Đại Nam thực lục (ĐNTL) tiền biên và chính biên do Viện sử học dich và xuất
bản thành 38 tập ghi lại lịch sử 1558-1888; Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC)
của Phan Huy Chú. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng công trình nghiên cứu của
một số tác giả khác.
2
Phương pháp nghiên cứu phổ biến là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lịch sử và logic như mô tả lịch sử, nghiên
cứu sử liệu, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp sử liệu...
3
NỘI DUNG
I. KINH ĐÔ HUẾ- VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Theo từ điển tiếng việt: kinh đô là nơi đóng đô của vua. Với một triều đại
trong lịch sử việc thiết lập vương triều gắn liền với việc định đô vì nó là nơi đặt
các cơ quan quản lý, bộ máy điều hành đất nước của vương triều. Đó chính là bộ
mặt của Quốc gia, là nơi đầu tiên nhà nước thi hành chính sách của mình , nơi
giai cấp cầm quyền cần thu phục được lòng dân, để kinh sư trở thành một trụ cột
vững trắc cho sự ổn định của vương triều.
Năm 1802, Nguyễn ánh sau khi lật đổ Tây Sơn xác lập sự thống nhất lãnh
thổ từ Bắc vào Nam, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, thiết lập vương triều
Nguyễn. Cũng giống như các vương triều khác trong lịch sử, việc đầu tiên của
một vương triều khi xác lập vị trí của mình là chọn kinh đô. Nhà Nguyễn khi
thành lập đã không định đô ở Thăng Long như các triều đại trước mà quyết định
rời đô về Phú Xuân – Huế. Đây là sự lựa chọn duy nhất cho nhà Nguyễn bởi lẽ:
Huế là đất bản hộ của dòng họ Nguyễn, là nơi đúng chân suốt mấy đờ của chúa
nguyễn.Đó chính là chỗ dựa tinh thần cho vua Gia Long khi chọn nơi này là nơi
khởi nghệp đế vương cho triều đại mình.
Mặt khác Huế nằm ở trung tâm nước Việt Nam thủa ấy, có một vị trí vô
cùng quan trọng. Theo ĐNNTC : “ kinh sư là nơi miền núi miền biển đều họp
về, đứng giữa miền nam miền bắc đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường
thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn ải
Hải Vân chặn ngăn, sông lớn giăng phía trước núi cao giữ phía sau, rồng cuộn
hổ ngồi, hình thế vững chắc thật là thượng đô của nhà vua”.
Không những thế, nhà nguyễn còn nhận thấy tầm quan trọng của nhân dân
nơi đây. Theo ĐNTL, kinh sư là nơi mà “...dân phong thuần hậu chất phác quen
cần cù chịu khó các hạt khác không sánh kịp. Các liệt thánh triều ta đóng đô ở
đấy thực ra là nghĩ kế lâu dài. Ôi! dựng nước cốt lấy đức làm gốc rồi chọn chỗ
hiểm để giữ lấy. (ĐNTL tập 11 tr 23)
Trước khi trở thành kinh đô của triều Nguyễn, Huế đã có một lịch sử phát
triển lâu dài. Theo ĐNNTC: “ Hai xứ Thuận Quảng đời Hán là huyện Tượng
4
Lâm, đời Tấn, Đường là nước Lâm ấp, đời Tống là nước Chiêm Thành…” Năm
1069, Lý Thánh Tông chiếm được vùng đất này. Năm 1103, bị Chiêm Thành
chiếm lại. Năm 1306 qua cuộc hôn nhân giữa vua Chiêm Thành và công chúa
Huyền Trân, chúa Chiêm dâng khu vực này cho nhà Lý. Từ đó về sau, Thuận
Hoá trở thành một phần của đất Việt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn đất
Thanh Hoá. Năm 1774 chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm đô thành. Năm 1801
Nguyễn Anh lại lấy Phú Xuân từ Tây Sơn và đóng đô ở đó.Phú Xuân là đất kinh
đô và trở thành Huế bây giờ.
Với vị trí quan trọng là của một nước thống nhất nhà Nguyễn có những
chính sách quan tâm đặc biệt ở Huế hơn so với các vùng khác để tạo nên diện
mạo của một của một quốc gia.
II. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN VỚI KINH ĐÔ
Chính sách phát triển kinh đô được nhà Nguyễn thực hiện một cách toàn
diện trên tất cả các mặt làm cho Huế có sự phát triển đồng bộ, hệ thống “ xứng
đáng là kinh đô của bậc đế vương muôn đời”.
1. Chính trị
a. Tổ chức chính quyền
Chính trị là thủ đoạn cai trị của giai cấp thống trị. Nhà Nguyễn đã thiết lập
một hệ thống chính trị trên toàn quốc để phục vụ cho quyền lợi của gia tộc mình
đặc biệt ở kinh đô Huế.
Ngay từ khi lên ngôi, Minh Mạng đã ban hành một quy chế riêng cho kinh
đô. Ông cho tách kinh đô Huế ra khỏi đất kinh kỳ vốn gồm 4 dinh: Quảng Bình,
Quảng Trị, Quảng Đức và Quảng Nam. Từ năm 1822, Minh Mạng cho đổi
Quảng Đức dinh làm Thừa Thiên phủ giao cho một viên kinh thành đề đốc trông
coi mọi việc quân dân, có một phủ doãn và một phủ Thừa Thiên giúp việc. Tại
phủ Thừa Thiên chia làm 2 ty: Tả thừa và Hữu thừa. Đứng đầu mỗi cơ quan này
thông phán, kinh lịch, mỗi chức một viên. Thuộc viên gồm có chánh bát, cửu
phẩm, vị nhập lưu thư lại tất cả 33 viên. Trong khi đó ở các tỉnh khác đứng đầu
là một tuần phủ, đứng đầu 2,3 tỉnh là tổng đốc , giúp việc có 2 ty: bố chánh sứ ty
và án sát tứ ty.Trực thuộc Thừa Thiên phủ có 6 huyện gọi là kinh huyện (tại mỗi
5
kinh huyện có một tri huyện chịu trách nhiệm). Tính tới năm 1822 trừ Thừa
Thiên phủ thì cả nước lúc đó chia làm 26 trấn, còn Thừa Thiên phủ là một phủ
đặc biệt trực thuộc trung ương
b. Quân đội
Quân sự là một vấn đề trọng yếu mang tính chất sống còn của một quốc
gia, quyết định vận mạng của dân tộc. Chính vì vậy, đồng thời với việc thiết lập
vương triều các vị vua không quên tăng cường khả năng phòng thủ để đối phó
với nguy cơ giặc trong và ngoài nước chống phá, đặc biệt với triều Nguyễn. Bởi
lẽ nhà Nguyễn ra đời trong bối cảnh bất ổn, với sự đe doạ của phong trào nông
dân ngay từ khi thành lập vương triều và sự dòm ngó của tư bản phương Tây
bên ngoài.
Cùng với việc chọn Huế làm kinh đô nhà Nguyễn đã nhân ra vị trí chiến
lược hàng đầu về quân sự của Huế. Trước hết, nhà Nguyễn đã xây dựng Huế
ngoài vai trò là kinh đô đô thị thì kinh thanh Huế còn là kinh đô phòng thủ nổi
tiếng như UNESSCO ghi nhận: “một ví dụ điển hình về đô thị hoá và kiến trúc
của một kinh đô phóng phú, thể hiện quyền lực của một quốc vương phong kiến
cổ ở Việt Nam trong thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX”.
Với việc bố trí hệ thống phòng thủ tại kinh thành, ở chỗ :bên ngoài kinh
thành có các trịa lính, đồn luỹ, xưởng quân giới, dinh thuỷ, dịch thuỷ sư và các
công trình phục vụ cho nhu cầu ngoại giao như Thương bạc viện. Ngoài ra để
bảo vệ kinh thành triều Nguyễn cũng bố trí hệ thống phòng thủ chiến lược ở
những nơi trọng yếu “Vua cho rằng tỉnh Quảng Nam là tỉnh quan trọng ở gần
kinh đô, hai nơi đầu nguồn chiêu đàn, hữu bang địa thế dài và rộng đều là nơi
địa đầu quan yếu, bèn dụ, quan tỉnh cắt thêm biền binh đến đó hợp với những
biền binh đó phái đến trứơc chia đóng để giữu yên nơi đó” (ĐNTL tập 24 tr
44).Xét về mặt vị trí địa lý, Huế được bao bọc hai đầu Nam - Bắc là hai bức
tường thành đồ sộ cảu dãy Hoàng sơn và Hải Vân sơn chắn giữ vùng phía đông
là cửa biển Thuận An. Vì vậy triều đình chú trọng xây dựng hai khu phòng thủ
chiến lược ở đèo Hải Vân và cửa biển Thuận An.
6
Thứ nhất là hệ thóng phòng thủ ở cửa biển Thuận An, đây là cửa biển
quan trọng thông với biển Đông, là nơi hiểm yếu cử đợt tấn công vào kinh
tahnhf bằng đường thuỷ.Sau khi thiết lập đế quyền và đóng đô tại Huế, vua Gia
Long cho triển khai ngay công cuộc bố phòng cửa biển Thuận An. Kể từ ngày
18/3 việc phòng giữ cửa biển Thuận An được tổ chức chặt chẽ hơn với sự ra đời
của một công trình kiến trúc quân sự kiên cố bằng dạng gạch hình tròn, gốm một
cửa ra vào nằm ở hướng nội địa. Công trình này gọi là đài ( thành) Trấn Hải.
Thứ hai là khu vực Hải Vân sơn - đây là ví trí chiến lược quan trọng
phòng vệ kinh đô Huế.Đầu thời Nguyễn, Hải Vân sơn là vùng ranh giới giữa
phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Nam, là một nhánh núi nằm ở điểm tận cùng của
dãy Trường Sơn bắc lan ra tận biển Đông. Đây là nơi núi cao vực sâu sát ngay
bờ biển việc đi lại chỉ dựac vào con đường đèo biển hết sức cheo leo hiểm trở ơe
sườn Tây Nam Hải Vân sơn.Thêm vào đó các dãy núi lan ra ngoài biển nên
thềm lục địa ở đây co hẹp lại, bờ biển có nhiều đá ngầm đường giao thông trên
biển ở đoạn này buộc phải chạy sát vào chân núi cạnh con đường đèo. Những
đặc điểm tự nhiên đó khiến cho Hải Vân sơn trở thành một ví trí quan trọng
trong việc bảo vệ kinh đô Huế ở mạn Nam. Do tính chất quan trọng của Hải Vân
sơn với kinh đô Huế , năm 1826 Minh Mạng cho xây dựng cửa Hải Vân ở Hải
Vân sơn.Hải Vân sơn do quân đội chủ lực của triều đình trực tiếp đóng giữ dưới
sự quản lý hoặc giám sát của đê đốc kinh thành hoặc phủ doãn Thừa
Thiên.Tháng 7/1826 cho xây dựng kho dữ tiền gạo, thực phẩm, trang bị súng
cối, đạn pháo.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống phòng thủ thì triều Nguyễn cũng có
những chính sách phát triển quân sự đặc biệt ở đây.
Thứ nhất là chính sách chiêu binh.: Huế là đất bản hộ của nhà Nguyễn dân
cư thuần phác, nhà Nguyễn rất tin tưởng khi sử dụng quân binh ở đây, do đó
luôn chú trọng chiêu mộ binh lính ở kinh đô hơn các địa phương khác, lính
thường được sử dụng làm vệ binh , cấm binh trong kinh thành.
Thứ hai: để tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội, nhà Nguyễn
không ngừng công tác huấn luyện, luyện tập cho binh lính như đánh trận sử
7
dụng vũ khí và công tác sửa sang bảo quản các thiết bị quân sự cho bền chặt
vững vàng.
“Vua bảo bộ binh rằng: ở kinh các quan văn võ trong triều, có ai muốn
diễn tập súng điểu sang đã chuẩn cho chiểu lính súng công rồi. Nay lại lên phát
ra 14 khẩu súng ngoại quốc. Phàm thuộc viên ở các bộ, viện ai diễn tập
đựơc,cũng chuẩn cấp cho” (ĐNTL tập 24 tr 410).
Ra lệnh trong kinh và ngoài các tỉnh tập luyện thuỷ quân. Dụ rằng “nước
ở về phía nam, đất nhiều phần biển thuỷ quân rất quan trọng. Chính nên huấn
luyện khiến cho thông thuộc biết rõ đường biển thì lúc có việc mới mong đắc
lực. Nay ở kinh, thuỷ quân đã đặt thêm mà các địa phương ven biển cũng đều có
thuỷ quân. Vậy chuẩn cho những viên trưởng, cai quản ở kinh, các đốc phủ, bố,
án và lãnh binh ở các tỉnh đều chiếu theo thuỷ binh của mình, chẳng hạn như
thuyền bè, buồm, chèo, cột buồm, dây nẻo, người lái thuyền các thuỷ thủ, trước
pahỉ ra lệnh cho luyện tập kỹ càng thành thục, lại phải tập tành cho biết số
đường sông, đương biển, chỗ sâu chỗ nông, chỗ khó chỗ dễ và đâu có cù lao,
hòn đảo, đá ngầm, ghềnh thác phải nên kiêng tránh.Rồi dạy tập bắn súng để
phòng khi cần thiết. Và những khi bình thường vô sự phàm thuyền bè nhà
xưởng và những vật liệu phụ tùng vào thuyền phải nên thương xuyên kiểm đếm,
sửa sang cốt phải bền chặt vững vàng. Lại nghiêm cấm những thứ bắt lửa để
phòng sự không ngờ. Các ngươi nên chính mình trông nom, mười phần chu đáo
ổn thoả. Nếư chẳng chịu cố gắng dốc sức để đến nỗi biền binh không đựoc huấn
luyện sẵn sàng, kỹ thuật không tinh thục canh phòng có chút sơ hở thì tất bị trị
tội thêm bậc nữa”. (ĐNTL tập 17 tr 37-38).
Thứ 3: chính sách ưu đãi, an binh, khuyến khích tinh thần chiến đấu của
binh lính bằng cách cấp tiền tuất, thưởng thêm tiền cho binh sĩ “các hạng biền
binh chính ngạch hiện taị ứng đóng taị kinh, chuẩn cho chiểu thực sổ đều thưởng
tiền 1 quan 2 tiền, còn các hạng biền binh tạp ngạch theo lẹ có ứng điểm cho
thưởng tiền la 7 tiền”. (ĐNTL tập 34 tr 194).
Mặc dù triều Nguyễn có những chính sách quan tâm đúng đắn đến quân
sự đặc biệt ở kinh thành nhưng vẫn còn có những hạn chế do sự lạc hậu về kỹ
8
thuật, kinh tế nên khó có thể đối phó với một lực lượng quân đội hùng mạnh cử
tư bản phương Tây khi chúng sang xâm lược.Các công trình phòng thủ chủ yếu
là làm bằng gạch, đất, ít đá, quy mô nhỏ bé, tất cả đều lộ thiên không thể chống
cự được với sức công phá của đại bác.Nhưng quan trọng vẫn là thái độ của Triều
Nguyễn, tình hình chính trị bất ổn khiến cho triều đình không tiếp tục đề ra
những chính sách thích hợp.
c. Pháp luật
Ngay từ khi thiết lập vương triều, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến xây
dựng pháp luật.Năm 1815 bộ luật Gia Long đựoc công bố gọi là Hoàng Việt luật
lệ nhưng cũng như mọi lĩnh vực khác nhà nước cũng có những quy định riêng
về luật pháp để phù hợp với từng vùng trong đó có vùng đặc biệt là kinh đô. Do
tính chất phức tạp của tình hình xã hội cũng như tính chất quan trọng cảu kinh
đô mà triều đình có sự nghiêm khắc cao trong pháp luật đối với Huế. Trong các
tệ nạn xã hội (trộm cắp…) đều được triều đình hết sức ngăn chặn và xử lý
nghiêm minh hơn các địa phương khác. Trong khi đó vẫn có sự công bằng giữa
những người phạm tội ở kinh thành và ở các địa phương khác.
Tuy nhiên luật pháp triều Nguyễn vẫn còn nhiều hạn chế, bộ luật này sao
chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh vốn đã lỗi thời và phản động mang
tính áp chế cao
d. Giáo dục
Như mọi triều đại thì giáo dục cũng được triều Nguyễn hết sức quan trọng
vì đây là con đườn để tuyển chọn quan lại “ Con đường tìm người tài giỏi trước
hết là khoa mục. Phàm muốn thu hút những người tài năng, tuấn kiệt vào trong
phạm vi của mình thì người làm vua một nước không thể không có khoa cử”.
Nhiệm vụ này đặc biệt chú ý ở kinh đô: kinh đô được coi là trung tâm của giáo
dục ở chỗ, Huế bao gồm hệ thống trường học có quy mô, tổ chức thành hệ
thống, có sự điều hành quản lý và quan tâm đúng mực của nhà nước ví dụ Quốc
Tử Giám được xây dựng 1821, Tập Thiện Đường năm 1817, Tôn Học Đường
năm 1850, trong khi đó các địa phương khác trường lớp nhỏ lẻ và không thành
9
hệ thống, thường lấy những nơi sinh hoạt cộng đồng (đình, chùa…), nhà dân
làm nơi dạy học.
Ơ Huế là nơi diễn ra các kỳ thi quan trọng, mang tính chất quốc gia như
thi hội, thi đình để chọn lọc và phân loại tiến sĩ. Còn ở các địa phương chỉ tổ
chức các kì thi sát hạch (thi hưong).
Nhà nước có những chính sách ưu đãi cho con em trong kinh thành.
Trong kỳ thi hương ở Thừa Thiên, Nghệ An, Gia Định, hai điểm thi ở Thừa
Thiên, Nghệ An lấy đỗ 51 người thì Nghệ An lấy 13 người còn Thừa Thiên lấy
38 người. (ĐNTL tập 22 trang 171). Lại sai quan kinh dạy bảo con em học tập.
Vua ra dụ: “ cho giám sinh Quốc Tử Giám mỗi người 10 quan tiền, Hộ bộ
Nguyễn Hữu Thận nói thế là quá hậu. Vua bảo rằng: cho con hát, đàn bà hầu hạ
thì không nên hậu chứ học trò là của báu của nhà nước, ngày nay nuôi để ngày
khác dùng, há chẳng nên hậu hay sao”. (ĐNTL tập 7 tr 108)
Những người đỗ đạt đều được nước nhà trọng dụng. Các vua đã ra điều
kiện bắt buộc đội ngũ quan lại từ cấp huyện trở lên đều phải qua một thời gian
đào tạo, tức là phải đi học và phải thi đỗ để tạo ra một đội ngũ những người nắm
giữ cương vị chủ chốt thuộc ngạch quan chức của triều đình.Năm 1820,Minh
Mạng xuống chiếu nói rõ : người hiền tài là của quý của nhà nước cho nên ngoài
khoa mục ra, phải mời đến cống cử để muốn trong triều có nhiều kẻ sĩ tốt lành
thôn quê không bỏ xót người hiền để phò vua rạng rỡ, cai trị giáo hoá thành
thục…Ơ kinh thì văn từ tham tri 6 bộ trở lên và từ phó đô thống trở nên, ở ngoài
thì tất cả quan các thành, doanh trấn đều cử người văn học hiền lành ngay thẳng,
không cứ nhà hèn hay họ sang lấy được thực tài do bộ Lại chịu trách nhiệm tâu
nên chờ chỉ để cho triệu tuỳ tài mà bổ dụng.
Thời Tự Đức (1854-1858) để khuyến khích các quan lại ở kinh làm việc
tốt, Tự Đức đã dùng phương pháp tăng ân bổng hàng năm cho các quan ở kinh.
Triều đình ngoài việc ưu tiên lương bổng, tiền xuân phục, tiền dưỡng liêm
quan lại còn được hưởng chế độ ưu đãi về quân cấp ruộng đất và định lệ cấp
phương tiện đi lại, thời gian cử tang. Định lệ này được ghi lại khá cụ thể: cấp
ngựa trạm cho quan viên ở kinh. Nhưng xét trên bình diện khách quan chính
10