Tải bản đầy đủ (.pdf) (310 trang)

vũng vịnh ven bờ biển việt nam và tiềm năng sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.66 MB, 310 trang )




LỜI NÓI ĐẦU

Vũng vịnh ven bờ biển phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều trung tâm kinh
tế, đô thị và cảng biển lớn cỡ Quốc tế phát triển gắn với vũng vịnh ven bờ biển.
Việt Nam có vùng biển chủ quyền rộng khoảng 1.000.000 km
2
và bờ biển dài trên
3200km với nhiều cửa sông, đầm phá và vũng vịnh. Vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam
được hiểu là một phần của biển lõm vào lục địa hoặc do đảo chắn tạo thành một vùng
nước khép kín ở mức độ nhất định mà trong đó động lực biển thống trị. Thống kê bước
đầu cho biết ở ven bờ biển Việt Nam có tổng số 48 vũng, vịnh, có tổng diện tích khoảng
4000 km
2
phân bố trên bốn vùng địa lý: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam
Bộ có tính chất và mức độ tập trung khác nhau. Mặc dù diện tích mặt nước các vũng
vịnh ven bờ biển chỉ bằng khoảng 1,1% diện tích đất liền và khoảng 0,4% diện tích
vùng biển, nhưng là các vị trí trọng điểm, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước.
Các vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam là cửa mở hướng ra biển, khai thác biển và bảo vệ
chủ quyền lãnh hải, gắn với sự phát triển của các trung tâm kinh tế, dân cư và đô thị lớn như
Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, v.v. Nhiều vịnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối
với an ninh, quốc phòng như Cam Ranh, Bái Tử Long, Đà Nẵng, v.v. Điều kiện kín gió,
nước sâu, ít bị sa bồi cho phép nhiều cảng biển lớn đã và đang được quy hoạch xây dựng ở
các vũng vịnh như Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong và Cam Ranh, v.v. Sự có mặt của
cảng là tiền đề phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá ven biển, tạo ra quá
trình phát triển kinh tế lan tỏa trên các "vùng hấp dẫn" rộng lớn, tạo nên mạch máu giao lưu
kinh tế chảy khắp đất nước và sang cả các nước lân cận. Trong số 15 khu kinh tế ven biển


vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định thành lập, nhiều khu quan trọng
như Vân Đồn, Vũng Áng, Chân Mây – Lăng Cô, Dung Quất, Văn Phong v.v. nằm trên các
bờ vịnh. Vũng vịnh ven bờ biển còn là nơi neo đậu an toàn cho hầu hết tàu thuyền vận tải và
đánh cá, là các bến cá và các cơ sở dịch vụ nghề cá biển, là ngư trường đánh bắt truyền
thống ven b
ờ. Tiềm năng nuôi trồng hải sản vũng vịnh rất lớn và nhiều vịnh trở thành các
trung tâm du lịch nổi tiếng như: Hạ Long, Nha Trang, v.v. Vũng vịnh thường có cảnh quan
đẹp, tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, năng suất sinh học cao và nhiều hệ sinh thái
đặc thù nên có giá trị và tiềm năng lớn bảo tồn tự nhiên. Vịnh Hạ Long hai lần được công
nhận là di sản thế giới về mỹ học và địa chất học. Nhiều vũng vịnh khác có các khu bảo tồn
thiên nhiên biển đã hoặc đang được quy hoạch xây dựng.
Sức ép phát triển kinh tế - xã hội và dân số đã dẫn đến những vấn đề bất hợp lý và
bức xúc về việc sử dụng tài nguyên, quản lý môi trường các vũng vịnh ven bờ. Nhiều
loại tài nguyên kể cả tái tạo và không tái tạo có nguy cơ bị khai thác quá mức, cạn kiệt.
Một số loại tài nguyên quý chưa được sử dụng có hiệu quả đã bị suy giảm nghiêm trọng
do tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm, biến dạng cảnh quan tự

iii
nhiên và phá vỡ cân bằng sinh thái.
Dọc dải bờ biển có ba loại hình thuỷ vực ven bờ tiêu biểu là các vũng vịnh, vùng cửa
sông và đầm phá. Chúng có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi
trường và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng cửa sông và đầm phá đã được
quan tâm nghiên cứu đáng kể và đã có nhiều công bố, trong khi các vũng vịnh ven bờ
biển tuy được khai thác, sử dụng nhiều nhưng còn ít được nghiên cứu và công bố, đặc
biệt là chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào.
Nhằm đáp ứng yêu cầu tư liệu phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
vũng vịnh ven bờ biển theo định hướng phát triển bền vững, tham khảo cho công tác
nghiên cứu khoa học và giảng dạy, tập thể tác giả đã cố gắng biên soạn cuốn sách này. Tư
liệu sử d
ụng để biên soạn được tập hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong các

công trình khác nhau, đặc biệt là kết quả của đề tài cấp nhà nước KC.09.22: “ Đánh giá
hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng
- vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam” được thực hiện trong thời gian 2004 – 2005.
Nội dung cơ bản của cuốn sách trình bày tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt
Nam: bản chất về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi
trường; vấn đề phân loại, phân vùng và tiềm năng, phương hướng sử dụng chúng. Do
điều kiện tư liệu điều tra và nghiên cứu về vũng vịnh chưa được đồng bộ và hệ thống,
nên nội dung trình bày trong cuốn sách này còn có những hạn chế nhất định. Đặc biệt,
một số khái niệm, thuật ngữ lần đầu được đề nghị sử dụng trong tài liệu tiếng Việt nên
chắc chắn cần có sự trao đổi, bàn luận tiếp tục để đi đến thống nhất và hoàn thiện. Chấp
nhận những khiếm khuyết khó tránh, hy vọng rằng cuốn sách này là tập tư liệu hữu ích
phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi
trường và là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xét duyệt và hỗ trợ kinh phí xuất bản
cuốn sách này; cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm chương trình
KC.09 và Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tạo điều kiện sử dụng tài liệu để biên
soạn cuốn sách. Nhân dịp này, tập thể tác giả gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, đặc
biệt là các thành viên đề tài KC.09-22, đã tư vấn, giúp đỡ và động viên hoàn thành cuốn
sách.

CÁC TÁC GIẢ





Chương I
TỔNG QUÁT VỀ VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM VỀ VŨNG - VỊNH
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3200 km, với cảnh quan đa dạng, có nhiều cửa
sông lớn và các dãy núi chạy ra tới biển. Trong khung cảnh thiên nhiên này đã hình
thành nên nhiều dạng thuỷ vực ven bờ (coastal water bodies) rất khác nhau về các mặt
hình thái cấu trúc, đặc điểm môi trường, điều kiện sinh thái cũng như tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên. Có thể nhận thấy dọc bờ biển Việt Nam 3 loại thuỷ vực tiêu biểu:
cửa sông (estuaries), đầm phá (lagoons) và vũng vịnh (bays, gulfs). Các dạng thuỷ vực
này có phân bố xen kẽ lẫn nhau dọc theo bờ biển, trong đó các vũng - vịnh tập trung
nhiều ở vùng ven bờ phía bắc và miền trung – nam trung bộ, phía nam ít hơn.
Theo khái niệm dân gian, vũng - vịnh được hiểu như những phần biển nằm trong một
vùng lõm của đường bờ biển có kích thước to, nhỏ khác nhau, là nơi hàng ngày diễn ra
các hoạt động sống của cư dân ven biển. Cách hiểu dân dã này từ trước tới nay nhiều
khi dẫn tới sự lẫn lộn không phân biệt được theo địa chất – sinh thái giữa vũng - vịnh
với cửa sông, đầm phá là các dạng thuỷ vực khác nhau về nhiều mặt: nguồn gốc hình
thành, đặc điểm thuỷ văn động lực và xu thế phát triển. Từ đó đặt ra yêu cầu sử dụng và
quả
n lý khác nhau. Sự lẫn lộn về khái niệm còn thấy ngay cả trong nhóm các thuỷ vực
được gọi là vũng-vịnh, thể hiện ở chỗ không phân biệt được rõ ràng 2 khái niệm vũng
và vịnh, cả về bản chất và về từ ngữ học. Dường như hiện nay sự phân biệt 2 loại thuỷ
vực thuộc nhóm này – vũng và vịnh - chỉ đơn giản dựa vào kích thước khác nhau, mà
chưa có một sự phân biệt nào dựa trên những tiêu chuẩn loại hình học khoa học. Điều
này dẫn đến kết quả kiểm kê các vũng, vịnh ven bờ biển nước ta theo các tác giả khác
nhau thường rất khác nhau ở số lượng vũng-vịnh nói chung cũng như sự sai khác về số
lượng vũng và vịnh nói riêng, do sự xác định các tiêu chuẩn loại hình học của các thuỷ
vực biển ven bờ, kiểu vũng-vịnh, ki
ểu đầm phá, cửa sông cũng như kiểu vũng và kiểu
vịnh còn chưa thật rõ ràng. Có thể lấy một ví dụ về sự sai khác này. Số liệu thống kê
gần đây về số lượng vũng-vịnh ở ven bờ biển Việt Nam của 2 tác giả Trần Đức Thạnh
(2005) và Mai Trọng Thông (2005) là rất khác nhau. Trong khi ở tác giả thứ nhất, thống
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh


2
kê được là 48 thì ở tác giả thứ hai thống kê được chỉ có 33. Có tới 10 vũng-vịnh trong
danh sách thống kê vũng-vịnh của Mai Trọng Thông không có trong danh sách vũng -
vịnh thống kê được của Trần Đức Thạnh, ngược lại, có tới 25 vũng-vịnh trong danh
sách kiểm kê của tác giả này không thấy có trong danh sách của Mai Trọng Thông. Bùi
Hồng Long trong nghiên cứu tổng quan vũng - vịnh biển Việt Nam lại chỉ thống kê
được 26 vũng-vịnh trên dọc dải ven biển Việt Nam, trong đó cũng không có sự phân
biệt giữa vũng và vịnh (Bùi Hồng Long, 2002).
Tình hình trên đây cho thấy việc nghiên cứu vấn đề loại hình học (typology) thuỷ
vực đang cần được đặt ra như một yêu cầu đầu tiên đối với các vũng-vịnh cũng như với
cả hệ thống thuỷ vực ven bờ của nước ta để có một khái niệm rõ ràng về từng loại hình
thuỷ vực, với những tên gọi chuẩn xác về từ ngữ học (terminology), tránh những sự lẫn
lộn hiện nay. Trên cơ sở này, mới có thể từng bước mở rộng để hoàn thiện những
nghiên cứu có hệ thống các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường sống,
tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế phát triển của
từng loại thuỷ vực, xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hợp lý bền vững
bảo đảm phát triển.
Về mặt quốc tế, khái niệm vũng-vịnh còn có phạm vi rộng hơn nhiều. Trên thế giới
cũng đã có những công trình nghiên cứu lý luận về vũng-vịnh, ở nhiều khu vực, đề xuất
những quan điểm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về địa lý, địa chất trầm tích
(Ixachenco, A. G, 1979; David, A. et al, 2003); động lực học (Permetta et al, 1995);
phát triển tiến hóa (Roy, P. S., 1984) và các phương pháp khác. Theo các tư liệu thế giới
khái niệm vũng-vịnh được mở rộng hơn nhiều, bao gồm nhiều dạng, theo từ ngữ tiếng
Anh là: gulf, bay, embayment bight, shelter, với những đặc điểm khác nhau về hình thái,
địa mạo, động lực, thuỷ học. Những khái niệm liên quan tới vũng-vịnh này của thế giới
cũng cần được xem xét đầy đủ để vận dụng vào thực tế Việt Nam, đảm bảo tính hội
nhập và hiện đại trong nghiên cứu vũng-vịnh ở nước ta.
II. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VŨNG - VỊNH TRONG THIÊN NHIÊN VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC

Tuy vũng-vịnh chỉ chiếm một diện tích nhỏ của đất liền (khoảng 1,1%) và của vùng
biển (0,4%), nhưng lại có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thiên nhiên và
trong sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Chính vì vậy, trên
thế giới, vũng-vịnh thường trở thành những căn cứ quan trọng về quốc phòng, giao
thông vận tảỉ, những trung tâm phát triển kinh tế biển hàng
đầu ở mỗi quốc gia.
Các vũng-vịnh trước hết là các hợp phần có vai trò chủ yếu trong điều kiện tự nhiên
của dải ven biển (coastal zone). Cùng với các đầm phá, cửa sông, vũng-vịnh tạo nên đặc
trưng của cảnh quan thiên nhiên ven biển của mỗi nước. Trong vùng biển ven bờ , với
các nguồn động lực bờ, vũng - vịnh tham gia quan trọng vào biến động của môi trường
biển ven b
ờ, đặc biệt là hiện tượng xói lở, tình trạng ô nhiễm, suy thoái tài nguyên, điều
kiện sinh thái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên ở các
Chương I. Tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam

3
vũng-vịnh. Các quá trình biến cỡ nhỏ diễn ra trong phạm vi các vũng-vịnh cũng có tác
động tham gia vào các quá trình biển cỡ lớn ở vùng ven bờ, đặc biệt là các hiện tượng
biến động đường bờ, xói lở bờ biển, các vùng nước trồi, hệ thống dòng chảy ven bờ. Đa
dạng sinh học các vũng-vịnh, đặc biệt là các hệ sinh thái ven bờ vũng-vịnh cũng là các
yếu tố thiên nhiên có vai trò lớn trong sinh thái vùng biển. Vì vậy, nghiên cứu điều kiện
tự nhiên các vũng-vịnh có đóng góp tích cực vào nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá các vấn
đề của vùng biển ven bờ.
Về mặt an ninh quốc phòng, vũng-vịnh được coi như cửa mở hướng ra biển, có vai
trò to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước, cũng như giao tiếp với thế giới bên ngoài
bên cạnh đường hàng không. Ở nhiều quốc gia, với điều kiện nước sâu, kín gió, ít bị bồi
lắng các vũng- vịnh lớn có vị trí thích hợp để xây dựng các quân cảng, các căn cứ hậu
cần cho hoạt động quân sự trên biển như cảng Subic ở Philippin, Cam Ranh, Đà Nẵng ở
Việt Nam, Tam Á ở Hải Nam Trung Quốc. Trong lịch sử, không ít những cuộc xâm
lược của nước ngoài vào nước ta thường bắt đầu từ các cảng biển lớn như Đà Nẵng, Cần

Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Hải Phòng. Các vũng-vịnh cũng là các đầu nối giao thông hàng
hải quan trọng, với sự hình thành các cảng lớn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động
giao thông hàng hải, giao lưu thương mại quốc gia và quốc tế như các cảng Yokohama,
Osaka ở Nhật, Pusan ở Hàn Quốc, Cao Hùng ở Đài Loan, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng
ở Việt Nam. Tuy nhiên vai trò quan trọng của vũng-vịnh còn ở tiềm năng, tài nguyên
thiên nhiên đa dạng, có đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Với tài nguyên hải sản, các vũng-vịnh thường là các trung tâm hoạt động nghề cá biển
quan trọng ở mỗi nước. Đây là nơi neo đậu an toàn của các đoàn tàu cá, điểm xuất phát
đánh bắt và nơi thu nhận sản phẩm từ các ngư trường xa gần, nơi trú ẩn tránh bão. Trên
bờ các vũng-vịnh thường có các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ hải sản. Vũng-vịnh
còn là môi trường nuôi trồng hải sản thích hợp, ngày càng được tận dụng, đặc biệt là
phát triển kĩ thuật nuôi giàn, nuôi lồng trong vùng nước yên tĩnh của vũng-vịnh.
Tiềm năng du lịch cũng là thế mạnh lớn của các vũng-vịnh ngày càng được đẩy mạnh
khai thác. Với điều kiện thích hợp cho sự hình thành các cảnh quan có giá trị du lịch, đặc
biệt là các rạn san hô dưới vịnh, các khu rừng, hang động trên bờ vịnh, các bãi tắm tốt ven
bờ vịnh, các đảo nhỏ ven bờ là các tài nguyên du lịch biển có giá trị quốc gia và quốc tế
của mỗi nước đang được chú trọng khai thác. Ngoài tài nguyên sinh vật, cũng cần nói đến
tài nguyên khoáng sản, như cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, mĩ nghệ, sa khoáng ti tan…
cũng là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác. Những tiềm năng về nhiều
mặt của các vũng-vịnh nói trên, là những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới sự hình thành,
phát triển ở mỗi vũng-vịnh các đô thị, các thành phố, các khu dân cư, các khu công nghiệp
nhiều khi rất lớn để phục vụ cho các hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý.
Với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị, đặc biệt là về đa dạng sinh
học, các hệ sinh thái biển tiêu biểu như rừng ngập mặn, các rạn san hô, các bãi cỏ biển,
các nơi sinh cư của các loài hải sản có giá trị, đồng thời cũng là nơi các hoạt động khai
thác diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ, nên nhiều vũng-vịnh cũng là các đối tượng bảo
tồn thiên nhiên quốc gia và quốc tế như di sản thế giới, công viên quốc gia, khu bảo tồn
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

4

loài/sinh cư mà Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang ở Việt Nam là những ví dụ.
Với tầm quan trọng về nhiều mặt, vũng-vịnh ven bờ các vùng biển ở các quốc gia
trên thế giới đang là các đối tượng nghiên cứu ngày càng được chú trọng, nhằm xây
dựng cơ sở khoa học cho việc khai thác sử dụng hợp lý, phát triển bền vững. Tình hình
này là do các hoạt động khai thác tài nguyên vũng-vịnh nhiều khi quá giới hạn cho
phép, hoặc do những tác động gây tổn hại cho tài nguyên và môi trường vũng-vịnh. Xu
hướng chung hiện nay là trên cơ sở hiểu biết đầy đủ, dự báo biến động tài nguyên môi
trường vũng-vịnh, đề xuất các mô hình khai thác hợp lý, tổ chức quản lý theo hướng
tổng hợp, nhằm điều hoà hoạt động khai thác giữa các ngành, xử lý các đối kháng về lợi
ích. Đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác,
đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên và môi trường vũng-vịnh.
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VŨNG - VỊNH
1. Trong khu vực
Vũng - vịnh ven bờ là loại hình thuỷ vực phổ biến ở nhiều quốc gia có biển, vì vậy
thường là đối tượng điều tra nghiên cứu quan trọng nhằm mục đích khai thác sử dụng
vào phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Ở các nước phát triển có nhiều
vũng- vịnh, như Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Canada, Italia… Từ lâu đã tiến hành điều tra
nghiên cứu toàn diện về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phi sinh vật và sinh vật, các điều
kiện sinh thái môi trường sống và hiện nay, tập trung vào nghiên cứu giám sát, bảo vệ
nguồn tài nguyên và đặc biệt là bảo vệ môi trường vũng-vịnh gắn với bảo tồn thiên
nhiên biển.
Trong khu vực phía đông Châu Á các vũng-vịnh lớn cũng đã được điều tra nghiên
cứu từ cuối thế kỷ trước và cho tới nay vẫn đang còn được tiếp tục. Trong số này phải
kể tới các vịnh biển lớn như vịnh Bắc Bộ (Việt Nam, Trung Quốc), vịnh Thái Lan (Thái
Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia), vịnh Manila (Philippin), vịnh Hàng Châu, vịnh
Daya (Trung Quốc)…và một số vũng-vịnh nhỏ hơn.
Vịnh Bắc Bộ là vịnh biển lớn ở Biển Đông, là vịnh biển chung giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ đã từng được hai nước Việt – Trung hợp tác khảo sát chung
trong giai đoạn 1960 – 1965 trong chương trình điều tra toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên sinh vật.

Vịnh Thái Lan cũng là vịnh biển lớn được các nước quanh vịnh điều tra nghiên cứu
nhiều từ thế kỷ trước về các mặt thuỷ văn và động lực (T. T. N. Duyet et al., 1998,
2002; Burana bpratheprat et al, 1998; Sujisuporn et al., 1998), về thuỷ hoá (P. Kohpina,
1998) và đặc biệt là về các quần xã sinh vật đáy, sinh thái môi trường do các nhà khoa
học Thái Lan và Việ
t Nam tiến hành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Các kết quả
nghiên cứu qua nhiều năm đã cho biết được một cách khái quát những đặc trưng thuỷ
văn, vận chuyển khối nước trong vịnh và mối liên quan với Biển Đông bên ngoài, tình
trạng ô nhiễm biển, thành phần loài và cấu trúc các rạn san hô, các thảm cỏ biển, thành
Chương I. Tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam

5
phần loài và nguồn lợi cá biển trong vịnh. Cùng với vịnh Thái Lan, vịnh biển Manila
(Philippin) cũng được điều tra nghiên cứu nhiều mặt như thuỷ triều, dòng triều và trầm
tích (Fujiie, W. et al, 2002), chu trình N trong mùa khô và mùa mưa trong vịnh
(Hayashi. M. et al, 2006), về phân bố trầm tích theo độ sâu trong vịnh (Siringan, F. P. et
al, 1998); hiện tượng nở rộ tảo độc Pyridinium và các chỉ tiêu khí tượng thuỷ văn
(Bajarias, F. F., 1996). Vịnh Hàng Châu (Triết Giang – Trung Quốc) cũng là một trong
các vũng-vịnh ở Trung Quốc trong hệ thống vũng-vịnh ven bờ Hoa Trung được khảo sát
nhiều trong những năm 90 về điều kiện vật lý thuỷ văn (Lu Bin et al, 1993; Gao Shen
Quan et al, 1993). Cùng với vịnh Hàng Châu còn có các vũng Xiangshan, Leqing trong
khu vực biển ven bờ Triết Giang cũng đã được khảo sát.
2. Ở Việt Nam
So với đầm phá ven biển, các vũng-vịnh ven bờ ở Việt Nam nhìn chung còn ít được
điều tra nghiên cứu. Tình hình này có liên quan tới việc khai thác nguồn lợi, sử dụng
môi trường vũng-vịnh ven bờ ở nước ta chỉ mới được đẩy mạnh trong thời gian gần đây
với sự phát triển của kinh tế du lịch, nuôi trồng hải sản trong vũng-vịnh. Đáp ứng yêu
cầu thực tiễn, các hoạt động điều tra khảo sát vũng-vịnh chỉ thực sự được chú trọng từ
cuối những năm 90 ngoại trừ các vịnh biển lớn như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan (phía
đông vịnh) đã được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Cho tới nay, số lượng vũng-vịnh ở nước ta được điều tra khảo sát chưa nhiều. Các
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Hải Phòng, Quảng Ninh), Bình Cang (Nha Trang) với
điều kiện thuận tiện và vị trí quan trọng về kinh tế, là các vịnh được khảo sát nhiều hơn
cả. Sau đó phải kể đến các vũng Dung Quất (Quảng Ngãi), Xuân Đài (Nam Định), Phan
Thiết, Đà Nẵng cũng đã được khảo sát ở mức độ khái quát nhằm phục vụ kịp thời yêu
cầu phát triển kinh tế ngành và địa phương.
Vịnh Bắc Bộ đã được điều tra nghiên cứu tổng hợp và đánh giá nguồn lợi cá đáy trong
Chương trình hợp tác Việt – Trung trong những năm 1960 – 1965 và Chương trình hợp
tác Việt - Xô đánh giá nguồn lợi cá biển trong vịnh trong những năm 1959 – 1960. Kết
quả điều tra khảo sát của các chương trình này là những tư liệu rất cơ bản về điều kiện tự
nhiên và nguồn lợi sinh vật vịnh Bắc Bộ, còn giá trị cho tới hiện nay. Trong thời gian từ
1965 – 1975, với việc thành lập Viện Nghiên cứu Biển đầu tiên ở nước ta, ngay trong thời
gian chiến tranh cũng vẫn có những hoạt động điều tra khảo sát về sinh vật, địa chất, địa
mạo ven bờ và bãi triều vịnh Bắc Bộ. Sau khi chiến tranh kết thúc, từ 1975 đến nay, vùng
biển phía tây V
ịnh thuộc chủ quyền Việt Nam lại được tiếp tục điều tra nghiên cứu trong
các chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước và ở các bộ, ngành. Công trình được
nghiên cứu gần đây nhất là Đề tài KC-09-17- Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài
nguyên và môi trường vịnh Bắc Bộ, nhằm đánh giá lại tình trạng môi trường biển vịnh
Bắc Bộ sau hơn 40 năm từ
những khảo sát đầu tiên năm 1960. Các hoạt động nghiên cứu
vịnh Bắc Bộ từ 1975 tới nay đã nâng cao hơn nhiều hiểu biết về vũng-vịnh biển này, đánh
giá được đầy đủ hơn nguồn lợi sinh vật, môi trường biển, có được những tài liệu chi tiết
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

6
về vùng nước ven bờ, vùng triều cửa sông, các đảo ven bờ phía tây Vịnh. Đặc biệt là vịnh
Hạ Long trong phạm vi vịnh Bắc Bộ, đã được khảo sát đầy đủ về địa chất, thuỷ văn, môi
trường, đa dạng sinh học biển để xây dựng cơ sở tư liệu cho hồ sơ đăng kí công nhận Di
sản thế giới cho vịnh biển này. Về phía đông Vịnh, sau những năm 60 cũng đã có những

hoạt động điều tra khảo sát tiếp theo như công trình sinh vật đáy vịnh vào thời gian 1974
– 1983 (Cai, Y. et Zhang, Z., 1988).
Ở phía nam, vịnh biển Thái Lan cũng đã được các nước quanh vịnh, chủ yếu là Thái
Lan và Việt Nam điều tra nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước, không kể
những khảo sát sơ bộ của Viện Hải dương học Đông Dương từ những năm 70 và của
chương trình NAGA trong những năm 1959 – 1960. Về phía tây Vịnh thuộc chủ quyền
của Thái Lan, các hoạt động nghiên cứu do phía Thái Lan tiến hành chú trọng các hệ
sinh thái ven bờ (vùng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm cỏ biển), các quần xã sinh
vật đáy mềm, nguồn lợi cá biển trong vịnh, điều kiện môi trường sống, tình trạng ô
nhiễm trong vịnh. Có thể thấy rằng: về vùng biển phía tây Vịnh, với những hoạt động
nghiên cứu đều khắp và mạnh mẽ của phía Thái Lan trong nhiều năm, đã có được một
cơ sở dữ liệu khá phong phú, đặc biệt là về đa dạng sinh học, sinh thái môi trường vịnh,
có ý nghĩa định hướng cho các hoạt động nghiên cứu tiếp sau.
Về vùng biển phía đông Vịnh thuộc chủ quyền Việt Nam, các hoạt động điều tra
nghiên cứu sau Viện Hải dương học Đông Dương những năm 30 và Chương trình
NAGA những năm 1959 – 1960 chỉ mới bắt đầu từ những năm 90. Trong khuôn khổ
Chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT – 03 (1990 – 1995) và tiếp theo là
trong Chương trình KHCN – 06 (1996 – 2000), hai đề tài điều tra tổng hợp biển Tây
Nam Việt Nam (phía đông vịnh Thái Lan) (các đề tài KT.03 – 22 và KHCN – 06 – 03)
đã được thực hiện. Các đề tài này đã tổ chức khảo sát tương đối toàn diện vùng biển
này tới độ sâu 40m, thu thập số liệu về khí tượng thuỷ văn, động lực, trầm tích, sinh
vật, các rạn san hô. Một số báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường sống, nguồn
lợi sinh vật, hoàn lưu nước trong vùng biển này, lan truyền ô nhiễm trong vịnh, đánh
giá chất lượng nước và năng suất sinh học sơ cấp, các rủi ro sinh thái cũng đã được
soạn thảo và công bố. Cùng với các chương trình biển trong thời gian này, một
chương trình Nhà nước khác do Bộ Thuỷ Sản tổ chức thực hiện (Chương trình KN –
04) cũng có những đề tài khảo sát đánh giá nguồn lợi cá biển vùng biển Minh Hải –
Kiên Giang, tình trạng môi trường biển và hiện trạng ô nhiễm biển trong vịnh được
thực hiện trong thời gian 1993 -1995. Ngoài ra, còn có các hoạt động khảo sát ở quy
mô nhỏ hơn về các rạn san hô, các thảm cỏ biển ở

các đảo trong vịnh (Thổ Chu, Nam
Du, Phú Quốc), quần xã sinh vật đáy. Gần đây còn có các công trình nghiên cứu về
nguồn lợi cá Cơm trong vịnh (2006 – 2007). Đặc biệt là trên cơ sở quan hệ hợp tác
Việt Nam – Thái Lan trong thời gian 1997-1998 đã tiến hành thực hiện Dự án hợp tác
Việt Nam – Thái Lan nghiên cứu đánh giá và quản lý nguồn lợi cá biển vịnh Thái Lan
với sự hợp tác của lực lượng khoa học hai nước (Phạm Thược, 1999).
Các vũng-vịnh nhỏ ven bờ được nghiên cứu ít hơn so với các vịnh biển lớn. Các
vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang, vịnh Bình Cang (Khánh Hoà) là
Chương I. Tổng quát về vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam

7
các vũng-vịnh được Viện Hải dương học Nha Trang điều tra khảo sát sớm nhất từ
những năm 1994 – 1996. Đây là các công trình khảo sát nhằm phục vụ yêu cầu của
địa phương quy hoạch khai thác sử dụng các thuỷ vực này, vì vậy thường mang tính
chất sơ bộ, tập trung vào các đặc điểm thuỷ văn động lực, trầm tích nền đáy, đánh
giá tình trạng môi trường nước, nguồn lợi sinh vật… trên cơ sở này đề xuất những ý
kiến về khai thác sử dụng tài nguyên môi trường Vịnh đảm bảo phát triển bền vững.
Các vũng-vịnh ở miền Trung và Nam Trung Bộ, như vịnh Đà Nẵng, vịnh Phan Thiết
cũng đã được khảo sát nhằm nhằm tạo cơ sở khoa học cho định hướng khai thác sử
dụng, quản lý bền vững, cũng nhằm phục vụ yêu cầu địa phương. Vũng Áng (Hà
Tĩnh), vũng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), vũng Dung Quất (Quảng Ngãi) cũng đã
được khảo sát về khí tượng, thuỷ văn động lực, môi trường biển làm cơ sở cho quy
hoạch xây dựng cảng biển ở các vùng biển này. Một số vũng biển khác như vũng
Xuân Đài, vũng Cù Mông (Phú Yên) và một số vũng biển khác cũng đã được khảo sát
sơ bộ mang tính thăm dò cho các nghiên cứu tiếp sau.
Có thể nêu một số nhận xét về tình hình điều tra nghiên cứu vũng-vịnh ở nước ta
hiện nay:
1. Các vịnh biển lớn (vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan) đã được điều tra khảo sát từ sớm với
sự hợp tác của các nước quanh Vịnh. Cơ sở tư liệu về các vấn đề cơ bản của các vịnh
biển này tương đối toàn diện, trên cơ sở này đã có thể hiểu biết được các đặc trưng cơ

bản về điều kiện tự nhiên, đánh giá tiềm năng các nguồn lợi thiên nhiên và hiện trạng
sử dụng khai thác. Tuy nhiên, do phạm vi rộng lớn của các vịnh lại thuộc chủ quyền
nhiều bên, nên có những vấn đề chung trên toàn vịnh như xu thế biến động của tài
nguyên môi trường biển toàn vịnh, các vấn đề của vùng sâu và cửa vịnh còn chưa
được nghiên cứu đầy đủ để có được sự đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh.
2. Các vũng-vịnh biển cỡ trung bình và nhỏ chỉ mới được điều tra nghiên cứu sơ bộ
từ những năm 90 tới nay. Phần lớn các hoạt động điều tra nghiên cứu là nhằm
phục vụ các yêu cầu thực tiễn cụ thể của địa phương: đánh bắt, nuôi trồng hải
sản, du lịch biển, xây dựng cảng biển, xây dựng các khu bảo tồn biển… Vì vậy,
nội dung điều tra nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào một số vấn đề có liên
quan tới mục đích yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chưa có được những tư liệu, hiểu
biết toàn diện, đầy đủ về các quá trình biển đặc trưng cho từng loại vũng-vịnh
cũng như xu thế biến động, rất cần cho việc đánh giá tiềm năng, dự báo biến
động tài nguyên môi trường của vùng biển này.
3. Với một hệ thống vũng-vịnh ven bờ đa dạng, nhiều về số lượng. Vấn đề tồn tại lớ
n
và cơ bản hiện nay là chưa có được những nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về loại hình
học vũng-vịnh để có đủ cơ sở khoa học phân loại các vũng-vịnh theo tiêu chuẩn
khoa học thể hiện bản chất các thuỷ vực này, chấm dứt tình trạng lẫn lộn, ngay cả
trong khái niệm, từ ngữ hiện nay. Trên cơ sở đó, có thể đề xuất các ý kiến về
phương hướng khai thác, sử dụng hợp lý dự báo xu thế biến động để đảm bảo phát
triển bền vững.
9




Chương II
KIỂM KÊ VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM
Vũng – vịnh là những hợp phần của cấu trúc hệ thống địa lý - địa chất - sinh thái

biển ven bờ bên cạnh các vùng cửa sông và các đầm phá ven biển. Trên nền địa chất
chung của các thuỷ vực đới ven bờ (coastal zone), các vũng-vịnh còn có những đặc tính
riêng khác với các hợp phần khác. Vì vậy, phương pháp luận nghiên cứu vũng-vịnh,
một mặt phù hợp với phương pháp luận nghiên cứu đới ven bờ nói chung, đồng thời
cũng có những điểm riêng phù hợp với hợp phần này của thiên nhiên biển.
I. ĐỊNH NGHĨA VŨNG VỊNH
1. Phương pháp tiếp cận
1.1. Tiếp cận hệ thống
Như trên đã nói, các vũng-vịnh dù có những đặc điểm khác nhau, trước hết vẫn
phải coi là một hợp phần trong hệ thống địa lý – sinh thái đới ven bờ. Nghiên cứu
vũng-vịnh do đó cần được thực hiện với những phương pháp, khái niệm, quy luật vận
dụng cho một đơn vị địa hệ ở cấp dưới đới ven bờ, để có thể làm rõ những đặc trưng
của một đơn vị cấp dưới có mối tương quan với các đơn vị đồng cấp trong hệ thống
như những địa hệ thiên nhiên trong đới ven bờ. Với cách tiếp cận này, tìm hiểu bản
chất các vũng-vịnh này bên cạnh những đặc điểm chung của các đơn vị trong đới ven
bờ cần phân tích những đặc điểm riêng của vũng-vịnh so với các hợp phần khác. Nói
cách khác, nghiên cứu vũng-vịnh cần được tiếp cận theo quan điểm hệ thống, đi từ các
vấn đề tổng quát của dải ven biển, vùng biển ven bờ tới các vấn đề riêng của một hợp
phần vũng-vịnh trong địa hệ đó, trong quá trình phát triển tiến hoá qua các giai đoạn
trong lịch sử phát triển của
đối tượng này.
1.2. Tiếp cận sinh thái – môi trường
Vũng-vịnh có những đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng biển ven bờ, bao gồm cả
phần bờ và phần biển. Trong điều kiện tự nhiên này, hình thành và phát triển những hệ
sinh thái, sinh cảnh tiêu biểu của vùng biển ven bờ như rừng ngập mặn, các rạn san hô,
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

10
các thảm cỏ biển, các vùng triều trên bờ biển hở, đáy cát hoặc rạn đá, các sinh cảnh đáy
mềm… với những điều kiện môi trường đặc trưng. Do vậy, nghiên cứu vũng-vịnh, bên

cạnh cách tiếp cận hệ thống cấu trúc địa lý, còn có thể sử dụng cách tiếp cận sinh thái –
môi trường, tìm hiểu, xác định bản chất tự nhiên các vũng-vịnh theo các đặc điểm, chỉ
tiêu đánh giá các hệ sinh thái – môi trường đặc trưng cho các vũng-vịnh. Với cách tiếp
cận này, các vũng-vịnh sẽ được phân tích, để thấy được sự khác biệt về cấu trúc, chức
năng, diễn biến sinh thái môi trường của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học theo thời
gian và trong không gian của vùng biển ven bờ. Theo quan điểm này, vũng-vịnh vẫn
được nghiên cứu trong hiện trạng và biến động của các hệ sinh thái trong vũng-vịnh do
tác động của các nhân tố thiên nhiên và con người.
1.3. Tiếp cận giá trị thực tiễn
Như ở phần trên đã nói, các vũng-vịnh có một tiềm năng tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, có giá trị to lớn, nhiều mặt. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu vũng-
vịnh là để có được cơ sở khoa học định hướng cho việc khai thác sử dụng hợp lý tiềm
năng tài nguyên đó, đảm bảo phát triển bền vững. Do vậy, để có được sự hiểu biết về
bản chất của vũng-vịnh, xác định được sự khác nhau hoặc tương đồng giữa các vũng-
vịnh, cần coi tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, giá trị sử dụng của mỗi vũng-vịnh như
những chỉ tiêu về giá trị thực tiễn, mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của các vũng-vịnh.
Bên cạnh sự hiểu biết về những sai khác về điều kiện tự nhiên của các vũng-vịnh có
được qua cách tiếp cận hệ thống và sinh thái – môi trường, cách tiếp cận giá trị thực tiễn
sẽ bổ sung thêm những đặc điểm khác của vũng-vịnh để có được sự hiểu biết, đánh giá
toàn diện của các vũng-vịnh cả về mặt khoa học và về mặt thực tiễn.
Với các cách tiếp cận trên đây, cần có hệ thống các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành tương ứng về địa lý sinh thái, môi trường, tài nguyên, kinh tế - xã hội phù hợp để có
thể phân tích, đánh giá các tư liệu, nhằm rút ra được kết luận về các vấn đề thể hiện bản
chất và sự khác nhau của các vũng-vịnh cũng như định hướng khai thác, sử dụng hợp lý.
2. Vị trí của vũng - vịnh trong đới ven bờ
Như ta biết, đới ven bờ Việt Nam có 3 loại địa hệ tiêu biểu là: vùng cửa sông, đầm
phá và các vũng-vịnh. Các thuỷ vực này được hình thành qua lịch sử phát triển tiến hoá
của đới bờ, với sự tương tác giữa các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh và các
yếu tố động lực: dòng chảy sông, biển, thuỷ triều, sóng ven bờ. Mỗi loại hình thuỷ vực
này có những đặc trưng riêng về hình thái, động lực, sinh thái… tạo nên đặc trưng loại

hình học của thuỷ vực. Các đặc trưng này đặt ra yêu cầu, phương hướng khai thác sử
dụng phù hợp với từng loại hình, nhằm đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên sự đồng thời tồn tại các loại hình địa hệ này trong đới ven bờ dễ gây nhầm
lẫn cho việc xác định đúng từng loạ
i hình, vì vậy việc phân biệt các loại hình này, từ sự
phân tích những sai khác về các mặt hình thái địa mạo địa chất, thuỷ văn động lực, sinh
thái môi trường là cần thiết để có định hướng đúng trong việc khai thác, sử dụng chúng.
Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

11
2.1. Cửa sông (Estuarine area )
Cửa sông là loại hình thuỷ vực được hình thành ở nơi sông đổ ra biển, nơi chuyển tiếp
giữa sông và biển. Theo Pritchard (1967) cửa sông là “một thuỷ vực nửa kín ven bờ thông
với biển khơi, trong đó có sự hoà trộn nhất định giữa nước biển và nước ngọt đưa đến từ lục
địa”. Đặc điểm cơ bản của cửa sông là vị trí tiếp giáp giữa sông với biển và sự trộn lẫn dần
khối nước sông từ lục địa chảy ra và khối nước biển từ biển tràn vào. Ở vùng cửa sông,
động lực sông có vai trò thống trị, ngoài ra còn có thể có sóng hoặc triều phối hợp.
Về mặt hình thái, cửa sông có thể phân thành 3 kiểu chính:
• Cửa sông châu thổ (Delta): Được hỉnh thành do sự bồi đắp của phù sa sông lấn ra
biển, hệ lạch đưa trầm tích sông ra biển chiếm ưu thế. Châu thổ có 2 phần: phần
nổi vùng triều và phần chìm, ra tới độ sâu 15 – 20m. Cửa sông châu thổ có động
lực sông thống trị, với sự phối hợp của các động lực sóng hoặc triều, có thể nửa kín
hoặc hở. Cửa sông châu thổ thấy ở cả 3 vùng biển Bắc, Trung và Nam Bộ nước ta.
• Cửa sông hình phễu (Estuary): là cửa sông nửa kín, có dạng phễu, bị ngập chìm
không đền bù trầm tích. Trầm tích sông nước ngọt ưu thế, cửa vào hạn chế thu hẹp
cửa sông, trầm tích biển ưu thế. Thuỷ triều ở đây có vai trò quan trọng. Cửa sông
hình phễu điển hình ở nước ta là các cửa sông Bạch Đằng và Đồng Nai.
• Cửa sông liman (Liman): Vùng ngập chìm không đền bù, ở vùng không có thuỷ
triều hoặc thuỷ triều nhỏ với động lực sóng đáng kể và thường có doi cát chắn cửa.
Cửa sông liman phổ biến ở Trung Bộ.

Bảng 2.1. So sánh các đặc điểm cơ bản của các hợp phần địa hệ trong đới ven bờ
Tính chất Vũng-vịnh Cửa sông liman Cửa sông hình
phễu
Cửa sông châu thổ Đầm phá
Mức độ đóng kín
tương đối
Hở Kín Nửa kín Nửa kín-hở Rất kín
Yếu tố động lực
tương đối
Sóng, triều Sông, sóng Triều Sông, sóng, triều Sóng
Tính chất phân tầng
nước
Rất yếu Khá mạnh Yếu Mạnh
Rất mạnh

Bồi tụ xâm thực Chậm, rất chậm
Khá mạnh, lấp
đầy
Xâm thực xói
lở ưu thế
Mạnh, lâm tiến Mạnh, lấp đầy
Tính chất ổn định
cửa
Lâu dài
Biến động mùa
mạnh
Khá ổn định Biến động mạnh
Biến động
mạnh
Kiểu bờ ưu thế Đá gốc, cát Cát Bùn Bùn, cát Cát

Phân bố ở Việt Nam Trung, Bắc Bộ Trung Bộ Bắc, Nam Bộ Bắc, Trung Nam B

Trung Bộ
2.2. Đầm phá (Lagoon)
Theo Phleger (1981), đầm phá là loại hình thuỷ vực ven biển nước lợ, mặn hoặc siêu
mặn, được ngăn cách với biển bởi một đê cát và có cửa (inlet) thông với biển phía
ngoài. Cửa có thể mở thường xuyên hoặc định kỳ về mùa mưa, thậm chí bị đóng kín,
nhưng vẫn trao đổi với bên ngoài nhờ thẩm thấu hay chảy thấm qua đê cát chắn. Đầm
phá là loại hình thuỷ vực ven bờ phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 15% diện tích bờ
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

12
đại dương thế giới.
Đặc điểm cơ bản của đầm phá là có khối nước bị ngăn cách với biển ngoài bởi
đường bờ, tuy vẫn có cửa thông song vẫn có ảnh hưởng lớn của sông, vì vậy, nước nước
đầm phá thường là nước lợ, do có dòng nước sông từ bờ đổ vào. Trầm tích sông, nước
ngọt ít. Nước sông, cửa vào bị chắn, thuỷ triều hạn chế. Theo hình thái động lực có thể
phân chia đầm phá ven bờ đại dương thế giới thành 4 kiểu: Đầm phá cửa sông
(Estuarine lagoon), đầm phá hở (opening lagoon), đầm phá kín từng phần (partly
closed) và đầm phá kín (closed lagoon).
Đầm phá ở Việt Nam chiếm khoảng 21% chiều dài đường bờ biển, gồm 12 đầm phá
lớn nhỏ phân bố chủ yếu ở miền Trung – Nam Trung Bộ, tổng diện tích khoảng
457,8km
2
, trong đó hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (68 km
2
) là lớn nhất, sau các đầm
phá Mard (200km
2
) và Santo Domingo (Dominica) (100km

2
). Trong khu vực châu Á,
có thể kể đến các đầm phá Talesap (Thái Lan) và Chilka (Ấn Độ).
2.3. Vũng-vịnh (Gulf, Bay)
Có thể có những quan niệm khác nhau về vũng-vịnh song, theo cách hiểu chung, có
thể coi vũng-vịnh như những phần biển nằm trong chỗ lõm vào của đường bờ biển hoặc
các phần biển ven bờ có đảo che chắn bên ngoài, trong đó các quá trình biển thống trị
trong điều kiện khép kín tương đối của vùng nước biển đó, không có hoặc rất ít tác động
của các quá trình sông.
Như trong phần đầu đã nói, ở nước ta khái niệm vũng-vịnh trong đời sống dân gian
cũng như trong văn liệu còn chưa được rõ ràng, chuẩn xác, còn nhiều lẫn lộn giữa khái
niệm, vũng-vịnh và đầm phá, giữa vũng và vịnh. Nguyên nhân là do cho tới nay chưa có
những tiêu chuẩn loại hình học (typology) được xác định cho từng loại hình thuỷ vực
vũng, vịnh, đầm phá. Vì vậy các khái niệm cũng như tên gọi cho các loại hình thuỷ vực
này còn theo chủ quan hoặc cảm tính. Điều này dẫn tới một số thuỷ vực dạng vũng-vịnh
có khi mang nhiều tên gọi như: Đầm Cầu Hai (Trần Đức Thạnh, 2005), Vũng Cầu Hai
(B. H. Long, 2002); Vịnh Bình Cang (B.H. Long, 2002), Vũng Bình Cang (T.Đ. Thạnh,
2005); Vũng Rô (T.Đ. Thạnh, 2005), Vịnh Vũng Rô (B. H. Long, 2002). Sự khác nhau
về tên gọi và một vài đặc điểm khác của thuỷ vực theo cảm quan này có thể là do sự
phân biệt chủ yếu chỉ dựa trên độ lớn của mặt nước mà chưa căn cứ vào những tiêu
chuẩn mang tính khoa học.
Trong văn liệu nước ngoài, các khái niệm và tên gọi các thuỷ vực dạng vũng – vịnh
còn phức tạp hơn, bao gồm nhiều loại thuỷ vực ở các cấp độ khác nhau: Gulf, Bay,
Embayment Bight, Shelter. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để phân biệt các loạ
i hình thuỷ vực
này còn chưa thật rõ ràng. Chưa có những tiêu chuẩn về diện tích hay độ sâu cụ thể cho
các thuỷ vực này. Chỉ về địa mạo, địa chất mới có tiêu chuẩn chung là: Gulf thường
chiếm một không gian rộng lớn của thềm lục địa và chỉ lộ ra trong điều kiện mực nước
biển hạ thấp trong băng hà lần cuối, trong khi hầu hết các Bay có độ sâu không lớn và ch


hình thành và phát triển trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối (biển tiến Holocen).
Tuy nhiên , trong nhiều trường hợp, Gulf còn gồm nhiều Bay. Còn khái niệm Embayment
là để chỉ các vùng trũng ven bờ có hình thái đa dạng chưa bị trầm tích sông, biển bồi lấp
Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

13
đáng kể. Embaymelaapscos bờ cấu tạo từ đá gốc, dốc, có cửa thông thoáng, trao đổi nước
tự do với biển. Địa hình ngầm khá bằng phẳng và thoải dần ra phía biển, làm lượng nước
sông đổ vào nhỏ so với khối nước trong thủy vực.
Tình hình trên đây về các quan niệm khác nhau về vũng-vịnh, cả ở trong nước và trên
thế giới cho thấy cần có sự nghiên cứu đầy đủ về loại hình thuỷ vực này để có được quan
niệm nhất quán hơn với những tiêu chuẩn rõ ràng, chuẩn xác hơn về đặc điểm loại hình
học, cũng như về từ ngữ học cho các vũng-vịnh trong hệ thống thuỷ vực hợp phần của đới
ven bờ. Như vậy, so với hai loại hình thuỷ vực trên của đới ven bờ (cửa sông và đầm phá)
tuy cũng là một trong các thuỷ vực ven bờ song vũng-vịnh có thể coi là loại thuỷ vực mang
tính chất biển điển hỉnh, có bờ vịnh ổn định với các đặc trưng sinh thái biển khác với hai
loại hình thuỷ vực ven bờ trên, mang tính chất sông biển, với sự tác động của hai qúa trình
sông và biển, với đặc trưng sinh thái nước lợ, không còn mang tính chất biển điển hình.
Tuy nhiên trong thiên nhiên, giữa 3 loại hình trên vẫn còn có mối quan hệ về hình
thái, thể hiện mối quan hệ phát triển tiến hoá trong lịch sử và hình thành. Một số cửa
sông hình phễu có hình thái lõm vào giống vũng-vịnh vì vậy có tên dân gian là vịnh như
“Vịnh” Ghềnh Rái hoặc “Vịnh” Đồ Sơn (Hải Phòng), tuy xét về bản chất, đây là các
cửa sông hình phễu với độ mặn và tính chất phân tầng nước đặc trưng theo loại hình
thuỷ vực này. Trong khi đó, lại có những dạng chuyển tiếp giữa cửa sông hình phễu và
vũng-vịnh như Vịnh Cửa Lục, Vịnh Tiên Yên – Hà Cối (Quảng Ninh). Giữa vũng-vịnh
và cửa sông châu thổ cũng có thể có dạng trung gian như “Vịnh” Cây Dương (Cà Mau)
có hình thái lõm về phía lục địa song bản chất lại là cửa sông châu thổ với quá trình
sông ưu thế. Mối quan hệ giữa đầm phá và vũng-vịnh cũng có thể nhận thấy ở một số
thuỷ vực như Đầm Lăng Cô, Đầm Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) có hình thái giống
vũng-vịnh, thực chất đây là các đầm phá với các cồn cát chắn và các quá trình thuỷ

động lực mang tính chất đầm phá thể hiện ở tính chất phân tầng nước cao ở các thuỷ
vực này. Trong khi đó, lại có những thuỷ vực dạng vũng-vịnh như “Đầm” Nha Phu
(Phú Yên) nhưng do quá trình bồi tụ mạnh, nước nông làm biến đổi tính chất thuỷ động
lực, chuyển thành dạng đầm phá hoặc cửa sông nằm trong Vịnh Bình Cang (Khánh
Hoà). Cũng như vậy Đầm Thuỷ Triều hiện nay nằm trong Vịnh Cam Ranh, song đã
không còn mang tính chất của vũng-vịnh.
Những điểm trên đây về đặc trưng cơ bản của 3 loại hình thuỷ vực trong đới ven bờ ở
nước ta hiện nay, cũng như sự phân tích về mối quan hệ giữa các loại hình thuỷ vực này
ta có thể nêu lên những ý kiến bước đầu về vị trí của vũng-vịnh trong đới ven bờ.
1. Vũng-vịnh có thể coi là một trong những loại hình thuỷ vực tiêu biểu phổ biến
trong thiên nhiên đới ven bờ nước ta, một địa hệ hợp phần trong cấu trúc hệ thống
địa lý-địa chất đới ven bờ, được hình thành trong lịch sử
phát triển tiến hoá địa chất
trong mối quan hệ tương tác giữa các quá trình ngoại sinh và nội sinh của động lực
bờ trong đới ven bờ Việt Nam.
2. Vũng-vịnh là một thực thể địa lý - địa chất – sinh thái riêng biệt, khác với các loại hình
thủy vực khác như đầm phá, cửa sông với đặc trưng hình thái và động lực của vũng-vịnh
thể hiện ở hình thái bờ vịnh, mố
i quan hệ với biển và động lực biển thống trị.
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

14
3. Giữa các loại hình thuỷ vực này có những mối quan hệ về hình thái, thể hiện phần
nào mối quan hệ nguồn gốc trong quá trình hình thành, trong lịch sử phát triển tiến
hoá của đới ven bờ.
3. Định nghĩa vũng - vịnh
Để có được một định nghĩa chuẩn xác cho loại hình thuỷ vực vũng-vịnh, cần có
những nghiên cứu đầy đủ về loại hình học thuỷ vực đới ven bờ, về bản chất tự nhiên
của vũng-vịnh để có thể xác định những tiêu chuẩn tự nhiên, không hình thức, nhân
tạo cho loại hình thuỷ vực này. Mặt khác, việc định nghĩa vũng-vịnh không thể không

quan tâm đến việc định danh các thuỷ vực loại vũng-vịnh hiện đang tồn tại rất phức
tạp trong văn luận và trong dân gian ở nước ta, cũng như các khái niệm và tên gọi các
thuỷ vực dạng vũng-vịnh trên thế giới đã có hiện nay để có sự hội nhập, xác định mối
tương quan ít nhất là về mặt định danh.
Như ở phần trên đã nêu, hiện nay ở nước ta vẫn tồn tại nhiều khái niệm và tên gọi
các thuỷ vực loại vũng-vịnh như: vịnh, vũng, vụng, tùng… chưa kể các tên gọi lẫn lộn
đầm phá, cửa sông với vũng-vịnh, dẫn tới đồng danh nhưng dị nghĩa và ngược lại. Có
thể nêu nhiều ví dụ về vấn đề này: “vịnh Cửa Lục” (Quảng Ninh) trong hải đồ của Pháp
ghi là “baie de Courbe” thực chất là một vùng cửa sông hình phễu (Estuary) qui mô
nhỏ, nhưng rất điển hình, có nguồn gốc ngập chìm thung lũng kiến tạo. “Vụng Cầu Hai”
đúng ra là một bộ phận của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế);
“Đầm Thị Nại” (Quảng Ninh), “Đầm Nha Phu”, “Đầm Thuỷ Triều” nguyên là những bộ
phận của vịnh Làng Mai, vịnh Bình Cang và vịnh Cam Ranh. Trong khi đó, các “vịnh
Ghềnh Rái", “vịnh Rạch Giá”, “vịnh Cây Dúi” (Kiên Giang) thực chất là các vùng cửa
sông ở các khu vực này.
Tình hình trên đây cho thấy để thuận tiện cho việc nghiên cứu cần có những giải
pháp trước mắt để có thể tạm thời sắp xếp lại các đơn vị cũng như tên gọi các thuỷ vực
loại vũng-vịnh ở nước ta, cho tới khi có được những kết quả nghiên cứu loại hình học,
đề xuất được các tiêu chuẩn phân loại vũng-vịnh xác đáng với đủ căn cứ khoa học.
Kết quả nghiên cứu so sánh trị số diện tích các thuỷ vực loại vũng-vịnh theo tên gọi và
tên ghi trên bản đồ, cho thấy đa số các “Vũng” có diện tích nhỏ hơn 50km
2
và đa số các
“Vịnh” có diện tích trên 50km
2
. Dựa trên cơ sở này, có thể đề xuất những ý kiến sau:
1. Dùng khái niệm vũng-vịnh để chỉ các thuỷ vực loại vũng-vịnh nói chung trong đới
ven biển Việt Nam, để phân biệt với các thuỷ vực khác (cửa sông, đầm phá).
2. Dùng hệ thống phân chia 3 cấp để phân loại các thuỷ vực loại vũng-vịnh ở nước ta
dựa trên diện tích mặt nước thuỷ vực:

Cấp 1: Vịnh biển có diện tích trên 500km
2

Cấp 2: Vịnh ven bờ có diện tích từ 50 - 500km
2

Cấp 3: Vũng có diện tích dưới 50km
2

3. Dùng thống nhất tên gọi “Vũng”, để chỉ các thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích
dưới 50km
2
(không dùng tên gọi vụng, tùng…).
Về mặt quan hệ tương đương với các khái niệm và tên gọi trên thế giới, có thể tạm
Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

15
thời quy định như sau:
Tên Việt Nam Tên Thế Giới
Vịnh biển Gulf
Vịnh ven bờ Bay, Embayment
Vũng Bight, Shelter
Từ những ý kiến trên về phân loại và tên gọi các thuỷ vực loại vũng-vịnh ở Việt Nam,
cũng như những khái niệm chung về các thuỷ vực này, có thể đề xuất một số định nghĩa sau.
1. Vũng-vịnh là loại hình thuỷ vực mang tính chất địa hệ hợp phần trong cấu trúc hệ
thống địa lý - địa chất - sinh thái đới ven biển Việt Nam. Đây là một phần biển nằm
trong một vùng hoặc của bờ biển có độ lớn khác nhau, có khi có các đảo chắn bên
ngoài, với sự thống trị của các quá trình biển, tác động hạn chế của các quá trình sông.
2. Vịnh biển là thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích lớn trên 500km
2

, có độ sâu lớn
trên 50m, chiếm một vùng lãnh thổ lớn mang ý nghĩa quốc gia. Tương tác biển lục
địa ít thể hiện trong lịch sử phát triển địa chất.
Trn c Thnh (ch biờn), Nguyn Hu C, Cụng Thung, ng Ngc Thanh

16
V
g
.

Đ

m
V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.

B
ã

i

V

n
V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.


B
ã
i

V

n
V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.

B
ã
i

V

n

V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.

B
ã
i

V

n
V
g
.

C
ô
n


S
ơ
n
Vg.Đầm Tre
Vg. Đông Bắc
V
.

B
ì
n
h

Ba
V
.

P
h
a
n

R
a
n
g
V
.

P

a
n
-
Đ
à

R

n
g
V
.

P
h
a
n

T
h
i
ế
t
V
.

P
h
a
n


R
í
Vũng Rô
Vg. Cổ Cò
Vg. Làng Mài
Vg. Cù Mông
Vg. Moi
Vg. Phù Cát
V
g
.

M


A
n
Vg. Tuy Phớc
V. Xuân Đài
V. Nho Na
V. Mỹ Hàn
Vg. Mỹ Thành
V
.

Ca
m

R

a
nh
V
.

B
ì
n
h

C
a
n
g
-
N
h
a

P
h
u
V
.

N
h
a

T

r
a
n
g
V
g
.

H
ò
n

T
r
e
Vg. Xuân Hải
V. Trích
V. Ông Diên
V
g
.

B
ế
n

G

i
V

.

V
ă
n

P
h
o
n
g
V. Cái Bàn
V. Lan Hạ
Vg. Nghi Sơn
V. Diễn Châu
Vg. Quỳnh Lu
Vũng áng
V.Cô Tô
V. Tiên Yên-Hà Cối
V. Bái Tử Long
V. Cửa Lục
V. Hạ Long
Vg. Quán Lạn
V. Đà Nẵng
Vg. Chân Mây
Vg. Cù Lao Tràm
Vg. An Hoà
Vg. Dung Quất
Vg. Việt Thanh
M

e
k
o
n
g

r
i
v
e
r
o
12
14
o
o
o
22
16
18
20
o
o
o
o
106
102
104
o
o

o
0
108
102
104
106
o
10
200
Km
400
8
o
o
8
10
12
14
o
o

110
112
o
o
o
o
22
108
110

112
o
o
o
o
o
16
18
20
o
o
o
Vịnh Thái Lan
Cà Mau
Phú Quốc
C
ô
n

Đ

o
Tp. Hồ Chí Minh
Campuchia
Hải Phòng
Đà Nẵng
Thừa Thiên-Huế
Nghệ An
Hà Nội
V


n
h

B

c

B

Lào
Đắc Lăc
Q
.

đ

o

T
r


n
g

S
a

(

K
h
á
n
h

H
o
à
)
Biển Đông
Hải Nam
Trung Quốc
Q
.

đ

o

H
o
à
n
g

S
a

(

Đ
à

N

n
g
)

Quan Ln
Chm
Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

17
Hình 2.1. Sơ đồ phân bố hệ thống vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam
3. Vịnh ven bờ là thuỷ vực loại vũng-vịnh có diện tích trung bình dưới 500km
2
, có độ
sâu trung bình dưới 50m, chỉ chiếm một vùng lãnh thổ trung bình mang ý nghĩa khu
vực. Tương tác biển lục địa tác động rõ rệt qua từng giai đoạn phát triển.
4. Vũng là thuỷ vực loại hình vũng-vịnh có diện tích nhỏ dưới 50km
2
, độ sâu nhỏ dưới
30m, chỉ chiếm một bộ phận lãnh thổ nhỏ mang ý nghĩa địa phương. Tương tác
biển lục địa thường xuyên tác động trong từng giai đoạn phát triển.
II. KIỂM KÊ VŨNG - VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM
Hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam được kiểm kê trên hải đồ tỷ lệ 1: 100 000
bao gồm cả ven bờ biển và đảo ven bờ. Theo đó, các đối tượng có kích thước nhỏ hơn
lưới 1×1cm hay diện tích nhỏ hơn 1km
2

không được kiểm kê. Nội dung kiểm kê gồm tên
gọi truyền thống theo hải đồ, toạ độ địa lý, kích thước cơ bản (chiều dài, chiều rộng, độ
sâu trung bình/lớn nhất) và diện tích mực nước trung bình (bảng 2.3) tới cửa vịnh được
quy ước là chiều rộng, khoảng cách giữa hai mũi nhô là chiều rộng cửa và giữa hai bờ
tương ứng được quy ước là chiều dài cửa vũng - vịnh. Kết quả kiểm kê xác nhận có 48
vũng - vịnh (hình 2.1) có diện tích trong khoảng 2 đến 560km
2
và tổng diện tích khoảng
3997,5km
2
, gấp lần 9 lần tổng diện tích hệ thống đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam.
Các thuỷ vực được ghi nhận theo định nghĩa vũng-vịnh trên đây, theo trực quan là rất
đa dạng về diện tích mặt nước, độ sâu, đặc điểm trầm tích, ảnh hưởng của sông và biển
đối với thuỷ vực (bảng 2.3). Sơ bộ có thể phân chia một cách nhân tạo vũng-vịnh Việt
Nam thành các nhóm sau:
1. Kiểm kê vũng - vịnh theo diện tích
Phân chia vũng-vịnh theo độ lớn diện tích có thể căn cứ vào diện tích mặt nước ở
mực biển trung bình. Diện tích của hệ thống vũng-vịnh ven bờ biển Việt Nam trong
khoảng 2 - 560 km
2
và có thể phân chia thành 4 cấp:


Hình 2.2. Phân chia vũng - vịnh theo diện tích
Rất nhỏ Nhỏ
Trung bình
Lớn
10 50 100 km
2
Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh


18
Theo đó, ven bờ biểnViệt Nam có 13 vũng-vịnh loại lớn (chiếm 27% tổng số), trong
đó lớn nhất là vịnh Bái Tử Long, với tổng diện tích 3055,4km
2
(chiếm 76,4% tổng diện
tích hệ thống vũng-vịnh), có 6 vũng - vịnh loại trung bình, 17 vũng - vịnh loại nhỏ và
12 vũng - vịnh rất nhỏ (bảng 2.2).






























Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

19

































Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

20

































Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

21

































Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh

22

































Chương II. Kiểm kê vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

23



































×