Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Đánh giá hoạt động kinh doanh của Eximbank thông qua mô hình camels_khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 81 trang )

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Lời nói đầu
“Điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là giữ được
bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền
kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” – đó là câu nói nổi tiếng của Robert Kiyosaki – Nhà
đầu tư, doanh nhân và cũng đồng thời là tác giả của cuốn sách gây nhiều tiếng vang:
“Cha giàu-cha nghèo” . Quả đúng như vậy, khi tiếp cận một doanh nghiệp, điều chúng
ta quan tâm nhất, đó là việc nó đang hoạt động, sản xuất kinh doanh như thế nào trong
quá khứ, hiện tại, và cách tiếp cận thường được sử dụng đó là thông qua các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn vừa
tổng quan, vừa chi tiết về doanh nghiệp, là ngôn ngữ của kinh doanh, vì vậy, đọc được
bức thông điệp này là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta xác định được ưu
nhược điểm, phát hiện những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra giải
pháp và định hướng tầm nhìn cho tương lai
Ngân hàng là một thực thể kinh doanh-với vai trò vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế-vì thế, báo cáo tài chính của ngân hàng vô cùng quan trọng, đọc, hiểu, phân
tích báo cáo tài chính của ngân hàng, sẽ cho phép chúng ta có những nhận định, đánh
giá rõ ràng hơn về bức tranh tổng thể với những mảng màu sáng-tối của toàn bộ nền
kinh tế. Việc đánh giá dự báo “sức khỏe” các tổ chức tín dụng (TCTD) và đưa ra các
giải pháp phù hợp, kịp thời luôn là yêu cầu không chỉ dành cho các nhà quản lý, cơ
quan thanh tra giám sát mà còn là việc vô cùng quan trọng đối với các nhà phân tích,
đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư. Trong phạm vi chủ đề thảo luận này, nhóm Go
ahead xin phép lựa chọn phân tích dựa trên mô hình CAMELS , thông qua báo cáo tài
chính hợp nhất đã qua kiểm toán năm 2011,2012, 2013 và trên cơ sở đó, có những so
sánh, đối chứng, phân tích với các báo cáo tài chính của những ngân hàng cùng qui
mô, qua đó đưa ra các nhận định, đánh giá về các chỉ tiêu nói riêng, tình hình hoạt
động của ngân hàng Eximbank nói chung. Tiêu chuẩn đánh giá sẽ là dựa theo thông tư
13: 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng ban hành ngày 20/5/2010, và thông tư 19: 19/2010/TT-NHNN sửa đổi,
bổ sung một số điều của thông tư 13, được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày
27/9/2010, và quyết định 493/QĐ-NHNN năm 2010.


Bài thảo luận do thời gian có phần hạn chế nên có thể chưa thật đầy đủ và chi
tiết, nhóm rất mong được thầy giáo hướng dẫn thêm để bài viết được hoàn thiện,
chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Try my best! 1
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Mục lục
Try my best! 2
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
I. Tổng quan về hệ thống ngân hàng
Kể từ năm 2008 đến nay thì ngành ngân hàng vẫn đang trong tình trạng khó
khăn, gặp nhiều rắc rối trong công tác quản lý và trong quá trình hoạt động của chính
bản thân các ngân hàng. Nhiều vấn đề nổi cộm đã xảy ra trong những thời gian gần
đây phải kể đến đó là thứ nhất nợ xấu gia tăng- cục máu đông của nền kinh tế, làm tắc
nghẽn “mạch máu” về vốn khiến cho nền kinh tế khó vận mình đẻ tăng trưởng, thứ hai
đó là những cú sốc khi hàng loạt các cán bộ ngân hàng bị bắt vì sai phạm trong hoạt
động kinh tế điển hình về việc bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên- nguyên phó chủ tịch
hội đồng quản trị ACB gây ra những khó khăn không hề nhỏ cho ACB và hệ thống
ngân hàng hay vụ của siêu lừa đảo Lê Thị Huyền Như khiến dư luận dậy sóng, thứ ba
nữa đó là sự ra đời của công ty xử lý nợ xấu Việt Nam VAMC, thứ tư đó là việc sát
nhập giữa các ngân hàng với nhau, thứ năm nữa đó là về nhân sự ngân hàng trong thời
buổi khó khăn như hiện nay khi tất cả các ngân hàng đều cố gắng cắt giảm chi phí
nâng cao lợi nhuận và việc thay đổi nhân sự là một trong những điều đáng chú ý đầu
tiên, cụ thể là việc các ngân hàng thay đổi nhân sự một cách ồ ạt điển hình là năm
2013. Đầu tiên nói đến là VIB thay 2 Tổng giám đốc chỉ trong 3 tháng (nếu tính cả
Quyền tổng giám đốc thì thay đổi 3 lần); SCB, NamABank cũng thay Tổng giám đốc;
Eximbank thay Tổng giám đốc và một loạt nhân sự cấp cao khác sau khi nguyên Tổng
giám đốc được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm UBGSTCQG; TrustBank thay đổi
HĐQT; Vietcombank có tổng giám đốc mới sau khi tổng giám đốc cũ lên làm phó
Thống đốc; Techcombank thay CEO ngoại bằng một Tổng giám đốc nội… Ngoài ra,
làn sóng cắt giảm nhân sự cấp thấp và cấp trung cũng diễn ra ồ ạt. Trong năm, ACB

cắt giảm hơn 1.000 nhân sự, riêng quý 3 là hơn 700 người; Maritimebank tuyên bố
giảm hơn 1.400 nhân sự; Eximbank có kế hoạch giảm 1.000 nhân sự; SHB giảm hơn
300 người; Vietcombank giảm gần 200 nhân viên; nhiều ngân hàng thay nhân sự
không làm được việc bằng những người mới có trình độ nghiệp vụ tốt…Cùng với
giảm nhân sự, năm 2013 nhiều ngân hàng cũng cắt giảm lương của nhân viên từ 10 –
20% để tiết giảm chi phí hoạt động. Đó là những điểm chính nổi trội về hệ thống ngân
hàng trong những năm qua, khó khăn và thử thách luôn luôn đi kềm song song với
ngân hàng, đòi hỏi việc cải tổ, tái cơ cấu lại ngành và sự giám sát chặt chẽ từ NHNN
để làm cho hệ thống ngân hàng trong sạch và sớm trở lại hồi phục giúp cho nền kinh
tế một lần nữa tái sinh.
Try my best! 3
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
II. Tổng quan về mô hình CAMELS
Mô hình CAMELS là một hệ thống phân tích được áp dụng nhằm đánh giá độ
an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả
năng của ngân hàng được bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của
mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ vốn, chất lượng tín
dụng ( tài sản có), chất lượng quản lí. Khả năng sinh lời là khả năng ngân hàng có thể
đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số lượng đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh
khoản là khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần luôn
luôn lưu ý các báo cáo tài chính không thể cung cấp mọi thông tin mà người phan tích
muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân
hàng.
Phân tích chỉ tiêu CAMELS dựa theo sáu yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh
giá hoạt động một ngân hàng: đó là mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản
lý, lợi nhuận, thanh khaorn và mức độ nhạy cảm thị trường( viết tắt bằng tiếng anh là
CAMELS).
Chữ C ( capital Adequacy – Mức độ an toàn vốn)
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro ( ví dụ như trong phạm vi một

danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động ngân hàng
và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cáo hơn,.
Chỉ tiêu để phân tích vốn
Cơ cấu vốn
Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
Hệ số đòn bẩy tài chính L= tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
Hệ số tạo vốn nội bộ
Chất lượng và khả năng tài chính các cổ đông
Chữ A (Asset Quality - Chất lượng tài sản có)
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng.
Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho
vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém
thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể
dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân
hàng.
Try my best! 4
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản Có
(1) Tỷ lệ dự phòng
Tỷ lệ dự phòng = Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và dự phòng/Dự phòng tổn
thất nợ
Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 3 đến 4 lần.
(2) Tỷ lệ chi phí dự phòng= Dự phòng tổn thất nợ/ Dư nợ bình quân
Mức chất lượng của chỉ tiêu: tối đa 1%
(3) Khả năng bù đắp nợ xấu= Dự phòng tổn thất nợ/Nợ xấu (N PLs)
N ợ xấu được xem là khoản nợ đã quá hạn có nợ gốc và nợ lãi bị quá hạn trả
từ 90 ngày trở lên.
Mức chất lượng của chỉ tiêu: > 1.
(4) Tỷ lệ nợ xấu= N ợ xấu/ Tổng dư nợ
Mức chất lượng của chỉ tiêu: < 1,5 %

(5) Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng tài sản
Mức chất lượng của chỉ tiêu: <2%
(6) Danh mục cho vay trên tổng tài sản có = Dư nợ/Tổng tài sản Có
(7)Tốc độ tăng trưởng tín dụng= (Dư nợ cuối kỳ- Dư nợ đầu kỳ)/Dư nợ đầu kỳ
(8) Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định= Giá trị tài sản cố định/Vốn tự có
Hiện nay, theo quy ước quốc tế thì tỷ lệ này không vượt quá 20%. Còn theo
quy định của Việt N am tại Điều 88 Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ
sung Luật các TCTD năm 2004, tỷ lệ này không vượt quá 50%.
Chữ M (Management - Quản lý)
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong
hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công
Try my best! 5
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến những yếu tố như :
Mức độ tăng trưởng của tài sản có
Mức độ thu nhập
Đặc điểm của việc quản lý ngân hàng thành công
Năng lực
Lãnh đạo
Tuân thủ các quy định
Khả năng lập kế hoạch
Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh
Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách
Chữ E ( Earnings - Phân tích khả năng sinh lời )
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt
động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình
thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát
triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các
khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của

ngân hàng là:
Thu nhập từ lãi
Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
Thu nhập từ kinh doanh mua bán
Thu nhập khác
Chữ L ( Liquidity- Thanh khoản)
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay
mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý
các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến
động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự.
Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay
số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu
cầu thanh khoản rất lớn.
Try my best! 6
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Các yếu tố thanh khoản nên kiểm tra bao gồm:
(1) tính không ổn định của các khoản tiền gửi (2) Mức độ tín nhiệm của các khoản tài
trợ nhạy cảm với lãi suất (theo các trường hợp khác nhau có thể gọi là các khoản tài
trợ cho vay, các khoản tiền nóng); (3) khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản
có; (4) sự ảnh hưởng của thị trường tiền tệ; (5) hiệu quả của chiến lược và chính sách
quản trị tài sản nợ-tài sản có; (6) sự tuân thủ chính sách thanh khoản nội bộ; và (7)
bản chất, quy mô và các dự đoán trước về cam kết tín dụng.
Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản:
Chỉ tiêu 1: Tài sản có động/Tổng tài sản có
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 20 đến 30%.
Chỉ tiêu 2: Tài sản có động/Tổng tiền gửi
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 30 đến 45%
Chỉ tiêu 3:Dư nợ/Tổng tiền gửi
Mức chất lượng của chỉ tiêu:

80 đến 90 % đối với các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng khu vực;
>100% đối với các ngân hàng lớn, các trung tâm tiền tệ và các ngân hàng mang tính
quốc tế (do khuynh hướng của họ trong việc sử dụng các tỷ lệ có ý nghĩa hơn đối với
các khoản cho vay trong chiến lược cho vay của họ).
Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ tài sản có động/Tổng nợ ngắn hạn
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 30%
Chỉ tiêu 5: Tổng dư nợ/ Tổng tài sản
Mức chất lượng của chỉ tiêu: < 65 %
Các chỉ tiêu khác:
Một số chỉ tiêu khác cũng thường được sử dụng bởi các nhà phân tích, đó là:
Tài sản nợ đi vay/ Tổng tài sản có
Chứng khoán đầu tư đến hạn dưới 12 tháng/ Tổng tài sản có;
(Tiền mặt – Dự trữ bắt buộc + Chứng khoán chính phủ)/Tổng tài sản có.
Chữ S (Sensitivity to Market Risk - Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)
Try my best! 7
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S
(Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ
ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ
phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác
định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ
dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
III. Giới thiệu chung về ngân hàng Eximbank
1. Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint Stock Bank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990, nhận được Giấy phép hoạt
động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt

Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ
đồng và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(được gọi tắt là “Eximbank”).
Với trụ sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng L8-01-11+16, tòa nhà Vincom
Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh và mạng
lưới hoạt động tính đến cuối năm 2013 bao gồm 41 Chi nhánh, 162 Phòng giao dịch, 1
Quỹ tiết kiệm, 1Điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới giao dịch Eximbank đã có mặt tại
20 tỉnh thành trên toàn quốc.
Eximbank được Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh chấp thuận niêm
yết kể từ ngày 20/10/2009, theo Quyết định số 128/QĐ-SGDHCM cho loại cổ phiếu
phổ thông (EIB), mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, với tổng giá trị niêm yết lên tới
12.355.229.040.000 đồng (năm 2011) và hoạt động dưới sự quản lý của ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam, được kiểm toán bởi công ty TNHH ERNST & YOUNG Việt
Nam.
Sau thời gian hoạt đông, đến nay Eximbank đã đạt được những thành tựu đáng
kể, vươn lên là một trong những ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam với những
thành tích nổi bật gần đây như:
Năm 2011: Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng
đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất 2010.
Năm 2012: Tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm
2012 do tạp chí The Banker bình chọn; chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu
mới; được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam
năm 2012”
Năm 2013: Được Tạp chí Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng được quản lý tốt
nhất tại Việt Nam năm 2013”, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt
Try my best! 8
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
nhất Việt Nam năm 2013”; tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân hàng lớn
nhất thế giới năm 2013 do tạp chí The Banker bình chọn và là một trong những ngân
hàng đầu tiên gia nhập thành viên phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu JCB tại

Việt Nam.
2. Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh của Eximbank bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: huy
động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,
công trái và giấy tờ có giá; kinh doanh ngoại hối; thanh toán quốc tế; đầu tư vào
chứng khoán và các giấy tờ có giá; dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ
quốc tế Visa, MasterCard, VisaDebit; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ tài chính trọn gói
dành cho du học sinh; dịch vụ tư vấn tài chính; mua bán trái phiếu doanh nghiệp; các
dịch vụ ngân hàng khác,
3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động và mục tiêu
phát triển
Try my best! 9
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Trong thời gian tới, với thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước thêm vào đó là đẩy mạnh phát triển hệ
thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt phục vụ cho khách hàng cá nhân và đẩy mạnh áp
dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng, Eximbank đặt mục
tiêu nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
Try my best! 10
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
IV. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng EXIM
BANK(2011-2014)
1. C - Capital Adequacy: An toàn vốn
Đối với nhân hàng, vốn tự có như một tấm đệm phòng ngừa rủi ro. Vốn tự có
có vài trò quan trọng: bảo đảm an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sỏ để
ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển
hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng. Chữ C trong mô hình CAMELS, chủ yếu
đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng vốn của NHTM so với mức độ rủi ro trong hoạt

động mà NHTM đang chấp nhận. chúng ta sử dụng các chỉ số sau đây để đánh giá:
1.1. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR)
Theo thông tư số 13/2010-NHNN, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% và quy định cách xác định
tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR) như sau:
CAR=
Trong đó:
Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá
trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro
Sau đây là bảng so sánh với một số ngân hàng đồng quy mô:
Ngân hàng 2011 (%) 2012 (%) 2013 (%)
Trung bình các NHTM
CP
13,75 13,25
Sacombank 11,66 9,53 10,22
Techcombank 11,43 12,60 14,03
MB 9,59 11,15 11,00
Eximbank 12,94 16,38 14,47
Nhìn chung, ở cả 3 năm Eximbank đều có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn các ngân
hàng bạn tương đối lớn cũng như trung bình ngành. Nên có thể nói, Eximbank có độ
Try my best! 11
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
an toàn trong hoạt động cao hơn đối với chỉ tiêu này, song để có kết luận chính xác ta
phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác.
Phân tích:
Để phân tích chỉ số CAR của ngân hàng, cần sử dụng 1 số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Tổng tài sản Tỷ đồng 183.567 170.156 169.835
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 16.302 15.812 14.680

Vốn điều lệ Tỷ đồng 12.355 12.355 12.355
Lợi nhuận giữ lại Tỷ đồng 1,7 1,9 0
Tỷ lệ an toàn vốn CAR % 12.,94 16,38 14,47
Với quy mô vốn điều lệ trên 12 nghìn tỷ đồng, hệ số an toàn vốn tối thiểu của
Eximbank đến cuối năm 2013 đạt 14,47% vượt mức quy định của NHNN (9%). So
với năm 2011 mức an toàn vốn tối thiểu năm 2012 tăng 3,44% và năm 2013 tăng
1,46% trong khi vốn chủ sở hữu liên tục giảm: năm 2012 là 3%, năm 2013 là gần
10% chứng tỏ tổng tài sản “có” rủi ro giảm qua các năm. Mức giảm của vốn chủ sở
hữu 1 phần là do lợi nhuận giữ lại giảm. Điều này chứng tỏ ngân hàng kinh doanh
không tốt, lợi nhuận sau thuế giảm dần qua các năm. Trong điều kiện nền kinh tế đang
gặp khó khăn, Eximbank cũng bị ảnh hưởng không nhỏ nên kết quả kinh doanh không
được như mong đợi. Ngân hàng đã chọn các kênh đầu tư an toàn hơn để giảm rủi ro
cho tài sản, nên mặc dù vốn chủ sở hữu giảm, Eximbank vẫn có hệ số an toàn vốn cao
hơn so với các ngân hàng đồng quy mô và các NHTMCP khác.
Kết luận: Mấy năm qua EIB đã kiên trì với quan điểm coi trọng trước hết là chất
lượng tín dụng. Từ đó, việc tăng dư nợ lên đã đưa tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống tới
mức như hiện nay, nhưng thực sự vẫn còn khá cao so với yêu cầu. Chất lượng đi
trước, dư nợ theo sau sẽ quyết định cho xu hướng biến thiên của hệ số an toàn này.
1.2. Đòn bẩy tài chính
EM =
Bảng hệ số đòn bẩy tài chính qua các năm:
NĂM 2011 2012 2013
TỔNG TÀI SẢN 183.567.032 170.156.010 169.835.460
VỐN CHỦ SỞ HỮU 16.302.520 15.812.205 14.680.317
EM 11,26 10,76 11,57
Try my best! 12
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Khác với các doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính của ngân hàng thường cao
hơn rất nhiều, vì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động là chủ yếu để tài trợ cho

hoạt động tín dụng bên tài sản, vốn chủ sở hữu của ngân hàng như tấm đệm chống đỡ
mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đầy rủi ro này. Nếu nền kinh tế bình
thường đặc biệt là phát triển phồn thịnh thì đòn bẩy tài chính càng cao ( tức là hệ số
nợ cao) thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng lớn, tức là một đồng vốn
bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận hơn. Trong tình hình nền kinh tế ba năm gần đây được
đánh giá là khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến chậm để thoát
khỏi khủng hoảng. Các ngân hàng lại càng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và
cho vay, ngân hàng thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời gian
này. Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2012 giảm so với năm 2011 sau đó tăng lên trong
năm 2013 đạt 11,57. So với 9 ngân hàng niêm yết tại sàn chứng khoản thì Eximbank
duy trì đòn bẩy tài chính ở mức trung bình. Eximbank thận trọng trong việc sử dụng
đòn bẩy tài chính này, vì trong nền kinh tế như vậy, nguồn vốn huy động vào lãi suất
cao, trong khi các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế suy thoái mức lãi suất đi
vay quá cao nên các doanh nghiệp cũng như cá nhân ít đi vay, còn các khoản vay thì
nguy cơ không trả được nợ cao khi nền kinh tế khó khăn này.
Từ năm 2011-2013 tài sản và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm vì nền kinh tế
nước ta đang gặp khó khăn. Lợi nhuận chưa phân phối giảm là nguyên ngân làm cho
vốn chủ sở hữu giảm qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận chưa phân phối là 2.660 tỷ
đồng, sau đó năm 2012 giảm còn 1.894 tỷ đổng, sau đó giảm còn 628 tỷ đồng năm
2013. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đều không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, năm 2012
chỉ đạt 62%, năm 2013 chỉ đạt 26%, kết quả kinh doanh này một phần vì nền kinh tế
khó khăn, một phần do sự thay đổi lãnh đạo của eximbank. Trong hai năm qua ngân
hàng không phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vì chi phí phát hành lớn trong
khi nền kinh tế khó khăn lợi nhuận giảm, tránh tình trạng pha loãng giá. Hầu như
ngân hàng không tăng áp dụng biện pháp nào để tăng vốn trong thời gian qua ngân
hàng không phát hành cổ phiếu cũng như các giấy nợ thứ cấp. Về Tài sản của ngân
hàng giảm qua các năm, chủ yếu là do giảm khoản mục tiền, vàng gủi tại các TCTD
khác, chứng khoán đầu tư, và tài sản có khác. Eximbank đang rất thận trọng trong nền
kinh tế hiện nay, ngân hàng đang có những dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh của
ngân hàng này.

1.3. Mức độ rủi ro của hoạt động ngoại bảng
Đây là loại rủi ro chủ yếu xuất phát từ các hoạt động cam kết cho vay, cam kết
bảo lãnh cho khách hàng và khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính
thì Eximbank phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay.
Try my best! 13
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Các hoạt động ngoại bảng của Eximbank chủ yếu bao gồm các khoản cam kết
cho vay và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam
kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất
nhỏ. Eximbank thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh
đều có tài sản thế chấp.
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013
Nghĩa vụ nợ tiền ẩn 6.089.145 4.890.211 6.534.056
Bảo lãnh tài chính 1.817.619 1.855.770 1.581.845
Cam kết trong nghiệp
vụ thư tín dụng
3.050.062 2.247.816 3.633.646
Bảo lãnh khác 1.221.464 786.625 1.318.565
Các cam kết đưa ra 153.270 151.739 153.780
Tổng tài sản ngoại
bảng
6.242.415 5.041.950 6.687.836
Dự phòng cho công nợ
tiềm ẩn và cam kết
ngoại bảng
53.440 43.020 56.444
Eximbank có hoạt động ngoại bảng là Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng
chiếm khoảng 50%, và phần còn lại là bảo lãnh. Cam kết trong nghiệp vụ L/C nhìn
chung có tính an toàn cao hơn so với các khoản bảo lãnh vay vốn hay các khoản bảo

lãnh khác. Vì vậy mà trong hoạt động ngoại bảng vẫn tiền ẩm những rủi ro, đặc biệt là
từ nghiệp vụ bảo lãnh. Một điểm đáng lưu ý thêm là các khoản cam kết ngoại bảng
hiện vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, thực tế
bấy lâu nay cho thấy vì đây là khoản mục ngoại bảng nên thông tin chi tiết về bản chất
và việc trích lập dự phòng cực kỳ không rõ ràng. Điều này càng khiến lo ngại tăng cao
trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn có cơ sở.
Trong khi đó, tỷ lệ trích lập dự phòng của ngân hàng Eximbank chỉ chiếm
0.85% tổng khoản mục ngoại bảng, con số này còn khá khiêm tốn. Và hoàn cảnh kinh
doanh khó khăn có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này
ngân hàng sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ
nợ tiềm ẩn sẽ trở nghĩa vụ nợ thực sự. Không những vậy, nguy cơ trở thành nợ xấu
đối với các khoản nợ này cũng rất cao.
1.4. Khả năng chịu đựng rủi ro của NHTM
Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng
do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Vai trò của vốn chủ sở hữu của ngân hàng:
Là tấm nệm chống lại rủi ro phá sản
Điều kiện bắt buộc để có giấp phép hoạt động
Try my best! 14
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của
ngân hàng
Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởng và phát triển ngân hàng.
Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn
Đặc điểm của VCSH ngân hàng:
+Chỉ chiếm 5-10% tổng nguồn vốn
+Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển
Eximbank được xem như là một trong những ngân hàng TMCP có vốn chủ lớn nhất,
trong năm 2011 vốn điều lệ là 12.355 tỷ đồng tăng 17% so với 2010 hoàn thành 100%
kế hoạch, năm 2012 và 2013 không thay đổi so với 2011, về huy động vốn từ tổ chức

kinh tế và dân cư tăng theo 2011-2013, tuy chỉ 2013 có giảm bởi vì ảnh hưởng của
việc giảm vốn huy động vàng theo quy định của NHNN nhưng nhìn chung việc huy
động của ngân hàng này vẫn được coi là tốt so với ngành. Ta có bảng sau
2011 2012 2013
Eximbank tỷ lệ
vtc/tổng nguồn
vốn huy động
10.48% 12.15% 10.87%
Nhìn bảng trên thì tỷ lệ trên tuy có giảm ở giai đoạn 2012-2013 nhưng vẫn tăng
so với 2011, nên cho thấy việc huy động vốn vào năm 2011 là tốt nhất và thực hiện
được mục tiêu đề ra nên dẫn đến vốn chủ tăng lên đảm bảo an toàn cho ngân hàng vào
2011. Còn 2012 thì tỷ lệ này tăng cao nổi trội so với 2 năm cho thấy vốn huy động
giảm nhưng ngân hàng không đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ và tỷ lệ nợ xấu 2012 là
1.32% so với tổng dư nợ hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra nên cho thấy 2012
ngân hàng vẫn kiềm chế được rủi ro và đạt được thành công nhất định. Tuy nhiên
2013 thì tuy hệ số giảm so với 2013 huy động tăng, nhưng không đạt mục tiêu vốn
điều lệ tăng đến 13.111 tỷ đồng nhưng không hoàn thành do lợi nhuận đạt thấp, tỷ lệ
nợ xấu là 1.98% cao hơn so với 2011, 2012 nên cho thấy ngân hàng có gặp rủi ro
trong hoạt động của mình. Nhưng ngân hàng có những chuyển đổi mô hình kinh
doanh nhằm phù hợp với điều kiện nền kinh tế với các giải pháp để giúp chịu đựng,
hạn chế rủi ro cho ngân hàng như: tái cấu trúc mô hình tổ chức từ hôi sở đến chi
nhánh, tinh gọn bộ máy hoạt động, tập trung nguồn lực cho đội ngũ bán hàng, xây
dựng các mô hình kinh doanh tập trung mới như Trung tâm thẩm định giá, trung tâm
xử lý nợ, trung tâm kinh doanh thẻ, trung tâm bán lẻ, trung tâm kinh doanh vàng, nâng
cao chất lượng hoạt động của các phòng giao dịch nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đẩy
mạnh công tác xử lý nợ, bán nợ cho VACM…
Trong điều kiện môi trường kinh doanh gặp khó khăn thì eximbank có những
quyết định định hướng sâu sắc quyết liệt để hệ thống vượt qua khó khăn, tăng khả
Try my best! 15
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

năng chịu đựng rủi ro, giữ vững và ổn định hoạt động kinh doanh, đây cũng là điều
đáng được học hỏi bởi các ngân hàng khác.
1.5. Hệ số tăng trưởng bền vững của EIB
1.5.1. Khái niệm và ý nghĩa
Khái niệm
Tỷ số tăng trưởng bền vững là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng tăng
trưởng của vốn chủ sỡ hữu thông qua lợi nhuận tích lũy.
Công thức
Tỷ số này có thể tính ra bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại doanh nghiệp trong một
kỳ nhất định chia cho vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Công thức như sau:
Vì lợi nhuận giữ lại bằng tỷ số lợi nhuận giữ lại nhân với tổng lợi nhuận sau thuế, nên
công thức trên có thể viết lại như sau:
Tỷ số lợi nhuận giữa lại x Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bq
Tương đương với:
Tỷ số tăng trưởng bền vững = Tỷ số lợi nhuận giữ lại x Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu bq
Tương đương với:
Tỷ số tăng trưởng bền vững = Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu x (1 - Tỷ số chi trả
cổ tức)
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể
đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
Try my best! 16
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
1.5.2. Hệ số tăng trưởng bền vững của ngân hàng eximbank
Tính toán số liệu
Số liệu tính toán qua các năm:
Tỷ lệ tăng trưởng
bền vững(%)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
0,011 0,012 0
Nhận xét đánh giá
Bảng so sánh chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững của ngân hàng Eximbank so
với 1 số ngân hàng quy mô tương đương
Tỷ lệ tăng trưởng bền
vững(%)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ngân hàng Eximbank 0,011 0,012 0
Ngân hàng Sacombank 0,28 0,33 0,19
Như vậy, qua số liệu tính toán có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng bên vững có
sự biến động qua các năm, từ năm 2011 cho đến năm 2013. Hay có nghĩa rằng tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được mà không tăng vốn
chủ sở hữu có những biến động.Từ 0,011% tăng nhẹ năm 2012 là 0,012%. Và tới năm
2013 thì giảm mạnh xuống, và lợi nhuận để lại bằng 0, do đó tỷ lệ này bằng 0.
So với Sacombank – một ngân hàng cùng quy mô tương đương, thì tỷ lệ tăng
trưởng bền vững của ngân hàng Sacombank ổn định hơn và cao hơn rất nhiều, và có
xu hướng biến động tốt hơn. Đặc biệt cho đến 2013, khi tỷ lệ này giảm xuống trầm
trọng(từ 0,012 năm 2012 sang năm 2013 thì bằng 0% ), thì tỷ lệ của Sacombank tuy
có giảm xong vẫn cao hơn rất nhiều Eximbank .lợi nhuận để lại của Eximbank năm
2013 giảm manh so với 2012( giảm1,9 tỷ đồng) và thấp hơn rất nhiều so với
Sacombank cùng thời điểm ( thấp hơn 33 tỷ). Đó là một dấu hiệu không được tốt vì
ngân hàng cùng hạng vẫn duy trì ổn định nhưng Eximbank lại bị giảm khá mạnh về
Try my best! 17
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
lợi nhuận để lại, dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tối đa mà ngân hàng có thể đạt
được mà không tăng vốn chủ sở hữu bị giảm theo.
Tác nhân ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng bền vững của Eximbank
Lợi nhuận để lại
Lợi nhuận để lại

(tỷ đồng)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1,7 1,9 0
Bảng biểu diễn sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận để lại, lấy năm 2011 làm gốc
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tuyệt đối (tỷ) 0,2 -1,9
Số tương đối 100% 111,76 0
Ngân hàng Eximbank trong 2 năm 2011, 2012 là 2 năm mà có lợi nhuận khá
cao so với Sacombank – một ngân hàng đồng quy mô, Xong vì phần chi trả cho cổ
đông, và trích lập quỹ của ngân hàng quá lớn so vơi Sacombank nên lợi nhuận để lại
thấp hơn Sacombank rất rất nhiều. Cho đến 2013 thì lợi nhuận sau thuế giảm mạnh
trong khi Sacombank vẫn duy trì tốt. Lúc này, ngân hàng dành toàn bộ lợi nhuận sau
thuế cho việc chi cổ tức, trích lập quỹ, chứ không dành lại để tăng vốn chủ sở hữu cho
nên lợi nhuận để lại bằng 0. Như vậy Eximbank có kết quả kinh doanh qua các năm
không ổn định, tăng nhẹ năm 2011 tới 2012, nhưng sau đó giảm mạnh vào 2013.
Chúng ta đặt ra câu hỏi, vậy Eximbank có lợi nhuận giảm là do sự đi xuống
chung của nền kinh tế, hay là do công tác của ngân hàng hoạt động chưa tốt. Trên thực
tế, các ngân hàng lại có xu hướng ổn định, chứ không giảm mạnh như Eximbank, vậy
nên ngân hàng nên đưa ra chiến lược kinh doanh để làm tăng lợi nhuận của mình lên.
Để có một cơ cấu an toàn hơn.
Vốn chủ sở hữu
Biến động chỉ tiêu VCSH BQ từ 2011-2013. Lấy 2011 làm gốc
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tuyệt đối(trđ) 1.150.733 339.631
Số tương đối(%) 100 107,72 102,28
Vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng từ 2011-2012 và giảm từ 2012-2013 ,
song biến động không quá nhiều. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tăng
trưởng bền vững ngân hàng Eximbank giảm Hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng
lọi nhuận cao nhất mà ngân hàng có thể đạt được khi không tăng vốn chủ sở hữu thay
đổi giảm.

Try my best! 18
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Như vậy, cả nhân tố lợi nhuận để lại và vốn chủ sở hữu đều có tác động làm
cho tỷ lệ tăng trưởng bên vững của Eximbank có những thay đổi đáng kể. Trong đó,
nhân tố lợi nhuận để lạibiến động nhiều hơn và tác động nhiều hơn. Lợi nhuận để lại
của Eximbank là rất nhỏ so với phần lợi nhuận chưa phân phối của ngân hang, gần
như không đáng kể. Ngân hàng đã dành ra một số lớn để chi cổ tức, và trích lập quỹ
nhiều. Nếu ngân hàng dành quá ít lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu cho năm tới thì sẽ
làm cho nguồn vốn kém linh hoạt. Ngoài ra lợi nhuận giảm, cũng đi kèm là do công
tác quản lí doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh chưa hiệu quả, thế nên nó có tác động
mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Xét trên phương diện đánh giá về an toàn vốn, sẽ
có tác động xấu tới cơ cấu nguồn vốn ngân hàng. Làm cho uy tín của ngân hàng bị
giảm sút, cho vay, hay huy động cũng bị kéo theo đi xuống. Như vậy, chất lượng
nguồn vốn của ngân hàng Eximbank chưa tốt.
1.6. Giá trị còn lại của TSCĐ/ vốn cấp 1
Chỉ tiêu Giá trị còn lại của TSCĐ / Vốn cấp 1 được sử dụng để mang lại doanh
thu cho ngân hàng trên nguồn vốn tự có của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện ngân
hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm nguồn vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định tạo
lợi nhuận trong tương lai cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử
dụng vốn càng an toàn.
Nguồn vốn này dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản
cố định của tổ chức tín dụng. Theo Nghị định 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối
với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định: Tổ chức tín dụng
được sử dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư
xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động .
2011 2012 2013
Tài sản cố định 1.912.605 3.314.727 4.320.661
Tài sản cố định hữu hình 766.419 858.307 848.718
Nguyên giá TSCĐ 1.137.256 1.391.628 1.453.325
Hao mòn TSCĐ -370.837 -533.321 -604.607

Tài sản cố định vô hình 799.619 2.456.420 3.471.943
Nguyên giá TSCĐ 844.969 2.513.680 3.542.628
Hao mòn TSCĐ -45.350 -57.260 -70.685
Try my best! 19
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Try my best! 20
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
2011 2012 2013
Vốn điều lệ 12.355.229 12.355.229 12.355.229
Quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ
372.772 478.933 511.574
Tổng 12.728.001 12.834.162 12.866.803
Tài sản cố định 1.912.605 3.314.727 4.320.661
TSCĐ/ vốn điều lệ và quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ
15,03% 25,83% 33,58%
Qua 3 năm theo tính toán ta thấy chỉ tiêu này tăng hàng năm bước đầu đánh giá
được mức độ an toàn của nguồn vốn đang tăng lên. Năm 2011 mới chỉ 15,03% đã
tăng 25,83% trong năm 2012 đạt 33,58%. Chỉ tiểu này đang có xu hướng tăng lên qua
các năm. Phản ánh mức độ sử dụng vốn tự có để đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra
lợi nhuận tăng lên. Việc tăng này chủ yếu là do tài sản cố định tăng mạnh đặc biệt là
năm 2012 tăng gấp 1,7 lần năm 2011, năm 2013 tăng 1,3 lần so với năm 2012, trong
đó tài sản vô hình tăng lên là chủ yếu mà đó là vì ngân hàng mua quyền sử dụng đất
vô thời hạn đều tăng lên trong hai năm qua, năm 2012 tăng 2,2 lần so với năm 2011
( năm 2011 là 1.096.216 triệu đồng), năm 2013 tăng 1,4 lần so với 2012, một con số
tăng rất đáng kể. Về vốn điều lệ thì không tăng lên do ngân hàng không có ý định phát
hành thêm cổ phiếu , mức vốn điều lệ này cao so với mức vốn pháp định nhà nước
quy định cho các ngân hàng là 3000 tỷ đồng.

1.7. Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
Cho đến trước khi ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và một số lãnh đạo ACB
bị bắt tạm giam, ACB và nhóm công ty liên quan đã từng là cổ đông lớn nhất của
Eximbank với tỷ lệ nắm giữ trên 20%. Bản thân bầu Kiên cũng sở hữu một tỷ lệ nhất
định cổ phiếu Eximbank cho dù chưa đến mức 5% để phải công khai là cổ đông lớn.
Từ cuối năm 2012 trở đi, ACB và nhóm công ty liên quan đã dần thoái vốn khỏi
Eximbank.
Sau sự “chia tay” của ACB, các cổ đông tổ chức của Eximbank còn Sumitomo
Mitsui Banking Corporation, Vietcombank, Quỹ VOF (do VinaCapital quản lý) và
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). SJC không phải cổ đông lớn vì nắm giữ
2,08%. Trong kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra tháng 3 năm nay, có
ba cá nhân được các cổ đông ủy quyền cho khoảng 10% cổ phần mỗi người là ông Lê
Try my best! 21
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Hùng Dũng, ông Phạm Hữu Phú, ông Đặng Phước Dừa. Ông Dũng và ông Phú trước
đây đã từng là thành viên Hội đồng quản trị Eximbank. Riêng ông Dừa là cái tên mới.
Ông Dừa đã có thời là cổ đông được nhiều người biết đến ở Ngân hàng TMCP Đông
Á.
Hiện nay Eximbank có khoảng 20.000 cổ đông, trong đó có những cổ đông lớn
như Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC - Nhật Bản) chiếm 15% cổ phần của
Eximbank (để có 15% Eximbank SMBC phải bỏ ra 225 triệu USD để đầu tư vào
Eximbank); Vietcombank chiếm trên 8%; nhóm cổ đông của Hàn Quốc chiếm khoảng
5%; nhóm nhà đầu nước ngoài lớn, đầu tư dài hạn chiếm khoảng 5%
Có thể thấy các cổ đông lớn, đầu tư dài hạn là chỗ dựa vững chắc của ngân
hàng. Điều này còn giúp HĐQT Eximbank trong việc nâng cao quản trị và điều hành.
Eximbank "may mắn" là không có bất cứ đại gia nào về bất động sản, chứng khoán,
ngân hàng chi phối.
Trong thời buổi đa phần người ta đi buôn ngân hàng thay vì làm ngân hàng
thực sự, một cơ cấu cổ đông tương đối đại chúng (và lại niêm yết) như Eximbank
không phải lúc nào cũng là dấu cộng. Eximbank còn không ít thách thức trước mặt.

1.8. Hệ số tạo vốn nội bộ (ICG)
ICG =
2011 2012 2013
Vốn điều lệ 12.355.229 12.355.229 12.355.229
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 372.772 478.933 511.574
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 326 326 326
Lợi nhuận không chia 2.659.755 1.893.984 628.116
Vốn cấp 1 15.388.082 14.728.472 13.495.245
ICG 17,28% 12,86% 4,65%
Vốn cấp 1 là nguồn vốn cơ bản nòng cốt của ngân hàng, là thước đo chủ yếu
đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng. Hệ số tạo vốn nội bộ là một
chỉ tiêu quan trọng phản ánh trong 100 đồng vốn cơ bản thì có bao nhiêu đồng từ lợi
Try my best! 22
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
nhuận chưa chia. Hệ số này càng cao càng tốt, vì nó thể hiện lợi nhuận giữ lại để kinh
doanh sang năm sau, từ đó cho thấy mức độ an toàn của nguồn vốn ngân hàng. Lợi
nhuận chưa chia là một trong những nguồn quan trọng làm tăng vốn chủ sở hữu của
ngân hàng. Với ưu điểm là chi phí thấp ( vì tránh được chi phí phát hành nếu phát
hành cổ phiếu mới), tránh được tình trạng “ loãng quyền sở hữu” của cổ đông, tuy
nhiên nó có nhược điểm là mức độ ổn định thấp vì nó phụ thuộc vào hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, và mức độ tăng quy mô sẽ thấp.
Điều đó thể hiện ngay ở tình hình 3 năm qua của Eximbank. Do kinh tế Việt
Nam trong ba năm qua khó khăn đã làm giảm lợi nhuận chưa chia đáng kể làm cho
ICG giảm qua các năm từ 17,28% năm 2011 xuống còn 4,65% năm 2013( giảm 3,7
lần ) Việc giảm lãi suất do chủ trương chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua
giảm lãi suất cho vay, đưa ra nhiều gói sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả với chi phí thấp, dẫn đến
giảm thu nhập lãi thuần, từ đó giảm lợi nhuận chưa chia. Về vốn cấp 1 có xu hướng
giảm nhẹ qua các năm nguyên nhân chủ yếu do sự tăng lên của trích lập quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ nhưng do lợi nhuận không chia giảm mạnh nên làm cho vốn cấp 1

giảm. Do tốc độ giảm lợi nhuận không chia giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của
vốn cấp 1 nên hệ số ICG giảm qua các năm.
Hệ số ICG được đánh giá là tốt nêu ở mức độ > 12%, nhưng ở đây chỉ đạt
được mức 4,65% một con số quá thấp, chứng tỏ lợi nhuân giữ lại để bổ sung vào vốn
nội của Eximbank là ít và có xu hướng giảm đi nhanh chóng, từ đó làm cho vốn cấp 1
giảm làm tăng rủi ro về an toàn vốn của ngân hàng.
Kết luận: Nhìn một cách tổng quát thì việc quản lý về Vốn tự có của EIB là an toàn
và hợp lý. Ngân hàng vẫn hoạt động theo xu hướng là an toàn tín dụng. Chính điều
này đã làm cho EIB có được sự bền vững trong hoạt động của mình.
2. A – Asset Quality: Chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng.
Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho
vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém
thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể
dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân
hàng.
Ta có các khía cạnh cần phân tích sau
2.1. Kết cấu tài sản của NHTM, thay đổi tỷ trọng, thay đổi xu hướng
Bảng tính chênh lệch thay đổi kết cấu tài sản qua các năm
Chỉ tiêu Chênh lệch
Try my best! 23
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
2012-2011
(Tr.VND)
%
2013-2011
(tr.VND)
%
Tiền mặt và tiền gửi tại
NHNN

6.017.370 63,60 -5.722.446 -60,48
Tiền,vàng gửi và cho vay
tại các TCTD khác
-7.014.014 -10,87 -6.654.547 -10,31
Cho vay khách hàng 271.434 0,37 8.598.756 11,61
Chứng khoán đầu tư -14.624.758 -55,45 -11.721.777 -44,44
Các công cụ tài chính
phái sinh và các TSTC
khác
0 7.190
Góp vốn và đầu tư dài
hạn
1.460.948 157,45 1.084.969 116,93
Tài sản cố định 1.402.122 73,31 2.408.056 125,90
Tài sản có khác -924.124 -14,63 -1.731.773 -27,42
TỔNG TÀI SẢN -13.411.022 -7,31 -13.731.572 -7,48
Biểu đồ kết cấu tài sản của Eximbank
Try my best! 24
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy: trong cả 3 năm, khoản mục cho vay khách
hàng đều chiếm tỷ trọng lớn nhất: trên 40% cho năm 2011 và liên tục tăng mạnh, đạt
gần 50% tại năm 2013. Tiếp theo là tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác với
năm 2011 lên tới 35,15% và giảm nhẹ tại năm 2012 (33,8%) sau đó tăng không đáng
kể tại năm 2013 nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2011 với giá trị là 34,08%. Qua đó có thể
nói, phần lớn tài sản của Eximbank tập trung tại 2 khoản mục này với tỷ trọng trung
bình gần 80% tổng tài sản.
Ngoài ra, Eximbank cũng đầu tư vào chứng khoán đầu tư ( khoảng trên dưới
10%) và một phần tài sản gửi tại NHNN dưới dạng tiền mặt và tiền gửi nhưng không
ổn định: tăng đáng kể từ 5,15% lên 9,1% tại năm 2012 và giảm xuống còn 2,2% năm
2013. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác gần như không có.

Đối với góp vốn và đầu tư dài hạn tuy có tăng nhưng cũng ở mức không đáng kể (chỉ
1,19% tại năm 2013). Tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng qua 3 năm nhưng
vẫn chỉ đạt mức 2,54% tại năm 2013. Còn lại là tài sản có khác với tỷ lệ trung bình
khoảng 3%.
Để hiểu rõ hơn, ta cùng theo dõi quy mô và tốc độ thay đổi của từng khoản
mục. Ta có, tiền mặt và tiền gửi tại NHNN biến động mạnh: năm 2012 tăng 63.6% và
năm 2013 lại giảm 60,8% so với năm 2011. Tuy có giảm nhưng ổn định hơn là khoản
mục tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác với tốc độ giảm cả 2 năm chỉ trên
10%. Cho vay khách hàng năm 2012 chỉ tăng 0,37% nhưng năm 2013 tăng 11,61%,
tốc độ tăng không quá lớn nhưng lại có mức tăng lớn là 8.598.765 tr.VND so với năm
2011. Qua 2 năm, Eximbank ít đầu tư vào chứng khoán đầu tư với tốc độ giảm trung
bình là 50% cùng mức giảm lớn nhất tại năm 2012 lên tới 14.624.758 tr.VND còn
Try my best! 25

×