Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

hướng dẫn học sinh lớp 7 khai thác kiến thức địa lí qua các số liệu thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.92 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động tư duy mang lại kết quả mới về chất trong quá trình nhận thức
của học sinh . Nhưng tư duy chỉ có thể đạt được trên cơ sở kiến thức đã học vì
không có nội dung, không có kiến thức thì không thể có tư duy. Để lĩnh hội
được kiến thức Địa lí không phải chỉ cần có trí nhớ mà quan trọng hơn là nhận
thức chúng trên cơ sở phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá
các hiện tượng địa lí cụ thể. Như vậy, người giáo viên phải rèn luyện và phát
huy năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình học tập, không chỉ dừng lại ở
việc dạy cái gì mà là dạy như thế nào để học sinh có suy nghĩ độc lập, sáng tạo,
có khả năng tư duy nhanh. Kiến thức theo thời gian có thể quên đi, nhưng cái
còn lại là phương pháp tư duy độc lập - sáng tạo để học sinh biết tự học trong
cuộc sống, ngoài thực tiễn. Chính vì vậy "hướng dẫn học sinh lớp 7 khai thác
kiến thức địa lí qua các số liệu thống kê" là phương pháp giúp hình thành và
phát triển khả năng tư duy của học sinh.
Số liệu thống kê là một yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong giảng dạy
Địa lí: Tuy nhiên, số liệu chỉ có tác dụng làm rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý
nghĩa của những tri thức địa lý. Qua số liệu thống kê, học sinh có thể phân
tích, nhận xét và đánh giá về tài nguyên thiên nhiên, dân cư, lao động , tình hình
phát triển , phân bố chủ yếu các ngành kinh tế - xã hội của một nước,một khu
vực. Số liệu thống kê chủ yếu biểu hiện mặt Lượng của các hiện tượng kinh tế
- xã hội ,nhưng mặt Lượng lại có liên quan chặt chẽ với mặt Chất nhờ đó học
sinh có thể thấy được đặc điểm của các hiện tượng địa lí, cũng như các đặc
trưng kinh tế - xã hội của từng nước, từng khu vực.
Hiên nay, trong quá trình dạy học Địa lý, giáo viên vẫn thường sử dụng
các số liệu thống kê để minh hoạ, giải thích làm cho bài giảng được sáng tỏ và
dễ hiểu. Nhưng cách sử dụng số liệu thống kê như thế chưa làm cho học sinh
phát triển tư duy mà còn làm cho học sinh coi nhẹ vai trò của các số liệu
thống kê. Cũng như bản đồ, số liệu và các bảng số liệu thống kê, biểu đồ được
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến


1
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
coi như nguồn tri thức và phương pháp sử dụng các bảng số liệu thống kê tốt
nhất là tổ chức , hướng dẫn cho học sinh khai thác để tìm ra tri thức địa lí mới.
Muốn vậy việc sử dụng số liệu thống kê cần có mức độ, đúng lúc, đúng chỗ,
nghĩa là phải có mục đích rõ ràng.
Thực tế giảng dạy Địa lí ở trường THCS, việc sử dụng số liệu thống kê và
phương pháp giảng dạy với số liệu thống kê của nhiều giáo viên chưa tốt.
Nguyên nhân chính có lẽ một phần do chưa nắm được cơ sở lý luận, các nội
dung và hình thức cơ bản của một việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học
bộ môn cũng như khả năng ứng dụng nó vào việc giúp học sinh nắm vững các
kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng Địa lí. Đây cũng là một
nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút hứng thú và chất lượng của việc dạy học bộ
môn này ở nhà trường hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí 7 ở trường THCS Nguyễn
Huy Tưởng, tôi nhận thấy khối lượng kiến thức của khối lớp 7 rất rộng bao
gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội , bên cạnh các kiến thức lí
thuyết còn có các tranh, ảnh, lược đồ, biểu đồ và hệ thống các bảng số liệu
thống kê. Trong quá trình khai thác tri thức, học sinh phải hiểu ý nghĩa của các
số liệu thống kê, hiểu ý nghĩa sử dụng chúng trong nội dung của từng bài. Để
giúp học sinh tốt, trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 7, tôi đã thường xuyên
"hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí qua các số liệu thống kê" một
cách thích hợp đối với từng vấn đề, từng nội dung trong các loại bài và đem lại
hiệu quả tốt.
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
2
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA SỐ
LIỆU THỐNG KÊ.
Trong giảng dạy Địa lí, người giáo viên tiến hành bất cứ việc thu thập,
phân tích một số liệu thống kê nào không phải chỉ là để thu thập một số tài liệu
bằng con số mà chủ yếu là phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm cung cấp
những chứng cứ để nhận thức những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội mà
giáo viên phải truyền đạt cho học sinh . Vì vậy vấn đề ở đây chủ yếu không
phải là quan tâm đến bản thân con số mà là nội dung của chúng phản ánh.
Muốn nhìn rõ nội dung của các số thống kê , tức là muốn biết chúng phản ánh
cái gì thì phải tiến hành phân tích. Phân tích số liệu thống kê trước hết là làm
nổi bật hiện tượng được nghiên cứu. Thông qua phân tích, so sánh, đối chiếu
người giáo viên rút ra những kết luận cần thiết để truyền đạt tri thức, phát triển
tư duy, rèn luyện kỹ năng bộ môn cho học sinh. Chính vì vậy phải phân tích số
liệu một cách khoa học. Số liệu thống kê không phải là không có giá trị. Như
như Lênin đã nói: Báo chí đã cung cấp được nhiều tài liệu quí báu về mặt kiến
thức của đất nước, nhất là các tài liệu thống kê, tuy nhiên những tài liệu này có
2 khuyết điểm: Không thường xuyên, không hoàn chỉnh, không có hệ thống
chưa qua chỉnh lí và phân tích" (LêNin toàn tập). Cho nên vấn đề là dạy học
không chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu mà là phân tích số liệu. Vậy là chúng
ta có thể nói chỉ có những số liệu thống kê đã qua phân tích khoa học mới có ý
nghĩa thực tế.
Khi phân tích số liệu thống kê, phải tìm mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên
cứu với các hiện tượng có liên quan trong không gian và thời gian: Tuyệt đối
không phân tích số liệu một cách độc lập, bởi vì bản thân các hiện tượng luôn
tồn tại trong một khối thống nhất, có liên quan và ràng buộc với nhau.
VD: Khi phân tích tình hình sản xuất - xã hội ở một nước, một khu vực
hay trong một ngành, một xí nghiệp: không những phải nhận xét sản xuất đã
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
3
Sáng kiến kinh nghiệm:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
tăng lên bao nhiêu % mà còn phải phân tích nguyên nhân đã làm cho sản xuất
xã hội tăng lên với tộc độ như vậy, bởi vì sản xuất xã hội có liên quan đến
đường lối phát triển kinh tế, điều kiện lịch sử cụ thể, điều kiện tự nhiên …
II THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC QUA BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Ở LỚP 7 HIỆN NAY.
Trước kia học sinh học môn địa lí thường có thói quen là học thuộc lòng
những kiến thức lý thuyết mà giáo viên truyền thụ, đặc biệt khi sử dụng SGK
học sinh chỉ chú ý tới kênh chữ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh còn các bảng số
liệu thống kê đối với học sinh là kiến thức còn khá mới. Ở lớp 6 các em đã làm
quen với một vài bảng số liệu thống kê đã tiến hành phân tích nhưng kỹ năng
này chưa được rèn luyện nhiều. Lên lớp 7 các em được làm nhiều việc hơn với
các bảng số liệu ( khoảng 18 bảng số liệu) nhưng trong thực tế dạy học tôi thấy
rằng nhiều học sinh khi đọc bảng số liệu còn rất lúng túng, đó là chưa kể tới
việc phải phân tích bảng số liệu vừa đọc. Hoặc là có em đã đọc tốt bảng số liệu
nhưng khi phân tích thì chưa theo trình tự, lôgic, chưa phát hiện ra được mối
quan hệ giữa các số liệu với nhau. Nếu việc đọc bảng số liệu cũng như khi phân
tích bảng số liệu chưa tốt thì quá trình học tập môn Địa lý đạt kết quả không
cao.
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC HỌC SINH HỌC SINH LỚP 7 KHAI
THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ.
1- Các loại số liệu thống kê:
Các số liệu thống kê có một vị trí quan trọng và không thể thiếu được trong
việc làm sáng tỏ các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và hình thành cho học sinh
tư duy địa lý các số liệu này rất đa dạng, chúng được đưa vào rất nhiều trong
sách giáo khoa Địa lý 7 với nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia các số liệu
thống kê ra làm 2 loại chính: Các số liệu riêng biệt (đơn độc) và các số liệu
được xếp thành bảng.
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
4

Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
a- Các số liệu riêng biệt :
Là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hoá một đối tượng địa lí
nào đó về mặt số lượng . Ví dụ: Diện tích lãnh thổ châu Phi là: 30 triệu km
2
sẽ
làm cho học sinh có nhận định bước đầu về quy mô lãnh thổ và diện tích châu
lục so với châu lục khác.
Ngoài ra, các số liệu riêng biệt còn dùng để định lượng, minh hoạ, lý giải
giúp việc chứng minh, phân tích các hiện tượng khái niệm, quy luật địa lý tự
nhiên, kinh tế - xã hội .
Ví dụ: nền kinh tế của nước nào cũng đều có các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương nhưng đó chỉ là sự giống nhau về
hình thức. Mỗi nước trên thực tế lại có đặc điểm riêng về xã hội, tài nguyên,
khoáng sản về năng lực sản xuất Vì vậy, mỗi nước cũng có những sắc thái
riêng và mỗi ngành kinh tế của từng nước lại có những điểm riêng biệt. Muốn
xác định mức độ phát triển cũng như tính chất của chúng còn phải căn cứ vào
các số liệu về sự phát triển, số lượng lao động, số vốn đầu tư, số lượng hàng hoá,
số lượng sản phẩm muốn thế phải dẫn chứng bằng những số liệu thống kê cụ
thể.
b- Các số liệu được xếp thành bảng :
Mục đích của việc đưa các số liệu vào bảng là muốn đặt các số liệu là có
liên quan với nhau ở vị trí gần nhau để người ta đọc dễ dàng nhận xét, so sánh,
từ đó rút ra được những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trình địa lý
tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Bảng số liệu gồm 2 loại: bảng số liệu đơn giản và bảng số liệu phức tạp.
B1: Bảng số liệu đơn giản là bảng gồm có nhiều số liệu nhưng trong đó
chỉ nói về một nội dung
Ví dụ: Bảng số liệu thể hiện tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hoà

( SGK Địa lý - 72) .
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
5
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Đới Địa điểm
Nhiệt độ TB
năm
Lượng mưa
TB năm
Đới lạnh Ackhanghen ( 65
0
B) -1
0
C 539 mm
Đới ôn hoà Côn ( 51
0
B) 10
0
C 676mm
Đới nóng TP Hồ Chí Minh ( 10
0
47'B) 27
0
C 1931mm
B2: Bảng số liệu phức tạp: Là bảng gồm có nhiều số liệu, chia ra nhiều đề
mục có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khác nhau tính theo thời
gian.
Ví dụ:
Bảng số liệu về mật độ dân số và tỷ lệ dân thành thị ở một số quốc gia

thuộc Châu Đại Dương ( năm 2001) - SGK Địa lý7 - 147.
Tên nước
Diện tích
( nghìn km
2
)
Dân số
(Triệu người )
MĐDS
( Người/ km
2
)
Tỷ lệ dân
thành thị (%)
Toàn châu Đại Dương 8537 31 3,6 69
Papua Niughinê 463 5 10,8 15
Ô xtrâylia 7741 19,4 2,5 85
Vanuatu 12 0,2 16,6 21
Niudulan 271 3,9 14,4 17
Ví dụ: Bảng số liệu nông nghiệp các nước Bắc Mĩ ( SGK Địa lý 7- 119)
Tên nước
Dân số
( triệu người)
Tỷ lệ LĐ
trong nông
nghiệp
( %)
Lương thực
có hạt
( triệu tấn)


( triệu con )
Lợn
( triệu con
Canađa 31 2,7 44,25 19,22 12,6
Hoa Kì 284,5 4,4 325,31 97,27 59,1
Mêhicô 99,6 28 29,73 30,6 17,7
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
6
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
2- Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí qua các số liệu thống
kê:
a- Giá trị của việc phân tích số liệu:
Các số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét địa lí khái quát,
có thể dùng để cụ thể hoá, minh hoạ làm rõ kiến thức địa lí. Chúng không phải
là những tri thức địa lí cần ghi nhớ kĩ mà chỉ đóng vai trò phương tiện của học
sinh trong nhận thức. Bằng việc phân tích các số liệu, học sinh có thể tự mình
thu nhận được các kiến thức địa lí cần thiết từ đó, hoặc nhờ vào việc xem xét các
mối liên quan của số liệu tương ứng, học sinh sẽ nắm chắc và rõ ràng hơn các tri
thức địa lí. Không thể hình dung ra được một nước nếu không biết kích thước,
số dân, mật độ dân số, cơ cấu kinh tế, sản lượng các ngành kinh tế của nước
đó. Tuy nhiên những số liệu trên đây chỉ trở thành thật cụ thể, trở thành có ý
nghĩa nếu so sánh với những số liệu tương ứng về các nước khác.
Khi học về địa lí các châu lục, chúng ta sẽ gặp các số liệu về diện tích, dân
số, thu nhập bình quân đầu người.
VD; Liên Bang Nga có diện tích 17,07 triệu km2, dân số 150 triệu người,
thu nhập bình quân đầu người 1000 đô la (1992). Các số liệu đó tự chúng không
có mấy ý nghĩa đối với học sinh, không mang lại cho các em một khái niệm rõ
ràng về nước Nga. Nhưng nếu so sánh với diện tích các châu lục đã học như

châu Âu (10 triệu km2), Châu Nam cực (14 triệu km2), Châu Đại Dương (9
triệu km2) thì học sinh sẽ hình dung được ngay kích thước lãnh thổ nước Nga,
so sánh với dân số Châu Âu (600 triệu) hoặc dân số Châu Đại Dương (31 triệu)
sẽ thấy ngay Nga thuộc loại nước đông dân trên thế giới, tiếp tục so sánh thu
nhập bình quân đầu người (1000 USD) với Hoa Kì (29.000 USD), Đức (21.000.
USD), Braxin (6400 USD), Ả râpxêút (10.000USD) ta sẽ có một khái niệm rõ
ràng, cụ thể hơn về mức sống của người Nga và qua đó thấy được tình hình
kinh tế của Nga sau sự tan rã của Liên Xô.
Khi nêu diện tích của nước Anh là 224.000km2. Bản thân con số
244.000km2 chưa có ý nghĩa nhiều đối với học sinh. Nó chỉ có giá trị khi học
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
7
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
sinh biết thêm các mối quan hệ kèm theo nó, VD = 2/3 diện tích Việt Nam, bằng
2,5% diện tích châu Âu. hoặc khi nêu dân số của Trung Quốc là 1,12 tỉ người
(1990) thì điều quan trọng không phải là con số 1,2 tỉ người mà kèm theo nó
phải có 1 mối quan hệ như bằng 1/5 dân số của toàn thế giới. Cũng có thể khi
trình bày về quy luật của sự phát triển dân số (Biểu đồ dân số thế giới từ đầu
Công nguyên và dự báo đến năm 2050 - SGK địa lí 7 trang 4). Số liệu được đặt
trong mối quan hệ với thời gian như: Từ 1 tỉ người tăng lên 2 tỉ người, đầu tiên
phải mất 100 năm, nhưng từ tỉ thứ 4 lên tỉ thứ 5 chỉ còn 12 năm qua đó có thể rút
ra được kết luận về thời gian để dân số tăng thêm một tỉ ngày càng ngắn lại.
Việc áp dụng các số liệu đặt trong các mối quan hệ như vậy không những
có thể làm cho các số liệu trở nên sinh động, có ý nghĩa mà còn có tác dụng tạo
điều kiện cho học sinh phát triển tư duy, giúp các em biết làm việc với các số
liệu một cách thông minh và có hiệu quả nhất.
b- Cách thức hướng dẫn học sinh phân tích số liệu.
Bên cạnh đó việc sử dụng bảng số liệu thống kê có tác dụng lớn hơn cả là
khi dùng chúng với mục đích làm phương tiện hướng dẫn học sinh khai thác tri

thức. Thông qua các số liệu trong bảng, học sinh có thể vận dụng các thao tác tư
duy: Phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những mối liên hệ, những nguyên
nhân dẫn đến hiện trạng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội của 1 quốc gia, 1 khu
vực giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số qui tắc chung khi làm việc với
số liệu thống kê như sau:
Đọc kĩ nhan đề của bảng thống kê xem nội dung nói vấn đề gì và nhằm
mục đích gì?
Đọc nhan đề các cột dọc và ngang (hoặc dòng ngang) tìm hiểu kĩ những từ
hoặc thuật ngữ chưa hiểu rõ.
Xem các số liệu trong bảng được biểu hiện bằng những đơn vị nào, thống
kê vào thời gian nào?
Đọc kĩ các số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
8
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Phân tích, đối chiếu so sánh các số liệu và rút ra những nhận xét, kết luận
cần thiết.
VD1: Bảng số liệu phần đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng thu
nhập quốc dân của các nước Bắc Mĩ ( 2001).
Tên nước
GDP
(Triệu USD)
Cơ cấu trong GDP (%)
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
Canađa 677178 27 5 68
Hoa Kì 10171400 26 2 72
Mêhicô 617.817 28 4 68
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng số liệu.
+ Đọc nhan đề của bảng xem nội dung đề cập đến vấn đề gì và nhằm mục

đích gì? (Phần đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng thu nhập quốc dân
của một số nước Bắc Mĩ và qua đó có thể thấy rõ trình độ phát triển kinh tế của
các nước).
+ Hiểu thế nào là tổng thu nhập quốc dân, thế nào là dịch vụ ?
+ Bảng có mấy cột dọc, các cột đó có tên gì?
+ Có bao nhiêu dòng ngang? nhan đề của các dòng đó?
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+ Các số liệu được biểu thị theo đơn vị nào?
+ Để tìm hiểu phần đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng thu nhập
quốc dân mỗi nước, ta phải đọc theo cột dọc hay theo hàng ngang? (hàng
ngang).
+ Dựa vào bảng, cho biết phần đóng góp của các ngành kinh tế (thường
gọi là cơ cấu của tổng thu nhập quốc dân) trong tổng thu nhập quốc dân của
các nước ghi trong bảng.
+ Ngành nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân
mỗi nước? Ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
+ Từ sự phân tích trên đây, có thể rút ra nhận xét về đặc điểm chung của
nền kinh tế các nước phát triển. Đặc điểm đó là gì? (nông nghiệp chỉ chiếm một
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
9
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
tỉ trọng rất nhỏ (từ 2-5% trong tổng thu nhập quốc dân, dịch vụ chiếm tỉ trọng
lớn nhất).
+ Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân của các nước
không lớn bằng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, như vậy phải chăng là vai trò của
công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân kém quan trọng? (không phải như vậy,
công nghiệp vẫn còn có vai trò quyết định. Nhờ máy móc, thiết bị máy móc
trang bị của các ngành kinh tế kể cả khu vực dịch vụ có chất lượng tốt, đảm bảo
tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Mặt khác, một phần quan trọng của khu

vực dịch vụ phục vụ trực tiếp cho công nghiệp như: Tài chính, ngân hàng, tổ
chức nghiên cứu khoa học, công nghệ đào tạo công nhân, quảng cáo
+ Muốn so sánh tỉ trọng của mỗi ngành kinh tế trong cơ cấu tổng thu nhập
quốc dân của các nước liệt kê trong bảng, phải đọc theo cột dọc hay theo hàng
ngang? (theo cột dọc). Đọc lần lượt các cột rồi so sánh với các nước, rút ra nhận
xét? (Hoa Kì có tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp thấp hơn cả, nhưng tỉ trọng
khu vực dịch vụ cao nhất). Có thể rút ra kết luận gì? (Hoa Kì có nền kinh tế phát
triển nhất và đang bước sang giai đoạn thứ 3 của nền văn minh nhân loại: giai
đoạn hậu công nghiệp).
VD2: Bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự phân bố dân cư thế giới theo
các châu lục (SGK địa lí 7- 6).
Châu lục và khu
vực
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên %
Dân số so với toàn thế giới
(%)
1950-1955 1990-1995 1950 1996
Toàn thế giới 1,78 1,48 100,0 100,0
Châu Á 1,91 1,53 55,6 60,5
Châu Phi 2,23 2,68 8,9 12,8
Châu Âu 1,0 0,16 21,6 12,6
Châu Mĩ 1,70 1,01 6,8 5,2
Nam Mĩ 2,65 1,70 6,6 8,4
Châu Đại Dương 2,21 1,37 0,5 0,5
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
10
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng theo trình tự như VD1 để biết được
châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân

số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á giảm nhưng tỉ
trọng dân số so với toàn thế giơí tăng để từ đó rút kiến thức địa lý cơ bản.
Nói tóm lại, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến địa lí từ các số liệu thống
kê, người giáo viên không những chỉ cần có những hiểu biết về kiến thức bộ
môn, mà còn phải biết lựa chọn, hình thức và phương pháp giảng dạy thích hợp
nhất để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc.
Điều đó có nghĩa là khi sử dụng các số liệu thống kê để truyền thụ kiến thức, rèn
kỹ năng, vận dụng kiến thức Giáo viên phải sử dụng chúng trong toàn bộ các
khâu của qúa trình dạy học, từ khâu chuẩn bị bài, soạn giáo án, tiến hành bài
giảng trên lớp đến khâu giao bài tập về nhà và các tiết học ngoại khoá.
c- Một số dạng bài tập áp dụng
Sưu tầm số liệu:
Các số liệu thống kê có một ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các
tri thức địa lí. Những kiến thức lý thuyết sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
khi có số liệu chứng minh. Do vậy, bên cạnh các số liệu trong SGK ở mỗi bài
học, tôi đã hướng dẫn học sinh sưu tầm các số liệu trong các tài liệu, tạp chí để
so sánh, đối chiếu với số liệu mà có các em học trên lớp. Sau khi học xong nền
kinh tế Bắc Mĩ, học sinh có thể sưu tầm các số liệu như sau:
VD: Tỉ lệ thất nghiệp (Đơn vị: %)
Năm
Quốc gia
1988 1989 1990 1991 1992
Canađa 7,8 7,5 8,1 10,0 9,8
Hoa Kỳ 5,5 5,3 5,5 0,4 5,8
Nhật Bản 2,5 2,3 2,1 2,1 2,1
Pháp 7,7 7,1 6,4 6,2 6,4
Anh 8,1 6,2 6,0 7,5 8,5
(Tài liệu: Kinh tế của các nước Aseean về khả năng hoà nhập của Việt
Nam - 1992).
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến

11
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Qua bảng số liệu trên học sinh sẽ so sánh được tỉ lệ thất nghiệp của
Canađa, Hoa Kỳ với các quốc gia khác trên thế giới, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên
hay giảm đi qua các năm. Qua đó học sinh sẽ nắm được sự phát triển kinh tế của
các quốc gia ở Bắc Mĩ sẽ hơn.
* Lập bảng số liệu:
Trong quá trình dạy học Địa lí ngoài việc sử dụng các số liệu riêng biệt,
học sinh còn sử dụng các bảng số liệu. Việc sắp xếp các số liệu thống kê vào
một bảng thích hợp sẽ nói rõ các đặc trưng tổng hợp của nhiều hiện tượng và
quá trình phát triển kinh tế - xã hội là phương tiện để phân tích. Các con số được
sắp xếp vào bảng càng rõ ràng, càng tiện cho việc so sánh, phân tích khi trình
bày những mối liên hệ của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Nếu biết sử dụng
bảng số liệu nội dung bài học sẽ phong phú, sinh động và sâu sắc hơn.
VD: Tổng số dân của Ấn Độ là 766 135 nghìn người trong đó độ tuổi 15 là
289.178 người, 15-35 tuổi: 261.243 người, 36-40 tuổi: 167.654 người, 60 tuổi:
48.060 người ( 1-7 - 1986). Khi chuyển thành bảng thì các nội dung sẽ được sắp
xếp như sau:
Bảng tỉ lệ các nhóm tuổi của dân số Ấn Độ (SGK địa lí 11)
Thời điểm
điều tra
Tổng số
(nghìn người)
Trong đó
15 tuổi 15-35 tuổi 35-40 tuỏi 60 tuổi
1-7 - 1986 766.135 289.178 261.243 167.654 48.060
* Dựng biểu đồ:
Bên cạnh việc phân tích số liệu thống kê thì việc thể hiện các số liệu thống
kê bằng biểu đồ cũng được sử dụng nhiều trong SGK địa lí 7. Với hình thức này,

giáo viên cũng cần có thể hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ dựa vào các bảng số
liệu , vừa để học sinh khắc sâu kiến thức, vừa rèn cho học sinh kỹ năng vẽ biểu
đồ.
VD: Bảng số liệu về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực
Đông Nam Á (sách giáo khoa địa lý 7-34)
Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng (triệu ha)
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
12
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
1980 360 240,2
1990 442 208,6
Học sinh vẽ biểu đồ dựa vào bảng số liệu như sau:
Biểu đồ về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á
Triệu người Triệu ha
Dân số
Diện tích rừng
* Phân tích số liệu:
Khi phân tích số liệu thống kê nhằm khai thác kiến thức địa lí về một nước,
một chương, ôn tập cuối kỳ Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ
mục đích phân tích, vì đây là xuất phát điểm để tiến hành phân tích thống kê
nhằm đạt được những nội dung gì, vấn đề gì?
VD: Tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia ở Châu Phi - 2000 (SGK Địa
lí 7-98)
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
13
0
100
200
300

400
1980 1980
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Quốc gia Dân số (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị %
Angiêri 31,0 49
Ai Cập 69,8 43
Nigiêria 126,6 36
Xômali 7,5 18
Kênia 29,8 20
Qua bảng số liệu thống kê về tỉ lệ dân thành thị của các quốc gia ở Châu
Phi (học sinh thấy được nguyên nhân của quá trình đô thị hoá đất nước của các
quốc gia, qua đó nói lên mối quan hệ giữa đặc điểm kinh tế và tỉ lệ dân cư thành
thị của các quốc gia khác nhau.
Khi phân tích số liệu thống kê có thể phân tích một hiện tượng nào đó có từ
các mặt, cũng có thể chỉ phân tích một khía cạnh nào đó của hiện tượng.
VD1: Diện tích của Hoa Kỳ: 9,39 triệu km2 có thể kết hợp với dân số là
284 triệu người để tìm ra mật độ dân số trên km2, song cũng có thể so sánh số
liệu diện tích đó với số liệu diện tích của một số nước trên thế giới: Trung
Quốc, Canađa, Ấn Độ, Braxin, ôxtrâylia để rút ra kết luận: Diện tích của Hoa
Kỳ đứng thứ mấy trên thế giới.
VD2: Khi phân tích giới tính của Việt Nam (Tháp tuổi thành phố Hồ Chí
Minh - SGK địa lý 7 - 13) Giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra một số kết
luận sau:
Ở phần lớn các nước trên thế giới, tỉ lệ giới tính (Nam so với 100 nữ lớn
hơn 1, tức số Nam nhiều hơn số Nữ. Do mức tử vong của Nam lớn hơn mức tử
vong của Nữ, nên dần dần tỉ lệ giới tính giảm đi và đến một độ tuổi nhất định
nào đó sẽ nhỏ hơn 1).
Tuy nhiên , không phải ở nước nào cũng đều có xu hướng trên. ở những
nước kinh tế phát triển, nữ thường nhiều hơn nam, nhưng điều này lại không

đúng với các nước đang phát triển vì số nữ lại ít hơn do điều kiện sống của họ
thấp đi. Di cư cũng có vai trò lớn tác động đến cơ cấu giới tính của dân số, đặc
biệt với những nước có dòng xuất hoặc nhập cư lớn. Trong mọi nhóm tuổi, nam
giới đều di chuyển nhiều hơn nữ giới.
3- Kết quả thực hiện.
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
14
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Trong suốt quá trình giảng dạy môn Địa lí 7 tại trường, tôi đã thực hiện
"Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí qua các số liệu thống kê", kết
quả đạt được như sau:
- Đọc và phân tích rất tốt bảng số liệu thống kê 70%
- Đọc tốt nhưng khả năng phân tích số liệu chưa sâu. 27%
- Đọc phân tích bảng số liệu chưa đạt 3%
Ngoài ra, tôi còn nhận thấy rằng với việc rèn luyện kỹ năng trên học sinh
không còn lúng túng khi làm bài tập, với các bảng số liệu nhiều con số toán học
mà theo cách hiểu của các em đó là các con số rất khô khan, trìu tượng. Các em
đã thích thú hơn khi cô giáo giao bài tập về nhà đặc biệt là những bài tập có liên
quan tới các bảng số liệu thống kê.
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
15
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
C- KẾT LUẬN
Muốn học sinh khai thác kiến thức địa lí qua các số liệu thống kê trước hết
phải làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản rồi sau đó mới tiến hành việc
phân tích các số liệu thống kê. Điều cần lưu ý là kĩ năng làm việc với bảng
thống kê ( và các số liệu riêng lẻ) phát triển song song với quá trình kiến thức
địa lí làm cơ sở cho việc phân tích, rút ra nhận xét, kết luận ngày càng đúng đắn,

chính xác hơn. Vì thế cần bắt đầu bằng những số liệu thống kê đơn giản rồi
chuyển dần sang những bảng phức tạp hơn trên cơ sở trang bị cho học sinh
những kiến thức cần thiết.
Việc dạy học sinh khai thác kiến thức qua số liệu thống kê sẽ tránh cho học
sinh phải ghi nhớ quá tải kiến thức lý thuyết. Làm cho việc học trở nên sinh
động hơn, đặc biệt là rèn được khả năng tư duy cho học sinh (lôgic, so sánh, đối
chiếu ) qua đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong học tập địa lí.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy học môn địa lí 7 ở
trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, đề tài này còn gặp những thiếu sót mà tôi
chưa khắc phục được.
Vậy kính mong đồng chí, đồng nghiệp bổ xung để SKKN được hoàn thiện
hơn./.
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
16
Sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 7 KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Giáo viên: Phan Thị Hải Yến
17

×