TIỂU LUẬN TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
N g u y ễ n T h ị T h u H ằ n g L Q T 3 8 B
N g ô T h ị K h á n h L i n h L Q T 3 8 A
P h ạ m T h u H ư ờ n g L Q T 3 8 A
N g u y ễ n T h ị H ồ n g T h a n h L Q T 3 8 A
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC NGUỒN LUẬT KHÔNG PHẢI
LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT NỘI DUNG TRANH
CHẤP TRONG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4
1. Tranh chấp trong thương mại quốc tế là gì?
4
2. Trọng tài thương mại quốc tế là gì
4
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.
5
CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ CHỌN LUẬT ÁP DỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP BÀNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
7
1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp và phân loại luật áp dụng khi
tranh chấp phát sinh.
7
2. Cơ sở xác định luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp
7
CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC NGUỒN LUẬT KHÔNG PHẢI
LÀ LUẬT QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TTTMQT.
10
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều
không thể tránh khỏi. Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương
pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được xem trọng trên trường quốc tế. Luật áp
dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các
bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này được gọi là luật áp dụng cho hợp
đồng. Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệ của các bên
2
trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa các nguồn luật đó
luôn tồn tài hiện tượng xung đột luật, vì thế khi đưa tranh chấp ra trong tài, các bên đương sự
phải thoả thuận thống nhất về luật áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật áp dụng trong
thương mại quốc tế bao gồm: Các điều ước quốc tế, luật quốc gia và các nguồn luật bổ trợ.
Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế điều khoản luật áp
dụng thường được ghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để tránh tình trạng khó xác đinh luật
điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Việc thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế là một vấn đề phức tạp, cho nên các chủ thể ký kết không những phải thông thạo
luật của nước mình mà còn phải tìm hiểu kỹ luật của nước khác quan hệ với hợp đồng để đảm
bảo quyền lợi của mình, tránh được những thiệt thòi do sự thiếu hiểu biết pháp luật gây ra. Tuy
nhiên việc áp dụng luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng đôi khi
không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của một chủ thể mà thường bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khác như: tương quan lực lượng giữa các bên tham gia hợp đồng, do điều kiện đặc thù khi
triển khai hợp đồng đó Đôi khi các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau
khi hợp đồng đã được ký kết. Trường hợp này thường xảy ra khi ký kết hợp đồng, vì một lý do
khách quan nào đó, các bên tiến hành rất nhanh chóng (để chớp thời cơ ) nên chưa kịp nêu
điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi
xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán sẽ quyết định chọn luật.
Ngoài nguồn luật quốc gia thì việc giải quyết nội dung tranh chấp trong trọng tài
thương mại quốc tế còn có các nguồn luật khác như: điều ước quốc tế, tập quán quốc tế,…
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này nhóm sinh viên sẽ đi sâu tìm hiểu khả năng áp dụng các
nguồn luật trên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế bằng phương
thức trọng tài.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UNCITRAL
TMQT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TTQT TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
TTTMQT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ICC Phòng Thương mại Quốc tế (tên tiếng Anh:
International Chamber of Commerce)
UNIDROIT Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư
(International Institute for the Unification
of Private Law)
3
UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín
dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform
Customs and Practice for Documentary
Credits)
PECL Bộ nguyên tắc hợp đồng Châu
Âu (Principles of European Contract Law)
LEX MERCATORIA Thuật ngữ luật: tập quán quốc tế
BLDS BỘ LUẬT DÂN SỰ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Tranh chấp trong thương mại quốc tế là gì?
Trong quan hệ thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự
khác biệt về ngôn ngữ, pháp luật, tập quán,… và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực
hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh là điều không tranh khỏi.
Hiện nay, trên thế giới, tranh chấp thương mại được hiểu chính là tranh chấp
phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận trong các hoạt
động thương mại quốc tế. Bao gồm các hoạt động sau: mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, tư vấn, kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa, hành khách
bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiêm; thăm dò, khai
thác.
4
Từ đây, ta có thể rút ra định nghĩa, tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu
thuẫn( bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực
hiện các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài.
2. Trọng tài thương mại quốc tế là gì
Trọng tài thương mại được hiểu ngắn gọn là trọng tài giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong lĩnh vực thương mại. Trong phần chú thích của Điều I Luật mẫu
UNCITRAL, người ta cho rằng” khái niệm thương mại cần phải được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có
hợp đồng hay không. Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới
hạn với các giao dịch sau đây: bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp trao đổi
hàng hóa dịch vụ, hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình
thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hóa hoặc hành khách
bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”. Như vậy, chúng ta có
thể thấy rằng Luật mẫu UNCITRAL đã đưa ra gợi ý về một phạm vi khái niệm thương
mại rất rộng so với khái niệm thương mại của Việt Nam.
Từ đó, rút ra khái niệm trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực thương mại do các bên tự nguyện lựa chọn trong đó bên thứ bat rung lập
(trọng tài) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một quyết định (phán quyết trọng
tài) có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, trọng tài thương mại quốc tế được coi là
một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Nó đem lại
cho các thương nhân rất nhiều tiện ích khi tham gia vào đời sống thương mại quốc tế.
Vậy trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Theo giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường đại học luật Hà Nội, xuất bản năm
2006, thì trọng tài thương mại quốc tế được định nghĩa như sau: “Trọng tài quốc tế là
một phương pháp giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, mà trong đó các bên
tranh chấp, thỏa thuận, lập ra hoặc chỉ định ra một bên thứ ba và giao cho bên thứ ba
đó quyền được phán xét tranh chấp của họ, phán xét này buộc các bên phải thực hiện.
Theo Điều 1492 của Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, thì trọng tài quốc tế
được hiểu đơn giản là trọng tài giải quyết tranh chấp quyền lợi trong thương mại quốc
tế.
5
Hơn nữa, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương mại có yếu tố nước
ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu:
chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở
các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương
mại xảy ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ thương mại như hang hóa, dịch vụ,
hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
Về tính thương mại của trọng tài quốc tế, Luật mẫu về Trọng tài của UNCITRAL
tuy không đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm”thương mại” nhưng đã nêu ra
khái niệm này ở chú giải điều I như sau: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao
gồm các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện, hoặc đại
lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật; li xăng, đầu tư; tài chính
ngân hàng, bảo hiểm; hợp đồng thăm dò, khai thác; lien doanh và các hình thức hợp
tác kinh doanh; vẫn tải hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không, đường sắt,
đường bộ hoặc đường biển.
Theo Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của UNCITRAL,
thì Trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:
• Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở
các nước khác nhau, nếu các bên có nhiều trụ sở kinh doanh thì tính đến trụ
sở kinh doanh có quan hệ mật thiết nhất đối với thỏa thuận trọng tài, còn
nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn cứ theo nơi cứ trú thường
xuyên của các bên; hoặc:
• Một trong các yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh
doanh: Nơi xét xử của trọng tài và nới thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ
trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất với nội dung
tranh chấp; hoặc:
• Các bên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng tàu
liên quan đến nhiều nước
Trọng tài quốc tế chính là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp do các
bên thỏa thuận lập ra hoạt động với tư cách là bên thứ ba độc lập, khách quan, vô tư,
6
đứng ra phân xử cho các bên khi xảy ra tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Và phán
quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm
Từ những khái niệm nêu trên chúng ta có thể nhận thấy trọng tài thương mại quốc
tế có một số đặc điểm chính sau:
• Là một cơ quan tài phán tư;
• Là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên tham gia tranh chấp;
• Nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế;
• Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm.
Qua những phân tích đó, chúng ta đi đến kết luận rằng: Trọng tài thương mại quốc
tế chính là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại
quốc tế do các bên thỏa thuận lập ra đê giải quyết tranh chấp.
CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ CHỌN LUẬT ÁP DỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP BÀNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp và phân loại luật áp dụng khi tranh chấp phát
sinh.
Trong tranh chấp TMQT các chủ thế tham gia giao kết hợp đồng thường mang quốc
tịch khác nhau. Chính vì vậy sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các chủ thể kéo theo hệ thông pháp
luật ở các nước cũng khác nhau. Vấn đề được đặt ra khi tranh chấp phát sinh là luật nào sẽ
được áp dụng để giải quyết tranh chấp đó. Trên thực tế các bên thường chỉ chú ý tới luật áp
dụng cho thỏa thuận trọng tài mà quên đi mất quy định rõ luật áp dụng khi nảy sinh mâu thuẫn
dẫn tới tranh chấp về sau. Các bên có xu hướng thực hiện hợp đồng dựa trên luật quốc gia của
chính bên đó. Nếu các bên sau đó không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì tranh chấp hoàn toàn
có thể xảy ra. Ta thấy rằng bên cạnh việc mặc dù pháp luật quốc gia quy định giống nhau về
hình thức nội dung hợp đồng nhưng các vụ tranh chấp không phải lúc nào cũng giống nhau. Ví
dụ những nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ vấn đề thời hạn chỉ mang tính chất thủ tục thì ở
những nước theo pháp luật Châu Âu lục địa thì đây lại là một vấn đề mang tính chất nội dung.
Do vậy việc xác định luật áp dụng trong xét xử TTQT là vô cùng quan trọng , phức tạp và nó
được xem xét ở hai vấn đề mang tính chất pháp lý đó là : xác định luật áp dụng đối với
7
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tranh chấp ( hay còn gọi là luật áp dụng cho nội
dung tranh chấp) và xác định pháp luật để áp dụng trong quá trình tố tụng trọng tài.Vì thời
gian không cho phép và kiến thức chưa toàn diện trong khuôn khổ của bài tiểu luận nhóm sinh
viên chỉ đề cập tới việc xác định luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên
tranh chấp ( hay còn gọi là luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp)
2. Cơ sở xác định luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp
• Thứ nhất : là luật do các bên tự lựa chọn
Về nguyên tắc cho các bên tự lựa chọn là luật được các bên thỏa thuận ghi
trong hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng ngoài những điều khoản cơ
bản của hợp đồng các bên thường thỏa luật điều khoản về luật áp dụng. Theo
Điều 3 Khoản 1 Công ước Roma 1980 về luật áp dụng trong hợp đồng được ký
kết ngày 19 tháng 6 năm 1980 tại Roma- Italia thì các bên chủ thể của hợp
đồng có yếu tố nước ngoài có quyền tự lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Luật áp dụng cho hợp đồng là luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quá trinh thực hiện hợp đồng. Khi thỏa thuận luật áp dụng cho hợp
đồng các bên thường chỉ quan tâm tới hiệu lực của nó đối với quyền và nghĩa
vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng mà ít quan tâm tới sự ảnh
hưởng của luật này đối với quyền và nghĩa vụ của các bên khi tranh chấp xảy
ra.Về mặt pháp lý điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng không chỉ là cơ
sở pháp lí ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của chủ thể các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng mà còn là cơ sở pháp lí để cơ quan xét xử áp dụng nhằm
xác định trách nhiệm của các bên nếu sau này hợp đồng bị vi phạm. Như vậy
nếu tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì đương nhiên
luật do các bên lựa chọn phải được cơ quan xét xử áp dụng nhằm xác định trách
nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. Về thực tế, quan điểm này được thể hiện rõ
ràng trong thực tế xét xử tranh chấp hợp đồng ở các nước theo hệ thống
Common Law. Nhằm làm tăng thêm trách nhiệm đối với nhau, đặc biệt là tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra sau này, trong
quá trình giao kết hợp đồng các bên thường thỏa thuận luật áp dụng cho hợp
đồng trong điều khoản trọng tài. Bởi vì về mặt pháp lý thì thỏa thuận trọng tài
được xem như là một giao kết độc lập với hợp đồng thương mại của các bên
8
chủ thể. Do đó trong trường hợp mặc dù hợp đồng thương mại đã được thực
hiện hoặc bị vi phạm thậm chí bị vô hiệu thì điều khoản về thỏa thuận trọng tài
vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Như vậy việc xây dựng thỏa thuận trọng tài mà
trong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng sec là cơ sở pháp lí để bên bị vi
phạm được bảo vệ quyền lợi trước cơ quan xét xử. Việc xây dựng thỏa thuận
trọng tài được tiến hành dưới hai hình thức : Hoặc được ghi nhận trong điều
khoản trọng tài của hợp đồng thương mại quốc tế, hoặc được ghi nhận trong
một văn bản độc lập về trọng tài được các bên kí kết sau khi đã kí hợp đồng
thương mại quốc tế. Theo pháp luật của hầu hết các nước và các điều ước quốc
tế về điều khoản trong tài thì thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lí khi nó
đảm bảo hai tiêu chuẩn đó là phải được các bên thỏa thuận và được thể hiện
dưới hình thức văn bản.
• Thứ hai : là luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về chọn luật áp dụng trong hợp
đồng và những điều khoản trong hợp đồng mà các bên thỏa thuận không đủ cơ
sở pháp lí để giải quyết tranh chấp thì luật có quan hệ gần gũi nhất với hợp
đồng sẽ được trọng tài áp dụng để xét xử tranh chấp giữa các bên. Điều 4
Khoản 1 Công ước Roma quy định “ Nếu các bên không chọn luật áp dụng thì
luật gần gũi nhất với hợp đồng có thể là : luật của các nước mang quốc tịch
hoặc cư trú , luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi có
tài sản là đối tượng của hợp đồng.” Việc quyết định luật nào là luật có mối quan
hệ gần gũi nhất với hợp đồng để làm cơ sở xét xử tranh chấp sẽ hoàn toàn phụ
thuộc vào lập luận của trọng tài viên. Cơ sở của những lập luận này là dựa trên
chứng cứ của từng vụ việc cụ thể, trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng của
các bên và bảo vệ được nguyên tắc thương mại quốc tế. Trong đó quyền lợi của
các bên , các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận phải được bảo vệ,
nguyên tắc trung thực trong thương mại và nguyên tắc tôn trọng đạo đức phải
được phát huy.
Từ những phân tích trong chương này ta thấy nội dung tranh chấp trong
TTTMQT ngoài việc được đặt dưới sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia do các
bên lựa chọn thì hội đồng trọng tài có thể giải quyết nội dung tranh chấp dựa
trên lẽ công bằng hoặc với tư cách là “ nhà trung gian hòa giải” nếu các bên
9
thống nhất trao đầy đủ quyền này cho hội đồng trọng tài. Tuy nhiên không tuân
thủ theo các quy đinh của luật áp dụng ( trong trường hợp này còn được gọi là
pháp luật quốc gia) không có nghĩa là không tuân thủ mọi quy định của luật áp
dụng. Hội đồng trọng tài phải có nghĩa vụ tôn trọng và áp dụng các quy định
mang tính chất bắt buộc của luật áp dụng, đó là những quy định thiết lập trên
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia nhằm bảo vệ trật tự công cộng
quốc gia và chủ quyền quốc gia. Trong chương sau tiểu luận sẽ đề cập tới vấn
đề khả năng áp dụng luật không phải là luật quốc gia để giải quyết nội dung
tranh chấp trong TTTMQT.
CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC NGUỒN LUẬT KHÔNG PHẢI LÀ LUẬT
QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TTTMQT.
Mặc dù pháp luật cho phép lựa chọn luật áp dụng cho nội dung tranh chấp trong
hợp đồng , các bên tham gia trọng tài nhiều khi không sử dụng quyền này. Khi đó trọng tài
viên sẽ phải xác định luật áp dụng do các bên đã không có sự lựa chọn luật áp dụng. Đối với
các thẩm phán, trong trường hợp tương tự họ có nghĩa vụ áp dụng các quy tắc xung đột pháp
luật trong tư pháp quốc tế của nước mình để chọn luật áp dụng. Nhưng đối với các trọng tài
viên, họ không có nghĩa vụ sử dụng trực tiếp các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế của
nước nơi đang xét xử ( hay nói cách khác là áp dụng trực tiếp hệ thông pháp luật quốc gia) để
chọn luật áp dụng bởi họ không phải là đại diện của một cơ quan tư pháp nước ngoài. Khuynh
hướng chung thường sẽ là trao cho các trọng tài viên trách nhiệm xác định luật áp dụng khi
các bên không lựa chọn luật áp dụng. Điều này được quy định trong Điều 28 luật mẫu, Điều
13 ICC hay Điều 33 quy tắc của UNCITRAL. Dựa vào phương pháp lựa chọn đó sẽ có các
trường hợp áp dụng nguồn luật để giải quyết nội dung tranh chấp.
• Trường hợp thứ nhất: luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp dựa vào
một hay tổng hợp các quy tắc xung đột luật được trọng tài viên lựa chọn.
- Trường hợp nguồn luật áp dụng dựa trên trực tiếp một quy tắc xung
đột luật mà không dựa vào bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Trong
trường hợp này trọng tài viên sẽ xây dựng một quy tắc xung đột dựa
vào việc xem xét các yếu tố quan trọng của hợp đồng để xác định
xem hợp đồng có mối liên hệ gần gũi nhất với quốc gia nào. Đó
10
thường là các yếu tố: trụ sở thương mại hay nơi cư trú của các bên
tham gia hợp đồng, nơi giao kết hợp đồng, nơi thực hiện nghĩa vụ
chính hợp đồng, quốc tịch các bên, ngôn ngữ thiết lập hợp đồng
các yếu tố này đa dạng, tùy từng vụ việc mà sử dụng riêng lẻ hay kết
hợp các yếu tố với nhau. Mục đích là tìm ra luật có quan hệ gần gũi
nhất với hợp đồng để sử dụng làm luật điều chỉnh hợp đồng. Xét ví
dụ trên thực tế: Một hợp đồng khảo sát thiết kế giữa nguyên đơn –
kiến trúc sư Mỹ và bị đơn – Công ti thuê thiết kế Ả rập xê út. Các
bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra trung tâm trọng tài ICC tại Geneva
và không đề cập tới luật áp dụng. Ủy ban trọng tài đã xác định luật
áp dụng là luật bang Georgia , Mỹ vì phần lớn công việc được thực
hiện tại bang này.
- Trường hợp nguồn luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp là
tổng hợp các quy tắc xung đột của các nước có liên quan tới tranh
chấp. Trong trường hợp này trọng tài sẽ xác định luật áp dụng dựa
vào quy tắc xung đột trong từng hệ thống pháp luật có liên quan tới
tranh chấp như : hệ thống luật của nước mà các bên tranh chấp có
quốc tịch, thực hiện hợp đồng, kí kết hợp đồng, trong trường hợp
việc áp dụng các quy tắc xung đột này dẫn tới cùng một kết quả thì
luật thực chất của một quốc gia được dẫn chiếu tới sẽ được áp dụng
dễ dàng. Ngược lại sẽ là rất khó khăn cho trọng tài trong việc cân
nhắc áp dụng luật thực chất của nước nào. Trong trường hợp này, áp
dụng luật nào hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của Hội đồng trọng
tài trên cơ sở cân nhắc sự phù hợp giữa các yếu tố hiện hữu của hợp
đồng với các hệ thống pháp luật có liên quan. Xét trên thực tế, trong
một tranh chấp về giá cả hàng hóa từ hợp đồng mua bán gang thép
giữa nguyên đơn- người mua Ai Cập và bị đơn – người bán Nam
Tư, sau khi thương lượng thất bại nguyên đơn đã khởi kiện ra tòa
Trọng tài phòng thương mại quốc tế Paris- Pháp. Vief hai bên tranh
chấp không thỏa thuận về luật áp dụng cho nội dung tranh chấp nên
Hội đồng trọng tài quyết định xác định luật áp dụng trên cơ sở các
11
quy tắc của Tư pháp quốc tế nơi các nước có liên quan. Theo Tư
pháp quốc tế Ai Cập, thì luật áp dụng là luật áp dụng của nước nơi
kí kết hợp đồng, trừ khi có thỏa thuận khác ( Điều 19 luật Dân sự
1949). Theo Tư pháp quốc tế Nam tư , luật áp dụng là luật của nước
bên bán có trụ sở chính tại thời điểm mà họ ( hoặc bên khác) nhận
được đề nghị chào hàng, nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp
dụng. Pháp là một trong các quốc gia thành viên của Công ước
Hague về luật áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế
( 15/6/1955). Điều 3 khoản 2 Công ước quy định “ nếu các bên
không có thỏa thuận khác, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật của
quốc gia nơi bên bán có địa chỉ thường trú, tại thời điểm mà họ nhận
được đơn đặt hàng. Vì trụ sở chính và địa chỉ thường trú của người
bán tại thời điểm tranh chấp là Nam Tư và vì hợp đồng mua bán
được kí kết ở Nam Tư nên theo toàn bộ quy tắc áp dụng về Tư pháp
quốc tế, thì luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng.
- Trường hợp nguồn luật để giải quyết nội dung tranh chấp được xác
định dựa trên quy tắc xung đột của nước nơi tiến hành trọng tài.
Trong trường hợp này các trong tài viên áp dụng Tư pháp quốc tế
của nước nơi tiến hành trọng tài giống như việc thẩm phán của các
tòa án áp dụng Tư pháp quốc tế của nước này. Lợi ích của phương
pháp này là giúp quá trình chọn luật áp dụng đơn giản và nhanh
chóng vì đã có sẵn một bộ quy tắc chọn luật, tuy nhiên nhiều học giả
cho rằng, phương pháp này không có sơ sở pháp lí, vì thẩm phán tòa
án quốc gia đại diện cho quyền lực tư pháp quốc gia đương nhiên
phải áp dụng quy tắc xung đột trong luật nước mình, còn quyền lực
của các trọng tài viên đến từ thỏa thuận trọng tài và họ không nhân
danh nhà nước xét xử vụ việc, cho nên, họ không có nghĩa vụ áp
dụng Tư pháp quốc tế của quốc gia nơi tiến hành trọng tài.
• Trường hợp thứ hai: nguồn luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp
là hệ thống các nguyên tắc chung của pháp luật, những thói quen , tập quán,
các luật thống nhất về thương mại quốc tế, các hợp đồng mẫu. Các quy tắc
12
và nguyên tắc này được chấp nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế để trực
tiếp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mà không dựa trên luật pháp
của bất kì quốc gia nào.
- Các nguyên tắc chung của pháp luật là những nguyên tắc được đa số
các quốc gia, cũng như giới kinh doanh thừa nhận chung trong giao
dịch quốc tế như : nguyên tắc trung thực, nguyên tắc cam kết thực thi
tận tâm Điều ước quốc tế, nguyên tắc thiện chí.
- Các luật thống nhất về thương mại quốc tế là những Điều ước quốc
tế đa phương và luật mẫu được các quốc gia thừa nhận trong việc
điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, chẳng hạn luật mẫu về
trong tài thương mại 1985. Công ước 1980 của Liên Hiệp Quốc về
mua bán hàng hóa quốc tế, nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế
của UNIDROIT. Trong các điều ước quốc tế như : Rome 1, Công
ước Lahay 1995 về luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế, quy
định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh là luật của nước
người bán có trụ sở hiện tại. Xét trong thực tiễn xét xử : trong vụ
tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn- người
bán và bị đơn – người mua. Hai bên tranh chấp về phẩm chất hàng
hóa trong hợp đồng và đòi tiền bồi thường cho sự vi phạm về giao
hàng không đúng phẩm chất. Hợp đồng dược kí kết giữa hai bên
không có điều khoản về luật áp dụng. Vụ việc đó được đưa ra trọng
tài ICC và được hội đồng trọng tài thụ lí giải quyết. Theo phán quyết
của trọng tài thì căn cứ vào Điều 13 Khoản 3 của quy tắc ICC, các
trọng tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất được xác định theo
quy phạm luật xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh
chấp. Vì quốc gia của nguyên đơn và bị đơn đều đã phê chuẩn Công
ước Hague ( 11/6/1995) về luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc
tế. Điều 3 công ước này quy định luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp phát sinh là luật của nước nơi người bán có trụ sở hiện tại. Mặc
khác xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng thì luật của
quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp
13
đồng sẽ được chọn. Người có nghĩa vụ trong hợp đồng này là người
bán hàng.
- Thói quen và tập quán quốc tế là các quy tắc xử sự dược hình thành
trong Thương mại quốc tế, được thừa nhận chung bởi các quốc gia.
Ví dụ : bộ quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ( UCP)
của ICC,bộ quy tắc về điều kiện chung giao hàng ( INCOTERMS)
của ICC hoặc hợp đồng mẫu trong buôn bán quốc tế được xây dựng
bởi các hiệp hội hay tập đoàn thương mại. Trên thực tế, trọng tài
thường giải quyết vấn đề thuộc nội dung hợp đồng bằng cách sử
dụng luật của một quốc gia cụ thể kết hợp với việc sử dụng hệ thống
các nguyên tắc chung được pháp luật thừa nhận, điều này có nghĩa,
trong một vấn đề lớn cần giải quyết trong tài có thể áp dụng luật
quốc gia và hệ thống các nguyên tắc chung cho vấn đề đó nhưng
cũng có thể áp dụng đồng thời cho 1 hay 1 số vấn đề nhỏ trong vấn
đề lớn, các vấn đề nhỏ còn lại có thể áp dụng riêng rẽ hệ thống các
nguyên tắc pháp luật chung và luật quốc gia. Quan điểm áp dụng hệ
thống pháp luật chung, thói quen, tập quán, được ghi nhận ở nhiều
văn kiện pháp lí quốc tế và quốc gia. Khoản 4 Điều 28 luật Mẫu
UNCITRAL ghi nhận “ Trong mọi trường hợp, Hội đồng trọng tài sẽ
quyết định căn cứ vào điều khoản của hợp đồng và cân nhắc tới tập
quán thương mại áp dụng cho giao dịch đó. ” Ví vụ trên thực tế :
trong một tranh chấp từ hợp đồng li xăng liên quan tới việc lựa chọn
luật áp dụng giữa nguyên dơn là nhà sản xuất Mỹ và bị đơn là chủ sở
hữu bằng sáng chế Italia, trọng tài ICC đã xác định luật áp dụng theo
phương pháp áp dụng tổng hợp các quy tắc xung đột của tất cả các
quốc gia có liên quan đến tranh chấp đồng thời căn cứ vào Điều 13
quy tắc trọng tài ICC buộc ủy ban trọng tài phải xem xét cả tập quán
thương mại quốc tế liên quan.
Tóm lại, việc áp dụng luật trọng tài để giải quyết vấn đề tranh chấp là việc khá phức
tạp song vô cùng quan trọng, mỗi một trường hợp trong vấn đề chọn luật để áp dụng lại có ưu
nhược điểm khác nhau. Trong trường hợp luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp dựa
14
vào một hay tổng hợp các quy tắc xung đột luật được trọng tài viên lựa chọn, phương pháp
này khá linh hoạt, có tính ứng dụng và hiệu quả cao song lại khá là mất thời gian và công sức
của trọng tài viên trong vấn đề tìm hiểu án lệ cũng như các vấn đề liên quan đến xung đột luật.
Trường hợp chọn nguồn luật áp dụng để giải quyết nội dung tranh chấp là hệ thống các nguyên
tắc chung của pháp luật, những thói quen , tập quán, các luật thống nhất về thương mại quốc
tế, các hợp đồng mẫu… điều này khá là phổ biến trong luật pháp trọng tài trên thế giới, được
giải quyết một cách khá nhanh chóng, dễ hiểu, đơn giản, giúp các bên tranh chấp dễ dàng hiểu
được vấn đề song bởi đa phần được giải quyết dựa trên thói quen cũng như tính thống nhất nên
tính khả hiệu không cao mà chỉ đạt được kết quả tương đối. Chẳng hạn chọn nguồn luật áp
dụng là các điều ước quốc tế ( Công ước Lahay, Rome ), có ưu điểm là tiết kiệm thời gian cho
trọng tài viên, cũng như có hiệu lực cao, song khả năng áp dụng sẽ không cao, bởi sự tham gia
kí kết của các quốc gia thành viên là khác nhau không phải các quốc gia trong vụ tranh chấp
nào cũng cùng tham gia một điều ước, hoặc có những công ước lại quy định chỉ cho phép các
quốc gia lựa chọn luật quốc gia để áp dụng mà không cho phép sử dụng (như Công ước Rome
I) Ngoài ra việc xác định đâu là nguyên tắc chung được thừa nhận rộng rãi cũng gặp nhiều
khó khăn. Dù mang ưu nhược điểm song đa phần khả năng áp dụng các nguồn luật không phải
là luật quốc gia để giải quyết tranh chấp trong TTTMQT đều mang lại kết quả cao, có thể nói
việc chọn lựa luật tưởng chừng đơn gian song lại là bước khởi đầu vô cùng quan trọng ảnh
hưởng đến toàn bộ cả quá trình sau này.
KẾT LUẬN
Với nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và luật trọng tài của nhiều
nước. Những vấn đề không được luật quốc gia điều chỉnh sẽ được điều chỉnh bởi những
nguyên tắc chung hay bởi các điều ước quốc tế. Hơn nữa, nếu cho phép các bên chọn tập quán
sẽ thuận lợi cho họ có thể chọn một luật trung gian để điều chỉnh hợp đồng; và sẽ tạo được sự
bình đẳng cho các bên vì thông thường, thỏa thuận chọn luật hay luật điều chỉnh trong trường
hợp không thỏa thuận chọn luật áp dụng là luật quốc gia của một trong các bên hợp đồng. Và
như vậy, một bên sẽ có lợi thế “sân nhà” hơn. Thực tiễn quốc tế của một số nước cụ thể như
Hà Lan, những quyết định của Tòa án đã chấp nhận các bên được lựa chọn một điều ước quốc
tế bao gồm những quy phạm thực chất (ví dụ như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế) để điều chỉnh hợp đồng. Đối với trọng tài, Tòa án trọng tài Hà Lan trong thực tiễn cho
phép các bên chọn luật không phải là luật quốc gia (bao gồm Bộ nguyên tắc Unidroit và
15
PECL) để điều chỉnh hợp đồng. Đối với Mỹ, vấn đề này không được rõ ràng cho lắm nhưng
cũng có những căn cứ quy định rằng chỉ được thỏa thuận luật quốc gia và có những án lệ về
vấn đề này. Tuy nhiên, những luật không phải là luật quốc gia có thể được các bên vận dụng
thành các điều khoản của hợp đồng. Hơn nữa, một số bang của Mỹ (Oregon và Lousiana) đã
cho phép chọn luật không phải là luật quốc gia (như là Bộ nguyên tắc Unidroit, Uncitral và
những bộ nguyên tắc thương mại khác), chứng tỏ một xu hướng mới cho sự phát triển của hệ
thuộc lex mercatoria ở quốc gia này. Ở Việt Nam, Điều 769 của BLDS là một điều luật chung
về hợp đồng không nói rõ vấn đề này. Nhưng Khoản 4, Điều 759 của BLDS có quy định:
“Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản
pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp
dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo đó, chúng tôi
thấy rằng không có cơ sở để kết luận Việt Nam có cho phép các bên lựa chọn tập quán quốc tế
để điều chỉnh hợp đồng của mình. Tuy nhiên, có những căn cứ cho thấy quan điểm cho phép
chọn luật không phải là luật quốc gia là phổ biến ở Việt Nam. Thứ nhất, một số học giả cho
rằng nên cho phép các bên lựa chọn các quy tắc không phải là pháp luật quốc gia trong quan
hệ thương mại quốc tế. Thứ hai, một số sách về tư pháp quốc tế trong phần lý luận xung đột
pháp luật, khi đưa ra những căn cứ áp dụng tập quán quốc tế lại cho rằng tập quán quốc tế
được áp dụng khi được các bên trong hợp đồng lựa chọn làm nguồn điều chỉnh hợp đồng giữa
họ. Đặc biệt hơn là trong quan hệ thương mại, Khoản 2, Điều 5 của Luật Thương mại năm
2005 của Việt Nam có quy định cho phép các bên trong giao dịch thương mại quốc tế chọn tập
quán thương mại quốc tế. Thêm nữa, trong tố tụng trọng tài, ở Khoản 5, Điều 49 của Pháp
lệnh trọng tài thương mại quy định: “Các bên có quyền thỏa thuận chọn luật theo quy định tại
Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh này, tập quán thương mại quốc tế để giải quyết vụ tranh chấp”.
Điều này cho thấy rằng, Việt Nam cũng giống các nước trên thế giới, xu hướng cho phép lựa
chọn luật không phải là luật quốc gia trong tố tụng trọng tài là phổ biến hơn tố tụng tòa án.
Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy, các bên thường có xu hướng lựa chọn một
hệ thống pháp luật không có mối liên hệ thực chất với hợp đồng hoặc lựa chọn tập quán
thương mại quốc tế để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Song khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần
phải bảo đảm nguyên tắc sau: Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho
16
việc thiết lập, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh; Nên lựa chọn nguồn luật
mà mình quen thuộc nhất; Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn
luật đạt được những mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất không làm mất đi lợi thế hoặc gây
tổn hại cho mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Mối quan hệ giữa tập quán thương mại với các nguồn pháp luật khác”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, Số 18 (226)/2012.
2. “Môi trường pháp lý liên quan tới việc áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 2+3 (234+235)/2013.
3. TS. Đỗ Văn Đại, TS. Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb. CTQG, 2010
4. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng thương mại quốc tế, Hà Nội, 1997
5. TS. Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê Thị Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật
hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2009
6. Nguyễn Bá Chiến, Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của các cá nhân, tổ chức trong
lĩnh vực tư pháp quốc tế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2006
7. Nguyễn Thị Hồng Trinh, Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome
1980 đến quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số
6(167), tháng 3/2010.
8. Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài của Tòa án, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (161), tháng 12/2009
17