Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.5 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH
MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
- GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An
- Học viên: Nhóm 4
- Lớp QTKD ngày 2, Cao học kinh tế
- Khóa 20
TP.HCM, tháng 08/2012
DANH SÁCH NHÓM 4 MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
1. Đặng Thị Mai Đức
2. Đặng Minh Đức
3. Phạm Thị Hồng Dương
4. Trịnh Thụy Ý Nhi
5. Trần Huỳnh Đông Phương
6. Nguyễn Thị Minh Phương
7. Võ Thị Như Quỳnh
8. Dương Như Quỳnh
9. Hồ Văn Sơn
10. Im Sophanna
11. Nguyễn Tấn Tài
12. Hà Minh Thái
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14000 2
1.1. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14000 2


1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 3
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 5
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH May mặc và giặt tẩy Bến Nghé 5
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 5
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 5
2.1.3 Dây chuyền sản xuất 6
2.1.4 Các nguồn phát sinh ô nhiễm tại Công ty 8
2.2. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty TNHH May mặc và giặt tẩy Bến
Nghé theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 13
2.2.1. Khảo sát 13
2.2.2. Kết quả khảo sát 13
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ 20
3.1. Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường 20
3.2 Xây dựng chính sách môi trường 20
3.3 Xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường 21
3.4 Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 31
3.5 Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 31
3.6. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 34
3.7. Năng lực, đào tạo và nhận thức 34
3.8. Thông tin liên lạc 36
3.9. Hệ thống tài liệu 37
3.10. Kiểm soát tài liệu 38
3.11. Kiểm soát điều hành 38
3.12. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp 44
3.13. Giám sát 44
3.14. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 45
3.15. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 46

3.16. Kiểm soát hồ sơ 46
3.17. Đánh giá nội bộ 46
3.18. Xem xét của lãnh đạo 47
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ 48
4.1. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn 48
4.2. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên thực trạng của Công ty TNHH May mặc và
Giặt tẩy Bến Nghé 50
4.3. Nhận xét 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CSMT : Chính sách môi trường
CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại
CTQLMT : Chương trình quản lý môi trường
ĐDLĐ : Đại diện lao động
KCMT : Khía cạnh môi trường
KP&PN : Khắc phục và phòng ngừa
HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường
HTTL : Hệ thống tài liệu
MSDS : Nguồn gốc xuất sứ sản phẩm
PC&CC : Phòng cháy và chữa cháy
ÔN : Ô nhiễm
ÔNKK : Ô nhiễm không khí
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường

QCVT : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
UNIDO : Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
USD : Đơn vị tiền tệ của Mỹ
WHO : Tổ chức thương mại Thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật tiên tiến và
nền công nghiệp hiện đại, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang reo hồi chuông cảnh
báo cho cộng đồng thế giới. Do đó, Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã cho ra đời bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. ISO 14000 là
một bộ tiêu chuẩn giúp cho các quốc gia cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả công tác
quản lý môi trường. Có thể nói, ISO 14000 là một trong những cách lựa chọn tối ưu để
giải quyết sự mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường.
Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé là doanh nghiệp có 100% vốn
đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc bao gồm quần áo các loại
và giặt tẩy quần áo. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh, trong quy trình sản xuất của
công ty có nhiều công đoạn phát sinh ô nhiễm cần được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, giảm rủi ro đồng thời đáp ứng yêu cầu pháp luật và nâng cao hình
ảnh công ty. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường và có
thể tồn tại lâu dài tại Việt Nam, Công ty không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm
mà còn có chủ trương thân thiện với môi trường thông qua việc xây dựng hệ thống
ISO 14001.
Với mục đích tìm hiểu việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng môi trường
theo ISO 14001:2004 cho một doanh nghiệp cụ thể, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài
“Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty
TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Đề
tài sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề môi trường còn tồn tại của Công ty, tiến hành xây
dựng hệ thống ISO 14001:2004 và đề ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14000
1.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
• Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã thiết lập nên SAGE với sự
tham gia của 25 nước.
• Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển diễn ra tại Rio năm
1992, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các
công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
• ISO đã thành lập Uỷ Ban Kỹ Thuật 207 (TC 207) để xây dựng các tiêu chuẩn
về quản lý môi trường. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một hệ thống
quản lý môi trường và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này.
• Trong khoảng 5 năm biên soạn, một loạt tiêu chuẩn đã được hợp thành tài liệu
liên quan với HTQLMT (như tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tài liệu
liên quan với các công cụ QLMT (các bộ tài liệu ISO 14000 khác).
• Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập
nhật vào tháng 11/2004.
1.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm
thiết lập nên HTQLMT có khả năng cải thiện liên tục tại tổ chức với mục đích:
• Hỗ trợ các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng
với yêu cầu của kinh tế xã hội. Trong đó chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong
việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm
hoặc dịch vụ của mình.
• Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường
của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp.
• ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức "các
yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả".

• ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi
trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ
trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
1.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 không đưa ra cấu trúc nhất định đối với HTQLMT, vì khó có cấu trúc nhất
định phù hợp với tất cả các loại hình tổ chức. Tuy nhiên tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO
14004 chỉ ra các yêu cầu cơ bản và mục đích của HTQLMT.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:
• Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
• Kiểm toán môi trường (EA)
• Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
• Ghi nhãn môi trường (EL)
• Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
• Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1. 1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14001
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001
1.2.1 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT. Tiêu chuẩn ISO
14001 là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và được triển khai bởi Tổ chức Tiêu
chuẩn Quốc tế (ISO)
Tiêu chuẩn ISO 14001 nhắm tới khả năng có thể áp dụng được cho tất cả các
loại hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện về địa lý, văn hóa và xã hội khác
nhau. Mục tiêu chung của cả tiêu chuẩn ISO 14001 và các loại tiêu chuẩn khác trong
tập hợp bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là nhằm bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm
trong sự hòa hợp với những nhu cầu kinh tế xã hội.
HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến
các KCMT phát sinh từ hoạt động của tổ chức đó. HTQLMT giúp cho tổ chức đạt
được hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và tiến đến cải tiến liên tục hệ thống.

Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống:
• Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
TIÊU CHUẨN ISO 14000
Đánh giá tổ chức Đánh giá sản phẩm và quy trình
Hệ thống
quản lý môi
trường
(EMS)
ISO 14001
ISO 14004
ISO 14009
Đánh giá
thực hiện
môi trường
(EPE)
ISO 14031
ISO 14032
Kiểm định
môi trường
(EA)
ISO 14010
ISO 14011
ISO 14012
ISO 14013
ISO 14014
ISO 14015
Đánh giá vòng
đời sản phẩm
(LCA)
ISO 14040

ISO 14041
ISO 14042
ISO 14043
ISO 14047
ISO 14048
ISO 14049
ISO 14049
Cấp nhãn
môi trường
(EL)
ISO 14020
ISO 14021
ISO 14022
ISO 14023
ISO 14024
Khía cạnh môi
trường trong
các tiêu chuẩn
sản
phẩm(EAPS)
ISO 14060
ISO 14062
ISO 14064
• Việc thực hiện là tự nguyện.
• Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân
liên quan.
• Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
• Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
• Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.

• Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
• HTQLMT của tổ chức được chứng nhận là phù hợp bởi một tổ chức bên ngoài
cấp.
• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
1.2.2 Mô hình ISO 14001

Hình 1. 2 Mô hình ISO 14001
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc.
- Hệ thống tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp.
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc.
- Hệ thống tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp.
Chính sách
môi trường
Bắt đầu
Xem xét của

lãnh đạo
KIỂM TRA
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
-Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.
KIỂM TRA
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
-Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.
KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trường
- Yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương
trình môi trường.
KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trường
- Yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương
trình môi trường.
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ –
BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Giới thiệu về công ty
• Tên Công ty: Công Ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé.
• Tên giao dịch tiếng Anh: BEN NGHE GARMENT & LAURY CO.,LTD
• Loại hình Công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn
• Địa chỉ: Ấp Bình Thuận – Xã Thuận Giao – Huyện Thuận An – Tỉnh Bình
Dương
• Số điện thoại: 0650.3718566 Fax: 0650.3718569
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức công ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến Nghé
GIÁM ĐỐC
PGĐ – SẢN XUẤT
PGĐ – HC&NS
Phòng
phát
triển
nguồn
nhân
lực
Phòng
thiết
kế –
tạo
mẫu
Phân
xưởng
may
mặc

Phân
xưởng
giặt
tẩy
Phòng
quản
lý chất
lượng
KCS
Phòng
kinh
doanh
– kế
hoạch
Phòng
marke
ting
Phòng
quản lý
môi
trường
-ATLĐ
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
2.1.3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
2.1.3.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất quần áo
Hình 2.2 - Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất quần áo
Nguyên liệu vải
Nguyên vật liệu
Kiểm tra
Ráp

Cắt chi tiết
Đóng khung nút
Ui
Gắn nhãn
Đóng thùng
Xếp, vô bao
Nhập kho thành phẩm
May chi tiết I
May chi tiết II May chi tiết
III
May lót
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Từ nguyên liệu vải được đưa vào hệ thống máy cắt, vải được cắt thành những
phần mảnh theo thiết kế, trước khi đưa vào các khâu may chi tiết các mảnh vải này sẽ
được kiểm tra lại. Còn phần rẻo, vải thừa sẽ được thải bỏ hoặc sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như may thanh tấm thảm lau nhà, nhồi bao gối, sau khi may các chi
tiết xong, tùy theo thiết kế từng loại quần, áo chúng sẽ được chuyển qua khâu ráp và
kiểm tra thành phẩm, xong rồi chuyển sang đóng nút, tùy loại sản phẩm hay theo yêu
cầu đơn hàng mà gắn những kiểu nút khác nhau.
Sau khi được gắn nút quần áo sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo là ủi thẳng,
tạo cho quần áo không nhăn, gọn, đẹp. Quần áo sau khi ủi đạt yêu cầu kỹ thuật được
may nhãn xếp vô bao, đóng gói thành phẩm rồi đem đi tiêu thụ.
2.1.3.2 Dây chuyền công nghệ giặt tẩy quần, áo
Hình 2.3 - Dây chuyền công nghệ giặt tẩy quần áo
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nguyên liệu là quần áo được đưa vào hấp cho nóng lên tạo điều kiện thuận lợi
cho công đoạn ngâm nước mềm, tại công đoạn làm mềm nguyên liệu được bổ sung
một số chất làm mềm nhằm tăng khả năng bền cho sợi vải.
Sau khi làm mềm nguyên liệu được chuyển sang công đoạn giặt tẩy, tại
công đoạn này nguyên liệu được tẩy bằng cách phun cát tạo ra những chỗ trắng trên

sản phẩm.
Nguyên liệu sau khi tẩy tiếp tục cho vào máy giặt rồi sau đó chuyển sang công
đoạn sấy khô nhờ có hệ thống quạt.
Nguyên vật liệu
Hấp
Ngâm nước mềm
Giặt tẩy
Quạt
Sấy
Hấp
2.1.4 CÁC NGUỒN PHÁT SINH Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY
2.1.4.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí
Nguồn gốc những tác nhân ô nhiễm không khí trong hoạt động sản xuất chủ yếu
phát sinh rừ các nguồn sau:
Nguồn ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong khu vực sản xuất cũng như xung quanh
công ty bao gồm:
o Hoạt động của nồi hơi
o Phân xưởng giặt tẩy
o Bụi từ khâu tẩy
o Bụi từ khâu cắt vải,
• Ô nhiễm do hoạt động của lò hơi
Lò hơi được lắp đặt trong công ty với các thông số kỹ thuật được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 2.1 - Thông số kỹ thuật của nồi hơi
Thông số Giá trị
Công suất thiết kế (tấn hơi/h) 03
Nhiên liệu sử dụng DO
Mức tiêu hao nhiên liệu (kg/h) 160
Theo tài liệu Hướng dẫn đánh giá nhanh nguồn phát thải của WHO (tổ chức y tế Thế

giới), trang 3-43 đối với trường hợp đốt dầu DO (1%S) không được điều khiển thì lưu
lượng khí thải là 25m
3
/kg DO với tải lượng như sau:
Bảng 2.2 - Tải lượng ô nhiễm từ lò đốt dầu DO, 1%S
Thông số Bụi SO
2
NO
x
CO
Tải lượng, kg/tấn dầu 4,36 208 8,5 0,64
Tải lượng, g/h 87,2 1200 170 12,8
Nồng độ, mg/m
3
21,8 300 42,5 22,8
Nguồn: WHO, 1993
So sánh với tiêu chuẩn thải khí thải QC 24/2009 cho thấy kết quả hàm lượng các chất
ô nhiễm tại nguồn thải nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải là nguồn thải đốt bằng dầu DO do đó hàm lượng ô nhiễm thấp nên sẽ được
phát tán qua ống khói cao nhằm đảm bảo môi trường không khí xung quanh.
Bảng 2.3 - Kết quả chất lượng khí thải lị hơi
Vị trí lấy
mẫu
CC CHỈ TIÊU ĐO ĐẠC
Bụi
(mg/m
3
)
SO
2

(mg/m
3
)
NO
x
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
O
2
(mg/m
3
)
CO
2
(mg/m
3
)
Nhiệt
độ (%)
KT 122,5 227 327 17,6 3,9 12,8 155,3
QCVN
19:2009/BT
NMT
200 500 850 1.000 - - -
Nguồn: Công ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến Nghé, tháng 6/2010

Ghi chú:
KT: Ví trí thu mẫu khí tại miệng ống khói của lò hơi (Nhiên liệu: dầu DO)
QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ (cột B)
Nhận xét
Tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường không khí đều đạt chất lượng khí phát thải vào
môi trường không khí.
•Nguồn phát sinh bụi
o Bụi phát sinh chủ yếu ở các công đoạn: khâu tẩy quần áo được bắn cát nhằm
làm trắng một vùng trên quần áo, bằng hệ thống phun cát áp lực. Nên phát
sinh bụi cát và bụi vải bay ra, bụi vải từ khâu cắt vải, may chi tiết, ráp thành
phẩm,…
o Bụi còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào xuất
nhập nguyên liệu, nhiên liệu và thành phẩm. Tuy nhiên, lượng bụi này
không đáng kể do đường vận chuyển nội bộ của xí nghiệp được nhựa hoá
hoàn toàn.
• Nguồn phát sinh khí thải
o Hơi hóa chất từ khâu tẩy, khâu này ô nhiễm không khí gây ra chủ yếu là do
quá trình pha hóa chất, thuốc tẩy trước khi bơm vào máy giặt để thực hiện
các công đoạn tiếp theo, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân
đứng máy
o Khí thải còn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào
khuôn viên nhà máy để giao nhận hàng, hay xe vào lấy rác hằng ngày và của
các phương tiện bốc dở ngay tại nhà máy. Các phương tiện này sử dụng
nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi trường sẽ tiếp nhận
một lượng khí thải bao gồm các chất ô nhiễm như: CO, NO
x,
SO
2
,

hydrocacbon aldehyde, bụi và quan trọng hơn là nếu nhiên liệu có pha chì.
Tuy nhiên, lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và rất khó thu
gom nên không thể kiểm soát nguồn ô nhiễm này chặt chẽ được.
• Nguồn phát sinh tiếng ồn
o Tiếng ồn là vấn đề cần quan tâm. Tiếng ồn xuất hiện hầu như ở tất cả các
công đoạn của quá trình sản xuất như: cắt, may, ráp, tẩy, gặt, sấy,
o Hệ thống quạt hút và quạt thổi công suất lớn trong phân xưởng cũng gây ồn
cho khu vực làm việc và môi trường xung quanh.
Bảng 2.4 - Kết quả chất lượng không khí trong xưởng sản xuất
STT
Vị trí
lấy
N.độ
(
0
C)
Độ
ẩm
Độ ồn
(dB)
Nồng độ chất ơ nhiễm (mg/m
3
)
BỤI SO
2
NO
2
CO
1 K1 31,7 60,0 82-83 0,49 0,03 0,01 4,76
2 K2 31,5 88-93 1,52 1,52 0,009 0,016 4,15

TCVS 3733:2002 34
*
80
*
85 6 10 5 40
Nguồn: Công ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến Nghé, tháng 6/2010
Ghi chú:
- K1: Khu vực giặt tẩy
- K2: Khu vực wash (tẩy bằng ct)
- TCVS 3733:2002: Tiu chuẩn vệ sinh đối với khơng khí trong khu vực sản xuất,
ban hnh theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002
Nhận xét:
Kết quả đo đạc cho thấy, cc chỉ tiu ơ nhiễm không khí trong các xưởng sản xuất
của Công ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến Nghé đều đạt TCVS 3733:2002
2.1.4.2 Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải trong phân xưởng bao gồm nước thải sản xuất, nước
thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.
• Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất sinh ra chủ yếu từ các nguồn sau:
o Nước thải từ khâu giặt tẩy
Nước thải từ khâu nhuộm tại xưởng của Công ty ước tính khoảng 390m
3
/ngày. Nước
thải từ khâu giặt tẩy có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau như các muối khoáng, các
hợp chất hữu cơ, các chất béo, chất tẩy rửa và các sợi vụn từ khâu hoàn tất sản phẩm.
Thành phần đặc trưng của nước thải của một số dạng tẩy nhuộm được nêu trong bảng
sau:
Bảng 2.5 - Tải lượng ô nhiễm các chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (đv/tấn sản phẩm)

Sợi cotton Len Polyester
Nước thải (m
3
) 265 537 100
BOD
5
(kg) 155 87 485
TSS (kg) 70 43 95
Dầu (kg) - 191 -
Cr (kg) - 1,33 -
Phenol (kg) - 0,17 -
Chất hoạt động bề 10 35 16
mặt
Nguồn: Kỹ thuật xử lý nước thải, Hoàng Huệ
o Nước xử lý bụi
Nước thải từ khâu này chứa các chất chủ yếu như cát, chất rắn, bụi sợi vải là chủ yếu,
ngoài ra còn màu của sản phẩm đi theo trong quá trình tẩy. Tổng lượng nước thải từ
các khâu này không nhiều khoảng 5m
3
/ngày.
• Nước thải sinh hoạt
o Nước thải sinh hoạt sinh ra do hoạt động sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của công
nhân viên như : từ các lavabo rửa mặt, rửa tay đặt xung quanh phân xưởng,
nước thải từ nhà vệ sinh chung, từ hoạt động của căn tin.
o Số lượng cán bộ - công nhân viên làm việc tại phân xưởng là 376 người.
Lượng nước thải sinh hoạt tại nhà máy thải ra hằng ngày khoảng 20 - 40
m
3
/ngày, tuy nhiên một số bộ phận của Công ty chỉ làm việc trong giờ hành
chính, cho nên lượng nước thải sinh hoạt thực tế của nhà máy khoảng 10 –

15m
3
/ngày đêm.
• Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khuôn viên xí
nghiệp lôi cuốn theo cặn bẩn, chất hữu cơ và đất cát xuống hệ thống thoát nước.
Bảng 2.6 - Kết quả phn tích chất lượng nước thải
STT CHỈ TIU ĐƠN VỊ NT1 NT2 QCVN13:2008
1 pH - 6,17 6,4 6-9
2 BOD
5
Mg/l 67 43 30
3 COD Mg/l 2740 284 50
4 SS Mg/l 336 67 50
5 Tổng Nito Mg/l 99,7 0,84 -
6 Tổng phospho Mg/l 1,6 0,23 -
7 Coliform KL/100ml 16*10
4
3,7*10
4
-
Nguồn: Bo co gim st chất lượng môi trường Cơng ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến
Ngh,quý 1 /2010
Ghi chú:
- NT1: Nước thải sản xuất trước xử lý
- NT2: Nước thải sản xuất sau xử lý
Nhận xét:
Theo kết quả phn tích cho thấy, hầu hết cc chỉ tiêu đều vượt QCVN như: chỉ tiu
BOD
5
v COD v SS thì vượt so với QCVN 13:2008/BTNMT (cột A)

Bảng 2.7 - Kết quả phn tích chất lượng nước ngầm
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NGUỒN NƯỚC TCVN5501:1991
1 pH - 4,03 6-8,5
2 Độ cứng tổng Mg/l 2 <300
3 Cl
-
Mg/l 7 <300
4 NO
3
-
Mg/l 6,73 <5
5 Sắt tổng Mg/l KPH <0,3
6 Coliform
KL/100ml 9 Không được cĩ
Nguồn: Bo co gim st chất lượng môi trường Cơng ty TNHH May mặc v Giặt tẩy Bến
Ngh, thng 6/2010
Nhận xét:
Nước ngầm tại Công ty có chỉ tiêu pH, Nitrate, coliform không đạt theo tiu chuẩn
5501-1991, tuy nhiên nước chỉ dùng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt không
dùng cho ăn uống.
2.1.4.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn của Công ty gồm chất thải sản xuất và sinh hoạt của công nhân.
 Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn không nguy hại:
o Chất thải không độc hại với thành phần chủ yếu là: các thùng chứa bằng
nhựa, các túi nilon… lượng chất thải này khoảng 1500kg/tháng. Chúng có
thể tái sử dụng.
o Chất thải rắn trong quá trình cắt vải may quần áo là các rẻo vải dư thừa.
Lượng vải này được ước tính khoảng 100 tấn/năm.
o Nguồn chất thải khác là bùn từ khâu xử lý nước thải có độ ẩm bình quân

80% và có chứa nhiều loại hóa chất khó phân hủy trong điều kiện bình
thường. Số lượng bùn thải từ hệ thống xử lý ước tính khoảng 20 kg/ngày.
Nhóm chất thải nguy hại:
Nguồn cc chất thải nguy hại từ giẻ lau dầu mỡ khi bảo trì my mĩc, bn thải
trong qu trình xử lý nước thải, cc chai lọ đựng hĩa chất,
•Chất thải rắn sinh hoạt
o Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
của công nhân viên. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm bao nylon,
những hộp cơm, đồ ăn thừa… Ngoài ra, còn có giấy loại bỏ từ khu vực hành
chính và rác thải từ khu nhà vệ sinh.
o Với số lượng 376 lao động làm việc tại Công ty thì lượng rác thải hàng ngày
của xưởng khoảng 160 - 270 kg/ngày.
2.1.4.4 Các sự cố do hoạt động của Công ty
Qua phân tích quá trình sản xuất và quan sát thực tế hoạt động của Công ty thì
có thể xảy ra một số sự cố như: sự cố về điện, cháy nổ, tai nạn lao động của công
nhân.
 Sự cố về điện: Các máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất của
phân xưởng đều sử dụng điện năng nên sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ có thể
xảy ra nếu phân xưởng không có phương án quản lý tốt. Những sự cố về điện
có thể xảy ra như: cháy do dùng điện quá tải, cháy do chập mạch, cháy do tia
lửa tĩnh điện, cháy do sét đánh,…
 Sự cố hỏa hoạn: các nguyên vật liệu của phân xưởng chủ yếu là vải, thùng
giấy,… có thể gây ra hỏa hoạn nếu phân xưởng không có biện pháp bảo quản
và lưu trữ tốt
• Tai nạn lao động
Trong quá trình lao động, tai nạn xảy ra cho công nhân là điều khó có thể tránh
được, chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
o Không thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động do công ty đề
ra.
o Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành các thiết bị, máy

móc trong quá trình sản xuất
o Bất cẩn về điện dẫn đến sự cố điện giật.
o Bất cẩn trong quá trình bốc dở nguyên liệu, sản phẩm
2.2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004
2.2.1 Khảo sát
 Địa điểm khảo sát: Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé.
 Hình thức khảo sát: quan sát các hoạt động của nhân viên công ty và phỏng vấn
nhân viên môi trường.
2.2.2 Kết quả khảo sát:
Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
CHÍNH
SÁCH
MÔI
TRƯỜN
G
- Thiết lập CSMT.
- CSMT phải phù hợp với bản chất, quy
mô và tác động môi trường của công ty.
- CSMT thể hiện cam kết ngăn ngừa ô
nhiễm và cải tiến liên tục.
- CSMT có cam kết tuân thủ các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ
chức phải tuân thủ liên quan đến KCMT
của mình.

- CSMT đưa ra khuôn khổ để đề xuất và
soát xét mục tiêu.
- CSMT được lập thành văn bản và phổ
biến cho tất cả mọi người trong công ty
Hiện tại công ty đã xây dựng
CSMT và đăng ký đạt chuẩn
chất lượng môi trường.
Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
cũng như các tổ chức liên quan.
LẬP KẾ HOẠCH
Khía cạnh
môi
trường
- Xác định các KCMT của các hoạt
động, sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Đánh giá tác động môi trường của các
KCMT và xác định các KCMT đáng kể.
- KCMT đáng kể phải có các biện pháp
kiểm soát và phải được xem xét đến khi
thiết lập mục tiêu.
- Viết thủ tục “Xác định KCMT và
Đánh giá tác động”
- Cập nhật và lưu trữ các nội dung trên
khi có thay đổi.
- Công ty đang tiến hành nhận
dạng các KCMT phát sinh từ

hoạt động sản xuất của các
xưởng sản xuất.
- Công ty chưa đánh giá tác
động môi trường của các khía
cạnh trên và cũng chưa xác
định các KCMT đáng kể.
- Công ty chưa có thủ tục “Xác
định KCMT và Đánh giá tác
động”
Yêu cầu
pháp luật
và yêu
cầu khác
- Xác định các yêu cầu pháp luật và các
yêu cầu khác về môi trường mà công ty
phải tuân thủ.
- Xác định cách áp dụng những yêu cầu
này với các KCMT của công ty.
- Viết thủ tục “Xác định các yêu cầu
pháp luật và yêu cầu khác”.
- Công ty có cập nhật và tuân
thủ các yêu cầu pháp luật về
môi trường nhưng không đầy
đủ và thường xuyên.
- Công ty chưa có thủ tục “Xác
định các yêu cầu pháp luật và
yêu cầu khác”.
Mục tiêu,
chỉ tiêu và
chương

trình môi
trường
Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
và công bố bằng văn bản.
Thiết lập mục tiêu môi trường dựa trên
các yếu tố:
- Kiểm soát và giảm nhẹ tác động
của các KCMT đáng kể.
- Phù hợp với CSMT.
- Tuân thủ các yêu cầu pháp luật
Xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt
được các mục tiêu môi trường bao gồm:
- Xác định trách nhiệm và thời gian
thực hiện cho các cá nhân/bộ phận.
- Biện pháp và tiến độ để đạt được
các mục tiêu và chỉ tiêu.
- Hiện tại, công ty chưa xây
dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và
kế hoạch thực hiện cụ thể.
- Tuy nhiên, công ty cũng đang
cố gắng thực hiện tốt các mục
tiêu môi trường của công ty
như: thực hiện tốt việc phân
loại rác tại nguồn; cải thiện các
yếu tố vi khí hậu; đảm bảo các
chỉ tiêu nước thải, khí thải
được tiêu chuẩn nhà nước,…
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều
khoản

Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
Nguồn
lực, vai
trò, trách
nhiệm và
quyền
hạn
- Lãnh đạo đảm bảo cung cấp nguồn lực
cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện,
duy trì và cải tiến HTQLMT.
- Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm ĐDLĐ
chịu trách nhiệm đảm bảo HTQLMT
được thiết lập, thực hiện và duy trì phù
hợp với yêu cầu tiêu chuẩn và báo cáo
kết quả hoạt động của HTQLMT cho
lãnh đạo.
- Xác định, lập thành văn bản, thông báo
vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của
các cá nhân, phòng/ban trong
HTQLMT.
- Hiện tại công ty chưa có cơ
cấu tổ chức về HTQLMT.
- Công ty đã có đội ngũ nhân
viên về môi trường vận hành
hệ thống XLNT và các vấn đề
liên quan đến sức khỏe an toàn
lao động của nhân viên trong
công ty.

- Công ty đã phân công trách
nhiệm cụ thể của các
phòng/ban trong việc QLMT
nhưng chưa hoàn chỉnh, đội
ngũ nhân viên còn non kém
kinh nghiệm.
Năng lực,
đào tạo,
nhận thức
- Xác định nhu cầu đào tạo về môi
trường.
- Tiến hành đào tạo nhận thức về môi
trường cho cán bộ - công nhân viên.
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
- Vai trò, trách nhiệm của họ trong việc
đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của
HTQLMT và hậu quả tiềm ẩn do đi
chệch khỏi thủ tục đã quy định.
- Viết thủ tục đào tạo.
- Công ty đã xác định nhu cầu
đào tạo môi trường. Tuy
nhiên, vấn đề đó chưa được
tốt vì không được phổ biến
rộng đến từng công nhên
nhưng bên cạnh đó, công
nhân cũng được diễn tập
PCCC theo định 1lần/năm.
- Sau mỗi đợt diễn tập PCCC,
công ty có đánh giá thông
qua bài kiểm tra.

Thông tin
liên lạc
- Xây dựng kênh thông tin liên lạc nội
bộ giữa các phân xưởng và phòng ban.
- Xây dựng cách thông tin liên lạc bên
ngoài, giữa công ty với các đại lý, các tổ
chức môi trường, các nhà thầu,…
- Viết thủ tục thông tin liên lạc.
- Công ty có hệ thống thông tin
liên lạc nội bộ cũng như bên
ngoài thông qua mạng điện
thoại, fax. Ngoài ra, trong nội
bộ mỗi phân xưởng còn sử
dụng loa phát thanh.
- Chưa có thủ tục thông tin liên
lạc ở dạng văn bản.
Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
Hệ thống
tài liệu
Xây dựng HTTL môi trường của công
ty phải bao gồm:
- Chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi
trường.
- Mô tả phạm vi của HTQLMT.
- Sổ tay môi trường
- Xây dựng các thủ tục quy định các

bước thực hiện các hoạt động môi
trường.
- Hướng dẫn công việc.
- Hiện tại, HTTL về môi
trường của công ty chỉ có bản
đăng ký đạt chuẩn môi trường,
các báo cáo giám sát môi
trường định kỳ, kết quả đo đạc
các thông số môi trường.
Kiểm soát
tài liệu
Đưa ra cách thức viết tài liệu, kiểm soát
tài liệu môi trường bao gồm:
- Phê duyệt sự phù hợp của tài liệu
trước khi ban hành.
- Đảm bảo tài liệu có sẵn khi cần
dùng.
- Tài liệu luôn rõ ràng, dễ đọc và dễ
nhận biết.
- Phân biệt tài liệu có hiệu lực sử dụng
và tài liệu lỗi thời.
- Phương pháp và thời gian lưu trữ.
- Xác định trách nhiệm biên soạn và
sửa đổi tài liệu.
- Chưa có một tài liệu nào quy
định cách thức viết và kiểm
soát tài liệu môi trường.
- Các tài liệu về môi trường do
nhân viên phụ trách môi
trường quản lý.

- Hiện tại công ty vẫn chưa
phân biệt các tài liệu/ hồ sơ
đang sử dụng với tài liệu/ hồ
sơ lỗi thời.
Kiểm soát
điều hành
Có các biện pháp kiểm soát các KCMT
đáng kể, mà nếu thiếu có thể dẫn đến
hoạt động chệch khỏi chính sách, mục
tiêu và chỉ tiêu môi trường như:
- Kiểm soát việc sử dụng các tài nguyên
thiên nhiên: năng lượng điện, nước,
giấy,…
- Kiểm soát chất thải rắn.
- Kiểm soát khí thải.
- Kiểm soát nước thải.
- Kiểm soát hóa chất.
Viết các thủ tục kiểm soát điều hành các
Công ty đã có thực hiện một số
hành động kiểm soát điều hành
đối với một số KCMT như:
- Thực hiện kiểm soát chất thải
rắn bằng chương trình “Phân
loại rác tại nguồn” trong toàn
công ty.
- Có xây hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt và sản xuất đặt
tại Công ty.
- Hệ thống quạt hút nhằm
thông thoáng nhà xưởng.

Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
hoạt động trên.
Xây dựng thủ tục kiểm soát nhà cung
cấp liên quan đến môi trường và thông
báo cho các nhà cung cấp các thông tin
môi trường họ cần biết.
- Có trang bị hệ thống PCCC
trên toàn công ty.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa
kiểm soát chặt chẽ việc sử
dụng các tài nguyên thiên
nhiên, hóa chất, an toàn lao
động.
Công ty chưa xây dựng các thủ
tục kiểm soát điều hành.
Sự chuẩn
bị sẵn
sàng và
đáp ứng
tình trạng
khẩn cấp
- Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục
nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp
của công ty.
- Đưa ra các biện pháp đáp ứng khi có
tình trạng khẩn cấp.

- Đào tạo và thực tập đáp ứng tình trạng
khẩn cấp.
- Ngăn ngừa và giảm nhẹ tác động khi
tình trạng khẩn cấp xảy ra.
- Viết thủ tục “Chuẩn bị sẵn sàng và đáp
ứng tình trạng khẩn cấp”
- Định kỳ xem xét và khi cần thiết soát
xét lại các thủ tục trên.
- Công ty có trang bị các thiết
bị ứng phó tình huống cháy nổ
như bình chữa cháy, kẻng báo
động, cửa thoát hiểm,… và có
phòng y tế để sơ cứu kịp thời
khi tai nạn lao động xảy ra.
- Công ty thực hiện diễn tập
PCCC mỗi năm 1 lần.
- Chưa có thủ tục “Chuẩn bị
sẵn sàng và đáp ứng tình trạng
khẩn cấp”
KIỂM TRA
Giám sát
và đo
lường
- Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục
giám sát và đo lường trên cơ sở các đặc
trưng chủ chốt của các hoạt động có tác
động đáng kể lên môi trường.
- Giám sát và đo kết quả thực hiện các
hoạt động môi trường, các kiểm soát
điều hành và các mục tiêu, chỉ tiêu môi

trường.
- Giám sát công việc môi trường hàng
ngày: việc phân loại rác, thu gom rác,
quét dọn vệ sinh,…
- Giám sát và đo các chỉ số môi trường:
- Công ty có liên hệ với các
đơn vị bên ngoài thực hiện đo
đạc, quan trắc các thông số
nước thải, khí thải và không
khí xung quanh.
- Công ty chưa có thủ
tục”Giám sát và đo”.
Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004
Hiện trạng của công ty
nước thải, khí thải, các yếu tố vi khí
hậu, khối lượng chất thải rắn,…
- Thiết bị giám sát môi trường cần phải
được hiệu chuẩn và được bảo dưỡng
định kỳ.
Đánh giá
sự tuân
thủ các
yêu cầu
pháp luật
và yêu
cầu khác
- Thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ

tục nhằm đánh giá mức độ tuân thủ các
yêu cầu pháp luật thích hợp.
- Đánh giá mức độ tuân thủ với các yêu
cầu khác mà tổ chức cam kết.
- Lưu giữ hồ sơ đánh giá định kỳ.
- Hiện tại, công ty chưa có thủ
tục này.
- Công ty chưa thực hiện việc
đánh giá mức độ tuân thủ các
yêu cầu pháp luật về môi
trường. Việc đánh giá mức độ
tuân thủ này được thực hiện
qua các lần kiểm tra của cơ
quan chức năng và các kết quả
quan trắc môi trường thực hiện
định kỳ tại công ty.
Sự không
phù hợp,
hành
động khắc
phục và
phòng
ngừa
Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục
liên quan đến sự không phù hợp thực tế
và tiềm ẩn để thực hiện hành động khắc
phục – phòng ngừa. Thủ tục này yêu
cầu:
- Điều tra các điểm không phù hợp,
xác định nguyên nhân của sự không

phù hợp.
- Đưa ra hành động KP&PN
- Lưu giữ hồ sơ thực hiện các hành
động KP&PN
- Lưu hồ sơ kết quả các hành động
KP & PN đã được tiến hành.
- Xem xét tính hiệu quả của việc thực
hiện các hành động KP & PN
- Công ty chưa có thủ tục về
“Khắc phục và phòng ngừa”.
- Sự KPH trong công tác quản
lý môi trường của công ty
được nhận dạng thông qua
nhân viên môi trường và từ
đơn vị quản lý bên ngoài.
- Chưa có hồ sơ về hành động
KP&PN về môi trường.
Kiểm soát
hồ sơ
- Thiết lập, thực hiện, duy trì các hồ sơ
khi cần thiết nhằm chứng minh sự phù
hợp với các yêu cầu trong HTQLMT
của tổ chức.
- Chưa có thủ tục về kiểm soát
hồ sơ môi trường.
- Công ty chưa có phương
pháp lưu trữ hồ sơ phù hợp với
Điều
khoản
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

14001:2004
Hiện trạng của công ty
- Viết thủ tục kiểm soát hồ sơ môi
trường bao gồm việc cất giữ, bảo quản,
phục hồi, lưu trữ và loại bỏ chúng.
- Lập danh mục hồ sơ môi trường.
- Các hồ sơ phải được lưu giữ và duy trì
rõ ràng, dễ nhận biết và truy tìm nguồn
gốc.
yêu cầu của ISO 14001.
Đánh giá
nội bộ
môi
trường
- Lập kế hoạch đánh giá nội bộ môi
trường.
- Xây dựng và đào tạo đội ngũ đánh giá
nội bộ.
- Thực hiện đánh giá nội bộ.
- Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ về
môi trường cho lãnh đạo.
- Viết thủ tục “Đánh giá nội bộ”
Hiện tại, công ty đã thực hiện
việc đánh giá nội bộ về vấn đề
môi trường (xem phụ lục:
XEM
XÉT
CỦA
LÃNH
ĐẠO

Ban lãnh đạo phải định kỳ xem xét tình
hình hoạt động của HTQLMT, bao gồm:
- CSMT còn phù hợp không?
- Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh
giá mức độ tuân thủ.
- Kết quả thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường.
- Trao đổi thông tin với các bên hữu
quan bên ngoài, kể cả khiếu nại.
- Các hành động khắc phục và phòng
ngừa.
- Các đề xuất cải tiến môi trường.
- Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động
môi trường trong thời gian tới.
Hiện tại, công ty đã thực hiện
xem xét của lãnh đạo về vấn
đề môi trường.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ
GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
3.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN MÔI
TRƯỜNG
3.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty
Phạm vi của HTQLMT bao gồm:
• Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn
Công ty.
• Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi của công
ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường.
3.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban môi trường
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành.

Do đó, công ty cần xây dựng một Ban môi trường để theo dõi, vận hành và duy trì
HTQLMT.
Giám đốc sẽ chọn các đại diện lãnh đạo về môi trường chịu trách nhiệm điều
hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tuyển
nhân viên có chuyên môn về môi trường làm việc tại phân xưởng để hỗ trợ cho
ĐDLĐ. ĐDLĐ chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu quản lý môi trường cho toàn
công ty trong đó xác định:
• Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòng ban và
bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản
lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các
cá nhân, phòng ban trong phân xưởng.
• Trình lên Giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản.
Các thành viên trong Ban môi trường phải có kiến thức về vấn đề môi trường,
mỗi phòng ban và bộ phận phải có ít nhất một thành viên tham gia. Các thành viên
trong ban môi trường phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập
nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Công ty, từ đó phổ biến đến các thành
viên còn lại trong phòng ban và bộ phận của mình.
Ban môi trường gồm các thành viên:
• ĐDLĐ có thể chọn từ 3 phó giám đốc.
• Trưởng/ phó các phòng ban (phòng hành chính nhân sự, xưởng sản xuất, phòng
quản an toàn lao động và quản lý môi trường, phòng tài chính – kế toán, phòng
kinh doanh – kế hoạch).
3.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
3.2.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường

×