Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thực trạng áp dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê trong quá trình sản xuất khuôn mẫu tại công ty VMMP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.86 KB, 44 trang )


1



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC



MÔN HỌC: QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG


Thực trạng áp dụng phƣơng pháp kiểm soát quá trình
bằng thống kê trong quá trình sản xuất khuôn mẫu
tại công ty VMMP.



GVHD : TS. TẠ THỊ KIỀU AN
LỚP : NGÀY 2 K20
NHÓM : 11





TP.HCM THÁNG 8- 2012

2


DANH SÁCH NHÓM 11

1. Nguyễn Thị Phượng Duyên
2. Ngô Thị Hoàng Fin
3. Nguyễn Trần Thu Hà
4. Đinh Thị Tuyết Mai
5. Nghiêm Thị Hoài Nam
6. Nguyễ n Thị Kiề u Nga
7. Vũ Văn Nghị
8. Lê Hải Yến


















3
MỤC LỤC


NỘI DUNG
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
4
PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM SOÁT QUÁ
TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ
6
2.1 Khái niệm về phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống

6
2.2 Nội dung của các phương pháp kiểm soát quá trình bằng
thống kê
7
PHẦN 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG
KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHUÔN MẪU
29
3.1 Giới thiệu về công ty VMMP
29
3.2 Thực trạng áp dụng bảy công cụ thống kê cơ bản
33
PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
38
4.1 Tiến hành đào tạo mọi người về các công cụ thống kê
38
4.2 Thống nhất giữa các bộ phận về các công cụ thống kê áp
dụng cho từng trường hợp
38
4.3 Áp dụng biểu đồ Pareto để kiểm soát tổn thất do khuyết tật
và tổn thất tích lũy của các dạng khuyết tật

38
4.4 Áp dụng biểu đồ kiểm soát để kiểm soát quá trình nhiệt
luyện
40
4.5 Áp dụng biểu đồ phân bố tần số để kiểm soát đường kính
sản phẩm
40
4.6 Áp dụng biểu đồ phân tán để kiểm tra mối quan hệ giữa độ
cứng và bề dày sản phẩm
41
KẾT LUẬN
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC







4




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của những phương thức sản xuất là sự hình

thành và phát triển tương ứng của những phương thức quản lý chất lượng.
Nhưng cho đến giữa thế kỷ XX - cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai diễn ra
trên quy mô toàn thế giới đã thúc đẩy sản xuất phát triển nhảy vọt và tăng
cường cạnh tranh thương mại quốc tế, việc quản lý chất lượng mới được tiêu
chuẩn hoá cao, được thiết lập trong một hệ thống quản lý mới, dựa trên sự
kiểm soát, giám sát chặt chẽ những diễn biễn về chất lượng thông qua các
công cụ quản lý khoa học. Từ đây đã hình thành phương pháp kiểm soát quá
trình bằng công cụ thống kê (Statistical Process Control), dẫn đến sự hình
thành phương thức Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance).
Chúng ta đã từng nghe và quen với khẩu hiệu của người Nhật Bản kết
hợp kỹ thuật phương Tây với tinh thần Nhật Bản, không chỉ trong lĩnh vực kỹ
thuật mà trong các lĩnh vực quản lý. Một trong những tinh hoa quản lý nhân
loại mà người Nhật Bản tiếp thu chính là thuyết Quản lý chất lượng toàn diện
theo phương pháp thống kê của Edwards Deming. Sau chiến tranh thế giới
thứ hai, nước Nhật phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, hiệp hội các nhà
khoa học và kỹ sư Nhật Bản (JUSE, Japannese Union Of Scientists and
Engineers) đã quyết định chọn và ứng dụng các công cụ thống kê trong
phương pháp quản lý chất lượng cho mọi tầng lớp cán bộ Nhật. Từ đó việc áp
dụng chúng ngày càng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là ở
Châu Âu và được gọi tắt là Seven Tools (7 công cụ thống kê).
Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ
không có kết quả nếu không áp dụng các công cụ thống kê, chỉ cần áp dụng 7
công cụ thống kê sau cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản
lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách
hàng của doanh nghiệp. Qua đó giúp cho việc sản xuất ra những mặt hàng có

5
chất lượng, hay nói đúng hơn là những sản phẩm được sản xuất ra vừa thích
ứng với nhu cầu của người tiêu dùng.
Với những lợi ích đem lại do việc áp dụng các công cụ thống kê trong

quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nhóm 11 xin chọn đề tài: “Thực trạng
áp dụng phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê trong quá trình
sản xuất khuôn mẫu tại Công ty VMMP” để nghiên cứu cho bài tiểu luận của
nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát
quá trình sản xuất khuôn mẫu của Công ty VMMP dựa trên lý thuyết cơ bản
về phương pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại hiệu quả trong việc sử dụng
bảy công cụ thống kê đối với việc kiểm soát hoạt động sản xuất khuôn mẫu
của công ty.
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là việc áp dụng bảy công cụ thống kê cơ bản trong
kiểm soát quá trình sản xuất tại bộ phận sản xuất khuôn ép nhôm của Công ty
VMMP.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp thu
thập và phân tích dữ liệu sơ cấp, kết hợp với phương pháp so sánh để thực
hiện nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

6
PHẦN 2: LÝ THUYẾT VỀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG
THỐNG KÊ
2.1 Khái niệm về phƣơng pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê
Muốn thực hiện quản lý chất lượng hiệu quả, thông tin phải chính xác, kịp
thời và có khả năng lượng hóa được. Việc đánh giá thông tin phải bắt nguồn từ
chiến lược của tổ chức, từ các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và các
kết quả của quá trình đó.
Trong quản lý chất lượng, người ta thường áp dụng phương pháp kiểm
soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control - SPC) để phân tích các
số liệu thu được, đánh giá chúng, rút ra các kết luận nhất định và sau đó tiến

hành những hành động thích hợp để mang lại hiệu quả cao
SPC là phương pháp theo dõi một quá trình để xác định nguyên nhân của
sự dao động và báo hiệu sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động khắc phục khi
thích hợp. SPC dựa trên cơ sở toán xác suất thống kê, là một công cụ để cải tiến
chất lượng và năng suất. Do đó, SPC là một phương tiện giúp một công ty biểu
thị được năng lực chất lượng của mình, một hoạt động cần thiết cho sự sống còn
trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Vào đầu những năm 1960, ở Nhật Bản, các nhà toán học và kỹ thuật đã cụ
thể hóa SPC thành 7 công cụ đơn giản, dễ áp dụng. Đó là:
1. Biểu đồ tiến trình (biểu đồ lưu chuyển, lưu đồ)
2. Biểu đồ nhân quả (biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa)
3. Biểu đồ kiểm soát
4. Biểu đồ phân bố tần số (biểu đồ cột)

7
5. Phiếu kiểm tra
6. Biểu đồ Parato
7. Biểu đồ phân tán (biểu đồ tán xạ)
Phương pháp SPC biểu thị sự dao động của một quá trình, vì vậy nó
không thích hợp đối với các quá trình mà mức chất lượng của nó đã tiến đến 6-
(6 sigma).
2.2 Nội dung của các phƣơng pháp kiểm soát quá trình bằng thống kê
2.2.1 Biểu đồ tiến trình
a-/ Định nghĩa
- Biể u đồ tiến trình là một đồ thị biểu diễn một chuỗi các bước cần thiết để
thực hiện một hành động. Các sơ đồ dòng chảy thường sử dụng các hình đã
được chuẩn hoá phù hợp với ý nghĩa.
- Biểu đồ tiến trình là công cụ giao tiếp được chuẩn hoá. Chúng thường
được sử dụng như là các công cụ trực quan để hướng dẫn thực hiện công việc
và là nền tảng cho các tài liệu khác. Chúng rất linh hoạt và dễ dàng sử dụng như

là một đầu vào trong dự án của bạn, hoặc là sự miêu tả trực quan dự án đó.
b-/ Lợi ích của biểu đồ tiến trình
- Biểu đồ tiến trình sẽ giúp bạn giải thích quá trình thực hiện công việc
trong các buổi đào tạo hoặc khi bạn muốn một nhóm thực hiện công việc theo
đúng một hướng. Chúng cũng có thể rất hữu ích khi nhắc nhở mọi người thực
hiện một nhiệm vụ thì phải làm như thế nào ở phân xưởng.
- Quá trình thực hiện theo sơ đồ dòng chảy theo trình tự sau:

8
Xác định phạm vi của quá trình;
Nhận biết các bước cần thực hiện;
Thiết lập trình tự các bước;
Kiểm tra để chắc chắn bạn đã sử dụng đúng các biểu tượng;
Kiểm tra lưu đồ và hoàn thiện.
c-/ Phạm vi áp dụng
- Các Biểu đồ tiến trình được ứng dụng rộng rãi, nhưng chúng sẽ có ích
khi truyền đạt cho những người khác hiểu được các bước và các quá trình trong
dự án. Chúng là những công cụ có ích trong các quy trình chuẩn. Chúng cũng là
công cụ đào tạo đắc lực.
d-/ Lợi ích của biểu đồ tiến trình
- Sơ đồ dòng chảy rất hữu ích nếu bạn muốn truyền đạt một quá trình (hay
một phương hướng) cho tất cả mọi người hơn là cho các thành viên trong nhóm.
Biểu đồ này hỗ trợ bạn giải thích những điểm cần cải tiến.
- Biểu đồ tiến trình trực tiếp đem lại lợi ích cho các thành viên trong nhóm,
chẳng hạn như đó là một cách để xem xét tiến độ và kế hoạch của dự án để từ
đó cải tiến liên tục. Nó cũng giúp những người khác ngoài nhóm công việc hiểu
được quá trình để đánh giá các việc cải tiến được thực hiện. Nó cũng có thể hỗ
trợ những người không có kỹ thuật có được bức tranh rõ ràng về việc triển khai
dự án của bạn và họ có thể hỗ trợ bạn ở điểm nào đó.
Ví dụ: dưới đây là một phần của một biểu đồ giúp lễ tân nối máy cho các

cuộc gọi đến đến đúng các phòng ban trong công ty:

9



2.2.2 Biểu đồ nhân quả
a-/ Định nghĩa

10
- Biểu đồ nhân quả là một công cụ giúp tổ chức đưa ra những nhận định
nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ một hiện tượng quan sát thấy
hoặc có thể xảy ra.
- Biểu đồ nhân quả còn minh họa cho mối quan hệ nhân quả giữa các
nguyên nhân khác nhau được xác định với tác động hoặc hiện tượng được quan
sát thấy.
- Công cụ này được sử dụng giúp tổ chức xác định tại sao một vấn đề cụ
thể lại xảy ra. Nó sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ vấn đề, xác định tất cả các nguyên
nhân có thể.
b-/ Cấu trúc và cách xây dựng biểu đồ nhân quả
- Điểm được xem là quan trọng nhất trong cấu trúc của một biểu đồ nhân
quả là hiểu rõ ràng mối quan hệ nhân quả. Tất cả các nguồn có thể của nguyên
nhân cần được xem xét.
- Biểu đồ nhân quả thường như là một bước mở đầu để phát triển dữ liệu
cần thiết cho thiết lập việc tạo ra kết quả.
 Cấu trúc biểu đồ nhân quả:
o Xương trung tâm: Đó là những vấn đề, tác động có thể là:
 Chất lượng sản phẩm: Cỡ sản phẩm, lỗi, tỉ lệ lỗi …
 Kết quả hoạt động: Hiệu suất làm việc, thời gian yêu cầu, hạn giao hàng,
và hiệu quả….

o Xương chính và phụ: Được thể hiện thông qua những nguyên nhân
điển hình:
 Đối với sản xuất: 5M’s (Man – Con người, Mechine – Máy móc, Method –
Phương pháp, Meterial – Nguyên vật liệu, Measurement – Sự đo lường)

11
 Đối với dịch vụ: 5P’s ( People – Con người, Process – Quá trình, Place –
Địa điểm, Provision – Sự cung cấp, Patron – Khách hàng)
 Cách xây dựng biểu đồ nhân quả:
Để xây dựng một biểu đồ nhân quả hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong
phân tích, có thể thêm vào các câu hỏi (4 Ws)
o Who – Ai làm?
o What – Làm cái gì?
o When – Khi nào?
o Where - Ở đâu?
Bƣớc 1: Vạch rõ tác động hoặc hiện tượng, các nguyên nhân phải được
nhận biết cho mỗi hiện tượng hoặc tác động.
Bƣớc 2: Đặt các tác động đang được giải thích ở bên phải và trong một
cái hộp. Vẽ một đường xương sống trung tâm hướng đến tác động đó.
Bƣớc 3: Sử dụng phương pháp não công, từng bước tiếp cận xác định
các vấn đề có thể xảy ra.
Chú ý:
+ Trong huy động trí não tập thể, các nguyên nhân có thể xảy ra tại các
nhánh xương chính có thể được xếp hạng.
+ Duy trì dòng ý tưởng tạo ra, không bị ảnh hưởng bởi các loại nguyên
nhân chính. Theo mỗi ý tưởng, nguyên nhân nên chỉ một loại, tuy nhiên một số
nguyên nhân thuộc về con người có thể có lý ở nhiều nơi khác nhau.
Bƣớc 4: Mỗi khu vực nguyên nhân chính nên đặt trong một cái hộp và kết
nối với xương trung tâm bởi một đường nghiêng.


12
Chú ý: Phải linh hoạt trong việc sử dụng xương nguyên nhân chính, thông
thường các nguyên nhân chính có thể được xác định theo 5M (trong sản xuất)
hoặc 5P (trong dịch vụ). Trong cả hai quá trình này, môi trường và đo lường
cũng thường được sử dụng.
Bƣớc 5: Thêm vào các nguyên nhân phụ cho mỗi nguyên nhân đã được
nhập vào biểu đồ.
Bƣớc 6: Tiếp tục thêm vào các nguyên nhân có thể cho đến khi mỗi nhánh
đạt được một nguyên nhân gốc rễ.
Chú ý: Việc tiếp tục thêm vào các nguyên nhân giúp đẩy mạnh hiểu biết
sâu hơn về quá trình, tuy nhiên cũng cần phải biết khi nào dừng lại. Quá trình đặt
câu hỏi tìm nguyên nhân có thể dừng lại khi một nguyên nhân đã được kiểm soát
bởi nhiều hơn một mức quản lý mà đã được đưa ra từ trước đó.
Bƣớc 7: Kiểm tra giá trị logic của mỗi chuỗi nguyên nhân.
Bƣớc 8: Kiểm tra tính đầy đủ của biểu đồ
Bƣớc 9: Ghi tên tiêu đề biểu đồ.

c-/ Phân tích biểu đồ nhân quả

13
 Mục đích:
- Phân tích biểu đồ nhân quả giúp tổ chức hình dung xuyên suốt những
nguyên nhân của một vấn đề, nó có thể bao gồm cả những nguyên nhân gốc rễ
mà không phải chỉ là các hiện tượng.
- Cung cấp cấu trúc cho nỗ lực xác định nguyên nhân.
- Gợi mở ra các hiện tượng vượt ra ngoài giới hạn giúp tổ chức trong việc
phát hiện các nguyên nhân gốc rễ tiềm tàng.
 Thảo luận về biểu đồ cuối cùng:
- Khi giải thích một biểu đồ nhân quả, nhiệm vụ chính của tổ chức là kiểm
tra sự hoàn thành hay tính đầy đủ của biểu đồ. Để làm tốt điều này, chúng ta có

thể xem xét những điểm sau:
+ Chắc chắn rằng những câu hỏi theo dạng 4W’s và 5M’s hoặc 5P’s đã
được áp dụng cho tác động hoặc hiện tượng.
+ Thông thường, mỗi một nhánh chính của biểu đồ sẽ được thêm vào ít
nhất từ 3 đến 4 nhánh nhỏ.
+ Xác minh lại rằng nguyên nhân ở cuối của mỗi chuỗi nhân quả là một
nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn bằng cách kiểm tra tính logic trong mối quan hệ
nhân quả, thông qua tất cả các nguyên nhân trung gian tới tác động cuối cùng.
- Biểu đồ nhân quả quan trọng ở chỗ, nó phân biệt giữa giả định và thực tế.
Biểu đồ nhân quả thể hiện những giả định, chi khi những giả định này được kiểm
tra với số liệu chúng ta mới có thể chứng minh được các nguyên nhân của hiện
tượng đã quan sát thấy.

14
- Xác định những nguyên nhân mà tổ chức cho rằng đây là những nguyên
nhân then chốt nhất cho sự điều tra tiếp theo. Đồng thời, đánh dấu các nguyên
nhân đó lại.
- Phát triển các kế hoạch để xác nhận rằng những nguyên nhân tiềm ẩn là
những nguyên nhân thực sự.
- Làm sáng tỏ các nguyên nhân gốc rễ bằng một hoặc nhiều các cách sau:
+ Tìm các nguyên nhân mà xuất hiện lặp đi lặp lại tại các nhánh xương
nguyên nhân chính.
+ Tập hợp dữ liệu thông qua các checksheet hoặc những dạng khác để
xác định mối quan hệ thường xuyên của các nguyên nhân khác nhau.
Chú ý:
- Để làm được một biểu đồ xương cá hiệu quả không phải là một nhiệm vụ
dễ dàng, có thể nói rằng, những ai thành công trong giải quyết vấn đề kiểm soát
chất lượng là những người thành công trong việc tạo ra một biểu đồ nhân quả
hữu ích.
- Sự kiểm tra các yếu tố dựa trên những kinh nghiệm và kỹ năng của các

thành viên trong nhóm là rất quan trọng, nhưng lại rất nguy hiểm để đưa ra
những quyết định có tầm quan trọng thông qua sự nhận thức chủ quan hoặc
mang tính cảm giác. Bởi vậy, việc xác định tầm quan trọng cho các yếu tố phải
bằng cách sử dụng các dữ liệu khách quan bao gồm cả tính khoa học và logic.
- Khi mối quan hệ giữa nguyên nhân gốc rễ và tác động đã được xác định,
để hiểu được độ mạnh của mối quan hệ nhân quả này cần sử dụng các số liệu
khách quan. Khi đó, đặc tính và các yếu tố có tính nguyên nhân cần được đo

15
lường. Nếu không thể đo lường chúng, tổ chức cần cố gắng làm chúng có thể đo
lường được hoặc tìm những đặc tính thay thế phù hợp.
- Tổ chức có thể sử dụng biểu đồ nhân quả như một dạng văn bản. Văn bản
này sẽ được cập nhật song song với việc tổ chức thu thập dữ liệu hoặc thử
nghiệm các giải pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề.
2.2.3 Biểu đồ kiểm soát
a-/ Định nghĩa:
- Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ xu hướng có một đường tâm để chỉ giá trị
trung bình của quá trình và hai đường song song trên và dưới đường tâm biểu
hiện giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới của quá trình được xác
định theo thống kê.
- Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của các hoạt động và quá trình
trong một khoảng thời gian nhất định . Do đó nó được sử dụng để dự đoán ,
đánh giá sự ổn định của quá trình , kiểm soát , xác định khi nào cần điều chỉnh
quá trình và để xác định cải tiến của một quá trình .
-Có 2 loại biểu đồ kiểm soát : một loại được dùng cho các giá trị liên tục
( biểu đồ kiểm soát dạng biến số ) và loại còn lại dùng cho các giá trị rời rạc
(biểu đồ kiểm soát dạng thuộc tính )
b-/ Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ kiểm soát :
Bƣớc 1: Xác định đặc tính để áp dụng biểu đồ kiểm soát
Bƣớc 2: lựa chọn loại biểu đồ kiểm soát thích hợp

Bƣớc 3: quyết định cỡ mẫu và tần số lấy mẫu

16
Bƣớc 4: Thu thập và ghi chép dữ liệu (nên ít nhất là 20 mẫu), hoặc sử
dụng các dữ liệu lưu trữ trước đây
Bƣớc 5: tính các giá trị thống kê đặc trưng cho mỗi mẫu
Bƣớc 6: tính giá trị đường tâm, các đường giới hạn kiểm soát dựa trên giá
trị thống kê tính từ các mẫu
Bƣớc 7: thiết lập biểu đồ và đánh dấu trên biểu đồ các giá trị thống kê
mẫu
Bƣớc 8: kiểm tra trên biểu đồ đối với các điểm ở ngoài giới hạn kiểm soát
và đối với các dấu hiệu bất thường vượt khỏi tầm kiểm soát
Bƣớc 9: ra quyết định.
2.2.4 Biểu đồ phân bố tần số
a-/ Định nghĩa:
- Biểu đồ phân bố tần số dùng để đo tần số xuất hiện một vấn đề nào đó ,
cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
- Biểu đồ phân bố tần số trình bày kiểu biến động của tập dữ liệu, thông
qua đó cung cấp thông tin trực quan về biến động của quá trình , tạo hình dạng
đặc trưng “nhìn thấy được” từ những con số tưởng chừng vô nghĩa , giúp người
quan sát hiểu rõ sự biến động cố hữu của quá trình. Thông qua hình dạng phân
bố, so sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biều đồ , tổ chức có thể kiểm
tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào , kiểm soát quá trình, phát hiện
sai sót.
b-/ Các bước cơ bản thiết lập biểu đồ phân bố tần số:

17
Bƣớc 1: thu thập giá trị các số liệu. Đếm lượng số liệu (n phải lớn hơn 50
mới tốt)
Bƣớc 2: tính toán các đặc trưng thống kê : xác định độ rộng của toàn bộ

số liệu; xác định số lớp k và độ rộng h của một lớp; xác định biên độ trên và biên
độ dưới của các lớp; lập bảng tần suất.
Bƣớc 3: vẽ biểu đồ phân bố tần số
2.2.5 Phiếu kiểm tra
a-/ Định nghĩa:
Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của
các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép
chúng ta thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một
dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác
định thứ tự ưu tiên của sự kiện.
b-/ Mục đích:
Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích
dữ liệu khác, do đó đây là bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các
công cụ khác. Phiếu kiểm tra thường được sử dụng để:
+ Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất.
+ Kiểm tra các dạng khuyết tật.
+ Kiểm tra vị trí các khuyết tật.
+ Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm.

18
+ Kiểm tra xác nhận công việc.
c-/ Ý nghĩa và lợi ích:
Phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng
để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng
làm đầu vào của biểu đồ tập trung, biểu đồ Pareto Ví dụ về các vấn đề cần
theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/ tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa/ tuần, rác
thải nguy hại thu được/ giờ làm việc
d-/Cách thức áp dụng:
- Tiêu chuẩn chọn tham số cần kiểm tra: trên nguyên tắc thì có thể kiểm tra
tất cả các tham số của một quy trình nhưng trên thực tế thì phải giới hạn những

điểm kiểm tra ở những tiêu chuẩn sau đây:
+ Tham số đó phải có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
+ Có thể điều khiển được tham số đó.
+ Phiếu kiểm tra không thể rườm rà so với phương pháp kiểm tra khác.
+ Nhiều khi không thể điều khiển được tham số nhưng cũng nên đặt một
phiếu kiểm tra để theo dõi sự biến động của quá trình.
- Tin học hóa những phiếu kiểm tra. Nếu có thể theo dõi quá trình bằng
giấy, bút thì nên làm vì không có gì hữu hiệu hơn cách thức này. Tuy nhiên cần
nghĩ đến việc tin học hóa phiếu kiểm tra trong những trường hợp sau:
+ Chu kỳ kiểm tra quá cao.
+ Số những tham số phải kiểm tra quá nhiều.

19
+ Số máy phải điều khiển quá nhiều.
2.2.6 Biểu đồ Pareto
a-/ Định nghĩa:
- Biểu đồ Pareto là một công cụ kiểm soát chất lượng và được minh họa
bằng đồ thị cột, thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Pareto được sử dụng để phân tích các nguyên nhân của vấn đề, đồng
thời giúp xác định nhanh chóng các nguyên nhân chính theo hướng trực tiếp.
b-/ Cấu trúc biểu đồ Pareto:
 Các biến số trên trục hoành:
+ Khuyết tật: Loại lỗi, chi tiết loại lỗi
+ Con người: Nhóm người vận hành, độ tuổi , tên nhân viên…
+ Thiết bị: tên thiết bị, tên cấu trúc, tên độ chính xác
+ Phương pháp: tên phương pháp thao tác, các điều kiện nhiệt độ/áp
suất/tốc độ/điện áp
+ Nguyên vật liệu: Tên thầu phụ, tên nhà cung ứng
+ Thời gian: Giờ làm việc/ngày/tuần/tháng/năm/mùa
 Các biến số trên trục tung:

+ Tiền tệ: chi phí nhân công, tổng hợp, số lượng bán, mức hao hụt, giá vật
tư…

20
+ Chất lượng: số khuyết tật/sai lỗi, tỷ lệ loại bỏ, số lần khiếu nại, số sản
phẩm bị trả lại/làm lại
+ Thời gian: số thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho/kiểm tra
sản phẩm hỏng
+ An toàn: Số tai nạn, số thiệt hại,…
+ Văn hóa: Tỷ lệ tham gia, số sáng kiến đề xuất…
 Các cột (thể hiện độ lớn của các biến trên trục hoành)
 Đường phần trăm tích lũy
c-/ Xây dựng biểu đồ Pareto:
Bƣớc 1: Xác định phạm vi vấn đề mà tổ chức muốn có nhiều thông tin hơn
về các lỗi có thể xảy ra
Bƣớc 2: Lựa chọn những nguyên nhân hoặc những vấn đề cần được xem
xét.
Chú ý: Có thể sử dụng kết hợp với biểu đồ Nhân quả hoặc Brainstorming –
Huy động trí não tập thể.
Bƣớc 3: Lựa chọn đơn vị đo lường có ý nghĩa nhất có liên quan đến vấn
đề của tổ chức
Ví dụ: Tần suất hoặc giá cả
Bƣớc 4: Thu thập số liệu có các loại vấn đề khác nhau (Sử dụng
Checksheet).

21
Bƣớc 5: Lập bảng tính: Xác định tổng số lỗi/khuyết tật cho mỗi loại vấn đề
và tổng số của tất cả các lỗi/khuyết tật của tất cả các vấn đề
Tính % lỗi/khuyết tật cho mỗi loại vấn đề khác nhau và cộng lũy tiến
Chú ý: Nếu có nhiều vấn đề không thường xảy ra hoặc xảy ra với tỷ lệ nhỏ

(<10%) và tổng của chúng (<15%) thì tập hợp những vấn đề đó lại trong một cột
gọi là cột “khác”.
Bƣớc 6: Sắp xếp theo số lượng hoặc tỉ lệ % của lỗi/khuyết tật từ lớn nhất
đến nhỏ nhất.
Bƣớc 7: Vẽ biểu đồ
 Vẽ và ghi nhãn lên trục hoành:
- Chia thành các phần bằng nhau
- Liệt kê tên những lỗi/khuyết tật từ lớn nhất đến nhỏ nhất, đi từ trái sang
phải
 Vẽ và ghi nhãn lên trục tung bên trái
- Chia tổng lũy tiến của lỗi/khuyết tật thành các phần bằng nhau.
 Vẽ và ghi nhãn lên trục tung bên phải
- Ghi % lũy tiến từ 0% đến 100% tương ứng với tổng lũy tiến của lỗi/khuyết
tật
Bƣớc 8: Vẽ các cột biểu đồ thể hiện số lượng lỗi/khuyết tật của mỗi một
vấn đề
Bƣớc 9: Vẽ đường cong Pareto (thể hiện tổng % tích lũy)

22
Bƣớc 10: Tiêu đề của biểu đồ
d-/ Phân tích Pareto:
- Mục tiêu của phân tích Pareto là phân tách các lỗi/khuyết tật của vấn đề
làm hai loại: “Vital few” và “Useful many”. Và để làm được điều này, tổ chức phải
xác định được điểm đứt gãy trên đường tổng phần trăm tích lũy của biểu đồ
Pareto.
- Trong thực tế, việc xác định điểm đứt gãy của đường cong Pareto trong
nhiều trường hợp là không rõ ràng, khi đó ta có thể áp dụng nguyên tắc 80:20.
 Nguyên nhân chính của vấn đề được xác định là cột cao nhất trong biểu
đồ Pareto, sau đó đến các nguyên nhân thứ 2, 3,… tương ứng với độ cao
của cột tiếp theo.

 Sau quá trình thực hiện các biện pháp loại bỏ lỗi/khuyết tật và cải tiến,
đường cong Pareto “mới” được vẽ trên cùng một biểu đồ với đường
Pareto “gốc”. Điều này giúp chỉ ra những tác động của sự thay đổi.
 Số liệu thu thập của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau nhưng lại
đến từ các địa điểm, thiết bị,… khác nhau phải được thể hiện trong các
biểu đồ Pareto sát cạnh nhau. Đối với đơn vị đo lường của các vấn đề
hoặc nguyên nhân giống nhau, ví dụ: tần suất, giá cả,… phải được sắp
xếp lần lượt.
Chú ý:
 Pareto là một trong những công cụ kiểm soát chất lượng mạnh nhất đối với
dữ liệu thực tế hơn là những quan điểm, phỏng đoán.
 Những vấn đề xảy ra thường xuyên nhất không phải luôn là quan trọng
nhất. Bởi vậy, tổ chức phải luôn xác định: Những gì tác động lớn nhất tới
những mục tiêu kinh doanh và khách hàng của tổ chức.

23
 Tổ chức có thể đạt được nhiều tác dụng hơn nữa từ việc sử dụng biểu đồ
Pareto, sau khi đã hoàn thành việc thực hiện biểu đồ Nhân quả đối với các
nguyên nhân cần được giải quyết trước tiên.
e-/ Ví dụ: Nghiên cứu sản phẩm đúc bị lỗi:


24

Áp dụng nguyên tắc 80:20, ta có thể xác định được sức căng, xước và lỗ hổng là
nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sản phẩm đúc bị lỗi.
2.2.7 Bản đồ phân tán (Scatter Diagram)
a-/ Định nghĩa:
Biểu đồ phân tán là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị
quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến

kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ
ra mối quan hệ giữa hai nhân tố
b-/ Mục đích: để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng
cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố
này.

25
c-/ Ý nghĩa và lợi ích: dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được
nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc
giữa chúng.
d-/Nguyên tắc:
- Mối quan hệ giữa các đặc tính nghĩa là sự thay đổi của một đặc tính có
khả năng làm thay đổi các đặc tính khác. Nguyên tắc của loại biểu đồ này là
phân tích mối liên hệ giữa hai đặc tính (biến số).
- Mô hình chung của loại biểu đồ này gồm:
+ Trục nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu thị những biến số.
+ Trục thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu thị số lượng biến số hay tần số.
+ Hình dạng của biểu đồ có thể là những đám chấm, đường gấp khúc hay
đường vòng.
e-/Cách thức áp dụng: Biểu đồ quan hệ là một dạng đồ thị, trong đó trình
bày mối quan hệ giữa hai đặc tính:
Mẫu
Đặc tính 1
Đặc tính 2
1
X1
Y1
2
X2
Y2




N
XN
YN
Kích thước mẫu tối thiểu là N = 30 và tốt nhất là nằm trong khoảng 30 – 50.

×