Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ CHI PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY XE ĐẠP XE MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.67 KB, 46 trang )

1
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH THU VÀ CHI PHÍ TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY
XE ĐẠP XE MÁY
2.1 Giới thiệu chung về công ty Điện máy – Xe đạp – Xe máy:
2.1.1 Quá trình hình THành và phát triển của công Điện máy –
Xe đạp – xe máy:
Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy có tên giao dịch quốc tế là
TODIMAX, là một doanh nghiệp thương mại Nhà nước trực thuộc Bộ
Thương mại, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo luật pháp Việt Nam có tiền
Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng TW. Công ty được chính thức
thành lập 22/02/1995 theo quyết định số 106 Bộ thương mại/ TCCB và cấp
giấp phép ĐKKD (11/03/1995).
Công ty có trụ sở giao dịch chính tại 163 Đại La quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội và có 2 chi nhánh tại TP.HCM và Hà Nam Ninh.
Tiền thân của công ty là Cục bách hoá Ngũ Kim được thành lập vào
năm 1958. Đến năm 1970, Chính phủ có quyết định 217/CP ngày
24/11/1970 với nội dung thay đổi cấp quản lí của Bộ nội thương nhằm
thành lập ra các tổng công ty chuyên ngành hàng. Ngày 13/3/1971 theo
quyết định 14NT/ QĐ Cục Bách hoá Ngũ Kim chuyển thành Tổng công ty
Điện máy thực hiện chức năng chủ đạo là kinh doanh mặt hàng điện máy
trên phạm vi toàn quốc.
Tháng 6/1981 Tổng công ty Điện máy tách ra thành hai công ty Trung
ương trực thuộc Bộ nội thương:
- Công ty Điện máy Trung ương đóng tại 163 Đại La – Hai Bà Trưng –
Hà Nội
1
2
- Công ty xe đạp – xe máy Trung ương đóng tại 21 ái Mộ – Gia Lâm –
Hà Nội.
Cả hai công ty đều chịu sự chỉ đạo Bộ Thương Mại cho đến tháng


12/1982, hai công ty này sát nhập thành Tổng công ty Điện máy – Xe đạp –
Xe máy. Lúc này thi trường của công ty đã mở rộng trên phạm vi toàn quốc
và một phần ra thị trường nước ngoài như Liên Xô cũ, các nước Đông Âu,
Lào, Campuchia với nhiều mặt hàng kinh doanh đa dạng. Do có nhiều đóng
góp trong lĩnh vực kinh doanh, năm 1987 công ty được Đảng và Nhà nước
tặng thưởng huân chương lao động.
Từ giữa năm 90, khi chế độ bao cấp được xoá bỏ, nền kinh tế chuyển
sang một cơ chế mới “ cơ chế thị trường có sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”. Do còn bỡ ngỡ với cơ chế mới cộng
với trình độ quản lí yếu kém chưa thích ứng được với sự năng động của cơ
chế thị trường nên việc kinh doanh của công ty sa sút nghiêm trọng, công ty
đã liên tục thua lỗ trong nhiều năm (năm 1991 – 1997) và đứng trước nguy
cơ bị giải thể.
Ngày 22/12/1993 căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 2/2/1995 của
Chính phủ về việc thành lập lại Tổng công ty điện máy, Bộ trưởng Bộ Thương
Mại đã ra quyết định 106/TM thành lập Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy
trên cơ sở giải thể Tổng công ty, trụ sở giao dịch chính của công ty lúc này
được đặt tại 163 Đại La.
Đến năm 1999, công ty thay đổi trụ sở giao dịch trước đây, chuyển về
số 229 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Đến nay mạng lưới kinh doanh của công ty đã phát triển khá rộng lớn,
bao gồm 11 đơn vị trực thuộc trong đó có 3 trung tâm, 5 cửa hàng và 2 chi
nhánh.
2.1.2 Nhiệm vụ:
2
3
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì kinh doanh, doanh nghiệp đều có
những mục tiêu cụ thể nhằm định hướng cho sự phát triển của công ty. Song
nhìn chung công ty có những mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng và tổ chức hiệu quả các kế hoạch kinh doanh nhằm mở

rộng phạm vi hoạt động sản xuất của công ty để đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế, cơ sở khác của ngành
và các đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp kinh doanh có hiệu quả để
nâng cao mức doanh số bán ra.
- Hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Góp phần thu hút thêm lao động trong xã hội, giải quyết vấn đề việc
làm.
- Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất
để khai thác hết mọi nguồn lực của công ty.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty Điện máy- Xe
đạp- Xe máy:
Là một doanh nghiệp thương mại, Công ty Điện máy – xe đạp – xe máy
thực hiện khá nhiều chức năng kinh doanh như:
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng điện máy, kim khí tiêu dùng,
phương tiện đi lại, hàng tiêu dùng
+ Sản xuất gia công lắp ráp hàng điện tử.
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép xây dựng, thiết bị
trang trí nội thất)
+ Kinh doanh máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị phụ trợ.
3
4
+ Dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, kho hàng, sản xuất kinh doanh
bia và nước giải khát. Kinh doanh hoá chất thông thường (Theo quyết định
số 1537/1998/QĐ-BTM ngày 12/12/1998 của Bộ Thương mại)
+ Kinh doanh nguyên liệu, kim loại màu, kim loại đen, hàng thủ công
mỹ nghệ, cao su và sản phẩm cao su, hàng công nghiệp tiêu dùng khác (VB
cho phép số 0039/1995/QĐ-BTM ngày 13/01/1999 của Bộ Thương mại).
+ Gia công, sản xuất phụ tùng xe máy và lắp ráp xe gắn máy, hàng điện

máy (có QĐ số 0459/2000/QĐBTM).
Với nhiều chức năng kinh doanh như trên, nên dễ dàng nhận thấy
rằng mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp khá phong phú đa dạng với
nhiều chủng loại khác nhau. Hiện nay, công ty kinh doanh chủ yếu các loại
mặt hàng sau:
+ Xe máy
+ Ô tô, máy xây dựng
+ Tủ lạnh, ti vi, điều hoà, máy giặt
+ Hạt nhựa
+ Vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác.
+ Ông thép các loại
+ Điện thoại di động
Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp khá đa dạng, và được tiêu thụ
chủ yếu ở thị trường nội địa. Năm 1998, khi mà thị trường xe máy có nhiều
biến động đặc biệt là sự xuất hiện Xe máy – Trung Quốc với giá rẻ phù hợp
với nhu cầu khá đông của người tiêu dùng, nhận định được tình hình này
doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu các linh kiện xe máy, tổ chức một dây
chuyền lắp ráp xe máy dạng IKD với công suất 40.000 xe/năm. Năm 1998
xưởng lắp ráp xe máy đầu tiên được đưa vào hoạt động.. Mặt hàng kinh
doanh này đã đem lại cho doanh nghiệp một khoản doanh thu khá cao. Sang
4
5
năm 1999 do nhu cầu tiêu dùng xe máy cao công ty đã đầu tư cho lắp ráp
thêm một dây chuyền lắp ráp xe máy. Mặt hàng xe máy chiếm tỷ trọng lớn
(năm 2002 chiếm 70% doanh thu bán hàng).Tổng số vốn đầu tư của cả hai
dây chuyền là 6 tỷ đồng. Đồng thời, hướng tới xuất khẩu công ty đã liên
doanh với công ty SHINIL thành lập một nhà máy sản xuất máy bơm nước
với số vốn 2 triệu USD (phía Hàn Quốc góp 70% vốn bằng tiền, phía
TODIMAX góp 30% dưới hình thức kho tàng, nhà xưởng) với công suất
100.000 máy bơm/năm nhằm xuất khẩu 60% sản phẩm ra nước ngoài.

Công ty TODIMAX có thị trường tiêu thụ trong nước khá rộng lớn. Các
sản phẩm như nguyên vật liệu, hoá chất, thiết bị máy móc, phụ tùng… công
ty có khách hàng lớn thường xuyên là các cơ sở sản xuất trong nước như
Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhà máy Nhựa Hàm Rồng, công ty
xây dựng cầu Thăng Long…
Tuy nhiên cho đến nay thì hoạt động xuất khẩu của công ty gần như
không có, có xuất khẩu chăng đi nữa thì số lượng xuất khẩu cũng là rất nhỏ
và nếu có chỉ là hình thức tái sản xuất sản phẩm. Do kinh doanh nhiều loại
mặt hàng khác nhau, Công ty đã thực hiện bán hàng chủ yếu theo phương
thức tiêu thụ trực tiếp thông qua việc bán buôn và bán lẻ qua khối các trung
tâm kinh doanh, các cửa hàng trực thuộc chi nhánh TP Hồ Chí Minh, chi
nhánh Hà Nam Ninh và các cửa hàng kinh doanh trực thuộc công ty.
2.1. 4 Đặc điểm về lao động và cơ cấu bộ máy trong công ty:
2.1.4.1 Đặc điểm lao động:
Công ty có số lượng lao động tương đối đông, tổng số lao động định
biên của công ty hiện nay là 455 người.
Trong đó có: - Nam: 265 người
- Nữ : 190 người
Đại học: 123, Tiến sĩ: 2, Trung cấp: 63, Sơ cấp: 6.
5
6
Tình hình công ty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt bộ máy tổ chức cán
bộ còn khá cồng kềnh, đội ngũ công nhân viên có trình độ còn hạn chế, chỉ
chiếm khoảng 1/3 trên tổng số lao động của công ty. Để phát huy hết khả
năng lao động sẵn có của công ty, cũng như tiết kiệm các chi phí nhân công,
đòi hỏi công ty phải có những chính sách sử dụng nguồn nhân lực hết sức
hợp lý, tránh tình trạng không có lao động giỏi trong khi số lao động dư thừa
không có khả năng lao động thì lại quá nhiều, lãng phí nguồn tài chính của
công ty.
2.1.4.2 Cơ cấu bộ máy trong công ty:

Để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng,
công ty đã xây dựng cho mình mô hình tổ chức bộ máy quản lí theo kiểu tổ
chức liên hợp (trực tuyến – chức năng). Trong cơ cấu này, Giám đốc là người
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi
doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo tới các cơ sở sản xuất kinh doanh tại từng cơ
sở, đơn vị được nắm bắt và phản hồi kịp thời, chính xác lên cơ quan quản lí
cao nhất, góp phần ra những quyết định chính xác, nhanh chóng. Các phòng
ban là bộ phận tham mưu giúp ban giám đốc quản lí điều hành doanh
nghiệp có hiệu quả hơn. Mệnh lệnh từ ban giám đốc được truyền trực tiếp
đến từng cơ sở, đồng thời giúp cơ sở có sự hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau và
thống nhất trong quá trình kinh doanh. Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty
được thể hiện qua sơ đồ ở trang bên:
6
7
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty Điện máy – Xe đạp – Xe
máy
7
Ban giám đốc
Phòng tổ
chức
h nhà
chính
Phòng
t ià
chính kế
toán
Phòng
KD
NVL
Phòng

KD điện
tử điện
lạnh
Phòng
kinh
doanh xe
đạp xe
máy
Phòng
Trung
tâm kho
Đức
Giang
Trung
tâm kho
Vọng
Chi
nhánh
TP HCM
Trung
tâm KD
xe đạp xe
máy
XN
SX KD
h ngà
điện máy
Chi
nhánh
Nam

Định
Cửa h ngà
số 1
Cửa h ngà
Sơn
Cửa h ngà
số 5
Cửa h ngà
163
Cửa h ngà
92
8
Trong đó:
* Ban giám đốc: có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành
Đảng uỷ và tổ chức Công đoàn triển khai nhiệm vụ của Đảng uỷ trong việc
định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, giải quyết khó
khănvà đưa đơn vị vào thế ổn định. Giám đốc công ty trực tiếp điều hành
công tác cán bộ, tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính trong công ty.
Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
* Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đốc công việc tổ chức bộ máy
quản lý các bộ phận, cơ sở vật chất phương tiện, tổ chức phục vụ của cán bộ
và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên chức.
Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy tổ chức công tác cán bộ, sắp
xếp quản lý và sử dụng lao động, các phương án về phân cấp thuộc thẩm
quỳên đối với mô hình tổ chức của công ty.
* Các phòng kinh doanh, phòng quản lý kho và cơ sở vật chất: giúp
giam đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm hiểu và mở
rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng theo nhiệm vụ đã được giao. Xây
dựng kế hoạch hàng quý, năm lập phương án kinh doanh, phương án khai
thác cơ sở vật chất, kho tàng và bảo đảm có kết quả.

* Phòng tài chính kế toán : giúp gím đốc trong khâu quản lý tài chính
toàn công ty, tổ chức hạch toán đầy đủ và đúng pháp lệnh thống kê kế toán
của nhà nước. Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính đơn
vị cho gím đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu của nhà nước.
* Phòng thanh tra bảo vệ: giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra
mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về hàng hóa và trật tự an toàn
trong công ty.
* Mạng lưới kinh doanh của công ty:
8
9
- Có 3 trung tâm kinh doanh đặt tại 163 Đại La, 92 – Hai Bà Trưng,
229 phố Vọng và 115 phố Vọng của công ty.
- 2 chi nhánh đặt tại miền Nam và Nam Định.
Trong quá trình kinh doanh các trung tâm và chi nhánh này tự chịu
trách nhiệm về doanh thu, tự trang trải quỹ lương và các chi phí, lấy thu bù
chi có lãi. Về nguồn hàng có thể lấy từ công ty hoặc mua ngoài. Các đơn vị
bảo toàn vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng, định kì báo cáo kết quả kinh
doanh và các hoát động khác, kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ khó khăn
nhằm phát triển kinh doanh ở đơn vị.
- Có 5 cửa hàng trực thuộc công ty:
Có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ tại đơn vị, tổ chức khai thác
kinh doanh của đơn vị theo hình thức bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ.
Trưởng cửa hàng có trách nhịêm tổ chức bộ máy cửa hàng, bố trí lao động
hợp lý, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Giám đốc các xí nghiệp, trung tâm chi nhánh trực thuộc công ty: trực
tiếp điều hành hoạt động của đơn vị theo đúng diều lệ tổ chức bộ máy và
hoạt động sản xuâts kinh doanh của đơn vị theo đúng quyền hạn, chức năng,
nhiệm vụ đã được phân cấp và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt
động do mình quản lý điều hành.

2.2 Về mặt tài chính:
Công ty Điện máy- xe đạp – xe máy là một doanh nghiệp thương mại
Nhà nước có quyền tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính, thực hiện
quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại. Trải
qua một thời gian hình thành và phát triển công ty đã lớn mạnh về mọi mặt
từ công tác quản lý cho tới khâu kinh doanh. Nếu như ban đầu số vốn của
công ty chỉ có 19.969 triệu đồng, công ty đã gặp không ít những khó khăn
9
10
trong việc mở rộng loại hình kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thì hiện nay số
vốn của công ty là 24 tỷ đồng. Trong đó:
Vốn lưu động: 16 tỷ đồng
Vốn cố định: 8 tỷ đồng
Tuy nhiên nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, đã đặt
doanh nghiệp đứng trước những những cơ hội mới cũng như những khó
khăn mới. Với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại, đòi hỏi công ty luôn
phải tìm kiếm nguồn hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong
khi đó giá trị các loại hàng thường lớn nên công ty luôn có nhu cầu về vốn
lưu động. Để đáp ứng nhu cầu này công ty thường xuyên phải sử dụng
nguồn vốn vay của ngân hàng để tài trợ.
2.2.1 Đặc điểm tổ chức quản lí tài chính của doanh nghiệp:
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh, tính chất và quy mô
hoạt động kinh doanh, công ty Điện Máy – Xe Đạp – Xe Máy đã lựa chọn hình
thức công tác kế toán tập trung.
Tại công ty có 1 phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm hạch toán
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp tại công ty và tổng hợp số
liệu của toàn bộ công ty.
Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiệntoàn bộ các thu nhập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu, kiểm tra
việc thực hiện toàn bộ các thu nhập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu,

cung cấp thông tin về tình hình tài chính đầy đủ kịp thời và chính xác, đánh
giá tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó đề ra cấc biện pháp, quyết đinh
đúng đắn và phù hợp với đường lối của công ty.
Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Điện máy – xe đạp – xe
máy được trình bày ở trang bên.
10
11
KT tổng hợp
KT quỹ
TM
KT chi tiết
theo dõi KD
KT TSCĐ, quan hệ với NS
Kế toán
công nợ nội bộ
Kế toán ngân h ngà
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán công ty Điện máy – xe đạp – xe máy
* Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng tài chính kế toán chịu trách
nhiệm quản lý và chỉ đạo chung về nghiệp vụ, tham mưu cho giám đốc các
vấn đề về tài chính kế toán.
* Kế toán tổng hợp: phụ trách việc lập phiếu thu, chi theo lệnh, từ đó
căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi kèm theo các giấy tờ hợp lệ để nhập hoặc
xuất quỹ, đối với các số dư trên sổ quỹ với số tiền thực có tại quỹ. Lập báo
cáo kế toán, trợ lý cho kế toán trưởng nếu có yêu cầu và giúp đỡ các bộ phận
khác khi cần thiết.
11
Kế toán
trưởng
12
* Kế toán theo dõi kinh doanh: có nhiệm vụ theo dõi việc mua hàng và

tiêu thụ, đánh giá kết quả kinh doanh chi tiết theo các phòng ban.
* Kế toán tài sản cố định: kiêm luôn theo dõi về thuế và các khoản nộp
nhà nước.
* Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả và
thanh toán các khoản cho từng chủ nợ nhằm thực hiện tốt chế độ thanh
toán tài chính.
* Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, quản lý
theodõi các khoản tiền vay, tiền lãi gửi, đôn đốc việc thanh toán đúng kì hạn,
thường xuyên đối chiếu số dư tiền gửi với ngân hàng.
Riêng kế toán tiền lương được thực hiện ở phòng tổ chức hành chính.
Ngoài phòng kế toán tập trung, 2 chi nhánh (miền Nam & Hà Nam
Ninh) đều có bộ phận kế toán riêng thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát
sinh ở chi nhánh theo sự phân cấp của phòng kế toán trung tâm. Cuối tháng,
kế toán ở 2 chi nhánh phải lập báo cáo quyết toán gửi về công ty. Kế toán ở
đơn vị phụ thuộc này có đầy đủ các chức danh như bộ phận kế toán ở công
ty.
Công ty Điện Máy – Xe Đạp – Xe Máy áp dụng hình thức tổ chức kế
toán tập trung phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Việc áp dụng
hình thức tổ chức công tác kế toán này đảm bảo cho công tác kế toán được
tiến hành một cách đầy đủ, kịp thời, thúc đẩy hạch toán kế toán nội bộ và sự
quản lý thống nhất của toàn công ty.
2.2.2 Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn
của công ty:
Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố không thể thiếu được đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy quản lí tài sản
12
13
và nguồn vốn là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính
doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài sản và nguồn hình
thành tài sản cho ta hiểu được quy mô, kết cấu tài sản và nguồn vốn, cũng như

đặc điểm các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh
doanh.
2.2.2.1 Tình hình sử dụng tài sản:
Thông qua việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán của ba năm (2002-
2004) ở trang 40, giúp ta thấy được sự thay đổi của các khoản mục cũng
như cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Qua bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản của năm 2003 tăng so với năm 2002
là 1.023,7 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 13,65% chủ yếu là do tăng TSLĐ và
đầu tư tài chính ngắn hạn (TSLĐ năm 2003 tăng so với năm 2002 là
7.752,2trđ), và đến năm 2004 tổng tài sản tăng thêm so với năm 2003 là
14.014,1 trđ, đồng thời TSLĐ năm 2004 tiếp tục tăng lên là 13.865,7 trđ
tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,8%.
Xét chi tiết từng khoản mục ta thấy, TSLĐ tăng cao qua các năm chủ
yếu là do sự ảnh hưởng của 2 khoản mục chính của “Các khoản phải thu
khách hàng”, “Hàng tồn kho” tăng lên. Nếu như năm 2002 giá trị hàng tồn
kho là 15.972,8 trđ, thì đến năm 2003 tốc độ tăng hàng tồn kho là 62,7%,
năm 2004 hàng tồn kho đã tăng thêm so với 2003 là 406,3 trđ tương ứng với
tỷ lệ tăng 1,56%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã để tồn đọng khá nhiều
số lượng hàng hoá, có thể do hàng hoá của doanh nghiệp kém phẩm chất,
hoặc do sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó
các khoản phải thu khách hàng liên tiếp tăng cao trong 3 năm 2002 – 2004.
Năm 2002 các khoản phải thu khách hàng chỉ là 29.070,9 trđ chiếm tỷ trọng
38,82% trong tổng tài sản, năm 2003 con số này đã lên đến là 34.237,3trđ
13
14
chiếm tỷ trọng 40,19%, đến năm 2004 là 43.211, trđ chiếm 43,6%. Tốc độ
tăng nhanh cũng như việc tăng tỷ trọng các khoản phải thu là một báo động
trong công tác tổ chức thanh toán, giao dịch với khách hàng của doanh
nghiệp. Có thể thấy rằng những số liệu của hai chỉ tiêu này trong 3 năm kinh
doanh của doanh nghiệp cho thấy công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp chưa tốt, điều này ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính
của công ty.
Trong khi đó tỷ trọng tiền trong tổng tài sản có xu hướng giảm. Năm
2002 tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm 23,26% trong tổng tài sản, năm 2003 chỉ
còn 13,07%, sang đến năm 2004 tỷ trọng này có tăng tuy nhiên không đáng
kể 15%.
Tỷ trọng các tài sản lưu động khác trong ba năm 2002 – 2004 có sự
biến động nhưng nhìn chung là không nhiều.
Với đặc trưng là doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng tài sản cố định
trong tổng tài sản trong các năm là tương đối nhỏ và chúng ít bị biến động.
Tuy nhiên chỉ tiêu này ở công ty Điện máy – xe đạp – xe máy cũng tăng dần
qua qua 3 năm. Năm 2002, tỷ trọng tài sản cố định chiếm 7,6% trong tổng
tài sản, năm 2003 là 8,4%, và đến năm 2004 con số này đã là 8,6%. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng công tác đầu tư, mua sắm trang thiết bị,
nhà xưởng để phục vụ tốt hơn công tác sản xuất kinh doanh.
14
15
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Điện máy – xe đạp – xe máy (năm 2002-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2003/2002 2004/2003
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ

trọng
A. TSLĐ và ĐTNH:
1. Tiền
2. ĐTTCNH
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. TSLĐ khác
6. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ và ĐTDH:
1. TSCĐ
2. ĐTTCDH
3. Chi phí XDCBDD
4. Các khoản kí quỹ, kí
cược DH
65.890,6
17.433,7
30
29.097,9
15.972,8
3.383,1
0
98.052,6
5.705,7
2.191,9
1.154,8
0
87,94
23,26
0,04
38,82

21,31
4,51
0
12,06
7,6
2,92
1,54
0
73.642,8
11.140,5
30
34.237,3
25.993,8
2.241,0
0
11.537,7
7.122,2
2.191,9
2.223,5
0
86,45
13,07
0,04
40,19
30,52
2,63
0
13,55
8,4
2,6

2,6
0
87.508,5
14.880,6
30
43.211,3
26.400,1
2.986,3
0
11.686,2
8.549,6
2.191,9
944,5
0
88,23
15
0,03
43,6
26,6
3
0
11,77
8,6
2,2
0,95
0
7.752
-6.293
0
5.167

21
-1.141
0
2.485
1.417
0
1.069
0
111,76
63,9
100
117,66
162,7
66,2
0
127,45
11,76
100
192,5
0
13.865,7
3.740,1
0
8.974
406,3
745,3
0
148,4
1.427,3
0

-1.278,9
0
118,8
133,6
100
126,2
101,56
133,25
0
101,2
124,8
100
42,47
0
Tổng tài sản 74.943,2 100 85.180,6 100 99.194,7 100 1.123,7 113,65 14.014,1 116,45
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu:
1. Nguồn vốn quỹ
2. Nguồn kinh phí
70.333,2
70.332,6
0
0,592
4.610,6
4.610,6
0

93,848
93,847
0
0,0008
6,2
6,2
0
82.301,5
81.831,2
345,1
125,1
2.879,0
2.879,0
0
96,6
96,1
0,41
0,15
3,4
3,4
0
95.597,9
95.597,9
0
0
3.596,7
3.596,7
0
96,4
96,4

0
0
3,6
3,6
0
11.968,3
3
11.498,6
345,1
-1.731,0
-1.731,0
0
117
116,3
345,1
21131
62
62,44
0
13.296,3
13365,4
-345,1
-125,1
717,7
717,7
0
116
116,3
-345,1
-12510

124,9
124,9
0
15
16
Tổng nguồn vốn 74.943,2 100 85.180,6 100 99.194,7 100 1.123,7 113,65 14014,1 116,45
16
17
2.2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn:
Khi xem xét đến tình hình sử dụng vốn, điều mà các nhà quản trị tài
chính quan tâm hàng đầu đó là cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp . Chính
sách cơ cấu vốn có liên quan đến doanh thu mà doanh nghiệp thu được, nó
thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh từ đó quyết
định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy một cơ cấu vốn tối ưu
luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp. Cơ cấu này phụ
thuộc vào mức độ rủi ro trong kinh doanh, chính sách thuế, khả năng tài
chính của doanh nghiệp và sự bảo thủ hay phóng khoáng của nhà quản lí
doanh nghiệp.
Qua số liệu của bảng 2.1, cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tăng
nhanh qua các năm. Năm 2002, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 74943,2
triệu đồng, năm 2003 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 85180,6 triệu
đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,65% (tăng thêm 1.123,7 trđ), năm 2004
nguồn vốn của doanh nghiệp tăng so với 2003 là 14.014,1 trđ tương ứng với
tốc độ tăng 16,45%. Tổng nguồn vốn thay đổi chủ yếu là do sự biến động của
hai thành phần chính là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Hai thành phần
này quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu nợ phải trả tăng thì vốn chủ sở hữu
giảm và ngược lại, nếu nợ phải trả giảm thì vốn chủ sở hữu tăng.
Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng khá
nhỏ. Nếu như năm 2002 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 6,2% thì đến năm
2003, con số này giảm mạnh chỉ còn 3,4% tương ứng với tốc độ giảm 62%,

vào năm 2004 thì tỷ trọng nguồn vốn này có nhích lên song rất nhỏ chỉ là
3,6% tương ứng với tốc độ tăng so với năm 2003 là 24,9%. Trong khi đó nợ
phải trả của năm 2004 chiếm tới 96,4% so với tổng nguồn vốn. Tỷ trọng công
nợ tăng mạnh vào năm 2003 chiếm 96,6% trong tổng ngồn vốn, tăng so với
17
18
năm 2002 là 17% tương ứng tăng 11.968,3 trđ. Với tỷ lệ chiếm 96,6% trong
tổng nguồn vốn là nợ vay cho thấy mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ
nợ là rất cao. Trong khi đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại rất thấp, chỉ chiếm
khoảng 3,6% vào 2004 là do hoạt động kinh doanh thua lỗ từ các năm trước
tích luỹ lại, làm suy giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời ta thấy rằng trong
100% nợ phải trả thì có tới 99,58% là nợ ngắn hạn (chủ yếu là nợ ngân
hàng). Như vậy, hầu hết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn
vốn ngắn hạn mặc dù chi phí trả lãi vay thấp hơn so với dùng nguồn dài hạn
song thời gian đáo hạn ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho công ty khi trả nợ và
trả lãi vay. Trong khi đó tỷ trọng vốn vay dài hạn gần như bằng 0.
Tuy nhiên , việc sử dụng nợ ngắn hạn cao lại là một chính sách tài
chính có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp được sử dụng một lượng tài
sản lớn mà chỉ phải đầu tư một lượng vốn nhỏ, đồng thời doanh nghiệp có
thể dễ dàng chuyển rủi ro của mình cho chủ nợ.
Đánh giá chung tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty điện máy –
xe đạp – xe máy cho thấy công ty đang nằm trong tình trạng chung của các
doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Đó là thực trạng, các doanh
nghiệp hoạt động trên cơ sở vốn công – nợ là chủ yếu, hơn 90% vốn hoanh
nghiệp là vốn đi vay từ bên ngoài, tỷ lệ này so với các doanh nghiệp trong
cùng ngành là khá cao, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty
không mấy ổn định.
Hơn nữa trong điều kiện sản xuất kinh doanh như hiện nay, tỷ lệ nợ
cao sẽ khiến công ty phải chịu gánh nặng về lãi suất tiền vay (thực tế năm
2003 công ty đã phải trả hơn 2,5 tỷ đồng tiền lãi). Nếu như tổng tài sản

không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lãi đủ lớn để bù đắp chi phí và lãi tiền vay
thì doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ giảm sút.
18

×